Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại trường thpt trần phú tỉnh bà rịa vũng tàu năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 13 trang )

QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC – TH.S TRẦN KIỀU DUNG
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
1. Lý do pháp lý 3
2. Lý do về lý luận 3
3. Lý do thực ễn 4
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ 4
1. Khái quát về trường THPT Trần Phú 4
2. Thực trạng ứng dụng CNTT tại trường 5
2.1. Cơ sở vật chất 5
2.2. Thực trạng 5
3. Phân 0ch SWOT 6
3.1. Thuận lợi 6
3.2. Khó khăn 6
3.3. Cơ hội 6
3.4. Thách thức 6
4. Kinh nghiệm thực tế 7
III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 8
IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 11
1. Kết luận 11
2. Kiến nghị 12
BÙI NGỌC PHI – MSSV: 1156120101 2
QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC – TH.S TRẦN KIỀU DUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do pháp lý
CNTT cũng thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra công nghệ
giáo dục (Educational Technology) với nhiều thành tựu rực rỡ. CNTT làm thay
đổi nội dung, hình thức và phương pháp dạy học một cách phong phú. Các hình
thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi
mới trong môi trường công nghệ thông tin. Mối giao lưu giữa người và máy đã


trở thành tương tác hai chiều với các phương tiện đa truyền thông (multimedia)
như âm thanh, hình ảnh, video, mà đỉnh cao là e-learning (học trực tuyến qua
mạng Internet).
Nhận rõ vai trò quan trọng của CNTT trong sự phát triển của đất nước, Chỉ thị
số 55/2008/CT-BGD ĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về tăng cường giảng dạy, đào tạo, ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai
đoạn 2008-2013 đã chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT
trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển
CNTT của đất nước”.
Như vậy, việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học góp phần thực
hiện đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông nói
riêng, giáo dục phổ thông là cơ sở tiền đề trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo
nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
2. Lý do về lý luận
Xuất phát từ những những hạn chế trong Báo cáo tổng kết năm học vừa qua về
việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng
giáo dục chưa được nâng cao. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy trở thành
nhu cầu cấp bách, không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp của giáo viên
trường THPT Trần Phú – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Nhờ các công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh,
âm thanh, hoạt cảnh, giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự
tập trung của người học, dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm như:
phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề, thực hiện
đánh giá và lượng giá học tập toàn diện, khách quan ngay trong quá trình học…
tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học.
BÙI NGỌC PHI – MSSV: 1156120101 3
QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC – TH.S TRẦN KIỀU DUNG
Khi áp dụng CNTT vào công tác giảng dạy sẽ giúp giáo viên trong trường dễ
dàng đổi mới phương pháp, nội dung và hình thức giảng dạy giúp ngày càng
nâng cao chất lượng dạy và học.

3. Lý do thực tiễn
Hiện nay, việc tăng cường ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý chuyên môn
trong trường THPT Trần Phú đã được thực hiện. Song chưa thường xuyên, có
phần hình thức, chưa mạng lại kết quả mong muốn cho việc đổi mới phương
pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Cần có những biện pháp để tăng
cường hơn nữa việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học và quản lý chuyên
môn để trở thành công cụ, phương tiện tốt cho việc nâng cao chất lượng dạy học
và giáo dục trong trường mầm non.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ
1. Khái quát về trường THPT Trần Phú
Trường THPT Trần Phú được Thành Lập năm 2001, trường thành lập được
đặt tại xã Kim Long, Huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với khuôn viên
gần 10.000 m
2
. Trường mới thành lập với đội ngũ giáo viên còn trẻ, chất lượng
đầu vào của học sinh còn thấp, điều kiện cơ sở vật chất chưa tốt, Diện tích hẹp.
Tuy nhiên thầy và trò trường THPT Trần Phú cố gắng đạt được trường tiên tiến
cấp cơ sở, tỉ lệ đậu tốt nghiệp hàng năm bằng trung bình chung của tỉnh.
Tình hình nhà trường.
Tổng số học sinh: 1338/35lớp, tổng số CB GV là 85, tổng số đoàn viên: 567
(nữa: 257)/36 chi đoàn (35 chi đoàn học sinh + 1 chi đoàn GV).
Giáo Viên :
Đa số giáo viên trẻ năng động, trình độ chuyên môn : 100% đạt chuẩn, trong
đó có 2 thạc sĩ. Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn, làm việc khoa
học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực
tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới.
Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên : nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu
nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng

chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Học sinh :
Có truyền thống hiếu học. HS có nề nếp, ngoan, có động cơ học tập tốt. Được
quan tâm chăm sóc của gia đình, địa phương. Tỷ lệ đỗ thi tốt nghiệp năm học
2009 - 2010: 94.6%. Tỷ lệ thi đỗ ĐH, CĐ: hàng năm xấp xỉ 27%/ mỗi năm.
BÙI NGỌC PHI – MSSV: 1156120101 4
QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC – TH.S TRẦN KIỀU DUNG
2. Thực trạng ứng dụng CNTT tại trường
2.1. Cơ sở vật chất
Phòng học: 35- Phòng thực hành L_H_Si : 02 (90,7m
2
/phòng)- Phòng Thư
viện: 01- Phòng tin học: 03- Phòng học liệu: 03 (30m
2
với 07 máy tính đã được
kết nối Internet)- Phòng họp: 02. Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu
cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ, bàn ghế học
sinh, phòng thí nghiệm Lý_ Sinh _ Hoá chất lượng thấp, phòng phục vụ giáo dục
còn thiếu).
2.2. Thực trạng
Trường THPT Trần Phú là một trường còn gặp nhiều khó khăn với đội ngũ
giáo viên có mặt bằng kiến thức Tin học thấp, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu
thốn, trong những năm qua nhà trường đã từng bước ứng dụng CNTT trong công
tác dạy học cụ thể là:
Việc đầu tiên là triển khai giảng dạy, đào tạo kiến thức Tin học cơ bản cho đội
ngũ giáo viên, sau đó từng bước nâng cao kiến thức Tin học cho giáo viên bằng
cách tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp thiết kế bài giảng điện tử, sử dụng
các phần mềm dạy học như Sketchpad, Violet, Cho đến nay nhà trường đã mở
3 lớp Tin học cơ bản, 4 lớp dạy thiết kế bài giảng bằng Powerpoint và cách sử
dụng một số phần mềm dạy học cho đội ngũ giáo viên trong và ngoài trường.

Phát động các đợt thao giảng bằng bài giảng điện tử với các tư liệu, mô phỏng,
thí nghiệm ảo do giáo viên tự tìm tòi và tự thiết kế.
Những kết quả đã đạt được:
Sau một thời gian thực hiện, cho đến nay đã có kêt quả ban đầu như sau:
- Có 100% giáo viên biết sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản.
- Khoảng 50% giáo viên có thể thiết kế bài giảng điện tử và 1/3 trong số đó
có thể sử dụng các phần mềm dạy học của bộ môn mình dạy.
- Thiết kế và tổ chức thực hiện một số bài giảng điện tử ở các môn học như
Hoá học, Địa lý, GDCD, Tiếng Anh, Công nghệ, Ngữ văn, Tin học, Vật lý…
- Xây dựng các thí nghiệm ảo, các tư liệu mô phỏng của một số môn học như
Hoá học, Vật lý, Công nghệ, …
BÙI NGỌC PHI – MSSV: 1156120101 5
QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC – TH.S TRẦN KIỀU DUNG
3. Phân tích SWOT
3.1. Thuận lợi
Trong thời gian qua, việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã đem lại một số lợi
ích, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
- BGH và các cấp lãnh đạo luôn quan tâm, tạo điều kiện.
- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera … với âm
thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn
nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan.
- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với
người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác
để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học
sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo,
được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
- Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh
chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận
có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới.
3.2. Khó khăn

- Cơ sở vật chất còn hạn chế, tất cả các lớp vẫn chưa được trang bị hết các thiết
bị trình chiếu  hiện tượng đổi lớp làm ngại các giáo viên muốn dạy bài giảng
điện tử.
- Một số ít thầy cô còn hạn chế về kỹ năng tin học, chưa thật sự nhiệt tình trong
việc ứng dụng CNTT.
- Trình độ tin học và kỹ năng thao tác máy tính của học sinh còn quá yếu.
3.3. Cơ hội
- Tạo cơ hội cho cán bộ GV phát huy hết tính tích cực trong việc đổi mới
phương pháp, nội dung, hình thức dạy học.
- Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của cán bộ giáo viên ngày càng được
nâng cao.
- Chất lượng giảng và dạy được cải tiến góp phần tạo điều kiện cho học sinh
phát huy hết khả năng của mình.
3.4. Thách thức
- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa
được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc,
nhiều khi lạm dụng nó.
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng,
chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính sách,
cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các
BÙI NGỌC PHI – MSSV: 1156120101 6
QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC – TH.S TRẦN KIỀU DUNG
phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng
phương tiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử
dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu;
sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác
đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở
việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công
sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả.

