Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm hút nước giữ ẩm đến môi trường đất trồng cây ngô đông xuân ở gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.82 KB, 16 trang )

VIỆN KH&CNVIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

------------------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM HÚT
NƯỚC GIỮ ẨM ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG
CÂY NGÔ ĐÔNG XUÂN Ở GIA LAI

Cơ quan chủ trì

: Viện Công nghệ Hoá học

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Cửu Khoa
Cơ quan phối hợp : Viện Sinh học Nhiệt đới-TP.HCM.
Phân viện Địa chất TP.HCM.


Tp.HCM Năm 2006

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU

3

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Tình hình trồng ngô Đông xuân ở Gia lai

4

I.2. Các phương pháp phân tích

4

I.2.1. Xác định thành phần vi lượng

4

I.2.2. Xác định các chất dinh dưỡng cơ bản

4

I.2.3. Xác định tính chất hoá lý của đất
6
I.2.4. Xác định thành phần hoá học

7

I.2.5. Xác định thành phần vi sinh


8

PHẦN II: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
II.1 Kết quả phân tích đất trước và sau thử nghiệm ngô Đông xuân An Phú

10

II.2 Kết quả phân tích đất trước và sau thử nghiệm Ngô Đông xuân Anjum Pa 12
PHẦN III: KẾT LUẬN

15

TÀI LIỆU THAM KHAÛO

2


MỞ ĐẦU
Khoa học kỹ thuật ở Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh
mẽ. Nhiều sản phẩm khoa học của các đề tài nghiên cứu đã đóng góp rất nhiều vào
sự phát triển của kinh tế, đáp ứng được nhu cầu xã hội và đặc biệt là thay thế được
hàng ngoại nhập với giá thành thấp. Cùng với chủ trương chung của Đảng và Nhà
nước là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tế và bảo vệ môi trường,
Viện Công nghệ hoá Học trong nhiều năm qua đã nghiên cứu thành công nhiều
loại vật liệu phục cho công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,...có hiệu quả cao trên
thực tế về lợi ích kinh tế cũng như bảo vệ môi trường.
Năm 2004, Viện đã nghiên cứu thành công vật liệu hút nước giữ ẩm có khả
năng hút nước rất cao. Theo nhiều công bố trên thế giới khi áp dụng các loại vật
liệu giữ ẩm trên cho nông nghiệp thì năng suất cây trồng tăng lên 20-50%. Tuy

nhiên chưa có một nghiên cứu khoa học ở Việt Nam xác nhận các kết quả công bố
trên. Do đó, vấn đề tổng hợp ra chế phẩm cũng như thử nghiệm, đánh giá ảnh
hưởng của các loại vật liệu hút nước giữ ẩm đối với môi trường đất và cây trồng
mang ý nghóa rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp nước nhà trước vấn đề hạn
hán xảy ra thường xuyên trong những năm qua. Trong chuyên đề này chúng tôi đã
thu nhận và phân tích các mẫu đất tại 2 địa điểm thử nghiệm cây cà phê trước và
sau khi thử nghiệm (cách nhau 6 tháng) cùng với đánh giá của các nhà khoa học về
Hoá nông, Địa chất và Nông nghiệp nhằm đưa ra kết quả đánh giá chính xác về
hiệu quả cũng như tác động của chế phẩm đối với môi trường đất thử nghiệm.

