Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Bài giảng QUẢN lý CHẤT THẢI rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.83 KB, 35 trang )

Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 70 -

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
1. Phát hiện các nguồn chất thải rắn
2. Trình bày những vấn đề về sức khoẻ và môi trường liên quan tới chất thải rắn
3. Áp dụng một số phương pháp quản lý và xử lý chất thải rắn để chống ô nhiễm
môi trường

1. ĐỊNH NGHĨA
Chất thải là loại vật liệu mà người ta thải đi như một thứ vô giá trị. Quan niệm về
chất thải thường được xét theo nhận định về giá trị sử dụng đối với người sở hữu nó.
Chất thải rắn bao gồm tất cả những chất thải không phải nước thải và khí thải. Vì
vậy cái gọi là chất thải rắn có thể là một chất rắn, nửa đặc thậm chí là chất lỏng.
Thông thường người ta quan niệm rằng quản lý chất thải là thuộc phạm vi trách
nhiệm của chính quyền. Bộ phận quản lý đô thị có nhiệm vụ phải thu gom và xử lý chất
thải.
2. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN
Có nhiều cách phân loại chất thải rắn như phân loại theo bản chất của chúng, chẳng
hạn rác, tro than, xác súc vật chết, rác quét đường. Tuy vậy, cách phân loại phổ biến nhất
là phân loại theo nguồn phát thải.
Rác thải gia đình hay còn gọi là rác sinh hoạt bao gồm các loại chất thải phát sinh
trong sinh hoạt gia đình. Chúng bao gồm: rác do chế biến thức ăn, quét dọn nhà cửa, tro
bếp và rác dọn vườn, các vật dụng cũ, bao gói, giấy vệ sinh, phân người v.v. Tại các nước
phát triển thì chủ yếu là giấy, bao bì, túi ni lông, kinh, kim loại, nhựa, vỏ lon.
Chất thải thương mại bao gồm rác của các cửa hàng, trạm xăng dầu, nhà hàng,
khách sạn, kho tàng và chợ. Thành phần chủ yếu là các vật đựng, bao bì và thực phẩm thải


bỏ. Tại các nước đang phát triển thì rác chợ chiếm một phần lớn của rác thương mại. Rác
chợ có một tỷ lệ chất hữu cơ rất cao do hàng ăn và gánh bán rong vứt ra.
Chất thải công sở bao gồm rác trường học, cơ quan, chất thải bệnh viện, nhà thờ,
doanh trại bộ đội, công an. Chất thải cơ quan, trường học thì chủ yếu là giấy. Chất thải
của các doanh trại thì giống như rác sinh hoạt gia đình. Chất thải bệnh viện chứa nhiều
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 71 -
chất thải nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng tại các nước nghèo vẫn được thu gom cùng với
rác sinh hoạt.
Rác quét đường thường chứa nhiều đất bẩn, lá cây, vỏ lon, bao bì. Tuy vậy ở Việt
Nam trong rác quét đường vẫn có nhiều rác sinh hoạt trong gia đình, phân người, phân súc
vật, xác súc vật chết, bùn nạo vét cống.
Chất thải xây dựng bao gồm gạch ngói vỡ, cát, đất, vôi vữa. Ở nước ta rác thải xây
dựng còn chiếm một tỷ lệ lớn trong rác đô thị. Loại chất thải này thường được đổ chất
đống ven đường phố hay trong khu dân cư.
Chất thải vệ sinh đang là một vấn đề gay cấn của nước ta do sự yếu kém của hệ
thống cống rãnh và nhà tiêu. Phân người tại các bể phốt của hố xí tự hoại, bán tự hoại, hố
xí thùng, bùn nạo vét cống chưa được thu gom và vận chuyển đúng quy định. Việc thu
dọn phân người vào ban đêm chưa được kiểm soát chặt chẽ do đó một số công nhân vệ
sinh vẫn đổ phân lung tung vào những nơi không được phép.
Chất thải công nghiệp bao gồm nhiều chủng loại được phát sinh trong quá trình
hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp. Chúng có thể là bao bì, phế thải chế biến thực
phẩm, kim loại, vải sợi, nhựa, tro than, dầu mỡ, hoá chất thải bỏ v.v. Các xí nghiệp lớn
thường có hợp đồng thu gom và vận chuyển riêng. Còn các xí nghiệp nhỏ nhiều khi đổ
chất thải của mình vào chung với rác sinh hoạt. Việt Nam vẫn chưa có hệ thống xử lý rác
độc hại riêng.
3. TỶ LỆ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN
Lượng chất thải rắn phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Nói
chung thì mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo báo cáo của

Ngân hàng Thế giới (WB, 1999), tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh chất
thải rắn là 1,8kg/người/ngày, Singapore, Hongkong là 0,8 - 1,0 kg/người/ngày, còn
Jakarta, Manila, Calcuta, Kar hi là 0,5 - 0,6 kg/người/ngày. (Xem bảng 1)
Tại Việt Nam, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải
rắn thì lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm,
trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất
thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%. Theo số liệu thống kê năm 2002, lượng chất thải rắn
sinh hoạt trung bình từ 0,6 - 0,9 kg/người/ngày ở các đô thị và là 0,4 - 0,5 kg/người/ngày
ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2005 và đầu năm 2006, tỷ lệ đó đã tăng lên tương ứng là 0,9 -
1,2 kg/người/ngày và 0,5 - 0,65 kg/người/ngày.
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 72 -
Còn ở Việt Nam, tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lượng chất thải rắn xấp xỉ 0,5
kg/người/ngày, tại các thành phố nhỏ và thị xã thì khoảng 0,3 kg/người/ngày.
Bảng 1. Lượng phát sinh chất thải rắn tại một số nước

Tên nước
GNP/người
(1995 USD)
Dân số đô thị hiện
nay (% tổng số)
LPSCTRĐT hiện nay
(kg/người/ngày)
Nước thu nhập thấp 490 27,8 0,64
Nepal 200 13,7 0,5
Bangladesh 240 18,3 0,49
Việt Nam 240 20,8 0,55
Ấn Độ 340 26,8 0,46
Trung Quốc 620 30,3 0,79

Nước thu nhập trung bình 1410 37,6 0,73
Indonesia 980 35,4 0,76
Philippines 1050 54,2 0,52
Thái Lan 2740 20 1,1
Malysia 3890 53,7 0,81
Nước có thu nhập cao 30990 79,5 1,64
Hàn Quốc 9700 81,3 1,59
Hồng Kông 22990 95 5,07
Singapose 26730 100 1,10
Nhật Bản 39640 77,6 1,47
(Nguồn: World Bank, bảng 3, trang7, 1999 )
Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn mang
tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh của dân cư ở mỗi
khu vực.
Bảng 2. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam

Các loại chất thải rắn Toàn quốc Đô thị Nông thôn
Tổng lượng phát sinh chất thải sinh
hoạt (tấn/năm)
12.800.000 6.400.000 6.400.000
Chất thải nguy hại từ công nghiệp
(tấn/năm)
128.400 125.000 2.400
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 73 -
Chất thải không nguy hại từ công
nghiệp (tấn/năm)
2.510.000 1.740.000 770.000
Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm) 21.000 - -

