Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

NOKIA từ NGƯỜI dẫn đầu tới kẻ THẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.54 KB, 26 trang )

NOKIA TỪ
NGƯỜI DẪN ĐẦU
TỚI KẺ THẤT BẠI
NHÓM : A-B
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: HOÀNG LONG
Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Thanh Nhật Hoàng

Lương Vĩnh Đạt

Đào Hồng Quân

Ngô Định Hoài

Nguyễn Thanh Sắc

Trương Minh Tuyn

Lê Thị Kim Hoài

Phạm Thị Hồng Ngọc
Nội dung chính
1. Lý do chọn đề tài
2. Giới thiệu sơ lược về lịch sử Nokia
3. Điểm mạnh trong chiến lược marketing của Nokia
4. Những sai lầm dẫn đến thất bại của Nokia
5. Kết luận
1. Lý do chọn đề tài

Điện thoại di động ngày càng phổ


biến và đa dạng…

Năm 1876 được coi là mốc son
đánh dấu sự ra đời của điện thoại
và cha đẻ của chiếc điện thoại đầu
tiên là Alexander Graham Bell

Nokia là hãng điện thoại tạo tên
tuổi từ năm 1982 với Mobira
Senator là chiếc điện thoại đầu
tiên, nhắc đến thương hiệu Nokia
người ta không thể không biết
đến…
1. Lý do chọn đề tài:

Tuy nhiên, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, với sự
cạnh tranh gay gắt cua các hãng mới như Apple,
Samsung, HTC … đã làm doanh số bán điện thoại của
hãng giảm sút mạnh. Đến 25/4/2014 Nokia chính thức
bán lại cho Microsoft với giá 7.2 tỷ USD.

Từ một tên tuổi lớn, Nokia đã phải bán lại công ty. Do
đâu mà Nokia lại gặp thất bại như vậy. Vì vậy nhóm
chúng tôi quyết định tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thất
bại của Nokia và đặt tên đề tài là “NOKIA từ người
dẫn đầu đến kẻ thất bại”.
2. Giới thiệu tổng quan sơ lược
về lịch sử Nokia:

Cái tên Nokia được nhắc đến lần

đầu tiên vào năm 1865 với sự ra
đời của Nhà máy gỗ công nghiệp
Nokia ở Tây Nam Phần Lan do kỹ
sư mỏ Fredrik Idestam khởi
xướng.

Vào năm 1871, với sự giúp đỡ
của người bạn thân Leo Mechelin,
ông đã đổi tên và điều chỉnh lại
cơ cấu công ty, qua đó cái tên
Nokia được thành lập và tồn tại
cho đến tận ngày nay.

Năm 1967, tập đoàn Nokia sát nhập 3 công ty trong lĩnh vực
sản xuất giấy, sản phẩm cao su, sản phẩm cáp.
NOKIA
CÔNG TY SX GIẤY CÔNG TY SX CAO SU CÔNG TY CÁP

Năm 1960, Nokia bước vào thị trường thiết bị viễn thông và đã
thành lập tại Finnish Cable Works

Năm 1990, Nokia đã thực hiện một quyết định chiến lược lấy
viễn thông làm công việc kinh doanh then chốt với mục tiêu
dẫn đầu thị trường tại mọi thị trường chính trên thế giới

Năm 1996, Nokia đưa hệ điều hành Symbian làm hệ điều hành
nền tảng cho hầu hết các thiết bị điện thoại di động của mình
và cho ra đời smartphone đầu tiên.

Giai đoạn 2003-2007, Nokia và Symbian hết sức thành công

với Symbian qua các dòng điện thoại: Nokia 6600 và Nokia
7610. Vào thời gian này, Nokia được biết đến như một đàn anh
trong thị trường điện thoại di động

Từ giữa năm 2007, Apple đã cho ra mắt sản phẩm
iPhone. Hàng loạt các hãng khác như Samsung, HTC
cũng bắt đầu tham gia vào vào sản xuất sản phẩm đang
rất có tiền năng phát triển này.
=> Nokia dần mất đi vị trí dẫn đầu, những sản phẩm
smartphone tiếp theo không còn tạo được dấu ấn rõ nét.
Nokia vẫn giữ được ngôi dẫn đầu về thị phần cho đến hết
năm 2010, dù doanh số rất cao nhưng dòng smartphone vẫn
liên tục suy giảm về thị phần.

Năm 2011, dòng smartphone còn chiếm được 5,1% thị
phần: chỉ còn một phần mười so với thời hoàng kim của
Nokia.

Năm 2012, việc tung ra các dòng smartphone Lumia chạy
Windows Phone đã giúp Nokia có được những cải thiện
về doanh số bán hàng.

