Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đại cương về quản lý sức khỏe và thảm họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.57 KB, 14 trang )

Đại cương về quản lý sức khỏe thảm họa
PGS.TS. Ngô Văn Toàn, ThS. Trần Quỳnh Anh
Bộ môn Sức khỏe Môi trường - Đại học Y Hà Nội
MỤC TIÊU
1) Trình bày được các khái niệm, định nghĩa liên quan thảm họa, thiên tai và quản
lý thảm họa.
2) Trình bày được cấu trúc và tổ chức của việc quản lý sức khỏe thảm họa (Việt
Nam và thế giới)
3) Trình bày được dịch tễ học thảm họa trên thế giới và Việt Nam.
NỘI DUNG
1) Khái niệm, định nghĩa về thảm họa, thiên tai và quản lý thảm họa
1.1 Định nghĩa
- Theo định nghĩa của Tổ chức phát triển Liên hiệp quốc (UNDP, 1992) thì
thiên tai và thảm hoạ là tình trạng đe doạ cộng đồng nhất thiết phải có sự hỗ
trợ và giúp đỡ của quốc gia hoặc quốc tế.
- Một thiên tai hoặc thảm hoạ nhất thiết phải hội đủ một số tiêu chuẩn sau:
- ít nhất có 10 người chết trở lên hoặc ít nhất có trên 100 người bị ảnh
hưởng
- Môi trường bị tàn phá hoặc bị ô nhiễm nặng nề
- Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của quốc gia
- Kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế
1.2 Phân loại thảm hoạ, thiên tai
Phân loại thiên tai và thảm hoạ dựa theo nguồn gốc phát sinh thảm họa, bản
chất của tác nhân gây thảm hoạ và thiên tai:
- Thảm hoạ và thiên tai do con người gây ra (chiến tranh, tai nạn giao
thông, rò rỉ hóa chất, phóng xạ, cháy nổ, )
- Thảm hoạ thiên tai do tự nhiên mang lại (động đất, lũ lụt, bão, sóng
thần, cháy rừng, sạt lở đất, sạt lở tuyết, tình trạng nóng lên của trái
đất, )
2) Tổ chức quản lý sức khỏe thảm họa
2.1 Ứng phó với thiên tai và thảm hoạ


- Đối với đa số các thiên tai và thảm hoạ thật khó có thể đề phòng một cách
có hiệu quả do thiên tai và thảm hoạ xảy ra rất đột ngột và nhanh như sóng
thần, động đất, bão lụt. Khó có thể biết trước để đề phòng. Tuy nhiên có
một số thảm hoạ thiên tai cũng có thể đề phòng được. Do vậy, để ứng phó
với thiên tai và thảm hoạ cần phải có các biện pháp vừa đề phòng và vừa
khắc phục hậu quả thảm hoạ và thiên tai.
- Các nguyên tắc ứng phó với thiên tai và thảm hoạ: ngay sau khi thiên tai
thảm hoạ xảy ra là:
o Cấp cứu các nạn nhân của thiên tai thảm hoạ càng sớm càng tốt.
Muốn làm được việc này thì các lực lượng y tế và trang thiết bị,
thuốc chữa bệnh cần phải có mặt ngay sau khi thiên tai và thảm hoạ
xảy ra. Các lực lượng công an và quân đội cũng cần thiết có mặt để
giúp đỡ những nạn nhân, tìm kiếm người bị thương và kịp thời chôn
cất các nạn nhân bị chết.
o Cứu trợ khẩn cấp về nước uống, thức ăn và các nhu yếu phẩm cần
thiết cho các nạn nhân như nơi ở, quần áo. Đặc biệt là những nơi có
khí hậu khắc nghiệt như các vùng quá lạnh hoặc quá nóng.
o Cần giúp đỡ nạn nhân để ổn định cuộc sống ngay sau khi thiên tai
thảm hoạ xảy ra.
