MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để giải quyết những bất cập trong giáo dục, quan điểm chỉ đạo trong
chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã nêu rõ “Đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa”. Như vậy, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng tạo ra sản
phẩm là những con người tự tin, trung thực, có kiến thức hiện đại, kỹ năng
thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng thích ứng cao với những biến
động của xã hội.
Như vậy, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải cho ra
sản phẩm là những con người tự tin, trung thực, có bản lĩnh, có ý chí lập
thân, lập nghiệp, có sức khỏe, có kiến thức hiện đại, kĩ năng thực hành
nghề nghiệp vững chắc, có khả năng thích ứng cao với những biến động
của xã hội, có ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong
học tập và nghiên cứu khoa học (NCKH). Đồng thời có chiến lược bồi
dưỡng sinh viên (SV) tài năng để chuẩn bị đội ngũ nhân lực trình độ cao
đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới…
Xuất phát từ cơ sở lý luận trên và sự đòi hỏi của thực tiễn dạy học, việc
dạy học Hóa học nói riêng, chúng tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng dạy học
dự án trong môn học Hóa học phân tích định lượng ở trường Đại học
Sư phạm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng DHDA, phối hợp với các PPDH khác vào việc dạy học
môn Hóa học phân tích định lượng (PTĐL) ở trường Đại học Sư phạm
(ĐHSP), nhằm nâng cao năng lực NCKH và chất lượng dạy học bộ môn,
cũng như chất lượng đào tạo giáo viên trung học phổ thông (THPT).
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về các PPDH định hướng hành động và
DHDA; hệ thống hoá cơ sở lí luận về DHDA.
- Nghiên cứu thực trạng dạy và học môn Hóa học PTĐL ở các trường
ĐHSP.
- Nghiên cứu chương trình môn Hóa học PTĐL trong đào tạo Cử nhân
sư phạm.
1
1
- Xây dựng một số DA dạy học trên cơ sở chương trình Hóa học
PTĐL trường ĐHSP.
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực NCKH trong DHDA nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả học tập.
- Xây dựng nguồn tài liệu tham khảo cho việc dạy và học môn Hóa học
PTĐL.
- Tiến hành TNSP để đánh giá hiệu quả, tính khả thi của việc vận
dụng DHDA trong dạy học môn Hóa học PTĐL tại trường ĐHSP, nhằm
phát huy năng lực NCKH, hiệu quả dạy học bộ môn, góp phần năng cao
chất lượng đào tạo giáo viên hóa học THPT.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giảng dạy môn Hóa học PTĐL phần
Phân tích hóa học tại trường ĐHSP.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng DHDA trong dạy học môn học
PTĐL phần phân tích hóa học ở các trường ĐHSP/khoa Sư phạm.
5. Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Hóa học PTĐL phần Phân tích hóa
học ở trường ĐHSP, thời gian TNSP và nghiên cứu từ năm 2011 đến 2014.
6. Giả thuyết khoa học: Nếu sử dụng DHDA phù hợp, có hệ thống tài liệu
và các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ đầy đủ, có sự phối hợp với các PPDH
khác, thì việc tổ chức thực hiện DA đạt kết quả tốt, phát triển được năng
lực NCKH của SV, từ đó nâng cao hiệu quả trong dạy học môn Hóa
họcPTĐL, góp phần đổi mới PPDH đại học.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp xử lý thông tin: Để xử lý và đánh giá kết quả TNSP
8. Đóng góp mới của luận án
- Về lí luận: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về DHDA trong dạy học
hóa học ở trường ĐHSP.
- Về thực tiễn:
+ Đánh giá thực trạng của DHDA trong dạy học môn Hóa học PTĐL ở
một số trường ĐHSP.
+ Đề xuất một số dự án, xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả DHDA
nhằm phát triển năng lực NCKH của SV, góp phần nâng cao hiệu quả quá
2
2
trình dạy học môn Hóa học PTĐL và chất lượng đào tạo giáo viên hóa học
THPT.
+ Xây dựng website nguồn tư liệu hỗ trợ cho DHDA.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, phần nội dung của luận án có 3
chương.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC DỰ ÁN
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỷ XVIII khái niệm DHDA đã dần được
hình thành và phát triển tại Ý. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nước Mỹ đã
tiến hành cuộc cải cách giáo dục và đã xây dựng cơ sở lý luận cho phương
pháp DHDA. Ngày nay DHDA được ứng dụng trong nhiều cấp, môn học,
ngành học ở nhiều nước trên thế giới.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trước đây các đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp từ lâu cũng
đã được sử dụng trong đào tạo đại học, rất gần gũi với DHDA. Hiện nay
DHDA đã được tăng cường giới thiệu vận dụng tại khóa cao học tại một số
trường ĐHSP, chương trình đào tạo tại doanh nghiệp và các DA liên kết giáo
dục.
1.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Đại học
1.2.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học đại học
Sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Sự mâu thuẫn giữa thực tế số lượng với chất lượng đào tạo; giữa nhu cầu
nguồn nhân lực với sự trì trệ, lạc hậu trong nội dung, PP đào tạo; sự hội nhập
toàn cầu và quản lý trong GD.
1.2.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Đại học
Đường lối, quan điểm chỉ đạo của Nhà nước về giáo dục đã chỉ rõ trong
Nghị quyết TƯ 2 (khoá VIII), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đến Chiến lược phát triển
giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã chỉ rõ “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh
3
3
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực”. Các định hướng đó thể hiện
trong điều 39, mục 1 và 3 của Luật giáo dục là đào tạo con người có kiến
thức và năng lực thực hành nghề nghiệp .
1.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học đại học định hướng phát triển
năng lực
1.2.3.1. Khái niệm về năng lực
1.2.3.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đại học
BGD&ĐT đã ban hành các Chuẩn nghề nghiệp giáo viên (GV) các cấp
học. Chương trình được xây dựng theo cách tiếp cận năng lực nghề nghiệp,
gồm 8 tiêu chuẩn.
