Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

NGHIÊN cứu CHẤT GIỮ ẩm CHO đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.12 MB, 108 trang )

Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay vấn đề thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành nông
nghiệp. Do ảnh hưởng của nạn phá rừng, hiệu ứng nhà kính, tốc độ phát triển tăng nhanh
của các khu công nghiệp dẫn đến lũ lụt xảy ra thường xuyên, hạn hán kéo dài gây thiếu
nước nghiêm trọng làm cho ngành nông-lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đe dọa
đến đời sống của người nông dân. Vật liệu polymer hút nước ra đời đã góp phần làm
giảm lượng nước tưới cho cây, giữ độ ẩm cho đất, kéo dài thời gian giữ nước cho cây,
tăng năng suất cây trồng.
Trong số các tỉnh thành của cả nước, Đồng Nai là một tỉnh có nguồn tài nguyên
đất phong phú, sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế lớn, có nhiều thuận lợi để phát triển
nông nghiệp với các loại cây ăn quả, cây lương thực và cây lâu năm. Các huyện có nhiều
ưu thế phát triển nông nghiệp là Long Khánh, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc.
Trong đó, Định Quán là một huyện chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ với các trảng bằng, khi
bị hạn hán kéo dài khả năng cung cấp nước hay áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm gặp
nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng chất giữ ẩm cho vùng đất này là cần
thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước, đem lại lợi ích thiết thực cho người
nông dân.
1.2. Mục tiêu của dự án
- Ứng dụng vật liệu giữ ẩm mới trong nông nghiệp.
- Tiết kiệm nước tưới, tăng khả năng chịu hạn cho cây.
- Đưa ra quy trình sử dụng vật liệu giữ ẩm.
- Xác định tính kinh tế của việc sử dụng vật liệu giữ ẩm.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Vùng nghiên cứu: Định Quán, Đồng Nai.
- Đối tượng nghiên cứu: một số cây trồng thuộc hai nhóm chính: cây hàng năm
(bắp, mía), cây lâu năm (cây cà phê, quýt, điều, xoài, mít nghệ).
- Chất giữ ẩm CH của Viện Công nghệ Hóa học.
1
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Thử nghiệm chất giữ ẩm CH trong nông nghiệp đối với các cây trồng: mía,


bắp, cà phê, mít, xoài, điều, quýt.
- Đưa ra qui trình sử dụng chất giữ ẩm cho cây cà phê, mía, quýt, điều, xoài, mít
nghệ và cây bắp trên địa bàn huyện Định Quán.
- Xác định hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chất giữ ẩm.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin, xây dựng đề cương. Trên cơ sở đó đưa ra kế hoạch thử
nghiệm, lên kế hoạch bón chế phẩm.
- Bón chế phẩm thử nghiệm cho các cây trồng gồm cà phê, mía, quýt, điều, xoài,
mít nghệ và cây bắp.
- Lập bảng theo dõi quá trình thử nghiệm và ghi nhận kết quả qua các giai đoạn.
- Phân tích một số chỉ tiêu của đất để đánh giá khả năng ảnh hưởng của chất giữ
ẩm lên môi trường đất (khả năng giữ ẩm của đất, độ ẩm héo cây, độ chua của
đất, hàm lượng sắt, nhôm, hàm lượng nitơ tổng, hàm lượng photpho dễ tiêu,
hàm lượng kali dễ tiêu, tổng vi sinh vật trong đất, tổng các nấm trong đất).
- Theo dõi một số chỉ tiêu của cây (chiều cao cây, tốc độ ra lá, chiều dài trái,
trọng lượng trái, năng suất cây, đánh giá so sánh cảm quan giữa cây đối chứng
và cây thử nghiệm).
- Ghi nhận kết quả thử nghiệm để từ đó phân tích hiệu quả kinh tế khi có sử
dụng chất giữ ẩm.
2
Chương 2: TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHẤT GIỮ ẨM
Chất giữ ẩm là những polymer có trọng lượng phân tử cao, có khả năng trương nở
khi gặp nước nên có thể giữ được lượng nước lớn, không độc hại và dễ bị phân hủy sinh
học. Vì vậy, chất giữ ẩm được dùng trong nông nghiệp để giữ ẩm cho những vùng đất
khô hạn, đất cát hoặc trên đồi núi, nơi nước dễ trôi đi, cung cấp dần nước cho cây trồng
trong quá trình sinh trưởng và phát triển, giúp cây không bị thiếu nước trong điều kiện
khô hạn, giảm lượng nước tưới tiêu. Ngoài ra, chất giữ ẩm còn có khả năng hút các chất
dinh dưỡng khi bón phân và nhả dần ra cho cây trồng hấp thu, hạn chế thất thoát chất
dinh dưỡng khi trời mưa, giúp tiết kiệm phân bón, làm tăng năng suất, giảm được ảnh

hưởng tới môi trường.
2.1.1 Tình hình nghiên cứu chất giữ ẩm trên thế giới
Hầu hết các nghiên cứu về chất giữ ẩm của các tập đoàn trên thế giới như NIPPON
CATALYTIC CHEM. IND. (Nhật Bản); NIPPON ZEON CO. (Nhật Bản); SANYO
CHEMICAL IND. INC. (Nhật Bản); TOTO LTD. (Nhật Bản); KATO TOSHIYA (Nhật
Bản); DAINIPON INK AND CHEMICALS (Nhật Bản); KAO CORP. (Nhật Bản);
GONG MARINA (Pháp); PROCTER AND GAMBLE (Mỹ); COURTAULDS FIBRES
HOLDINGS LTD. (Anh); TORR D (Anh); STOCKHAUSEN CHEM. FAB GMBH
(Đức); THIFFAULT BRIAN D (Canada); ZOPF RICHARD (Mỹ) đều xuất phát từ
nguồn nguyên liệu dầu mỏ như polymer acrylic, polymer glycol di-(meth) acrylate,
trimethylol propane di- or tri-(meth)acrylate, glycerol diallyl acrylamid, polymer có các
nối đôi ethylenic, polyvinyl alcohol hoặc các copolymer của chúng. Với các tác nhân liên
kết ngang khác nhau (N, N’-methylenebisacrylamide, ethylene ether, trimethylol propane
triallyl ether sản phẩm tạo ra có khả năng hấp phụ nước rất cao từ 80 - 600 lần đối với
nước cất và 60 - 80 lần đối với nước muối sinh lý. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã
nghiên cứu triển khai ứng dụng polymer giữ nước trên lĩnh vực y tế, dược phẩm, tã lót,
đặc biệt là trong ngành nông, công nghiệp.
Ở Trung Quốc năm 1999 cũng công bố chế phẩm “KHOA DU 98” là vật liệu
polymer có sức hút nước rất cao (1000 lần), đã được sử dụng cho cây trồng và đã tiết
kiệm được 50% lượng nước dùng và giúp tăng sản lượng cây 15-20% so với đối chứng.
3
2.1.2. Tình hình nghiên cứu chất giữ ẩm trong nước
Bên cạnh một số nhóm khác, năm 2004, Viện Công nghệ Hóa học đã nghiên cứu
thành công chất giữ ẩm CH được điều chế dựa trên nền tảng ghép cellulose với acid
acrylic. Chất giữ ẩm CH có khả năng thay thế các chất giữ ẩm ngoại nhập do giá thành rẻ
(nguyên liệu sử dụng là cellulose từ các phế thải nông nghiệp như bã mía, mùn cưa…),
thời gian sử dụng dài (từ 2-3 năm), độ hấp phụ nước cao, hàm lượng celullose biến tính
có thể lên tới 60-70%, thân thiện với môi trường. Vì vậy, CH có khả năng ứng dụng trong
sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho cây trồng trong mùa khô hạn ở nước ta. Chất
giữ ẩm CH copolymer Cellulose/Acrylic đã được triển khai ứng dụng tại vùng đất bazan

