Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TRIẾT HỌC ARIXTỐT VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.71 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC



ĐỀ TÀI TRIẾT HỌC:

TRIẾT HỌC ARIXTỐT
VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN
XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY






GVHD: TS. BÙI VĂN MƢA
HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO
NHÓM: 8 , LỚP K22 ĐÊM 1







TP. HCM, Tháng 12/2012



2



PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Arixtốt là một trong những triết gia vĩ đại của Hi Lạp. Chúng tôi không
thể tổng kết đƣợc có bao nhiêu công trình nghiên cứu về Arixtốt cũng nhƣ triết
học của ông. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng, cho tới tận ngày nay, triết học
Arixtốt vẫn có tầm ảnh hƣởng lớn đến nền tảng của văn minh phƣơng Tây nói
riêng và văn minh nhân loại nói chung.
Về đề tài: Đề tài của chúng tôi có tên: “Triết học Arixtốt và sự ảnh hƣởng
của nó đến xã hội phƣơng Tây”. Về đề tài này, chúng tôi nghĩ rằng nó có thể
triển khai thành một luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học, thậm chí còn có
thể đào sâu thành một luận án Tiến sĩ chuyên ngành Triết học. Tuy nhiên, với cấp
độ một tiểu luận môn học, chúng tôi chỉ triển khai những nét đại cƣơng nhất về
triết học Arixtốt. Theo tôi đây là một đề tài thú vị khi nghiên cứu về Triết học,
đặc biệt là Triết học phƣơng Tây.
Về mục đích nghiên cứu của đề tài: Mục đích chủ yếu của đề tài này là tìm
hiểu những tƣ tƣởng triết học của Arixtốt và ảnh hƣởng, thậm chí chi phối của
nó đến xã hội phƣơng Tây trên các phƣơng diện tƣ tƣởng, triết học.
Về nhiệm vụ của đề tài: Từ mục đích của đề tài đã nêu trên, nhiệm vụ của
ngƣời thực hiện đề tài này là làm sáng tỏ những luận điểm triết học của Arixtốt
và tầm ảnh hƣởng của chúng đối với xã hội phƣơng Tây.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi dùng các phƣơng pháp Phân tích và
tổng hợp tài liệu làm cơ bản trong đề tài nghiên cứu này.
Về nguồn tư liệu: Chúng tôi có một số tƣ liệu nghiên cứu về Arixtốt và
triết học của ông nhƣ: Câu chuyện triết học của Will Durant do Trí Hải & Bửi
Đích dịch, Đại học Vạn Hạnh xuất bản 1971; Lịch sử triết học Phương Tây của
Nguyễn Tiến Dũng, Nhà XB Tổng hợp Tp. HCM 2006; Đại cương lịch sử triết
học phương Tây của Đỗ Minh Hợp-Nguyễn Thanh & Nguyễn Anh Tuấn, Nhà
XB Tổng hợp Tp. HCM 2006; The Concep of Man (A study in comparative
philosophy), edited by S. Radhakrishnan & P. T. Raju, George Allen & Unwin
Ltd 1960, trong đó có chƣơng I viết về triết học Hy Lạp và Arixtốt: có tên “The

concept of man in Greek thought”. Chƣơng này đƣợc Thạc sĩ Võ Văn Thành dịch



3

ra tiếng Việt với tựa đề “Quan niệm về con ngƣời trong tƣ tƣởng Hy Lạp” (tài
liệu này chƣa công bố bản dịch tiếng Việt), với sự cho phép sử dụng tài liệu của
tác giả.
Ngoài ra, để làm rõ thêm vấn đề, chúng tôi tham khảo thêm một số tài liệu
Viết về Arixtốt nhƣ luận văn Thạc sĩ triết học: “Tư tưởng biện chứng trong triết
học của Arixtốt” do Khuất Thị Nga thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS.
Đỗ Quang Hƣng.



4

PHẦN II: TRIẾT HỌC ARIXTỐT VÀ SỰ ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY
1/ Giới thiệu về Nhà triết học Arixtốt:
a/ Tiểu sử của nhà triết học Arixtốt:
Arixtốt (Aristotle) sinh năm 384 trƣớc Công nguyên ở Stagira thuộc
Thrace, và học gần 20 năm, 367-347 trƣớc Công nguyên, ở Học viện của Plato.
Ông có đầu óc lớp lang sâu sắc, và chắc chắn là một học trò xuất sắc nhất của
học viện Plato. Trong suốt những năm đầu này, về cơ bản ông có thiện cảm với
tƣ tƣởng của Plato, và viết nhiều bài đối thoại hùng biện bảo vệ những lý tƣởng
duy lý và luân lý của viện hàn lâm. Những bài đối thoại này đƣợc đọc trong thế
giới cổ đại, làm cho ông đƣợc biết đến nhƣ một ngƣời thầy về văn phong tu từ
học. Khi Plato mất năm 347 trƣớc Công nguyên, ông rời Học viện Academy để