Để đáp ứng yêu cầu đó chương trình đào tạo thiết kế theo định hướng
phát triển năng lực cho người học, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nhà tuyển
dụng và của xã hội. Hội nghị lần 8, Ban chấp hành TW khóa XI đã ban hành
Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ mục
tiêu tổng quát về phát triển “năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực
ngoại ngữ và tin học”.
1.2.4. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm
Đối với các trường đại học, cao đẳng nơi đào tạo các chuyên gia trong
lĩnh vực khoa học, công nghệ thì việc xây dựng, tổ chức thực hiện chương
trình đào tạo cần căn cứ vào hệ thống năng lực nghề nghiệp mà nghề đòi hỏi.
Như vậy, khi SV ra trường mới có năng lực phù hợp đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của xã hội.
1.2.5. Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên
1.2.5.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học
1.2.5.2. Đặc trưng nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năng lực NCKH của SV là một trong những tiêu chí phát triển năng
lực nghề nghiệp cho SV ngành sư phạm trình độ đại học trong đào tạo giáo
viên THPT. Để thực hiện tốt cần có các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
Với SV sư phạm ngành Hóa học, ngoài các vấn đề trên còn được thể hiện
cụ thể trong việc lĩnh vực phát triển nghề nghiệp như: Năng lực dạy học hóa
học; Năng lực giáo dục; Năng lực phát triển nghề nghiệp.
1.2.5.3. Những biểu hiện năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên
Đối với SV, năng lực NCKH được thể hiện thông qua các biểu hiện sau:
- Phối hợp kiến thức, kỹ năng liên ngành;
4
4
- Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu (NC), phát hiện và giải quyết
vấn đề NC;
- Biết xây dựng giả thuyết khoa học, biết đề xuất và thực hiện kế hoạch;
- Biết vận dụng các phương pháp NCKH;
- Biết cách tìm kiếm các thông tin;
- Có khả năng phân tích và tổng hợp thông tin;
- Biết phân tích, dự đoán kết quả và rút ra kết luận;
- Có kỹ năng TH và xử lý số liệu thực nghiệm;
-Trình bày hợp lý và chính xác báo cáo khoa học;
- Có khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
1.2.5.4. Các hình thức nghiên cứu khoa học của sinh viên
Gồm: Bài tập nghiên cứu; Khóa luận, luận văn (đồ án, thiết kế tốt
nghiệp); Các hình thức khác.
1.3. Dạy học dự án
1.3.1. Cơ sở vận dụng dạy học dự án ở trường đại học
1.3.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên đại học
Lứa tuổi SV đại học, độ tuổi từ 19 đến 25 là giai đoạn đã hoàn toàn
phát triển về thể chất, tư duy và có định hướng cho tương lai.
1.3.1.2. Quan điểm dạy học phân hóa
Dạy học phân hóa là triết lý trong dạy học, nó giúp người dạy có thể
linh hoạt khi thiết kế bài dạy, sao cho phù hợp với các đối tượng SV để có
thể đạt kết quả cao nhất.
1.3.1.3. Quan điểm dạy học kiến tạo
SV tự trải nghiệm, tìm kiếm, thu thập các mảng kiến hức riêng của mình.
1.3.1.4. Thuyết kết nối
Thuyết kết nối được hình thành gần 20 năm qua cùng với sự phát triển
của CNTT, nó đã mở ra phương thức mới trong cách tổ chức học tập, giao
tiếp phù hợp với môi trường xã hội, đặc biệt với xã hội hiện đại.
1.3.2. Khái niệm dạy học dự án
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về DHDA, trong luận án này, chúng
tôi sử dụng khái niệm DHDA là một PPDH, trong đó người học thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra
các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với
5
5
tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc hợp tác là hình thức
làm việc cơ bản của DHDA.
1.3.3. Đặc điểm của dạy học dự án
Trong các tài liệu về DHDA có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các
nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ XX khi xác lập cơ sở lý thuyết cho DHDA đã
nêu 3 đặc điểm cốt lõi: định hướng vào người học, định hướng thực tiễn và
định hướng sản phẩm. Được cụ thể hóa hành 8 đặc điểm như sau:
- Định hướng hứng thú người học; - Tính tự lực cao của người học;
- Cộng tác, lựa chọn nhiệm vụ; - Tính phức hợp liên môn;
- Tính định hướng thực tiễn; - Có ý nghĩa thực tiễn;
- Định hướng hành động; - Định hướng sản phẩm.
1.3.4. Phân loại dự án
DHDA có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau như:
Phân loại theo chuyên môn; Phân loại theo sự tham gia của người học; Phân
loại theo sự tham gia của GV; Phân loại theo quỹ thời gian; Phân loại theo
nhiệm vụ.
1.3.5. Tiến trình của dạy học dự án
Nhiều tác giả đề xuất tiến trình thực hiện DHDA, tuy có sự khác nhau
về phân chia cũng như mô tả các giai đoạn nhưng phần lớn không khác
nhau về trình tự công việc phải tiến hành.
Một số tác giả trong nước như Đỗ Hương Trà; Nguyễn Văn Cường
đề xuất thực hiện DA theo 5 bước. Một số tác giả nước ngoài như
Kilpatrick, đưa ra 4 bước khi tiến hành DA. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi xây dựng tiến trình DHDA gồm các bước như sau:
+ Bước 1: xây dựng ý tưởng DA. + Bước 2: lập kế hoạch DA.
+ Bước 3: thực hiện DA. + Bước 4: đánh giá DA.
1.3.6. Ưu nhược điểm của dạy học dự án
1.3.6.1. Ưu điểm
- Gắn lí thuyết với thực hành.
- Kích thích động cơ, gây hứng thú trong học tập.
- Tính liên ngành và năng lưc giải quyết vấn đề.
- Tính thách thức lớn; Phát triển năng lực đánh giá.
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm và sáng tạo.
6
6
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; Khả năng cộng tác.
