Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của một số dòng đột biến được tạo ra từ việc xử lý đột biến một số giống lúa đặc sản ở thế hệ thứ 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.16 MB, 48 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết lúa là một trong những cây lương thực rất thân thuộc với
nông dân. Lúa không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của dân mà còn có
vai trò vô cùng to lớn trong việc sản xuất cũng như góp phần không nhỏ vào thu
nhập quốc dân. Thật vậy, lúa gạo nuôi sống gần một nửa hành tinh mỗi ngày, cung
cấp hầu hết thu nhập chính cho hàng triệu hộ gia đình ở vùng quê nghèo khổ.
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, lúa luôn là một cây lương
thực thiết yếu không thể thay thế. Theo tổ chức Lương thực Quốc tế - FAO thì
hàng năm có khoảng trên 20 triệu tấn gạo được sử dụng làm hàng hóa buôn bán
trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam – một nước đang phát triển, dân số trên 80
triệu thì 100% người dân sử dụng lúa gạo là lương thực chính. Vậy nhưng cuối
tháng 3 - 2008, tình hình thiếu thốn lương thực đặc biệt là gạo lại diễn ra hết sức
nhanh chóng. Trong khi đó có hàng loạt tác động không tốt xảy ra làm ảnh hưởng
đến số lượng cũng như chất lượng gạo. Thứ nhất - sự gia tăng dân số: Theo tổ chức
dân số thế giới vào 2010 dân số tăng 8 tỷ dân, như vậy gạo tiêu thụ tăng 75%. Dân
số kéo theo không chỉ nhu cầu lương thực mà nhu cầu nhà ở cũng là một vấn đề.
Để xây dựng nhà ở đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể…; Thứ hai - đô thị hóa: đô
thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm; thứ ba - việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật: việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có xu hướng tăng, làm ảnh hưởng đến
số chất lượng nông sản như vậy, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới năng suất,
chất lượng gạo nhưng một nguyên nhân vô cùng quan trọng chính là ''giống''. Các
phương pháp tạo giống cũng rất đa dạng, ngày nay người ta đặc biệt quan tâm tới
phương pháp gây đột biến. Đây là một phương pháp không phức tạp, nhanh cho kết
quả [6].
Với mong muốn góp một phần bé nhỏ vào việc tạo ra giống mới đáp ứng
được nhu cầu hiện nay chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của một số dòng đột biến được tạo ra
từ việc xử lý đột biến một số giống lúa đặc sản ở thế hệ thứ 5”.
2. Mục tiêu
- Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của các


dòng đột biến.
- Theo dõi tuyển chọn một số dòng lúa đột biến có triển vọng góp phần phong
phú thêm nguồn giống cho địa phương.
3. Ý nghĩa
3.1. Ý nghĩa khoa học
Qua nghiên cứu cho ta hiểu rõ hơn về đặc điểm nông sinh học, các đặc tính di
truyền, cũng như các giai đoạn trong quá trình phát triển của lúa là cơ sở vững chắc
giúp ta chọn tạo ra các dòng lúa tốt.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Chọn tạo giống bằng phương pháp đột biến đã và đang góp phần rất lớn vào
việc tuyển chọn giống mới năng suất, phẩm chất cao.
- Đột biến tạo ra vật liệu khởi đầu cho chọn tạo giống. Kết hợp các biện pháp
khác như lai tạo đã chọn tạo ra rất nhiều gióng lúa mới cho năng suất và phẩm chất
cao đang được trồng rộng rãi khắc nơi.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc của lúa
Cây lúa trồng (Oryza sativa L.) là loài thân thảo sống hàng năm thời gian sinh
trưởng của các giống lúa dài ngắn khác nhau và trong khoảng 60 - 250 ngày [4],
[5].
Về nguồn gốc cây lúa có nhiều giả thuyết, nhưng một cách tổng thể 4 giả
thuyết được đề cập nhiều nhất là:
+ Nguồn gốc Trung Quốc.
+ Nguồn gốc Ấn Độ.
+ Nguồn gốc Đông Nam Á.
+ Nguồn gốc đa trung tâm.
Đến nay đã có sự thống nhất nguồn gốc cây lúa từ Đông Nam Á [1].
Theo phương diện thực vật học, lúa trồng bắt nguồng từ lúa dại Oryza fatma
hình thành qua một quá trình chọn lọc nhân tạo lâu dài. Loài Oryza fatma thường
phân bố ở Ấn Độ, Campuchia, Việt Nam, vùng Đông Nam Trung Quốc, Thái Lan