tiếp tục theo đuổi những nghiên cứu của riêng ông, và cuối cùng (khoảng năm
343) thì trở thành thầy dạy của Alexandre Đại đế. Vào năm 335 trƣớc Công
nguyên, ông trở về Athens, và thành lập trƣờng học riêng, trƣờng Lyceum, ở đó
ông giảng dạy và chỉ đạo đồng nghiệp nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau
trong giai đoạn suốt 12 năm hoạt động thành công đáng ngạc nhiên. Sau cái chết
của Alexandre Đại đế, năm 323 trƣớc Công nguyên, ông buộc phải rời Athens
bởi vì tình cảm địa phƣơng chống đối ngƣời Ma-xê-đoan, và ông mất trong năm
sau trên đảo Chalcis.
Tình hình là nhƣ vậy, chúng ta có thể tóm lƣợc hơn nữa trong cách giải
thích của chúng ta về lý thuyết con ngƣời của Arixtốt. Trong mỗi phần phân tích
của chúng tôi, chúng tôi sẽ tập trung về những phê bình và bổ khuyết khác bắt
nguồn từ Arixtốt, và chỉ trình bày ngắn gọn thay vì trình bày cái khung chung
chung. Dƣới những đầu đề nhƣ Con ngƣời và Xã hội, và Giáo dục, ở những chỗ
ấy về cơ bản Arixtốt không thêm thắt gì mới, chúng tôi sẽ gợi lại ngắn gọn cho
độc giả về học thuyết của Plato mà chúng cần thiết phải bổ sung.



5

b/ Sự nghiệp và trước tác của Arixtốt:
Trong suốt sự nghiệp sáng tác của đời mình, Arixtốt viết tất cả 28 cuốn
sách, khoảng 445.270 dòng. Các tác phẩm tiêu biểu là: Vật lý học, Về tâm hồn,
Siêu hình học, Tu từ học, Phạm trù, Chính trị, Thi ca, Về tình yêu, Về bầu trời,
Khí tƣợng học, Về giấc mơ và sự thao thức, về sự xuất hiện của động vật, Phép
phân tích thứ nhất, Phép phân tích thứ hai, Đại đạo đức học, Về sự xuất hiện và
sự hủy diệt, về những cách bác bỏ của ngƣời Sophiste… [theo Nguyễn Tiến
Dũng 2006: 127].
Chính vì vậy, các học giả và thế hệ tƣ tƣởng gia về sau đã xem ông là một
vĩ nhân trong lĩnh vực học thuật, chẳng hạn nhƣ C. Mác đánh giá Arixtốt là “nhà

tƣ tƣởng vĩ đại nhất thời cổ đại”, còn Ph.Ăngghen xem là “khối óc toàn diện
nhất” trong số triết gia cổ đại Hy Lạp [Nguyễn Tiến Dũng 2006: 127].
2/ Những nội dung cơ bản của triết học Arixtốt:
Những nội dung cơ bản của triết học Arixtốt bao gồm tất cả những quan
niệm, luận điểm của ông đã trình bày trong toàn bộ tác phẩm của ông nhƣ: triết
học về con ngƣời (nhân bản học), vật lý học, lôgic học, đạo đức học, nhận thức
luận, thẩm mỹ học, kinh tế học, học thuyết chính trị xã hội v.v…
a/ Nhận thức về con người hay nhân bản học
Đây là phần quan trọng nhất của triết học Arixtốt, do đó, chúng tôi đƣa lên
hàng đầu và đề cập đến nó nhiều hơn các phần khác. Để viết phần này, chúng tôi
lựa chọn cách phân loại của tác giả John Wild viết về “Quan niệm của con ngƣời
trong triết học Hy Lạp” trong quyển: The Concept of Man (A study in
comparative philosophy) đã đề cập ở trên từ trang 42 đến trang 107. Theo John
Wild, ông phân chia những nội dung của triết học nhân bản của Arixtốt thành 7
phần:
-Con ngƣời và tự nhiên: Mặc dầu con ngƣời có lý trí, và đó là điều khá
khác biệt với những thực thể tồn tại khác của tự nhiên, con ngƣời đối với Arixtốt,
giống nhƣ những thực thể khác, một thực thể đƣợc cấu tạo từ vật chất và tinh



