Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu Luận Quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.91 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
A. Mở đầu. 1
B. Nội dung. 2
I. Thế nào là “ kết hôn giữa những người cùng giới tính’’? 2
II. Thực trạng “kết hôn giữa những người cùng giới tính”
ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. 2
III. Quan điểm về việc “quy định cấm kết hôn
giữa những người cùng giới tính. 4
1. Hai luồng quan điểm về việc kết hôn cùng giới tính. 4
2. Tác động của giao lưu hội nhập thế giới
với vấn đề kết hôn cùng giới. 6
IV. Những mặt tích cực và hạn chế của quy đinh cấm kết hôn
giữa những người cùng giới. Một số ý kiến khắc phục. 7
C. Kết thúc. 11
1
A. MỞ ĐẦU.
Một trong những vấn đề được xem là nổi cộm và gây nhiều tranh cãi trong
Luật Hôn nhân và Gia đình là vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính,
khi mà thực tế cho thấy rằng những người cùng giới tính đang ngày càng có xu
hướng muốn kết hôn và chung sống với nhau. Khó có thể nói rằng chúng ta nên
tán thành hay không về vấn đề này. Có nhiều ý kiến cho rằng tại sao chúng ta lại
không cởi mở hơn về vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới, khi mà họ
cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc. Nếu ở một số nước phương Tây như: Hà
Lan, Tây Ban Nha,…pháp luật ủng hộ và cởi mở hơn về vấn đề hôn nhân cùng
giới thì đối với những nước như Việt Nam, nơi mà suy nghĩ vẫn còn chịu ảnh
hưởng lớn của quan niệm về hôn nhân truyền thống thì đây vẫn còn là một vấn
đề nhạy cảm mà dư luận ngại nhắc đến hay thậm chí cả những người “trong
cuộc” cũng muốn che giấu đi “sự khác biệt” của mình. Nói về vấn đề trên, luật
pháp Việt Nam thể hiện rõ quan điểm của mình với khoản 5, điều 10 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 : “Nghiêm cấm những người cùng giới tính kết hôn
với nhau”. Để hiểu rõ hơn, nhóm chúng em trình bày đề tài “Quy định cấm kết


hôn giữa những người cùng giới tính trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc
tế.”
2
B. NỘI DUNG.
I. Thế nào là “ kết hôn giữa những người cùng giới tính’’?
Đa số chúng ta thường hay nhầm lẫn khi nói đến cụm từ cùng giới tính. Khá
nhiều ý kiến thường xem “cùng giới tính” là những người có giới tính thứ ba.
Thực chất, những người “cùng giới tính” về mặt y học vẫn mang giới tính là
nam/nữ và họ vẫn xem mình là nam/nữ nhưng lại có tình cảm với những người
cùng giới tính với mình.
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp
luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Kết hôn giữa những người cùng giới tính được hiểu là việc xác lập quan hệ
quan hệ vợ chồng giữa 2 người đều là nam hoặc đều là nữ. Luật HN & GĐ năm
2000 đưa ra quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính tại Khoản 5
Điều 10, đây là một quy định mới. Trước thực trạng một số địa phương có hiện
tượng các cặp nam hoặc cặp nữ cùng giới tính chung sống với nhau như vợ
chồng và tổ chức đám cưới công khai. Đây là một hiện tượng không những
không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong mĩ tục và truyền thống gia đình
Việt Nam mà còn là hiện tượng phản khoa học do hôn nhân được xác lập trên cơ
sở sự kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ không đảm bảo được chức
năng của hôn nhân gia đình là tái sản xuất ra con người và duy trì nòi giống. Do
vậy, luật pháp đã cấm những người cùng giới kết hôn với nhau.
II. Thực trạng “kết hôn giữa những người cùng giới tính” ở Việt Nam
và một số nước trên thế giới.