và Myama.
Lúa trồng thuộc chi Oryza gồm 22 loài với 22 hoặc 48 NST, trong đó chỉ có 2
loài lúa trồng là Oryza sativa hiện chiếm ưu thế trong sản xuất và Oryza glaberrina
chỉ được trồng với diện tích nhỏ ở Tây Phi [6].
1.2. Phân loại lúa
Việc phân loại cây lúa có nhiều quan điểm khác nhau:
* Theo phân loại học thực vật, cây lúa Oryza sativa L. Có vị trí phân loại như
sau:
Giới (regrum): Phantae - thực vật
Nghành (Divisio): Andisermac - thực vật có hạt
Lớp (Clasic): Monocotyledunes - lớp một lá mầm
Bộ (Ordo): Poales (Graminales) - hòa thảo
Họ (Fmilia): Poaceae - hòa thảo
Họ phụ (Pryzoideae) - hòa thảo ưa nước
Chi (Grenus): Oryza lúa
Loài (Species): Oryza sativa - lúa trồng
Việc phân loài lúa trồng Oryza sativa có quan điểm khác nhau:
+ Theo Goutehi (1934 - 1943), lúa có các loài phụ nhau sau:
Loài phụ Ấn Độ (Subsp. Indaca)
Loài phụ Nhật Bản (Subp. Japonica kato)
Loài phụ Java (Subp. Javanica)
+ Kato (1931), phân loại cây lúa thành 2 loài phụ sau:
Loài phụ Ấn Độ (O.Subsp. Innica kata)
Loài phụ Nhật Bản (O.Subsp. Japonica kato)
* Theo cấu tạo tinh bột, người ta phân loại lúa thành lúa nếp và lúa tẻ.
* Theo mùa vụ trong năm và TGSR, Oryza sativa gồm lúa chiêm và lúa mùa
[8].
1.3. Đặc điểm nông sinh học của lúa
* Một số bộ phận quan trọng của lúa:
- Rễ lúa:

Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, gồm 2 loại: rễ mầm và rễ phụ.
Rễ mầm phát triển từ khi hạt bắt đầu nảy mầm, chỉ có một chiếc duy nhất. Rễ
phụ được hình thành sau và được tạo trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa.
Cả hai loại rễ đều có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng cho cây.
- Thân lúa:
Thân phát triển từ thân mầm, có dạng ống tròn, gồm các đốt đặc và gióng
rỗng.
Thân lúa làm nhiệm vụ vận chuyển và giữ nước, muối khoáng lên lá để quang
hợp, vận chuyển oxy và các sản phẩm khác từ lá tới các bộ phận khác của cây.
- Lá lúa:
Lá lúa có hai loại:
+ Lá không hoàn toàn (lá bao): chỉ có ở bẹ ôm lấy thân, không có phiến lá,
phát triển ngay sau khi hạt nảy mầm.
+ Lá hoàn toàn (lá thật): gồm bẹ lá, cổ lá, phiến lá, tai lá và thìa lá.
Lá lúa là trung tâm hoạt động sinh lý của cây lúa (hô hấp, quang hợp, tích lũy
chất khô ).
- Bông lúa:
Gồm: cuống bông, thân bông, gié, hoa, hạt.
+ Cuống bông: là phần cuối của thân bông.
+ Thân bông: có 5 - 10 đốt, trên mỗi đốt mọc 1 gié chính gọi là gié cấp 1, trên
gié cấp 1 mọc 1 gié thứ cấp 2 chia nhiều chẽn, mỗi chẽn đính 1 hoa.
Cuống bông và thân bông được nối với nhau bằng đốt cổ bông.
- Hoa lúa:
Hoa lúa là hoa lưỡng tính, gồm: đế hoa, lá bắc, vẩy cá, nhị và nhụy.
Lá bắc có 4 lá, 2 lá phía trong phát triển thành 2 vỏ trấu, 2 lá phía ngoài là
mày hoa.
Vẩy cá là một màng mỏng không màu, nằm ở giữa bầu nhụy và vỏ trấu, điều
khiển sự đóng mở của vỏ trấu khi hạt lúa phơi màu.
Nhị có 6 bao phấn, mọc xen kẽ thành 2 vòng, một bao phấn có 4 ngăn chứa
nhiều hạt phấn. Hạt phấn có hai tầng tế bào và có hai lỗ để nảy mầm.

