Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Tìm hiểu về điện thoại thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 81 trang )

MỤC LỤC
1
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 UI User interface Giao diện người dùng
2 OS operating system Hệ điều hành
3 SDK Software development kit Bộ phát triển phần mềm
4 IDE Integrated development
environment
Môi trường tích hợp các công cụ
cho phát triển phần mềm
5 ADT Android Developer Tools Công cụ phát triển Android
6 APK Android application package Tập tin gói ứng dụng Android
7 IPA IOS application Tập tin gói ứng dụng IOS
8 MIDP Mobile Information Device
Profile
Hồ sơ thiết bị thông tin di động (là
hồ sơ công bố việc sử dụng java
trên các thiết bị di động)
9 WAP Wireless Application
Protocol
Giao thức ứng dụng không dây
10 API Application Programming
Interface
Giao diện lập trình ứng dụng
11 CPU Central Processing Unit Bộ xử lý trung tâm
12 GPU Graphics processing unit Bộ xử lý đồ họa
13 RAM Random Access Memory Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
14 ROM Read-Only Memory Bộ nhớ chỉ đọc
15 SoC System-on-chip Hệ thống trên chip
16 USB Universal Serial Bus Một chuẩn kết nối trên máy tính


17 ARM Acorn RISC Machine Một cấu trúc của bộ vi xử lý
18 TI Texas Intruments Một hãng sản xuất SoC
19 HDMI High-Definition Multimedia
Interface
Giao thức kết nối đa phương tiên,
hình ảnh độ nét cao
20 ISP Image signal processor Bộ xử lý tín hiệu hình ảnh
21 LCD Liquid crystal display Màn hình tinh thể lỏng
22 LED Light emitting diode Đèn đi-ốt phát quang
23 TFT Thin film transistor Bóng bán dẫn màng mỏng
2
24 TN Twisted Nematic Một công nghệ trên màn hình tinh
thể lỏng
25 IPS In-Plane Switching Một công nghệ trên màn hình tinh
thể lỏng
26 AMOL
ED
Active Matrix Organic Light
Emitting Diode
Một công nghệ trên màn hình đèn
đi-ốt phát quang
27 PCT projected capacitive touch Cảm ứng điện dung
28 IC integrated circuit Vi mạch tích hợp
29 GPRS General Packet Radio
Service
Một công nghệ truyền dữ liệu di
động
30 EDGE Enhanced Data Rates for
GSM Evolution
Một công nghệ truyền dữ liệu di

động nâng cấp từ GPRS
31 2G second-generation Công nghệ truyền thong thế hệ hai
32 3G third-generation Công nghệ truyền thong thế hệ ba
33 4G fourth-generation Công nghệ truyền thong thế hệ tư
34 LTE Long Term Evolution Một chuẩn nâng cấp cho mạng 4G
35 GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu
36 NFC Near-Field Communications Kết nối không dây tầm gần
37 Wi-Fi Wireless Fidelity Mạng không dây sử dụng sóng vô
tuyến
38 MHL
Mobile High-Definition Link Liên kết hình ảnh độ nết cao trên điện
thoại
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
4
LỜI NÓI ĐẦU
Năm 1876 cuộc gọi đầu tiên bằng điện thoại ra đời đánh dấu một sự thay
đổi quan trọng trong thông tin liên lạc của con người. Quá trình phát triển của
thiết bị điện thoại luôn luôn diễn ra với nhiều thay đổi và đưa đến cho con người
nhiều lợi ích.
Những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 cùng với sự phát triển của khoa
học máy tính công nghệ điện thoại cũng được phát triển nhanh chóng đưa đến
cho con người nhiều tiện ích ngoài sức tưởng tượng.
Sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh với nhiều tính năng ưu
việt được con người khai thác gần như nó trở thành người bạn không thể tách rời
với mỗi người. Với chiếc điện thoại thông minh con người không chỉ gọi điện và
nhắn tin thông thường, nó có thể thay thế một chiếc máy tính cá nhân giúp con
người kết nối internet, kiểm tra thư điện tử, điều khiển máy tính, giám sát
camera, thanh toán tiền… mọi lúc mọi nơi.
Điện thoại thông minh với nhiều ưu việt nhưng ít ai biết đến sự ra đời, các