1.3.6.2. Nhược điểm
DHDA đòi hỏi nhiều thời gian, phương tiện dạy học, vật chất và tài
chính; GV cùng một lúc phải xử lý nhiều nguồn thông tin trong lớp học và
đôi khi phải chấp nhận hiệu quả không như mong muốn. Do vậy không áp
dụng DHDA một cách tràn lan.
1.4. Một số kĩ thuật hỗ trợ cho dạy học dự án
Bao gồm các nhóm kĩ thuật: Dạy học hợp tác, lược đồ tư duy; Kỹ thuật
đặc câu hỏi 5W1H; CNTT.
1.5. Công cụ đánh giá năng lực của sinh viên trong dạy học dự án
Đánh giá năng lực trong DHDA được thực hiện phối hợp nhiều hình
thức như: Đánh giá qua bảng kiểm quan sát, bảng tiêu chí đánh giá và qua
hồ sơ học tập.
1.6. Thực trạng về việc dạy và học môn Hóa học phân tích định lượng
tại các trường Đại học Sư phạm
1.6.1. Điều tra qua giảng viên
Với mục đích tìm hiểu về thực trạng sử dụng các PP giảng dạy Hóa
học PTĐL phần Phân tích hóa học, thực trạng nhận thức về DHDA của GV
và để đánh giá năng lực NCKH của SV, chúng tôi đã điều tra 152 GV
giảng dạy tại khoa/tổ Hóa học thuộc 6 trường ĐHSP trên cả nước. Qua thu
thập và phân tích các phiếu điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Việc sử dụng PPDH: Các PP truyền thống vẫn là chủ yếu (77,63%), một
số PP đặc trưng của ĐH sử dụng chưa nhiều, số GV áp dụng DHDA chưa
nhiều (2,63%), việc kết hợp dạy học với NCKH ở mức độ thấp (19,74%).
- Nhận thức về DHDA: Số GV áp dụng DHDA còn thấp, một số GV
không quan tâm tới PPDH (19,74%).
1.6.2. Điều tra qua sinh viên
Với mục đích tìm hiểu về phương pháp học tập đối với Hóa học PTDL
phần Phân tích hóa học, năng lực NCKH và nhận thức đối với phương
7
7
pháp DHDA, chúng tôi đã điều tra 834 SV khoa/tổ Hóa học, thuộc 6
trường ĐHSP trên cả nước trong các năm học từ 2010-2012, chúng tôi thu
được kết quả như sau:
-Thái độ học tập: Số SV học tập thụ động, lười suy nghĩ, ngại nêu thắc
mắc, ngại nói ra ý kiến riêng của mình trong các cuộc thảo luận trên lớp chiếm
tỷ lệ khá đông (64,99%). Đa phần SV hướng vào việc học để đối phó với các
kỳ kiểm tra và thi để có điểm số cao hơn là phát triển các năng lực (87,89%).
Một bộ phận đáng kể SV không thích học theo phương pháp hơp tác, vì cho
rằng mất thời gian (75,89%).
- Năng lực NCK: Năng lực vận dụng vào thực tiễn, xây dựng kế hoạch
và phân tích tổng hợp thông tin là yếu nhất. Các năng lực khác như thuyết
trình, trình bày, phân tích dự đoán kết quả, vận dụng phương pháp NCKH
ở mức độ trung bình.
CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chương trình môn Hóa học phân tích
định lượng ngành cử nhân sư phạm
2.1.1. Cấu trúc chương trình
Hóa học phân tích được chia thành 3 phần: Phân tích định tính
(PTĐT), PTĐL; Phân tích cấu trúc.
2.1.2. Mục tiêu
2.1.2.1. Phần lí thuyết
- Về kiến thức: SV nắm được các phương pháp phân tích hóa học và các yếu
tố ảnh hưởng quá tình chuẩn độ.
8
8
-Về kĩ năng: SV rèn luyện kĩ năng trong việc chuẩn bị và xây dựng quy trình
thực nghiệm, tính toán trong giải các dạng bài tập; vận dụng kiến thức vào
thực tế cuộc sống.
- Thái độ: SV hiểu được tầm quan trọng của môn hóa học PTĐL và có thái độ làm
việc và học tập nghiêm túc.
2.1.2.2. Phần thực hành
- Về kiến thức: SV nắm được kĩ năng cơ bản về kĩ thuật phân tích hóa học.
- Về kĩ năng: SV rèn luyện các thao tác kĩ năng trong phòng thí nghiệm, sử
dụng thành thạo các dụng cụ thí nghiệm, biết cách phân tích một số mẫu
với độ chính xác cao.
- Về thái độ: Có thái độ làm việc nghiêm túc,khách quan, phát triển được
một số năng lực (năng lực cộng tác, làm việc nhóm, ).
2.1.3. Phân tích đặc điểm nội dung môn Hóa họcphân tích định lượng
Phần thứ nhất: Cấu trúc chương trình phần lý thuyết Hóa học PTĐL
phần Phân tích hóa học
PHÂN TÍCH HÓA HỌC
Ch.1
Đối tượng, nhiệm vụ của PTĐL
Ch.2
Biểu diễn và đánh giá kết quả trong PTĐL
Ch.3
Các phép đo chính xác trong định lượng hóa học
Ch.4
Phương pháp phân tích khối lượng
Ch.5
Đại cương về phân tích thể tích
Ch.6
Phương pháp chuẩn độ Axit-Bazơ
Ch.7
Phương pháp chuẩn độ tạo phức
Ch.8
Phương pháp chuẩn độ kết tủa
Ch.9
Phương pháp chuẩn độ oxi hoá- khử
9
9
Hình 2.2. Cấu trúc phần lý thuyết trong Hóa học PTĐL phần Phân tích hóa học
Phần thứ hai: Thực hành Hóa học PTĐL phần Phân tích hóa học
Thực hành Hóa học PTĐLphần Phân tích Hóa học
CĐ Tạo phức
CĐ Kết tủa
CĐ OXH-K
Phân tích khối lượng
Phân tích thể tích
CĐ Axit-Bazơ
Hình 2.3. Cấu trúc thực hành Hóa học PTĐL phần Phân tích hóa học
2.2. Xây dựng hệ thống các dự án học tập Hóa học phân tích định lượng
2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung xây dựng các dự án
(1) Bám sát vào mục tiêu, nội dung kiến thức chương trình hóa học PTĐL.