Nhụy ở giữa hoa, hình trứng dài, đầu nhụy có 3 nhánh nhưng chỉ có 2 nhánh
phát triển còn 1 nhánh thoái hóa.
- Hạt thóc:
Gồm nội nhũ và phôi: nội nhũ chiếm phần lớn hạt thóc, phôi gồm rễ phôi, trục
phôi và lá phôi [3], [8].
* Quá trình sinh trưởng của lúa:
Quá trình sinh trưởng của lúa từ khi nảy mầm đến khi chín khoảng 90 - 180
ngày tùy từng giống và điều kiện ngoại cảnh. Trong đời sống của cây lúa có thể
chia làm 2 thời kỳ chủ yếu: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng thực.
Theo tiêu chuẩn đánh giá cây lúa IRRI "các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
được chia làm 9 giai đoạn" [11]:
1. Giai đoạn nảy mầm
2. Giai đoạn mạ
3. Giai đoạn đẻ nhánh
4. Giai đoạn vươn lóng
5. Giai đoạn làm đòng
6. Giai đoạn trỗ bông
7. Giai đoạn chín sữa
8. Giai đoạn vào chắc
9. Giai đoạn chín
1.4. Vai trò của lúa
Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu của thế giới có vai trò quan trọng
đối với con người.
Thực tế cho thấy những năm qua, nhờ khoa học công nghiệp trên lúa,Việt
Nam đã tạo nhiều giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt,sản lượng không chỉ đảm
bảo an ninh lương thực quốc tế mà còn giữ vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu
gạo.
Lúa không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của dân mà còn có vai trò
to lớn trong việc sản xuất cũng như góp phần không nhỏ vào thu nhập quốc dân.
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng lúa luôn là một cây lương thực

thiết yếu không thể thay thế [15].
1.5. Xu hướng chọn giống lúa ngày nay
Theo tiêu chuẩn đánh giá IRRI thì tiêu chuẩn cần đạt của một giống lúa tốt
hiện nay là:
- Lá cây tương đối ngắn, hẹp, dày, góc lá nhỏ, màu lục đậm.
- Chín sớm, không có phản ứng với chu kỳ quang để có thể gieo cấy ở các
thời vụ khác nhau trong năm.
- Thân ngắn, cứng cây, có bông ngắn, to, ít bị đổ.
- Khả năng kháng sâu bệnh cao.
- Chịu phân, chống chịu các điều kiện khắc nghiệt của các vùng miền.
- Chín đều, hạt ít bị rụng.
- Năng suất cao, chất lượng gạo cao, tỉ lệ gạo cao.
- Gạo dễ chế biến, dễ ăn.
- Theo Ofrema 1969: nhiệm vụ cơ bản của chọn giống là tạo ra những giống
lúa có năng suất cao, thấp cây, chống đổ, chịu phân, chín sớm, có phản ứng trung
tính với quang chu kỳ để trồng được nhiều vụ trong năm [7], [12].
1.6. Đột biến thực nghiệm
1.6.1. Lược sử nghiên cứu
Lịch sử nghiên cứu có thể chia làm 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1; từ 1890 - 1927
Ở giai đoạn này bắt đầu có những nghiên cứu bước đầu về đột biến như: công
trình nghiên cứu đột biển của người Hà Lan Hygo De Vries ở cây Lamarkiana với
“ thuyết đột biến” công bố năm 1909. Hay công trình của Natxas và Philipop phát
hiện ra tia x có khả năng gây biến dị di truyền ở nấm hạ đẳng vào năm 1925, Mulle
sau đó đã phát hiện đột biến vào năm 1926 trên ruồi giấm.
Giai đoạn 2: Bắt đầu năm 1927 đến đầu 1939.
Với các công hiến của muller (1927), của Staler (1928), của Dilone, Xapeglin
(1928-1930). Các ông đã phat hiện vai trò của tia x trong các tạo các đột biến trên
ruồi giấm, ngô, lúa mạch…
Giai đoạn 3: Từ 1939 - 1953 giai đoạn này được đánh dấu bằng hàng loạt