Tuy nhiên, mới bắt đầu có dấu hiệu tiến triển thì có ý định
bán lại công ty. Ngày 25/4/2014 Microsoft đã chính thực
xác nhận đã mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia
và toàn bộ các nhân viên liên quan về tập đoàn Microsoft
trong 1 thương vụ trị giá 7.2 tỷ USD.
3. ĐIỀM MẠNH TRONG CHIẾN
LƯỢC MARKETING CỦA NOKIA


PRICE ( GIÁ )
Nokia đã áp dụng nhiều chiến lược định giá khác nhau
cho từng dòng sản phẩm.

Một số chiến lược tiêu biểu :

ĐỊNH GIÁ LẺ
ĐỊNH GIÁ HÒA
VỐN
ĐỊNH GIÁ HỚT
VÁNG SỮA
ĐỊNH GIÁ THÂM
NHẬP THỊ TRƯỜNG
PRICE

PRODUCT( SẢN PHẨM )
Từ thập niên 90, Nokia đã tập trung vào những thiết kế
mang tính cấp cao và đổi mới công nghệ để trở thành
công ty hàng đầu thế giới về những thiết bị liên lạc bằng
di động.
Điện thoại Nokia là sản phẩm đầu tiên có những đặc tính
như: nhắn tin, kết nối với dịch vụ thông tin trên Internet
và bao gồm cả quay phim đa chức năng.

PLACE ( PHÂN PHỐI )
1. Trên thế giới, Mỹ và Anh là những thị trường lớn nhất của
Nokia. Năm 2002, 10 thị trường lớn nhất của Nokia là Mỹ, Anh,
Trung Quốc, Đức, Ý, Pháp, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống
nhất, Thái Lan, Braxin và Ba Lan.
2. Tính theo khu vực thì châu Âu chiếm 54% doanh số bán

ròng của Nokia, châu Á – Thái Bình Dương chiếm 24% và
châu Mỹ 22%. Nokia có cơ sở sản xuất tại 9 quốc gia.
3. Cuối năm 2002, Nokia có 17 cơ sở sản xuất hoạt động tại
Braxin, Trung quốc, Phần Lan, Đức, Hungary, Mehico, Hàn
Quốc, Anh và Mỹ.
4. Tại Việt Nam, các trung gian phân phối của Nokia được phân bố
rộng khắp cả nước, sản phẩm của Nokia ở bất kì đâu chứng tỏ
Nokia có một mạng lưới phân phối vô cùng lớn mạnh, từ thành
phố cho đến khắp các vùng nông thôn.

PROMOTION ( XÚC TIẾN THƯƠNG
MẠI )
1. Nokia là một trong những thương hiệu công nghệ đầu
tiên tham gia vào nghành công nghiệp thời trang.
2. Trong lĩnh vực âm nhạc, Nokia là thương hiệu đầu
tiên bắt đầu tài trợ cho các tài năng mới và các sự
kiện trực tiếp vào năm 1997 và tiếp tục hoạt động
này trong năm 2006.
3. Nokia cũng phát triển lĩnh vực làm phim với cuộc thi
làm những đoạn phim ngắn trên điện thoại Nokia.
4. Bên cạnh đó, năm 2007 Nokia đã ký một bản thông
cáo quốc tế, cùng với hơn 150 tổ chức toàn cầu khác,
trước thềm Hội nghị Thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp
Quốc tháng 12 năm 2007 tại Bali, Indonesia.
4. Những sai lầm và khó khăn dẫn đến
thất bại của Nokia :
1. Không đi theo trào lưu điện thoại gập :
đã đánh mất thị phần vào các hãng điện thoại
lúc bấy giờ
Bán cái mà nhà kinh doanh có

Quan điểm trọng sản xuất
Không quan tâm đến nhu cầu
của khách hàng
2. Nokia dần hướng mình về lại thời kỳ Marketing truyền thống

3. Sai lầm thị trường đến sai lầm về phân phối:

Nokia lại tự thu mình lại chỉ với một số fan hâm mộ ít
ỏi.

Bán trực tiếp điện thoại cho người tiêu dùng mà không
cần hợp đồng. Điều đó có nghĩa là người mua phải trả
giá cao hơn vì không được trợ giá, và kết quả là chỉ số
ít khách hàng lựa chọn cách mua hàng này.

Sự xuất hiện ít ỏi của Nokia ở các thị trường tiềm năng
đã dẩn đến sự thất bại khi chuyển sang dòng
smartphone .
4. Nokia cũng thất bại trong việc nhận diện đối thủ iPhone-sai
lầm trong phân tích môi trường vi mô - vĩ mô - môi trường khoa
học công nghệ của NOKIA:

Chiếc iPhone đầu tiên của Apple đã khuấy động thị trường và thay
đổi sự kỳ vọng của người dùng đối với một chiếc smartphone.

Nokia đã chủ quan trước sự xuất hiện của Apple họ cho rằng
Nokia về cơ bản là không thể bị đánh bại .