6

thần, nó cũng chịu sự thay đổi, và nó đã nảy sinh nhƣ là một kết quả của một quá
trình lâu dài của diễn tiến vũ trụ. Linh hồn con ngƣời bị buộc vào thể xác của nó,
và ngay cả đối với quyền năng của lý trí cũng không thể hoạt động đƣợc nếu
không có sự trợ giúp của các cơ quan cảm quan con ngƣời. Lý trí này đƣợc
hƣớng vào sự nắm bắt các hình thái của những sự vật có cơ thể bao quanh bên
ngoài mà chúng cần một vài cái gì đó để tồn tại. Do đó chỉ với sự khó khăn và
một cách gián tiếp, linh hồn có thể hiểu đƣợc bản chất của chính nó và những

hoạt động phi vật chất.
-Con ngƣời và xã hội: Ông đồng thuận với Plato rằng không có nhóm thực
thể siêu cá thể nào (super-individual group-substance), và cho rằng tính đồng
nhất với xã hội dựa trên sự nhất trí chung với sự tôn trọng đối với một lợi ích
chung. Nhƣng con ngƣời cũng bị ràng buộc với gia đình và các nhóm nhỏ khác
qua những nhu cầu bản năng ít có ý thức hơn. Do đó, ông phê phán tƣ tƣởng
đƣợc Plato trình bày trong quyển sách thứ 5 của bộ Cộng hòa cho rằng những
nhu cầu này có thể đƣợc biến chuyển một cách lí trí đến mức khiến cho gia đình
là không cần thiết. Ông không tin là tất cả trẻ con sinh ra ở một thời điểm nhất
định thực sự đƣợc xem nhƣ là những anh em trai và chị em gái, và toàn thể cộng
đồng nhƣ một gia đình đơn nhất. Những ngƣời anh em chú bác ruột thịt, một lần
nữa ông khẳng định, thực sự là gần gũi hơn những ngƣời “anh em trai” và “chị
em gái” lý tƣởng hóa của phái Plato. Lí trí con ngƣời bị ràng buộc với một cái
thân, và sự lãng quên nhƣ vậy đối với các sự kiện vật chất vƣợt qua quyền năng
của bản chất chúng ta.
Theo ông, nhà nƣớc lý tƣởng là một nhà nƣớc mà trong đó những công
dân thực sự lƣơng thiện, và những ngƣời cai trị là những ngƣời thực sự tốt nhất.
-Cái thiêng liêng: Arixtốt tin rằng trí óc con ngƣời có thể có đƣợc một vài
thông tin đáng tin cậy về các sự vật vật chất. Nhƣng ông rất hoài nghi về khả
năng của trí óc con ngƣời để thành tựu đƣợc trí tuệ đáng tin cậy về những thực
thể tâm linh cao hơn cấp con ngƣời. Ngay cả những khả năng tâm linh cao cấp
hơn của con ngƣời, tức trí tuệ và ý chí, cũng khó nắm bắt với một độ chính xác
nào đó. Rõ ràng là ông tin vào sự tồn tại của các thực thể phi vật chất (none-



7

physical beings), hay nhƣ ông gọi chúng là những thực thể vật chất vĩnh cửu,
không bao gồm vật chất và hình thái, mà chỉ bao gồm mỗi hình thái mà thôi. Các