công nghệ tích hợp, các thành phần cấu tạo ra nó. Đề tài “Tìm hiểu về điện thoại
thông minh”, giới thiệu một cách tổng quan nhất về điện thoại thông minh với
nội dung gồm có 4 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan
Chương 2: Hệ điều hành sử dụng trong điện thoại thông minh
Chương 3: Kiến trúc phần cứng
Chương 4: Các công nghệ và ứng dụng
5
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử phát triển của điện thoại và điện thoại di động
Lịch sử của điện thoại là một quá trình phát triển lâu dài với nhiều cột
mốc đáng ghi nhớ, sự lột xác ngoại mục của thứ vật dụng thiết yếu này với
những tính năng mới ngày càng một cải thiện.
1.1.1. Sự ra đời của chiếc điện thoại đầu tiên
Ngày 10 tháng 3 năm 1876 Alexander Greham Bell người phát minh và
thực hiện cuộc gọi đầu tiên trên thế giới. Ông cùng người trợ lý của mình đã
thực hiện cuộc gọi khoảng cách 4.5m và cuộc gọi đó cũng vô cùng ngắn ngủi
chỉ trong một câu nói “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần”.
Hình 1.1: Alexander Granham Bell và chiếc diện thoại đầu tiên của nhân loại
Vào thời điểm bấy giờ, nó thực sự là bước tiến công nghệ đột phá là kết
quả của một sự nỗ lực nghiên cứu tìm tòi ra một phương thức liên lạc mới thay
thế cho loại máy điện báo thô sơ thường được sử dụng trước đó. Ý tưởng về
chiếc máy điện thoại đã được đem ra tranh luận từ năm 1844 nhưng phải hơn 30
năm sau, người ta mới biến được giấc mơ đó trở thành hiện thực.
6
Hình 1.2: Những chiếc điện thoại đi vào hoạt đông đầu tiên trên thế giới
Điện thoại ra đời đã thay thế cho máy điện báo thô sơ phổ biến thời bấy
giờ. Những chiếc điện thoại đầu tiên chỉ để dành cho người giàu có sử dụng và
hầu hết đều rất kiểu cách và cầu kì với một đầu nói và một đầu nghe.
1.1.2. Sự ra đời của điện thoại di động

Chiếc điện thoại được coi là di động đầu tiên được quảng cáo vào năm
1967 với tên gọi Carry phone. Vào thời điểm đó, để sử dụng được điện thoại di
động thì người ta phải mang theo một chiếc hộp máy nặng đến 4,5 kg. Cùng với
giá cao nên nó gần như không được phổ biến lúc bấy giờ.
Hình 1.4: Chiếc điện thoại được coi là di động đầu tiên
7
Cho đến ngày 3 tháng 4 năm 1973 thì điện thoại đi động thực sự được ra
đời bởi Martin Cooper, một nhà phát minh tiên phong làm việc cho Motorola tại
New York. Martin Cooper đã thực hiện cuộc gọi đến cho một kỹ sư khác của
hãng công nghệ đối thủ, với mục đích để… khoe về thành tích mà mình và
Motorola vừa đạt được. Motorola đã giành chiến thắng trong việc xây dựng
thành công chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới.
Hình 1.5: Martin Cooper và chiếc điện thoại di động đầu tiên
Trên thực tế, nhiều người, ngay cả các nhân viên làm việc tại Motorola
cũng không tin rằng điện thoại di động có thể trở thành một sản phẩm tiêu dùng
phổ biến. Tuy nhiên Cooper và các đồng sự trong nhóm phát triển của mình
không tin như vậy, và ông đã đúng. 10 năm sau cuộc gọi lịch sử đầu tiên, chiếc
điện thoại di động của Motorola đã xuất hiện trên thị trường với giá bán lẻ lên
đến gần 4.000 USD.
1.2. Sự ra đời và phát triển của điện thoại thông minh
Ngày nay, sau gần nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, điện thoại di động đã
trở nên phổ biến và xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê của Liên
Hợp Quốc, hiện có khoảng 6 tỷ thuê bao di động trên toàn cầu, và ngày càng
nhiều người dùng chuyển từ các điện thoại cơ bản sang điện thoại thông minh.
Ước tính hiện có khoảng 1 tỷ điện thoại thông minh được sử dụng trên toàn thế
giới.
8
Điện thoại thông minh không như những chiếc điện thoại thông thường,
nó có bộ vi xử lý, ram, bộ lưu trữ… và sử dụng một hệ điều hành. Nó vượt xa
chức năng nghe gọi, nhắn tin, giải trí trên điện thoại thông thường. Người dùng

có thể check mail, xử lý phần mềm văn phòng, internet giải trí mọi lúc mọi
nơi… điện thoại thông minh ngày nay có thể thay thế cho máy tính cá nhân đáp
ứng mọi nhu cầu của người sử dụng.
- Điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới có tên Simon, do IBM sản
xuất, được ra mắt tại Hội nghị không dây vào năm 1993. Máy có màn hình cảm
ứng LCD với 2 màu trắng/đen và hoạt động như một thiết bị nhận gửi email, đọc
văn bản điện tử, lịch làm việc, máy tính và sổ danh bạ.
Hình 1.6: IBM Simon mở ra khái niệm về điện thoại thông minh
Máy được trang bị vi xử lý tốc độ 16MHz, 1MB bộ nhớ RAM cùng 1MB
ổ cứng lưu trữ, giống như những loại điện thoại thông minh ngày nay, Simon
cũng được trang bị một màn hình cảm ứng rộng 4.5-inch, hỗ trợ viết stylus. Tuy
nhiên điểm khác biệt đó là màn hình cảm ứng trên Simon chỉ hiển thị đơn sắc và
hoạt động trên hệ điều hành là một biến thể của hệ điều hành DOS, có tên gọi
ROM-DOS.
9
- Năm 1998 Nokia 9110 Communicator đích thực là thiết bị làm nền
móng cho điện thoại thông minh với thiết kế bàn phím QWERTY gập cùng
nhiều trò chơi mới được cập nhật, do đó đã tạo thói quen giải trí trên chiếc điện
thoại cá nhân cho người dùng. Bên cạnh đó, nó có bộ xử lý Intel 24MHz và
trọng lượng chỉ 317 gram. Về sau những năm 2000 Nokia chủ yếu phát triển
dòng điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Symbian.
Hình 1.7: Nokia 9110 Communicator
- Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, nhà sản xuất Canada, Research in
Motion (RIM) được biết tới là hãng giới thiệu các thiết bị nhắn tin hai chiều với
hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Nhưng từ 2002, RIM đã tiến vào thị
trường di động với BlackBerry 5810, chiếc di động tích hợp e-mail, khả năng
lướt web. Sau đó, hãng phát triển thêm BlackBerry 6210 vào đầu 2004.
- Trong những năm 2000 thế giới cũng đón chào những chiếc máy tính bỏ
túi(pocket PC) sử dung hệ điều hành Windows CE của Microsoft. Năm 2003
Pocket PC tích hợp thêm chức năng của điện thoại thông thường và trở thành

