Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nghiên cứu tổng hợp polyamidoamine lai hoá với PEG cấu trúc nano và ứng dụng làm chất mang thuốc chống ung thư 5 – fluorouracil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.89 KB, 25 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHCN
CẤP VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Kính gửi: Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Căn cứ thông báo của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc tuyển
chọn đơn vị và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài KHCN cấp Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam trong kế hoạch năm 2009-2010, chúng tôi:
a) Viện Công nghệ Hóa học
01 Mạc Đĩnh Chi, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 08-8293889 Fax: 08.8293889
b) Chủ nhiệm đề tài
Nguyễn Cửu Khoa
TS, Trưởng phòng Hóa Hữu cơ Polime
Viện Trưởng Viện Công Nghệ Hóa học
Địa chỉ: 01 Mạc Đĩnh Chi, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 08.8225035
Xin đăng ký chủ trì thực hiện đề tài: Nghiên cứu tổng hợp polyamidoamine lai hoá
với PEG cấu trúc nano và ứng dụng làm chất mang thuốc chống ung thư 5 –
fluorouracil.
Thuộc hướng KHCN: Khoa học vật liệu
Hồ sơ đăng ký chủ trì thực hiện đề tài gồm:
1/ Thuyết minh đề tài KHCN
2/ Tóm tắt về hoạt động KHCN và năng lực của đơn vị đăng ký chủ trì đề tài
3/ Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài

TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 09 năm 2009
Cá nhân Thủ trưởng đơn vị
đăng ký làm chủ nhiệm đề tài đăng ký chủ trì đề tài


Nguyễn Cửu Khoa
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
****************************
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Tên đề tài: Nghiên cứu tổng hợp polyamidoamine lai hoá với PEG cấu trúc nano
và ứng dụng làm chất mang thuốc chống ung thư 5 – fluorouracil.
Thuộc hướng : Khoa học Vật liệu
Đơn vị chủ trì : Viện Công nghệ Hóa học
Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Cửu Khoa
Những người tham gia thực hiện:
ST
T
Học và tên Cơ quan công tác Ký tên
1
2
3
4
5
6
7
8
TS. Nguyễn Cửu Khoa
ThS. Hoàng Thị Kim Dung
KS. Nguyễn Công Trực
CN. Trịnh Thị Thanh Huyền
KS. Trần Hữu Nghị
KS. Lê Thị Hà
ThS. Phan KiM Ngọc
ThS. Trương Hải Nhung

Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
PTN. Nghiên cứu và ứng
dụng tế bào gốc, Trường
ĐHKHTN, ĐH Quốc gia
TP HCM
- nt -
TP.HCM, Tháng 09/2009
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Phần I: Thông tin chung về đề tài:
1. Tên đề tài: Nghiên cứu tổng hợp polyamidoamine lai hoá với PEG cấu trúc
nano và ứng dụng làm chất mang thuốc chống ung thư 5 – fluorouracil.
2. Thuộc hướng: Khoa học vật liệu
3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011.
4. Cấp quản lý: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
5. Kinh phí:
Tổng số: 350 triệu đồng
Trong đó, từ ngân sách SNKH: 350 triệu đồng
6. Thuộc chương trình (nếu có): Khoa học Vật liệu
7. Chủ nhiệm đề tài:
- Họ và tên: Nguyễn Cửu Khoa
- Học vị : TS
- Chức vụ : Viện trưởng
- Điện thoại: 08-8225035 Fax: 08-8293889
8. Đơn vị chủ trì đề tài: Viện Công Nghệ Hóa Học

- Điện thoại: 08-8293889 Fax: 08-8293889
- Địa chỉ: 01 Mạc Đĩnh Chi, Phường Bến Nghé, quận 1, Tp. HCM
Phần II: Nội dung KHCN của đề tài:
9 9. Mục tiêu của đề tài:
10 Tổng hợp polyamidoamine lai PEG có cấu trúc nano dưới 50 nm. Tạo thuốc chống
ung thư cấu trúc nano.
10. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
Trong vài năm gần đây, hàng nghìn các công trình nghiên cứu tổng hợp
dendrimer và ứng dụng chúng trong các lĩnh vực vật liệu công nghiệp, môi trường và
đặc biệt làm chất mang thuốc trong y dược đã được công bố.
Simonnet và cộng sự tại patent USP 6,379,683 (30/4/2002) đã điều chế các
nanocapsule trên cơ sở dendritic polymer ester. Các nanocapsule được tạo thành có
kích thước khoảng 100 – 300 nm. Khi sử dụng nanocapsule để bao bọc các hợp chất
dễ bị phân hủy (retinol), sau một tháng tồn trữ ở 45
o
C, hoạt tính của retinol chỉ giảm
20% so với đối chứng (bị giảm 100%) là retinol được bao bọc bởi màng
polycaprolactone hoặc cellulose acetobutyrate.
Malik và các cộng sự ở patent USP 6,585,956 (1/7/2003) đã kết nối giữa các
nhóm carboxylate của dendritic polymer (polyamidoamin và polypropylamine) với
thuốc platinium tạo thành hợp chất mới làm tăng khả năng hòa tan trong nước, tăng độ
ổn định trong quá trình tồn trữ, giảm độc tính và tăng hoạt lực chống khối u của thuốc.
Yin và các cộng sự ở patent USP 6,716,450B1 (6/4/2004) đã sử dụng các
polymer (polyethyloxazoline) ái nước có chứa nhóm cuối ái dầu làm nanocapsule chứa
đựng các enzyme và đã làm tăng khả năng tồn trữ và tăng hoạt lực của enzyme ở
khoảng nhiệt độ -40
o
C đến 100
O
C với độ pH khác nhau.

