Đề cương ôn tập môn Địa – Khối 10
A – lý thuyết
Câu 1 Hãy trình bày vai trò và cơ cấu ngành dịch vụ
a. Vai trò
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất.
- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo ra nhiều việc làm cho người dân.
- Cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các thành tựu
của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại để phục vụ con người.
b. Cơ cấu ngành dịch vụ: hết sức phức tạp, gồm 3 nhóm:
- Dịch vụ kinh doanh gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất
động sản, dịch vụ nghề nghiệp,…
- Dịch vụ tiêu dùng gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (y tế,
giáo dục, thể thao,…).
- Dịch vụ công bao gồm các dịch vụ hành chính công , các hoạt động đoàn thể…
Câu 2 Trình bày vai trò của ngành giao thông vận tải.
- Đảm bảo cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường.
- Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt được thuận tiện.
- Là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất và phân bố dân cư.
- Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Góp phần thúc đẩy mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
Câu 3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông
vận tải.
a. Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện tự nhiên quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình GTVT. Ví dụ: ở các
vùng hoang mạc lạc đà và các phương tiện như ô tô, trực thăng đóng vai trò quan trọng
trong vận chuyển. Ở vùng băng giá, xe quệt và trực thăng, tàu phá băng là phương tiện vận
tải chính.
- Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình GTVT. Ví dụ:
song suối dày đặc phải xây nhiều cầu cống cho GTVT đường bộ…
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân quyết định đối với sự phát triển phân
bố và hoạt động của ngành GTVT.
+ Các ngành kinh tế là khách hàng của GTVT . Sự phân bố các cơ sở sản xuất, trình độ
phát triển kinh tế, quan hệ nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ, mạng lưới giao
thông, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển.
+ Công nghiệp cơ khí, công nghiệp xây dựng ảnh hưởng đến cơ sở vật chất kĩ thuật của
ngành GTVT.
- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng
sâu sắc đến vận tải hành khách.
Câu 4 Trình bày ưu, nhược điểm. tình hình phát triển và phân bố ngành vận tải ô tô.
- Ưu điểm:
+ Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình
+ Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
+ Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển ngắn và trung bình.
+ Phối hợp được với các loại phương tiện vận tải khác như: đường sắt, đường thủy,
đường hàng không…
- Nhươc điểm:
+ Sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu.
+ Ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, tai nạn giao thông,…
- Tình hình phát triển:
+ Phương tiện vận tải và hệ thống đường ngày càng hoàn thiện
+ Khối lượng luân chuyển ngày càng tăng
+ Chế tạo các loại ít tốn nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường.
- Phân bố: tập trung nhiều ở Tây Âu, Hoa Kì
Câu 5 So sánh ưu điểm, nhược điểm của ngành vận tải đường biển và vận tải đường
hàng không
Giống nhau:
- Đảm nhận việc vận chuyển trên quãng đường dài và có ý nghĩa quốc tế.
- Đều gây ô nhiễm môi trường.
Khác nhau:
Đường biển Đường hàng không
Ưu điểm - Đảm bảo phần lớn trong vận
tải hàng hóa quốc tế
- Khối lượng luân chuyển hàng
hóa lớn nhất
- Cước phí vận chuyển khá rẻ
- Đảm bảo tốt vận tải hành khách
quốc tế
- Tốc độ vận chuyển nhanh nhất
- Khắc phục địa hình mặt đất
- Sử dụng có hiệu quả thành tựu
mới nhất của khoa học kĩ thuật
Nhược điểm - Tốc độ vận chuyển chậm
- Phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên
- Dễ gây ô nhiễm môi trường
biển.
- Cước phí đắt, trọng tải thấp
- Vốn đầu tư lớn
- Dễ gây ô nhiễm môi trường
không khí.
Câu 6 Vẽ sơ đồ đơn giản về hoạt động của thị trường. Dựa vào sơ đồ trình bày khái
niệm thị trường, hàng hóa, vật ngang giá.
Vật ngang giá (tiền, vàng,….)
BÊN MUABÊN BÁN
Hàng hóa, dịch vụ được trao đổi
- Thị trường: là nơi gặp gỡ giữa người bán (bên bán) và người mua (bên mua)
- Hàng hóa: là vật đem ra mua, bán trên thị trường
- Là ngang giá: là thước đo giá trị của hàng hóa, dịch vụ. vật ngang giá hiện đại là tiền.
Câu 7 Hãy nêu sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
- Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt trái đất không phụ thuộc vào con người. Con
người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần tự nhiên vẫn
phát triển theo quy luật riêng của nó.
- Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào
con người. Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của môi
trường nhân tạo sã bị hủy hoại.
Câu 8 Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Trình bày cách phân loại tài nguyên.
- Tài nguyên thiên nhiên: là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự nhiên) mà
ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể
được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dụng.
- Cách phân loại tài nguyên:
+ Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài
nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản
+ Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên
du lịch…
+ Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người: tài nguyên
có thể bị hao kiệt ( tài nguyên không khôi phục được, tài nguyên khôi phục được), tài
nguyên không bị hao kiệt.
Câu 9 Trình bày những vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển.
Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển.
- Các nước đang phát triển chiếm hơn ½ diện tích các lục địa và ¾ dân số thế giới , là nơi giàu
tài nguyên thiên nhiên.
- Các nước đang phát triển là các nước nghèo, chậm phát triển, sức ép dân số, bùng nổ dân
số … làm cho môi trường bị phá hoại nghiêm trọng.
- Các nước phát triển đã lợi dụng khó khăn về kinh tế của các nước đang phát triển để bóc lột
tài nguyên, ép giá.
Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển.
- Là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ.
- Việc khai thác mỏ mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường đã làm ô
nhiễm nguồn nước, đất, không khí…
Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển
- Việc khai thác rừng quá mức để lấy lâm sản xuất khẩu, lấy củi; tình trạng đốt rừng làm rẫy,
mở rộng diện tích đồi núi trọc và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa.
B – Thực hành: Biểu đồ tròn và biểu đồ đường.