Tỷ lệ thu gom trung bình (%) - 71 20
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị
trung bình theo đầu người
(kg/người/ngày)
- 0.8 0.3

(Nguồn: Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam 2004 – Chất thải rắn)

4. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN
Chất thải rắn có các đặc trưng như tỷ trọng, thành phần, độ ẩm và kích cỡ.
Tỷ trọng của chất thải rắn cũng như tỷ lệ phát sinh dao động rất lớn từ nước này qua
nước khác. Tại Hoa kỳ tỷ trọng đó là 100 kg/m
3
, ở Anh là 150, ở Singapore là 175, Thái
Lan là 250, Indonesia là 230, còn ở Ấn Độ, Việt Nam là 500.
Thành phần của chất thải rắn phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế, văn hoá, khí hậu và
địa lý. (Xem bảng 3 - bảng 4)

Bảng 3: Thành phần chất thải rắn của thành phố Hà Nội như sau

Lá cây, hoa quả, xác súc vật chết
Giấy
Túi đựng, que, gỗ
Nhựa, cao su, da
Vỏ ốc, vỏ sò, vỏ cua
Kính vỡ
Gạch, ngói, đá, mảnh sành, sứ
Kim loại
Các vật nhỏ dưới 10 mm khó phân biệt
50,29%

2,72%
6,27%
0,71%
1,06%
0,31%
7,43%
1,02%
30,21%
Nguồn: (Nguyễn Huy Nga, Ngô Vi Cường - 1990)

Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 74 -
Bảng 4: Thành phần chất thải rắn ở Mỹ
Giấy
Kính vỡ
Kim loại
Nhựa
Vải, sợi, cao su, da
Thực phẩm
Rác quét sân
Gỗ
Các chất hữu cơ khác
34,2%
5,2%
7,6%
11,8%
7,6%
11,9%
13,1%

5,7%
3,4%
(Nguồn: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, Báo cáo Môi trường về chất thải rắn, 2005).

5. NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CHẤT THẢI RẮN
Nếu rác thải không được quản lý một cách hợp lý, rác thải rắn đô thị sẽ gây ra
nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khoẻ con người. Sau đây là một trong số
những ảnh hưởng chính của sự ô nhiễm rác thải rắn tại đô thị:
Rác thải không được thu gom tại đầu cuối của các cống thoát nước của đô thị có
thể dẫn tới tắc các đường cống thoát nước, nguyên nhân gây lụt khi mưa lớn và ảnh hưởng
vệ sinh môi trường.
Các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh có thể phát triển trên một số loại chất thải.
Như phân người và các động vật nuôi, các loại thức ăn thải bỏ là môi trường thuận lợi cho
các loài côn trùng trung gian truyền bệnh như: ruồi, nhặng, gián. Trên thực tế, phần lớn
chất thải rắn ở nước ta đều có chứa phân người, giấy vệ sinh. Phân người là một phương
tiện lan truyền bệnh nguy hiểm. Phân người lẫn trong rác thải chứa nhiều mầm bệnh và rất
dễ phát tán ra ngoài. Các mầm bệnh trực tiếp gây tác hại cho sức khoẻ của các công nhân
vệ sinh, những người nhặt rác, bới rác và trẻ em chơi trên sân.
Nước ứ đọng tại các chất thải rắn như can, chai lọ bỏ đi là môi trường thuận lợi
cho sự phát triển của các loại muỗi – vec - tơ quan trọng trong việc truyền các bệnh sốt rét
và sốt xuất huyết.
Nơi trú ưa thích của chuột là các đống rác và thức ăn thải bỏ. Chuột không những
là nguyên nhân truyền bệnh dịch hạch mà còn là nguyên nhân của nhiều sự khó chịu khác
đối với con người.
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 75 -
Đốt rác dẫn tới ô nhiễm không khí do những sản phẩm sau trong quá trình đốt có
thể chứa các chất độc hại như dioxin, khói từ những nơi đốt rác có thể làm giảm tầm nhìn,
nguy cơ gây cháy nổ những bình khí và nguy cơ gây hoả hoạn những vùng lân cận.

Một nguy cơ nghiêm trọng đối với rác đô thị đó là các loại túi chất dẻo tổng hợp,
những loại túi này gây mất mỹ quan đô thị và là nguyên nhân gây chết những động vật ăn
phải.
Những chất thải nguy hiểm như các vật sắc nhọn, các chất thải y sinh, các bình
chứa chất có khả năng cháy nổ, các hoá chất công nghiệp có thể dẫn đến những chất
thương hoặc nhiễm độc, đặc biệt đối với trẻ em và những người tiếp xúc với rác thải.
Các chất ô nhiễm từ các bãi rác có thể ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm
nước ngầm và ô nhiễm đất xung quanh.
Rác thải bệnh viện được đổ chung vào rác thải đô thị là nguồn nguy hiểm đáng kể.
Các mầm bệnh truyền nhiễm có thể theo đó mà lan truyền ra môi trường xung quanh. Đặc
biệt, rác thải bệnh viện trực tiếp tác động lên sức khoẻ của những người nhặt rác, bới rác
hoặc xử lý rác.
Những tác động của chất thải rắn lên môi trường và sức khoẻ của con người cũng
có thể được tóm tắt theo cách dưới đây:
• Tác động lên môi trường đô thị
Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác có thể gây ô nhiễm không
khí, tạo ra mùi khó chịu cho một khu vực rộng lớn quanh bãi rác. Trong quá trình phân
huỷ, một số chất tạo ra các loại khí độc có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người,
các loại động vật và cây cối xung quanh.
Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác không được xây dựng đúng
tiêu chuẩn cũng là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước
ngầm. Một số chất độc, kim loại nặng được tạo ra và ngấm vào nguồn nước, gây nguy hại
tới sức khoẻ cộng đồng và hệ sinh thái quanh khu vực.
Chất thải rắn cũng có nguy cơ cao gây nên ô nhiễm đất. Các khu vực được sử dụng
để chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến việc mất đất canh tác. Những
thay đổi này cũng dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học, dẫn đến sự phá vỡ cân bằng
của hệ sinh thái.
• Tác động lên sức khoẻ con người
Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước, đất nói trên cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ của con người, đặc biệt của dân cư quanh khu vực có chứa chất thải rắn.

Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 76 -
Việc ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn: các chất ô nhiễm có trong đất,
nước, không khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người: rau, động vật v.v qua
lưới và chuỗi thức ăn; những loại chất ô nhiễm này tác động xấu tới sức khoẻ con người.
Các bãi chôn lấp rác là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương hàn
v.v Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián) và các loại gặm nhấm
(chuột) cũng ưa thích sống ở những khu vực có chứa rác thải.
Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng đồng dân cư
làm nghề bới rác. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ v.v. có thể là mối đe
doạ nguy hiểm với sức khoẻ con người khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân.
Các loại hoá chất độc hại, và nhiều chất thải nguy hại khác cũng là mối đe doạ đối với
những người làm nghề này. Các động vật sống ở các bãi rác cũng có thể gây nguy hiểm
tới sức khoẻ của những người tham gia bới rác.
Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ theo hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến
mỹ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho khu vực xung quanh.

6. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng: để quản lý chất thải rắn có
hiệu quả cần thực hiện đúng theo trật tự các bước sau:
• Giảm thiểu nguồn phát sinh
• Tái sử dụng - tái chế
• Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn
• Chôn lấp hợp vệ sinh
6.1. Giảm thiểu nguồn phát sinh
Để giảm thiểu nguồn phát sinh, cần thay thế hoặc loại bỏ hẳn những chất tạo ra
một lượng lớn chất thải bằng các chất tạo ra ít hoặc không tạo ra chất thải. Thay đổi công
nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại để tạo ra ít chất thải hơn.
6.2. Tái sử dụng - tái chế

Để tái sử dụng - tái chế, cần phải phân loại, cách ly chất thải rắn ngay tại nguồn
phát sinh, không để các chất thải độc hại lẫn với các chất thải không độc hại. Đối với các
chất thải độc hại, cần có biện pháp xử lý riêng phù hợp. Đối với chất thải không độc hại,
chúng ta có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Chẳng hạn, đối với các chai, lọ thuỷ tinh, các
thùng, đồ chứa nhựa/ kim loại có thể sử dụng lại để dùng vào mục đích khác. Một số loại
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 77 -
chất thải rắn khác có thể tái chế để sử dụng cho mục đích khác: tái chế nhựa, thuỷ tinh,
kim loại v.v
6.3. Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn
Sử dụng lò đốt rác ở các khu đô thị là một biện pháp xử lý chất thải rắn. Nhiệt độ
trong lò rất cao (khoảng trên 1000 - 1200
o
C) để phòng ngừa ô nhiễm không khí. Nhược
điểm của biện pháp này là chi phí xây dựng các lò đốt này rất cao, và bắt buộc phải có bộ
phận xử lý tro. Việc đốt cháy chất thải rắn có thể tạo ra điện, nhiệt, hơi nóng v.v để cung
cấp cho ngành công nghiệp, khu dân cư, sưởi ấm các khu nhà cao tầng v.v Việc thu hồi
năng lượng này có thể giúp giảm bớt chi phí cho các lò đốt hoạt động. Công nghệ này gọi
là thu hồi năng lượng hoặc từ chất thải - tới - năng lượng.
6.4. Chôn lấp vệ sinh
Là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất hiện nay. Trong một bãi chôn lấp
vệ sinh, chất thải rắn được chôn lấp và phủ đất lên trên. Xem chi tiết ở phần xử lý chất
thải rắn tại Việt Nam (phần chôn lấp rác).

7. THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN
Thu gom là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải rắn. Hiện tại ở Việt Nam
có hai phương hướng thu gom chính.
Thu gom rác từ đường phố do công nhân vệ sinh làm nhiệm vụ quét đường. Các
công nhân dùng phương tiện xe đẩy để thu gom rác. Rác được mang đến một điểm tập

trung rồi có xe chở rác đến mang đến điểm xử lý. Hiện nay tại các thành phố lớn có xe
chở rác chuyên dụng để thu gom rác theo giờ qui định.
Thu gom rác từ các khu tập thể. Mỗi khu dân cư có một địa điểm đổ rác hay bể
đựng rác. Các gia đình hoặc cơ quan mang rác đến đổ vào điểm tập kết rồi sau đó có xe
chở rác đi.
Việc vận chuyển rác chủ yếu là do xe chở rác chuyên dụng của các công ty vệ sinh
môi trường đảm nhận. Công việc này thường được thực hiện vào ban đêm.
Phân bùn từ các bể phốt định kỳ có các xe hút phân đến hút chở ra ngoại thành.

8. XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI VIỆT NAM
Cho mãi tới tận gần đây, chất thải rắn vẫn được đổ đống ngoài bãi rác, chôn, đốt và
một số loại rác thải từ nhà bếp, nhà hàng được sử dụng làm thức ăn cho động vật. Cộng
đồng vẫn chưa nhận thức được mối liên hệ giữa chất thải rắn với chuột, ruồi, gián, muỗi,
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 78 -
rận, ô nhiễm đất và nước. Người ta không biết rằng, chất thải rắn trong các bãi rác là nơi
sinh sống của một số loại véc - tơ truyền các bệnh: sốt thương hàn, sốt vàng, sốt xuất
huyết, sốt rét, tả v.v Do vậy, những phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ nhất, nhanh nhất
và thuận tiện nhất đã được sử dụng. Các khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ sử dụng
các bãi rác ngoài trời. Các thị xã và các thành phố lớn hơn sử dụng các lò đốt nhỏ. Mãi
sau này, chôn lấp vệ sinh mới trở thành một biện pháp xử lý chất thải rắn được nhiều nơi
lựa chọn. Ở Việt Nam, có nhiều phương pháp xử lý rác nhưng chủ yếu là đổ vào bãi rác,
chôn lấp rác, ủ rác và đốt rác.
8.1. Bãi rác không có xử lý
Đổ rác vào bãi không có xử lý là một biện pháp hiện tại còn phổ biến ở Việt Nam.
Những đô thị có một hoặc nhiều khu đất được dùng để đổ rác. Rác được đổ chất đống gây
ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm, ô nhiễm không khí và là nơi cư trú của các vật chủ trung
gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián. Đây là phương pháp rẻ tiền nhưng rất nguy
hiểm về mặt sức khoẻ.

8.2. Chôn lấp rác
Phương pháp chôn lấp rác được áp dụng ở nhiều nước phát triển. Người ta chọn
các vùng đồi núi, thung lũng để bố trí bãi chôn lấp. Đáy của bãi rác được ngăn cách với
đất và nước ngầm bằng những lớp chất dẻo không thấm nước. Rác được đổ vào các ô chia
sẵn. Khi các ô rác này đầy thì được lấp lại bằng đất và dùng xe lu nén chặt lại sau đó đổ
tiếp lên cho đến khi đầy hố rồi phủ đất - khoảng 60cm - và trồng cây lên trên. Nước trong
bãi chôn lấp được thu gom về một chỗ và được xử lý trước khi cho vào sông, hồ. Đây là
phương pháp xử lý chất thải hợp vệ sinh nhưng tốn kém. Thành phố Hà Nội hiện đã xây
dựng bãi chôn lấp rác tại Sóc Sơn với thời gian sử dụng 30 năm.
8.3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ phân (composting)
Để xử lý chất thải và tận dụng nguồn phân bón cho nông nghiệp người ta xây dựng
các xí nghiệp xử lý rác thải thành phân trộn compôt. Hiện tại, ở Việt Nam có hai nhà máy
rác ở Cầu Diễn - Hà Nội và Hóc Môn - Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một quá trình ủ, lên
men, chất thải hữu cơ trở nên vô hại và là nguồn phân bón tốt. Tuy vậy, công suất các nhà
máy này còn rất nhỏ, không đáp ứng nổi nhu cầu xử lý chất thải của các thành phố lớn.
Về mặt vệ sinh, phương pháp composting có thể đảm bảo nhiệt độ lên tới 60ºC - 65ºC do
đó tiêu diệt được hầu hết mầm bệnh và trứng giun sán.
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 79 -
8.4. Đốt rác
Phương thức đốt có thể giảm thể tích xuống tới 75% do đó tiết kiệm được diện
tích đất chôn lấp. Quá trình đốt cũng tiêu diệt được toàn bộ vi trùng gây bệnh. Nhiệt
lượng đốt rác có thể được tái sử dụng để đun nước nóng cho các nhà tắm công cộng.
Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao và có nguy cơ ô nhiễm không khí.
8.5. Thu hồi và tái sử dụng
Trong chất thải rắn thành phố vẫn còn chứa nhiều vật liệu có thể thu hồi và tái sử
dụng. Ở Việt Nam vấn đề này chưa được chú trọng lắm vì hiện tại chúng ta có một số
lượng người đào bới rác và thu hồi phế liệu rất đông đảo. Tuy vậy, việc quản lý sức khoẻ
của những người bới rác lại là một mối quan tâm lớn.


Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 80 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gotoh Sukehiro, Issues and factors to be considered for improvement of solid waste
management in Asian metropolises, Regional development Dialogue. Vol.10.No3,
Autumn 1989.
2. Cointreau S.J. et all, recycling from municipal refuse: A state - of - the - art review
and annotated bibliography. World bank Technical Paper Number 30. World Bank
1984.
3. Cointreau S.J. environmental management of urban solid wastes in developing
countries. A projec Guide. World bank 1986.
4. Sakurai Kunitoshi, improvement of solid waste management in developing countries.
Institute International Cooperation, JICA. December 1990.
5. Nguyen Huy Nga and Ngo Vi Cuong. NATIONAL MUNICIPAL Solid waste
Management in Viet nam. Coutry Report. WHO Regional Workshop on Municipal
Solid Waste Management, Kuala - Lumpur, Malaysia, 1990. PEPAS, March 1990.
6. Nguyễn Huy Nga, Tổng quan tình hình quản lý Rác thải y tếở Việt nam. Hội thảo
quản lý chất thải rắn. Dự án môi trường Việt nam - Canada, 20 - 23/8/1997.
7. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, Báo cáo Môi trường về chất thải rắn, 2005.
8. Tài liệu Diễn đàn Sức khoẻ Môi trường Quốc gia, Hà Nội 11 - 2006.
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 81 -

QUẢN LÝ RÁC THẢI Y TẾ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
1. Trình bày được những khái niệm cơ bản liên quan tới rác thải y tế

2. Trình bày những nguy cơ của rác thải y tế đối với môi trường và sức khoẻ con
người
3. Trình bày được những ảnh hưởng của rác thải y tế đến sức khoẻ cộng đồng và
các phương pháp quản lý rác thải y tế ở Việt Nam


1. NGUỒN PHÁT SINH RÁC THẢI Y TẾ
Rác thải y tế là một loại chất thải đặc biệt sản sinh ra trong quá trình tiến hành các
hoạt động chữa bệnh và phòng bệnh. Rác thải y tếchủ yếu là loại chất thải nguy hiểm cần
được xử lý triệt để trước khi thải vào môi trường.
Rác thải y tế chủ yếu là rác thải bệnh viện hiện nay đang gây sự quan tâm lo lắng
cho nhân dân, đặc biệt là từ khi có sự xuất hiện của đại dịch AIDS. Bệnh viện là nơi hội
tụ nhiều loại bệnh nhân, đa số là bệnh nhân nặng. Nếu không có sự quản lý tốt thì nguy cơ
lây lan bệnh dịch không thể lường trước được.
Nước ta có một mạng lưới bệnh viện từ trung ương đến địa phương. Thống kê năm
1996 cho thấy toàn ngành y tế có 12.556 cơ sở với 172.642 giường bệnh. Sau 10 năm,
năm 2005, chúng ta đã có 13.337 với tổng số 194.713 giường bệnh (Niên giám thống kê y
tế, 2005). Các cơ sở y tế này đã thải ra một lượng lớn chất thải y tế. Ngoài các bệnh viện
của Bộ Y tế, chúng ta còn có cả một hệ thống bệnh viện của các lực lượng vũ trang. Tổng
số cơ sở điều trị và tổng số giường của hệ thống này theo ước tính cũng có thể lên tới
hàng ngàn. Trên một chục viện nghiên cứu như hệ thống viện Vệ Sinh Dịch Tễ Hà Nội,
Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, Viện Y học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường, Viện
Pasteur Nha Trang, Viện Sốt rét, Ký Sinh Trùng và Côn Trùng ở Hà Nội, Quy Nhơn và
TP. Hồ Chí Minh, Viện Vệ Sinh Y tế Công Cộng, VIện Pasteur TP. Hồ Chí Minh và một
loạt các viện nghiên cứu y sinh học khác cũng thải ra các loại chất thải vi sinh trong quá
trình nghiên cứu. Bộ Y tế còn có nhiều xí nghiệp dược mà trong quá trình sản xuất cũng
thải ra chất thải độc hại.
Trong số các bệnh viện hiện nay có tới 815 bệnh viện không có hệ thống xử lý chất
thải hoặc có nhưng không hoạt động, hoặc hoạt động không thường xuyên, không có hiệu
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn


- 82 -
quả. Trung bình một bệnh viện nhỏ thải ra vài trăm kg rác, một bệnh viện trung bình thải
ra 600 - 800kg rác, bệnh viện lớn có hơn 1 tấn một ngày. Khối lượng chất thải của từng
bệnh viện phụ thuộc vào các yếu tố của bệnh viện như: chuyên khoa của bệnh viện,
giường bệnh, lưu lượng bệnh nhân, kỹ thuật điều trị, khí hậu thời tiết, phong tục tập quán
v.v
Trong năm 2001, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát tại 280 tại bênh viện đại diện cho
tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước về vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn y tế. Kết
quả khảo sát ban đầu cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo từng tuyến, loại bệnh
viện, cơ sở y tế rất khác nhau. Lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh trong quá trình
khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn chất thải rắn y tế, trong đó lượng chất thải
rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày. Nếu phân chia lượng chất thải
rắn y tế nguy hại theo địa bàn thì 35% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh; 65% còn lại ở các tỉnh thành khác. Mặt khác, nếu phân lượng
chất thải rắn y tế phát sinh theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế
nguy hại tập trung ở các tỉnh thành phố, thị xã thuộc các đô thị và 30% ở các huyện, xã,
nông thôn, miền núi. Ước tính trong tổng lượng khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh
hàng năm thì chất thải y tế nguy hại vào khoảng 21.000 tấn. Dự báo đến năm 2010 thì
lượng chất thải rắn y tế nguy hại vào khoảng 25.000 tấn/năm.

Bảng 1. Lượng chất thải phát sinh tại Việt Nam

Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải y tế
(Kg/giường bệnh/ngày)
Chất thải y tế nguy hại
(Kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viện Trung ương

0,97 0,16

Bệnh viện tỉnh
0,88 0,14
Bệnh viện huyện
0,73 0,11
Chung
0,86 0,14
(Nguồn: WHO, 1999).
2. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI Y SINH
Chúng ta có nhiều cách phân loại Rác thải y tếnhưng để phục vụ cho mục đích quản
lý chất thải, phòng ngừa các tác hại lên sức khoẻ cộng đồng có thể chia chúng ra như sau:
• Chất thải có chứa các mầm bệnh truyền nhiễm
• Chất thải có chứa chất độc hại từ phòng xét nghiệm
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 83 -
• Chất thải chứa các chất phóng xạ
• Chất thải chứa các vật khó xử lý như bơm tiêm, túi ni lông
• Dược phẩm thải bỏ, quá hạn
• Các phần cắt bỏ của cơ thể cũng là một loại chất thải, chúng có thể nguy hiểm
hoặc không phải là nguy hiểm nhưng lại có ý nghĩa về thẩm mĩ và đạo đức
• Các xác động vật thí nghiệm.