Một số nghiên cứu gần đây đã cho kết quả rất khả quan trong việc sử dụng các
chất mang thuốc là polymer dendritic để bao bọc các thuốc đặc trị chống ung thư nhằm
giảm độ độc tính của thuốc.
Công ty Sixty của Mỹ đang tiến hành ứng dụng dendrimer có kích cỡ nano
trong liệu pháp phân phối thuốc. Công ty Nanospectra Bioscience (Texas, Mỹ) cũng
đang phát triển viên siêu vi nang từ nanopolymer PAMAM (polyamidoamine) để phân
phối thuốc đúng liều lượng, đúng vị trí.
PAMAM lai hóa với polyethylenglycol kết hợp với các loại thuốc chống ung
thư như 5_fluorouracil, methotrexat và doxorubicin do Kojama và Bhadra thực hiện.
Sự lai hóa này mở ra hứa hẹn mới là khống chế quá trình giải phóng thuốc từ
nanocapsule, giảm độ độc của thuốc mà vẫn giữ được hoạt tính diệt tế bào ung thư.
Trong patent USP 7,005,124 (28 tháng 2 năm 2006) Malik và các cộng sự đã
công bố hệ thống vận chuyển thuốc dựa trên dendritic-antineoplastic (cisplatin ). Hệ
thống này tăng hoạt lực chống khối u của thuốc, giảm độ độc tính của thuốc, tăng khả
năng tồn trữ thuốc, tăng độ tan của thuốc và tăng khả năng vận chuyển thuốc.
Ngày 8/1/2007 David Karoll và Mark Grinstaff, Trường Đại học Boston đã tổng
hợp được hạt dendrimer sinh học có khả năng tan trong nước. Dendrimer được hình
thành bằng cách polymer hóa axit succinic và glycerol, sau đó tạo phức với 3 nhánh
của campto. Thuốc phức dendrimer đã tiêu diệt được tế bào ung thư chỉ trong 2 giờ và
gấp 16 lần so với khi dùng thuốc ung thư thông thường.
Patent USP 7,186,413 (ngày 06 tháng 03 năm 2007) công bố hệ thống vận
chuyển thuốc (Mitoxantrone và cisplatin) trên cơ sở chất mang là PAMAM.
Trong nước:
Thông qua đề tài nghiên cứu cơ bản 2006-2007, Phòng Hóa hữu cơ-polymer,
Viện Công nghệ Hóa học đã tổng hợp thành công polymer dendritic polyamidoamine
trên nền tảng của amoniac, ethylenediamine và methyl acrylate. Bằng các phương
pháp phân tích hiện đại FTIR,
1
H-NMR,
13

C-NMR đã xác định được các liên kết
amine, liên kết ester tạo thành. Cấu trúc và kích thước của polymer dendritic cũng
được xác định bằng các phổ XRD, kính hiển vi SEM, TEM.
Từ đề tài nghiên cứu của Viện KH &CN Việt Nam (năm 2007-2009) “Nghiên
cứu tổng hợp polymer dendritic có kích thước nano”, nhóm nghiên cứu chúng tôi
bước đầu đã thu được sản phẩm là polymer dendritic từ core là ammoniac liên kết với
methyl acrylate và ethylendiamine có kích thước nano (15-50 nm), được xác định bởi
các phương pháp phân tích hiện đại ( phổ MNR
1
H,
13
C, phổ MS, Sắc kí Gel, XRD,
SEM và TEM), nhằm sử dụng làm chất mang thuốc ở các nghiên cứu tiếp theo.
11. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
a. Tổng hợp dendrimer làm chất mang thuốc trên cơ sở cấu trúc nano của dendritic
polymer.
Dendritic polymer (Dendrimer) được phát hiện và nghiên cứu từ những năm 1980,
nhưng lại được quan tâm nhiều trong vài năm gần đây do các tính chất đặc biệt của
nó. Giống như tán lá xum xuê của những cây đã già, các phân tử dendrimer chứa
nhiều lỗ trống, có bề mặt rất lớn. Điều đó cho phép bố trí xử lý chúng sao cho các chỗ
trống này có kích thước nhất định và qua đó cho ta những bình lý tưởng chứa các
chất có hoạt tính sinh học như thuốc trị bệnh, ADN, enzyme, hoócmôn, xúc tác…

Hình: Cấu trúc Dendrimer gần giống cây
Core
Phân tử Dendrimer được cấu tạo bởi 3 phần Nhánh bên trong
Nhóm thế bên ngoài
Dendrimer được cấu tạo từ phân tử ở tâm gọi là core, phân tử core có thể là ưa
nước hay kỵ nước nên nguời ta có thể dùng ammoniac (NH
3

), ethylenediamine
(NH
2
CH
2
CH
2
NH
2
), aniline (C
6
H
5
NH
2
), butylenediamine hay có thể là các chất khác
làm core ban đầu.
Các nhánh bên trong (Interior branch) được lặp đi lặp lại có nhịêm vụ liên kết các
nhóm bên ngoài với tâm, liên kết giữa các nhánh tạo nhiều không gian trống bên trong.
Các nhóm bên ngoài Z (Surface groups) thường là các nhóm anion, cation, nhóm
trung tính, hay các nhóm ưa nước hay kỵ nước …
Hình: Cấu trúc ba chiều của Dendrimer. Gồm ba thành phần: lõi (core), vùng bên trong
chứa các nhánh lặp đi lặp lại (Interior), bề mặt ngoài (Surface).
Dendrimer ở các thế hệ thấp (0, 1, 2) có cấu trúc không đối xứng và có khả
năng thay thế các nhóm bên ngoài cao hơn là các thế hệ cao, do mật độ các phân tử ở
ngoại vi còn rất nhỏ chưa có sự cản trở về mặt không gian, nên chúng sẽ dao động tự
do dễ dàng hơn. Khi phát triển dần các nhánh làm cho các nhánh dài và phát triển
rộng ra, số nhóm gắn bên ngoài dendrimer trở nên đông đúc hơn, nên không gian dao
động của chúng dường như bị thu hẹp, mức độ dao động tự do giảm làm cho cấu trúc
nó chặt chẽ hơn và có dạng hình cầu rõ rệt.

Có rất nhiều ứng dụng của dendrimer trong ngành vật liệu mới như điện tử và
quang học, ngành môi trường, xúc tác công nghệ sinh học… tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn
là những ứng dụng làm chất mang thuốc trong ngành y học.
Dendrimer rất thích hợp cho việc mang thuốc vì chúng có độ chọn lọc và tính
bền vững cao khi kết hợp với thuốc. Có rất nhiều cách để mang thuốc như là nang hóa
các phân tử thuốc trong các không gian trống của phân tử (a), phân tử dendrimer kết
hợp tạo thành mạng lưới bao bọc các phân tử thuốc (b), các phân tử thuốc kết hợp với
các nhóm bên ngoài bằng liên kết cộng hóa trị (c) hay các tuơng tác không hóa trị (d).
Hình: Các hình thức vận chuyển thuốc của Dendrimer
Trước đây quy trình tổng hợp các polymer nguyên thủy thường là các polymer
mạch thẳng hay nhánh thì sự sắp xếp các nhánh xảy ra một cách ngẫu nhiên và các
phân tử có kích thước khác nhau nên không đồng đều. Trong khi kích thước và khối
lượng phân tử của dendrimer có thể điều chỉnh trong suốt quá trình tổng hợp nó. Ta có
thể tổng hợp dendrimer có kích thước từ vài nanomet đến vài chục nanomet.
Với cấu trúc phân tử đặc biệt, nên dendrimer có các tính chất vật lý và hóa học
tốt hơn so với các polymer khác. Trong quá trình hòa tan vào dung môi thì các
polymer thông thường tồn tại dưới dạng cuộn mềm dẻo dễ thay đổi hình dạng, trái lại
đối với dendrimer thì nó tồn tại dưới dạng một trái banh chặt chẽ, ít hoặc không bị
biến dạng. Điều này ảnh hưởng lớn đến tính chất của chúng, làm cho độ nhớt của nó
khi trong dung dịch có thể giảm rất nhiều so với polymer mạch thẳng.
b. Độ tương hợp sinh học (biocompatibility) của dendrimer :
Dendrimer được sử dụng nhiều trong y học là do tính tương hợp sinh học cao và độ
độc hại của chúng thấp. Độc tính của dendrimer do các nhóm bên ngoài quyết định.
Độc tính của chúng giảm dần theo thứ tự như sau:
NH
3
+
> Guanidin
+
> SO