bài viết đến đƣợc với chúng ta chứa đựng rất ít những đề tài này, và những quan
điểm mà ông phát biểu là rất cẩn trọng và dè dặt.
-Tiến hóa và lịch sử nhân loại: Sự phân tích tinh tế của Arixtốt về sự biến
đổi, và những quan sát sinh vật học cẩn thận của ông đã dẫn ông đến một kết
luận cho rằng những hình thái cao cấp và phức tạp hơn của sự sống đƣợc xây
dựng trên nền tảng của hình thái sự sống thấp hơn, cũng nhƣ hình thức hình học
phức tạp thì dựa trên những hình thức hình học đơn giản hơn. Nhƣ vậy, ông đề
xuất rằng các loài có sự sống thấp phát sinh trƣớc, và những loài này tiến hóa
thành những hình thái của sự sống về sau cao cấp hơn
-Con ngƣời cá thể: Arixtốt cho rằng thân thể và linh hồn không phải là hai
thực thể tách biệt, mà lại là hai nguyên lý phụ thuộc lẫn nhau, mà mỗi cái chỉ tồn
tại nhờ vào cái khác. Vì vậy, thật là ngớ ngẩn nếu hỏi rằng làm thế nào linh hồn
con ngƣời có thể kết nối với một cơ thể, cũng tƣơng tự nhƣ hỏi rằng làm thế nào
hình tròn của chiếc nhẫn vàng có thể kết hợp với chất liệu vàng. Câu trả lời rằng
là chúng không phải là hai sự vật, mà đúng hơn là hai nhân tố phụ thuộc lẫn nhau
của một sự vật. Không có cơ thể con ngƣời thì cũng sẽ không có linh hồn, và
không có linh hồn thì cũng không có cơ thể con ngƣời. Mỗi thứ là riêng biệt
nhƣng không tách biệt với cái khác.
-Lý tƣởng con ngƣời và con đƣờng thành tựu chúng: Bƣớc đầu trong việc
đạt tới mục tiêu luân lý là phải mở rộng sự tác động của lý trí trong mọi giai đoạn
của cuộc sống con ngƣời, và do đó hình thành nên những xu hƣớng ổn định đối
với hành vi có trách nhiệm trong cái cụ thể. Nhƣng đây chỉ là một giai đoạn đầu
tiên. Những xu hƣớng vững chắc này vẫn chƣa đủ. Chúng phải đƣợc tăng cƣờng
thực sự trong cái cụ thể. Hạnh phúc con ngƣời là hoạt động (energia) tƣơng ứng
với đức hạnh đối với toàn bộ quãng thời gian của một đời sống con ngƣời. Mục
đích của việc rèn luyện đạo đức là có đƣợc những thói quen duy lý hay những
đức hạnh, mà chúng đƣợc chia thành hai nhóm chính, trí tuệ và đạo đức. Những
đức hạnh trí tuệ có thể giúp cho chúng ta hiểu đƣợc sự vật nhƣ chúng tồn tại.




8

-Con ngƣời và giáo dục: Đối với con ngƣời, giáo dục là cần thiết và là
điều quan trọng để trở thành một công dân tốt. Giáo dục theo Arixtốt gồm cả rèn
luyện về thể chất và giáo dục tinh thần.
Đối với chính khách, chính trị gia, ngƣời có tầm ảnh hƣởng lớn thì giáo
dục cá nhân của ông ta là rất quan trọng. Ông ta có thể trở thành một ngƣời lãnh
đạo lí tƣởng hay trở thành một kẻ bạo chúa là tùy thuộc vào giáo dục.
Sau việc huấn luyện đạo đức căn bản này bắt đầu, và sau khi đứa trẻ đã
học những công cụ cơ bản của hoạt động lý thuyết nhƣ là đọc và viết, việc huấn
luyện trí tuệ của đứa trẻ nên bắt đầu. Những đứa trẻ phải đƣợc học tất cả các môn
khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học vì môn khoa học này giúp nó khám khá tự
nhiên.
b/ Siêu hình học là nhận thức luận của Arixtốt về sự tồn tại (về vật
chất và ý thức).
Trong mối liên hệ giữa vật chất và ý thức, Arixtốt thừa nhận hình thức là
bản chất của vật chất là tính thứ nhất so với vật chất. Ông viết: “Hình thức đứng
trƣớc vật chất và là cái quan trọng hơn nhiều so với vật chất” [Nguyễn Tiến
Dũng 2006: 130]. Nhƣ vậy, Arixtốt thừa nhận các sự vật hiện tƣợng của thế giới
này đƣợc hình thành từ hai khởi nguyên. Khởi nguyên vật chất và khởi nguyên
hình thức. Nghĩa là ông đứng trên lập trƣờng nhị nguyên để giải quyết vấn đề tồn
tại, do đó ông là một nhà nhị nguyên luận. Khi Arixtốt thừa nhận vật chất là cái
có trƣớc tồn tại vĩnh viễn, thì ông là nhà duy vật. Khi ông xem vật chất là cái thụ
động, chờ đợi sự tác động của ý thức thì Arixtốt là nhà siêu hình học. Nhƣng xét
đến cùng thì Arixtốt là một triết gia duy tâm khi ông cho rằng có sự tồn tại của
Thƣợng Đế: “Thƣợng đế là một thực thể sống vinh hằng, tốt nhất, do vậy sự sống
và sự tồn tại, cái liên tục và cái vĩnh cửu là sở hữu của Thƣợng Đế” [Nguyễn
Tiến Dũng 2006: 133]. Điều này ảnh hƣởng rất lớn tới học thuyết của Thiên
Chúa giáo về sau này. Do đó chúng ta có thể nói học thuyết Arixtốt chi phối

Châu Âu trong thời gian dài, cho tới tận ngày nay.