4. Kinh nghiệm thực tế
Trong năm học 2014 – 2015 thì tại trường THPT Trần Phú – tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu cũng đã thực hiện kế hoạch Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như là cải thiện tình hình học tập của học
sinh.
Ban đầu kế hoạch cũng đem lại những hiệu quả nhất định về cải tiến chất
lượng đào tạo. Song bên cạnh đó, việc thực hiện cũng gặp không ít khó khăn:
+ Trường THPT Trần Phú là trường còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất
nên việc cải tiến và đồng bộ mạng lưới Internet trong toàn trường còn nhiều hạn
chế.
+ Đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý trong nhà trường đa số là đã có
tuổi nên khả năng tiếp thu các kiến thức công nghệ thông tin còn hạn chế.
+ Nhiều giáo viên, cán bộ quản lý trong trường chưa có khả năng tự học tự
nghiên cứu nên khó tiếp cận với một số phần mềm dạy học.
+ Nhu cầu cuộc sống làm cho nhiều giáo viên trở nên lo toan nên không có
thời gian nhiều để tập trung vào công tác soạn giáo án điện tử đổi mới phương
pháp giảng dạy còn nhiều hạn chế.
Hiện nay việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học vẫn còn nhiều trở ngại
và khó khăn nên đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải có những phương pháp cụ thể để
khắc phục những rủi ro gặp phải:
+ Ban lãnh đạo nhà trường, các cơ sở giáo dục cấp trên phải có sự quan tâm
sâu sắc tới chuyên môn cũng như là đời sống tinh thần để nâng cao khả năng làm
việc cho giáo viên và cán bộ quản lý trong nhà trường.
+ Nhà trường phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và huy động nguồn lực
để tăng cường đầu tư thêm nguồn máy và nâng cấp hệ thống quản lý trong nhà
trường.
+ Tăng cường việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT, động viên,
khuyến khích và hỗ trợ giáo viên học tập. Mỗi giáo viên luôn có ý thức tự học, tự
BÙI NGỌC PHI – MSSV: 1156120101 7
QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC – TH.S TRẦN KIỀU DUNG

nghiên cứu để nâng cao trình độ tin học, khả năng ứng dụng các phần mềm vào
quản lý và dạy học.
III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
- Kế hoạch thực hiện trong vòng 1 năm học (9/2015 – 5/2016)
ST
T
TÊN/NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
KẾT
QUẢ
CẦN
ĐẠT
NGƯỜI/
ĐƠN VỊ
THỰC
HIỆN
NGƯỜI/
ĐƠN VỊ
PHỐI
HỢP
ĐIỀU
KIỆN
THỰC
HIỆN
CÁCH
THỨC
THỰC
HIỆN

DỰ KIẾN
KK,RR
VÀ BIỆN
PHÁP
Giai đoạn chuẩn bị
1
Lên kế
hoạch và
trình cho
Ban Lãnh
Đạo nhà
trường
Kế hoạch
phải được
sự đồng ý
của lãnh
đạo
trường
Tổ
chuyên
môn,
nghiệp vụ
phụ
trách(tổ
Toán –
Tin)
Ban lãnh
đạo nhà
trường
(Hiệu

trưởng).
Các tổ
chức
doanh
nghiệp về
thiết bị
máy tính.
Hoàn
thành giai
đoạn
chuẩn bị
trước
tháng
9/2015.
Thực
hiện
đúng
chỉ thị
của Bộ,
và trình
duyệt
lên cho
Hiệu
trưởng
phê
duyệt
Sự chấp
thuận của
Hiệu
trưởng