những chiếc điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Windows Mobile.
10
Hình 1.8: Một điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Windows Mobile
- Sự phát triển của điện thoại thông minh thời đó gần như chỉ dành cho
Nokia với những chiếc điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Symbian. Đến
năm 2007 hãng Apple giới thiệu với thế giới chiếc điện thoại với tên IPhone 2G
sử dụng hệ điều hành IOS. Chiếc IPhone 2G được coi là diện mạo hoàn toàn
mới cho điện thoại thông minh. Thế giới coi IPhone 2G là điện thoại thông minh
đúng nghĩa đầu tiên.
Hình 1.9: IPhone 2G điện thoại thông minh đúng nghĩa đầu tiên
- Cuối năm 2007 đầu năm 2008 những hệ điều hành sử dụng cho điện
thoại thông minh ngoài IOS trên IPhone 2G chủ yếu là Windows Mobile,
Symbian, Backbery OS. Nhưng cùng thời điểm này Google cũng đã giới thiệu
Android, một hệ điều hành mã nguồn mở cho điện thoại thông minh. Và sau đó
những chiếc điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android liên tục được ra
đời trên thế giới.
11
Hình 1.10: Chiếc Google G1 điện thoại Android đầu tiên trên thế giới
- Năm 2010 thị trường điện thoại thông minh phát triển mạnh mẽ với sự
chiếm lĩnh của những chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Android và IOS.
Microsoft nhận thấy Windows Mobile của họ đang bị quên lãng chính vì thế
tháng 2 năm 2010 Microsoft chính thức giới thiệu hệ điều hành Windows Phone
7 và con đường của Microsoft là đúng đắn, cho đến nay Microsoft đã giới thiệu
Windows Phone 8 và trở thành một trong ba hệ điều hành chính cùng Android
và IOS cho điện thoại thông minh.
Hình 1.11: Hệ điều hành Windows Phone 7 trên HTC HD 7
1.3.Ưu nhược điểm của điện thoại thông minh
Điện thoại thông minh có tất cả những tính năng cơ bản của điện thoại di
động thông thường như nghe gọi nhắn tin văn bản nhưng vì sao nó được gọi là
điện thoại thông minh? Nó là sự kết hợp của điện thoại di động thông thường

12
với các thiết bị khác như máy tính bỏ túi (PDA, Pocket PC) thiết bị điện tử cầm
tay, máy ảnh kỹ thuật số, hệ thống định vị toàn cầu GPS.
+Ưu điểm của điện thoại thông minh
Điện thoại thông minh vượt xa mọi tính năng của điện thoại di động thông
thường nó có thể gọi video, gọi miễn phí qua mạng internet, lướt web, mạng xã
hội, kiểm tra thư điện tử, cập nhật tin tức, thời tiết, xem lịch vạn niên, phong
thủy, giải trí trực tuyến, thay thế cho kim từ điển, máy đọc sách, máy ảnh kỹ
thuật số… rất nhiều tính năng khác. Thậm chí thay thế được máy tính cá nhân vì
nó làm những việc cơ bản của máy tính nhưng có thể kết nối mạng dữ liệu di
động, nhỏ gọn và có thể mang theo khắp mọi nơi.
Với sự hiện đại của điện thoại thông minh hệ thống lọc tạp âm trên micro
thoại cho chất lượng cuộc gọi thường rât tốt nhỉnh hơn đôi chút so với điện thoại
thông thường. Hơn thế nữa điện thoại thông minh có kho dữ liệu trực tuyến, hệ
thống sao lưu thông minh nên việc mất dữ liệu như danh bạ, ảnh chụp, ghi
chú… rất khó xẩy ra kể cả khi mất cả máy. Với hệ thống bảo mật cao hiện đại
của điện thoại thông minh người dùng không lo dữ liệu bị người khác biết kể cả
khi thiết bị trong tay người khác thậm chí nhờ định vị GPS có thể tìm lại thiết bị.
+ Nhược điểm
Vì sử dụng một hệ điều hành nên điện thoại thông minh cũng khó tránh
khỏi bị những phần mềm độc hại như virut gây mất ổn định. Người dùng sẽ gặp
phải trường hợp sau một thời gian sử dụng máy bị chậm đi và làm việc sai lệch.
Và thời lượng sử dụng pin của nó cũng không bằng điện thoại thông thường.
Thường thì pin của điện thoại thông minh làm việc ít chỉ nghe gọi như điện thoại
thông thường sẽ sử dụng được nhiều nhất ba ngày còn điện thoại thông thường
có loại có thể dùng đến hai tuần.
Điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng, kích thước vật lý to hơn, độ
bền không bằng và giá thành sẽ cao hơn rất nhiều so với điện thoại thông
thường, đây cũng là rào cản cho điện thoại thông minh đến tay người dùng có
thu nhập thấp, mặc dù ngày nay có rất nhiều điện thoại thông minh giá thành rẻ

