Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận triết học Mối quan hệ giữa triết học và khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.04 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Học viên thực hiện: Trần Duy Hiến
 MSSV : 7701220359
 STT : 32
 Nhóm : 9
 Lớp : Đêm 1
 Khóa : K23
TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014
Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

-

-

-

-

-
Tp. HCM, tháng 12 năm 2012
Giảng Viên
MỤC LỤC
Trần Duy Hiến_7701220359 2
Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
Lời mở đầu
Trần Duy Hiến_7701220359 3
Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học và khoa học tự nhiên xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển
trên cơ sở những điều kiện kinh tế - xã hội và chịu sự chi phối của những quy
luật nhất định. Đồng thời giữa chúng có môi quan hệ chặt chẽ với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau cùng phát triển. Lịch sử quá trình hình thành và phát

triển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học tự nhiên đã cho thấy hai
lĩnh vựa tri thức này luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, đồng thời
còn chứng minh rằng triết học tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở
khoa học vững chắc để khái quát lên những nguyên lý, quy luật chung nhất
của mình, còn khoa học tự nhiên lại tìm thấy trong triết học duy vật biện
chứng thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, sắc bén để đi sâu nghiên
cứu thế giới tự nhiên.
Thông qua những kiến thức đã được giảng dạy trên lớp và những kiến
thức tìm kiếm được trong sách vở cũng như những bài nghiên cứu trên
mạng, em xin trình bày lại chi tiết hơn về mối liên hệ chặt chẽ này trong bài
tiểu luận “mối quan hệ giữa triết học và khoa hoc”.
Do mối liên hệ này không ngừng tiến triển và thay đổi qua các mốc lịch
sử khác nhau, có lúc cùng nhau phát triển những cũng có lúc triết học lại kìm
hãm cản trở sự phát triển của khoa học. Nhóm đã thống nhất lấy bố cục trình
bày theo lịch sử phát triển của triết học và khoa học đi từ thời cổ đại, trung
đại, phục hưng-cận đại và hiện đại. Việc chọn bố cục trình bày như vậy không
những giúp nhóm hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa triết học và khoa học mà
còn có thêm nhiều kiến thức về lịch sử hình thành của triết học cũng như
khoa học.
Trần Duy Hiến_7701220359 4
Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
I. TRIẾT HỌC
1. Định nghĩa triết học (*)
Triết học là một hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản
thân con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Triết học là
một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, là thái độ chung của con người (giai cấp,
tầng lớp) đối với hiện thực, là học thuyết tổng quát về thế giới trong tính chỉnh
thể của nó (tự nhiên, xã hội và tư duy).
• Là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt: triết học phải phản ánh tồn tại
xã hội (hiện thực, cuộc sống, thời đại) bằng một hệ thống phạm trù

(trừu tượng, khái quát), mang tính đảng.
• Là thái độ chung của con người: triết học vạch ra cho các giai cấp, tầng
lớp mà nó đại diện về tương tưởng, thấu hiểu đượng lợi ích, vai trò, sứ
mạng lịch sừ của mình để trở thành chính mình và hành động vì mình
trong xã hội vô cùng phức tạp.
• Là học thuyết tổng quát về thế giới chỉnh thể: triết học phải dựa trên lý
trí (tư duy lý luận trừu tượng, khái quát, hệ thống) để đào sâu và mở
rộng lý trí nhằm mang lại những tri thức đặc biệt, khác với tri thức do
các ngành khoa học, do các hình thái ý thức xã hội khác mang lại ở tính
phổ quát, tất yếu của nó, ở tính phản ánh thế giới trong tính chỉnh thể
thống nhất của nó.
Triết học là một hệ thống tư tưởng kết hợp trong mình những giá trị chung với
những tri thức tổng quát, do các nhà tư tưởng của các giai cấp, tầng lớp trong
xã hội xây dựng nên, để giải quyết những vấn đề trọng đại do lịch sử nhân
loại đặt ra dựa trên lợi ích của giai cấp, tầng lớp mình. Do vậy mà các hệ
thống triết học từ cổ đại đến nay đều mang tính đảng.
(*) Trích trang 9 + 10 giáo trình triết học phần 1 – đại cương về lịch sử triết học, xuất bản 2011
Trần Duy Hiến_7701220359 5
Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
2. Phân loại triết học
Có nhiều cách phân loại về triết học, nhưng tiêu biểu nhất ta có thể phân theo
hai cách sau:
a/ Nếu phân theo lịch sử phát triển của triết học ta có:
 Theo vị trí địa lý, lịch sử triết học bao gồm:
- Triết học phương đông
- Triệt học phương tây
 Theo tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, lịch sử triệt học bao gồm:
- Triết học thời cổ đại
- Triết học thời trung đại
- Triết học thời phục hưng và cận đại