công trình phát hiện ra các chất gây đột biến của Xacalop (1938 - 1939) Rapoport
(1940 - 1948). Các chất như: Iot, ethyleimiler, diethysulfate, nitrozomethyure,…
nitrozomethyure gây đột biến trên nhiều đối tượng khac nhau như: động vật, thực
vật, vi sinh vật…đặc biệt năm 1953 Watson J .D và Crick F.H.C đã đưa ra mô hình
cấu trúc AND trên cơ sở đó khẳng định AND chính là vật chất mang thông tin di
truyền. Từ đó quá trình phát sinh đột biến đã được xem xét ở mức độ phân tử liên
quan tới cấu trúc AND.
Giai đoạn 4: Từ 1953 - 1965
Giai đoạn này các nhà nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu thành phần cấu trúc
hóa học của axit nucleic, cơ chế phát sinh đột biến. Tiêu biểu là công trình của
Brenrer S (1961), Henjing U (1962), Loxless (1963 - 1965).
Giai đoạn 5: Từ 1965 đến nay
Giai đoạn này đã diễn ra bước nhảy vọt trong công nghệ sinh học và nghiên
cứu các đột biến, hàng loạt công trình nghiên cứu về đột biến như: Kuzin (1965),
Rapoport (1965 - 1968), Phan Phải (1970 - 1972 - 1979)
Ngày nay, người ta đã làm sáng tỏ bản chất đột biến, và đi sâu nghiên cứu,
ứng dụng phương pháp đột biến vào việc lựa chọn tạo giống cây trồng [15].
1.6.2. Thành tựu
Một số giống lúa mới đã được chọn tạo bằng phương pháp đột biến thực
nghiệm:
Giống lúa A20 (năm 94) được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến:
H20*H30.
Giống lúa DT16 (năm 2000) được tạo ra bằng lai giữa giống DT10 với giống
lúa đột biến A20 ( năm 2000), gạo cho cơm dẻo và ngon như KML39, DT33.
Bằng phương pháp chọn lọc cá thể đối với các thể đột biến ưu tú, người ta đã
tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng suất cao như DT10, tài nguyên đột biến, nếp
thơm TK106 , các giống lúa tẻ cho gạo có mùi thơm như tám thơm, lúa thơm
Basmati (gây đột biến từ giống lúa Pakistan - 2002) [14].
Những giống năng suất, chất lượng cao: DT 122, D, DT17, CT3, DC3
Một số tác giả thuộc môn di truyền khoa Sinh - KTNN trường Đại học sư

phạm Hà Nội đã thành công trong việc tạo ra giống lúa T57 bằng tác nhân phóng
xạ, hóa học gây đột biến.
Từ việc áp dụng kỹ thuật gây đột biến và công nghệ phóng xạ, nhóm nhà
nghiên cứu Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 chọn tạo và sản xuất thành công
giống lúa cao sản mới CL-8 cho năng suất và chất lượng cao. Thí nghiệm được ứng
dụng tại xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) ở cả hai vụ xuân và vụ
mùa. Ngoài ra còn có các giống được tạo ra từ xử dụng tác nhân gây đột biến là tia
gamma (CO
60
) tạo ra dòng lúa mang đặc điểm nổi bật như các dòng: PD2, CL9
đang được sử dụng cấy đại trà [9], [2].
Giống nếp thầu dầu được xử lý chọn tạo dòng đột biến bằng kỹ thuật hạt nhân
cho kết quả rất thành công. Là kết quả từ chương trình nghiên cứu đột biến các
giống lúa đặc sản ở Việt Nam, do TS Lê Xuân Thám - phó giám đốc Trung tâm
Hạt nhân TP.HCM (Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt) làm chủ nhiệm.
Giống lúa Mộc tuyền đột biến MT1 có nhiều đặc tính quý (chín sớm nên rút ngắn
thời gian cach tác), thấp và cứng cây, chịu chua và phèn nên có thể trồng ở nhiều
vùng khác nhau, năng suất tăng 15% - 25% cũng được tạo ra từ đột biến [13], [12].
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các dòng đột biến thu được từ xử lý đột biến bằng phương pháp hóa học của
lúa A20 và IR64 được chúng tôi đặt tên là: AX1, AX2, AX3, AX5, AX6, AX8,
AX9 và AX11. Qua xử lý đột biến thu được thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ 2, thế hệ
thứ 3, thế hệ thứ 4 và thế hệ thứ 5.
Đặc điểm của A20: Do Đại học Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh, trại giống
lúa Hiệp Hòa Đồng Nai và Viện Di Truyền Nông Nghiệp phối hợp tạo ra bằng
phương pháp xử lý hóa học gây đột biến giống lúa IR2070 - 199 - 3 - 3 - 6 tách
được hai dòng là H20 và H30. Lai hai thể đột biến này thu được A20. A20: Có
chiều cao trung bình 90 - 95cm, thời gian ở vụ xuân 160 - 165 ngày, xuân muộn
120 - 130 ngày, vụ xuân mùa 115 - 125 ngày, số lượng hạt chắc trên bông 95 - 110