nhưng chất lượng và độ bền cũng không thể so sánh được với điện thoại di động
thông thường.
13
CHƯƠNG 2. HỆ ĐIỀU HÀNH
SỬ DỤNG TRONG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
Điện thoại thông minh cũng giống như máy tính cá nhân nó có hệ điều
hành điều khiển hệ thống, giúp thiết bị giao tiếp với người dùng. Trên thực tế hệ
điều hành của điện thoại thông minh ít nhiều cũng liên quan đến các hệ điều
hành trên máy tính cá nhân. Hiện nay điện thoại thông minh sử dụng 3 hệ điều
hành chính là Android của Google được phát triển từ Linux, IOS của Apple nhà
phát hành OS X trên Imac và Macbook, Windows Phone của Microsoft, nhà
phát hành hệ điều hành Windows được sử dụng nhiều nhất trên máy tính cá
nhân. Ngoài ra còn rất nhiều hệ điều hành khác được sử dụng trên điên thoại
thông minh.
2.1 Windows Mobile và Windows Phone của Microsoft
Hình 2.1: Logo hệ điều hành Windows của Microsoft
Hệ điều hành Windows của Microsoft được sử dụng rất nhiều trên máy
tính cá nhân và hầu như ai cũng biết. Microsoft không dừng lại ở việc phát triển
hệ điều hành cho máy tính, những năm đầu thế kỷ 21 họ phát hành bản
Windows CE cho thiết bị máy tính bỏ túi (pocket PC) dần dần cùng với sự ra
đời và phát triển của điện thoại thông minh Microsoft tích hợp máy tính bỏ túi
và điện thoại thông thường cho ra đời những chiếc điện thoại thông minh chạy
hệ điều hành Windows Mobile. Đến năm 2010 sự lỗi thời của Windows Mobile
được Microsoft làm mới bởi hệ điều hành Windows Phone.
14
2.1.1. Windows Mobile
Windows Mobile là một hệ điều hành loại thu gọn kết hợp với một bộ các
ứng dụng cơ bản cho các thiết bị di động dựa trên giao diện lập trình ứng dụng
Win32 của Microsoft. Các thiết bị chạy Windows Mobile bao gồm Pocket PC,
Điện thoại thông minh, Portable Media Center, và các máy tính lắp sẵn (on-