2.2. Các chính sách dự phòng và giảm nhẹ thiên tai thảm hoạ
- Các biện pháp đối phó tình huống : Các biện pháp này gồm hệ thống sẵn
sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra; xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư và phát
triển lồng ghép; rà soát lại các tiêu chuẩn xây dựng để làm cho kết cấu
công trình xây dựng vững chắc hơn; cung cấp bảo hiểm thiên tai, kể cả bảo
hiểm mùa màng; và cải thiện công tác nghiên cứu nông nghiệp. Chính phủ
cần có các hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cảnh báo sớm,
theo dõi, giám sát và dự báo thiên tai cũng như nâng cao công tác quản lý
cơ sở dữ liệu tổng thể và phổ biến thông tin về thiên tai và thảm hoạ cho
người dân.
- Các biện pháp dự phòng lâu dài : Các biên pháp này gồm bảo vệ và quản lý

rừng phòng hộ bằng cách trồng lại rừng; các hệ thống phân lũ, hệ thống
tưới tiêu; các biện pháp nạo vét lòng sông và kiểm soát dòng chảy; hệ
thống đê, đập ngăn chặn; lấn sông, lấn biển và xây dựng các cảng an toàn.
- Quỹ phục hồi sau thiên tai : Quỹ này có sẵn để sử dụng trong trường hợp
cần thiết, được huy động nhanh chóng ngay tại thời điểm cấp cứu thiên tai.
Quỹ này có thể sử dụng để xây dựng lại các cơ sở hạ tầng các công tình
công cộng.
Kinh nghiệm từ các nước đã cho thấy những cố gắng này có tác động tích cực
trong việc giảm thương tích và bệnh tật do thiên tai.
3) Dịch tễ học thảm họa, thiên tai trên thế giới và Việt Nam và ảnh hưởng
của thảm họa, thiên tai đến sức khỏe.
Trong những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới đã và đang xảy ra
những thiên tai thảm hoạ có sức công phá dữ dội đối với môi trường sống, các
công trình cơ sở hạ tầng, làm nhiều người chết, mất tích và bị thương. Các nhà
khoa học ước tính rằng càng ngày thảm hoạ và thiên tai trên thế giới có xu hướng
gia tăng (nhiều tác giả ước lượng là tăng gấp 3 lần so với những năm 60 của thế kỷ
XX) và các thiên tai thảm hoạ có xu hướng mạnh lên và gây thiệt hai nhiều hơn
trước (tăng gấp 7 lần so với những năm 60 của thế kỷ XX). Trong những năm
1980 trung bình có 300 thảm hoạ thiên tai/năm, những năm 1990 có 480 thiên tai
thảm hoạ và những năm 2000 có 620 thảm hoạ thiên tai/năm.
Trong năm 2006, trên thế giới có khoảng 21.344 người chết do thiên tai, số
người bị ảnh hưởng là 135 triệu người. Trong năm 2007, theo thống kê chưa đầy
đủ, trên thế giới có khoảng 16.517 người chết do thiên tai, số người bị ảnh hưởng
là 200 triệu người, 8 trên 10 thảm hoạ nặng nề nhất xảy ra ở châu á. Cũng trong
năm 2007, Mỹ là nước có nhiều thiên tai nhất (22 vụ), tiếp theo là Trung Quốc (20
vụ) và ấn Độ (18 vụ). Số người chết ở châu á chiếm 74,2%, châu Âu chiếm 15,3%,
châu Phi chiếm 7,5%, châu Mỹ chiếm 2,9% và châu Đại dương chiếm 0,1%.
Tại Việt Nam do hệ thống thông tin về thảm hoạ thiên tai chưa được hoàn
thiện và không ghi chép lại được đầy đủ nên rất khó có thể mô tả hết các thiệt hại
do thiên tai và thảm hoạ. Trong năm 2008, ước tính có khoảng 500 người chết và

thiệt hại về vật chất ước tính trên 13.300 tỷ đồng, trên 4000 ngôi nhà bị phá huỷ,
gần 500.000 héc ta hoa màu bị thất thu.