9

c/ Logic học:
Arixtốt đƣợc xem là ông tổ của lôgic học – khoa học về tƣ duy và các quy
luật của nó. Ông là ngƣời đầu tiên đã trình bày hoàn chỉnh và có hệ thống những
quy luật cơ bản của tuy duy đúng đắn.
Những quy luật cơ bản của tuy duy lôgic bao gồm: quy luật đồng nhất (A
= A), quy luật cấm mâu thuẫn (A # > A) và quy luật loại trừ cái thứ ba (hoặc A,
hoặc > A). Từ đây, Arix tốt đã xây dựng nên tam đoạn luận nổi tiếng của mình
( nếu A thuộc B, B thuộc C, thì A thuộc C)
Ví dụ: Tất cả mọi ngƣời đều phải chết
Xôc rát là ngƣời
__________________________
Xôcrát cũng phải chết
Ngoài ra Arixtốt còn xây dựng lý thuyết chứng minh, đồng thời phân tích
các lỗi lôgic mà mọi ngƣời hay mắc phải. Và khẳng định rằng mọi lỗi lôgic là do
mọi ngƣời vận dụng sai tam đoạn luận và các quy luật lôgic.
Lôgic học của Arixtốt không chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp nhƣ vậy mà
còn bao hàm cả học thuyết của ông về các phạm trù, thể hiện nhƣ là phƣơng pháp
luận xuyên suốt mọi lĩnh vực thế giới quan của ông. Bản thân thƣợng đế, dƣới
con mắt của Arixtốt là một nhà lôgic lý tƣởng. Arix tốt đã xây dựng nên hệ thống
các phạm trù nhƣ những hình thức của tƣ tƣởng: 1) bản chất; 2) số lƣợng; 3) chất
lƣợng; 4) quan hệ; 5) vị trí; 6) thời gian; 7) tình trạng; 8) chiếm hữu; 9) hành
động; 10) chịu đựng.
d/ Vật lý học:
Vật lý học đƣợc coi là “triết học thứ hai” (hay khoa học về giới tự nhiên)

đƣợc xây dựng trên nền tảng của “triết học thứ nhất”. Mọi sự vật trong thế giới
chúng ta, theo Arixtốt đều vận động và phát triển khôn ngừng. Vì thế, nghiên cứu
vận động là điều kiện cần thiết để hiểu giới tự nhiên. Chính “Sự thiếu hiểu biết
về vận dụng tất yếu sẽ kéo theo sự không hiểu biết về giới tự nhiên”. Coi vận



10

động là mọi sự biến đổi chung, Arixtốt nhấn mạng rằng “không thể có vận động
bên ngoài sự vật”.
Coi giới tự nhiên là sự thống nhất giữa hình dạng và vật chất, nhƣng do sự
chƣa triệt để duy vật trong quan niệm về vật chất và hình hạng nên Arixtốt thừa
nhận tồn tại “hình dạng của hình dạng” nhƣ là động cơ đầu tiên. Nó tồn tại bên
ngoài thế giới và đóng vai trò nhƣ cái hích đầu tiên làm cho mọi vật vận động.
Từ những quan niệm vật lý trên, Arixtốt xây dựng vũ trụ luận của mình.
Ông là ngƣời khởi xƣớng ra thuyết địa tâm coi trái đất là hình cầu, là trung tâm
của vũ trụ.
Theo Arixtốt, vũ trụ là hữu hạn và khép kín về không gian và vĩnh viễn về
thời gian.
e/ Học thuyết chính trị-xã hội:
Theo Arixtốt, con ngƣơi là một sinh vật xã hội. Bản tính của nó là sống
cộng đồng. Hình thức tổ chức cuộc sống cộng đồng đó trong một thể chế nhất
định đƣợc gọi là nhà nƣớc. Nhà nƣớc đem lại sinh khí cho mỗi gia đình, mỗi
quần cƣ và từng con ngƣời trong xã hội. Arixtốt coi hình thức tổ chức gia đình
kiểu chiếm hữu nô lệ là hình thức sống cộng đồng tự nhiên và vĩnh viễn. Nhà
nƣớc ra đời trên cơ sở gia đình. Thể chế chính trị là trật tự làm cơ sở để phân bố
chính quyền nhà nƣớc. Thể chế chính trị điều hành và quản lý xã hội về ba
phƣơng diện: lập pháp, hành chính và phân xử.
Arixtốt ủng hộ nhà nƣớc quân chủ, coi đó nhƣ là hình thức tổ chức nhà