board) cho một số loại ô tô. Ngoài ra, một số máy tính xách tay loại nhỏ (ultra-
portable notebook) cũng có thể sử dụng hệ điều hành này. Windows Mobile
được thiết kế để có giao diện và các tính năng rút gọn của các phiên bản
Windows dùng trên máy tính cá nhân. Xuất hiện lần đầu với tên hệ điều hành
Pocket PC 2000, Windows Mobile đã được nâng cấp vài lần, phiên bản cuối
cùng là Windows Mobile 6.5.
Hình 2.2: Giao diện Windows Mobile 6
2.1.1.1. Đặc tính thông dụng
Windows Mobile tái hiện lại cách làm việc của một máy vi tính trên thiết
bị cầm tay. Trong hệ điều hành này có sẵn bộ Office nhưng công cụ này không
có đầy đủ chức năng như bộ Office dành cho máy tính. Ngoài ra, người dùng
Windows Mobile có thể lướt web bằng trình duyệt Internet Explorer dành riêng
cho hệ điều hành này. Người dùng hệ điều hành Windows Mobile sẽ thấy khá
giống với hệ điều hành Windows 2000 hoặc XP được thu gọn.
2.1.1.2. Các phiên bản và phần mềm
Windows Mobile phát triển thực tế vào năm 2003 đến năm 2010 thì sụp
đổ. Quá trình phát triển cũng qua vài phiên bản. Đầu tiên là phiên bản Windows
Mobile 2003 đến Windows Mobile 5 và cuối cùng là Windows Mobile 6.5. Trên
15
thực tế các phiên bản của Windows Mobile chỉ được nâng cấp một chút về giao
diện còn về tính năng gần như vẫn vậy ngoại trừ ở phiên bản 6.5 có thêm ứng
dụng Maketplace giúp tải ứng dụng về thiết bị.
Windows Mobile tích hợp phần mềm như Internet Explorer, Office,
Windows Media… và có thể cài thêm với định dạng file .exe như trên máy tính
cá nhân nhưng nó không thể chạy file .exe của máy tính. Trên Maketplace được
kết hợp ở Windows Mobile 6.5 có thể tải trực tiếp ứng dụng về nhưng phần
mềm của Windows Mobile khá khiêm tốn.
Hình 2.3: Office trên Windows Mobile
2.1.1.3. Đánh giá
Windows Mobile thực ra là hệ điều hành thất bại toàn diện của Microsoft.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại chủ yếu là do quá ít hãng sản xuất phần
cứng mặn mà với nó. Tại thời điểm đó người dùng cũng ít lựa chọn vì giá thành
thiết bị đầu cuối cao mà độ ổn định màn hình cảm ứng lại không cao.
2.1.2 Windows Phone
Windows Phone là hệ điều hành của Microsoft dành cho điện thoại thông
minh kế tục nền tảng Windows Mobile, mặc dù chúng không tương thích với
nhau. Khác với Windows Mobile, Windows Phone tập trung vào sự phát triển
của chợ ứng dụng Marketplace - nơi các nhà phát triển có thể cung cấp sản
phẩm tới người dùng. Windows Phone được bán vào tháng 10 năm 2010 và đầu
năm 2011 tại Châu Á.
16
Phiên bản mới nhất hiện tại là Windows Phone 8. Microsoft còn đang
phát triển bản Windows Phone Apollo Plus, và trong tương lai có thể còn có
Windows Blue (hay có thể là Windows 9) giúp tương thích với hệ điều hành
Windows trên máy tính. Với Windows Phone, Microsoft đã phát triển giao diện
người dùng mới mang tên Modern (trước đây tên là Metro) - tích hợp khả năng
liên kết với các phần cứng và phần mềm của hãng thứ ba một cách dễ dàng.
Phần mềm trên Windows Phone cũng gần tương đối với phần mềm trên máy
tính với đầy đủ tính năng độc đáo và thú vị hơn rất nhiều so với Windows
Mobile.
2.1.2.1. Windows Phone 7
Windows Phone 7 được ra mắt vào ngày 15 tháng 2 năm 2010 ở Mobile
World Congress tại Barcelona, Tây Ban Nha và chính thức bán ra vào ngày 8
tháng 11 năm 2010 tại Mỹ.
Ban đầu Microsoft phát hành bản cập nhật No Do, tiếp sau đó là bản nâng
cấp lớn Mango (còn được biết là Windows Phone 7.5) vào tháng 5 năm 2011.
Bản cập nhật này bao gồm phiên bản di động rút gọn của Internet Explorer 9
trên máy tính, đa nhiệm cho phần mềm của công ty thứ ba, hợp nhất Twitter vào
People Hub, và cho phép đăng nhập SkyDrive.
Một bản nâng cấp nhỏ được phát hành năm 2012 là "Tango". Trong bản

cập nhật này, Microsoft đã sửa những lỗi cũ, hạ thấp cấu hình tối thiểu cho
Windows Phone xuống chip 800 MHz và RAM 256MB để phù hợp cho những
máy giá rẻ cấu hình thấp.
Tháng 1 năm 2013, Microsoft tung ra bản Windows Phone 7.8. Nó bổ
sung thêm những tính năng từ Windows Phone 8, chẳng hạn như màn hình chủ,
tăng số lượng tông màu lên 20 và khả năng đặt màn hình khóa là hình ảnh trong
ngày của Bing. Windows Phone 7.8 nhằm kéo dài tuổi thọ của các thiết bị
Windows Phone 7, vì chúng không thể nâng cấp lên Windows Phone 8 bởi giới
hạn phần cứng. Windows Phone 7.8 vẫn sẽ được Microsoft hỗ trợ trong thời
gian tới song song với Windows Phone 8. Dự kiến Microsoft ngừng hỗ trợ bản
7.8 kể từ ngày 9 tháng 9 năm 2014.
17
Hình 2.4: Windows Phone 7
2.1.2.2. Windows Phone 8
Ngày 20 tháng 6 năm 2012, Microsoft giới thiệu Windows Phone 8, một
thế hệ hệ điều hành mới, và 4 tháng sau, 29 tháng 10 năm 2012, Microsoft bắt
đầu bán phiên bản này. Windows Phone 8 không sử dụng lõi kiến trúc Windows
CE như trên Windows Phone 7 mà dùng lõi kiến trúc Windows NT vốn được
thiết kế cho Windows 8, chính vì vậy điều này đã làm cho ứng dụng dễ dàng
được tương thích giữa điện thoại thông minh và máy tính. Ngoài ra, Windows
Phone 8 còn hỗ trợ CPU đa nhân, nhiều độ phân giải, tùy biến màn hình chính,
Internet Explorer 10, Nokia Maps thay thế Bing Maps. Theo Microsoft,
Windows Phone 8 sẽ được hỗ trợ đến ngày 8 tháng 7 năm 2014.
Hình 2.5: Những tính năng mới trên Windows Phone 8
2.1.2.3. Giao diện người dùng
Windows Phone có giao diện người dùng (UI) dựa theo giao diện riêng
của Microsoft những năm gần đây với biệt danh "Metro". Khởi thủy của Metro
UI đã từng xuất hiện trên máy nghe nhạc Zune HD của Microsoft để cạnh tranh
18
với iPod của Apple. Màn hình chính, có tên là "Start Screen", được cấu tạo bởi