3.1. Thảm hoạ thiên tai tự nhiên:
3.1.1. Động đất:
- Đây là một trong những thiên tai gây tác hại lớn nhất đến sức khoẻ con
người cũng như tác động rất lớn đến môi trường. Trên thế giới đó chứng
kiến những cuộc động đất rất lớn với cường độ từ 7,5-12 độ Richter. Năm
1976 một trận động đất ở Đường Sơn Trung Quốc làm 250.000 người thiệt
mạng. Gần đây nhất là ngày 12/8/ 2008, một trận động đất 7,8 độ Richter
tại tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc đó tàn phá gần như hoàn toàn cơ sở hạ tầng
của tỉnh Tứ Xuyên và làm hơn 88.000 người chết và mất tích, cùng hơn 5
triệu người bỗng dưng trở thành vụ gia cư mất hết tất cả, thiệt hại ước tính
12,1 tỷ đo la Mỹ. Trong những năm 90 của thế kỷ XX, có khá nhiều những
trận động đất ở Nhật Bản, ấn Độ, Nê Pan làm chết hàng chục nghìn người
và phá huỷ môi trường và các công trình lịch sử, văn hoá cũng như cơ sở hạ
tầng. Vào ngày 15/8/2008 tại Pê Ru, đó hứng chịu một trận động đất làm
hơn 500 người chết, 1.400 người bị thương và hơn 50.000 người mất nhà ở.
Động đất ở Indonesia tháng 5/2006 làm chết 5.778 người.
- Thiệt hại về người và của ngay sau động đất đó là rất lớn nhưng ô nhiễm
môi trường sống, các vụ dịch bệnh đi ngay sau động đất cũng gây thiệt hại
lớn đến sức khoẻ con người. Dịch bệnh là một trong những nguy cơ đối với
sức khoẻ con người ngay sau khi có động đất, nguyên nhân chủ yếu là do ô
nhiễm môi trường, thiếu nước sạch và thức ăn, các dịch vụ y tế cũng như
các dịch vụ khác không đáp ứng được đầy đủ.
- Tại Việt Nam, động đất không xảy ra thường xuyên nhưng cũng gây tác
động đến sức khoẻ con người và tổn thất cho môi trường sống. Năm 1978,
một trận đống đất có tâm chấn ở vùng Hoà Bình và tại Hà Nội đó đo được
cường độ trận động đất là 5,7 độ Richter. Tuy không có người chết nhưng
cũng có một số người bị thương, nhiều nhà của bị nứt, lún gây nên những
khó khăn cho cuộc sống. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, một trận

động đát ở Điện Biên, Lai Châu cũng gây sập nhà ở, nhiều nhà bị nứt lún
nhưng thiệt hại về người là không đáng kể.
- Một báo cáo khoa học của Australia khẳng định rằng tác động của các thảm
họa tự nhiên như động đất trong những năm tới có thể tăng gấp bội do tình
trạng gia tăng dân số và thay đổi khí hậu. Dựa vào dữ liệu về thiên tai trong
400 năm qua, các nhà khoa học đó phân tích nguy cơ xảy ra động đất tại
châu Á-Thái Bình Dương và tính toán số người có thể bị thương vong. Họ
nhận thấy những thành phố nằm trên vành đai Himalaya, Trung Quốc,
Indonesia và Philippines sẽ phải chứng kiến các trận động đất có khả năng
lấy đi mạng sống của một triệu người trong thời gian ngắn. Các thảm họa
thiên nhiên cướp đi sinh mạng từ 10.000 người trở lên có xu hướng xảy ra
thường xuyên hơn sau mỗi thập kỷ. Trong những năm tới, chúng có thể tác
động tới cuộc sống của hơn một triệu người. Tình trạng tăng dân số, thay
đổi khí hậu và khan hiếm lương thực có thể làm tăng mức độ tàn phá của
các thảm họa thiên nhiên.
3.1.2. Bão lụt và sóng thần:
- Bão và lũ lụt thường xảy ra nhiều hơn và gây tác hại lớn hơn động đất về
người và vật chất. Khác với động đất thường chỉ xảy ra ở một vài nơi trên
thế giới, bão và lũ lụt có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Thế giới
vẫn chưa hết kinh hoàng về cơn sóng thần Tsunami vào cuối năm 2004 đã
giết chết trên 250.000 người chủ yếu ở các quốc gia Indonesia, Thái Lan,
Srilanka. Không chỉ có vậy, các thiệt hại về kinh tế do sóng thần là không
thể tính toán được. Trong tổng số 10 thảm hoạ thiên tai lớn nhất thế giới
trong năm 2008 đã có 7 thiên tai là bão và lũ lụt.