3
-2
> PO
3
-2
> COO
-
> PEG

Hình: So sánh độc tính của Dendrimer với các nhóm bên ngoài khác nhau
Để giảm độc tính của dendrimer chứa nhóm -NH
2,
người ta dùng các phản ứng
alkyl hóa, acetyl hóa hay phản ứng ghép đôi ion và khi đó các hợp chất mới còn có
tác dụng làm giảm độ bám dính của dendrimer lên màng tế bào.
Hình: Các phản ứng làm giảm bớt độc tính của nguyên tử Nitơ
Hiện nay người ta ứng dụng dendrimer nhiều trong lĩnh vực sinh học bởi ưu
điểm của nó là có khả năng thẩm thấu sinh học cao, chúng có thể xuyên qua mạch
máu hay qua biểu mô. Vì thế, chúng có khả năng vận chuyển hydratcacbon, protein,
peptide hay oxy đi khắp các mạch máu trong cơ thể. Với các dendrimer có kích thước
nhỏ sẽ dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể hơn, do chúng sẽ len lỏi qua các vách tế bào
hay khuếch tán qua tế bào đi ra ngoài. Các dendrimer có kích thước lớn khó thẩm
thấu hơn sẽ bị giữ lại trong cơ thể và gây độc hại cho cơ thể.
Một điều ngẫu nhiên là các thế hệ dendrimer có kích thước chuẩn rất phù hợp với các
vật chất trong cơ thể. Như thế hệ G4 có kích thước 40
o
A đúng bằng kích thước của
Cytochrome, thế hệ G5 có kích thước 53
o
A phù hợp với hemoglobin, thế hệ G6 có kích

thước 67
o
A phù hợp với phức ADN và histone.
Các nhóm ngoại biên bên ngoài của dendrimer có tác dụng làm tăng tính tan,
tính trộn lẫn và tính hoạt động cao. Thí dụ như các nhóm OH, NH
2
… trên bề mặt có
thể làm tăng tính tan của dendrimer. Người ta thiên về tổng hợp các Dendrimer vừa có
tính ái nước vừa có tính ái dầu. Tính ái nước là để chúng có thể hòa tan vào môi
trường nước trong cơ thể đi đến các tế bào, tính ưa dầu là để khi đến màng tế bào
chúng có thể đi qua màng lipid vào bên trong tế bào. Thường các dendrimer có độ tan
thấp được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực y học vì người ta cho rằng nếu chúng ít
tan thì chúng sẽ khó bị nước mang đi khắp nơi trong cơ thể.
Dendrimer có tính tương thích với cơ thể rất cao và được đào thải dần ra khỏi cơ thể
nên ít nguy hiểm đối với cơ thể. Dendrimer sau khi đi vào cơ thể sẽ đào thải hoàn toàn ra
ngoài cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi ta sử dụng phóng xạ Iot-125 được gắn vào
dendrimer có core là phenolic thì dendrimer có thể bài tiết qua thận ra khỏi cơ thể bằng
đường nuớc tiểu hay ra ngoài qua đường phân.
c. Thuốc chống ung thư PAMAM-PEG-5- Fluorouracil:
Thuốc chống ung thư 5 – Fluorouracil được dùng điều trị đơn độc hay phối hợp
trong ung thư đại trực tràng, ung thư vú, thực quản, dạ dày, tụy, gan, di căn gan, ung
thư hậu môn, buồng trứng, cổ tử cung, bàng quang, tuyến tiền liệt, ung thư đầu và cổ.
Tuy nhiên, cũng như các thuốc đặc trị ung thư khác, 5-Fluorouracil gây ảnh hưởng
nghiêm trọng lên các tế bào thận, tế bào gan, làm suy tủy, giảm bạch cầu, gây thiếu
máu…
Vì vậy, với mục tiêu làm giảm độ độc nhưng vẫn giữ được hiệu quả và khả
năng diệt tế bào ung thư của các loại thuốc chống ung thư hiện nay, nhiều nhóm
nghiên cứu khoa học trên thế giới đã và đang tìm kiếm những hướng nghiên cứu mới,
trong đó họ đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng dendritic polymer có cấu trúc nano làm
chất mang cho thuốc. Một loạt các công bố gần đây đã cho thấy thuốc PAMAM-

cisplatin, PAMAM-mitoxantrone, PAMAM-methotrexate, PAMAM-PEG-5-
Fluorouracil…đã làm giảm tác dụng phụ, đồng thời vẫn giữ được khả năng diệt tế bào
ung thư của thuốc. Các “thuốc-dendrimer” này đang đưa vào thử lâm sàng và sẽ được
sử dụng trong vài năm tới.

Phương pháp nghiên cứu:
a. Tổng hợp polymer dendritic có cấu trúc nano và các dẫn xuất của chúng
bằng các phương pháp tổng hợp hữu cơ tinh vi (theo Tomalia et all.,1985 và D.
Brahda et all., 2003)
Polymer dendritic có cấu trúc nano được phát triển từ các nhóm chức của phân tử
core là ethylenediamine (Phương pháp Devergent). Các core phản ứng với các phân
tử monomer methyl acrylate hình thành thế hệ thứ nhất của dendrimer. Sau đó các
phân tử ngoại biên cũng được hoạt hóa để chuẩn bị cho phản ứng với các nhóm
ethylenediamine khác. Quy trình trên được lặp đi lặp lại cho nhiều thế hệ dendrimer
khác nhau (G) và chúng được xây dựng từ lớp này sang lớp khác. Qui trình tổng hợp
PAMAM
b. Tổng hợp PAMAM lai hóa PEG:(theo Veronese et all., 1989 và D.
Brahda et all. 2003) PEG được sử dụng là MonomethoxyPEG-5000
- Ester hóa PEG bởi bromoacetic acid:
PEG-OH + Br-CH
2
COOH PEG-O-CH
2
COOH
- Hoạt hóa PEG-O-CH
2
COOH bởi HNS (N-hydroxysuccinimide):
PEG-O-CH
2
COOH + HNS PEG-O-CH