Hiện nay, vấn đề thừa nhận hay không thừa nhận việc kết hôn giữa hai
người cùng giới tính còn gây nhiều tranh luận. Một số nước trên thế giới thừa
nhận kết hôn giữa những người cùng giới tính, như Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha,
Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, … Pháp luật các nước này cho rằng, kết
hôn là quyền tự do cơ bản của công dân, và là một nội dung cơ bản của quyền

con người, công dân có quyền lựa chọn kiểu hôn nhân phù hợp với mình, pháp
luật tôn trọng và bảo vệ các quyền đó. Đồng thời, cho phép những người đồng
3
tính kết hôn với người cùng giới sẽ giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực về mặt
xã hội lớn hơn là việc ngăn cấm nó. Mặc dù quan điểm thừa nhận việc kết hôn
giữa những người cùng giới tính mới xuất hiện ở một số ít nước, song có hai đặc
điểm đáng lưu ý là:
+ Việc thừa nhận kết hôn giữa những người cùng giới tính thường tồn tại ở
khu vực các nước công nghiệp phát triển ở phương Tây.
+ Số lượng các nước thừa nhận việc kết hôn này đang có xu hướng ngày
càng tăng.
Ngày nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng có thể thấy về hôn nhân
đồng giới ở nước ta hiện nay đang có xu hướng mở rộng. Dựa theo lỷ lệ nghiên
cứu của các nhà khoa học, Việt Nam có khoảng 1,65 triệu người đồng tính và
song tính, trong độ tuổi từ 15 - 59. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có khoảng 10
đám cưới của người đồng tính “được” báo chí phát hiện và phản ánh. Trên thực
tế, số người đồng tính tổ chức cưới hoặc những buổi tiệc nhỏ để ra mắt người
thân và bạn bè rất nhiều. Hầu hết những trường hợp đó đều là không có đăng ký
kết hôn vì họ không có đầy đủ điều kiện để kết hôn theo đúng quy định của pháp
luật. Ngày càng xuất hiện nhiều hơn những người đồng tính muốn được công lộ
diện, tiết lộ cho mọi người xu hướng tình dục của mình. Họ muốn được là chính
mình, được yêu được kết hôn một cách hợp pháp và đặc biệt là không muốn bị
xã hội nhìn với ánh mắt kì thị. Một vài năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam cũng
có cái nhìn thoáng hơn đối với vấn đề này nhưng đại bộ phận người Việt Nam
vẫn khó có thể chấp nhận được nó một cách hoàn toàn. Có trường hợp một
người đồng tính nữ sau khi bộc lộ mong muốn và thân phận của mình đã bị đưa
vào cơ sở tâm thần để chữa bệnh không phải là chuyện hiếm gặp. Một thực tế
là nhiều bậc cha mẹ khi biết con mình đồng tính vẫn hối thúc con cái lập gia
đình như là một biện pháp để “chữa trị” Chính vì lí do như vậy mà, một số
người đại diện cho họ đã mạnh dạn đứng lên đòi quyền lợi về cho bản thân mình

và mong muốn được xã hội thừa nhận người đồng tính là một thành phần trong
xã hội. Và Bộ Tư pháp cũng đang tiến hành lấy ý kiến của các cơ quan liên quan
về các nội dung cần sửa đổi trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để xem
4
xét có nên công nhận việc kết hôn đồng tính hay không. ISEE (Viện Nghiên cứu
Xã hội, Kinh tế và Môi trường) đã tiến hành một cuộc khảo sát nhanh trên các
diễn đàn của người đồng tính nam và nữ từ ngày 6 đến 12-6. Kết quả cho thấy:
4,2% người đồng tính mong muốn luật pháp Việt Nam sẽ thừa nhận quan hệ
chung sống không cần đăng ký, 24,7% mong muốn luật pháp Việt Nam sẽ thừa
nhận quan hệ chung sống có đăng ký; đặc biệt có đến 71,1% người đồng tính
mong muốn luật pháp Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng tính.
III. Quan điểm về việc “quy định cấm kết hôn giữa những người cùng
giới tính”.