- Cơn bão Nargis đổ bộ trong hai ngày 2 và 3/5 với sức gió hơn 215 km/h đã
cướp đi sinh mạng của hơn 138.000 người và khiến 2,4 triệu người bị mất
nhà cửa tại Myanmar. Theo Liên hợp quốc, sau cơn bão hơn 1 triệu người
tại Myanmar cần các nguồn cứu trợ. Có đến 75% trong số đó phải sử dụng
các nguồn nước không hợp về sinh trực tiếp từ các con sông và ao hồ. Đây
là điều kiện lý tưởng để các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và dịch tả

phát sinh, lây lan trên diện rộng. Trận cuồng phong Nargis xảy ra tại
Myanmar trong năm 2007 khiến số nạn nhân thiệt mạng có thể lên tới con
số 100.000 người, đã được ghi nhận là một trong 6 trận bão khủng khiếp
nhất thế giới kể từ năm 1991.
- Cơn bão đêm 2/5 và sáng 3/5/2007 tại Myanmar số người chết lên tới
28.458 người và 33.416 người mất tích. Hầu hết các nạn nhân thiệt mạng vì
bức tường sóng lên tới 3,5m đổ vào Irrawaddy cùng với cơn gió mạnh với
tốc độ 190km/h.
- Tháng 4 năm 1991 tại Bangladesh, một trận bão kèm theo lốc xoáy đã tàn
phá bờ biển phía Nam của nước này khiến hơn 138.000 người chết. Tháng
11 cùng năm, Bangladesh tiếp tục phải đón nhận cơn bão Sidr, trận bão này
đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 người.
- Cuối tháng 10 và 11 năm 1998, một cơn bão có tên Mitch đó giết chết ít
nhất 9.000 thường dân ở khu vực Trung Mỹ. Tháng 9 năm 2004, trận lốc
xoáy mang cái tên rất đẹp Jeanne đã tràn vào lãnh thổ Haiti cướp đi sinh
mạng của hơn 3.000 người.
- Năm 1999, trận siêu bão mang tên Super Cyclone đổ bộ vào khu vực Đông
Bắc bang Orrissa của Ấn Độ làm 10.000 người thiệt mạng.
- Tháng 8 năm 2005, tại Mỹ bão Katrina tàn phá nước Mỹ khiến hàng nghìn
người chết và bị thương. Một trong những bang chịu thiệt hại nặng nề nhất
là New Orleans.
- Với một đất nước cũng gặp nhiều khó khăn như Mexico thì lũ lụt chính là
một "đại họa". Những cơn lũ ập tới các bang Tabasco và Chiapas ở phía
Nam Mexico vào cuối tháng 10 và tháng 11.2007 làm cả hai nơi này gần
như chìm trong biển nước. Theo ước tính, khoảng 80% bang Tabasco bị
ngập sâu trong nước và khoảng 1 triệu dân phải đi sơ tán.
- Một loạt cơn bão cấp 5 (cấp cao nhất trên thang xếp loại) đã đổ bộ vào
Nicaragua vào ngày 4.9 với tốc độ gió lên đến 160 dặm/giờ. Cơn bão này
cũn tấn cụng cả nước Honduras và quột qua một số đảo trên vựng biển
Caribờ. Cơn bão Felix đó làm 101 người chết và cuốn đi những khu dân cư

vốn đó quỏ nghốo khổ bờn bờ biển Nicaragua. Chỉ có một chỳt tươi sỏng
trong toàn bộ thảm họa kinh hoàng này: Cơn bão chủ yếu tràn vào những
vựng đất có rừng cõy bao phủ, chính vỡ vậy sức tàn phá của những cơn gió
mạnh đó phần nào suy giảm.