(2) Nội dung phải có tính thực tiễn, có ý nghĩa về mặt xã hội.
(3) Nội dung mang tính tích hợp liên môn.
(4) Nội dung có sự kết hợp với thực nghiệm.
(5) Các nội dung học tập có hướng mở.
(6) Có nguồn tài liệu phong phú, cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm đầy đủ.
2.2.2. Mục tiêu chính của dự án
- Đảm bảo được mục tiêu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- Phát triển các năng lực NCKH và nâng cao hiệu quả học tập cho SV.
- Phát triển các kĩ năng của thế kỉ 21.
2.2.3. Đề xuất bộ câu hỏi định hướng
2.2.4. Kế hoạch tổ chức thực hiện dự án
- GV giới thiệu kế hoạch học tập và xác định nội dung kiến thức có thể xây
dựng DA, SV thống nhất hướng nghiên cứu, tổ chức cho SV chọn đề tài cụ
thể cho DA.
- Dưới sự tư vấn của GV, các nhóm SV tự thống nhất tên đề tài, xây dựng
bộ câu hỏi định hướng. GV kết luận lại tên DA và mục đích, nội dung cần
nghiên cứu.
- SV cần thống nhất các vấn đề sau:
10
10
+ Cách thức tổ chức các hoạt động, tài liệu tham khảo, thông tin DA có tính thực tế
+ Quy cách trình bày mẫu báo cáo, trong đó phần thực nghiệm cần nêu
được các bước: Mục đích, đối tượng nghiên cứu, bản chất PP phân tích,
cách tiến hành và công thức tính kết quả sản phẩm.
+ Các tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm và chất lượng sản phẩm DA.
- SV lên kế hoạch về thời gian hoàn thành sản phẩm DA. GV theo dõi
thường xuyên các hoạt động của SV.
- SV thống nhất với GV thời gian báo cáo DA.
2.2.5. Xây dựng hệ thống các dự án học tập hóa học PTDL phần Phân tích
hóa học
Chươn
g
Nội dung kiến thức xây dựng
DA
DA học tập có thể xây
dựng
Phân
tích
khối
lượng
- Các PP phân tích khối lượng: PP
kết tủa, PP bay hơi (gồm có PP
trực tiếp và PP gián tiếp).
- Cách tính kết quả cho 2 loại PP
trên: kiến thức về định luật hợp
thức, quy tắc đương lượng.
- Các kiến thức về: dạng cân,
dạng kết tủa, cách sử dụng các
loại cân, các kĩ thuật trong quá
trình lọc, tách…
- Các kiến thức về phân tích định
tính đã học.
1.Xác định thiamin
hydoclorit
C
12
HClN
4
OS.HCl (vitamin
B
1
) trong mẫu thuốc tiêm.
2.Định lượng khí CO trong
khí ga sinh hoạt.
3.Xác định hàm lượng Ni
trong inox.
4.Định lượng lượng clo
trong muối ăn trên thị
trường.
5.Định lượng canxi có trong
đá vôi.
Chuẩn
độ axit-
bazơ
-Bản chất của chuẩn độ axit-bazơ,
chọn chỉ thị phù hợp với từng
phép chuẩn độ.
- Thiết lập đường chuẩn độ cho
từng hệ chuẩn độ axit-bazơ, tính
nồng độ của các chất trong quá
trình chuẩn độ axit-bazơ, bước
nhảy chuẩn độ.
- Sai số và các yếu tố ảnh hưởng
1.Xác định hàm lượng axit
axetic có trong giấm ăn.
2.Xác định hàm lượng P
2
O
5
tự do trong supephotphat
hoặc NPK.
3. Xác định độ chua trao đổi
trong đất nông nghiệp.
4.Xác định độ ô nhiễm không
khí do hàm lượng CO
2
cao.
11
11
tới sai số trong quá trình chuẩn độ. 5.Xác định hàm lượng
amoni trong đất.
6.Xác định độ pH trong
thuốc muối chữa đau dạ
dày.
7.Xác định lượng axit uric
có trong nước tiểu và máu.
8.Phân tích độ axit, độ
kiềm, độ muối trong nước
mắm.
9.Phân tích chỉ tiêu độ axit,
độ kiềm trong nước bề mặt.
Chuẩn
độ tạo
phức
-Ảnh hưởng của pH tới quá trình
tạo phức của EDTA với các ion
kim loại trong môi trường khác
nhau.
-Thiết lập đường chuẩn độ, tính
nồng độ của các chất phân tích
trong quá trình chuẩn độ; chuẩn
độ complexon, cách xác định
nồng độ ion kim loại tại điểm của
quá trình chuẩn độ, ảnh hưởng,
sự chuyển màu và độ nhạy của
chất chỉ thị.
-Bản chất của các phép chuẩn độ
khác: chuẩn độ halozen bằng
Hg(II)
- Kĩ thuật pha chế dung dịch
chuẩn, chuẩn độ và sử dụng các
dụng cụ trong phân tích thể tích.
1.Xác định tính cứng
chung và hàm lượng Ca
2+
;
Mg
2+
trong nước bằng
phương pháp complecxon.
2.Định lượng các anion
trong các mẫu đất nông
nghiệp.
3.Xác định hàm lượng của
kim loại sắt trong nước
giếng khoan.
4.Xác định hàm lượng một
số kim loại nặng từ nước
thải một số nhà máy.
5.Xác định hàm lượng Cu,
Fe trong hợp kim nhôm.
6.Xác định hàm lượng các
kim loại Fe, Al, Mg trong
xi măng.
7.Xác định một số chỉ tiêu
hóa học của nước bề mặt.
Chuẩn
độ kết
-Bản chất và các yếu tố ảnh
hưởng tới phép chuẩn độ kết tủa.