2
COO-HNS
- Tổng hợp PAMAM-PEG:
PAMAM-NH
2
+ PEG-O-CH
2
COO-HNS PAMAM-NCO-CH
2
-O-PEG
(PAMAM thế hệ amine) (PAMAM lai hóa PEG)
c. Điều chế thuốc PAMAM-PEG-5FU:
PAMAM-PEG và 5-FU được hòa tan trong nước, khuấy đều trong 24-48 giờ.
Phần 5-FU thừa được loại trừ bằng phương pháp thẩm tách, sau đó ta thu được sản
phẩm là PAMAM-PEG-5FU .
d. Xác định thành phần, cấu trúc, kích thước của các sản phẩm thu được
bằng các phổ IR, NMR, MS, XRD, SEM và TEM.
e. Xác định hàm lượng 5-FU trong PAMAM-PEG – 5 FU bằng HPLC-MS.
f. Thử nghiệm lâm sàng thuốc trên chuột bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp gây suy giảm miễn dịch trên chuột bằng hóa chất.
- Phương pháp tạo khối u ung thư vú người trên chuột suy giảm miễn dịch.
- Phương pháp cologenic
12. Những nội dung nghiên cứu:
a. Tổng hợp PAMAM lai hoá PEG:
+ Tổng hợp PAMAM trên cơ sở core là ethylenediamine, diethylenediamine
hoặc triethylenediamine.
+ Tổng hợp PAMAM lai hoá PEG:
- Ester hóa PEG – acetyl.
- Hoạt hóa PEG – acetyl bằng NHS.
- Tổng hợp PAMAM lai hóa PEG

+ Xác định thành phần và cấu trúc của các PAMAM tổng hợp được.
b. Điều chế PAMAM – PEG – 5 FluoroUracil (PAMAM-PEG-5FU) và xác định
thành phần và cấu trúc của PAMAM-PEG-5 FU.
c. Xác định hàm lượng 5-FU trong PAMAM – PEG – 5 FU.
d. Thử nghiệm lâm sàng thuốc PAMAM – PEG – 5 FU trên chuột.
- Tế bào ung thư được tiêm trực tiếp vào dưới da chuột để tạo mô hình chuột mang
khối u người.
- Chuột được tiêm hóa chất với nhiều nồng độ khảo sát khác nhau.
- Đánh giá thể tích (kích thước) của khối u trong 30 ngày.
- Đánh giá khả năng tăng trưởng của khối u sau khi điều trị bằng phương pháp
cologenic.
Thí nghiệm tiến hành 3con/1 lần lặp lại, số lần lặp lại là 3.
13. Hợp tác quốc tế thực hiện đề tài:
Đã
hợp tác
Tên đối tác
(Người và tổ chức khoa học và
công nghệ)
Nội dung hợp tác
(Ghi rõ nội dung, lý do, hình thức hợp
tác, kết quả thực hiện hỗ trợ cho đề tài
này )
Dự kiến
hợp tác
Tên đối tác
(Người và tổ chức
khoa học và công nghệ)
Nội dung hợp tác
(Ghi rõ nội dung cần hợp tác; lý do hợp
tác; hình thức thực hiện; dự kiến kết quả

hợp tác đáp ứng yêu cầu của đề tài)
- GS. Cassandra Lynn Smith
Trung tâm Công nghệ Sinh
học, trường Đại học
Boston, USA.
-Học hỏi kinh nghiệm thử nghiệm lâm
sàng.
-Tìm kiếm đối tác nghiên cứu giai đoạn
tiếp theo.
14. Tiến độ thực hiện đề tài:
Nội dung công
việc
Thời
gian
Sản phẩm Người thực hiện chính Cơ quan
1. Thu thập thông
tin
01 – 03
2010
Tổng quan đề
tài
TS. Nguyễn Cửu Khoa
ThS. Hoàng Thị Kim Dung
KS. Nguyễn Công Trực
CN. Trịnh Thị Thanh Huyền
KS. Trần Hữu Nghị
KS. Lê Thị Hà
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH

Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
2. Tổng hợp
PAMAM
01 – 03
2010
Kết quả phân
tích thành
phần, cấu
trúc, kích
thước
TS. Nguyễn Cửu Khoa
ThS. Hoàng Thị Kim Dung
KS. Nguyễn Công Trực
CN. Trịnh Thị Thanh Huyền
KS. Trần Hữu Nghị
KS. Lê Thị Hà
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
3. Tổng hợp PEG
– acetyl được
kích hoạt bằng
NHS
03 – 08
2010

Kết quả
phân tích
thành phần,
cấu trúc,
kích thước
TS. Nguyễn Cửu Khoa
ThS. Hoàng Thị Kim Dung
KS. Nguyễn Công Trực
CN. Trịnh Thị Thanh Huyền
KS. Trần Hữu Nghị
KS. Lê Thị Hà
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
4. Tổng hợp
PAMAM –
PEG
08 -12
2010
Kết quả phân
tích thành
phần, cấu
trúc, kích
thước
TS. Nguyễn Cửu Khoa
ThS. Hoàng Thị Kim Dung
KS. Nguyễn Công Trực

CN. Trịnh Thị Thanh Huyền
KS. Trần Hữu Nghị
KS. Lê Thị Hà
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
5. Điều chế thuốc
PAMAM –
PEG – 5 FU
01- 03 /
2011
Kết quả
phân tích
thành phần,
cấu trúc,
kích thước
TS. Nguyễn Cửu Khoa
ThS. Hoàng Thị Kim Dung
KS. Nguyễn Công Trực
CN. Trịnh Thị Thanh Huyền
KS. Trần Hữu Nghị
KS. Lê Thị Hà
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH
Viện CNHH

Viện CNHH
6. Thử nghiệm
lâm sàng trên
chuột
03 – 10
2011
Kết quả thử
nghiệm lâm
sàng
Ths. Phan Kim Ngoc
Ths. Trương Hải Nhung
PTN Tế bào gốc,
ĐH KHTN –
Tp.HCM
7. Viết báo cáo
tổng kết
11 – 12
2011
Báo cáo tổng
kết
TS. Nguyễn Cửu Khoa
ThS. Hoàng Thị Kim Dung
Viện CNHH
Viện CNHH
Phần III: Kết quả của đề tài:
15. Dạng kết quả dự kiến của đề tài:
- Qui trình công nghệ chế tạo polymer dendritic PAMAM lai hóa PEG
- Qui trình công nghệ chế tạo polymer thuốc nano PAMAM – PEG – 5 FU
- Kết quả thử nghiệm lâm sàng trên chuột:
+ Mô hình chuột mang khối u ung thư vú người