- Một loạt trận mưa bất thường đó diễn ra ở Ấn Độ, Nepal, Bhutan và
Bangladesh trong tháng 7, tháng 8/2007. Giữa tháng 8/2007, khoảng 30
triệu người trong toàn khu vực đó rơi vào cảnh không nhà, hơn 2.000 người
chết do mưa lũ. Thiệt hại ước tính ít nhất 120 triệu USD.
- Tháng 8/2007 hoành hành ở miền nam Triều Tiên. Hơn 400 người chết,
450.000 tấn lương thực hoa màu mất trắng.
- Ngày 13/9/2007, bão Ike từ vùng vịnh Mehico đổ bộ vào miền Nam nước
Mỹ với tâm bão là thành phố ven biển Galveston, bang Texas, gây ngập lụt
nghiêm trọng tại các vựng duyên hải, làm tê liệt hoạt động khai thác dầu
khí tại Houston và mất điện trên diện rộng. Cơn bão với sức gió lên tới 175
km/h và những cột nước khổng lồ cao hơn 5 mét đã gây thiệt hại vật chất
lên tới 20 tỷ USD. Bão đã làm sập gần 20 tòa nhà, làm hư hỏng gần như
toàn bộ hệ thống giao thông. Ít nhất 13 nhà máy lọc dầu đã tạm đóng cửa,
đồng nghĩa với việc ngừng cung cấp 3,7 triệu thùng dầu/ngày, tương đương
1/5 tổng công suất lọc dầu của Mỹ.
- Bốn trận bão nhiệt đới, lần lượt mang tên Fay, Gustav, Hanna và Ike, liờn
tiếp đổ bộ vào Haiti và nhiều vùng lân cận vào tháng 8 và tháng 9/2008,
làm hơn 800 người thiệt mạng. Khoảng 1 triệu người bị mất nhà cửa và
100.000 người bị ảnh hưởng trong quốc gia nghèo nhất thế giới ở vùng
Caribe này.
- Tại Việt Nam, bão thường xảy ra ở vùng bờ biển Việt Nam và thường gây
lũ lụt nghiêm trọng. Trong vòng 14 năm (1979 - 1993) có tới 73 cơn bão
lớn đã đổ bộ vào Việt Nam. Tính trung bình mỗi năm có 5 trận bão trở lên.
Bão thường đổ bộ vào vùng duyên hải miềm Trung và đông bằng sông
Hồng. Các tỉnh thường phải hứng chịu những trận bão lớn gồm Huế, Đà
Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận (thuộc

vùng duyên hải miền Trung) và Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam
Định( thuộc ĐB sông Hồng). Bão không chỉ gây thiệt hại về người và của,
phá hoại các cơ sở y tế, hệ thống cấp nước và công trình vệ sinh mà còn
phá hoại mùa màng gâp cảnh đói nghèo. Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy tổn
thất mùa màng do bão gây ra ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 1998. Vùng
duyên hải miền Trung chịu tổn thất nặng nề nhất. 3 trong 6 năm từ 1993
đến 1998, có hơn 30% số xã mất hơn 10% mùa màng. Các cơn bão trong
những năm gần đây đó làm cho hàng nghìn người chết và hàng chục nghìn
người bị ảnh hưởng.
3.1.3. Núi lửa
- Núi lửa phun chỉ tồn tại ở một số quốc gia châu Á và châu Mỹ La tinh như
Chi Lờ, Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Tác hại của núi lửa đến sức
khoẻ con người là không lớn do có thể dự báo được trước khi núi lửa hoạt
động nhưng có thể phá huỷ môi trường sống.
- Ngày 2/5, núi lửa Chaiten ở miền nam Chile đó bất ngờ tỉnh giấc sau hàng
nghìn năm ngủ yên, gây ra các đợt phun trào nham thạch, khí độc và tro bụi
cao đến hơn 20 km lên bầu trời. Hơn 4.000 người đã rời khỏi thị trấn
Chaiten sau các đợt phun trào đầu tiên. Tiếp sau đó là hàng nghìn người
khác cũng buộc phải di chuyển. Người dân tại Futaleufu, cách đó trên
100km, cũng phải đi sơ tán. Tại một số khu vực ở thị trấn Chaiten, tro bụi
phủ dày tới 15cm, làm ô nhiễm các nguồn cung cấp nước, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới nhà cửa, giao thông và cây cối.