ở Tây Nguyên trên cây Cà phê, Bông, Bắp (Công ty cà phê Chư Păh, công ty cà phê Gia
Lai, trung tâm nghiên cứu giống cây trồng – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Gia Lai). Khi sử dụng chất giữ ẩm tiết kiệm từ 30-60% lượng nước tưới và năng suất cây
trồng tăng từ 5-15% , trong đó tại vùng đất khô hạn thiếu nước tại Công ty cà phê Chư
Păh năng suất tăng lên đến 2,5 lần. Kết quả thử nghiệm chất giữ ẩm trên địa bàn tỉnh Gia
Lai: chu kỳ tưới nước cho cây bông kéo dài thêm 14 ngày, trên cây cà phê thì chu kỳ tưới
kéo dài thêm 28 – 38 ngày, tiết kiệm được hơn 30% chi phí tưới nước vào mùa khô.
Chất giữ ẩm CH của Viện Công nghệ Hóa học cũng được triển khai ứng dụng trên
cây gió bầu ở vùng đất cát pha sỏi khô cằn tại xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình
Phước. Kết quả cho thấy khi sử dụng chất giữ ẩm CH thì lượng nước tưới giảm đến 70%
và khoảng 98% cây con còn sống qua mùa hạn, trong khi tại ô đối chứng chỉ khoảng 20 –
30 % cây con còn sống.
Bảng 2. 1: Một số chất giữ ẩm tại Việt Nam
Tên sản
phẩm
Thành phần
Độ hấp thụ (g/g)
Nước
cất
Nước
thường
Nước
muối
CH-I
Copolymer
cellulose/ Acrylic
300- 450 280 - 400 120 2-3 năm 40.000
CH-II
Copolymer
cellulose/ Tinh bột

Acrylic
100-120 80-100 40 6 - 9 tháng 10.000
CH-III Tinh bột / Acrylic 300-450 300 - 400 3 - 6 tháng 45.000
AMS 1 Tinh bột/Acrylic 300- 450 300- 400 Ngắn 45.000
Gam-
sorb
Tinh bột/Acrylic 300- 450 300- 400 45.000
4
2.2. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Định Quán là huyện miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên là: 97.109 ha, trong
đó đất sản xuất nông nghiệp là: 39.201 ha chiếm 40,37% tổng diện tích. Vị trí địa lý của
huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tân Phú;
- Phía Nam giáp huyện Thống Nhất, Long Khánh và Xuân Lộc;
- Phía Đông giáp huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận;
- Phía Tây giáp huyện Vĩnh Cữu.
 Khí hậu thời tiết
- Huyện Định Quán có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Điều kiện khí hậu trong mùa khô khá khắc nghiệt,
nhiệt độ trung bình 25 – 26
o
C, có những ngày nắng nóng đến 35 – 37
o
C, có nhiều xã
chủ yếu là đất đá lộ đầu (Phú Vinh, Phú Tân, Phú Lợi, Phú Hòa, Ngọc Định), có những
vùng đất khi có mưa thì nhão nhưng khi không có mưa thì đất rất cứng.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình là 25,4
0

C, nhiệt độ cao nhất vào khoảng 31 – 34
0
C chủ
yếu nằm vào các tháng 2, 3 trong năm. Nhiệt độ thấp nhất vào khoảng 12 – 17
0
C, tập
trung vào các tháng 11, 12 trong năm.
- Lượng mưa: lượng mưa bình quân từ 1.500 – 2.500 mm/năm và mưa tập trung từ
tháng 5- 10, lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 6, 7 trong năm và mùa khô bắt đầu
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Ẩm độ: ẩm độ trong mùa khô từ 72 – 83% và mùa mưa từ 84 – 90%.
- Ánh sáng: số giờ chiếu sáng bình quân khoảng 5,7 – 6 giờ/ngày. Tổng số giờ chiếu
sáng trong năm là 2.096 giờ/năm.
- Chế độ gió: huyện Định Quán nằm trong khu vực hầu như không có bão, nhưng vào
những ngày mưa lớn thường xuất hiện kèm theo gió lớn nhất là những cơn mưa đầu
mùa. Tốc độ gió trung bình của huyện là 2,6 m/s.
5
Bảng 2.2: Khí hậu tại Định Quán, Đồng Nai theo trạm khí tượng Long Khánh.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trạm Long Khánh
1. Nhiệt độ
- Trung bình
o
C 25.4
- Tối thấp
o
C 12
- Tối thấp trung bình
o
C 21.4
- Tối cao trung bình

o
C 31.4
2. Lượng mưa mm/năm 2139
3. Số tháng mưa tháng/năm 5.6
4. Ánh sáng giờ/năm 2096
5. Ẩm độ
- Mùa khô % 72-83
- Mùa mưa % 84-90
6. Tốc độ gió m/s 2.6
 Nguồn nước và khả năng sử dụng
Nước mặt: nguồn nước mặt của huyện Định Quán chủ yếu từ hệ thống sông Đồng
Nai với dòng chảy chính là sông Đồng Nai (phần chảy qua huyện dài 32 km, hồ Trị An
nằm trên địa bàn huyện trên 17.000 ha) và các chi lưu của sông La Ngà (phần chảy qua
huyện dài khoảng 46 km). Tuy nhiên do cao trình mặt nước sông, suối thấp hơn tầng đất
canh tác rất lớn, nên khả năng khai thác nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
không cao.
Nước ngầm: Nước ngầm của huyện Định Quán có trữ lượng nhỏ, xuất hiện ở độ
sâu trung bình từ 20 – 30 m, có những nơi lên tới từ 80 – 100 m ở các xã: Phú Ngọc,
Ngọc Định.
 Địa hình
Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ với các trảng bằng, thoải và
lượn sóng, hướng dốc chính nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và có độ dốc từ 0 -15
0
.
 Đất đai
Huyện Định Quán có 4 nhóm đất chính:
6
a. Nhóm đất đỏ
Diện tích 13.050 ha chiếm 13,4% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các
xã: Phú Túc, Phú Cường, La Ngà và phần phía bắc xã Thanh Sơn. Đây là loại đất tốt trên