+ Kết quả điều trị ung thư vú trên chuột.
16. Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm tạo ra:
Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học
+ Polymer dendritic PAMAM
lai hóa PEG
+ Polymer thuốc nano
PAMAM – PEG – 5 FU
+ Thử nghiệm lâm sàng chống
ung thư chuột
+ Qui trình chế tạo thuốc
+ Báo cáo xác định thành phần và cấu trúc sản
phẩm.
+ Báo cáo kết quả thử nghiệm thử nghiệm lâm
sàng
17. Yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm của đề tài thuộc
hướng phát triển công nghệ:
+ Polymer dendritic PAMAM lai hóa PEG có kích thước ≤ 50 nm
+ Polymer thuốc nano PAMAM – PEG – 5 FU: 30 – 50g
+ Kết quả thử nghiệm lâm sàng chống ung thư chuột: PAMAM – PEG – 5 FU có
hoạt lực làm giảm khối u trên chuột tốt hơn so với đối chứng 5 FU
18. Khả năng và phương thức ứng dụng kết quả đề tài:
Là cơ sở khoa học để thực hiện đề tài, dự án với các cơ sở nghiên cứu và sản xuất
y dược nhằm hoàn thiện qui trình tổng hợp thuốc PAMAM – PEG – 5 FU và thử
nghiệm lâm sàn trên khỉ và người.
19. Các tác động khác của kết quả đề tài:
 Đào tạo 1 luận văn cao học
 2 bài báo khoa học
Phần IV: Các tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện đề tài:
20. Hoạt động của các tổ chức phối hợp thực hiện đề tài:
11 Đơn vị phối hợp thực hiện đề tài:

21. Liên kết với sản xuất, đời sống hoặc địa chỉ ứng dụng của các kết quả đề tài:
22. Danh sách những cán bộ thực hiện đề tài:
STT Họ và Tên Cơ quan công tác
1
2
3
4
5
6
7
8
TS. Nguyễn Cửu Khoa
ThS. Hoàng Thị Kim Dung
KS. Nguyễn Công Trực
CN. Trịnh Thị Thanh Huyền
KS. Trần Hữu Nghị
KS. Lê Thị Hà
Ths. Phan Kim Ngoc
Ths. Trương Hải Nhung
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Công nghệ Hóa học
PTN Tế bào gốc, ĐH KHTN – Tp.HCM
PTN Tế bào gốc, ĐH KHTN – Tp.HCM
Phần V: Kinh phí thực hiện đề tài:
23. Kinh phí đề tài phân theo các khoản chi:
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 350 triệu

24. Dự toán kinh phí từng năm theo mục lục ngân sách:
Dự toán kinh phí đề tài
Mục Nội dung chi Năm 2010
Năm
2011
Tổng cộng
Tỷ lệ
%
6100 Phụ cấp chủ nhiệm đề tài 12 12 24 6.86
6500
Thanh toán dịch vụ công cộng
3.00 4.00 7.00 2.00
6550 Vật tư văn phòng 2.50 2.50 5.00 1.43
6600 Thông tin liên lạc 3.00 3.00 6.00 1.71
6700 Công tác phí 5.00 10.00 15.00 4.29
6750 Chi phí thuê mướn 2.00 2.00 4.00 1.14
7000
Chi phí nghiệp vụ chuyên
môn
171.00 116.00 287.00 82.00
7750 Chi khác 1.00 1.00 2.00 0.57
CỘNG 350.00 100.00
Phần VI: DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI
Dự toán kinh phí đề tài
Mục Nội dung chi Năm 2010
Năm
2011
Tổng cộng
Tỷ lệ
%

6100 Phụ cấp chủ nhiệm đề tài 12 12 24 6.86
6500
Thanh toán dịch vụ công cộng
3.00 4.00 7.00 2.00
6550 Vật tư văn phòng 2.50 2.50 5.00 1.43
6600 Thông tin liên lạc 3.00 3.00 6.00 1.71
6700 Công tác phí 5.00 10.00 15.00 4.29
6750 Chi phí thuê mướn 2.00 2.00 4.00 1.14
7000
Chi phí nghiệp vụ chuyên
môn
171.00 116.00 287.00 82.00
7750 Chi khác 1.00 1.00 2.00 0.57
CỘNG 350.00 100.00

Mục
Tiểu
mục
Nội dung chi
Năm
2010
Năm
2011
Tổng
cộng
Tỷ lệ
%
6100 Phụ cấp chủ nhiệm đề tài 12 12 24 6.86
6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 3.00 4.00 7.00 2.00
6501 Tiền điện 2.00 3.00 5.00

6502 Tiền nước 1.00 1.00 2.00
6550 Vật tư văn phòng 2.50 2.50 5.00 1.43
Văn phòng phẩm 1.00 1.00 2.00
Mua sắm công cụ dụng cụ văn
phòng
1.00 1.00 2.00
6553 Vật tư văn phòng khác (mực in ) 0.50 0.50 1.00
6600 Thông tin liên lạc 3.00 3.00 6.00 1.71
6601 Cước phí điện thoại trong nước 1.00 1.00 2.00
6551 Cước phí bưu chính 1.00 1.00 2.00
6552 Sách báo tạp chí thư viện 0.50 0.50 1.00
6649 Khác 0.50 0.50 1.00
6700 Công tác phí 5.00 10.00 15.00 4.29
6701 Tiền vé máy bay, tàu xe 3.50 7.00 10.50
6702 PC công tác phí 0.50 1.00 1.50
6704 Khoán công tác phí 1.00 2.00 3.00
6750 Chi phí thuê mướn 2.00 2.00 4.00 1.14
6757
Thuê lao động trong nước (bốc vác,
vệ sinh… )
1.50 1.50 3.00
6799 Chi phí mướn khác 0.50 0.50 1.00
7000
Chi phí nghiệp vụ chuyên môn
171.00 116.00 287.00 82.00
7001
chi mua hàng hoá vật tư, hoá chất
80.00 21.00 101.00

5 - Fluorouracil

38 0
38.00

Ethylenediamin
6 0
6.00

Acid acrylic
5 0
5.00

Trimethylolpropan
0 6
6.00

Dimethylolpropionic acid
0 6
6.00

Methanol
4 0
4.00

Ethanol
4 0
4.00

toluen
4 0
4.00


PEG 5000
10 0
10.00

Hóa chất khác
4 4
8.00

Dụng cụ thủy tinh
5 5
10.00
7012
chi hơp đồng thuê khoán
91.00 95.00 186.00
Nghiên cứu tổng hợp PAMAM 5.00 0.00 5.00