- Chile là quốc gia có nhiều núi lửa hoạt động thứ hai thế giới, sau Indonesia.
Quốc gia này có khoảng 2.000 núi lửa, 500 trong số này vẫn có khả năng
hoạt động. Khoảng 60 núi lửa đã “tỉnh giấc” trong vòng 450 năm qua. Tại
Việt Nam chúng ta không có núi lửa và do vậy cũng không có tác hại của
núi lửa.
3.1.4. Cháy rừng
- Cháy rừng có thể do con người gây nên nhưng cũng có thể do thiên nhiên
gây ra. Cháy rừng tuy không gây nên thiệt hại nhiều về người nhưng gây

nên tác hại rất lớn đến môi trường do gây ô nhiễm khói bụi và huỷ hoại tài
nguyên rừng.
- Cuối những năm 90 của thế kỷ trước và những năm đầu của thế kỷ này, các
trận cháy rừng lớn ở các nước Indonnesia và Philippines đó gây ô nhiễm
không khí lớn ỏ khu vực Đông Nam Á. khói bụi gây ô nhiễm vượt ra khỏi
quốc gia đến tận Băng Cốc và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 16/11/2008, các đám cháy tại miền nam bang California của Mỹ đó
thiêu rụi ít nhất 100 hécta rừng và nhiều nhà cửa, trong đó có 500 căn nhà
di động (mobile home) trong một công viên bị cháy thiêu rụi. Ngọn
lửa nhanh chóng lan ra các khu vực khác do gió mạnh. Gần 1.000 nhân viên
chữa cháy cùng với xe cứu hỏa, máy bay trực thăng và xe ủi đất đã được
huy động để ngăn chặn đám cháy lan sang các khu vực đông dân cư. Hiện
diện tích rừng bị lửa thiêu hủy đã lên đến 1.053 hec-ta. Trong khi đó, tại hạt
Santa Bacbara, cách Los Angeles khoảng 128km về phía tây bắc, một đám
cháy khác cũng đang tiếp diễn, khiến hơn 5.400 hộ dân phải sơ tán, lửa đã
phá hủy hơn 110 ngôi nhà.
- Các vụ cháy hàng ngàn kilômet vuông rừng ở Braxin và Xibêri (Nga) năm
1998 không chỉ gây nên những tổn thất lớn lao về vật chất mà cũng tàn phá
môi trường sống, gậm nhấm các "lá phổi xanh" của trái đất, mầm mống
những thảm họa thiên tai trong những năm tiếp theo. Ở miền Tây và Bắc
nước Mỹ, các vụ cháy rừng bùng phát từ tháng 7/1999, kéo dài và lan rộng
ra cả một vùng rộng lớn ở các bang miền Tây.
- Từ tháng 5 đến tháng 8/2000 các vụ cháy rừng lại bùng phát trở lại. Mặc dù
nước Mỹ hiện đại như vậy nhưng đã phải huy động toàn bộ lực lượng
phòng cháy chữa cháy, lực lượng quân đội của nhiều bang mà vẫn rất chật
vật trong việc chế ngự giặc lửa. Hàng chục ngàn hecta rừng đã bị thiêu trụi,
nhiều công trình công nghiệp, dân sự bị tàn phá nặng nề, để lại nỗi kinh
hoàng, khủng khiếp cho người dân sinh sống ở đây.
3.1.5. Tình trạng nóng lên của trái đất và hậu quả
- Tình trạng nóng lên của trái đất là do hiện tượng các khí thải cụng nghiệp

và sinh hoạt như CO, SO
2
, làm tháng tầng ozon bao quanh trái đất và các tia
hồng ngoại và tử ngoại từ mặt trời xuyên vào trái đất gây nóng trái đất. Hậu
quả là băng tuyết ở Bắc Băng dương tan ra, làm mực nước biển dâng và
gây ngập lụt ở nhiều quốc gia.