1. Hai luồng quan điểm về việc kết hôn cùng giới tính.
Vấn đề kết hôn cùng giới tính hiện nay vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi
trong dư luận và cả với các nhà làm luật ở nước ta. Có rất nhiều ý kiến không
đồng tình với việc kết hôn này, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những ý
kiến đồng tình với nó, nhất là chính bản thân những người đồng tính, bởi đơn
giản là họ muốn được pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Một trong những nguyên nhân khiến pháp luật Việt Nam cấm kết hôn giữa
những người đồng tính đó là truyền thống văn hóa xã hội, nhiều người cho rằng
các quốc gia phương Tây như Mỹ cho kết hôn đồng tính vì họ là một quốc gia
hợp chủng quốc. Truyền thống văn hóa của họ chỉ vỏn vẹn hơn 300 năm, còn
nước ta có hơn 4000 năm văn hiến, nên không thể chấp nhận một hình thức kết
hôn trái tự nhiên như vậy. Đã có rất nhiều người đồng tình với quy định này của
pháp luật bởi họ cho rằng việc kết hôn cùng giới tính sẽ phá vỡ tập quán văn hóa
truyền thống, thậm chí có thể làm xói mòn hệ giá trị gia đình mà nhiều thế hệ
người Việt Nam vốn tin tưởng. Vì vậy người đồng tính có thể yêu đương nhưng
được thừa nhận kết hôn là điều không thể được. Lý do dẫn đến ý kiến trên là do:
- Thứ nhất, ngoài tình yêu, hôn nhân còn mang sứ mệnh quan trọng hơn là

duy trì nòi giống. Loài người tồn tại, duy trì nòi giống là do sự phối hợp âm
dương nam nữ. Đồng giới kết hôn thì trẻ con sẽ được sinh ra từ đâu? Ai cũng
như thế thì loài người có hậu duệ hay không? Thêm nữa, người đồng tính có thể
5
hạnh phúc nhất thời nhưng không có con cái liệu hôn nhân của họ bền chặt và
lâu dài?
- Thứ hai, chấp nhận hôn nhân đồng giới có nguy cơ làm hỏng cả một thế
hệ. Không phải chúng ta lên án hay kỳ thị những người thật sự là les, là gay
nhưng bây giờ nhiều người trẻ bị na ná cứ nghĩ rằng mình bị les, gay. Mà người
trẻ thì luôn muốn thể hiện mình là con người thời đại, nếu những người trẻ đang
phân vân về giới tính ấy đều hùa theo phong trào như thế thì xã hội ta sẽ như thế
nào. Thực tế là những cặp đồng tình đã công khai tổ chức đám cưới ở Việt Nam
đều ở lứa tuổi 19, đôi mươi. Ai có thể dám chắc đó không phải là một sự bồng
bột của tuổi trẻ?
- Thứ ba, là người Việt Nam thì không thể chấp nhận một cuộc hôn nhân
trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục như vậy. Vì chúng ta là người Á Đông,
người Việt phải giữ cái nếp của người Việt.
Công khai đám cưới, nhiều người sẽ cho rằng đôi bạn trẻ dũng cảm, cổ vũ
họ vì được lấy người mình yêu, đời người ngắn ngủi lắm hãy cứ sống với tình
yêu của mình. Nhưng hãy đặt mình vào vị trí của người làm cha, làm mẹ mà
hiểu cho nỗi lòng của bậc sinh thành. Dù có người chấp nhận cho con làm đám
cưới nhưng ẩn sau đó là những nỗi niềm không thể san sẻ.
Pháp luật không công nhận, xã hội không đồng tình, cha mẹ có đồng ý cũng
chỉ vì thương con. Nhưng sau đó họ phải đối mặt với dư luận và đặc biệt là nỗi
đau khi sinh con ra lại rơi vào tình cảnh như vậy.
Vì vậy những người đồng tính, họ có thể yêu nhau nhưng việc kết hôn đối
với họ là điểu không thể.