Kết quả phân tích thành phần, cấu
trúc, kích thước
5.00 0.00 5.00

Tổng hợp PEG – acetyl được kích
hoạt bằng NHS
15.00 0.00 15.00

Kết quả phân tích thành phần, cấu
trúc, kích thước
12.00 0.00 12.00
Tổng hợp PAMAM – PEG 15.00 0.00 15.00
Kết quả phân tích thành phần, cấu

trúc, kích thước
12.00 0.00 12.00

Điều chế thuốc PAMAM – PEG –
5 FU
15.00 0.00 15.00

Kết quả phân tích thành phần, cấu
trúc, kích thước
12.00 0.00 12.00
Thử nghiệm lâm sàng trên chuột 0.00 90.00 90.00

xử lí kết quả, viết báo cáo tổng kết
và bảo vệ
0.00 5.00 5.00
7750
Chi khác
1.00 1.00 2.00 0.57
7761 tiếp khách 1.00 1.00 2.00
CỘNG 350.00 100.00
Tp.HCM, ngày 09 tháng 09 năm 2009
Chủ nhiệm đề tài
Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phê duyệt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cooper et al., Dendrimer biocide-silver nanocomposite: their preparation and
applications as potent antimicrobials, US 6,579,906B2 (2003).
2. Simonnet et al., Nanocapsules based on dendritic polymers, US 6,379,683 (2002).
3. Yin et al., Enhancing protein activity through nanoencapsulation, US 6,716,450B1

(2004).
4. Jean-Thierry Simonnet, Pascal Richart. Nanocapsules based on dendritic polymers.
US 6,379,683 B1. (2002)
5. Navid Malik, Ruth Duncan, Donald A. Tomalia, Roseita Esfand. Dendritic-
antineophastic drug delivery system. US 7,005,124 (2006).
6. Pushkar S, Philip A, Pathak K and Pathak D, “Dendrimers: Nanotechnology
Derived Novel Polymers in Drug Delivery”, Indian J. Pharm. Educ. Res., 40 (3),
153-158, 2006.
7. Yiyun C, Zhenhua X, Minglu M and Tonguen X, “Dendrimers as Drug Carriers:
Applications in Different Routes of Drug”, J.Pharma.Sci., 97(1), 123-143, 2008.
8. Frechet J.M.J and Tomalia D.A, “Introduction to the Dendritic state”, Dendrimers
and other Dendritic Polymers, John Wiley & Sons Ltd, 24-23, 2001.
9. Sonke S and Tomalia D.A, “Dendrimers in biomedical applications reflections on
the Field”, Advanced Drug Delivery Reviews, 57,2106 – 2129, 2005.
10.Christine D, Ijeoma F.U and Andreas G.S, “Dendrimers in gene delivery”,
Advanced Drug Delivery Reviews, 57, 2177– 2202, 2005.
11.Barbara K. and Maria B., “Review Dendrimers: properties and applications”, Acta
Biochimica Polonica, 48 (1), 199–208, 2001.
12.R.P.Patel et al. “Dendrimers: A new innovation in drug delivery”, Pharma Bio
World, 42-52, 2007.
13.Gupta U, Agashe H and Jain N.K, “Polypropylene imine dendrimer mediated
solubility enhancement: effect of pH and functional groups of hydrophobes”, J.
Pharm. Sci.,10(3), 358-67, 2007.
14.Wang D.J and Imae T, “fluorescence emission from Dendrimer & its pH
dependence”, J. Am. Chem. Soc., 126(41), 13204-13205,2004.
15.Zinselmeyer B.H, Mackay S.P, Schatzlein A.G and Uchegbu I.F, “The lower-
generation polypropylenimine dendrimers are effective gene-transfer agents”,
Pharm. Res.,19, 960– 967, 2002.
16.Jevprasesphant R, Penny J, Jalal R, Attwood D, McKeown N.B and D’Emanuele
A., “The influence of surface modification on the cytotoxicity of PAMAM

dendrimers”, Int. J. Pharm., 252, 263– 266, 2003.
17.Jevprasesphant R, Penny J, Jalal R, Attwood D, McKeown N.B and D’Emanuele
A., “Engineering of dendrimer surfaces to enhance transepithelial transport and
reduce cytotoxicity”, Pharm. Res. 20, 1543– 1550, 2003.
18.Satija J, Gupta U and Jain N.K “Pharmaceutical and biomedical potential of
surface engineered dendrimers” Crit Rev Ther Drug Carrier Syst., 24 (3), 257-
306, 2007.
19.Malik N, Wiwattanapatapee R, Klopsch R, Lorenz K, Frey H, Weener J.W, Meijer
E.W, Paulus W and Duncan R, “Dendrimers: relationship between structure and
biocompatibility in vitro, and preliminary studies on the biodistribution of I-125-
labelled polyamidoamine dendrimers in vivo”, J.Control. Release,65, 133– 148,
2000.
20.Uchegbu I.F, Sadiq L, Pardakhty A, El-Hammadi M, Gray A.I, Tetley L, Wang W,
Zinselmeyer B.H and Schatzlein A.G, “Gene transfer with three amphiphilic glycol
chitosans —the degree of polymerisation is the main controller of transfection
efficiency”, J. Drug Target., 12, 527–539, 2004.
21.Brownlie A, Uchegbu I.F and Schatzlein A.G, “PEI-based vesicle-polymer hybrid
gene delivery system with improved biocompatibility”, Int. J. Pharm., 274, 41–
52,2004.
22.Schatzlein A.G, Zinselmeyer B.H, Elouzi A, Dufes C, Chim Y.T, Roberts C.J,
Davies M.C, Munro A, Gray A.I and Uchegbu I.F, “Preferential liver gene
expression with polypropylenimine dendrimers”, J. Control. Release, 101, 247–
258, 2005.
23.Chen H.T, Neerman M.F, Parrish A.R and Simanek E.E, “Cytotoxicity, hemolysis,
and acute in vivo toxicity of dendrimers based on melamine, candidate vehicles for
drug delivery”, J. Am. Chem. Soc., 126, 10044– 10048, 2004.
24.Gillies E.R. and Fréchet J.M.J, “Dendrimers and dendritic polymers in drug
delivery” Drug Discovery Today, 10, 35-43, 2005.
25.Esfand, R. and Tomalia, D.A. “Polyamidoamine (PAMAM) dendrimers: from
biomimicry to drug delivery and biomedical applications”. Drug Discov. Today,6,