- Theo thống kê, 75% khí thải độc hại gây hiệu ứng nhà kính và lỗ thủng
tầng ozon là do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt tại các nước phát triển
thải ra. Nhằm giảm bớt tác động xấu của thiên tai, trong thập niên cuối
cùng của thế kỷ XX, cộng đồng thế giới đã có nhiều hoạt động chung với
khẩu hiệu "Thập kỷ quốc tế giảm nhẹ thiên tai". Ngay từ năm 1992, Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc đã triệu tập Hội nghị thượng đỉnh về môi trường tại
Rio De Janeiro (Braxin), 5 năm sau, Liên Hợp Quốc lại triệu tập Hội nghị
thượng đỉnh trái đất tại New York (tháng 6/1997). Hội nghị đã đánh giá
chung về tình hình thực hiện các cam kết đã đạt được ở Hội nghị Rio năm
1992, đồng thời quyết định thành lập một Hội đồng các quốc gia để soạn
thảo Hiến chương về môi trường và chương trình hành động cho thế kỷ
XXI.
- Đến tháng 12/1997, 100 quốc gia và đại diện của 1600 thành phố lớn nhỏ
trên thế giới đã đến Kyôtô (Nhật Bản) để ký thông qua Nghị định thư
Kyôtô về hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kớnh. Tháng 11/2000 tại La
Hay (Hà Lan) Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu trái đất đã được tổ chức.
Đại diện của 186 nước và lãnh thổ cùng hàng nghìn tổ chức công nghiệp và
môi trường đã tham dự. Sau hơn 10 ngày thảo luận cuối cùng Hội nghị
cũng không đạt được một tiến bộ cụ thể nào trong việc buộc Mỹ và Liên
minh châu Âu (EU) phải giảm 5,2% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
so với mức 1990 vào năm 2012 (theo Nghị định thư Kyôtô - 1997).
- UNEP ngày 14/10/2008 cảnh báo nguy cơ đe doạ đời sống hoang dã trên
biển và các đại dương, 15% thảm thực vật biển và đại dương trên toàn cầu
đã biến mất trong một thập kỷ qua do tác động của các chất dư thừa từ các

hoạt động của con người thải ra trên đất liền, trên biển và các quá trình cải
tạo đất, các công trình xây dựng ven biển, việc đánh bắt cá bằng lưới quột
và đánh bắt hải sản mang tính huỷ diệt khác. Ước tính diện tích thảm thực
vật biển và đại dương hiện nay chỉ khoảng 177.000 km
2
, tương đương 2/3
diện tích nước Anh.
- Các nhà khoa học về khí tượng thuỷ văn Mỹ, Argentina và Chile ngày
17/10 công bố một báo cáo cho biết các núi băng ở Argentina và Chile đang
tan nhanh, đe doạ tới môi trường sống của nhiều loại động, thực vật khu
vực này. Các núi băng ở tỉnh Saint Cruz của Argentina đang nhỏ dần, làm
tăng đáng kể mực nước ở vùng Nam cực. Từ năm 1995, băng tan đã làm
cho mực nước ven biển Nam cực dâng cao thêm trung bình 0.1mm/năm,
cao hơn nhiều so với mức tăng trung bình những năm 70-80 là 0,04mm.
- Nhiệt độ tăng, lượng mưa giảm ở miền nam Argentina và Chile do sự ấm
lên của trái đất là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tan băng nhanh. Tháng
3/2003, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng những núi băng vùng Nam cực
tiếp tục tan nhanh như tốc độ hiện hay, mực nước biển có thể dâng cao
thêm 7m và sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và vùng đất ven biển nhiều nước
trên thế giới. Các chuyên gia khẳng định việc giảm mạnh lượng khí thải gây
hiệu ứng nhà kính là một trong những biện pháp tích cực để phòng thảm
hoạ thiên nhiên.
3.1.6. Những thiên tai thảm hoạ khác
- Hạn hán: Tại bang Georgia và những bang lân cận miền Đông Nam nước
Mỹ trong năm 2008 đã phải trải qua mùa khô hạn nhất trong lịch sử. Tại
thành phố Atlanta, một trong những khu vực có mạng lưới xe điện ngầm
phát triển nhanh nhất của Mỹ, lượng nước chỉ cũng đủ dự trữ cho 3 tháng.