3


PHẦN I : TỔNG QUAN
I.1. Tình hình trồng ngô Đông xuân ở Gia lai:
Trong những năm gần đây diện tích gieo trồng vụ đông xuân liên tục tăng
nhanh. Trong 4 vụ liên tiếp (từ vụ đông xuân 2000-2001 đến vụ đông xuân 20032004), diện tích gieo trồng tăng 10.241 ha trong đó cây ngô tăng 1.760 ha. Tuy
nhiên năng suất trên toàn địa bàn tỉnh Gia lai tăng không đáng kể, mà nguyên nhân
chính là do không đảm bảo lượng nước tưới cho cây nên nhiều diện tích trồng
không đủ nước bị giảm năng suất và một số bị mất trắng. Năm 2000-2001 diện tích
bị hạn là:9.868 ha, mất trắng 2.854 ha; tổng thiệt hại trên 5.528 triệu đồng và vụ
đông xuân năm 2004-2005 diện tích bị hạn là 25.136 ha, thiệt hại trên 156.400 triệu
đồng. Chính vì vậy việc tìm ra giải pháp chống hạn cho cây trồng nói chung và cây
ngô nói riêng là rất cấp bách và mang lại ý nghóa xã hội cao.
I.2. Các phương pháp phân tích:
I.2.1. Xác định thành phần vi lượng:
Trong dinh dưỡng của thực vật và vi sinh vật, ngoài các nguyên tố nitơ,
photpho và kali, các nguyên tố vi lượng như bo, mangan, đồng, kẽm, coban,
moliđen,… có ý nghóa lớn. Một lượng nhỏ các nguyên tố này cần thiết cho nhiều
nhiều quá trình sinh hoá của thực và động vật. Đất được phá mẫu bằng microwave

và phân tích bằng máy AAS.
I.2.2. Xác định thành phần dinh dưỡng:
Để xác định hàm lượng dinh dưỡng của đất, chúng tôi chỉ tiến hành xác ñònh

4


hàm lượng ở dạng dễ tiêu (tan trong nước) của nitrogen (NH 4+, NO2-, NO3-),
phosphorus (H2PO4-, HPO42-, PO43-), kalium (K+) trong đất trước khi bón sản phẩm,
sau khi bón.
 Xác định N dễ tiêu (theo phương pháp Chiurin–Cononova):
Nguyên lí: Nitrogen dễ tiêu được chiết rút dưới tác dụng của H 2SO4 0.5N bao
gồm NH4+, NO2-, NO3- tan trong nước. NO2-, NO3- được khử về NH4+ nhờ chất xúc
tác Zn và FeSO4.2H2O. Sau đó kết hợp với phương pháp Kjeldahl để xác định N.
 Xác định phosphorus dễ tiêu (theo phương pháp Oniani):
Nguyên lí: Sử dụng H2SO4 0.1N làm chất chiết rút phosphorus dễ tiêu trong
đất. Sau đó dùng phương pháp hiện màu xanh molybdenum để định lượng P.
Tiến hành: Cân 5g đất như trên lắc với 100ml H2SO4 0.1N trong erlen 250ml
trong 1 phút rồi lọc qua giấy lọc. Đuổi bớt nước còn khoảng 15ml cho vào bình định
mức 25ml. Thêm vào 2ml (NH4)6Mo7O24 2.5% và 3 giọt SnCl2 2.5% rồi định mức đủ
25ml. So màu trên máy so màu trong vòng 10 phút. Kết quả tính hàm lượng
phosphorus được dựa trên đường chuẩn của dung dịch chuẩn P2O5:
Cân 0.1917g KH2PO4 tinh khiết đã được sấy khô ở 105 0C trong 2h, chính xác
đến 0.0002g, hòa tan bằng nước cất rồi định mức đến 1 lít. Dung dịch có 0.1mg
P2O5 trong 1ml. Lấy dung dịch này pha loãng 10 lần ta được dung dịch chuẩn (chứa
0.01mg P2O5/ml):

