Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Xây dựng các show diễn nghệ thuật nhỏ phục vụ khách du lịch từ những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.35 KB, 9 trang )



1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DU LỊCH
***




XÂY DỰNG CÁC SHOW DIỄN NGHỆ THUẬT
NHỎ PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH TỪ NHỮNG
CÂU CHUYỆN TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH
VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Giáo viên hướng dẫn : Ths. Bùi Thanh Thủy
Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Dịu
Lớp : VHDL 17A




HÀ NỘI - 2013



4


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TRUYỆN CỔ TÍCH, TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM - VẺ
ĐẸP CỦA TÂM HỒN VIỆT 11
1.1. Nguồn gốc hình thành của truyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam . 11
1.2. Một số đặc trưng của truyện cổ tích và truyền thuyết Việt Nam 13
1.2.1. Đặc trưng của truyện cổ tích 13
1.2.2. Đặc trưng của truyền thuyết 16
1.3. Giá trị của những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam 17
1.3.1. Phản ánh tiến trình lịch sử của dân tộc 17
1.3.2. Phản ánh tình yêu quê hương đất nước. 20
1.3.3. Phản ánh những phong tục tập quán của dân tộc 22
1.3.4. Chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc 24
Chương 2: CÁCH THỨC TỔ CHỨC CÁC SHOW DIỄN NGHỆ
THUẬT NHỎ PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH TỪ NHỮNG CÂU
CHUYỆN TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM 30
2.1.Ý nghĩa của việc xây dựng các show diễn nghệ thuật 30
2.1.1.Nhìn từ góc độ văn hóa-giáo dục 30
2.1.2. Nhìn từ góc độ kinh doanh du lịch 33
2.2. Tạo dựng các show diễn nghệ thuật nhỏ phục vụ khách du lịch. 36
2.2.1. Lựa chọn các câu truyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam đặc sắc
có hiệu ứng nghệ thuật. 36
2.2.2 Tạo dựng kịch bản 38
2.2.3. Địa điểm tổ chức và không gian biểu diễn nghệ thuật 40
2.2.4. Chất liệu nhạc 42
2.2.5. Diễn viên và trang phục 44
2.2.6. Cách thức biểu diễn 44



5
2.2.7. Cách thức tổ chức 47
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐƯA CÁC SHOW DIỄN
NGHỆ THUẬT NHỎ VÀO THỰC TẾ 51
3.1. Thực trạng việc khai thác chất liệu truyện cổ tích, truyền thuyết Việt
Nam phục vụ hoạt động du lịch 51
3.2. Giải pháp đưa các show diễn nhỏ vào thực tế 53
3.2.1. Thành lập trung tâm nghệ thuật chuyên tổ chức biểu diễn phục vụ
khách du lịch 53
3.2.2. Đưa các show diễn vào chương trình du lịch 57
3.2.3. Liên kết giữa các đoàn nghệ thuật, cơ sở biểu diễn, các đơn vị tổ
chức với các công ty lữ hành 60
3.2.4. Đảm bảo tính linh hoạt trong công tác tổ chức biểu diễn 61
3.2.5. Đẩy mạnh công tác quảng bá, truyền thông 64
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 68



6
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.
Xã hội loài người đang từng ngày phát triển không ngừng, con người
dần phải làm quen với guồng quay của cuộc sống, với cường độ công việc lớn
hơn, nó có nghĩa là họ cũng cần thời gian để thư giãn và họ tìm đến du lịch
để tái tạo khả năng lao động, để được gần gũi hơn với thiên nhiên và tìm hiểu
được nét văn hóa ở nhiều nơi khác nhau vượt ra ngoài phạm vi mình sinh
sống. Cuộc sống ngày càng hiện đại và tiện nghi, mức sống ngày càng được

nâng cao, nhu cầu cơ bản của con người đã được đáp ứng, thì khi đó con
người cần thỏa mãn nhưng nhu cầu cao hơn, những nhu cầu ngày càng cao đó
tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
Hiện nay khi du khách quyết định bỏ tiền mua một chương trình du lịch
thì chương trình đó không chỉ đáp ứng cho du khách những dịch vụ cơ bản
mà còn cần phải đáp ứng cho họ những dịch vụ cao cấp hơn. Đến với du lịch,
du khách ngoài việc muốn thăm thú, đặt chân tới vùng đất mới, họ còn muốn
được hòa mình vào cuộc sống thường nhật của cư dân bản địa và thẩm nhận
những giá trị văn hóa ở nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt là
những giá trị có sức gợi mở về quá khứ của cộng đồng cư dân nơi họ đến.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Bên
cạnh hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và các danh lam thắng cảnh để giúp làm
hài lòng, thỏa mãn nhu cầu thẩm nhận của du khách thì hệ thống các tác phẩm
văn học dân gian cũng góp phần tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước,
con người, văn hóa Việt tới nhân dân trong nước và cộng đồng bạn bè quốc
tế. Văn học dân gian là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa Việt
Nam. Vì vậy nó chính là nguồn nguyên liệu để khai thác tạo thành những sản
phẩm du lịch đặc sắc. Những tác phẩm văn học dân gian sẽ góp phần tạo thêm
sự đa dạng, hấp dẫn cho chương trình du lịch, mặt khác các tác phẩm văn học