Khi tình trạng khô hạn diễn biến xấu hơn, giữa 3 bang Florida, Georgia và
Alabama đã xảy ra cuộc chiến tranh giành nguồn cung cấp nước. Các đợt
hạn hán thường xuyên xảy ra ở các quốc gia châu Phi đã gây nên mất mùa

thường xuyên, từ đó gây nên nạn chết đói và suy dinh dưỡng. Tại Việt
Nam, năm 1998, các tỉnh Tây Nguyên như Đak Lak, Kom Tum, Gia Lai bị
hạn hán nặng nề với 82% số xã bị mất mùa từ 10% trở lên. Năm 1993 có
20% tổng số xã trên cả nước bị mất mùa từ 10% trở lên và năm 1998 con số
này là 50%.
- Sạt lở đất và sạt lở tuyết cũng là những thiên tai thường gặp ở một số quốc
gia do mưa lâu ngày. Những trận sạt lở đất ở Philippines đã làm hàng nghìn
người chết và chôn vùi nhiều làng mạc. Tại Việt Nam, trong những năm
đầu của thế kỷ XXI đã có sạt lở đất ở Yên Bái và Lào Cai làm chết hàng
chục người.
3.2. Thảm hoạ do con người:
3.2.1. Chiến tranh và xung đột sắc tộc
- Chiến tranh và xung đột sắc tộc là một thảm hoạ do con người gây ra.
Chúng ta đã chứng kiến 2 cuộc chiến tranh thế giới thứ I và thứ II làm hàng
chục triệu người chết, hàng trăm triệu người khác bị thương và tàn phế và
tiêu tốn rất nhiều tiền của của nhân loại.
- Chỉ tính riêng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô trong
vòng 4 năm từ năm 1941-1945 đã có 22 triệu công dân Liên Xô bị chết, đó
là chưa kể hàng chục triệu người khác bị thương và hàng chục triệu người
khác bị ảnh hưởng.
- Gần đây, các cuộc chiến tranh I rắc, Apganistan, nội chiến ở các nước cộng
hoà thuộc Nam Tư cũ và Liên Xô cũ cóng gây rất nhiều tổn thất về người
và về của.
- Tại Việt Nam, trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước đã có trên 2 triệu
người Việt Nam ngã xuống và hàng triệu người khác bị thương trong vòng
21 năm (1954-1975). Không chỉ có vậy, chiến tranh còn làm thiệt hại về
mặt kinh tế, làm phá huỷ môi trường đình trệ sản xuất, gây tiêu tốn kinh tế.
- Tai nạn giao thông là một trong những thảm hoạ rất nặng nề cho các quốc
gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Hàng năm, tại Trung Quốc có
khoảng 100.000 người chết và hàng trăm ngàn người bị thương và tàn phế

do tai nạn giao thông. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 12.000-15.000
người bị chết do tai nạn giao thông, trung bình mỗi ngày có khoảng 35-40
người chết và hàng chục người khác bị thương do tai nạn giao thông. Điều
rất cần cân nhắc đến đó là những người bị chết hoặc tàn phế trong tai nạn
giao thông đều là những người đang trong độ tuổi cống hiến và làm ra của
cải vật chất cho xã hội.
- Cháy nổ, rò rỉ hoá chất, phóng xạ trong sản xuất công nghiệp và trong sinh
hoạt: Tại London, trong năm 1852 do hiện tượng ô nhiễm không khí đã có
hàng ngàn người chết trong vài tuần. Năm 1986 tại Tréc nô bưn, đã xảy ra
một vụ nổ nhà máy điện nguyên tử làm hàng ngàn người chết và phá huỷ
môi trường và ước lượng khoảng 50 năm sau môi trường mới có thể hoàn
nguyên giống như trước khi có vụ nổ.
- Sập hầm mỏ trong khai thác khoáng sản hầu như xảy ra ở tất cả các quốc
gia. Tại Trung Quốc nhiều vụ sập hầm mỏ đã xảy ra và làm chết hàng ngàn
người. Tại Việt Nam, sập hầm mỏ xảy ra lẻ tẻ và chủ yếu là do sập hầm mỏ
khai thác than.

×