Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.01 KB, 12 trang )

Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp
I/ PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Lý do chọn đề tài:
Muốn có học sinh giỏi, phải có giáo viên giỏi, điều đó xưa nay ai cũng
công nhận, bỡi lẽ “Cô nào, Trò nấy”, cho nên mỗi giáo viên bất kì ở cấp học
nào cũng đều ra sức phấn đấu để thể hiện được mình là một thầy giáo giỏi, thế
nhưng do điều kiện xã hội trong từng giai đoạn lòch sử đòi hỏi cấp bách cần
hoàn thành sứ mệnh giáo dục mà Đất nước giao cho ngành, để nhằm thoả mãn
nhu cầu học tập của học sinh ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất
lượng sớm hoàn thành công tác giáo dục toàn diện Mầm Non, cho nên ngành
giáo dục và đào tạo tuyển dụng nhiều nguồn giáo viên khác nhau , các hệ đào
tạo khác nhau, hiện tại mặc dù được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá 12 + 2
nhưng trình độ nghiệp vụ tay nghề chưa đồng đều dẫn đến chất lượng giảng
dạy có lúc có nơi còn lúng túng trong xử lý tình huống sư phạm, trong đổi mới
phương pháp, trong hướng dẫn học sinh biết cách học và chơi khoa học … từ đó
nhiều giáo viên chưa mạnh dạn đăng kí tham gia hội giảng đạt giáo viên dạy
giỏi các cấp. Để khắc phục những điểm còn hạn chế , tạo niềm tin trong giảng
dạy phấn đấu đạt giáo viên giỏi của đơn vò nên tôi chọn đề tài “Biện pháp xây
dựng giáo viên dạy giỏi các cấp”.
Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chọn đề tài này là để cho nhiều giáo viên của nhà trường
học tập kinh nghiệm và tự phấn đấu để có tay nghề vững vàng, sử dụng tốt kỹ
năng sư phạm, nắm vững kiến thức, luôn thể hiện tốt thái độ sư phạm và luôn
đạt hiệu quả cao trong các tiết dạy, tự tin đăng kí tham gia các hội thi giáo
viên dạy giỏi các cấp và đạt kết quả cao.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu :
+ Đối tượng : Giáo viên Trường Mầm Non Tân Đức.
+ Phạm vi nghiên cứu : Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Do trình độ tay nghề của giáo viên không đồng đều nên chất lượng


giảng dạy cũng thể hiện khác nhau, nhất là việc thực hiện đổi mới phương
pháp dạy – học làm sao cho học sinh được phát huy tối đa tính tích cực sáng
tạo chủ động trong việc học tập và vui chơi, biết cách học và tự học và có khả
năng tư duy lôgíc để tìm hiểu những vấn đề trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu
công nghiệp hoá , hiện đại hoá Đất nước. Giúp cho giáo viên biết cách lập kế
hoạch bài học hoàn chỉnh và đạt mục tiêu đã đề ra, tự tin trong giảng dạy nhất
là trong tham gia hội giảng giáo viên dạy giỏi các cấp.
Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp
5. Phương pháp nghiên cứu :
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp quan sát.
6. Nội dung của đề tài :
+ Những tiêu chí cần đạt của một giáo viên dạy giỏi.
+ Những biện pháp tự học, tự bồi dưỡng và biện pháp xây dựng cho giáo
viên để đạt được các tiêu chí của giáo viên dạy giỏi.
+ Kết quả thực hiện của đề tài trong đơn vò.
II/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
Chương I : Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1.Cơ sở pháp lí: Căn cứ vào Thông tư 07/2004/TT- BGD&ĐT ngày 30
tháng 3 năm 2004 của Bộ giáo dục và đào tạo và hướng dẫn số 106/TTr ngày
31/3/2004 của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc đánh giá trình độ
nắm chương trình , nội dung giảng dạy được xếp loại tốt của một giáo viên.
Nắm vững chương trình và yêu cầu của các nội dung học, bài học; làm
chủ nội dung bài dạy, xây dựng đầy đủ và chính xác các kiến thức, kỹ năng và
giáo dục thái độ cho học sinh theo yêu cầu của chương trình, xác đònh đúng
Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp
trọng tâm bài dạy. Biết quan tâm đến nhóm học sinh tư duy học tập yếu và
biết mở rộng, nâng cao hợp lý kiến thức cho cả lớp hoặc cho học sinh khá giỏi,
chỉ dẫn áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống phù hợp với nội dung bài học.
Biết căn cứ vào nội dung, mục đích yêu cầu, đối tượng học sinh để lựa