3. THÀNH PHẦN CỦA CHẤT THẢI Y SINH
Sự phát sinh Rác thải y tếtừ các hoạt động chuyên môn của bệnh viện và các nghiên
cứu rất đa dạng song chưa được điều tra và thống kê đầy đủ. Sơ bộ có thể liệt kê như sau:
• Chất thải khoa điều trị: Bộ phận thay bông băng lau mủ: gạc, bông băng dính
máu mủ, mủ hoại tử, tổ chức hoại tử đã cắt lọc. Bộ phận tiêm: kim tiêm, bơm
tiêm, ống thuốc, thuốc thừa. Các dịch, bệnh phẩm, túi đựng.
• Chất thải phòng mổ: bông nhiễm khuẩn, mủ, tổ chức hoại tử, các phần cắt bỏ
của cơ thể, máu, dịch, thuốc, hoá chất, kim tiêm, bơm tiêm.

• Chất thải phòng khám: bệnh phẩm, mủ, các tổ chức hoại tử, bông băng, gạc
nhiễm khuẩn, dụng cụ, nẹp cố định, quần áo nhiễm khuẩn.
• Chất thải khoa xét nghiệm huyết học: môi trường, máu, hoá chất chai lọ, kim
tiêm.
• Chất thải khoa xét nghiệm vi sinh, hoá sinh: bệnh phẩm, phân, nước giải, máu
mủ, đờm, hoá chất, môi trường nuôi cấy.
• Chất thải phòng thí nghiệm: các xác động vật, các bộ phận cắt bỏ của động vật,
các chất thải của quá trình sản xuất văc - xin.
• Chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân, nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân: đồ
ăn, thức uống, vỏ thuốc, giấy loại, quần áo bẩn.
Thành phần rác bệnh viện hiện nay rất đa dạng và phức tạp vì chúng ta chưa có hệ
thống phân loại rác nguy hiểm ngay từ lúc phát sinh. Các khảo sát cho thấy thành phần
của rác bệnh viện bao gồm giấy, kim loại, thuỷ tinh, chai lọ, bông băng, bột bó gẫy
xương, túi nhựa các loại, bệnh phẩm, các phần cắt bỏ của cơ thể, rác hữu cơ, đất đá và các
loại vật rắn khác.
Tỷ trọng của các thành phần rác cũng đa dạng và thay đổi tuỳ theo loại bệnh viện.
Chúng ta chưa có quy định thật tỷ mỉ về tiêu chuẩn phân loại nên các điều tra gần đây đều
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 84 -
nêu ra tỷ lệ rác nguy hiểm trong bệnh viện lớn thường chiếm tới 20 - 25% toàn bộ rác
phát sinh. Con số này so với các bệnh viện của nước ngoài là hơi cao, theo tài liệu của
WHO (1994) thì trong chất thải bệnh viện trung bình có 15% là độc hại.
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 85 -
Bảng 2. Thành phần rác thải của 5 bệnh viện tại các vùng khác nhau ở Việt Nam
(Phạm Thị Ngọc Bích và cs)
Thành phần chất thải của rác bệnh viện
Trọng lượng

(kg)
Phần trăm
(%)
1. Kim loại, vỏ đồ hộp
2. Giấy nát các loại, hộp các tông, báo
3. Đồ thuỷ tinh, ống tiêm, lọ thuốc
4. Bông băng, bột bó gẫy xương
5. Chai, túi nhựa các loại PP, PE, PVC
6. Bơm tiêm nhựa, kim tiêm
7. Bệnh phẩm xét nghiệm
8. Rác hữu cơ
9. Đất đá, sỏi cát, sành và các vật rắn khác
8,0
2,1
6,5
24,3
27,9
2,4
1,6
146,7
58,0
2,9
0,7
8,8
10,1
0,9
0,9
0,6
52,7
21

Tổng cộng
277 100
Theo một số kết quả điều tra năm 1998 – 1999 của các đơn vị nghiên cứu, đặc biệt là
của dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và WHO, thành phần một số rác thải bệnh viện ở Việt
Nam được thống kê như sau:

Bảng 3. Thành phần rác thải bệnh viện ở Việt Nam

Thành phần rác thải bệnh viện
%
Giấy các loại 3
Kim loại, vỏ hộp 0,7
Thuỷ tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm
nhựa
3,2
Bông băng, bột bó gãy xương 8,8
Chai, túi nhựa các loại 10,1
Bệnh phẩm 0,6
Rác hữu cơ 52,57
Đất đá và các vật rắn khác 21,03

Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 86 -
4. NHỮNG NGUY CƠ CỦA CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Chất thải y tế bao gồm một lượng lớn chất thải nói chung và một lượng nhỏ hơn
các chất thải có tính nguy cơ cao. Chất thải rắn y tế có thể tạo nên những mối nguy cơ cho
sức khỏe con người.
4.1. Các kiểu nguy cơ
Việc tiếp xúc với các chất thải rắn y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương.

Bản chất mối nguy cơ của chất thải rắn y tế có thể được tạo ra do một hoặc nhiều đặc
trưng cơ bản sau đây:
• Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm
• Là chất độc hại có trong rác thải y tế
• Các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm
• Các chất thải phóng xạ
• Các vật sắc nhọn.
4.2. Những đối tượng có thể tiếp xúc với nguy cơ
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có nguy cơ
tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những người ở ngoài các
cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị
phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự sai sót trong khâu quản lý chất thải. Dưới đây
là những nhóm chính có nguy cơ cao:
• Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện
• Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú
• Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân
• Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ sở
khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như giặt là, lao công, vận chuyển bệnh
nhân…
• Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ rác thải,
các lò đốt rác) và những người bới rác, thu gom rác.
Ngoài ra còn có các mối nguy cơ liên quan với các nguồn chất thải y tế quy mô
nhỏ, rải rác, dễ bị bỏ quên. Chất thải từ những nguồn này có thể sản sinh ra từ những tủ
thuốc gia đình hoặc do những kẻ tiêm chích ma tuý vứt ra.
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 87 -
4.3 Các nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Các vật thể trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa đựng một lượng rất
lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào. Các tác nhân gây bệnh này có

thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các cách thức sau:
• Qua da (qua một vết thủng, trầy sước hoặc vết cắt trên da)
• Qua các niêm mạc (màng nhầy)
• Qua đường hô hấp (do xông, hít phải)
• Qua đường tiêu hoá
Các ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với chất thải y tế được liệt kê trong
Bảng 4 qua đường truyền là các dịch thể như máu, dịch não tuỷ, chất nôn, nước mắt,
tuyến nhờn.
Một mối nguy cơ rất lớn hiện nay đó là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch
(HIV) cũng như các virus lây qua đường máu như viêm gan B, C có thể lan truyền ra cộng
đồng qua con đường rác thải y tế. Những virus này thường lan truyền qua vết tiêm hoặc
các tổn thương do kim tiêm có nhiễm máu người bệnh.
Do sự quản lý yếu kém các chất thải y tế tại các cơ sở y tế, một số vi khuẩn đã có
tính đề kháng cao đối với các loại thuốc kháng sinh và các hoá chất sát khuẩn. Điều này
đã được minh chứng, chẳng hạn các plasmit từ các động vật thí nghiệm có trong chất thải
y tế đã được truyền cho vi khuẩn gốc qua hệ thống xử lý chất thải. Hơn nữa, vi khuẩn E.
Coli kháng thuốc đã cho thấy nó vẫn còn sống trong môi trường bùn hoạt mặc dù ở đó có
vẻ như không phải là môi trường thuận lợi cho loại vi sinh vật này trong điều kiện thông
thường của hệ thống thải bỏ và xử lý rác, nước.
Độ tập trung của các tác nhân gây bệnh và các vật sắc nhọn bị nhiễm các vi sinh
vật gây bệnh (đặc biệt là những mũi kim tiêm qua da) trong rác thải y tế thực sự là những
mối nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khoẻ. Những vật sắc nhọn trong rác thải y tế được coi là
một loại rác thải rất nguy hiểm bởi nó gây những tổn thương kép: vừa có khả năng gây tổn
thương lại vừa có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm.

Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 88 -
Bảng 4. Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại chất thải y tế,
các loại vi sinh vật gây bệnh và phương tiện lây truyền

Loại nhiễm khuẩn Vi sinh vật gây bệnh Phương tiện lây truyền
Nhiễm khuẩn tiêu hoá
Nhóm Enterobacteria: Salmonella,
Shigella spp.; Vibrio cholerae;
các loại giun, sán
Phân và/hoặc chất nôn
Nhiễm khuẩn hô hấp
Vi khuẩn lao, virus sởi,
Streptococcus pneumoniae, bạch
hầu, ho gà.
Các loại dịch tiết, đờm
Nhiễm khuẩn mắt
Virus herpes Dịch tiết của mắt
Nhiễm khuẩn sinh dục
Neisseria gonorrhoeae, virus
herpes
Dịch tiết sinh dục
Nhiễm khuẩn da
Streptococcus spp. Mủ
Bệnh than
Bacillus anthracis
Chất tiết của da (mồ hôi,
chất nhờn…)
Viêm màng não mủ do
não mô cầu
Não mô cầu (Neisseria
meningitidis)
Dịch não tuỷ
AIDS
HIV Máu, chất tiết sinh dục

Sốt xuất huyết
Các virus: Junin, Lassa, Ebola,
Marburg
Tất cả các sản phẩm máu
và dịch tiết
Nhiễm khuẩn huyết do
tụ cầu
Staphylococcus spp. Máu
Nhiễm khuẩn huyết
(do các loại vi khuẩn
khác nhau)
Nhóm tụ cầu khuẩn
(Staphylococcus spp.
Staphylococcus arueus);
Enterobacter; Enterococcus;
Klebssiella; Streptococcus spp.
Máu
Nấm Candida
Candida albican Máu
Viêm gan A
Virus viêm gan A Phân
Viêm gan B, C
Virus viêm gan B, C Máu, dịch thể

Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 89 -
4.4. Những mối nguy cơ từ loại chất thải hoá chất và dược phẩm
Nhiều loại hoá chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là những mối
nguy cơ đe doạ sức khoẻ con người (các độc dược, các chất gây độc gen, chất ăn mòn,

chất dễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ, gây shock phản vệ…). Các loại chất này
thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn có thể tìm thấy khi
chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Những chất này có thể gây nhiễm
độc khi tiếp xúc cấp tính và mạn tính, gây ra các tổn thương như bỏng, ngộ độc. Sự nhiễm
độc này có thể là kết quả của quá trình hấp thụ hoá chất hoặc dược phẩm qua da, qua
niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá. Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy,
chất ăn mòn, các hoá chất gây phản ứng (formaldehyd và các chất dễ bay hơi khác) có thể
gây nên những tổn thương tới da, mắt hoặc niêm mạc đường hô hấp. Các tổn thương phổ
biến hay gặp nhất là các vết bỏng.
Các chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm này, chúng
thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là những chất ăn mòn. Cũng cần phải
lưu ý rằng những loại hoá chất gây phản ứng có thể hình thành nên các hỗn hợp thứ cấp
có độc tính cao.
Các loại hoá chất diệt côn trùng quá hạn lưu trữ trong các thùng bị rò rỉ hoặc túi
rách thủng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của bất cứ ai tới gần và
tiếp xúc với chúng. Trong những trận mưa lớn, các hoá chất diệt côn trùng bị rò rỉ có thể
thấm sâu vào đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Sự nhiễm độc có thể xảy ra do tiếp xúc trực
tiếp với sản phẩm, do hít phải hơi độc hoặc do uống phải nước hoặc ăn phải thức ăn đã bị
nhiễm độc. Các mối nguy cơ khác có thể là các vụ hỏa hoạn hoặc ô nhiễm do việc xử lý
chất thải không đúng cách chẳng hạn như thiêu huỷ hoặc chôn lấp.
Các sản phẩm hoá chất được thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể gây nên các
ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh học hoặc gây ảnh
hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự nhiên nhận được sự tưới tiêu bằng nguồn nước này.
Những vấn đề tương tự như vậy cũng có thể bị gây ra do các sản phẩm của quá trình bào
chế dược phẩm bao gồm các kháng sinh và các loại thuốc khác, do các kim loại nặng như
thuỷ ngân, phenol và các dẫn xuất, các chất khử trùng và tẩy uế.
4.5. Những nguy cơ từ chất thải gây độc gen (genotoxic)
Đối với các nhân viên y tế chịu trách nhiệm tiếp xúc và xử lý loại chất thải gây độc
gen, mức độ ảnh hưởng của những mối nguy cơ bị chi phối bởi sự kết hợp giữa bản chất
của chất độc và phạm vi, khoảng thời gian tiếp xúc với chất độc đó. Quá trình tiếp xúc với

Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 90 -
các chất độc trong công tác y tế có thể xảy ra trong lúc chuẩn bị hoặc trong quá trình điều
trị bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng hoá trị liệu. Những phương thức tiếp xúc chính là
hít phải dạng bụi hoặc dạng phun sương qua đường hô hấp; hấp thụ qua da; qua đường
tiêu hoá do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc, hoá chất hoặc chất bẩn có tính độc. Việc
nhiễm độc qua đường tiêu hoá là kết quả của những thói quen xấu chẳng hạn như dùng
miệng để hút ống pipet trong khi định lượng dung dịch. Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra
khi tiếp xúc với các loại dịch thể và các chất tiết của những bệnh nhân đang được điều trị
bằng hoá trị liệu.
Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thư là tác động đến các chu
kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình đặc biệt trong nội bào như quá trình tổng
hợp ADN hoặc phân bào nguyên phân. Các thuốc chống ung thư khác, chẳng hạn như
nhóm alkyl hoá, không phải là pha đặc hiệu, chỉ biểu hiện độc tính tại một vài điểm trong
chu kỳ tế bào. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhiều loại thuốc chống ung thư lại
gây nên ung thư và gây đột biến. Khối u thứ phát, xảy ra sau khi ung thư nguyên phát đã
bị tiêu diệt, được biết hình thành do sự kết hợp của các công thức hoá trị liệu.
Nhiều loại thuốc có độc tính gây kích thích cao độ và gây nên những hậu quả huỷ
hoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt (Bảng 5). Chúng cũng có thể gây
chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da.
Cần phải đặc biệt cẩn thận trong việc sử dụng và vận chuyển chất thải genotoxic,
việc đào thải những chất thải như vậy vào môi trường có thể gây nên những hậu quả sinh
thái thảm khốc.
Bảng 5. Các thuốc độc hại tế bào gây nguy hiểm cho mắt và da
Nhóm Alkyl hoá:
Các thuốc gây rộp da
(
*
)