nƣớc thần thánh và ƣu việt nhất. Ông phê phán mạnh mẽ chế độ bạo chúa, cho
rằng nó không phù hợp với bản chất của con ngƣời. Theo ông: “Mục đích của
nhà nƣớc là cuộc sống phúc lợi bản thân nhà nƣớc là sự giao thiệp của các gia
tộc và dân cƣ nhằm đạt đƣợc sự tồn tại một cách hoàn thiện và tự lập”.
f. Đạo đức học
Đạo đức học: Đạo đức là cái vốn có của con ngƣời, trong đó quan trọng
nhất là phẩm hạnh. Phẩm hạnh của con ngƣời đƣợc biểu hiện trong quan niệm và



11

thái độ đối với hạnh phúc cũng nhƣ trong hành động trong điều kiện không có sự
giám sát của ngƣời khác. Arixtốt xây dựng học thuyết về đạo đức của mình dựa
vào tâm lý học. Theo ông thì linh hồn con ngƣời đƣợc chia làm ba phần: lý tính
thuần túy, lý tính thực tiễn, phần khoái lạc ham muốn. Đức hạnh theo Arixtốt là
đức hạnh của hành vi đạo đức. Nó không phải đƣợc tự nhiên ban cho con ngƣời
một cách tự động, tự nhiên chỉ cho con ngƣời khả năng có đức hạnh. Sự thông
thái và trí tuệ của con ngƣời có thể có đƣợc là do học tập, còn đạo đức có đƣợc là
do giáo dục. Nhƣ vậy khác với Xôcrát quan niệm đạo đức là do bẩm sinh mà có;
Arixtốt cho rằng đức hạnh của con ngƣời là kết quả của sự giáo dục. Ngoài ra
Arixtốt còn xem xét đạo đức không chỉ ở hành vi con ngƣời mà căn cứ cả vào
quyền của nó nữa. Con ngƣời chỉ có thể đƣợc coi là có đầy đủ đức hạnh nếu anh
ta cố gắng vƣơng tới sự thông thái – có nghĩa là trở thành nhà triết học. Và theo
Arixtốt thì đức hạnh là khoảng giữa thông thái của hai thái cực.
g/ Thẩm mỹ học và những tư tưởng kinh tế học của Arixtốt
- Thẩm mỹ học: Nghệ thuật đƣợc coi là toàn bộ hoạt động vật chất của
con ngƣời và sản phẩm của nó. “Nghệ thuật nói, Arixtốt nhấn mạnh – trong một
số trƣờng hợp hoàn thành những cái mà giới tự nhiên không thể làm đƣợc, trong
một số trƣờng hợp khác, mô phỏng”. Ông đặc biệt nhấn mạnh chức năng mô

phỏng theo giới tự nhiên của nghệ thuật.
Trong số các dạng nghệ thuật Arixtốt đặc biệt đề cao thơ ca, coi đó là
ngôn ngữ nói chung. Nó bao hàm cả sử thi hài kịch, bi kịch mỗi dạng nghệ thuật
có một dạng và tính chất mô phỏng khác nhau.






12

3/ Ảnh hưởng của triết học Arixtốt đến xã hội phương Tây trên phương
diện triết học, tư tưởng.
Sau khi nhà triết học Arixtốt qua đời, nền tảng triết học của ông đƣợc
giảng dạy tại trƣờng Lyceum do các môn đệ thuộc nhiều thế hệ sau. Một trong
các nhà triết học này là Critolaus đã qua kinh thành Rome vào năm 155 trƣớc
Tây Lịch nhờ đó ngƣời La Mã đƣợc biết tới nền triết học Hy Lạp. Vào năm 50
trƣớc TL, Andronicus ngƣời đảo Rhodes, đã ấn hành các tác phẩm của Arixtốt
nhờ đó nhiều học giả đã học tập và phân tích nền Triết Học kể trên, đặc biệt tại
xứ Alexandria.
Sau khi Đế Quốc La Mã suy tàn, kiến thức về nền Triết Học của Arixtốt bị
hầu nhƣ quên lãng, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 500 sau TL tới thế kỷ
thứ 9. Sang thế kỷ 9 này, các học giả ngƣời Ả Rập đã dịch các tác phẩm của
Arixtốt sang ngôn ngữ của họ và đƣa chúng vào thế giới Hồi giáo. Nhà triết học
ngƣời Tây Ban Nha gốc Ả Rập tên là Averroes thuộc thế kỷ 12 là học giả danh
tiếng nhất, đã nghiên cứu và nhận xét về Arixtốt. Khi một số bộ phận của những
bài bình giảng đầy đủ của ông (Averroes), cuối cùng đƣợc dịch và nghiên cứu
bởi những tiến sĩ của Khoa Nhân văn học ở Paris, họ đã khai mào một phong trào
rất sống động là Chủ nghĩa Averroism Latin. Các tƣ tƣởng gia của trƣờng phái