Đồ thị 2.1: Đường chuẩn của P2O5
5



Phần trăm P2O5 được tính:

a'
a

% P 2O 5 =

* 100

a’: khối lượng P2O5 suy ra từ đường chuẩn
a: khối lượng mẫu đất
 Xác định kalium dễ tiêu (theo phương pháp Matlova)
Nguyên lí: Dùng dung dịch CH3COONH4 1N chiết rút kalium hòa tan (K+),
rồi định lượng K+ theo phương pháp kết tủa muối KClO4.
Tiến hành: Cân 5g đất như trên lắc 1h với 50ml dung dịch CH 3COONH4 1N,
rồi lọc qua giấy lọc. Đuổi bớt dung môi (còn khoảng 10ml), thêm vào khoảng 2ml
acid HClO4đđ. Ion K+ sẽ kết tủa dưới dạng muối KClO 4. Làm lạnh khoảng 20 phút
cho kết tủa hoàn toàn. Lọc và rửa kết tủa bằng cồn 96 0, sấy khô và đem cân KClO4.
Kalium dễ tiêu được tính dưới dạng %K2O như sau:
%K 2O =

P '* V' * 94
* 100
P * V * 277

- P : trọng lượng mẫu khô(gam).
- P’: trọng lượng KClO4.
- V : thể tích dung dịch sau khi đã vô cơ hoá.
- V’: thể tích dung dịch dùng để định phân.

I.2.3. Xác định tính chất hoá lý của đất:


Độ chua của đất: Theo phương pháp điện cực chọn lọc hydro trên máy đo

pH của Viện CN Hoá học Tp. HCM.
Nguyên lý của phương pháp: Ion H + được chiết rút ra bằng chất chiết rút thích
hợp(nước cất hoặc muối trung tính), dùng 1 điện cực chỉ thị và 1 điện cực so sánh
để xác định hiệu thế của dung dịch. từ đó tính được pH của dung dịch.


Tỷ trọng của đất: Phương pháp picnômet xác định tỉ trọng thể rắn của đất,

các mẫu đất được xác định tại Phân viện Địa lý Tp.HCM.

6


Nguyên tắc của phương pháp: Xác định thể tích của nước tương ứng với thể
tích lấy phân tích.


Độ xốp của đất: Xác định tại Phân viện Địa lý Tp.HCM.



Độ giữ ẩm của đất: Phương pháp Katrinski, thực hiện tại xưởng thực nghiệm
Viện Công Nghệ Hoá học Linh Trung –Thủ Đức- Tp.HCM.

I.2.4. Xác định thành phần hóa học của đất:

 Chất hữu cơ (OM): Xác định theo phương pháp Chiurin tại Viện CN Hoá học
Tp. HCM. Nguyên lý của phương pháp: Dùng dd K2Cr2O7 và axít H2SO4 kết hợp với
nhiệt độ để oxi hoá các hợp chất hữu cơ có trong đất sau đó dùng muối Morh chuẩn
độ với chất chỉ thị diphenylamin để xác định K 2Cr2O7. Hàm lượng chất hữu cơ trong
đất được xác định theo công thức:
Chất hữu cơ(%) =

(Vo-V)xNx 0.003x1.724x100

a
Vo: Số ml muối Morh chuẩn mẫu trắng
V : Số ml muối Morh chuẩn mẫu
N : nồng độ đương lượng của dung dịch muối Morh
a : lượng mẫu đất lấy phân tích(g)
K :hệ số chuyển đổi từ mẫu khô không khi và mẫu khô tuyệt
đối
 Nitrogen tổng số trong đất: Nitơ tổng số được xác định theo phương pháp
kendan(Kjeldahl). Nguyên tắc của phương pháp: các hợp chất chứa nitơ trong đất
được phân giải về NH3, dùng axít hấp thụ NH3 sau đó chuẩn độ lượng axít dư và
qua tính toán xác định được lượng nitơ tổng số.
 Thành phần khoáng của đất: Thành phần khoáng chiếm một tỉ lệ rất lớn trong
đất (dạng hữu cơ chỉ chiếm vài phần trăm). Trong thành phần khoáng chủ yếu là
silic và đặc điểm chung của các hợp chất này là không tan trong nước cũng như
axít.
- Phương pháp gia công nung chảy theo tiêu chuẩn TCM-01-1GCM.
7


- Phương pháp phân tích: Hoá
- Thiết bị phân tích UV-1201, FLAFO-4, lò nung CARBOLITE.