1.Xác định hàm lượng
NaCl trong thành phần của
12
12
tủa - Cách xây dựng đường cong
chuẩn độ, xác định nồng độ của
các chất phân tích.
- Cách chọn chỉ thị trong các
phản ứng khác nhau.
- Cách pha và bảo quản các hóa
chất trong PTN.
muối ăn.
2. Xác định hàm lượng sắt
trong máu.
Chuẩn
độ oxi
hóa-
khử
- Bản chất của PP chuẩn độ oxi
hóa-khử, điều kiện thực hiện, xây
dựng đường cong chuẩn, sự ảnh
hưởng của thế điện cực trong quá
trình chuẩn độ, sai số trong
chuẩn độ oxi hóa-khử.
- Cách chọn chất chỉ thị trong
trong chuẩn độ oxi hóa-khử.
- Phân loại các PP chuẩn độ oxi
hóa-khử: PP pemanganat, PP
bicromat, PP ceri…cách sử dụng
phù hợp từng loại.
- Chuẩn độ trong các trường hợp
khác nhau: dung dịch chứa hai
chất khử có thế điện cực khác xa
nhau, chất cần chuẩn là hệ oxi
hóa-khử nhiều bậc…
- Cách pha và bảo quản dung
dịch chuẩn trong PTN.
1.Xác định hàm lượng Mn
trong gang.
2.Xác định hàm lượng DO
trong nước.
3.Xác định hàm lượng của
ZnO có trong thuốc kem
mỡ oxit.
4.Xác định hàm lượng
nhôm, sắt di động trong
đất.
5.Xác định hàm lượng kim
loại nặng có trong một số
loại rau xanh.
6.Xác định hàm lượng các
kim loại nặng trong đất tại
khu vực gần nhà máy hóa
chất.
7.Xác định hàm lượng
vitamin C trong một số loại
quả.
8.Xác định một số chỉ tiêu
hóa học của rượu uống.
9.Xác định hàm lượng
đường có trong sữa có
đường.
10.Xác định hàm lượng
gluxit trong một số loại
13
13
quả.
11.Xác định một số chỉ tiêu
hóa học của nước bề mặt.
2.2.6. Hướng dẫn thực hiện một số dự án trong chương trình Hóa học
PTĐL
Chúng tôi đã hướng dẫn theo 5 chủ đề gồm: DA về Phân tích khối
lượng; DA về Chuẩn độ axit-bazơ; DA về Chuẩn độ tạo phức; DA về
Chuẩn độ kết tủa; DA về Chuẩn độ oxi hóa-khử.
Ví dụ DA: Oxi hòa tan- sự ảnh hưởng tới môi trường thủy sinh.
• Mục tiêu: Nhằm phát triển năng lực NCKH và nâng cao hiệu
quả học tập của SV.
- Kiến thức:
+ Tầm quan trọng của lượng oxy hòa tan trong nước (DO).
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng DO; Cách xác định lượng DO theo
phương pháp chuẩn độ oxy hóa- khử, cụ thể là PP Winkler (hay còn gọi là
phương pháp iot).
+ Chuẩn độ oxy hóa-khử: Bản chất, cách xây dựng đường chuẩn độ, cách
tính sai số…
+ Quy trình phân tích xác định DO theo phương pháp iot.
- Kĩ năng:
+ Giải các bài toán về tính E.
+ Pha chế và bảo quản dung dịch chuẩn độ.
+ Cách lấy mẫu phân tích.
- Thái độ:
+ Biết yêu quý thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.
+ Biết gửi thông điệp về bảo vệ môi trường sống.
• Câu hỏi định hướng
- Câu hỏi khái quát: Một trong những yếu tố làm tăng năng suất nuôi trồng
thủy sản là yếu tố gì?
- Câu hỏi bài học: Oxi hòa tan (DO) là gì? Nó có vai trò như thế nào trong
sự tồn tại và sinh trưởng của thủy sinh? Các yếu tố ảnh hưởng tới DO?
- Câu hỏi nội dung:
14
14
+ Tìm hiểu các khái niệm về DO, các nguyên nhân làm ảnh hưởng tới chỉ
số DO của nước ?
+ Nghiên cứu chuẩn độ oxy hóa-khử: bản chất, cách xây dựng đường
chuẩn độ, cách xác định sai số trong quá trình chuẩn độ, các yếu tố ảnh
hưởng tới quá trình chuẩn độ.
+ Xác định DO thường sử dụng PP gì ? Bản chất của PP đó?
• Đề xuất thực hiện: SV làm việc theo nhóm và tổ chức thực hiện
các công việc sau:
- Tìm kiếm các thông tin qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
- Tìm hiểu, sưu tầm hoặc hình chụp thực tế, quay phim hoặc mẫu vật đính
kèm về địa bàn thực tế.
- Nghiên cứu về chuẩn độ oxy hóa-khử: khái niệm, cách xây dựng đường
chuẩn độ, sai số, yếu tố ảnh hưởng.
- Nghiên cứu đề xuất cụ thể cách tiến hành phân tích mẫu nước để xác định
DO.
- Thu thập mẫu nước theo đúng quy định và kĩ thuật; Tiến hành thực
nghiệm để xác định DO theo PP iot.
- Vận dụng kiến thức đã học đưa ra giải pháp làm giảm độ ô nhiễm môi trường
nước.
- Phân tích, tổng hợp, xử lí kết quả, viết báo cáo về sản phẩm DA theo mẫu
đã thống nhất.
- Tổ chức báo cáo DA, tổng kết quá trình thực hiện DA, đánh giá kết quả thu
được, mở ra hướng phát triển.
• Nguồn tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Tinh Dung (2003), Hóa học phân tích phần III, Các
phương pháp định lượng hóa học, NXB GD, Hà Nội.
2. Nguyễn Tinh Dung, Đào Thị Phương Diệp (2000), Hóa học phân
tích- Câu hỏi và bài tập cân bằng ion trong dung dịch, NXB ĐHSP, Hà
Nội.