7
dân gian cũng bao hàm, chứa đựng trong nó giá trị tinh thần và vật chất của
dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Thần thoại giải thích về nguồn gốc của vũ
trụ và tự nhiên, nguồn gốc của con người và các hiện tượng xã hội cũng như
ước mơ sống hòa hợp với tự nhiên và chinh phục tự nhiên. Truyền thuyết giải
thích sự hình thành của nòi giống dân tộc, ngợi ca chiến công chinh phục tự
nhiên và ngoại xâm, xây dựng nền văn hiến sơ khai của đất nước, dân tộc.
Truyện cổ tích lại phản ánh mâu thuẫn và đấu tranh xã hội, nói lên lí tưởng xã
hội và ước mơ của nhân dân, ngợi ca tình cảm đạo đức xã hội theo quan điểm

của nhân dân…. Nhưng nếu thần thoại là cái nhìn mơ hồ, hoang đường và
cũng rất lãng mạn của cha ông thì truyện cổ tích và truyền thuyết lại là một
bức tranh hoàn hảo về xã hội Việt Nam từ thời khai sơn, dựng nước, là những
loại hình phản ánh thật nhất, gần gũi nhất cuộc sống của con người Việt. Khi
hướng vào tập thể cộng đồng, cha ông phản ánh về những vấn đề trọng đại
của lịch sử, vấn đề quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, với kẻ thù
dân tộc. Khi hướng vào đời sống gia đình, sinh hoạt xã hội, cha ông quan tâm
đến những mối quan hệ của con người trong cuộc sống thường nhật, nhất là
số phận của những con người bé nhỏ, tội nghiệp nhất trong gia đình và xã hội
đang dần bị phân hóa. Có thể nói việc khai thác những giá trị của các tác
phẩm truyện cổ tích và truyền thuyết sẽ tạo nên một hiệu ứng tốt cho công tác
tuyên truyền, quảng bá và giáo dục vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, góp
phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch từ đó thúc đẩy sự phát triển của
ngành.
Chính vì thế việc nghiên cứu “Xây dựng các show diễn nghệ thuật
nhỏ phục vụ khách du lịch từ những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích
Viêt Nam” mong muốn góp phần hiện thực hóa ý tưởng đó.
2. Giải thích thuật ngữ có liên quan
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xuyên nghe hay bắt gặp từ
show như “show diễn thời trang”, “live show”, “showroom trưng bày”, vậy


8
show có nghĩa là gì?. Theo Từ điển Anh Việt, show có nghĩa là sự trưng bày,
sự bày tỏ hay cuộc biểu diễn. Dịch theo nghĩa tiếng Anh show cũng có nghĩa
tương đương với từ chương trình. Nhưng cách nhìn nhận trên thực tế, nếu
chương trình là một chuỗi các công việc được sắp xếp sẵn từ trước, mang tính
cố định, khó thay đổi thì show lại mang tính tổng hợp, trọn gói, không bắt
buộc phải tuân theo tuần tự.
Vì thế, show diễn nghệ thuật nhỏ phục vụ khách du lịch có thể được

hiểu là một cuộc biểu diễn tổng hợp bao gồm các lớp diễn khác nhau với
những nội dung khác nhau và có đặc điểm là ngắn gọn, mang tính giải trí cao,
đa dạng về địa điểm tổ chức, giới hạn về thời gian (khoảng từ 15’- 40’ một
show diễn), linh hoạt trong công tác tổ chức và biểu diễn.
Đây cũng chính là lý do tác giả bài khóa luận chọn từ show thay vì từ
chương trình trong cách đặt vấn đề và phản ánh nội dung nghiên cứu. Hơn
nữa, đối tượng khách du lịch luôn có sự thay đổi, dịch chuyển về nhu cầu, sở
thích, thời gian và địa điểm vì vậy từ show diễn nghệ thuật sẽ đảm bảo được
tính linh hoạt, đa dạng, độc đáo, tổng hợp trong việc tổ chức biểu diễn phục
vụ du khách.
3. Mục đích nghiên cứu.
Từ chất liệu là những câu chuyện cổ tích và truyền thuyết Việt Nam
xây dựng những show diễn nghệ thật nhỏ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du
lịch và đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách ở tất cả các đối tượng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất là lựa chọn được những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết có
hiệu ứng nghệ thuật thông qua những giá trị mà nó thể hiện để khẳng định đây
là một nguồn nguyên liệu quan trọng có thể khai thác phục vụ hoạt động du
lịch.
Thứ hai là xây dựng cách thức tạo dựng các show diễn nghệ thuật nhỏ
trên cơ sở những lớp truyện đặc sắc trong những câu chuyện cổ tích và truyền
thuyết để phục vụ khách du lịch.