: Aclarubicin, Chlormethine, Cisplatin, Mitomycin
Các thuốc gây kích thích:
Carmustine, Cyclophosphamide, Dacarbazine,
Ifosphamide, Melphalan, Streptozocin, Thiotepa
Nhóm thuốc xen kẽ:
Các thuốc gây rộp da:
Asacrine, Dactinomycin, Daunorubicin, Doxorubicin,
Epirubicin, Pirarubicin, Zorubicin
Các thuốc gây kích thích: Mitoxantrone
Các alkaloid thuộc nhóm
Vinca và các dẫn xuất:

Các thuốc gây rộp da: Vinblastine, Vincristine, Vindesine, Vinorelbine
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 91 -
Epipodophyllotoxins.
Các thuốc gây kích thích: Teniposide
(
*
)
Tạo thành các mụn nước
4.6. Những nguy cơ từ các chất thải phóng xạ
Loại bệnh gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi loại chất thải và phạm vi
tiếp xúc. Nó có thể là đau đầu, hoa mắt chóng mặt và nôn nhiều bất thường. Bởi chất thải
phóng xạ, cũng như loại chất thải dược phẩm, là một loại độc hại gen, nó cũng có thể ảnh
hưởng đến các yếu tố di truyền. Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao, ví dụ
như các nguồn phóng xạ của các phương tiện chẩn đoán (máy Xquang, máy chụp cắt
lớp…), có thể gây ra một loạt các tổn thương (chẳng hạn như phá huỷ các mô, từ đó đòi
hỏi phải dẫn đến việc xử lý loại bỏ hoặc cắt cụt các phần cơ thể).

Các nguy cơ từ những loại chất thải có hoạt tính thấp có thể phát sinh do việc
nhiễm xạ trên phạm vi bề mặt của các vật chứa, do phương thức hoặc khoảng thời gian
lưu giữ loại chất thải này. Các nhân viên y tế hoặc những người làm nhiệm vụ thu gom và
vận chuyển rác phải tiếp xúc với loại chất thải phóng xạ này là những người thuộc nhóm
có nguy cơ cao.
4.7. Tính nhạy cảm xã hội
Ngoài việc lo ngại đối với những mối nguy cơ tác động lên sức khoẻ, cộng đồng
thường cũng rất nhạy cảm với những ấn tượng khi nhìn thấy loại chất thải thuộc về giải
phẫu, các bộ phận của cơ thể người bị cắt bỏ như tứ chi, rau thai bào nhi.
Đối với một số nền văn hoá, đặc biệt là ở châu Á, những niềm tin tôn giáo và đời
sống tâm linh đòi hỏi các phần của cơ thể phải được trả lại cho gia đình người bệnh trong
những chiếc quan tài nhỏ và được mai táng trong nghĩa địa.

5. CÁC ẢNH HƯỞNG LÊN SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG CỦA RÁC THẢI Y TẾ
5.1. Ảnh hưởng của loại chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Đối với những bệnh nguy hiểm do virus gây ra như HIV/AIDS, viêm gan B hoặc
C, các nhân viên y tế, đặc biệt là các y tá là những đối tượng có nguy cơ nhiễm cao nhất,
do họ phải thường xuyên tiếp xúc với những vật sắc nhọn bị nhiễm máu bệnh nhân gây
nên. Các nhân viên bệnh viện khác và những người vận hành quản lý chất thải xung
quanh bệnh viện cũng có nguy cơ đáng kể, chẳng hạn như những nhân viên quét dọn,
những người bới rác tại các bãi đổ rác (mặc dù những mối nguy cơ này không có tài liệu
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 92 -
đáng tin cậy để chứng minh). Nguy cơ của loại bệnh truyền nhiễm này trong số các bệnh
nhân và cộng đồng thấp hơn nhiều.
Các trường hợp tai nạn riêng lẻ hoặc nhiễm trùng thứ phát do chất thải y tế gây ra
đã được chứng minh bởi những tài liệu đáng tin cậy. Tuy vậy, nhìn chung, rất khó đánh
giá trực tiếp ảnh hưởng của chất thải rắn y tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Tỷ lệ các tổn thương hàng năm do các vật sắc nhọn trong chất thải y tế và dịch vụ

vệ sinh môi trường cả trong và ngoài các bệnh viện gây ra đã được cơ quan Đăng ký các
Độc chất và Bệnh tật Hoa Kỳ (ATSDR) đánh giá. Nhiều tổn thương gây ra do kim tiêm
trước khi vứt bỏ vào các thùng chứa, do những thùng chứa đó không kín hoặc được làm
bằng những loại vật liệu dễ bị rách, thủng.
Một số nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy, số nhiễm virus viêm gan B hàng năm ở Mỹ
do tiếp xúc với chất thải y tế vào khoảng từ 162 đến 321 ca so với tổng số 300.000 trường
hợp do tất cả các nguyên nhân mỗi năm.
Có những dữ liệu về các trường hợp nhiễm trùng khác liên quan tới chất thải y tế
nhưng không đầy đủ để có thể cho phép đưa ra bất kỳ một kết luận nào. Nhiều khi dựa
trên cơ sở các chỉ số viêm gan B cho thấy tất cả các nhân viên làm nhiệm vụ tiếp xúc và
vận chuyển chất thải y tế nên được tiêm chủng chống lại bệnh tật.
Nhưng đã trình bày ở trên, y tá và những nhân viên bệnh viện là những nhóm nguy
cơ chính bị tổn thương, tỷ lệ tổn thương hàng năm của những đối tượng này vào khoảng
10 – 20 phần nghìn. Các nhân viên lao công và nhân viên xử lý chất thải là những đối
tượng có tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp cao nhất trong số các nhân viên làm tại các cơ sở y
tế, tỷ lệ hàng năm ở Mỹ là 180 phần nghìn. Cho đến thời điểm hiện nay thì ở Việt nam
vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào phản ảnh được tình trạng tổn thương do nghề
nghiệp của các nhân viên y tế.
5.2. Ảnh hưởng của chất thải hóa chất và dược phẩm
Trong khi không có tài liệu khoa học nào cho thấy mức độ phổ biến của bệnh tật
gây ra do chất thải hoá chất hoặc dược phẩm từ các bệnh viện đối với cộng đồng, thì
nhiều trường hợp nhiễm độc quy mô lớn do chất thải hoá chất công nghiệp đã xảy ra.
Ngoài ra đã có nhiều vụ tổn thương hoặc nhiễm độc do việc vận chuyển hoá chất và dược
phẩm trong bệnh viện không bảo đảm. Các dược sĩ, bác sĩ gây mê, y tá, kỹ thuật viên, cán
bộ hành chính có thể có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da do tiếp xúc
với các loại hoá chất dạng chất lỏng bay hơi, dạng phun sương và các dung dịch khác. Để
hạn chế tới mức thấp nhất loại nguy cơ nghề nghiệp này nên thay thế hoặc giảm lượng
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 93 -