- Triết học thời hiện đại
b/ Nếu phân theo các vấn đề cơ bản của triết học ta có:
- Vật chất: những nhà triết học cho rằng vật chất là cái có trước và
là cái quyết định là những nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật
- Ý thức: những nhà triết học cho rằng ý thức là cái có trước và là
cái quyết định là những nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm
Trần Duy Hiến_7701220359 6
Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
II. KHOA HỌC
1. Định nghĩa khoa học (*)
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới,
học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới
này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ không còn phù hợp. Thí dụ:
Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan
niệm thực vật có cảm nhận.
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và
sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ
thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ
sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri
thức khoa học.
- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống
hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con
người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về
cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người
trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và
phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật
sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối
quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ
phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là
cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.

- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống
nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng
phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa
học dựa trên kết quả quan sát thu thập được qua những thí nghiệm và qua
các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức
(*)Trích Website chia sẻ kiến thức & hỗ trợ học tập - Trường ĐH Công Nghệ Thông tin
Trần Duy Hiến_7701220359 7
Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học
(discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…
2. Phân loại khoa học
a/ Nếu phân theo các lịnh vực thì khoa học được phân làm hai nhóm chính
- Khoa học tự nhiên: nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên bao gồm
cả đời sống sinh học
- Khoa học xã hội: nghiên cứu hành vi của con người và xã hội
b/ Nếu phân theo bản chất thì khoa học được phân làm ba nhóm
- Khoa học thực nghiêm: trong đó kiến thức phải được dựa trên
những hiện tượng quan sát được và có khả năng được thử
nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó bởi các nhà nghiên
cứu khác nhau làm việc trong cùng điều kiện
- Khoa học ứng dụng: là khoa học chính xác sử dụng các kiến thức
thuộc một hay nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội để giải quyết những vấn đề thực tế. Nó có liên hệ mật thiết
hoặc đồng nhất với kỹ nghệ. Khoa học ứng dụng có thể sử dụng
để phát triển công nghệ.
- Khoa học thuần túy: là các môn học bao gồm các phương diện
triết lý, tôn giáo, khoa học, tín ngưỡng, xã hội học, nhân chủng
học, chính trị học, luận lý học, đạo đức học, tâm lý học, phân tâm
học, thần kinh bệnh học, ngôn ngữ học, tôn giáo học huyền bí học.
Các ngành khoa học thuần túy rất cần thiết trong việc hình thành

các giả thuyết, lý thuyết và định luật.
-
Trần Duy Hiến_7701220359 8
Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC
1. Thời cổ đại
Vào thời đổ đại, khoa học tự nhiên mới bắt đầu hình thành, triết học tự nhiên
lúc này là một hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại. Triết học
đã trình bày được một bức tranh tổng quát về thế giới, đã có nhiều tư tưởng
và dự báo thiên tài định hướng cho khoa học phát triển.
Vào thời điểm này nhận thức của con người đã có sự tác động qua lại giữa
các tư tưởng triết học và việc nhận thức các đổi tượng cụ thể, tức là giữa cái
chung và cái riêng.
- Tại Hy Lạp: những nhà triết học đồng thời là những nhà khoa học tự
nhiên, họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết
luận khoa học.
- Tại Ấn Độ: Những nhà triết học đã biết lý giải nguyền gốc của thế giới
bằng khoa học, họ cho rằng nguyên tử là bản nguyên duy nhất tạo nên
vạn vật trong thế giới. Đồng thời cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ
như: chữ viết, sử thi, nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc.
- Tại Trung Hoa: Sự phát triển mạnh mẽ các tư tưởng triết học giai đoạn
này là cơ sở để dân tộc Trung Hoa sang tạo nên một nền văn hóa huy
hoàng với nhựng thành tựu: chữ viết, giấy, kỹ thuật in, la bàn và thuốc
súng
Từ những dẫn chứng được trình bày ở trên thì mối quan hệ đầu tiên giữa triết
học và khoa học là:
Giống nhau: Cả khoa học và triết học đều phải nhận thức cái phổ biến, cái
bản chất.
Khác nhau: triết học nhận thức cái chung ở mức trừu tượng và khai quát cao
nhất, đưa đến những quan điểm có ý nghĩa tiên đề, còn khoa học nhận thức