chọn phương pháp thích hợp, vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy
học. Việc vận dụng phương pháp phải đạt các yêu cầu sau đây :
+ Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ ( nói và chỉ dẫn ) chính xác, trong sáng, có
củng cố khắc sâu.
+ Sử dụng đồ dùng dạy học (theo yêu cầu của bà) hợp lý.
+ Biết hướng dẫn phương pháp tìm tòi cho học sinh (phương pháp chung
và phương pháp tiết học).
+ Biết tổ chức cho học sinh làm việc nhiều ở trên lớp. Mọi học sinh đều
được làm việc theo khả năng của mình.
+ Biết gợi mở, hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi kiến thức, có nhiều biện
pháp phát huy tính chủ động của học sinh.
+ Quan tâm đến các đối tượng khác nhau trong bài học.
+ Tiến trình tiết dạy hợp lý, thu hút được chú ý của mọi học sinh, phân
phối thời gian thích hợp cho các phần, các khâu, giữa hoạt động của cô và trò.
Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp
+ Quan hệ cô trò thân ái.
Đánh giá hiệu quả tiết dạy thông qua kết quả học tập của học sinh.
Học sinh cả lớp hăng hái và có nền nếp học tập tốt, hầu hết biết trả lời
những yêu cầu nội dung cô đưa ra.
2. Cơ sở lý luận :
Việc xác đònh những thông số để nhận biết người giáo viên dạy giỏi
là một vấn đề đa dạng, tuy nhiên trong thực tế của đơn vò đã cụ thể hoá trên
hai phương diện để xây dựng giáo viên dạy giỏi đó là năng lực dạy học và các
năng lực giáo dục. Từ đó mọi giáo viên có một đònh hướng cụ thể để phấn đấu,
đồng thời xác đònh xu hướng động cơ nghề nghiệp, tha thiết với nghề, thương
trẻ như con, vươn lên dạy giỏi.
3. Cơ sở thực tiễn :
Giáo viên dạy giỏi của đơn vò tăng cao thì dẫn đến kết quả chất
lượng giáo dục toàn diện trong học sinh đạt cao. Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm
vụ năm học và tránh được hiện tượng chạy theo thành tích trong giáo dục mà

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động .
Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu.
1. Khái quát phạm vi (đòa bàn nghiên cứu ):
Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp
Muốn có học sinh giỏi, phải có giáo viên giỏi vì vậy đòi hỏi trong
đơn vò cần phải có biện pháp xây dựng nhiều giáo viên có tay nghề vững vàng,
sử dụng tốt kỹ năng sư phạm, nắm vững kiến thức, thể hiện tốt thái độ sư
phạm và đạt hiệu quả cao trong tiết dạy, tự tin trong đăng kí hội giảng các
cấp, đồng thời nâng cao chất lượng toàn diện học sinh, đảm bảo đạt học sinh
khá giỏi cao trong lớp của mình.
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu :
Một vài nét về tình hình giáo viên của trường Mầm Non Tân Đức:
Tổng số giáo viên : 34 ( học chính quy hệ 12 +1 : 25 ; hệ 9+3 : 02 ; hệ 12 +2 : 4 ;
hệ cao đẳng tiểu học : 02 và hệ 12 + 6 tháng 01 ). Hiện nay đa số giáo viên đã
chuẩn hoá và đạt trên chuẩn ca.
Do trình độ tay nghề của giáo viên không đồng đều nên chất lượng
giảng dạy cũng thể hiện khác nhau, chất lượng học sinh có phần hạn chế, trên
cơ sở đó cần có biện pháp xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng
chất lượng giảng dạy đồng thời vươn lên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp .
3.Nguyên nhân của thực trạng : Yêu cầu thực tế giáo dục hiện nay là
cần phải quan tâm thiết thực đến chất lượng thật của học sinh, nên cần có đội
ngũ vững tay nghề, giỏi về giáo dục mới đảm bảo yêu cầu đặt ra. Chính điều đó
Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp
mà phải có những biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp vừa nâng cao
chất giảng dạy ở cơ sở vừa để đạt mục tiêu cao về chất lượng học sinh, vừa thể
hiện “nền tảng” của nhà trường.
Chương 3 : Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài.
1.Cơ sở đề xuất giải pháp: Trên tinh thần thực hiện “nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” mà Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã phát động, với thực tế hiện nay vẫn còn học sinh chưa cập chuẩn