địa bàn huyện được hình thành từ đá bazan, tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, cấu
tượng viên tơi xốp, giàu đạm và lân.
 Đặc điểm hình thành:
 Đất nâu đỏ bazan
Đất nâu đỏ trên đá bazan là đất có quá trình feralit mạnh và quá trình tích lũy mùn
bề mặt với lớp vỏ phong hóa dày. Về hình thái phẫu diện đất có hai dạng cơ bản:
- Đất nâu đỏ trên đá bazan có tầng đất dày: đồng nhất suốt dọc phẫu diện đất, cấu
tượng viên hạt, tơi xốp, tầng đất mặt khá nhiều mùn và có màu nâu đậm, càng xuống sâu
mức độ tơi xốp càng cao.
- Đất nâu đỏ trên đá bazan trong tầng đất có nhiều kết vón: kết vón xuất hiện ngay
trên tầng đất mặt 10-15%, với các hạt kết vón có đường kính 0.2 – 0.7 cm, tỷ lệ kết vón
tăng theo chiều sâu phẫu diện. Tuy vậy, các hạt kết vón không dính kết lại với nhau thành
khối rắn chắc mà trộn lẫn với các hạt đất mịn nên cây có khả năng xuyên qua tầng kết
vón và hút các chất dinh dưỡng.
 Đất nâu vàng bazan:
Đất hình thành trên tàn tích đá mẹ bazan, có quá trình feralit mạnh mẽ, cùng với
quá trình tích lũy mùn bề mặt, quá trình hình thành kết vón khá phổ biến, hình thái đất có
dạng điển hình ABC.
- Tầng A: có độ dày khoảng 20 cm, màu nâu sẫm, nhiều hữu cơ, nhiều kết vón hạt
đậu (40-45% trọng lượng), có thành phần cơ giới nặng, tơi xốp, cấu tượng viên hạt.
- Tầng B: là một tầng kết vón tương đối dày đặc, tỷ lệ kết vón có xu hướng tăng
dần theo chiều sâu phẫu diện (40-80%), có màu nâu vàng điển hình.
 Tính chất đất đỏ bazan:
- Đất đỏ bazan có thành phần cơ giới nặng, trong phần đất mịn < 2 mm thì cấp hạt
sét <0.002 mm chiếm ưu thế (55-67%), có cấu trúc viên hạt bền vững, có hiện tượng rửa
trôi sét theo độ sâu khá rõ.
7
- Đất đỏ có trị số pH (H
2
O) = 5- 5.5 và pH (KCl) = 4.2 – 4.4, có hàm lượng mùn

và đạm tổng số khá và giảm chậm theo chiều sâu phẫu diện. Hàm lượng lân tổng số cao
hơn các loại đất khác (chỉ thua đất đen bazan) nhưng lân dễ tiêu lại rất nghèo. Đất đỏ
bazan nghèo cả kali tổng số và dễ tiêu.
- Đất đỏ bazan là loại đất tốt nhất trong các đất tại vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên
đất có hạn chế là đất chua, nghèo kali, nghèo các cation kiềm trao đổi.
b. Nhóm đất đen
Diện tích 22.707 ha, chiếm 23,4% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung
dọc hai bên bờ sông Đồng Nai thuộc các xã Phú Lợi, Phú Tân, Phú Vinh và Thanh Sơn.
Đất được hình thành từ đá bọt Bazan, giàu kiềm nên thường có màu đen, rất giàu đạm
(0,12 – 0,35%), mùn (2,0 – 4,0%), lân (0,1 – 0,4%). Mặt khác dung lượng trao đổi chất
dinh dưỡng trong đất và độ no bazơ rất cao (đạt 30 – 40me/100g sét và 50 – 80%) nên rất
thuận lợi để khai thác trồng nhiều loại cây ăn quả.
Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số trong đất đen tương đối cao và giảm chậm
theo chiều sâu phẫu diện. Ở độ sâu 80 – 100cm hàm lượng chất hữu cơ vẫn đạt 1,6 –
1,7%, đạm tổng số từ 0,10 – 0,11%, lân tổng số rất giàu. Riêng kali tổng số nghèo (0,5 –
1,0%) là do bản chất của đá bazan nghèo kali.
Vì hàm lượng kali trong đất thường nghèo (chỉ đạt 0,06 – 0,5%), lại ở các dạng địa
hình cao nên rất dễ bị rửa trôi, cần chú trọng đến các biện pháp làm đất và che phủ đất
chống xói mòn.
Khả năng sử dụng: đây là loại đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng và cây ăn
trái nhưng việc bố trí cây ăn trái phải tùy thuộc vào địa hình và độ dày tầng đất. Tuy
nhiên, hạn chế chính của nhóm đất này trên địa bàn huyện là trên 52% diện tích có tầng
rất mỏng < 30cm (11.807 ha) và 38% diện tích có tầng mỏng từ 30 – 50cm (8.628 ha), ít
thích hợp cho cây trồng lâu năm, kể cả các loại cây ăn trái. Hiện trạng trên đất tầng mỏng
người dân đang trồng bắp, đậu nành, thuốc lá và trên đất tầng dày trồng cà phê, cây ăn
trái.
Nhìn chung về hình thái đất đen bazan đều có đặc điểm chung là tầng đất rất
mỏng, trong phẫu diện lẫn rất nhiều mảnh đá vụn hoặc kết von, nhiều nơi tầng đất mịn
chỉ sâu vài cm và trên bề mặt đất có rất nhiều đá lộ đầu, có nơi tạo thành cụm dày đặc.
8

Những thuận lợi: độ phì nhiêu rất cao, các chất dinh dưỡng rất cân đối ngoài trừ
kali, cấu trúc đoàn lạp tơi xốp.
Những hạn chế: tầng đất thường rất mỏng, lẫn nhiều đá và kết von, nhiều đá lộ
đầu.
c. Nhóm đất xám
Diện tích 42.750 ha, chiếm 44% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở
xã La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định, thị trấn Định Quán, Suối Nho, Gia Canh, Phú Hòa và
Thanh Sơn.
Đất có nguồn gốc phát sinh từ đá phiến và đá granite, nên có thành phần cơ giới
nhẹ trung bình, nghèo mùn, đạm, kali, lân tổng số, và các chất dinh dưỡng, nghèo cation
trao đổi, CEC thấp, hơi chua đến chua, đặc biệt là có tới 21.802 ha (chiếm gần 51%) là có
tầng mỏng và có đá phiến.
Các đất xám hình thành ở địa hình thấp, ít bị rửa trôi và có quá trình tích lũy mùn
tầng mặt vì vậy hàm lượng mùn rất cao (5-6%), đạm tổng số tầng đất mặt cao (0,2-0,3%),
nghèo lân và kali tổng số, lân dễ tiêu có khá lớn.
Loại đất này thích hợp cho trồng lúa (trên địa hình thấp trũng), trồng rau - màu và
các cây lâu năm chịu hạn như xoài, nhãn, điều … ở các khu vực có địa hình cao, tầng đất
dày. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp chống xói
mòn, rửa trôi và tăng cường bồi dưỡng cải tạo đất bằng cách bổ sung dinh dưỡng nhất là
các loại phân hữu cơ.
d. Nhóm đất đá bọt núi lửa
Diện tích 504 ha, chiếm 0,5%, phân bổ tập trung ở các xã Phú Tân, Phú Lợi, Phú
Vinh và Gia Canh. Đất có nguồn gốc phát sinh từ đá bazan nhưng có nhiều đá lẫn và kết
vón trên địa hình dốc.
2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
 Kinh tế
Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (số liệu Phòng Kinh tế - huyện Định Quán năm
2006): công nghiệp – xây dựng (18,65%); nông, lâm, thủy sản (49,35%), dịch vụ (32%).
9
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,63 %, thu nhập bình quân đầu người: 7,008 triệu