không cao,
phải thực
hiện kế
hoạch một
cách cẩn
thận và chi
tiết
Giai đoạn thực hiện
1
Xây dựng
và củng cố
mạng
Internet
Củng cố
mạng cho
tất cả các
phòng
ban, đặc
biệt là
phòng
học tin
học.
Tổ Toán
- Tin và
các
phòng
liên quan
- Tổ sửa
chửa thiết
bị máy

móc
trong nhà
trường.
- Đơn vị
lắp đặt
mạng
internet.
- Hoàn
thành vào
ngày
30/9/2015.
- Kinh phí
thực hiện
là 5 triệu
(có file dự
trù kinh
phí đính
kèm).
Thực
hiện lắp
đặt
Internet
cho tất
cả
phòng
ban.
- Làm trì
hoãn hệ
thống
quản lý

bằng
internet
trong
trường.
(Phải có
phương án
thay thế.
- Tai nạn
nghề
nghiệp.
2 Ứng dụng 95% giáo Tổ Toán - Lãnh - Hoàn - Tổ - GV khó
BÙI NGỌC PHI – MSSV: 1156120101 8
QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC – TH.S TRẦN KIỀU DUNG
CNTT
trong đổi
mới
phương
pháp dạy
học cho
GV.
viên biết
sử dụng
máy tính
và 90%
GV biết
soạn giáo
án diện tử
– Tin. đạo nhà
trường
- Các

chuyên
viên về
Tin học
thành vào
ngày
30/12.
- Tổng
kinh phí là
10 triệu.
chức
hướng
dẫn cho
GV các
kỹ năng
sử dụng
máy
tính.
- Tổ
chức
các hội
thi “bài
giảng
trình
chiếu
cấp
trường”
có thể tiếp
cận liền
được với
máy tính.

- Mất
nhiều thời
gian của
GV.
3
Ứng dụng
CNTT
trong điều
hành và
quản lý
trong nhà
trường.
- Nhân
viên
trong các
phòng
ban dễ
dàng
quản lý
công
việc.
- Làm
việc có
logic và
nhanh
chóng,
các
phòng
ban có sự
kết hợp

chặt chẽ
- Chịu
trách
nhiệm về
quản lý
ứng dụng
CNTT
(Tổ Toán
– Tin)
- Các
phòng
ban trong
nhà
trường.
- Hoàn
thành vào
ngày
29/1/2016.
- Kinh phí
thực hiện
là 5 triệu.
- Triển
khai
cho các
phòng
ban về
công
tác này.
- Đào
tạo,

hướng
dẫn cho
các
phòng
ban về
các
phần
mềm
quản lý
cơ bản
- Công
việc khó
thực hiện
vì nhân
lực còn
thiếu.
- Các nhân
viên chưa
thực sự có
tâm huyết
với công
việc, việc
đào tạo chỉ
mang hình
thức.
4 Tập huấn,
bồi dưỡng
CNTT cho
giáo viên
- Các

phương
pháp,
hình thức
Tổ Toán
– Tin
- Các
giáo viên
trong
trường.
- Hoàn
thành vào
ngày
30/3/2016.
- Tổ
chức
dạy
dưới
- Mất thời
gian
nhiều.
- Phải thực
BÙI NGỌC PHI – MSSV: 1156120101 9
QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC – TH.S TRẦN KIỀU DUNG
và cán bộ
quản lý
giảng dạy
của GV
được cải
tiến dẫn
đến chất

lượng
dạy và
học được
nâng cao.
- Cán bộ
quản lý
trong nhà
trường có
kỹ năng
sử dụng
thành
thạo hơn.
- Cán bộ
quản lý
của các
phòng
ban.
- Chuyên
viên về
Tin học
nghiệp vụ
và quản
lý.
- Kinh phí
thực hiện
cho công
tác bồi
dưỡng là
10 triệu.
dạng

thực
hành,
mỗi gv,
cán
bộ/1
máy.
hiện giảng
dạy một
cách chi
tiết.
5 Tăng
cường đầu
tư cơ sở
hạ tầng
CNTT
trong
trường
- Tham
mưu với
Lãnh đạo
nhà
trường đề
nâng cấp
và đầu tư
thêm máy
tính.
- Kêu gọi
sự tài trợ
của các tổ
chức bên