Trái ngược với ý kiến trên, đã có rất nhiều người lên tiếng ủng hộ việc kết
hôn giữa hai người cùng giới tính. Và họ cũng đã đưa ra những lý do để mọi
người có thể công nhận việc kết hôn này. Họ cho rằng việc cấm kết hôn đồng

giới như vậy là có phần độc đoán và cố chấp, chúng ta thường lấy truyền thống
làm cơ sở để xây dựng một con người nhưng xét cho cùng truyền thống văn hóa
cũng để phục vụ cho con người, để con người có cuộc sống hạnh phúc vể tinh
6
thần lẫn thể xác. Vậy tại sao lại lấy truyền thống văn hóa ra làm rào cản để
không cho người đồng tính có quyền được hạnh phúc?
Bên cạnh đó, nếu ta xét cặp vợ chồng bình thường nhưng đời sống hôn
nhân không êm ấm, dẫn đến cảnh “ông ăn chả, bà bà ăn nem” và một cặp đồng
tính yêu nhau thật sự và sống chan hòa với nhau thì bên nào sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến truyền thống nhiều hơn?.
Rất nhiều quan điểm cho rẳng họ (những người đồng tính) đáng được
hưởng những quyền bình đẳng như bao người khác, họ không có sự lựa chọn về
giới tính của mình nên chúng ta hãy cho họ cơ hội lựa chọn người bạn đời của
mình.
2. Tác động của giao lưu hội nhập thế giới với vấn đề kết hôn cùng giới.
Vào năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới đã loại đồng tính ra khỏi danh sách
bệnh, không phải chữa trị và không thể chữa trị. Bên cạnh đó, tháng 6/2011, Hội
đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết khẳng định: ‘mọi
người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tình dục như thế nào’. Đến ngày
7/3/2012, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã có bài phát biểu lịch sử
kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt kỳ
thị với những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (thuật ngữ tiếng Anh
viết tắt là LGBT). Như vậy, lần đầu tiên, người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn
nhất hành tinh đã đưa ra một thông điệp rõ ràng và đầy tính ủng hộ đối với vấn
đề LGBT.
Có thể nói, những sự kiện tiêu biểu trên thế giới về vấn đề đồng giới tính
cũng đã ảnh hưởng tới suy nghĩ và nhận thức của người dân Việt Nam. Trước
đây chúng ta luôn có suy nghĩ rằng người đồng tính cũng như một tệ nạn xã hội,
những kẻ bệnh hoạn có lối sống không lành mạnh. Trước đây, nhiều gia đình có
con là người đồng tính phải hứng chịu búa rìu dư luận, phải sống dằn vặt giày

vò, không dám ra ngoài rất khổ sở. Gia đình nào có con cái như thế thì bị coi là
đồ bỏ đi, thậm chí có người phải tự tử. Với suy nghĩ như vậy thì một điều tất yếu
là họ sẽ không đồng tình với việc kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Nhưng với tình hình hội nhập như hiện nay, suy nghĩ và nhận thức của người
7
Việt Nam cũng dần thay đổi và tiến bộ hơn. Chúng ta đã không còn thái độ kì thị
với những người đồng tính, thậm chí đã có thái độ tôn trọng bới những người
đồng tính họ đã phải chịu quá nhiều thiệt thòi về tinh thần. Họ cũng là một con
người, bởi vậy họ cũng phải có quyền được hưởng những quyền và nghĩa vụ của
một công dân. Nên việc họ yêu và muốn kết hôn với một người cùng giới tính
khác hiện nay nhiều người cho rằng đó là một chuyện không đáng để lên án.
Nhất là giới trẻ hiện nay, thế hệ mà có thể nói là có những suy nghi rất tiến bộ,
bắt kịp với thời đại thì họ cũng đã đồng tình với việc kết hôn “lạ” đó.
Ca sĩ trẻ Phạm Anh Khoa: Đại sứ bình đẳng giới của Việt Nam đã phát biểu
trước báo giới rằng: Tôi đồng tình với quan điểm nên có luật cho phép những
người đồng tính được kết hôn hoặc tổ chức đám cưới. Vì tôi luôn muốn mọi giới
đều được bình đẳng như nhau. Dù chúng ta có thừa nhận hay cố tình không thừa
nhận thì những người đồng tính vẫn tồn tại trong xã hội như một thực tế dễ thấy
nhất trong nhiều năm qua.