hạt , bầu gạo tron g, cơm mềm và ngon. Khả năng nhiễm khô vằn và đạo ôn từ nhẹ
đến trung bình, kháng dày và chịu rét chống đổ khá. Năng suất trung bình 4,5 - 5
tấn/ha, ít nhiễm sâu bệnh dễ bị von vì vậy nên gieo vào vụ mùa.Nhược điểm A20:
A20 đang bị thoái hóa, năng suất thấp, thích ứng kém.
Đặc điểm của IR64: Giống lúa IR64 (còn gọi là OM 89) là giống nhập nội và
tuyển chọn từ Viện lúa Quốc tế IRRI, được lai tạo từ tổ hợp lai giữa IR 5657 -
33/IR 2061- 465 thời gian sinh trưởng: 95 - 105 ngày. Chiều cao cây: 95-105cm.
Dạng hình đẹp, cứng cây, chịu phân. Khả năng chống đổ trung bình. Chịu phèn
khá. Hơi nhiễm rầy nâu và đạo ôn. Năng suất: vụ Đông Xuân 6 - 8 tấn/ha, vụ Hè
Thu 4 - 5 tấn/ha. Thích hợp canh tác trong vụ Đông Xuân hơn so với Hè Thu. Hạt
gạo dài, trắng, không bạc bụng, cơm dẻo, ngon. Chiều dài hạt trung bình: 7,19 mm.
Hàm lượng amilose (%): 24,4. Trọng lượng 1000 hạt: 26 - 27 gram.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
- Các dòng tuyển chọn được gieo đem ngâm ủ, cho nảy mầm, gieo từng lô
theo phương pháp mạ sân.
- Mạ đủ tuổi (3 - 4 lá thật) thì đem cấy(khoảng 3 tuần).
- Ruộng làm đất kỹ, san phẳng, chia thành từng ô 10m
2
nhắc lại 3 lần.
- Hình thức cấy: 40 khóm/m
2
, cấy 1 dảnh/khóm.
- Chăm sóc theo mùa vụ và quy trình theo nhà nông [4].
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Trung bình mẫu:
n
Xi
X
n

i

=
=
1
- Độ lệch chuẩn:
( )
n
XXi
n
i

=

=
1
2
δ

30≥n
( )
1
1
2


=

=
n

XXi
n
i
δ

30<n
- Hệ số biến động:
%100% ×=
X
CV
δ
Nếu CV% < 10%: biến động không đáng kể
Nếu CV% =10% - 20%: biến động trung bình
Nếu CV% > 20%: biến động cao.
- Sai số trung bình:
n
m
δ
±=

n: dung lượng mẫu
Xi: biến số.
- Năng suất lí thuyết:
NSLT = số khóm/m
2
x số bông/khóm x số hạt chắc/bông x P1000 hạt x 10
-
5
(tấn/ha).
2.2.3. Nội dung nghiên cứu

Theo dõi, lấy số liệu, về đặc điểm hình thái và yếu tố cấu thành năng suất của
các dòng nghiên cứu vào các thời điểm định kỳ trong quá trình phát triển của cây
lúa. Mỗi dòng thu số liệu ngẫu nhiên với số cá thể mẫu.
Các số liệu về hình thái gồm:
- Tỉ lệ nảy mầm.
- Khả năng sống sót.
- Khả năng đẻ nhánh.
- Chiều cao cây.
Các yếu tố cấu thành năng suất gồm:
- Chiều dài và chiều rộng lá đòng.
- Chiều dài bông.
- Số bông/khóm.
- Số hạt chắc/bông và tỷ lệ phần chăm hạt chắc.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
- Tại đồng ruộng xã Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
- Phòng thí nghệm di truyền khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu
- Vụ mùa năm 2011.
- Tiến hành:
Ngày gieo mạ 8- 6- 2011
Ngày cấy 29- 6- 2011
Ngày gặt 14- 10- 2011
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khả năng sinh trưởng của các dòng
3.1.1. Tỷ lệ nảy mầm và khả năng sống sót
Tỷ lệ nảy mầm chính là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của lúa.
Tỷ lệ này phản ánh phẩm chất của từng dòng lúa.
Khả năng sống sót chính là tỷ lệ cây lúa còn sống sót và phát triển tốt sau khi
cấy 30 - 35 ngày. Đây là một chỉ tiêu rất đáng tin cậy vì lúc này cây lúa đang trong