đồng/năm.
 Tình hình sản xuất nông nghiệp:
 Diện tích trồng cây hàng năm là: 30.434 ha trong đó:
- Cây lúa: diện tích 8.645 ha với năng suất: 45,25 tạ/ha;
- Cây bắp: diện tích 9.750 ha với năng suất: 46,86 tạ/ha.
- Cây rau, đậu các loại: diện tích trồng rau 1.300 ha với năng suất 119,23 tạ/ha,
diện tích trồng đậu 2.520 ha với năng suất 10 tạ/ha.
- Cây bông vải: diện tích 130 ha với năng suất 13,85 tạ/ha.
- Cây mía: diện tích 3.620 ha với năng suất 670,41 tạ/ha.
- Cây thuốc lá: diện tích 200 ha với năng suất 41,5 tạ/ha.
- Cây đậu nành: diện tích 3.120 ha với năng suất 10 tạ/ha.
 Diện tích trồng cây lâu năm: 26.510 ha trong đó:
- Cà phê: diện tích hiện có là: 2.015 ha trong đó diện tích trồng mới là: 123 ha,
cho sản phẩm là: 1.891 ha với năng suất là: 13,5 tạ/ha.
- Cao su: diện tích hiện có là: 2.504 ha trong đó diện tích trồng mới là: 21 ha,
cho sản phẩm là: 2.075 ha với năng suất là: 14,52 tạ/ha.
- Tiêu: diện tích hiện có là: 415 ha trong đó diện tích trồng mới là: 135 ha, cho
sản phẩm là: 205 ha với năng suất là: 22,5 tạ/ha.
- Điều: diện tích hiện có là: 13.165 ha trong đó diện tích trồng mới là: 662 ha,
cho sản phẩm là: 9.336 ha với năng suất là: 7,52 tạ/ha.
- Cam, quýt: diện tích hiện có là: 1.735 ha trong đó diện tích trồng mới là: 276
ha, cho sản phẩm là: 1.024 ha với năng suất là: 132 tạ/ha.
- Xoài: diện tích hiện có là: 3.170 ha trong đó diện tích trồng mới là: 287 ha, cho
sản phẩm là: 1.724 ha với năng suất 77 tạ/ha.
10
 Xã hội
Dân số của toàn huyện Định Quán là 221.026 người được chia thành 14 đơn vị
hành chính trong đó có 13 xã và 1 thị trấn. Mật độ dân số bình quân là 227 người/km
2
,

diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người là 1.773 m
2
/người.
Tổng số lao động trong độ tuổi của huyện là 122.159 người, trong đó lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế là 103.104 người và lao động thiếu việc làm là
22.000 người, trong đó lao động thất nghiệp là 3.050 người.
2.2.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
a. Thủy lợi
Hiện tại trên địa bàn có 3 trạm bơm với công suất thiết kế tưới như sau:
- Trạm bơm Hòa Thành xã Ngọc Định có công suất tưới được cho 240 ha.
- Trạm bơm ấp 1 – 2 xã Thanh Sơn có công suất tưới được cho 190 ha.
- Trạm bơm ấp 6 – 8 xã Thanh Sơn có công suất tưới được cho 265 ha.
Ngoài ra còn có một số hồ chứa, đập dâng phục vụ cho sản xuất hoa màu, cây ăn
trái nhưng công suất tưới rất thấp chỉ đáp ứng một phần nhỏ diện tích sản xuất nông
nghiệp.
b. Giao thông
100% các xã trong huyện đã có đường nhựa đến UBND xã và hầu hết các tuyến
đường liên ấp, nội ấp đã được nâng cấp sỏi đỏ hoặc cứng hóa (nhựa, bê tông) nên khá
thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, riêng hệ thống giao thông nội đồng của một số
khu vực ở xã Thanh Sơn, Suối Nho còn khó khăn.
c. Điện lưới: 88,5 % số hộ đã sử dụng điện lưới quốc gia.
11
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
3.1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH ĐẤT
Mẫu được lấy tại 9-13 điểm tùy diện tích thử nghiệm theo quy tắc đường chéo, lấy
phân bố đều trên toàn diện tích thử nghiệm của từng hộ gia đình tham gia thử nghiệm, đối
với mẫu đất đã có bón chất giữ ẩm lấy đất sau khi bón khoảng 4 tháng, đây là thời gian
chất giữ ẩm đã ở lâu trong đất đủ để tác động (nếu có) lên các thành phần trong đất và
cũng trước khi đến kỳ thu hoạch. Các mẫu ban đầu được gom lại thành một mẫu hỗn hợp
chung, cho vào túi nhựa ghi ký hiệu mẫu và chuyển ngay về phòng thí nghiệm để phân

tích.
3.1.1 Xác định khả năng giữ ẩm của đất
Khả năng giữ ẩm của đất được xác định theo phương pháp Katrinski.
Mục đích: Xác định độ ẩm của đất là để tính lượng nước dự trữ trong đất trong
từng điều kiện nhất định. Nhờ đó mà biết đất khô hay ẩm ở mức nào.
Ở ngoài đồng, xác định độ ẩm đất một cách liên tục, có hệ thống, qua từng thời
gian sẽ cho ta khái niệm về động thái độ ẩm trong những công thức thí nghiệm khác
nhau.
Ở trong phòng thí nghiệm, các kết quả phân tích đều được đổi sang khối lượng đất
khô tuyệt đối. Mẫu lấy đất phải đựng trong hộp kín để tránh bay hơi. Cho vào cốc cân
(khối lượng W
1
) 10g mẫu đất tươi. Cân chính xác khối lượng cốc cân và đất tươi (W
2
).
Sấy khô ở 105
0
C trong 8h rồi lấy ra cho vào bình hút ẩm để hạ nhiệt độ tới nhiệt độ trong
phòng. Cân khối lượng cốc cân và đất khô (W
3
).
Lượng nước của đất (%) với đất tươi là lượng nước tính trong 10g đất khô kiệt
theo công thức:
100
13
32
x
WW
WW



12
Lượng nước (%) là lượng nước tính trong 10g đất đem phân tích (đất khô không
khí hoặc đất tươi): Lượng nước H (%) =
12
32
WW
WW