cái riêng, cái riêng này cũng trừu tượng và khái quát nhưng ở mức thấp hơn.
Trần Duy Hiến_7701220359 9
Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
2. Thời trung cổ
Từ khoảng thế kỷ thứ V đến thế kỷ XV, sự phát triển của những tư tưởng triết
học thời Trung cổ bị chi phối rất mạnh bởi tư tưởng tôn giáo và thần học.
Theo Ăng-ghen, trong thời kỳ Trung cổ, triết học chỉ là "đầy tớ", "con sen" cho
thần học. Bởi vì, nhiệm vụ của triết học là giải thích đúng đắn và chứng minh
về mặt hình thức cho những tín điều tôn giáo do những người đứng đầu thiết
lập ra. Sự phát triển của khoa học tự nhiên đã bị cản trở rất mạnh bởi triết học
Sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của tư tưởng triết học kinh viện, chủ nghĩa
kinh viện với tư cách là một trường phái triết học - một thứ triết học "nhà
trường", "sách vở". Nghĩa là, một thứ triết học đặt ra và giải quyết các vấn đề
xa rời thực tế cuộc sống
- Tại các nước Tây Âu: tiếng nói "trí tuệ và lương tri nhân loại" bị áp đảo
bởi sự tuyên truyền của giáo hội về đức tin nơi Thiên chúa. Đây cũng là
thời kỳ các nhà thần học được phép tuyên bố rằng mọi tri thức của nhân
loại đều có thể rút ra từ Kinh thánh (Cựu ước và Tân ước); rằng tất cả
những gì trái với kinh thánh đều đáng nguyền rủa và xử tội
- Tại Ấn Độ và Trung Quốc: Phật giáo bao trùm và chi phối toàn bộ đời
sống xã hội, các hệ thống triết học được hình thành trên cơ sở tín
ngưỡng tôn giáo, tập trung nhiều vào vấn đề nhân sinh quan và con
người. Khoa học tự nhiên cũng có sự phát triển nhưng rất hạn chế do bị
kìm hãm bởi những tư tưởng thần học
Tuy nhiên trong sự thống trị khắc nghiệt của tôn giáo và thần học, thời kỳ này
cũng xuất hiện cuộc đấu tranh của các xu hướng duy vật trong triết học và
trong các phong trào "tà giáo" chống chủ nghĩa ngu dân của nhà thờ. Các trào
lưu tự nhiên bằng thực nghiệm xuất hiện, sự giải phóng khoa học tự nhiên
thoát khỏi ách thống trị của thần học bắt đầu.
Trần Duy Hiến_7701220359 10

Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
3. Thời phục hưng – cận đại
Vào thời phục hưng, chủ nghĩa duy vật đã phát triển gắn liền với khoa học tự
nhiên, đã bắt đầu góp phần tích cực vào sự phát triển của khoa học tự nhiên,
chống lại sự thống trị của giáo hội. Khoa học và triết học vào thời gian này có
mối liên hệ rất chặt chẽ, triết học được xem như là “khoa học của các khoa
học”. Những giá trị văn hóa thời cổ đại đã được khôi phục và phát triển, nhiều
sáng chế khoa học kỹ thuật có giá trị đã ra đời, nhiều kỹ thuật trong giao
thông và sản xuất đã được cải tiến góp phần làm biến đổi đời sống xã hội lúc
bấy giờ.
Bước sang thời cận đại, sự biến đổi điều kiện kinh tế - xã hội đã góp phần
đẩy mạnh sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên. Toán học, cơ học,
địa lý, thiên văn …. Đã đạt được những thành tựu đáng kể và bắt đầu tách ra
khỏi triết học tự nhiên. Triết học đã thay đổi đối tượng và phạm vi nghiên cứu
của mình, cùng với sự xuất hiện của triết học mới, khoa học tự nhiên thật sự
ra đời. Các ngành khoa học tự nhiên, có đối tượng và phương pháp nghiên
cứu riêng, từng bước ra đời và tồn tại độc lập nhau, lúc này cơ học là phát
ngành khoa học triển nhất và thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu tự
nhiên phổ biến nhất trong triết học. Vì vậy, quan điểm cơ học và phương pháp
nghiên cứu thực nghiệm đã ngấm vào hầu hết các hoạt động thực tiễn và tư
tưởng của con người lành mạnh lúc bấy giờ.
Vào cuối thời cận đại (cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX), do sự phát triển
mạnh mẽ này của khoa học đã làm cho quan điểm triết học là “khoa học của
các khoa học” và phương pháp tư duy siêu hình không còn phù hợp nữa. Từ
đó chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời.
Nhận xét: vào thời phục hưng – cận đại, khoa học tự nhiên đã phát triển
mạnh mẽ khéo theo sự phát triển của xã hội, chính trị. Từ đó, các quan điểm
triết học cũng biến đổi cho phù hợp với những điều kiện mới:
 Đây là thời kì thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy
tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần luận.

Trần Duy Hiến_7701220359 11
Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
 Chủ nghĩa duy vật thời kì này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật
siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong
lĩnh vực tư duy triết học và khoa học.
 Đây là thời kì xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực
xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong
việc giải thích xã hội và lịch sử.
4. Thời hiện đại
Sau khi ra đời, chủ nghĩa duy vật biện chứng phát triển luôn gắn liền với các
thành tựu của khoa học hiện đại, là sự khái quát các thành tựu khoa học
mang lại. Nhưng đồng thời nó lại đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của
khoa học hiện đại. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là thế giới quan và phương
pháp luận thật sự khoa học cho các khoa học cụ thể đánh giá đúng các thành
tựu đã đạt được, cũng như xác định đúng phương hướng và phương pháp
trong nghiên cứu. Triết học đã thúc đẩy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của
khoa học.
Khoa học càng ngày càng phát triển, những thành tựu khoa học kỹ thuật
nhanh chóng được áp dụng vào sản xuất và đời sống đã trở thành nhân tố
quan trọng làm tăng năng suất lao động xã hội, giúp khắc phục nghèo đói,
bệnh tật, nâng cao mức sống cho con người, giúp con người chế ngự tự
nhiên. Trong gian đoạn hiện nay, sau khi khoa học công nghệ đang đạt đượt
nhiều thành tựu to lớn làm thay đổi sâu sắc nhiều mặt của đời sống xã hội thì
nắm vững thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng ngày càng
quan trọng. Tuy nhiên chủ nghĩa duy vật biện chứng lại không thể thay thế
được các khoa học khác. Theo yêu cầu phát triển của mình, đòi hỏi phải có
sự liên minh chặt chẽ giữa triết học với các khoa học khác bởi vì sự phân
ngành khoa học không bao giờ chấm dứt mà ngày càng mạnh mẽ hơn, không
bao giờ khoa học trở thành một.
Sự phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật đã gây nên sức tàn phá, hủy