giai đoạn phát triển tương đối ổn định.
Qua nghiên cứu chúng tôi thu được bảng số liệu sau:
Bảng 1. Tỷ lệ nảy mầm và khả năng sống sót của các dòng đột biến từ giống lúa
A20 và IR64.
STT Dòng Tỷ lệ nảy mầm (%) Khả năng sống sót (%)
1 AX1 97,5 97
2 AX2 98,5 98
3 AX3 96,8 98,3
4 AX5 97,8 93,5
5 AX6 99 96,5
6 AX8 97 98
7 AX9 97,5 97,5
8 AX11 98,5 98
Hình 1. Tỷ lệ nảy mầm và khả năng sống sót của các dòng đột biến từ giống lúa
A20 và IR64.
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy rằng:
- Tỷ lệ nảy mầm của các dòng rất cao (96,8% - 99%) chứng tỏ giống có chất
lượng tốt, có sức chống chịu cao, phù hợp với yếu tố tự nhiên ngoài đồng ruộng
gieo trồng.
- Khả năng sống sót từ (93,5% - 98,5%), chứng tỏ khả năng chống chịu với
môi trường tốt, đặc biệt là các dòng AX3, AX8 và AX11.
3.1.2. Khả năng đẻ nhánh
Sau khi cấy khoảng 30 - 35 ngày thì lúa bắt đầu đẻ nhánh. Khả năng đẻ nhánh
của lúa không những phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà còn phụ thuộc vào yếu tố
ngoại cảnh, yếu tố chăm sóc như: thời vụ, ánh sáng, nhiệt độ, nước do đó ta có thể
điều chỉnh cho số nhánh/khóm ở mật độ hợp lý nhất.
Qua nghiên cứu và khảo sát chúng tôi thu được khả năng đẻ nhánh của các
dòng như sau:
Bảng 2. Khả năng đẻ nhánh của các dòng đột biến từ giống A20 và IR64.
STT Dòng

Khả năng đẻ nhánh
X
± m Cv %
1 AX1 7,5 ± 0,5 11,2
2 AX2 6,8 ± 0,7 10,4
3 AX3 7,1 ± 1,02 9,8
4 AX5 8 ± 1,1 9,7
5 AX6 7,2 ± 0,22 8,5
6 AX8 7,4 ± 0,25 10,8
7 AX9 6,3 ± 1,23 9,2
8 AX11 7,8 ± 0,3 10,5
Hình 2. Khả năng đẻ nhánh của các dòng đột biến từ giống lúa A20 và IR64.
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy rằng:
Dòng có khả năng đẻ nhánh cao nhất là dòng số 4 (AX5), dòng có khả năng
đẻ nhánh thấp nhất là dòng số 8 (AX9). Ta nhận thấy khả năng đẻ nhánh của dòng
đột biến cũng không mấy khác so với dòng gốc.
Hệ số biến động của các dòng từ 8,5% - 11,2%.
Các dòng lúa trên có khả năng đẻ nhánh thuộc mức trung bình, thích hợp với
việc cho năng suất cao. Như vậy khả năng đẻ nhánh trung bình kết hợp với kỹ thuật
chăm sóc tốt thì sẽ cho năng suất cao hơn.
3.1.3. Chiều cao cây
Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả chiều cao cây ở các dòng đột biến
thu được từ giống A20 và IR64 như sau:
Bảng 3. Chiều cao cây của các dòng đột biến từ giống lúa A20 và IR64.
STT Tên dòng
Chiều cao cây (cm)
X
± m Cv%
2 AX1 95,1 ± 0,5 2,1
3 AX2 92,3 ± 1,2 1,7