Hệ số nước k (hệ số khô kiệt):
(%)100
100
H
k

=
Khi muốn chuyển kết quả phân tích từ đất khô không khí (hoặc đất tươi) sang đất
khô kiệt đem nhân kết quả với hệ số k tương ứng.
3.1.2 Xác định độ ẩm héo cây
Độ ẩm cây héo được xác định theo phương pháp Katrinski.
 Khái niệm về độ ẩm héo cây
Trong khi phát triển cây tiêu thụ lượng nước rất lớn. Nước này thâm nhập vào cây
qua bộ rễ. Độ ẩm của đất sau khi mưa hoặc tưới dần dần giảm sút, nước không thấm vào
rễ cây được nữa. Tế bào co lại, lá cây rũ xuống và cây héo. Lúc đầu cây chỉ héo ban ngày
trời nóng, chiều xuống cây trở lại trạng thái bình thường. Nhưng cuối cùng khi độ ẩm của
đất hạ xuống đến mức lá cây héo và rũ đi, sau một đêm, sáng mai không trở lại trạng thái
bình thường được.
Độ ẩm của đất gây ra hiện tượng cây héo, sau một đêm không hồi phục, gọi là hệ
số cây héo hay độ ẩm cây héo.

 Phương pháp xác định
Đất hong khô, nghiền nhỏ, qua rây 1-2mm. Lấy độ 40-60 gam cho vào chén hoặc
cốc có chiều cao 6 cm, đường kính 3,5-4 cm. Khi cho đất nên lắc và nén chặt. Trên đổ
một lớp cát 1-1,5cm. Tưới nước cho đất thấm toàn bộ, gieo hạt vào lớp cát.
Sau khi hạt nảy mầm và xuất hiện lá non thì mặt cắt phải che bằng bông. Đặt chén
ra ngoài trời. Ban ngày lấy vải màn che. Khi trời nóng lên tưới nước mỗi ngày 1 hay 2
lần.
13
Khi cây đã có lá thật 1-2 đôi thì chỉ để mỗi chén một cây (cây ngô). Sau đó không
tưới nước nữa. Để cho mặt cát se lại và xung quanh cây tưới một lớp paraphin mỏng, lấy
vải màn cất đi và để cho cây héo.
Khi cây héo phân biệt 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn đầu, ngọn những lá dưới (lá đầu) héo và rũ xuống, là giai đoạn bắt
đầu héo.
- Giai đoạn thứ hai, tất cả lá đều héo và rũ xuống một nữa là giai đoạn héo rõ
ràng.
- Giai đoạn thứ ba, tất cả các lá đều héo và rũ xuống toàn bộ, gọi là giai đoạn
héo hoàn toàn.
Mỗi buổi sáng cây héo không phục hồi lại nữa thì lấy mẫu xác định độ ẩm của đất.
Trước hết nhổ cây, gạt lớp cát đến lớp đất. Trộn đều đất, nhặt hết rễ lớn. Lấy 10-
15gam cho vào cốc sấy. Sấy 105
0
C và tiến hành như thường lệ. Nên lặp lại 3 lần để có số
liệu chính xác. Tính độ ẩm (%).
Lượng nước chênh lệch giữa sức chứa ẩm đồng ruộng và độ ẩm cây héo là lượng
nước hữu hiệu mà cây có thể sử dụng được.
3.1.3 Độ chua của đất
pH = -lg aH
+
, là đại lượng biểu thị hoạt độ H

+
trong môi trường đất. Độ pH phản
ánh mức độ rửa trôi các cation kiềm và kiềm thổ cũng như mức độ tích tụ các cation sắt,
nhôm trong đất. Phương pháp đo thông dụng và tiêu chuẩn hiện nay là phép đo điện thế.
Sử dụng máy đo pH của Viện Công nghệ Hoá học để đo. Nguyên lý của phương pháp:
Ion H
+
được chiết rút ra bằng chất chiết rút thích hợp (nước cất hoặc muối trung tính),
dùng 1 điện cực chỉ thị và 1 điện cực so sánh để xác định hiệu thế của dung dịch từ đó
tính được pH của dung dịch.
 Cách thực hiện:
Lắc 10g đất (đã qua rây 1mm) 15 phút trên máy lắc với 25 ml KCl 1N hoặc nước
cất. Sau đó để yên 2 giờ, lắc 2, 3 lần rồi đo pH ngay trong dung dịch huyền phù.
14
Hiệu chỉnh máy đo pH: máy trước khi đo phải hiệu chỉnh bằng cách đo dung dịch
đệm pH tiêu chuẩn.
Đo mẫu: giữ cho điện cực cách mặt mẫu đất là 1cm, và ngập nước khoảng 2cm.
Chờ 30 giây rồi đọc giá trị pH trên máy.
3.1.4 Hàm lượng sắt, nhôm
Đo trên máy quang phổ hấp thu nguyên tử AAS Avanta GBC, Viện Công nghệ
Hóa học.
 Nguyên lý
Nguyên tử là phần tử cơ bản nhỏ nhất còn giữ được tính chất của nguyên tố hoá học.
Ở trạng thái cơ bản nguyên tử không thu, cũng không phát ra các năng lượng dưới dạng
bức xạ. Nhưng khi nguyên tử ở trạng thái hơi tự do nếu chiếu một chùm tia sáng có
những bước sóng xác định vào đám hơi nguyên tử đó thì chúng sẽ bị hấp thu bởi các
nguyên tử tự do và chuyển lên trạng thái kích thích có năng lượng cao hơn và phát ra các
tia bức xạ có bước sóng đúng với tia chiếu. Quá trình đó gọi là quá trình hấp thu năng
lượng. Phổ sinh ra gọi là phổ hấp thụ nguyên tử AAS.
Tất cả các nguyên tử có thể hấp thụ ánh sáng tại một bước sóng riêng biệt tương ứng

với một năng lượng theo yêu cầu của một nguyên tử cụ thể.
Những nguyên tử của các nguyên tố khác nhau là khác nhau, vì vậy năng lượng yêu
cầu của chúng cũng khác nhau .
 Các loại dụng cụ và hoá chất
- Cân phân tích
- Thiết bị chuẩn bị mẫu vô cơ hóa mẫu bằng phương pháp vi sóng
- Tủ sấy chân không
- Bình đựng mẫu các loại
- Bình hút ẩm
- Dụng cụ thủy tinh, pipet vi lượng, bình định mức 10 ml, 20 ml, 50 ml.
- Van giảm áp.
- Các mẫu dung dịch chuẩn chứa kim loại.
15
- Hóa chất tinh khiết dùng cho phân tích ( Kalixiclohexanbutyrat C
10
H
15
O
2
K, axít 2-
etylhexanoic ).
- Axit nitric tinh khiết HNO
3
, axit clohydric HCl tinh khiết
- Khí axetylen tinh khiết, khí N
2
O tinh khiết.
 Cách tiến hành thí nghiệm
Chuẩn bị mẫu phân tích: mẫu được vô cơ hóa bằng axit. Sau đó, đem hòa tan
trong dung dịch axit và định mức đến thể tích nhất định.