427–436, 2001.
26.Jevpraesesphant, R. et al., “The influence of surface modification on the
cytotoxicity of AMAM dendrimers”, Int.J. Pharm., 252, 263–266, 2003.
27.Hawker, C.J. and Fréchet, J.M.J. “Preparation of polymers with controlled
molecular architecture. A new convergent approach to dendritic macromolecules”.
J. Am.Chem. Soc.,112, 7638–7647, 1990.
28.Neerman M.F et al. “In vitro and in vivo evaluation of a melamine dendrimer as a
vehicle for drug delivery”. Int. J. Pharm ., 281, 129–132, 2004.
29.Caminade A.M, Laurent R. and Majoral J.P, “Characterization of dendrimers”,
Advanced Drug Delivery Reviews, 57, 2130-2146, 2005.
30.Mohammad N and Antony D, “Crossing cellular barriers using dendrimer
nanotechnologies”, Current Opinion in Pharmacology, 6, 522–527, 2006. L
31.ee S.C “Dendrimers In Nanobiological Devices”, Dendrimers and other Dendritic
Polymers Edited by Fre´chet J.M.J and Tomalia D.A., 547-554.
32.Kleij A.W, Ford A, JastrzebskI H and Vankoten G, “Dendritic Polymer
Applications: Catalysts”, Edited by Fre´chet J.M.J and Tomalia D.A., 485-507.
33.Kofoed J and Reymond J, “Dendrimers as artificial enzymes“, Current Opinion in
Chemical Biology, 9, 656–664, 2005.
TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KH&CN
CỦA ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
1. Tên đơn vị: Viện Công Nghệ Hóa Học
Viện được thành lập năm 1993 trên cơ sở Viện Hóa học TP Hồ Chí Minh theo
Nghị định 24/CP ngày 02/05/1993 của Chính phủ và Quyết định số 90/KHCNQG-
QĐ ngày 01/07/1993 của Trung tâm KHTN & CNQG.
Điện thoại: 08-8293889 Fax: 08-8293889
2. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị:
 Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực hóa học, công nghệ
hóa học và xử lý môi trường (xử lý nước cấp, nước thải, chất thải rắn, khí cấp,
khí thải)
 Đào tạo sau đại học theo các chuyên ngành hóa học và công nghệ hóa học

 Tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất hóa chất, chế biến thực
phẩm, dược phẩm, xử lý môi trường. . .
 Thiết kế – chế tạo – lắp đặt các thiết bị trong lĩnh vực sản xuất hóa chất, chế
biến
3. Số cán bộ nghiên cứu hiện có liên quan đến đề tài tuyển chọn: 9
4. Thành tựu nghiên cứu của đơn vị trong 5 năm gần nhất liên quan đến đề tài:
 Viện đã chủ trì và thực hiện 1 nhiệm vụ điều tra cơ bản cấp nhà nước, 20 đề tài
cấp Nhà nước, 3 dự án và 25 đề tài cấp trung tâm KHTN&CNQG, 12 đề tài cấp
thành phố, 30 đề tài cấp cơ sở.
 Viện nhận được 3 giải thưởng VIFOTEC, 8 giải thưởng sáng tạo khoa học công
nghệ cấp Quốc gia và nhiều giải thưởng cấp địa phương.
 Viện được cấp 5 bằng sáng chế.
Một số đề tài KHCN đã được nghiệm thu trong 5 năm gần đây:
1) Nghiên cứu xúc tác cho các phản ứng crackinh, reforming và hydro hóa ( ĐT Nhà
nước
KC-06-18), 1996
2) Chương trình Hóa dầu ( cấp TT, 1996)
3) Nghiên cứu chế biến condensat dầu mỏ Việt Nam ( Cơ sở, 1997)
4) Nghiên cứu tính chất xúc tác và một số phản ứng hóa dầu ( NC cơ bản , 2000)
5) Nghiên cứu hiệu quả sử dụng khí thiên nhiên trong thực tế ( ĐT cơ sở, 2000)
6) Thiết kế nhà máy chế biến khí để thu hồi LPG 1,5 tỷ m
3
/măm ( Cơ sở, 2001)
7) Mối quan hệ giữa thành phần, tính chất hóa lý của các hệ xúc tác kim loại và oxit
kim loại và động học phản ứng dehydro hóa và oxy hóa (NC cơ bản, 2003)
8) Nghiên cứu xúc tác cho quá trình dehydro hóa và thơm hóa cho các parafin nhẹ từ
khí Việt Nam ( Cấp TT, 2003)
9) Nghiên cứu điều chế và sử dụng chất oxy nhả chậm và các hoạt chất điều hòa sinh
trưởng làm tăng khả năng chịu úng cho cam đồng bằng Sông Cửu long ( Cấp TT,
2003)

