Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.47 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1.1 Những giá trị truyền thống tạo nên sức mạnh dân tộc.
1.2 Hồ Chí Minh tổng kết những kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam và cách
mạng thế giới.
1.3 Quan điểm của Chủ nghĩa Mac – Lê nin.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công
của cách mạng.
2.2 Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
2.3 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
2.4 Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt
trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 | P a g e
LỜI MỞ ĐẦU
Đảng lãnh đạo, nhân dân làm cách mạng, nhưng cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng nhân dân đông đảo, mà không phải là công việc của một số người, cảu
riêng ai hay của riêng Đảng. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân
tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng
ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó tư
tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn đối với quá trình phát
triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Đấy là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán
trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành
chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
NỘI DUNG
1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN
KẾT DÂN TỘC


Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố
và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển biện chứng chủ nghĩa yêu nước và
truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa
Mác – Lênin đã được vận dụng và phát triển sáng tạo, phù hợp với tình hình và điều
kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng.
1.1 Những giá trị truyền thống tạo nên sức mạnh dân tộc.
2 | P a g e
Truyền thống yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức đoàn kết, cố kết
dân tộc được hình thành ở nước ta từ hàng ngàn năm lịch sử dựng nước, giữ nước và
phát triển đất nước. Nếu như để trả lời cho câu hỏi ở Việt Nam có bao nhiêu truyền
thống, đó là những truyền thống nào? thì ta có thể kể đến những truyền thống như:
truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái… tất cả đó tạo nên giá trị truyền
thống bao gồm chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất cho độc
lập, tự do; tinh thần nhân nghĩa và tinh thần đoàn kết, sự tương thân tương ái, vị tha
của dân tộc, ý thức độc lập ự cường…
Nổi bật lên trong các truyền thống đó là truyền thống yêu nước. Đề cập đến chủ nghĩa
yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “ Dân ta có một lòng nồng nàn
yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc
bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và cướp nước”.
Những giá trị truyền thống đó được hình thành từ yếu tố địa – chính trị, môi
trường, xã hội và hình thành nên kết cấu nhà – làng – nước vững chắc. Nó trở thành
triết lý nhân sinh, thành phép ứng xử của con người Việt Nam (nước mất nhà tan,
giặc đến nhà đàn bà cũng đánh…), nó còn được các anh hùng dân tộc đúc kết thành
phương pháp đánh giặc cứu nước như: tướng sĩ một lòng phụ tử, chở thuyền là dân,
lật thuyền cũng là dân…
1.2 Hồ Chí Minh tổng kết những kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam và
cách mạng thế giới.
Trước hết, là Hồ Chí Minh tổng kết kinh nghiệm qua phong trào cách mạng Việt

Nam.
Hồ Chí Minh tổng kết, đánh giá các di sản truyền thống vê tư tưởng tập hợp lực
lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối cà các phong trào cách mạng thế giới,
nhất là các phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa, từ đó người rút ra bài học kinh
nghiệm để hình thành và hoàn chỉnh tư tưởng về đại đoàn kết của mình. Các phong
3 | P a g e
trào cách mạng Việt Nam thực tế vừa hào hùng, vừa bi tráng đã chứng tỏ nếu chỉ có
yêu nước thôi thì không đủ để đánh giặc: “sử ta đã dạy cho ta rằng, khi nào dân ta biết
đoàn kết thì khi đó dân ta dành thắng lợi”.
Yêu cầu của thời đại mới là phải có lực lượng lãnh đạo quy tụ cả dân tộc vào dấu
tranh cách mạng, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc bền vững thì mới dành thắng lợi. Hồ Chí Minh đã thấy hạn chế trong phương pháp
tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, Người đã tìm cách sang Pháp để tìm
hiểu và trở về giúp đồng bào mình.
Từ đó người đi tìm hiểu phong trào cách mạng tư sản (Anh, Pháp…) và cách
mạng vô sản, cách mạng tháng Mười Nga. Những cuộc cách mạng tư sản ở Anh Pháp
đã giành được thắng lợi, tuy nhiên nó vẫn là cuộc cách mạng chưa đến nơi. Tổng kết
thực tiễn đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, Người thấy rõ sức mạnh tiềm ẩn to lớn
của họ, song bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế: chưa có sự lãnh đạo đúng đắn,
chưa biết đoàn kết lại, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức.
Với việc tìm hiều cuộc cách mạng vô sản, đặc biệt là cách mạng tháng Mười
Nga, Hồ Chí Minh đã rút ra những bài học quý. Đó là những bài học về huy động, tập
hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành giữ vững chính quyền cách
mạng, để đánh tan sự can thiệp của 14 nước Đế quốc muốn bóp chết nhà nước non trẻ
Xô viết non trẻ, để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới cho lịch
sử nhân loại. Rằng cách mạng muốn thành công thì phải biết kết hợp các giai cấp mà
trong đó, giai cấp công nông là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
1.3 Quan điểm của Chủ nghĩa Mac – Lê nin.
Một số quan điểm là:
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.

+ Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử.
+ Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc.
+ Liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng cách mạng.
+ Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thần “Vô sản tất
cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”….
Đây được coi là cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tưởng
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
4 | P a g e
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mac – Lê nin chủ yếu là ở chỗ vừa hoạt động
cách mạng, Người vừa nghiên cứu chủ nghĩa Mac – Lê nin, vừa tìm hiểu cách mạng
tháng Mười, vì vậy Người đã sớm nắm được linh hồn của Chủ nghĩa Mac – lê nin,
những vấn đề cốt lõi của học thuyết cách mạng và khoa học của các ông. Nhờ đó
Người đã có cơ sở khoa học để đánh chinh xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế
trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước
Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, những bài học kinh nghiệm
rút ra từ cuộc cách mạng các nước, từ đó hình thành và hoàn chỉnh tư tưởng về đại
đoàn kết của Người.
2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC.
2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành
công của cách mạng.
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng
Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX bị thất bại có một nguyên nhân sâu xa là cả nước đã không đoàn kết được
thành một khối thống nhất. Người thấy rằng, muốn đưa cách mạng đến thành công phải
có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội
mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực
lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Do đó, đoàn kết trở thành vấn đề chiến
lược lâu dài của cách mạng, là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng.
Hồ Chí Minh đi đến kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc bị áp bức và
nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh cách mạng, bằng cách

mạng vô sản. Người đã vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách
mạng vô sản vào thực tiễn Việt Nam, biến lý thuyết thành hiện thực, xây dựng lý luận
cách mạng thuộc địa, trong đó Người quan tâm nhiều đến vấn đề lực lượng cách mạng
và phương pháp cách mạng.
Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều
chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng
khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhận thức là vấn đề sống
5 | P a g e

×