Cùng với xu hướng vận động của toàn Thế giới, Bộ Tư Pháp của nước ta đã
bắt đầu trưng cầu ý kiến về việc sửa đổi luật theo hướng công dân kết hôn với
người cùng giới tính. Liệu rằng có phải nhà nước ta đã bắt đầu có cái nhìn
nghiêm túc và cởi mở hơn trong vấn đề vẫn được cho là khá nhạy cảm này?
IV. Những mặt tích cực và hạn chế của quy đinh cấm kết hôn giữa
những người cùng giới. Một số ý kiến khắc phục.
Từ những tìm hiểu về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính và
quy định cấm trường hợp kết hôn này trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc
tế hiện nay, chúng em nhận thấy quy định cấm kết hôn giữa những người cùng
giới tính hiện nay có một số mặt tích cực và bất cập sau.
Về mặt tích cực của quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính,

chúng ta có thể thấy rõ rằng quy định cấm kết hôn này phù hợp với quan niệm
về hôn nhân truyền thống, trong đó người nam là chồng, người nữ là vợ. Đồng
thời, quy định này đáp ứng được mục đích của hôn nhân truyền thống là sinh
con đẻ cái, duy trì nòi giống. Bên cạnh đó, quy định cấm kết hôn giữa những
8
người cùng giới tính cũng giúp hạn chế những trường hợp “giả đồng tính” do
một số cá nhân có nhận thức lệch lạc, chạy theo trào lưu với mục đích để trở nên
nổi tiếng.
Tuy vậy, trong bối cảnh giao lưu hội nhập quốc tế được mở rộng như hiện
nay, quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính cũng có không ít
những bất cập.
Thứ nhất, việc quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính có
thể đưa tới những hạn chế về mặt xã hội. Pháp luật không công nhận hôn nhân
đồng giới có thể tạo ra hiệu ứng định kiến xã hội đối với người đồng tính.
Những người đồng tính thực sự không phải là những người có nhận thức lệch
lạc, họ không có lỗi về giới tính của họ, họ hoàn toàn có quyền được sống đúng
với con người của họ, khát khao yêu thương và xây dựng hạnh phúc gia đình là
những quyền tự do cá nhân thiêng liêng cần được tôn trọng. Quy định của pháp
luật và cái nhìn khắt khe của một bộ phận dư luận xã hội có thể dẫn tới tình
trạng những người đồng tính kết hôn với những người có giới tính bình thường
một cách khiên cưỡng và không thể hạnh phúc.
Thứ hai, quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính đã loại ra
một bộ phận những người không được thừa nhận hôn nhân hợp pháp. Như ở
Việt Nam hiện nay, người đồng tính chiếm khoảng 3-5% dân số tức là khoảng
1,65 triệu người như vậy đang sinh sống, học tập, làm việc trong các gia đình,
cơ quan, nhà máy.Theo ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã
hội, kinh tế và môi trường: “…Nếu gạt đối tượng này ra ngoài luật, vô hình
trung anh đã gạt ra ngoài luật một nhóm dân số tương đối lớn, đó mới chính là
tác động tiêu cực đến xã hội khi nhóm dân số này nằm ngoài điều chỉnh của hệ
thống pháp luật”. Việc pháp luật quy định cấm kết hôn giữa những người cùng

giới tính là không công nhận hôn nhân cùng giới tính trước pháp luật, mối quan
hệ của họ không có giá trị pháp lí do đó pháp luật không đảm bảo quyền và
nghĩa vụ của họ trong hôn nhân.