những "Live Tiles". Những Tiles này dẫn đến những ứng dụng, tính năng, chức
năng và những thứ khác như tên danh bạ, bookmarks, tập tin nhạc, Người
dùng có thể thêm, sắp xếp hoặc xóa, tuy nhiên nó không đồng nghĩa việc gỡ ứng
dụng ra khỏi thiết bị. Live Tiles hoạt động theo thời gian thực. Ví dụ như Tiles
email sẽ hiện số mail chưa đọc và nội dung của nó, Tiles thời tiết sẽ cập nhật
thông tin thời tiết nhanh nhất, Tiles lịch sẽ hiện những cuộc hẹn trong hôm nay
và ngày mai. Mọi thông báo đều hiện qua các Tiles này, tạo sự tiện dụng cho
người dùng khi không cần thanh thông báo như Android hay IOS. Kể từ
Windows Phone 7.8 và Windows Phone 8, Tiles có thể phóng to hay thu nhỏ
thành các kích cỡ khác gồm nhỏ, vừa và lớn.
Hình 2.6: Giao diện trên Windows Phone
2.1.2.4. Các HUB
Một trong những điểm đặc biệt của Windows Phone đó chính là Hub. Hub
kết hợp những nội dung trong máy và trực tuyến thông qua sự tích hợp của
Windows Phone với những mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, Twitter, cũng
như điện toán đám mây. Có các loại Hub:
- Hub ảnh: Trong Hub ảnh sẽ có những tấm ảnh bạn chụp bằng điện thoại
và album Facebook, SkyDrive, từ tài khoản người dùng. Người dùng có thể tải
ảnh lên Facebook ngay tại Hub ảnh.
- Hub danh bạ: Hiển thị danh bạ trong máy hợp với các nguồn khác như
Facebook, Windows Live,
19
- Hub văn phòng: Các tài liệu Microsft Word, Microsoft Excel trong máy
và trên SkyDrive.
- Hub tin nhắn: Gửi tin nhắn trong danh bạ điện thoại và chat Facebook.
- Hub trò chơi: Kết nối với XBOX Live
- Hub media: Kết nối với XBOX Live Musics and Videos
2.1.2.5. Đánh giá
Windows Phone được Microsoft đưa ra để khắc phục thất bại của
Windows Mobile. Và Microsoft có vẻ đã thành công với phiên bản này. Hiện

nay Windows Phone là 1 trong 3 hệ điều hành được yêu thích nhất của điện
thoại thông minh. Giao diện “Live Tiles” trên Windows Phone được rất nhiều
phản hồi tốt và được Microsoft đưa vào hệ điều hành Windows 8 trên máy tính
cá nhân.
2.2 Android của Google
Hình 2.7: Logo Android được rất nhiều người yêu thích
Android là một hệ điều hành mã nguồn mở dựa trên nền tảng Linux được
thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông
minh và máy tính bảng. Ban đầu, Android được phát triển bởi Tổng công ty
Android, với sự hỗ trợ tài chính từ Google và sau này được chính Google mua
lại vào năm 2005. Android ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố thành lập
“Liên minh thiết bị cầm tay mở” - một hiệp hội gồm các công ty phần cứng,
phần mềm, và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các
thiết bị di động. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android – Google G1 được bán
vào tháng 10 năm 2008.
20
Android có mã nguồn mở và Google phát hành mã nguồn theo Giấy phép
Apache. Chính mã nguồn mở cùng với một giấy phép không có nhiều ràng buộc
đã cho phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên nhiệt
huyết được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do. Ngoài ra, Android
còn có một cộng đồng lập trình viên đông đảo chuyên viết các ứng dụng để mở
rộng chức năng của thiết bị, bằng một loại ngôn ngữ lập trình Java có sửa đổi.
Vào tháng 10 năm 2012, có khoảng 700.000 ứng dụng trên Android, và số lượt
tải ứng dụng từ Google Play (cửa hàng ứng dụng chính của Android), ước tính
khoảng 25 tỷ lượt.
2.2.1. Giao diện người dùng
Giao diện người dùng của Android dựa trên nguyên tắc tác động trực tiếp,
sử dụng cảm ứng chạm tương tự như những động tác ngoài đời thực như vuốt,
chạm, kéo dãn và thu lại để xử lý các đối tượng trên màn hình. Sự phản ứng với
tác động của người dùng diễn ra gần như ngay lập tức, nhằm tạo ra giao diện