Trình tự phân tích:
−Dựng đường chuẩn
−Pha chế dung dịch chất chất chuẩn chứa các nguyên tố cần xác định từ chất chuẩn
phức cơ kim tương ứng với nồng độ khác nhau. Dựng đường chuẩn cho từng
nguyên tố phân tích trên máy AAS ở điều kiện tối ưu.
−Đo phổ AAS của mẫu phân tích với tỷ lệ tương ứng như đối với chất chuẩn.
−Ghi chép kết quả thể hiện trên máy tính.
Tính toán:
Sau khi đã nhận được các số liệu kết quả trên máy. Nồng độ các nguyên tố
cần xác định được tính toán theo công thức sau :
Me =
.AV
W
Trong đó : V – Định mức mẫu ( ml)
W - Khối lượng mẫu (g)
A - Nồng độ chất phân tích theo đường chuẩn mg/kg
Tính toán nồng độ nguyên tố trong mẫu phân tích bằng phương pháp lò
Grafit theo công thức sau.
( )Z C B
C
+
(mg/L) (3.13)
Trong đó : C - Định mức mẫu phân tích (ml)
B - Thể tích dung môi pha loãng (ml)
Z - Nồng độ nguyên tố theo đường chuẩn (mg/L)
16
3.1.5 Hàm lượng Nitơ tổng
Sử dụng phương pháp Kjeldahl. Nguyên tắc của phương pháp: dùng axit H
2
SO

4
đậm đặc để đưa nitơ trong đất về dạng (NH
4
)
2
SO
4,
sau đó dùng cất NH
3
từ dung dịch
kiềm và được hấp phụ vào một lượng H
3
BO
3
. Chuẩn độ NH
3
bằng dung dịch chuẩn HCl
với sự chỉ thị màu tashiro. Từ lượng HCl chuẩn độ, tính được hàm lượng N tổng.
 Cách thực hiện:
Cân 1g mẫu đất cho vào bình Kjeldahl khô. Cho 10g K
2
SO
4
, 0,5g CuSO
4
và 1g
FeSO
4
. Thêm vào 25ml H
2

SO
4
đặc, lắc nhẹ để mẫu thấm đều. Đậy bình bằng một chiếc
phễu nhỏ rồi đặt lên bếp đun, đun nhẹ 15 phút sau đó đun mạnh đến sôi. Khi dung dịch có
màu xanh nhạt trong suốt thì đun tiếp 15 phút nữa rồi chuyển toàn bộ dung dịch vào bình
đựng mức 100 ml, dùng nước cất tráng bình và lên thể tích đến vạch định mức.
Chuyển toàn bộ dung dịch đã vô cơ hóa và nước tráng bình vào bình erlen 500 ml
chịu nhiệt. Thêm vào 3 giọt phenolphthalein, vài viên đá bọt, 20 ml dung dịch NaOH
40% (NaOH đủ khi dung dịch có màu hồng) và nước cất để tổng thể tích dung dịch
khoảng 300 ml. Lắp hệ thống cất đạm, bình hấp thụ NH
3
là erlen 250 ml chứa dung dịch
acid boric 6% và chỉ thị màu tashiro. Khi có NH
3
giải phóng ra, dung dịch ở bình hấp phụ
chuyển dần từ màu hồng sang màu xanh. Tiếp tục cất đến khi thu được khoảng 200 ml
dung dịch ở bình hấp thụ (có thể kiểm tra NH
3
đã hết chưa bằng giấy quỳ tím ở đầu ống
sinh hàn). Ngừng đun, tháo ống sinh hàn, dùng bình tia tráng rửa ống sinh hàn, thu nước
rửa vào bình hấp thụ.
Chuẩn độ: Dùng dung dịch HCl 0,1N chuẩn để chuẩn độ dung dịch trong bình hấp
thụ NH
3
đến khi màu dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu hồng nhạt bền trong 30
giây.
Tính kết quả:
Hàm lượng N tổng được tính theo phần trăm có trong mẫu đất:
( )
W*

**N*VV
N%
1000
10014
01

=
Trong đó
- V
1
: thể tích (ml) HCl 0,1N chuẩn độ mẫu đất
17
- V
0
: thể tích (ml) HCl 0,1N chuẩn độ mẫu đất
- N: nồng độ đương lượng của HCl
- W: khối lượng (g) mẫu lấy phân tích.
3.1.6 Hàm lượng P
2
O
5
dễ tiêu
Sử dụng phương pháp Oniani. Nguyên lí: Sử dụng H
2
SO
4
0.1N làm chất chiết rút
phosphorus dễ tiêu trong đất. Sau đó dùng phương pháp hiện màu xanh molybdenium để
định lượng P trên máy so màu DR 2000.
 Cách thực hiện:

Cân 5g đất như trên lắc với 100ml H
2
SO
4
0.1N trong erlen 250ml trong 1 phút rồi
lọc qua giấy lọc. Đuổi bớt nước còn khoảng 15ml cho vào bình định mức 25ml. Thêm
vào 2ml (NH
4
)
6
Mo
7
O
24
2.5% và 3 giọt SnCl
2
2.5% rồi định mức đủ 25ml. So màu trên
máy so màu trong vòng 10 phút. Kết quả tính hàm lượng phosphorus được dựa trên
đường chuẩn của dung dịch chuẩn P
2
O
5
:
Cân 0.1917g KH
2
PO
4
tinh khiết đã được sấy khô ở 105
0
C trong 2h, chính xác đến

0.0002g, hòa tan bằng nước cất rồi định mức đến 1 lít. Dung dịch có 0.1mg P
2
O
5
trong
1ml. Lấy dung dịch này pha loãng 10 lần ta được dung dịch chuẩn (chứa 0.01mg
P
2
O
5
/ml).
Phần trăm P
2
O
5
được tính:
100.
'
%
52
a
a
OP =
a’: khối lượng P
2
O
5
suy ra từ đường chuẩn
18
a: khối lượng mẫu đất

3.1.7 Hàm lượng K
2
O dễ tiêu
Đo trên máy quang phổ hấp thu nguyên tử AAS Avanta GBC, Viện Công nghệ
Hóa học.
3.1.8 Tổng vi sinh vật trong đất
Vi sinh vật giữ một vai trò cực kỳ quan trọng không thể thiếu được trong việc hình
thành và tạo nên độ phì nhiêu của đất. Vì vậy đất là một trong những cơ chất thuận lợi
nhất cho vi sinh vật phát triển. Ở những đất giàu vi sinh vật thì đất đó có độ phì cao, các
quá trình chuyển hóa vật chất không ngừng được thực hiện như: khoáng hóa các chất hữu
cơ có nguồn gốc từ động, thực vật luôn cung cấp cho đất những hợp chất và sản phẩm có
giá trị trong việc tạo nên độ phì nhiêu tự nhiên của đất. Nhờ quá trình khoáng hóa của vi
sinh vật đất mà mùn trong đất được hình thành, tác động trực tiếp đến cấu trúc của đất,
ảnh hưởng tới đời sống cây trồng và thực vật, qua đó đến động vật, vật nuôi và đến con
người.
Phương pháp xác định số lượng một số nhóm vi khuẩn chính trong đất: bao gồm vi
khuẩn hiếu khí (Bacillus mycoides, B. mesentericus, B. megathericum ), vi khuẩn kỵ khí
(Clostridium sporogenes, C. perfringens, C. purtrificum ), vi khuẩn phân giải cellulose,
vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn cố định nitơ,
 Vật liệu và trang thiết bị
1. Mẫu đất.
4. Tủ lạnh hay tủ ấm lạnh để bảo quản mẫu.
5. Dung dịch HgCl
2
1:1000 để khử trùng.
6. Bông vô trùng.
7. Đèn cồn.
8. Các loại dụng cụ thủy tinh vô trùng: hộp lồng petri, ống nghiệm, pipet các loại,
bình tam giác các loại.
19