- Mẫu đất được phân tích tại phòng Hoá phân tích tại Viện Công nghệ Hoá
học.
 Các chất hòa tan trong nước của đất: Các chất hoà tan trong nước của đất bao
gồm các chất hữu cơ và vô cơ chúng có thể được tách chiết bằng nước cất. Thành
phần các chất hoà tan trong nước của đất chủ yếu gồm các ion Na +, K+, Ca2+, Cl-,
SO42-,…nên việc xác định các chất hoà tan cho biết độ mặn cũng như cách đánh giá
và phân loại đất. Các mẫu đất được phân tích tại phòng Hoá Hữu cơ –Polymer
Viện Công nghệ Hoá học
I.2.5. Phân tích thành phần vi sinh:
Để đánh giá ảnh hưởng của sản phẩm đối với môi trường đất sau khi bón,
chúng tôi đã hợp tác với Tiến só Hoàng Quốc Khánh phòng Vi sinh - Viện Sinh học
Nhiệt đới tiến hành phân tích một số tính chất quan trọng của đất.
 Vi khuẩn ammonia hóa: Là các vi khuẩn tham gia vào quá trình phân giải các
hợp chất hữu cơ chứa nitơ và giải phóng ra amoniăc. Phương pháp xác định số
lượng vi sinh vật trong đất dựa kính hiển vi với môi trường nuôi cấy dịch thể thịtpepton và một mẫu đất đã được nghiền nhỏ để tạo nguồn sinh vi sinh vật. Một số
loài vi sinh vật chủ yếu tham gia vào quá trình phân giải trên gồm:
- Vi khuẩn:Bac. mycoides, Bac. mesentericus, Bac. subtilis, Bac. cereus, E. coli,

-

Xạ khuẩn: Str. Griseus, Str. Rimosus, …

-

Nấm mốc: Asp. Awamori, Asp. Alliaceus, Pen. Camemberti,…

 Vi khuẩn nitrate hóa: Các vi khuẩn tham gia vào quá trình oxi hoá amoniăc
và muối amôni hình thành axít nitrơ và axit nitric. Các vi khuẩn tham gia vào quá
trình này gồm: Nitrosomonas, Nitrosocystis, Nitosospira, Nitrococcus,… Môi
trường nuôi cấy vinogratxki 2 có thêm một mẫu đất đã được nghiền nhỏ để tạo

8


nguồn sinh vi sinh vật. Số lượng vi khuẩn nitrate hoá được xác định dựa trên kính
hiển vi với vật kính dầu (X 100).
 Vi khuẩn thủy phân các hợp chất hữu cơ: Trong đề tài chúng tôi phân tích số
lượng vi sinh vật phân tham gia vào quá trình phân giải celluloza hiếu khí. Các vi
sinh vật tham gia vào quá trình trên gồm các loại vi khuẩn: Cellvibrio,
Sorangium và các loại nấm mốc và xạ khuẩn. Môi trường nuôi cấy vinogratxki
có thêm một mẫu đất đã được nghiền nhỏ để tạo nguồn sinh vi sinh vật và thời
gian nuôi 7-15 ngày ở nhiệt độ 30 0C. Số lượng vi khuẩn nitrate hoá được xác
định dựa trên kính hiển vi với vật kính dầu (X 100).
 Vi khuẩn hiếu khí (aerobes): Vi khuẩn cần oxy hoà tan để phân huỹ chất hữu
cơ gồm các loại bacillus, clostridium, Pseudomonas, Mycrobacterium,… . Số
lượng vi khuẩn nitrate hoá được xác định dựa trên kính hiển vi với vật kính dầu
(X 100).
 Vi khuẩn kị khí (anaerobes): Có khả năng oxi hoá được chất hữu cơ trong
điều kiện không cần oxi tự do gồm các họ Methano bateriacae Methano
cocaceae, Methano microbiaceae,.... Số lượng vi khuẩn nitrate hoá được xác định
dựa trên kính hiển vi với vật kính dầu (X 100).
 Tỷ lệ hiếu khí/kị khí: dựa trên kết quả xác định của 2 loại vi khuẩn kị khí và
hiếu khí.