cảm ứng mượt mà, thường dùng tính năng rung của thiết bị để tạo phản hồi rung
cho người dùng. Những thiết bị phần cứng bên trong như cảm biến ánh sáng,
cảm biến tiệm cận và cảm biến chuyển động được một số ứng dụng sử dụng để
phản hồi một số hành động khác của người dùng, ví dụ như điều chỉnh màn hình
từ chế độ hiển thị dọc sang chế độ hiển thị ngang tùy theo vị trí của thiết bị.
Hình 2.8: Giao diện gốc của Android phiên bản 4.4 Kitkat
Các thiết bị Android sau khi khởi động sẽ hiển thị màn hình chính, điểm
khởi đầu với các thông tin chính trên thiết bị, tương tự như khái niệm desktop
(bàn làm việc) trên máy tính cá nhân. Màn hình chính Android thường gồm
nhiều biểu tượng (icon) và tiện ích (widget), biểu tượng ứng dụng sẽ mở ứng
21
dụng tương ứng, còn tiện ích hiển thị những nội dung sống động, cập nhật tự
động như dự báo thời tiết, hộp thư của người dùng, hoặc những mẩu tin thời sự
ngay trên màn hình chính. Màn hình chính có thể gồm nhiều trang xem được
bằng cách vuốt ra trước hoặc sau, mặc dù giao diện màn hình chính của Android
có thể tùy chỉnh ở mức cao, cho phép người dùng tự do sắp đặt hình dáng cũng
như hành vi của thiết bị theo sở thích. Những ứng dụng do các hãng thứ ba có
trên Google Play và các kho ứng dụng khác còn cho phép người dùng thay đổi
"chủ đề" của màn hình chính, thậm chí bắt chước hình dáng của hệ điều hành
khác như Windows Phone chẳng hạn. Phần lớn những nhà sản xuất, và một số
nhà mạng, thực hiện thay đổi giao diện của các thiết bị Android của họ để phân
biệt với các hãng cạnh tranh.
Ở phía trên cùng màn hình là thanh trạng thái, hiển thị thông tin về thiết bị
và tình trạng kết nối. Thanh trạng thái này có thể "kéo" xuống để xem màn hình
thông báo gồm thông tin quan trọng hoặc cập nhật của các ứng dụng, như email
hay tin nhắn SMS mới nhận, mà không làm gián đoạn hoặc khiến người dùng
cảm thấy bất tiện. Trong các phiên bản đời đầu, người dùng có thể nhấn vào
thông báo để mở ra ứng dụng tương ứng, về sau này các thông tin cập nhật được
bổ sung theo tính năng, như có khả năng lập tức gọi ngược lại khi có cuộc gọi
nhỡ mà không cần phải mở ứng dụng gọi điện ra. Thông báo sẽ luôn nằm đó cho

đến khi người dùng đã đọc hoặc xóa nó đi.
2.2.2. Các phiên bản và ứng dụng
Google đưa ra các bản cập nhật lớn cho Android theo chu kỳ từ 6 đến 9
tháng, mà phần lớn thiết bị đều có thể nhận được qua sóng không dây. So với
các hệ điều hành cạnh tranh khác, như IOS, các bản cập nhật Android thường
mất thời gian lâu hơn để đến với các thiết bị. Với những thiết bị không thuộc
dòng Nexus (dòng thiết bị riêng chạy Android của Google phát hành), các bản
cập nhật thường đến sau vài tháng kể từ khi phiên bản được chính thức phát
hành. Nguyên nhân của việc này một phần là do sự phong phú về phần cứng của
các thiết bị Android, nên người ta phải mất thời gian điều chỉnh bản cập nhật
cho phù hợp. Hiện nay bản cập nhật mới nhất phát hành tháng 10 năm 2013 của
Android là phiên bản 4.4.x kitkat (Google thường đặt tên đồ ăn cho các phiên
bản Android).
22
Bảng 2.1: Các phiên bản Android từ đầu đến bây giờ
Phiên bản Tên phiên bản Ngày phát hành
4.4.x Kitkat Tháng 10 năm 2013
4.3 jelly bean 25 thàng 7 năm 2013
4.2.x jelly bean 13 tháng 11 năm 2012
4.1.x jelly bean 9 tháng 7 năm 2012
4.0.x Ice Cream Sandwich 16 tháng 12 năm 2011
3.2 Honeycomb 15 tháng 7 năm 2011
3.1 Honeycomb 10 tháng 5 năm 2011
2.3.x Gingerbread 6 tháng 12 năm 2010
2.2 Froyo 20 tháng 5 năm 2010
2.0 – 2.1 Eclair 26 tháng 10 năm 2009
1.6 Donut 15 tháng 9 năm 2009
Android có lượng ứng dụng của bên thứ ba ngày càng nhiều, được chọn
lọc và đặt trên một cửa hàng ứng dụng như Google Play hay Amazon Appstore
để người dùng tải về, hoặc bằng cách tải xuống rồi cài đặt tập tin .APK từ trang