4 AX3 96,1 ± 0,5 2,2
5 AX5 93,6 ± 0,7 2,3
6 AX6 90,2 ± 0,9 2,3
7 AX8 96,5 ± 0,5 1,9
8 AX9 93,0 ± 0,6 2,1
9 AX11 93,4 ± 1,2 1,7
Hình 3. Chiều cao cây của các dòng đột biến từ giống lúa A20 và IR64.
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy dòng có chiều cao lớn nhất là dòng AX8
(96,5cm), dòng có chiều cao nhỏ nhất là dòng AX6 (90,2cm). Các dòng nghiên cứu
trên đều có chiều cao thấp và trung bình tương tự giống đối chứng. Đây là chiều
cao ở mức trung bình không quá thấp cũng không quá cao, thích hợp cho lúa phát
triển tốt, cho năng suất cao.
Hệ số biến động chiều cao ở các dòng đều ở mức không đáng kể (1,7% -
2,3%). Như vậy là các dòng có chiều cao không chênh lệch nhau nhiều và khá ổn
định.
3.1.4. Chiều dài lá đòng và chiều rộng lá đòng
Chúng tôi qua nghiên cứu đã thu được chiều dài và chiều rộng lá đòng như
sau:
Bảng 4. Chiều dài và chiều rộng lá đòng của các dòng đột biến từ giống lúa A20 và
IR64.
STT Dòng
Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm)
X
± m Cv%
X
± m Cv%
1 AX1 22 ± 1,2 7,5 1,5 ± 0,3 8,5
2 AX2 23,1 ± 0,5 6,8 1,6 ± 0,1 8,2
3 AX3 22,5 ± 0,7 9 1,7 ± 0,2 7,8
4 AX5 24 ± 1,3 11,3 1,6 ± 0,2 8,2

5 AX6 25 ± 1,2 11,5 1,5 ± 0,4 9,1
6 AX8 23 ± 0,9 12,2 1,6 ± 0,3 8,3
7 AX9 23,8 ± 0,3 9,5 1,7 ± 0,4 7,5
8 AX11 24 ± 0,5 9,1 1,6 ± 0,1 8,1
Hình 4. Chiều dài lá đòng của các dòng đột biến từ giống lúa A20 và IR64.
Qua bảng số liệu và hình về chiều dài lá đòng của các dòng đột biến từ giống
lúa A20 và IR64 ta nhận thấy rằng chiều dài lá đòng đều ở mức trung bình, lá dòng
dài nhất là AX8 và ngắn nhất là AX9.
Hệ số biến động từ 6,8% - 12,2%. Đây là hệ số giao động ở mức trung bình và
không đáng kể. Vậy chiều dài lá đòng khá ổn định.
Hình 5. Chiều rộng lá đòng của các dòng đột biến từ giống lúa A20 và IR64.
Qua các số liệu về chiều rộng lá đòng nhận thấy rằng sự sai khác giữa các
dòng là không đáng kể.
Hệ số biến động từ 7,5% - 9,2%. Đây là hệ số nằm trong sự biến động không
đáng kể, chứng tỏ chỉ số về chiều rộng lá đòng tương đồi đồng đều và ổn định.
3.1.5. Thời gian sinh trưởng
Bảng 5. Thời gian sinh trưởng của các dòng tạo ra từ giống A20 và IR64.
Tên dòng AX1 AX2 AX3 AX5 AX6 AX8 AX9 AX11
Thời gian sinh trưởng
(ngày)
130 105 108 110 115 125 135 105
Hình 6. Thời gian sinh trưởng của các dòng tạo ra từ giống lúa A20 và IR64.
Như vậy ta thấy rằng thấy rằng thời gian sinh trưởng của các dòng từ (105 –
135 ngày), nhìn chung thì thời gian sinh trưởng của các dòng đột biến này phù hợp
với nước ta. Đặc biệt là dòng AX11 (105 ngày), thời gian sinh trưởng 105 ngày là
thời gian sinh trưởng tương đối ngắn - đây là một trong những mục đích chọn tạo
giống mới.
3.2. Đặc điểm các yếu tố cấu thành năng suất
3.2.1. Chiều dài bông
Bảng 6. Chiều dài bông của các dòng đột biến được tạo ra từ giống lúa A20 và

IR64.
STT Dòng
Chiều dài bông (cm)
X
± m Cv%
1 AX1 20 ± 0,6 11,5
2 AX2 19,5 ± 0,3 12
3 AX3 17,5 ± 0,4 14,2
4 AX5 20,6 ± 0,3 16,8
5 AX6 16,2 ± 0,6 14
6 AX8 19,4 ± 0,5 12,3
7 AX9 19,2 ± 0,3 10,1
8 AX11 18,2 ± 0,3 9,8

×