9


PHẦN II: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
II.1. Kết quả phân tích mẫu đất trồng ngô ở xã An Phú:
- Mẫu đất trước khi thử nghiệm chế phẩm được ông Trần Xuân Minh Phó giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Giống cây Trồng giao cho Viện CNHH ngày

3/1/2006.
- Mẫu đất sau khi thử nghiệm được giao cho Viện CNHH ngày 13/5/2006.
II.1.1. Xác định thành phần vi lượng:
Chỉ tiêu phân tích
Bo (mg/kg)

Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm
32,24
32,69

Cu (mg/kg)

16,65

16,50

Mn (mg/kg)

58,46

58,42

Zn (mg/kg)

33,02

33,12

Co (mg/kg)


18,03

18,11

Mo (mg/kg)

4,72

4,91

Pb (mg/kg)

2,46

2,39

Hg (mg/kg)

KPH

KPH

Nhận xét: Thành phần vi lượng 2 mẫu đất trước sau khi thử nghiệm có thay đổi
nhưng không đáng kể nên không làm ảnh hưởng đến môi trường đất và cây trồng.
Ngoài ra, các nguyên tố như Pb, Hg nếu ở hàm lượng lớn gây độc cho đất và môi
trường nước thì không tăng khi bón chế phẩm.
10


II.1.2. Thành phần hoá học và thành phần dinh dưỡng cơ bản:

Chỉ tiêu phân tích
Nitơ dễ tiêu(mg/100gđất)

Trước thử nghiệm
0,12

Sau thử nghiệm
0,13

Phosphat khoáng(mg/100gđất)

134,40

134,35

Phospho dễ tiêu (mg/100gđất)

53,60

55,23

Kali dễ tiêu (mg/100gđất)

22,22

22,46

OM

2,90


2,97

N2 (%)

0,12

0,14

Muối hoà tan

0,45

0,47

Al2O3

9,26

9,25

Fe2O3

7,42

7,39

MgO

1,45


1,48

CaO

0,12

0,12

K2O

3,18

3,29

P2O5

0,09

0,1

Khoáng

Nhận xét: Dựa trên kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng cơ bản cho thấy hầu
hết hàm lượng đều tăng ngoại trừ thành phần khoáng thay đổi không đáng kể.
Thành phần dinh dưỡng tăng do lượng phân bón cho cây ngô nhiều (vừa phân hoá
học và phân chuồng để bón lót cho cây) và cây ngô dùng không hết vì quá trình
phát triển đến thu hoạch chỉ 3 tháng.
II.1.1 Xác định tính chất hoá lý:
Chỉ tiêu phân tích

Độ chua
Tỉ trọng
Độ xốp
Độ giữ ẩm
Độ ẩm cây héo

Trước thử nghiệm
3,72
1,68
59,6
31,6
47,7

Sau thử nghiệm
4,01
1,65
59,9
31,9
51,1

Nhận xét: Kết quả phân tích trước và sau khi thử nghiệm chế phẩm cho thấy với
các chỉ tiêu về độ xốp, tỉ trọng thay đổi không đáng kể còn độ chua của đất
giảm(pH tăng) do khu vực thử nghiệm trên nền đất ruộng nên trong mùa mưa
thường hay bị lên phèn và khi lấy mẫu vào đầu tháng 12 cuối mùa mưa nên độ
11


chua bị ảnh hưởng bởi phèn. Sau khi thử nghiệm vụ đông xuân ở mùa nắng nên độ
chua giảm. Độ giữ ẩm và độ ẩm cây héo tăng có thể do 1 lượng nhỏ chất giữ ẩm
CH-03.