3. Phùng Tiến Đạt, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Nội (2000), Cơ sở
hóa học môi trường, NXB ĐHSP, Hà Nôi.
4. G.Saclo (1974), Người dịch: Đào Hữu Vinh – Từ Vọng Nghi, Các
phương pháp hóa phân tích, NXB ĐH&THCN, Hà Nội.
15
15
• Các sản phẩm của SV: gồm lược đồ tư duy, bài báo cáo khoa học, kết quả
nghiên cứu, báo cáo Powbsite và Video (minh họa trong đĩa CD)
-Ví dụ 1: Lược đồ tư duy lớp 3B, khóa 2012-2014 - khoa Hóa học -
trường ĐHSP- ĐH Huế.
- Ví dụ 2: Video của lớp Hóa K10- khoa Khoa học Tự nhiên - Trường Đại
học Hải Phòng, Với DA“ảnh hưởng của DO tới môi trường thủy sinh tại
hồ An Biên thành phố Hải Phòng” (Minh họa trong đĩa CD).
2.3. Tổ chức và đánh giá các hoạt động học tập trong dạy học dự án
2.3.1. Xây dựng bộ công cụ và phương án đánh giá kết quả trong dạy học
dự án
2.3.1.1. Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả trong dạy học dự án
-Bảng kiểm quan sát: quá trình hoạt động nhóm (bảng 2.1); Quá trình thực
hiện DA (bảng 2.2).
-Bảng tiêu chí đánh giá: Đánh giá sản phẩm DA (bảng 2.3); Đánh giá Sổ
theo dõi DA (bảng 2.4); Đánh giá năng lực NCKH của SV (bảng 2.5).
a/ Quy trình thiết kế phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí
b/ Một số phiếu sử dụng trong đánh giá sinh viên khi thực hiện dạy học
dự án
16
16
Bảng 2.5.Phiếu đánh giá năng lực NCKH của SV (dùng cho cả GV và SV)
Tên SV/nhóm : Lớp : Khóa học:
Giảng viên/ SV đánh giá:
STT Tiêu chí
Mức độ
Điể
m
1 2 3 4
1 Phối hợp kiến thức, kĩ năng liên ngành
2 Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ NC
3 Xây dựng giả thuyết khoa học, đề xuất
kế hoạch
4 Vận dụng các PP NCKH
5 Thu thập thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau
6 Khả năng phân tích, tổng hợp thông
tin
7 Khả năng phân tích, dự đoán kết quả
NC
8 Khả năng THNT và xử lí số liệu thực
nghiệm
9 Trình bày báo cáo kết quả
10 Khả năng phố biến, ứng dụng kết quả
NC
* Quy định:
- Mức 1: Tương ứng với điểm 9-10 (tốt).
- Mức 2: Tương ứng với điểm 7-8 (khá).
- Mức 3: Tương ứng với điểm 5-6 (trung bình).
- Mức 4: Tương ứng với điểm < 5 (yếu).
2.3.1.2. Phương án đánh giá trong dạy học theo dự án
a/ Đánh giá đồng đẳng
- - Cách tính hệ số đánh giá đồng đẳng.
- - Đánh giá điểm từng mục mỗi cá nhân.
b/ Phương án đánh giá cho từng sinh viên
Điểm đánh giá DA của mỗi SV được tính bằng: điểm tổng hợp các tiêu
chí nhân với hệ số đồng đẳng: Đ
DA
= Đ
X
.α
17
17
Trong đó: Đ
DA
- điểm đánh giá dự án; Đ
X
- điểm tổng hợp các tiêu chí;
α- hệ số đồng đẳng.
2.3.2. Tổ chức các hoạt động học tập trong dạy học dự án
2.3.2.1. Các bước chuẩn bị của giảng viên và sinh viên cho một dự án
học tập
a/ Chuẩn bị của giảng viên
b/ Sinh viên học theo dự án
2.3.2.2. Thiết kế kế hoạch bài dạy theo tiến trình của dạy học dự án
Ví dụ : Dự án “Muối Iốt trong cuộc sống”.
A. Mục tiêu
I.Kiến thức: SV nắm được
- Vai trò của của muối trong cuộc sống, trong công nghiệp.
- PP chuẩn độ thể tích, PP chuẩn độ oxihóa-khử để xác định hàm lượng
của NaCl trong muối.
- Quy trình phân tích NaCl trong muối, Công thức tính lượng NaCl trong
muối.
1- Kĩ năng
- Giải các bài tập về chuẩn độ thể tích, chuẩn độ oxi hóa-khử; Tìm hiểu vai
trò và cách sử dụng đúng các loại muối trong cuộc sống; Vận dụng kỹ thuật
5W1H để phát triển ý tưởng DA, sử dụng CNTT.
- Thực hành thí nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm; Kỹ năng hợp tác,
lập kế hoạch cá nhân và nhóm.
- Phát triển các năng lực NCKH, nhằm nâng cao khả năng học tập bộ môn.
2-Thái độ
Tạo sự say mê trong học tập và NCKH; Gắn bó đoàn kết trong tập
thể lớp; Nhận thức và tôn trọng giá trị thiên nhiên; Ý thức trong việc nâng
cao sức khỏe và phát triển trí tuệ cho cá nhân và cộng đồng.
3-Năng lực NCKH
- Đề xuất/lựa chọn chủ đề và tiểu chủ đề; Tự thu thập thông tin đảm bảo
tính học thuật.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động có hiệu quả; Tự tổng hợp và xử
lý thông tin.
- Phân tích và xử lý số liệu thực nghiệm; Báo cáo sản phẩm có sáng tạo.
B. Chuẩn bị : Máy tính, máy chiếu, giấy A4, các loại bút mầu.
18
18
C. Cách tổ chức hoạt động dự án
D. Công cụ đánh giá
2.4. Xây dựng và sử dụng tư liệu học tập trong DHDA qua website
2.4.1. Vai trò của nguồn tư liệu học tập trong DHDA qua website
Website riêng cho bộ môn Hóa học phân tích là địa chỉ cung cấp
các tài liệu phục vụ cho việc học tập bộ môn và nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến DA, đồng thời là nguồn học liệu mở cho các thành viên
tham gia có thể chia sẻ thông tin và hỗ trợ các hoạt động học tập nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của các DA.