9
Thứ ba là đưa ra những giải pháp nhằm hiện thực hóa các tác phẩm
nghệ thuật được khai thác từ những câu chuyện cổ tích và truyền thuyết Việt
Nam để phục vụ du khách.
5. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, đặc biệt

là của các học giả nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian về truyện cổ tích và
truyền thuyết Việt Nam như Truyện cổ tích Việt Nam và sự liên hệ bát trạch
Lạc Việt của tác giả Trần Đông thuộc trung tâm nghiên cứu lý học Đông
Phương, Bàn về truyện cổ tích của các nhà văn của PGS. TS Võ Quang Trọng
(Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), … cũng như tìm hiểu về các loại hình nghệ
thuật biểu diễn như chèo, tuồng, rối nước, xiếc, … như Hội thảo khoa học “
Nghệ thuật chèo với các đề tài hiện đại” do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ
chức tại Hà Nội vào ngày 13/7/2012, các bài viết của tác giả Tuấn Giang trên
trang web “vanchuongviet.org” như Đổi mới nghệ thuật xiếc đăng ngày
18/8/2010, Lịch sử và đặc trưng Tuồng đăng ngày 31/3/2013. Tuy nhiên số
lượng những bài nghiên cứu về vấn đề khai thác các tác phẩm truyện cổ tích
và truyền thuyết Việt Nam để xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu
của du khách là chưa nhiều, đâu đó xuất hiện một vài bài báo, bài đánh giá
đăng trên các tạp chí như bài viết Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam của tác
giả Anh Chi đăng trên tạp chí điện tử “Hồn Việt” số ra ngày 19/5/201 hay
một số bài viết trên tạp chí “Văn hóa Nghệ thuật”như Tính dân tộc của xiếc
Việt của tác giả Nguyễn Ngọc Trúc, số ra ngày 15/6/2011, Khán giả với sân
khấu truyền thống hiện nay số ra ngày 15/5/2012 của tác giả Đinh Quang
Trung. Vì vậy, đề tài khóa luận hi vọng sẽ góp phần vào việc tạo ra những sản
phẩm du lịch mới hàm chứa những giá trị văn hóa của dân tộc.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng của bài nghiên cứu những câu chuyện cổ tích và truyền
thuyết có nhiều lớp truyện giàu kịch tính, đặc sắc để xây dựng các chương


10
trình biểu diễn nghệ thuật nhỏ phục vụ du lịch nhằm đem lại cho du khách
cách tốt nhất tiếp cận văn hóa Việt từ một góc nhìn khác, một cách thẩm nhận
mới hấp dẫn và nhiều điều thú vị.
Số lượng những câu chuyện cổ tích của các cộng đồng dân tộc Việt Nam là

rất lớn nhưng bài nghiên cứu chỉ tập khai thác những câu chuyện cổ tích và
truyền thuyết của người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng- cái nôi của văn hóa
Việt.
7. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, bài khóa luận sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Văn hóa học, Văn học dân gian, Văn hóa
du lịch, nghệ thuật học, …
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bố cục của khóa luận được chia thành ba
chương:
Chương 1. Truyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam- vẻ đẹp của tâm
hồn Việt
Chương 2. Cách thức tổ chức các show diễn nghệ thuật nhỏ phục vụ
khách du lịch từ những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích Việt Nam
Chương 3. Thực trạng và giải pháp đưa các show biểu diễn nghệ thuật
nhỏ từ những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích Việt Nam vào thực tế


71
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Đức Hạnh, Tìm hiểu âm nhạc sân khấu Chèo, Nxb Sân khấu Hà Nội,
2004
2. Bùi Thị Hải Yến, Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2011
3. Lại Nguyên Ân, Từ điển Văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1999
4. Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Long, Giáo trình lịch sử văn học Việt
Nam, Nxb Đại học Sư phạm,2010
5. PGS. TS. NSND Lê Ngọc Canh, Nghệ thuật múa chèo, Nxb Sân Khấu,

2004
6. PGS. TS Phạm Thu Yên (Chủ biên), Giáo trình Văn học dân gian, NXB
Đại học Sư phạm.
7. PGS. TS Võ Quang Trọng, Bàn về truyện cổ tích của các nhà văn, Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam (nguồn Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam)
8. Phạm Trung Lương (chủ biên), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt
Nam, Nxb Giáo dục, 2000
9. Trần Đông, Truyện cổ tích Việt Nam và sự liên hệ bát trạch Lạc Việt, trung
tâm nghiên cứu lý luận học Đông Phương
10. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1999
11. Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật Chèo, Nxb Viện Âm nhạc Hà Nội, 1996
12. Các website trên Internet
- Tạp chí điện tử: Hồn Việt
- Tạp chí điện tử: Văn hóa Nghệ thuật
- Website: Cinet.vn
- Website: vanchuongviet.org
- Website: vanhoc.xitrum.net


×