II.1.4. Thành phần vi sinh:
Chỉ tiêu phân tích
Vi khuẩn hiếu khí(tb/gr)
VK kị khí (tb/gr)
Tỷ lệ kị khí /hiếu khí (tb/gr)
Vi khuẩn amon hoá(tb/gr)
Vi khuẩn nitrat hoá(tb/gr)
Vi khuẩn thủy phân(tb/gr)

Trước thử nghiệm
7*102
6*103
8,66
4*102
1*102
6*101

Sau thử nghiệm
6,8*102
6,9*103
10,5
4,5*102
1,2*102
6,1*101

Nhận xét: Thành phần vi sinh tăng nhẹ do các vi sinh vật có đủ độ ẩm và dưỡng
chất để phát triển. Cụ thể, đối với vi khuẩn hiếu khí giảm nhẹ còn vi khuẩn kị khí
tăng do quá trình làm đất đầu vụ đông xuân, đất xốp thì vi khuẩn hiếu khí phát
triển hơn kị khí sau thời gian đất hết xốp khi đó vi khuẩn kị khí có khuynh hướng
phát triển. Theo nhận xét của Tiến só Hoàng Quốc Khánh kết quả trên không làm

ảnh hưởng đến môi trường đất và sự phát triển của cây.
II.1. Kết quả phân tích đất ở địa điểm Anjum Pa
- Mẫu đất trước khi thử nghiệm chế phẩm được ông Trần Xuân Minh Phó giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Giống cây Trồng giao cho Viện CNHH ngày
3/1/2006.
- Mẫu đất sau khi thử nghiệm được giao cho Viện CNHH ngày 13/5/2006.
II.1.1 Xác định tính chất hoá lý:
Chỉ tiêu phân tích
Độ chua

Trước thử nghiệm
5,04

Sau thử nghiệm
5,06

Tỉ trọng

1,74

1,74

Độ xốp

60,2

60,3

Độ giữ ẩm


39,0

39,8

Độ ẩm cây héo

58,5

61,0

12


Nhận xét: Kết quả phân tích trước và sau khi thử nghiệm chế phẩm cho thấy với
các chỉ tiêu về độ xốp, tỉ trọng và độ chua thay đổi không đáng kể. Độ giữ ẩm và
độ ẩm cây héo tăng có thể do 1 lượng nhỏ chất giữ ẩm CH-03.
II.1.2. Thành phần hoá học và thành phần dinh dưỡng cơ bản:
Chỉ tiêu phân tích
Nitơ dễ tiêu(mg/100gđất)

Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm
0,17
0,18

Phosphat khoáng(mg/100gđất)

74,3

73,8


Phospho dễ tiêu (mg/100gđất)

5,07

5,16

Kali dễ tiêu (mg/100gđất)

21,71

21,79

OM

1,36

1,42

N2 (%)

0,25

0,26

Muối hoà tan

0.41

Al2O3


0,37
8,26

Fe2O3

9,17

9,13

MgO

1,02

1,07

CaO

0,27

0,29

K2O

2,26

2,34

P2O5

0,12


0,13

Khoáng

8.25

Nhận xét: Dựa trên kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng cơ bản cho thấy hầu
hết hàm lượng đều tăng ngoại trừ thành phần khoáng thay đổi không đáng kể.
Thành phần dinh dưỡng tăng do lượng phân hoá học và phân chuồng bón lót cho
cây ngô nhiều và cây ngô dùng không hết vì quá trình phát triển đến thu hoạch chỉ
3 tháng.
II.1.3. Xác định thành phần vi lượng:
Chỉ tiêu phân tích
Bo (mg/kg)

Trước thử nghiệm
41,01

Sau thử nghiệm
41,11

Cu (mg/kg)

19,54

19,55

Mn (mg/kg)