2.4.2. Giới thiệu về website “hoahocphantich.org”
2.4.2.1. Cấu trúc website
Website được chia thành 4 phần chính: tin tức, diễn đàn, tài liệu và tài
nguyên.
2.4.2.2. Cách sử dụng website
- Cách đăng kí tài khoản.
- Cách đăng tải tài liệu lên website.
- Cách tìm kiếm thông tin.
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
- Đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi các DA, bộ công cụ đã thiết kế.
- Phân tích kết quả TNSP về định tính và định lượng, đánh giá tính hiệu
quả khi áp dụng DHDA.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Tìm hiểu và chọn đối tượng, địa bàn để TNSP sao cho phù hợp và hiệu quả.
- Xác định nội dung TNSP: Hướng đề tài DA, mức độ, phương tiện, GV.
-Chuẩn bị giáo án bài dạy, phương tiện thực hiện và phương án kiểm tra
đánh giá kết quả DA.
- Lập kế hoạch TNSP, tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch: Vòng thực
nghiệm thăm dò nhằm rút kinh nghiệm, tiến hành thực nghiệm chính thức
vòng 1,2,3 tại 4 trường: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP-ĐH Thái Nguyên, ĐHSP-
ĐH Huế, Đại học Hải Phòng.
- Xử lí kết quả TNSP (định tính và định lượng), rút ra kết luận.
19
19
3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm
3.3.2. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm
3.3.3. Kế hoạch tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Các tham số đặc trưng
3.4.2. Đánh giá kết quả TNSP qua quan sát và phiếu hỏi
Thông qua việc trao đổi trực tiếp với GV, SV và qua các bảng kiểm
đánh giá của GV và SV chúng tôi đưa ra những nhận xét, đánh giá về mặt
định tính như sau:
a/ Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của của DHDA phù hợp với
quan điểm đổi mới trong dạy học đại học hiện nay
Đó là sự thay đổi được cách học, cách tiếp cận vấn đề, tính chủ động,
tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức và khả năng trong NCKH.
b/ Đánh giá về sự phát triển năng lực NCKH
Kết quả thông tin từ 343 SV, đánh giá mức độ phát triển năng lực
(NL) NCKH sau thực hiện dự án. Qua bảng 3.3: Kết quả cho thấy, đa số
SV (chiếm 73,97%) tự đánh giá mức độ phát triển năng lực NCKH ở mức
độ khá và tốt; 98,57% SV tự đánh giá ở mức đạt trở lên; tuy nhiên vẫn có
một số lượng nhỏ (chiếm 1,43%) SV tỏ ra kém tự tin và đánh giá chỉ đạt ở
mức yếu.
c/Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng website nguồn tư liệu hỗ trợ cho
DHDA
Website có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ DHDA, chúng tôi đánh giá
hiệu quả của website thông qua các tiêu chí về số người truy cập, số lượt
download và các bình luận nhận xét cuả các thành viên khi sử dụng website
đó. Trong thời lượng sử dụng 5 tháng: số lượng người đã truy cập là
22377, với số lượng download là 1272 lượt. Đánh giá về tác dụng trong
học tập và nghiên cứu website 60% người sử dụng nhận xét rất tốt, 24%
nhận xét là tốt, 9% khá, 7% trung bình. Với số lượng lớn người trao đổi
thông tin thể hiện việc SV bước đầu thay đổi cách học cũng như khả năng
độc lập trong việc tìm kiếm và chiếm lĩnh kiến thức, tăng cường khả năng
tự học, tự nghiên cứu của SV.
20
20
3.4.3. Đánh giá kết quả qua bài kiểm tra và bảng kiểm quan sát
3.4.3.1. Đánh giá kết quả qua bài kiểm tra
Hình 3.1. Đường
lũy tích điểm kiểm
tra số-vòng 1
Hình 3.2.Tổng hợp phân loại kết quả học
tập qua bài số 1-vòng 1
Bảng 3.6. Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả bài kiểm tra số 1- vòng 1
Phân tích dữ
liệu
Đại lượng Đối chứng
Thực
nghiệm
Mô tả dữ liệu
Mốt 6 7
Trung vị 6 7
Giá trị trung bình 6.04 6.66
Độ lệch chuẩn 1.63 1.53
So sánh dữ liệu
Giá trị p 8.4.10
-5
Mức độ ảnh hưởng
ES
0.38 (nhỏ)
Hình 3.3.Đường lũy tích bài kiểm
tra số 2-vòng 1
Hình 3.4. Tổng hợp phân loại kết quả
học tập bài số 2-vòng 1
Bảng 3.9.Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả bài kiểm tra số 2- vòng 1
Phân tích dữ liệu Đại lượng Đối chứng Thực nghiệm
Mô tả dữ liệu
Mốt 8 9
Trung vị 7 8
Giá trị trung bình 6.8 7.71
Độ lệch chuẩn 1.67 1.54
So sánh dữ liệu Giá trị p 1.6.10
-5
21
21
Mức độ ảnh hưởng ES 0.546
Hình 3.5.Đường lũy tích bài kiểm
tra số 1-vòng 2
Hình 3.6.Tổng hợp phân loại kết quả học
tập bài số1- vòng 2
Bảng 3.12.Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả bài kiểm tra số 1- vòng 2
Phân tích dữ liệu Đại lượng Đối chứng Thực nghiệm
Mô tả dữ liệu
Mốt 6 6
Trung vị 6 7
Giá trị trung bình 6.08 7.02
Độ lệch chuẩn 1.8 1.6
So sánh dữ liệu
Giá trị p 2.4.10
-5
Mức độ ảnh hưởng ES 0.52
Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm ở vòng 1:
Kết quả TNSP qua bài kiểm tra số 1 và bài kiểm tra số 2, cho thấy
hiệu quả học tập của lớp TN tốt hơn lớp ĐC, thể hiện ở các vấn đề sau:
Với các số liệu trên bảng tổng hợp và các biểu đồ, đồ thị cho thấy
điểm trung bình bài kiểm tra của lớp TN (6,66) và (7,71) cao hơn lớp ĐC
(6,04) và (6,8); số điểm khá (44,54%) và (42,55%) của lớp TN cao hơn
nhiều so với lớp ĐC khá (29,74%) và (38,87%); số điểm giỏi (10,87%) và
(37,28%) của lớp TN cao hơn nhiều so với lớp ĐC (6,38%) và (17,87%);
từ giá trị độ lệch chuẩn của của lớp ĐC (1,63) và (1,67) lớn hơn lớp TN
(1,53) và (1,54) chứng tỏ độ phân tán xung quanh giá trị trung bình nhỏ
hơn lớp ĐC, hiệu quả của lớp TN tốt hơn lớp ĐC. Đường lũy tích của lớp
TN nằm bên phải, phía dưới, thể hiện kết quả của lớp TN cao hơn lớp ĐC.