9
Thứ ba, pháp luật không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới
nhưng không cấm họ cưới và chung sống với nhau. “Nhiều người vẫn cho rằng
chung sống hay tổ chức lễ cưới giữa những người đồng giới là vi phạm pháp
luật là không phải. Chẳng có điều nào của Luật HN&GĐ hay luật khác cấm tổ
chức lễ cưới của những người đồng giới” - TS. Nguyễn Văn Cừ (Phó Chủ nhiệm
khoa Luật Dân sự, ĐH Luật Hà Nội, thành viên Tổ biên tập sửa đổi Luật
HN&GĐ) khẳng định. Khi hai người cùng giới tính lấy nhau sẽ làm phát sinh
các quan hệ về nhân thân, tài sản hoặc con cái. Hiện nay ở một nước như Việt
Nam chưa có cơ chế pháp lý cụ thể để điều chỉnh các hậu quả pháp lý từ việc
chung sống giữa những người đồng tính nam hay đồng tính nữ cùng giới tính,
nhất là khi có tranh chấp. Đây cũng là một trong những hạn chế của quy định
cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Với những mặt tích cực và hạn chế như trên, vấn đề pháp luật liệu có nên
hủy bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính và hợp pháp hóa
hôn nhân cùng giới đang diễn ra rất phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Việc thừa
nhận hôn nhân giữa những người đồng giới tính ở những nước như Việt Nam
còn phải dựa trên nhiều khía cạnh của xã hội. Trong cuộc đối thoại trực tuyến
với nhân dân trên cổng thông tin Chính phủ sáng 24/7/2012, trả lời câu hỏi của
người dân về ý kiến của mình về hôn nhân đồng tính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà
Hùng Cường nhấn mạnh: “Cá nhân tôi cho rằng, việc công nhận hay không
công nhận hôn nhân đồng tính cần phải dựa trên những nghiên cứu hết sức cơ
bản, những đánh giá tác động nghiêm túc trên rất nhiều khía cạnh xã hội và
pháp lý như quyền tự do cá nhân, sự tương thích với văn hóa, tập quán của xã
hội và gia đình Việt Nam, tính nhạy cảm, hậu quả xã hội của quy định pháp
luật…”. Nhiều ý kiến của những chuyên gia pháp luật cũng cho rằng việc công
nhận hôn nhân đồng tính ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại là chưa phù hợp.

Theo TS. Nguyễn Văn Cừ: “Tôi cho rằng trong điều kiện kinh tế xã hội Việt
Nam hiện nay cũng như nền văn hóa truyền thống của dân tộc, nếu công nhận
hôn nhân đồng tính vào thời điểm này là chưa phù hợp”. Về vấn đề này, TS.
Ngô Thị Hường (Đại học Luật Hà Nội) cũng cho rằng, ở thời điểm hiện nay, xét
10
về văn hóa, tập quán gia đình Việt Nam, việc thừa nhận người cùng giới tính có
quyền kết hôn với nhau là còn sớm, chưa phù hợp. Việc kết hôn giữa những
người cùng giới tính không thể đáp ứng được mục đích duy trì nói giống của
hôn nhân truyền thống. Đồng thời, sẽ gặp bất cập trong việc phân công vai trò
làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ giữa hai người.
Tuy vậy, trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế, cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội, theo đó là sự phát triển của các mạng lưới truyền thông và
đặc biệt là internet, nhận thức về những người đồng tính dần trở nên rõ ràng và
đúng đắn hơn, thái độ của dư luận xã hội đối với những người đồng tính và việc
kết hôn giữa những người cùng giới tính cũng trở nên cởi mở và vị tha hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng chúng ta nên hủy bỏ quy định cấm kết hôn giữa những
người đồng tính. Khi những người đồng tính thực sự yêu thương nhau, chúng ta
nên ủng hộ việc những người đồng tính kết hôn với nhau để họ có thể xây dựng
gia đình và chăm sóc nhau khi trở nên già hơn.
