Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Luận văn so sánh điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực phê phán nga và pháp qua hai bộ tiểu thuyết của lep tônstôi và banzăc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.75 KB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo
Thái Thị Hoài An - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Ngữ văn đã tận
tâm dìu dắt trong suốt bốn năm qua.Cảm ơn các bạn sinh viên
lớp Ngữ Văn K03 đã quan tâm, khích lệ tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đề tài là vấn đề mà người viết yêu thích song vì thời
gian và khả năng có hạn, hơn nữa mới bước đầu làm quen với
công tác nghiên cứu khoa học nên chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót.Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô và các bạn.
1
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Lược sử nghiên cứu vấn đề 4
3. Mục đích nghiên cứu 5
4. Đối tưọng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của luận văn 6
7. Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1. Những khác biệt về chủ đề của “ Tấn trò đời” và “Chiến tranh
và Hoà Bình” 7
1.1. Sự khác biệt về chủ đề 7
1.1.1. Chủ đề của bộ “Tấn Trò Đời” 7
1.1.1.1. Chủ đề đồng tiền 7
1.1.1.2. Tham vọng cá nhân hay chủ đề vỡ mộng 13


1.1.2. Chủ đề của “Chiến tranh và Hoà bình” 16
1.1.2.1. Cuộc chiến tranh nhân dân 16
1.1.2.2. Con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống 18
1.2. Nguyên nhân của những khác biệt về chủ đề 22
1.2.1. Nguyên nhân xã hội 22
1.2.2. Truyền thống văn học 24
1.3. Tiểu kết 26
Chương 2. Những khác biệt về nhân vật trung tâm của “Tấn trò đời” và
“Chiến tranh và Hoà bình”. 27
2.1. Sự khác biệt về nhân vật 27
2.1.1. Nhân vật trung tâm của “Tấn Trò Đời” 27
2.1.1.1. Kiểu nhân vật tha hoá 27
2
2.1.1.2. Kiểu nhân vật bi kịch 31
2.1.2. Nhân vật trung tâm của “Chiến tranh và Hoà bình” 33
2.1.2.1. Nhân vật vật anh hùng mang tầm sử thi 33
2.1.2.2. Nhân vật lý tưởng 36
2.2. Nguyên nhân của những khác biệt về nhân vật 38
2.2.1. Nguyên nhân xã hội 38
2.2.2. Truyền thống văn học 40
2.3. Tiểu kết 41
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong buổi đưa tang của Banzăc (năm 1850), khi viên bộ trưởng nói
với Victo Huygô “đây là 1 người đàn ông đặc biệt”, Victo Huygô trả lời
“ông ta là 1 thiên tài”. Những lời tán tụng đó dành cho Hônôrê Đờ
Banzăc- 1 người mà khi còn sống đã từng tuyên bố đầy khẩu khí “Những

gì mà Napôlêông chưa làm được bằng thanh kiếm thì tôi sẽ làm được bằng
ngòi bút”. Sự thực là ngòi bút của ông đã gây tiếng vang trên thế giới
không thua kém gì những chiến công của Napôlêông, ngòi bút ấy đã vẽ nên
thiên “Tấn Trò Đời” của xã hội Pháp thế kỉ XIX đầy chính xác và sinh
động, cho tới nay cả thế giới vẫn nghiêng mình thán phục .
Cũng trong thế kỉ XIX, năm 1853, chàng thanh niên Tonstoi sau khi
viết hàng loạt tác phẩm : “Xâm Lược”, “Thiếu Niên” rồi viết tiếp “Thanh
Niên” đã nói “Tôi hoàn toàn tự tin mình là một thiên tài”. Để khẳng định
điều ấy, biết bao tác phẩm ra đời trong đó “Chiến tranh và Hoà Bình” -
“Một bích hoạ khổng lồ” “tiểu thuyết đẹp nhất của mọi thời, mọi xứ”
(CT&HB, I, 130) đã ghi dấu ấn riêng cho tên tuổi của ông.
Dưới sự chuyển tải của hai nhà văn kiệt xuất cũng là đại diện tiêu
biểu cho chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga và Pháp (thế kỷ XIX), “Chiến
tranh và Hoà bình” và “Tấn trò đời” đã thể hiện rõ những đặc trưng của
chủ nghĩa hiện thực phê phán hai nước ấy. Đề tài này giúp chúng tôi vận
dụng phương pháp nghiên cứu của văn học so sánh để rút ra những điểm
khác biệt của Văn học hiện thực phê phán Nga - Pháp.
Văn học so sánh ở Việt Nam ra đời muộn màng hơn so với các nước
trên thế giới. Song với sự muộn màng như vậy văn học so sánh có điều kiện
hội tụ trong nó những khuynh hướng, cách tiếp cận khác nhau đã được thẩm
định làm nên sự đa dạng, phong phú cho việc nghiên cứu bộ môn này. Cho tới
nay ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu so sánh thành công, có ý
4
nghĩa lớn lao trong nghiên cứu, phê bình văn học. Chính vì thế nó nhận được
sự yêu thích, ủng hộ của đông đảo mọi người. Lựa chọn đề tài này người viết
mong muốn góp phần làm sinh động hơn trong kho tàng nghiên cúu ấy.
Xuất phát từ những lý do trên cùng với sự yêu thích hai bộ môn Văn
học phương Tây và Văn học Nga chúng tôi chọn đề tài: “So sánh điểm
khác biệt của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga và Pháp qua hai bộ tiểu
thuyết “Chiến tranh và hoà bình”của Lep Tônstôi và “Tấn trò đời”của