ngoài và
hội cha
mẹ HS.
- Ban
lãnh
đạo(Hiệu
trưởng).
- Tổ Toán
– Tin.
- Doanh
nghiệp
bên
ngoài.
- Hội cha
mẹ HS.
- Hoàn
thành vào
ngày
30/4/2015.
- Kinh phí
cho dự án
này là 100
triệu.
- Đề
xuất với
Lãnh
đạo nhà
trường.
- Tăng
cường

công
tác
tuyên
truyền,
vận
động
Hội phụ
huynh
cha mẹ
HS.
- Điều
kiện kinh
tế trường
còn gặp
nhiều khó
khăn.
- Cơ sở
vật chất
trong
trường
không đủ
để trang bị
thêm máy
móc.
- Phải tăng
cường vận
động sự
hỗ trợ của
các tổ
chức xã

hội.
BÙI NGỌC PHI – MSSV: 1156120101 10
QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC – TH.S TRẦN KIỀU DUNG
Giai đoạn kết thúc
1
Kiểm tra
đánh giá –
họp rút
kinh
nghiệm
- Đánh
giá được
chất
lượng của
kế hoạch.
- Đã đạt
được
những kết
quả như
thế nào.
- Rút
kinh
nghiệm
trong các
kế hoạch
tiếp theo.
- Ban
lãnh đạo
nhà
trường.

- Chịu
trách
nhiệm
thực hiện
kế hoạch
( Tổ Toán
– Tin).
- Các
phòng
ban còn
lại trong
nhà
trường.
- Sở giáo
dục tỉnh
Vũng
Tàu
(kiểm tra
đánh giá)
- Hoàn
thành vào
tháng
5/2016.
- Bàn
bạc,
đóng
góp ý
kiến
cho kế
hoạch,

đồng
thời đưa
ra
những
kiến
nghị, đề
xuất
cho kế
hoạch.
- Không
mang tính
dân chủ và
thực tế.
- Nghiêm
chỉnh thực
hiện đúng
theo chỉ
thị của Bộ
GD&DT.
IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong xu hướng phát triển của khoa học kĩ thuật và CNTT, đòi hỏi phương pháp
dạy học trong giáo dục phải có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của
CNTT, trước hết là việc đổi mới phương pháp - hướng đến phương pháp dạy học
hiện đại, trong đó coi trọng việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Tuy nhiên, dù
phát triển ở mức độ nào đi nữa thì phương pháp dạy học hiện đại vẫn không xa
rời được phương pháp dạy học truyền thống. Vai trò của người thầy đạo diễn quá
trình dạy học hướng đến mục tiêu cuối cùng là người học tiếp nhận, nắm vững
kiến thức, kĩ năng và thái độ. Do đó, một yêu cầu đối với người thầy trong dạy
học hiện đại phải có một khả năng sư phạm tốt và phải biết kết hợp tất cả các yếu

tố truyền thống cũng như hiện đại để tổ chức hoạt động dạy – học đạt kết quả
cao.
Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tự
đổi mới phương pháp học tập, tự chủ hành động xây dựng kiến thức, đồng thời
phát huy được vai trò tương tác của tập thể lớp đối với quá trình nhận thức của
mỗi học sinh. Song để thực sự sử dụng một phương tiện dạy học đa tác dụng thì
đòi hỏi giáo viên phải tự rèn luyện, tự học nhiều hơn, phải sử dụng thành thạo
BÙI NGỌC PHI – MSSV: 1156120101 11
QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC – TH.S TRẦN KIỀU DUNG
máy vi tính, nâng cao kĩ năng về soạn giảng giáo án điện tử và các kĩ năng sư
phạm. Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy không còn là điều mới mẽ, xa lạ với
mỗi giáo viên chúng ta. Vẫn chỉ là cách nhìn nhận nó khác nhau ở mỗi lăng kính
dạy học của từng giáo viên. Mọi ước nguyện, kỳ vọng được đặt ra cho công cuộc
cải cách giáo dục, đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay.
2. Kiến nghị
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong trong dạy học.
- Tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa
phương tiện để ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên của các khoa, bộ môn về kiến thức,
kỹ năng tin học cơ bản và nâng cao kỹ năng sử dụng một số phần mềm dạy học.
- Xây dựng quy trình thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ
thông tin.
- Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học của giáo viên.
BÙI NGỌC PHI – MSSV: 1156120101 12
QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC – TH.S TRẦN KIỀU DUNG
Tài liệu tham khảo:
BÙI NGỌC PHI – MSSV: 1156120101 13

×