Dưới góc độ bảo đảm quyền tự do cá nhân thì việc kết hôn của những
người cùng giới tính cần được công nhận. Ở góc độ văn hóa, tập quán của những
nước như Việt Nam, tính nhạy cảm của vấn đề, hậu quả xã hội của quy định
chưa được dự báo hết, thì ở thời điểm này việc cấm kết hôn, không can thiệp
vào việc chung sống của những người đồng tính hay cho phép kết hôn đồng tính
cần được xem xét, nghiên cứu cẩn thận. Việc hủy bỏ quy định kết hôn đồng giới
có thể chưa phù hợp trong điều kiện hiện nay, nhưng phải có những qui định cụ
thể hơn để đảm bảo quyền và lợi ích của họ, giúp dư luận xã hội có cái nhìn
đúng đắn và cảm thong hơn đối với những người đồng tính, đồng thời giải quyết
những hậu quả pháp lý phát sinh thực tế từ việc sống chung giữa những người
đồng tính. Ví dụ, việc họ cùng bỏ tiền ra mua nhà đất thì Giấy chứng nhận

quyền sở hữu có được ghi tên cả hai người? Hoặc khi họ không chung sống nữa,
khối tài sản đã tạo lập trong thời gian đã chung sống sẽ phân chia thế nào, có
theo quan điểm phân chia tài sản chung của "vợ chồng" (về nguyên tắc sẽ chia
đôi), hay giải quyết theo tranh chấp dân sự thông thường? Hay trường hợp hai
11
người đồng tính cùng nhận con nuôi thì cả hai có được cùng đứng tên là bố,
hoặc cùng đứng tên là mẹ nuôi của đứa trẻ không? Hay một cặp đôi đồng tính
sống chung, khi một người qua đời mà không để lại di chúc thì người kia có
quyền hưởng thừa kế tài sản của họ như quyền thừa kế của vợ, chồng không?
Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, nếu nhìn nhận việc cho phép hôn nhân
đồng giới còn "mới lạ", khó phù hợp với phong tục tập quán truyền thống, dễ
gây ra dư luận thiếu tích cực, thì việc đưa ra các qui định về "kết hợp dân sự" để
giải quyết việc chung sống giữa những người đồng giới và các hậu quả pháp lý
phát sinh từ việc chung sống giữa họ là hợp lý và cần thiết. Đến nay đã có gần
hai chục nước hợp thức hóa hôn nhân đồng tính và 24 nước khác công nhận
dưới hình thức "kết hợp dân sự" và đăng ký sống chung. Ở những nước này, khi
đăng ký "kết hợp dân sự", những cặp đôi đồng tính sẽ được hưởng phần lớn các
quyền hôn nhân. Việc pháp luật có những quy định cụ thể hơn để khắc phục
những bất cập về quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ giúp
mối quan hệ của người đồng tính trở nên bền vững và có trách nhiệm hơn; đồng
thời bảo đảm được các quyền như quyền thừa kế, quyền tài sản chung, quyền
nhận con nuôi, quyền nhận thân nhân trong các trường hợp khẩn cấp và quyền
hưởng các phúc lợi xã hội, lao động như các cặp khác giới.
C. KẾT THÚC.
Mỗi con người đều có quyền tự do bình đẳng mưu cầu hạnh phúc cho bản
thân mình không phân biệt giới tính.Tuy nhiên, hạnh phúc của mỗi cá nhân luôn
được đặt trong một chỉnh thể thống nhất mang tên xã hội. Tùy vào hoàn cảnh,
truyền thống của mỗi xã hội nhất định, ta sẽ có những định nghĩa, những suy
nghĩ riêng về vấn đề mưu cầu hạnh phúc. Hôn nhân cùng giới tính ở Việt Nam
có lẽ vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm cần được nhìn nhận nghiêm túc và phân

tích cụ thể ở nhiều góc độ. Việt Nam là một nước mang đậm tính truyền thống
với những chuẩn mực đạo đức nhất định nhưng không có nghĩa là nó sẽ gạt bỏ
những nhu cầu tình cảm nảy sinh từ chính đời sống của con người.
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam – Trường Đại học
Luật Hà Nội.
• Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam – NXB.
Chính trị quốc gia
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
• Các website
/>truong-tu-phap-ha-hung-cuong
/> />dong-tinh-56280.aspx
/>tinh/20127/218403.vov
/> />dan-su/139/8947397.epi
/>tinh/139/7345350.epi
/>tpp.html
13

×