45,51

45,59

Zn (mg/kg)

56,03

56,15

Co (mg/kg)

25,50

25,52

13


Mo (mg/kg)

1,20

1,21

Pb (mg/kg)

4,78

4,71


Hg (mg/kg)

KPH

KPH

Nhận xét: Thành phần vi lượng 2 mẫu đất trước sau khi thử nghiệm có thay đổi
nhưng không đáng kể nên không làm ảnh hưởng đến môi trường đất và cây trồng.
Ngoài ra, các nguyên tố như Pb, Hg nếu ở hàm lượng lớn gây độc cho đất và môi
trường nước thì không tăng khi bón chế phẩm.

II.1.4. Thành phần vi sinh:
Chỉ tiêu phân tích
Vi khuẩn hiếu khí(tb/gr)
VK kị khí (tb/gr)
Tỷ lệ kị khí / hiếu khí (tb/gr)
Vi khuẩn amon hoá(tb/gr)
Vi khuẩn nitrat hoá(tb/gr)
Vi khuẩn thủy phân(tb/gr)

Trước thử nghiệm
6,3*102
5,6*103
9
3,1*102
0,9*102
6,3*101

Sau thử nghiệm

6,1*102
6,0*103
9,8
3,5*102
1.1*102
6,3*101

Nhận xét: Thành phần vi sinh tăng nhẹ do các vi sinh vật có đủ độ ẩm và dưỡng
chất để phát triển. Theo đánh giá của Tiến só Hoàng Quốc Khánh kết quả trên
không làm ảnh hưởng đến môi trường đất và sự phát triển của cây.

14


KẾT LUẬN
-

Tính chất hoá lý: Trên vùng đất thử nghiệm An phú độ chua giảm do trồng
trên vùng đất ruộng, còn các chỉ tiêu khác không thay đổi nhiều kể cả trên vùng
đất Ajumpa.

- Thành phần vi lượng trên 2 vùng thử nghiệm hầu như không thay đổi.
- Thành phần dinh dưỡng tăng nhẹ do trên hai vùng thử nghiệm có bón phân hữu
cơ lót và phân hoá học nhưng trong thời gian ngăn cây ngô chưa hấp thu hết.
- Thành phần vi sinh tăng nhẹ do các vi sinh vật có đủ độ ẩm và dưỡng chất để
phát triển. Cụ thể, đối với vi khuẩn hiếu khí giảm nhẹ còn vi khuẩn kị khí tăng
do quá trình làm đất đầu vụ đông xuân, đất xốp thì vi khuẩn hiếu khí phát triển
hơn kị khí sau thời gian đất hết xốp kị có khuynh hướng phát triển. Theo nhận
xét của Tiến só Hoàng Quốc Khánh kết quả trên không làm ảnh hưởng đến môi
trường đất và sự phát triển của cây.

- Thành phần khoán hầu như không thay đổi.
Theo nhận xét của 2chuyên gia Ts Lê Xuân Thuyên (Phân Viện Địa chất
học) và Ts Hoàng Quốc khánh Viện sinh học Nhiệt đới thì kết quả phân tích 2

15


mẫu đất ở 2 địa điểm thử nghiệm ngô đông xuân cho thấy chế phẩm CH-03
không làm ảnh hưởng đến môi trường đất vì các chỉ tiêu thay đổi không đáng kể,
hoàn toàn hợp lý với quá trình chăm sóc bón phân và nền đất thử nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm
Vân. Đất và Môi trường, 9/2003.

2. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Bùi Thị Ngọc
Dung, Cái Văn Tranh. Phương Pháp Phân tích đất nước phân bón cây trồng,
tháng 4/2006.
3. Trần Thanh Thuỷ. Hướng dẫn Thực hành Vi sinh vật học, tháng 9/1998.
4.

Nguyễn Văn Mùi. Thực hành Hoá sinh học, năm 2001.

16




×