này tuyên bố tƣ tƣởng của họ dựa trên nền tảng các văn bản gốc của Arixtốt, vì
họ đặc biệt tôn trọng những văn bản này. Dựa vào quyền uy của Arixtốt, họ bảo
vệ một nền triết học mà họ cho là có tính khoa học, thực nghiệm và duy lý. Có
đƣợc một kiến thức nhƣ vậy là đạt đƣợc mục đích tự nhiên của con ngƣời.
Qua thế kỷ 13, các tác phẩm của Arixtốt lại đƣợc quan tâm do các học giả
Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, và Thánh Thomas Aquinas (Tô-mát-
đa-canh), một trong các nhà triết học gây ảnh hƣởng lớn mạnh nhất, đã dùng nền
Triết Học của Arixtốt làm căn bản cho các tƣ tƣởng Thiên Chúa giáo thời đó.
Dante Alighieri, nhà thơ bậc nhất của thời Trung Cổ, đã gọi Arixtốt là “Bậc Thầy
của những ngƣời hiểu biết”.
Thế giới bị chi phối bởi những quy luật tất yếu và xác định, và cá nhân
con ngƣời chỉ là một phức hợp lý-hóa mà không có thuộc tính hay quyền năng



13

nào cả. Có một trí tuệ tách rời, năng động mà nó là chung cho toàn bộ loài ngƣời.
Cái gọi là “ý chí” thì không có tự do, và sự bất tử cá nhân thì không thể có đƣợc.
Sự giải thích một chiều này về Arixtốt, tất nhiên, là không thể hòa hợp đƣợc với
Tín ngƣỡng Cơ Đốc giáo, cũng nhƣ với bất kỳ một tôn giáo nào khác, nhƣng nó
vẫn có tiến bộ lớn. Đối với một số bộ óc tỉnh táo, nó có xu hƣớng đánh mất uy tín
việc sử dụng những phân tích thực tiễn có nguyên tắc, và thậm chí chính bản thân
triết học. Thực ra, nếu nhƣ nó không dẫn tới một phƣơng pháp tiếp cận mới đối
với các văn bản gốc, tính ƣu việt của triết học tƣ biện của trƣờng phái Plato cách
tân là không ai có thể bài bác đƣợc, và tinh thần thử nghiệm và phƣơng pháp
thực tiễn có quy tắc của bản thân Arixtốt từ lâu đã bị loại bỏ khỏi tƣ tƣởng
phƣơng Tây.
Các tiếp cận mới này đƣợc khai mào bởi Abert Vĩ đại ở Cologne và Paris,
nơi mà thậm chí không có những văn bản chính xác trong tay, nhƣng ông đã bắt

đầu thấm nhập một cách chính xác hơn và sâu sắc hơn vào nghĩa đích thực của
chúng. Nó đƣợc hoàn thiện về sau nhờ Thomas Aquinas và ngƣời bạn của ông,
William of Moerbeke, ngƣời đã viết một bản dịch mới và chính xác hơn nhiều từ
bản Hy Lạp gốc. Trên nền tảng này, Aquinas có thể đƣa ra một bản dịch ít sai
lầm và phiến diện hơn mà ông đã trình bày trong những bài bình giảng thấu triệt
và chói lọi của ông.
Ông là một bộ óc độc đáo hàng đầu, ngƣời có thể nắm bắt đƣợc những
hàm ý tiềm ẩn nào đó về cách tiếp cận của Arixtốt và triển khai chúng theo nhiều
cách mới. Trong những công trình chính của mình, ông cho thấy rằng, khi giải
thích theo cách này, không có sự xung đột mà trái lại là một sự hòa hài sâu sắc
giữa hữu ích khuôn phép và thực nghiệm của lý trí với sự trợ giúp của cảm quan,
và Tín ngƣỡng Cơ Đốc giáo. Từ thời ông, phƣơng pháp tƣ duy này của Arixtốt
cũng đƣợc sử dụng nhƣ những nhận thức tổng hợp và nhận thức đạo đức của
Plato, đã đƣợc duy trì rất sống động ở phƣơng Tây, và đƣợc phát triển theo nhiều
hƣớng mới.
Lý thuyết về ngành Động vật học của Arixtốt đã không thay đổi và đƣợc
giảng dạy tại tất cả các trƣờng học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học



14

ngƣời Anh Charles Darwin đề cập tới thuyết tiến hóa vào thế kỷ 19. Học thuyết
của Arixtốt cũng giữ một vai trò quan trọng trong bộ môn Thần Học và trƣớc thế
kỷ 20, môn Luận Lý (Logic) đƣợc coi là của Arixtốt.