Giá trị p =8,4.10
-5
và 0,000167 < 0,05 chứng tỏ sau tác động điểm trung
bình bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC có sự cách biệt nhau, điều này
không phải do ngẫu nhiên. Giá trị ES =0,3856 và 0,546 đã chứng tỏ ảnh
hưởng của nghiên cứu ở mức độ trung bình và vẫn giữ được độ bền kiến
thức.
22
22
Từ bảng 3.23. Tổng hợp kết quả qua bảng tự đánh giá của SV trong
DHDA, cho thấy, Kết quả cho thấy đa số SV (70,08%) tự đánh hiệu quả
của DHDA ở mức rất tốt và tốt ( mức 1, 2), 89,72% tự đánh giá ở mức khá
trở lên, chỉ có lượng nhỏ (10,28%) SV đánh giá ở mức bình thường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Luận án đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, thể hiện
như sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về DHDA và các kỹ thuật hỗ trợ cho
DHDA, từ đó đề xuất một số DA có thể áp dụng trong dạy học bộ môn
Hóa học phân tích định lượng, phù hợp trong chương trình Cử nhân sư
phạm.
1.2. Điều tra 152 GV và 834 SV về việc dạy - học môn Hóa học PTĐL
trong các trường ĐHSP, việc sử dụng PPDH, sự hiểu và mức độ áp dụng
của DHDA vào thực tế, làm cơ sở cho sự lựa chọn nghiên cứu đề xuất
phương án vận dụng DHDA nhằm phát triển năng lực NCKH cho SV.
1.3. Phân tích cấu trúc, nội dung Hóa học PTĐL phần Phân tích hóa
học, đề xuất nguyên tắc lựa chọn nội dung và xây dựng 5 chủ đề DA học
tập theo nội dung chương trình. Trong các chủ đề đều xác định rõ mục
đích, câu hỏi định hướng, đề xuất phương án tổ chức và có các sản phẩm
DA minh họa.
1.4. Xây dựng và hướng dẫn cách sử dụng website - nguồn tư liệu hỗ
trợ cho DHDA.
1.5. Xây dựng bộ công cụ đánh giá trong DHDA và đề xuất phương án
đánh giá khách quan nhất. Đã xây dựng được 03 bảng kiểm đánh giá, 02
bảng kiểm quan sát và 02 phiếu điều tra về năng lực NCKH cúa SV các
trường ĐHSP.
1.6. Đã tiến hành TNSP theo 3 vòng từ năm 2011 đến 2014 ở 4 trường
ĐHSP, đã tiến hành được 5 DA, với 16 lần thực hiện, có sự tham gia của 5
GV và 343 SV tại 14 lớp TN. Tiến hành xử lý kết quả TNSP của 14 lớp TN
và 14 lớp ĐC, chấm được 1354 bài kiểm tra (685 bài kiểm tra của lớp TN
và 669 bài kiểm tra của lớp ĐC). Kết quả TNSP được đánh giá qua xử lý
thống kê và qua các phiếu điều tra về hiệu quả của DHDA. Số liệu thực
23
23
nghiệm sau khi xử lý, đã chứng minh được phương pháp DHDA ở Hóa
học PTĐL phần Phân tích hóa học góp phần phát triển năng lực NCKH và
nâng cao hiệu quả học tập cho SV ngành sư phạm hóa học.
2. Hướng phát triển của đề tài
2.1. Xây dựng quy trình cho DHDA ở các học phần khác nhau của
môn Hóa học phân tích.
2.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá DHDA trực tiếp trên máy tính, kết
nối trực tiếp với từng GV.
3. Kiến nghị
Để việc áp dụng DHDA đạt được hiệu quả tốt trong các trường sư
phạm, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
3.1. Về phía nhà trường
- Khuyến khích, tạo điều kiện để GV thay đổi PP dạy, SV thay đổi PP
học theo định hướng phát triển năng lực NCKH của người học.
- Đầu tư thiết bị hiện đại và hóa chất đầy đủ cho các PTN, xây dựng
sự hợp tác với các cơ sở nghiên cứu ngoài trường nhằm giúp SV có điều
kiện học hỏi và nghiên cứu kết quả tốt.
- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu
của SV và GV như: Hệ thống internet phủ toàn trường, thư viện tăng
cường tài liệu in và tài liệu số hóa để phục vụ có hiệu quả hơn, trang bị hệ
thống máy chiếu cho tất các phòng học.
3.2. Về phía giảng viên
- Tích cực tìm hiểu các PPDH hiện đại để việc áp dụng có hiệu quả
nhất, phối hợp các PPDH trong quá trình dạy học, trong đó đặc biệt chú
trọng DHDA trong quá trình dạy học ở các trường ĐHSP.
- Tăng cường sử dụng CNTT và ngoại ngữ để việc việc sử dụng hình
thức DHDA đạt hiệu quả cao.
- Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho SV trong học tập, nghiên cứu và phải
có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề.
24
24
25
25