diệt lớn đối với cuộc sống của con người, gây nên những hoài nghi bi quan,
rồi lo sợ đến tuyệt vọng về tương lai nhân loại. Chính vào thời điểm này đã
Trần Duy Hiến_7701220359 12
Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
hình thành nên những hình thức triết lý mới. Khoa học - kỹ thuật - công nghệ,
cuộc sống con người và tương lai nhân loại được lý giải một cách duy tâm,
siêu hình nên đã hình thành nên trào lưu triết học duy khoa học, trào lưu nhân
bản phi duy lý…. Một ví dụ điển hình về trào lưu này đó là học thuật chủ nghĩa
xã hội khoa học do Mác sáng lập ra, do ông vận dụng phép biện chứng và
quan niệm lịch sử duy vật thông qua khảo sát các quy luật chung của sự đối
lập và đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tìm thấy lực lượng
vật chất hiện thực lật đổ CNTB xây dựng CNXH là giai cấp vô sản và rút ra
kết luận khoa học giai cấp vô sản tất sẽ thắng lợi và giai cấp tư sản tất sẽ diệt
vong. Đúng như Ăngghen đã chỉ rõ: "Chủ nghĩa duy vật hiện đại, so với quá
khứ, nó đã có lý luận là CNXH khoa học”
Về tôn giáo, sau một thời gian dài xung đột dữ dội với lý tính và khoa học, tôn
giáo cũng đã biến đổi để tồn tại, những triết lý mới của nhà thờ đã biết dựa
vào khoa học và lý trí đã xuất hiện.
Nhận xét: Từ khi bắt đầu bước vào thời kỳ hiện đại, triết học đã góp phần rất
lớn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kéo theo sự phát triển của
xã hội, đời sống con người. Khoa học phát triển đã không ngừng phân nhánh
đã làm cho các tư tưởng triết học cũ dần lỗi thời, đòi hỏi triết học phải đổi mới,
đòi hỏi hình thành nên những hình thức trào lưu triết học mới. Những tư
tưởng tôn giáo phi thực tế, giáo điều đã dần được loại bỏ mà thay vào đó là
những triết lý tôn giáo dựa vào khoa học và lý trí.
Trần Duy Hiến_7701220359 13
Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
IV.KẾT LUẬN
Bài tiểu luận tuy chưa thể hiện được chi tiết và đầy đủ nhưng đã mang lại cho
em thấy được một cái nhìn tổng quan về lịch sử, cũng như quá trình hình

thành phát triển của triết học và khoa học. Qua quá trình này, mối quan hệ
giữa triết học và khoa học đã thể hiện sâu sắc hơn, có thời điểm triết học và
khoa học mâu thuẫn lẫn nhau, triết học đã kìm hãm sự phát triển của khoa
học, nhưng lại có thời điểm triết học hỗ trợ mạnh mẽ khoa học kỹ thuật phát
triển và ngược lại.
Về bản chất, khoa học chịu ảnh hưởng rất nhiều từ triết học, khi triết học đi
theo đường lối không đúng đắn thì khoa học không thể phát triển, khi triết học
thuận với tự nhiên và con người thì đây lại là điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của khoa học. Từ nguyên lý này đã cho em thấy được tầm quan trọng
của triết học đối với sự phát triển của đất nước. Những nhà lãnh đạo một khi
đã được triết học rèn luyện năng lực và tư duy sẽ vận hành đất nước theo
một đường lối đúng đắn, tạo điều kiện cho khoa học kỹ thuật phát triển, và
chính sự phát triển của khoa học kỹ thuật cộng với phương pháp luận đúng
đắn mới thật sự tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nhân dân giàu thì nước
mới mạnh.
Trần Duy Hiến_7701220359 14
Tiểu luận triết học: mối quan hệ giữa triết học và khoa học
Tài liệu tham khảo
1/ Giáo trình Triết Học của trường Đại Học Kinh Tế, khoa lý luận chính
trị, tiểu ban triết học, xuất bản 2011
- Phần 1: Đại cương về lịch sử triết học
- Phần 2: Các chuyên đề về triết học Mac-Lênin
- Phần 3: Triết học và bức tranh vật lý hdọc về thế giới
2/ Slice bài giảng của TS.Bùi Văn Mưa, giảng viên trường Đại Học Kinh
Tế, khoa lý luận chính trị, tiểu ban triết học, hiện đang phụ trách lớp cao
học đêm 1 K22.
3/ Sách “Về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên”, nhà xuất
bản khoa học xã hội, xuất bản năm 1973, tác giả Nguyễn Văn Nghĩa.
4/ Kiến thức được chia sẽ trên trang mạng wikipedia.org/wiki.
5/ Website chia sẻ kiến thức & hỗ trợ học tập - Trường ĐH Kinh tế.

Trần Duy Hiến_7701220359 15

×