9. Cân phân tích, kỹ thuật.
10. Máy lắc.
11. Hóa chất các loại để chuẩn bị môi trường.
12. Nồi hấp khử trùng.
13. Nhiệt kế.
14. Nồi cách thủy có điều chỉnh nhiệt độ.
15. Tủ ấm: tủ ấm nuôi vi sinh vật yếm khí, tủ ấm nuôi vi sinh vật hiếu khí.
16. Máy khuấy từ.
17. Kính hiển vi và các dụng cụ làm tiêu bản kèm theo.
18. Máy đếm khuẩn lạc.
19. Các loại que cấy vi sinh vật.
20. Tủ sấy.
21. Buồng khử trùng.
22. Một số loại thuốc nhuộm.
23. Một số dụng cụ máy móc chuyên dùng khác.
 Lấy mẫu đất để phân tích
Mẫu lấy theo đường chéo từ 9-13 điểm trên mỗi vườn thử nghiệm, các mẫu được
trộn đều với nhau để thành mẫu hỗn hợp của một vườn. Mẫu lấy về được bảo quản ngay
trong điều kiện nhiệt độ 4
0
C ở tủ lạnh. Trước khi phân tích phải đặt mẫu vào điều kiện
thuận lợi về nhiệt độ để vi sinh vật có trong mẫu đất hoạt động trở lại bình thường (để
mẫu ở 28-30
0
C trong tủ ấm từ đêm hôm trước nếu như hôm sau phân tích).
Sử dụng phương pháp đếm tế bào vi sinh vật trực tiếp dưới kính hiển vi để xác
định tổng số vi khuẩn trong đất.
 Cách thực hiện:
20
Dùng thìa nhỏ đã vô trùng lấy 1g đất vào chén sứ đã khử trùng, sau đó nghiền đất

bằng chày cao su vô trùng. Chuẩn bị 2 bình tam giác, một bình đựng 99 ml nước cất vô
trùng và 1 bình không đã vô trùng. Lấy nước ở bình 1 đổ vào chén sứ để chuyển toàn bộ
đất đã nghiền nát vào bình 2 rồi đậy bằng nút bông, lắc đều trong 10 phút. Sau đó lấy ra
để yên 1 phút cho lắng các hạt lớn và pha loãng dịch huyền phù.
Dùng micropipet cho 1 giọt dịch lên phần chia của buồng đếm. Lấy 1 lá kính
mỏng đậy từ từ lên mặt phần ô đếm. Phần dịch thừa tràn ra theo 2 rãnh bên có thể dùng
Vandolin để cố định lá kính. Sau đó quan sát dưới kính hiển vi (ở khoảng 2 tiêu cự lớn),
nếu dịch cấy hay dịch huyền phù quá đậm đặc thì phải pha loãng. Đếm số lượng tế bào
trong các ô theo đường chéo hoặc theo các góc trung tâm, khi đếm nếu có tế bào nằm ở
ranh giới 2 ô thì chỉ đếm ở cạnh trên và bên trái của ô đó. Đếm ít nhất từ 15 – 20 ô, sau
đó tính số lượng tế bào trung bình có trong 1 ô.
3.1.9 Tổng các nấm trong đất
Bao gồm các giống: Penicillium, Aspergillus, Fusarium, Alternaria…
Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu đất để phân tích tương tự như phần chuẩn
bị phân tích vi khuẩn.
Dùng môi trường Czapek (g/l): NaNO
3
(3g), K
2
HPO
4
(1g), KCl (0,5g),
MgSO
4
.7H
2
O (0,5g), saccarozơ (30g), nước cất (1l), agar (20g), FeSO
4
(0,01).
Khử trùng môi trường ở 0,5 atm trong 30 phút. Sau khi khử trùng dùng axit axetic

để axit hóa môi trường với tỉ lệ 1,8 ml axit axetic hoặc axit lactic cho 1l môi trường.
Nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ 28 – 30
o
C, sau 2 – 3 ngày đếm sơ bộ khuẩn lạc của vi
nấm.
Số lượng nấm trong đất:
W
DFA
B
.
=
B: số lượng CFU/g đất khô. DF: độ pha loãng.
A: số lượng CFU đếm được. W: khối lượng khô của 1g đất phân tích
3.2. KẾ HOẠCH THỬ NGHIỆM CUỐI NĂM 2007 - 2008
Dựa trên định hướng thử nghiệm chất giữ ẩm CH trên một số cây trồng chủ lực tại
huyện Định Quán, Đồng Nai (cây bắp, mía, cà phê, mít, điều, xoài, quýt), đã kết hợp với
Phòng Kinh tế (nay là Phòng Nông nghiệp) của huyện Định Quán tiến hành khảo sát,
21
điều tra thông tin trên các đối tượng nghiên cứu ở 32 hộ dân trên 10 xã của huyện và đã
lựa chọn một số hộ thử nghiệm trong vụ đông xuân 2007-2008.
Bảng 3.1: Các hộ gia đình tham gia thử nghiệm năm 2007-2008
STT Hộ gia đình Địa chỉ
Loại
cây
Giống
Năm
trồng
Diện
tích thử
nghiệm

(ha)
1 Vũ Văn Định Ấp 3 – Suối Nho Bắp B – 06 2007 0,8
2 Vũ Văn Năng Ấp 3 – Suối Nho Bắp B – 06 2007 0,3
3 Phạm Văn Dũng Ấp 3 – Suối Nho Bắp B – 06 2007 0,2
4 Phạm Thái
Ấp Hòa Hiệp –
Ngọc Định
Mía K 88-65 2007 0,9
5 Phan Thanh Vũ
Ấp Tam Bung –
Phú Túc

phê
Vối 2003 0,8
6 Lê Văn Ban Ấp 6 – Phú Lợi

phê
Vối 2000 1,3
7 Huỳnh Tín Ấp 6 – Suối Nho Xoài 3 mùa mưa 2000 1,3
8 Trần Văn Nam
Ấp 94 – Túc
Trưng
Xoài 3 mùa mưa 1999 0,6
9
Nguyễn Thành
Nghiệp
Ấp 94 – Túc
Trưng
Xoài 3 mùa mưa 1999 0,7
10