Nokia cho rằng iPhone của Apple với giá thành đắt đỏ, yếu kém
trong mảng phân phối và là một thương hiệu mới chưa được

khẳng định trên thị trường sẽ không phải là vấn đề lớn cho nhũng
sản phẩm giá rẻ đã quen thuộc với người tiêu dùng như của Nokia.

Mặc dù chiếc iPhone đầu tiên có giá khá “chát” nhưng họ đã biết
liên kết với các nhà mạng để hạ giá thành của sản phẩm và đó thật
sự là mối đe dọa đối với Nokia.
=>Sai lầm chết người trong khâu nhận định đối thủ đã để lại hậu quả
nghiêm trọng cho Nokia .
5.Không thể phủ nhận sự thành công của Apple:
Những ứng dụng công nghệ mới của Apple với giá
hợp lí đã được ưa chuộng và chiếm lĩnh thị trường điện
thoại di động.
6. Gắn với HĐH Symbian quá lâu :

Hệ điều hành Symbian vẫn đứng vững khi iPhone xuất hiện,
nhưng sự lung lay của nó chỉ bắt đầu khi Android của Google
trỗi dậy.

Các hãng điện thoại khác đã biết thay đổi mình để phù hợp
với thời đại như : Motorola, HTC ,Samsung, LG … đều
chuyển hẳn sang Android , iPhone trên nền tảng iOS.

Trong khi đó, Nokia lại quá lưu luyến Symbian.
7. Chọn sai nền tảng hổ trợ thế hệ mới :
8. Về yếu tố bên trong công ty Nokia :
Chính sự mâu thuẫn bên trong nội bộ của Nokia đã
phần nào khiến Nokia xuống dốc.
9. Nhà lãnh đạo một bộ máy trì trệ quan liêu :
Elop(Stephen Elop_CEO của NOKIA) đã thừa
hưởng một bộ máy quan liêu rối loạn của Nokia,

một bộ máy phải mất tới 18 tháng mới phát triển
nổi một thiết bị “thường thường”.
10. Lệ thuộc vào nhà hợp tác Microsoft :

Nokia đã đánh giá quá cao sự trưởng thành
của Windows Phone và gần như phụ thuộc hoàn
toàn vào nền tảng này…

Thương vụ bán lại với giá hời. Một kết thúc tệ
hại của NOKIA

Con số 7,16 tỷ USD mà Microsoft bỏ ra không
tương xứng với những gì mà Nokia đang có.

Trong kỷ nguyên của mình Nokia đã bỏ hơn 10 tỷ
USD để mua lại các công ty khác. Từ đó thấy được
sự thất bại tệ hại của Nokia .

Tiểu kết :

Nokia thất bại trong chiến lược sản phẩm.

Sai lầm trong phân phối và mất hoàn toàn thị trường Mỹ.

Thất bại trong chiến lược về định giá sản phẩm. cụ thể
chủ quan định giá độc quyền trên thị trường Mỹ, định
giá thấp làm mất đi sự chú trọng chất lượng.

Ý thức chủ quan của lãnh đạo về những đối thủ cạnh
tranh, ngủ quên trên chiến thắng.


Lãnh đạo thiếu sáng suốt và sai lầm kéo dài trong mục
tiêu phát triển, không quan tâm đến nhu cầu thị trường là
sai làm lớn nhất.Sự bùng nổ của thị trường, và khả năng
của đối thủ cạnh tranh đẩy NOKIA dần về thất bại.
5. KẾT LUẬN :

Tuy có dày dặn kinh nghiệm trong chính sách marketing và nghiên
cứu công nghệ, cộng vào đó là bề dày phát triển tạo được cho
NOKIA chổ đứng vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên, chuỗi sai
lầm trong quản trị đã đẩy NOKIA vào thất bại.

NOKIA là liên kết mọi người – mang đến cho mọi người cái họ
cần và những thứ họ thấy quan trọng. NOKIA đã làm việc hết
mình để nâng cao năng suất và cuộc sống của mọi người bằng việc
cung cấp những sản phẩm an toàn, dễ sử dụng Tuy nhiên, có lẻ ý
thức hệ đó đã làm NOKIA chậm đổi mới để bắt kịp trào lưu mà
chìm đắm trong vấn đề nghe, gọi, âm nhac. Nhà lãnh đạo NOKIA
đã ngủ quên trên chiến thắng, dẫn đến những sai làm trong chiến
lược đẫy công ty đến thất bại. từ vị trí dẫn đầu NOKIA giờ đây
đang phải cố gắng vật lộn để tồn tại: doanh số, thị phần, giá trị
công ty đều sụt giảm nghiêm trọng. Việc xây dựng, triển khai
chiến lược phải hết sức khoa học và được tính toán ký lưỡng để
tránh những sai lầm gây ra những tổn thất nghiêm trọng như
NOKIA đã vấp phải.

×