hoá chất độc hại xuống bất cứ lúc nào có thể và cung cấp các phương tiện bảo hộ cho tất
cả những người tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. Những nơi sử dụng và bảo quản loại hoá
chất nguy hiểm cũng nên được thiết kế hệ thống thông gió phù hợp, huấn luyện các biện
pháp phòng hộ và các trường hợp cấp cứu cho những người có liên quan.
5.3. Những ảnh hưởng của các chất thải gây độc gen
Cần phải có thời gian để thu thập những dữ liệu về ảnh hưởng lâu dài đối với sức
khoẻ của các chất thải gây độc gen trong y tế, bởi vì rất khó đánh giá ảnh hưởng của loại
độc chất phức tạp này lên mối nguy cơ đối với con người. Một nghiên cứu được tiến hành
ở Phần Lan đã tìm ra một dấu hiệu liên quan giữa sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ
và tiếp xúc nghề nghiệp với các thuốc chống ung thư, nhưng các nghiên cứu tương tự tại
Pháp và Mỹ lại không xác nhận kết quả này.
Có rất nhiều nghiên cứu đã điều tra mối liên quan giữa nguy cơ đối với sức khoẻ và
việc tiếp xúc với thuốc chống ung thư, biểu hiện của mối liên quan này là sự tăng đột biến
các thành phần trong nước tiểu ở những người đã tiếp xúc và tăng nguy cơ sảy thai. Đã có
một số nghiên cứu cho thấy rằng những nhân viên quét dọn trong bệnh viện phải tiếp xúc
với nguy cơ, có lượng nước tiểu tăng vượt trội so với những y tá và các dược sĩ trong
bệnh viện đó. Mức độ tập trung các thuốc gây độc gen trong bầu không khí bên trong
bệnh viện cũng đã được xem xét trong một số nghiên cứu nhằm đánh giá các ảnh hưởng
đến sức khoẻ với việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Hiện vẫn chưa có một bằng chứng
khoa học nào ghi nhận những hậu quả bất lợi đối với sức khoẻ do công tác quản lý yếu
kém đối với các chất thải gây độc gen.
5.4. Những ảnh hưởng của chất thải phóng xạ
Nhiều tai nạn đã được ghi nhận do việc thanh toán và xử lý các nguyên liệu trong
trị liệu hạt nhân cùng với số lượng lớn những người bị tổn thương do tiếp xúc với yếu tố
nguy cơ. Ở Brazil, đã phân tích và có đầy đủ tài liệu để chứng minh một trường hợp ảnh
hưởng của ung thư lên cộng đồng có liên quan tới việc rò rỉ chất thải phóng xạ trong bệnh
viện. Một bệnh viện chuyên về trị liệu bằng phóng xạ trong khi chuyển địa điểm đã làm
thất thoát tại địa điểm cũ một nguồn xạ trị đã được niêm phong; một người dân chuyển
đến địa điểm này đã nhặt được nó và mang về nhà. Hậu quả là đã có 249 người tiếp xúc
với nguồn phóng xạ này, nhiều người trong số đó hoặc đã chết hoặc gặp hàng loạt các vấn

đề về sức khoẻ (IAEA - 1988). Ngoại trừ biến cố xảy ra tại Brazil, còn lại không có dữ
liệu khoa học đáng tin cậy nào có giá trị về ảnh hưởng của chất thải phóng xạ bệnh viện.
Có thể đã có nhiều trường hợp tiếp xúc với chất thải phóng xạ bệnh viện có liên quan đến
các vấn đề về sức khoẻ, song không được ghi nhận. Chỉ có những báo cáo các vụ tai nạn
Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn

- 94 -
có liên quan đến việc tiếp xúc với các chất phóng xạ ion hoá trong các cơ sở điều trị do
hậu quả từ các thiết bị X quang hoạt động không an toàn, do việc chuyên chở các dung
dịch xạ trị không đảm bảo hoặc thiếu các biện pháp giám sát trong xạ trị liệu.
Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh rằng các chất thải bệnh
viện có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cán bộ, nhân viên y tế, đến cộng đồng dân cư nếu
như việc quản lý không được thực hiện đúng yêu cầu vệ sinh. Các bệnh có nguy cơ lây
truyền rất lớn qua rác thải bệnh viện là bệnh lây, ỉa chảy, viêm gan B, C và cả HIV.
Shirato, một nhà nghiên cứu Nhật đã tổng kết hơn 500 trường hợp bị lây nhiễm do hoá
chất thải bệnh viện, trên 900 trường hợp bị nhiễm độc do các chất thải từ bệnh viện.
Những đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất là y tá, bác sĩ, và đặc biệt là người bới rác, thu gom
rác. Những trẻ em đào bới rác thường không có găng tay và rất dễ bị rạch đứt da bằng các
ống tiêm, lọ thuốc vỡ có trong rác. Số liệu của Nhật Bản năm 1986 cho thấy 67,3% những
người thu gom rác trong các bệnh viện bị thổn thương do các vật sắc nhọn. Các tác hại
của rác bệnh viện còn bao gồm cả sự tăng nhiễm khuẩn và kháng thuốc, lây nhiễm bệnh
cho nhân dân sống trong vùng lân cận, ảnh hưởng tới tâm lý và thẩm mỹ đô thị.
Rác không được thu dọn kịp thời sẽ trở thành nơi phát sinh ruồi muỗi, chuột, gián.
Các trung gian truyền bệnh này tạo ra một nguy cơ lan tràn bệnh dịch nhanh chóng từ các
bệnh viện. Một số rác thải được đổ chất đống trong bệnh viện và bị những người nhặt rác,
chủ yếu là trẻ em đào bới, chọn ra các thứ có thể tái sử dụng. Điều này đặc biệt nguy hiểm
vì những người nhặt rác hoặc vì không hiểu biết được tính chất độc hại của rác bệnh viện
hoặc vì cuộc sống khó khăn mà họ có thể đang góp phần làm lây lan bệnh tật.
Mặc dù nguy cơ ô nhiễm do Rác thải y tếrất lớn nhưng cho đến nay ở Việt Nam
chúng ta vẫn chưa có những nghiên cứu đủ độ tin cậy về ảnh hưởng của rác thải lên sức

khoẻ cộng đồng.

6. HIỆN TRẠNG CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
NGUY HẠI TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM
6.1. Nhận định chung
Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam trong quá trình thiết kế và xây dựng nằm trong
giai đoạn đất nước còn nghèo, trải qua chiến tranh lại chưa có nhận thức đúng nên đều
không có phần xử lý chất thải nghiêm túc, đúng quy trình và ngày nay vấn đề này đã trở
nên bức xúc, gây ô nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường bệnh viện và xung

×