web khác. Các ứng dụng trên Google Play cho phép người dùng duyệt, tải về và
cập nhật dễ dàng. Google Play được cài đặt sẵn trên các thiết bị thỏa mãn điều
kiện tương thích của Google. Ứng dụng sẽ tự động lọc ra một danh sách các ứng
dụng tương thích với thiết bị của người dùng, và nhà phát triển có thể giới hạn
ứng dụng của họ chỉ dành cho những nhà mạng cố định hoặc những quốc gia cố
định vì lý do kinh doanh. Nếu người dùng mua một ứng dụng mà họ cảm thấy
không thích, họ được hoàn trả tiền sau 15 phút kể từ lúc tải về, và một vài nhà
mạng còn có khả năng mua giúp các ứng dụng trên Google Play, sau đó tính tiền
vào trong hóa đơn sử dụng hàng tháng của người dùng. Đến tháng 9 năm 2012,
có hơn 675.000 ứng dụng dành cho Android, và số lượng ứng dụng tải về từ
Google Play ước tính đạt 25 tỷ.
Các ứng dụng cho Android được phát triển bằng ngôn ngữ Java sử dụng
Bộ phát triển phần mềm Android (SDK). SDK bao gồm một bộ đầy đủ các công
cụ dùng để phát triển, gồm có công cụ gỡ lỗi, thư viện phần mềm, bộ giả lập
điện thoại dựa trên QEMU, tài liệu hướng dẫn, mã nguồn mẫu, và hướng dẫn
từng bước. Môi trường phát triển tích hợp (IDE) được hỗ trợ chính thức là
Eclipse sử dụng phần bổ sung Android Development Tools (ADT). Các công cụ
23
phát triển khác cũng có sẵn, gồm có Bộ phát triển gốc dành cho các ứng dụng
hoặc phần mở rộng viết bằng C hoặc C++, Google App Inventor, một môi
trường đồ họa cho những nhà lập trình mới bắt đầu, và nhiều nền tảng ứng dụng
web di động đa nền tảng phong phú.
2.2.3 Đánh giá
Android là một hệ điều hành mã nguồn mở không ràng buộc khiến nó trở
thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới, vượt qua Symbian
vào quý 4 năm 2010, và được các công ty công nghệ lựa chọn khi họ cần một hệ
điều hành không nặng nề, có khả năng tinh chỉnh, và giá rẻ chạy trên các thiết bị
công nghệ cao thay vì tạo dựng từ đầu. Kết quả là mặc dù được thiết kế để chạy
trên điện thoại và máy tính bảng, Android đã xuất hiện trên TiVi, máy chơi
game và các thiết bị điện tử khác. Bản chất mở của Android cũng khích lệ một

đội ngũ đông đảo lập trình viên và những người đam mê sử dụng mã nguồn mở
để tạo ra những dự án do cộng đồng quản lý. Những dự án này bổ sung các tính
năng cao cấp cho những người dùng thích tìm tòi hoặc đưa Android vào các
thiết bị ban đầu chạy hệ điều hành khác. Android hiện chiếm 75% thị phần điện
thoại thông minh trên toàn thế giới vào thời điểm quý 3 năm 2012, với tổng
cộng 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày.
Sự thành công của hệ điều hành cũng khiến nó trở thành mục tiêu trong các vụ
kiện liên quan đến bằng phát minh, góp mặt trong cái gọi là "cuộc chiến điện
thoại thông minh" giữa các công ty công nghệ.
2.3 IOS của Apple
Hình 2.9: Logo cuả Apple cũng là logo của IOS
IOS là hệ điều hành trên các thiết bị di động của Apple. IOS được công bố
tại Macworld Conference & Expo ngày 09 tháng 1 năm 2007 trên chiếc IPhone
24
2G, và phát hành vào tháng 6 năm đó. Lúc đầu Apple đã không xác định một tên
riêng cho hệ điều hành mà chỉ nói đơn giản rằng "IPhone chạy hệ điều hành X".
Ban đầu, các ứng dụng của bên thứ ba không được hỗ trợ. Đại diện Apple Steve
Jobs nói là các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng web của nó sẽ như
là ứng dụng ban đầu trên IPhone. Vào ngày 17 tháng 10 năm 2007 Apple thông
báo rằng một bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) đã được phát triển và họ
đã lên kế hoạch đưa nó cho các nhà phát triển vào tháng 2 năm 2008. Ngày 06
tháng 3 năm 2008, Apple phát hành bản dùng thử đầu tiên và với tên gọi IPhone
OS cho đến phiên bản IPhone OS 4.x với sự xuất hiện của iPod Touch (thiết bị
giải trí thông minh chạy hệ điều hành của Apple) tên IPhone OS được rút ngắn
thành IOS.
2.3.1 Giao diện người dùng
Hình 2.10: Màn hình chủ trên giao diện IOS qua các phiên bản
Giao diện người dùng của IOS dựa trên khái niệm về thao tác trực tiếp, sử
dụng các cử chỉ trên màn hình cảm ứng đa điểm. Các yếu tố kiểm soát giao diện
bao gồm thanh trượt, công tắc, và các nút. Tương tác với các hệ điều hành bao

gồm cử chỉ như: vuốt, chạm, kéo dãn và thu lại, tất cả đều có tác dụng cụ thể
trong hệ điều hành IOS và giao diện cảm ứng đa điểm của nó. Giao diện IOS
khá đơn giản với màn hình chủ với tên gọi “SpringBoard” chỉ có các biểu tượng
của ứng dụng và một dock phía dưới màn hình để chứa biểu tượng tương ứng
của ứng dụng hay dùng (trên điện thoại thông minh IPhone tối đa 4 biểu tượng).
Ngoài các biểu tượng mặc định như gọi điện, nhắn tin, thư viện… thì khi người
dùng cài một ứng dụng khác nó sẽ hiển thị luôn lên màn hình chủ và xóa biểu
tượng ứng dụng trên màn hình chủ đồng nghĩa với việc xóa hẳn ứng dụng trên
thiết bị. Vì IOS là hệ điều hành không mở nên việc tùy biến giao diện trên IOS
25

×