do sự quan tâm dạy trẻ ở nhà của phụ huynh và trong đó có phần trách nhiệm
của các giáo viên chưa thể hiện năng lực của mình, vì vậy cần có nhiều giáo
viên dạy giỏi để thực hiện tốt mục tiêu không còn học sinh chưa cập chuẩn.
2. Các giải pháp chủ yếu : Việc xác đònh những thông số để nhận biết
người giáo viên dạy giỏi là một vấn đề đa dạng, tuy nhiên trong thực tế của
đơn vò đã cụ thể hoá trên phương diện để xây dựng giáo viên dạy giỏi đó là
năng lực dạy học và các năng lực giáo dục. Từ đó mọi giáo viên có đònh hướng
cụ thể để phấn đấu, đồng thời xác đònh xu hướng động cơ nghề nghiệp, tha
thiết với nghề vươn lên dạy giỏi. Biện pháp xây dựng cụ thể như sau :
Vào đầu năm học nhà trường nên dành thời gian thích đáng (khoảng
1 tuần )để phó hiệu trưởng báo cáo lại toàn bộ các mục tiêu yêu cầu, nội dung,
Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp
phương pháp dạy - học của tất cả các phân môn học, trang bò đầy đủ cách vận
dụng các phương pháp mới bằng những chuyên đề và xây dựng dạy minh hoạ
rút kinh nghiệm để làm sao mọi giáo viên nắm bắt được một cách sâu sắc về
phương pháp giảng dạy phù hợp từng đối tượng trẻ, đó là điều kiện quy đònh
cấp độ chiều sâu và cường độ của việc truyền thụ tri thức và hình thành kỹ
năng, kỹ xảo cho học sinh. Lãnh đạo nhà trường nên tạo điều kiện để giáo viên
tự tin trong quá trình cụ thể hoá “phân phối chương trình” giảng dạy, để giáo
viên chủ động trong việc giảng dạy dựa trên chương trình, chuẩn kiến thức kó
năng được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy đònh. Sau khi vào năm học cần tăng
cường kiểm tra nội bộ với nhiều hình thức như kiểm tra đột xuất, kiểm tra báo
trước để kòp thời chấn chỉnh ngay những vấn đề đã còn thiếu sót, trong phân
tích sư phạm cần trao đổi nhẹ nhàng đi sâu vào năng lực cơ bản của từng giáo
viên để họ tự rút ra những kinh nghiệm mà tự bồi dưỡng, rèn luyện, thường
xuyên trau dồi và tự hoàn thiện trình độ kiến thức chuyên môn của mình. Song
song với biện pháp xây dựng trên, nhà trường lên lập kế hoạch tổ chức thao,
hội giảng cấp trường, để vừa phát huy sức mạnh về xây dựng những tiết dạy
của giáo viên tham gia hội giảng, vừa tác động mạnh vào người dự giờ để họ
phân tích sư phạm các tiết dạy một cách cụ thể tìm ra những ưu điểm, những

Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp
thao tác, tình huống, vận dụng các phương pháp dạy học nhuần nhuyễn như
thế nào để truyền tải kiến thức đến học sinh, từ đó vận dụng cho cá nhân
mình, đồng thời rút ra được những tồn tại, những thiếu sót để tự khắc phục, dó
nhiên trong quá trình dự giờ rút kinh nghiệm mỗi giáo viên dự giờ đều phải
nêu lên được ý kiến của mình, đồng thời tranh luận sôi nổi để tìm ra những
vấn đề cần học tập mang tính thuyết phục cao. Ngoài những vấn đề trên, nhà
trường còn có kế hoạch gắn việc đạt giáo viên dạy giỏi vào đánh giá xếp loại
thi đua trong năm học.
Tổ chức, triển khai thực hiện: Nhà trường nên:
- Triển khai đầy đủ các nội dung của sáng kiến kinh nghiệmcho tất
cả giáo viên lónh hội để xác đònh nhiệm vụ thực hiện của mình trong năm học.
- Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch kiểm tra đôn đốc thực hiện
theo qui trình xây dựng của đề tài.
- Chuyên môn có trách nhiệm phân công từng thành viên trong đơn
vò hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện biện pháp xây dựng giáo viên dạy
giỏi trong năm học.
- Đưa vào công tác thi đua khen thưởng giữa các tổ trong nhà
trường ở cuối năm học.
Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1/ Kết luận: Qua áp dụng đề tài này rút ra được bài học kinh
nghiệm là: trong nhà trường xây dựng tốt phong trào giáo viên dạy giỏi thì
chất lượng giáo dục nâng lên một cách vững chắc, đồng thời chống được hiện
tượng qua loa, đại khái trong giảng dạy và học sinh thụ động, trong đó học sinh
đạt khá , giỏi cao.
2 / Kiến nghò :
+ Các cấp quản lí giáo dục cần chỉ đạo và tổ chức một cách thiết
thực về phong trào phát triển giáo viên dạy giỏi, đồng thời có chế độ ưu đãi
tương xứng đối với những giáo viên giỏi.

+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi giáo viên có cơ hội tham gia
nhiều hơn về hội giảng cấp huyện, tỉnh.
Tâân Đức, ngày 02 tháng 5 năm 2009
Người viết

Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp
Nguyễn Thò Lượng
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập san Giáo dục .
2. Thế giới trong ta.
Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi các cấp
3. Nghiệp vụ Thanh tra giáo dục Việt Nam – Văn bản pháp quy

×