Banzăc” cho luận văn tốt nghiệp Đại Học của mình.
2. Lược sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam vấn đề này đã được quan tâm nhưng chưa thực sự có
công trình nào nghiên cứu chuyên biệt. Có thể kể đến ở đây là “Chủ nghĩa
hiện thực phê phán trong văn học phương Tây” (Đỗ Đức Dục, NXB khoa
học xã hội, Hà Nội, 1981). Trong đó tác giả đã đi vào so sánh những nét
đặc trưng khác biệt giữa ba nền văn học hiện thực phê phán cổ điển Anh,
Pháp, Nga và chỉ ra “sự khác nhau giữa ba nền văn học hiện thực phê phán
cổ điển trên là do hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể của mỗi nước, mà
trước hết là do tình hình đấu tranh giai cấp ở mỗi nơi có khác nhau”. “Nói
chung, trong tiểu thuyết hiện thực phê phán nga có tiếng xiềng xích của
ngục tù và lưu đày, có tiếng làn roi da quất vào mặt tả tơi máu thịt của
người nông nô, mà đồng thời cũng có những lời thơ kỳ diệu, những bức
tranh tuyệt vời ca ngợi đất nước Nga, đời sống Nga, tâm hồn Nga. Và văn
học hiện thực phê phán cổ điển Nga thấm nhuần tư tưởng giải phóng con
người, giải phóng xã hội đã vượt hẳn văn học hiện thực phê phán cổ điển
Anh, văn học hiện thực phê phán cổ điển Pháp,ở chỗ nó đã đạt được một
phần đáng kể trong việc lý giải vấn đề thể hiện nhân vật anh hùng tích cực
cũng như vấn đề phác hoạ viễn cảnh của xã hội tương lai” [9, 176]. Như
vậy, những điều tác giả đề cập đến ở cuốn sách này khá nhiều, song còn
khái quát, chưa sâu sắc. Ở cuốn “Lý luận văn học” (Phương Lựu, NXB
GD, Hà Nội, 2004), Phương Lựu đã đề cập đến vấn đề này qua sự so sánh
5
nhân vật trung tâm phản diện ở “Tấn trò đời” với nhân vật chính diện lý
tưởng trong “Chiến tranh và Hoà bình”, từ đó thấy được “trong chủ nghĩa
hiện thực phê phán Nga, nhân vật chính diện có một sức vang vọng mạnh
mẽ… người ta đọc văn học hiện thực phê phán Pháp thì sẽ biết nhiều hơn,
nhưng đọc văn học hiện thực phê phán Nga thì say mê hơn là vậy”
[10,528]. Mariốt trong một bài viết cũng có sự so sánh nhỏ về hai bộ tiểu
thuyết “Trò đời là một bức hoạ đầy đủ hơn của một xã hội (…) nhưng là

một công trình chắpnối; tiểu thuyết của Balzac nghiên cứu đủ các giới
khác nhau, tuy dùng các nhân vật chung để gắn lại với nhau, nhưng vẫn là
chắp nối. Chiến tranh và hoà bình không phải là một công trình chắp nối
mà là một bức hoạ khổng lồ. Một đám người vĩ đại, như một khối đặc, di
chuyển trong truyện đó qua cảnh chiến tranh và h hoà bình, qua không
gian và thời gian để tới cái chết” (CT&HB, I, 130).
Do hạn chế về ngôn ngữ, tư liệu nên người viết không được tiếp xúc
nhiều với sách báo, tư liệu từ nước ngoài. Với đề tài này, người viết bắt tay
vào công việc với rất ít ỏi tài liệu đồng hành, người viết mong muốn đây sẽ
là quá trình chỉ dẫn đi trước của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Văn học hiện thực phê phán Nga và Pháp ra đời trong điều kiện lịch sử -
xã hội khác nhau nên giữa chúng có những nét khác biệt, người viết sẽ vận
dụng lý thuyết văn học so sánh để tìm ra những nét khác biệt đó từ hai bộ tiểu
thuyết “Chiến tranh và Hoà bình” và “Tấn trò đời”. Tuy nhiên với yêu cầu
của đề tài, người viết chỉ nghiên cứu những nét khác biệt lớn có ý nghĩa đặc
trưng trong hai bộ tiểu thuyết trên cơ sở sự khác biệt của chủ nghĩa hiện thực
phê phán của hai nước này chứ không so sánh những điểm riêng biệt do phong
cách nhà văn. Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn,
toàn diện hơn về chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga và Pháp. Ngoài ra việc so
sánh còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức nội dung phong phú và đa
dạng của trào lưu văn học hiện thực phê phán ở phương Tây thế kỷ XIX.
6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Vận dụng lý thuyết văn học so sánh để tìm những điểm
khác biệt của hai bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và Hoà bình” và “Tấn trò
đời”. Từ đó rút ra những đặc trưng khác biệt của chủ nghĩa hiện thực phê
phán Nga và Pháp (thế kỷ XIX).
Phạm vi nghiên cứu: Hai bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và hoà bình”
và “Tấn trò đời”, bên cạnh đó là một số tác phẩm cùng thời như: “Tanrat