Vũ Thị Trâm
Phương
Ấp 1 – La Ngà Xoài 3 mùa mưa 2000 1,3
11 Lê Minh Giang Ấp 3 – La Ngà Xoài 3 mùa mưa 1999 1,3
12 Nguyễn Trước Ấp 2 – Phú Ngọc Xoài 3 mùa mưa 2003 1,3
13
Nguyễn Xuân
Trường
Ấp Hòa Thuận –
Ngọc Định
Xoài
Cát Hòa
Lộc
1999 0,3
14
Nguyễn Quang
Trung
Ấp Hòa Trung –
Ngọc Định
Xoài
Cát Hòa
Lộc
2003 1
15 Nguyễn Văn Quân Ấp 2 – Thanh Sơn Xoài 3 mùa mưa 2001 1,3
16 Trần Quang Tú Ấp 2 – Phú Ngọc Mít Viên Linh 2003 1,3
17 Võ Văn Lâm
Ấp Suối Dzui –
Túc Trưng
Điều Điều hột 2003 0,6
18 Nguyễn Hữu Trí

Ấp Phú Quý II –
La Ngà
Điều Điều ghép 2001 1,3
19 Trịnh Bá Thế Ấp 1 – Phú Ngọc Điều Điều ghép 2002 0,8
22
20 Phạm Anh Tuấn Ấp 1 – Phú Ngọc Điều Điều ghép 2003 0,5
21 Đỗ Văn Quang
Ấp Hòa Thành –
Ngọc Định
Điều Điều hạt 2002 1,3
22
Nguyễn Xuân
Thanh
Ấp 1 – Thanh Sơn Điều Điều ghép 2003 1,3
23 Huỳnh Thị Thu
Ấp Suối Soong 1
– Phú Vinh
Điều Điều ghép 2002 1,3
24 Mai Văn Lưu Ấp 6 – Phú Lợi Điều Điều hạt 2001 1,3
25 Nguyễn Đức Tình
Ấp Suối Son –
Phú Túc
Điều Điều hạt 2001 0,7
26 Cáp Nguyện
Ấp Suối Son –
Phú Túc
Điều Điều ghép 2001 0,6
27 Đặng Thị Huệ
Ấp Phú Quý II –
La Ngà

Quýt
Quýt
đường
2001 0,5
28 Lê Thị Thông
Ấp Phú Quý II –
La Ngà
Quýt
Quýt
đường
2003 0,8
29 Nguyễn Trước Ấp 3 – Phú Ngọc Quýt
Quýt
đường
2002 1,3
30 Đoàn Đức Tuyên Ấp 7 – Thanh Sơn Quýt
Quýt
đường
2003 1,3
31 Hoàng Văn Nam Ấp 1 – Thanh Sơn Quýt
Quýt
đường
2001 1,3
32
Nguyễn Trung
Chánh
Ấp Suối Rút –
Phú Túc
Cam Cam sành 2002 1
Tổng cộng : 33,5 ha

3.2.1 Thử nghiệm chất giữ ẩm CH trên cây bắp cuối năm 2007 - 2008
3.2.1.1 Các mô hình thử nghiệm
Mô hình 1:
Địa điểm: ấp 3, xã Suối Nho, huyện Định Quán.
Chủ hộ: Vũ Văn Định.
Giống trồng: giống bắp B-06.
Đất trồng: đất đen bazan.
Diện tích thử nghiệm: 0.8 ha
23
Năm trồng bắp: 2007
Thời gian bón chất giữ ẩm: đầu vụ đông xuân (9/12/2007).
Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón theo hàng bắp.
Mật độ cây: 70 x 30 x 20 cm
Mô hình 2:
Địa điểm: ấp 3, xã Suối Nho, huyện Định Quán.
Chủ hộ: Vũ Văn Năng.
Giống trồng: giống bắp B-06.
Đất trồng: đất đen bazan.
Diện tích thử nghiệm: 0.2 ha
Năm trồng bắp: 2007
Thời gian bón chất giữ ẩm: đầu vụ đông xuân (19/12/2007)
Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón theo hàng bắp.
Mật độ cây: 75 x 30 x 20 cm
Mô hình 3:
Địa điểm: ấp 3, xã Suối Nho, huyện Định Quán.
Chủ hộ: Phạm Văn Dũng.
Giống trồng: giống bắp B-06.
Đất trồng: đất đen bazan.
Diện tích thử nghiệm: 0.3 ha
Năm trồng bắp: 2007

Thời gian bón chất giữ ẩm: đầu vụ đông xuân (27/12/2007)
Kỹ thuật bón: chất giữ ẩm CH được bón theo hàng bắp.
Mật độ cây: 70 x 30 x 30 cm
24
3.2.1.2 Bố trí thử nghiệm
Thử nghiệm trên cây Bắp với diện tích là 1,3 ha tại các hộ gia đình ông Vũ Văn
Định, ông Vũ Văn Năng và ông Phạm Văn Dũng tại cánh đồng ấp 3 xã Suối Nho huyện
Định Quán – Đồng Nai. Tiến hành thử nghiệm trên tổng cộng 15 công thức ở 3 mô hình.
 Mô hình 1: gồm 9 công thức, các công thức có diện tích bằng nhau.
1. Công thức 1: 2(g)/m
2
, tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường L
1
T
1
2. Công thức 2: 3(g)/m
2
, tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường L
2
T
1
3. Công thức 3: 4(g)/m
2
, tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường L
3
T
1
4. Công thức 4: 5(g)/m
2
, tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường L

4
T
1
5. Công thức 5: 2(g)/m
2
, tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường. Lượng nước tưới
cho mỗi lần tưới bằng ½ lượng nước bình thường L
1
T
2
6. Công thức 6: 3(g)/m
2
, tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường. Lượng nước tưới
cho mỗi lần tưới bằng ½ lượng nước bình thường L
2
T
2
7. Công thức 7: 4(g)/m
2
, tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường. Lượng nước tưới
cho mỗi lần tưới bằng ½ lượng nước bình thường L
3
T
2
8. Công thức 8: 5(g)/m
2
, tưới nước theo chu kỳ tưới bình thường. Lượng nước tưới
cho mỗi lần tưới bằng ½ lượng nước bình thường L
4
T

2
9. Công thức đối chứng: 0(g)/m
2
, tưới nước theo chu kỳ, theo nhu cầu nước tưới của
cây trồng.
 Mô hình 2: gồm 3 công thức, các công thức có diện tích bằng nhau.
1. Công thức 1: 2(g)/m
2
, lượng nước tưới bằng với lượng nước tưới ở đối chứng.
Thời gian tưới lập lại bằng 1,3 thời gian ô đối chứng L
1
T
3
2. Công thức 2: 3(g)/m
2
: Lượng nước tưới bằng với lượng nước tưới ở đối chứng.
Thời gian tưới lập lại bằng 1,3 thời gian ô đối chứng L
2
T
3
3. Công thức đối chứng: 0(g)/m
2
, tưới nước theo chu kỳ, theo nhu cầu nước tưới của
cây trồng.
 Mô hình 3: gồm 3 công thức
25

×