15


PHẦN III: KẾT LUẬN
Arixtốt là nhà bách khoa toàn thƣ, nhà triết học vĩ đại nhất thời Hy Lạp –
La Mã. Hêghen đã nhận xét về những tác phẩm của ông: “Bao chứa toàn bộ các
quan niệm của con ngƣời, trí tuệ của Arixtốt đề cập đến mọi mặt và mọi lĩnh vực
của thế giới hiện thực”. Mặc dù các quan niệm của ông không nhất quán, dao
động giữa lập trƣờng duy vật và duy tâm, nhƣng ông đã là ngƣời đặt nền móng
cho triết học châu Âu và thế giới, đồng thời còn là ngƣời mở ra hƣớng nghiên
cứu cho một loạt các khoa học xã hội và nhân văn chuyên ngành nhƣ: chinh trị
học, kinh tế học, đạo đức học, thẩm mỹ học, tâm lý học và đặc biệt là khoa
lôgic học hình thức cho đến ngày nay và sau này vẫn còn nguyên giá trị.
Đánh giá về toàn bộ sự nghiệp của Arixtốt, C. Mác viết: “Tƣ tƣởng thâm
thúy của Arixtốt vạch ra những vấn đề trừu tƣợng, tế nhị nhất một cách đáng
ngạc nhiên. Ông giống nhƣ ngƣời đi tìm kho tàng. Dù kho tàng tài liệu chôn vùi
bất cứ ở đâu… thì cái gậy hóa phép của Arixtốt cũng nhất định chỉ đúng nó” [dẫn
lại Nguyễn Tiến Dũng 2006: 145].
Triết lý theo trƣờng phái Arixtốt đã trở thành nền tảng cho triết học Duy
Thực tại Tây phƣơng. Về phƣơng diện triết lý chính trị, Chính trị luận trở thành
kinh điển cho khoa chính trị học tại Tây phƣơng đến ngày nay.



16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh & Nguyễn Anh Tuấn 2006: Đại
cương lịch sử triết học phương Tây, NXB Tổng hợp Tp. HCM,.
2) Khuất Thị Nga 2011: Tư tưởng biện chứng trong triết học của
Arixtốt, luận văn thạc sĩ do PGS.TS. Đô Quang Hƣng hƣớng dẫn.
3) Nguyễn Tiến Dũng 2006: Lịch sử triết học Phương Tây, NXB
Tổng hợp Tp. HCM, 545 trang.

4) Radhakrishnan & P. T. Raju edited 1960: The Concep of Man (A
study in comparative philosophy), edited by S., George Allen &
Unwin Ltd. (Bản tiếng Việt của Thạc sĩ Võ Văn Thành).
5) Trịnh Đình Thanh: Triết học phương Tây (tập bài giảng 37 trang),
bản điện tử.
6) Will Durant 1971: Câu chuyện triết học (Trí Hải & Bửu Đích dịch),
Nha tu thƣ & Sƣu khảo Viện Đại học Vạn Hạnh), 609 trang.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số trang web có bài viết về triết
học Arixtốt.



17

MỤC LỤC
PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 2
PHẦN II: TRIẾT HỌC ARIXTỐT VÀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ
HỘI PHƢƠNG TÂY 4
1/ Giới thiệu về Nhà triết học Arixtốt: 4
a/ Tiểu sử của nhà triết học Arixtốt: 4
b/ Sự nghiệp và trƣớc tác của Arixtốt: 5
2/ Những nội dung cơ bản của triết học Arixtốt: 5
a/ Nhận thức về con ngƣời hay nhân bản học 5
b/ Siêu hình học là nhận thức luận của Arixtốt về sự tồn tại (về vật chất và ý
thức). 8
c/ Logic học: 9
d/ Vật lý học: 9
e/ Học thuyết chính trị-xã hội: 10
f. Đạo đức học 10
g/ Thẩm mỹ học và những tƣ tƣởng kinh tế học của Arixtốt 11

3/ Ảnh hƣởng của triết học Arixtốt đến xã hội phƣơng Tây trên phƣơng diện
triết học, tƣ tƣởng. 12
PHẦN III: KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
MỤC LỤC 17


×