10) Nghiên cứu điều chế vật liệu chống hạn ( Cấp TP, 2003)
11) Nghiên cứu tổ hợp và thiết bị xử lý nước thải khó phân huỷ.( Cấp TT, 2003)
12) Nghiên cứu chế tạo vật liệu polymer cơ kim kháng khuẩn, kháng nấm dùng trong
bảo quản hoa quả và vecni tiệt trùng ( Cấp TT, 2003)
13) Dự án sản xuất thử nghiệm cấp trung tâm : " Sản xuất thử nghiệm chất keo tụ xử
lý nước PAC" năm 2001.
5. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có liên quan đến đề tài tuyển chọn:
Viện đang được hiện đại hóa từng bước và hàng năm đều được trang bị tăng cường
các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo. Hiện nay Viện có các thiết bị cơ
bản sau:
 Phổ kế khối lượng / sắc ký lỏng cao áp (HPLC-MS)
 Phổ kế khối lượng / sắc ký khí ( GC-MS)
 Máy sắc ký khí
 Sắc ký bản mỏng/ đầu dò ion hóa ngọn lửa
 Thiết bị đo độ quay cực
 Quang phổ kế hồng ngoại phân giải cao (IR)
 Quang phổ kế UV-VIS
 Thiết bị phân tích bề mặt chembet-3000
 Hấp thu nguyên tử (AAS)
 Lò nung theo chương trình
6. Khả năng hợp tác trong và ngoài nước liên quan đến đề tài tuyển chọn:
Viện Công nghệ Hóa học đã ký hợp đồng hợp tác nghiên cứu và phân tích với
Công ty liên doanh Vietsovpetro, hợp tác nghiên cứu cùng TT nghiên cứu và phát triển
dầu khí, Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí, Trung tâm an toàn dầu khí
( Tổng Công ty dầu khí Việt Nam).
Viện có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường Đại học trong công tác nghiên
cứu khoa học, giảng dạy và đào tạo: trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, ĐH Cần
Thơ, ĐH Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, ĐH Đà Lạt.
Viện có quan hệ truyền thống và chặt chẽ với các Viện nghiên cứu và trường
đại học của một số nước trên thế giới như: Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Viện tham gia trong dự án Pháp Việt về xúc tác trong những năm 1995- 1999, dự án
Pháp Việt về nước 2000-2004, Dự án hợp tác nghiên cứu khoa học với trường ĐH
Brement của Đức 1998-2000, hợp tác nghiên cứu với Hàn quốc và Nhật về hóa hợp
chất thiên nhiên, với Nga, Nhật về xúc tác. Trên cơ sơ hợp tác Viện đã gửi được nhiều
NCS, thực tập sinh đi học tập, công tác tại các nước trên và từ kinh phí hợp tác đã
trang bị được một số thiết bị nghiên cứu như sắc ký khí, máy xác định TOC, cân phân
tích….
TP.HCM, ngày 07 tháng 09 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị,
LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA CÁ NHÂN
ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
I. Thông tin chung về cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài:
1.Họ và tên: Nguyễn Cửu Khoa
2.Ngày tháng năm sinh: 30 - 04 - 1960.
3.Nam, Nữ: Nam
4.Địa chỉ cơ quan:
Viện Công Nghệ Hóa Học số 1 Mạc Đĩnh Chi, Q1, Tp.HCM.
Điện thoại cơ quan: 8225035
Fax: 08-8293889
5.Địa chỉ nhà riêng: 68/10A Trần Quang Khải, Q.I, Tp.HCM
6.Chức vụ: Trưởng phòng Công nghệ các chất hữu cơ cao phân tử, Phó Viện trưởng
Viện Công nghệ Hóa học
II. Quá trình đào tạo:
1984- Tốt nghiệp đại học tại Trường Kỹ Thuật Zvolen, Tiệp Khắc.
1985- Công tác nghiên cứu tại Viện Hóa Học, cơ sở 2 Tp.HCM, Viện Khoa Học
Việt Nam.
1991- Công tác tại Viện Hóa Hữu Cơ, Viện Hàn lâm liên bang Nga.
1997- Bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hóa Hữu Cơ, Viện Hàn lâm liên bang Nga.
1998- Công tác nghiên cứu tại Viện Sinh học Nhiệt đới Tp.HCM.
2000- Công tác nghiên cứu tại Viện Công nghệ Hóa Học Tp.HCM.

III. Kinh nghiệm nghiên cứu:
1. Tên lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hoá hữu cơ, polymer, các hợp chất có
hoạt tính sinh học.
2. Các đề tài, dự án đã chủ trì hoặc tham gia trong 5 năm gần đây:
1. Tách chiết một số polysaccharide chứa protein từ nấm vân chi, Viện Sinh
học Nhiệtđới,1999.
2. Nghiên cứu và tổng hợp màng polymer có hoạt tính sinh học dùng để bảo quản
hoa quả xuất khẩu và ứng dụng trong màng vecni tiệt trùng, Trung tâm KHTNvà
CNQG,2002-2003.
3 Nghiên cứu, điều chế và sử dụng chất nhả chậm oxi và các hoạt chất điều hòa sinh
trưởng làm tăng khả năng chịu úng cho cây cam đồng bằng sông Cửu Long
Trung tâm KHTN và CNQG, 2002-2004.
4. Nghiên cứu và tổng hợp các phức kim loại( Pb, Zn) với flavonoid (Quercetin,
Rutin) và xác định các hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn của chúng, Viện Công
nghệHóa học.2003 .
5. Nghiên cứu tổng hợp các phức kim loại Se, Zn, Pt với các flavonoid (Quercetin,
Genistein) và xác định hoạt tính sinh học của chúng, Bộ KHCN & MT,2002 .
6. Nghiên cứu và chế tạo các loại vật liệu giữ nước, giữ ẩm có khả năng sử dụng trong
lĩnh vực nông nghiệp, Sở KH & CN Tp. HCM, 2003-2004.
24
7. Tách chiết polysaccharide từ nấm Linh Chi, nấm Hầu Thủ xà xác định hoạt tính
kháng oxy hóa của chúng, Sở KH & CN Tp.HCM, 2005-2006.
8. Nghiên cứu tổng hợp dendritic polymers, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2006-2007.
9. Điều chế vật liệu hút dầu từ phế thải nông nghiệp, Sở KH & CN tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, 2007-2008.
10. Nghiên cứu tổng hợp nanocapsules từ dendritic polymer, Viện Khoa Học và Công
Nghệ Việt nam, 2008-2009.
IV. Các bài báo khoa học đã công bố:
1. Tổng hợp và ứng dụng pheromon bọ hà khoai lang (Cylas formicarius).
Tuyển tập các công trình Hội nghị KH & CN Hóa hữu cơ, năm 1999.

2. Một số chuyển hóa mới của các hợp chất xiano dị vòng. Tuyển tập các công
trình Hội nghị KH & CN Hóa hữu cơ, năm 1999.
3. Tổng hợp furazano (4,5-b) pyridin từ 3-amino-4-cyanofurazan. Tuyển tập các
công trình nghiên cứu KH & CN, Viện Công nghệ Hóa học, năm 2000.
4. Nghiên cứu tổng hợp và xác định tính xúc tác của iron tetra
sulphophthalocyanine. Tuyển tập các công trình nghiên cứu KH & CN, Viện Công
nghệ Hóa học, năm 2001.
5. Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng một số chất kết bông trên cơ sở cationic
polyacrylamide. Tuyển tập các công trình nghiên cứu KH & CN, Viện Công nghệ
Hóa học, năm 2001.
6. Sử dụng phổ cộng hưởng từ hạt nhân để xác định cấu trúc chelate Bo trong
tổng hợp hữu cơ.
Báo cáo tóm tắt Hội nghị Hóa học toàn quốc lần thứ IV, 10/2003.
7. Nghiên cứu tổng hợp một số dẫn xuất của Quercetin, xác định hoạt tính kháng
nấm, kháng khuẩn của chúng.
Báo cáo tóm tắt Hội nghị Hóa học toàn quốc lần thứ IV, 10/2003.
8. So sánh hoạt tính kháng oxy hóa của một số flavonoid dạng glusoside và genin.
Tạp chí Dược học,11/2006.
9. Polymer dendritic được tổng hợp trên cơ sở polyester và polyamine Tạp chí
Khoa học và Công nghệ (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tập 46 số 4A năm
2008.
10. Tổng hợp các dendrimer polyamidoamine (PAMAM) Tạp chí Hóa học (Viện
Khoa học và Công nghệ VN) tập 47 số 4A năm 2008
TP. HCM, ngày 07 tháng 09 năm 2009
Cá nhân Thủ trưởng đơn vị
đăng ký làm chủ nhiệm đề tài đăng ký chủ trì đề tài
Nguyễn Cửu Khoa
25

×