Bunba” (Gogol), “Làm gì?” (Secnưsepki), “Epghênhi Onhêghin”
(Puskin) … trong văn học Nga; “Đỏ và đen” (Standal), “Một cuộc
đời”(Moupatxan),“Bà Bovary” (Flobert), … trong văn học Pháp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận văn bản
Phương pháp phân tích- tổng hợp
Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về
hai tác gia lớn của văn học thế giới và chủ nghĩa hiện thực phê phán của hai
nền văn học Nga và Pháp nói riêng cùng trào lưu văn học hiện thực phê
phán Phương Tây thế kỷ XIX nói chung.
Luận văn cung cấp kiến thức cần thiết cho sinh viên ngành Ngữ văn
trong học tập môn văn học Phương Tây và văn học Nga. Từ đó sẽ giúp ích
cho việc dạy học văn học nước ngoài ở phổ thông sau này.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục. Luận
văn gồm hai chương.
Chương 1: Những khác biệt về chủ đề của “Tấn trò đời” và “Chiến
tranh và Hoà bình”
Chương 2: Những khác biệt về nhân vật trung tâm của “Tấn trò đời”
và “Chiến tranh và Hoà bình”
7
Chương 1
NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA “TẤN TRÒ ĐỜI”
VÀ “CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH”
1.1. Sự khác biệt về chủ đề
1.1.1. Chủ đề của bộ “Tấn Trò Đời”
1.1.1.1. Chủ đề đồng tiền
Trong văn học phương Tây, đồng tiền không phải là một chủ đề hoàn

toàn mới mẻ. Trước Banzăc đã có Plốt (La Mã), Sexpia (Anh), Môlie (Pháp)
nhưng phải đến Banzăc đồng tiền mới thực sự trở thành nhân vật chính.
Ghizo - một viên thủ tướng đương thời đã đưa ra khẩu hiệu “hãy làm
giàu”. Làm giàu, “tôn thờ con bê vàng” đó là lý tưởng duy nhất ngự trị xã
hội đương thời, nó chà đạp lên mọi thứ từ đạo đức, danh dự cho đến tư
tưởng tình cảm và cả pháp luật. Xuất hiện trong hoàn cảnh đó, tiểu thuyết
của Banzăc - cả pho Tấn Trò Đời đã vẽ lên một bức tranh xã hội ở đó đồng
tiền thống lĩnh, ở đó gồm những “kẻ lừa bịp và đi lừa bịp” (2, 102) và quan
hệ giữa con người với con người là quan hệ nạn nhân - đao phủ.
Qua những tác phẩm của Banzăc ta thấy vị trí, sức mạnh của đồng
tiền trong xã hội Pháp là vô cùng lớn lao. Đồng tiền trở thành “Vị thần duy
nhất mà người ta tín ngưỡng” (3,65), Banzac từng nói “ở thời đại ta hơn ở
thời đại nào khác, tiền tài thống trị pháp luật, chính trị, phong tục …bằng
con đường chính đáng hay không chính đáng đạt tới thiên đường, trần gian
với cảnh xa hoa hưởng lạc phù phiếm, luyện rắn trái tim, dày vò xác thịt
nhằm kiếm được những của cải chốc lát,…, đó là tư tưởng chung của mọi
người” (3, 143).
Đã qua rồi cái thời con người day dứt vì lý tưởng của Hămlet “tồn
tại hay không tồn tại” (To be or not to be). Nay là thời đại của một thiên
độc thoại mới “có tiền hay không có tiền”. Với “Tấn trò đời” đồng tiền đã
8
trở thành nhân vật chính. Có thể làm bảng thống kê dài vô tận những cách
nói về đồng tiền vạn năng của Banzac, thật là muôn hình muôn vẻ. Hoặc
“đồng tiền cũng sống, cũng nhốn nháo như con người (3, 32), hoặc “đồng
tiền mua được lương tâm những kẻ làm cử động các vị thượng thư”
[16,79], hoặc “điểm tựa của tí tuệ là đồng tiền” (4, 24). Hoặc “tôi là con
người của thời đại, tôi tôn kính đồng tiền” [16,80].
Trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản”, Mác viết“… giai cấp tư sản
thẳng tay cắt đứt, không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào
khác ngoài mối lợi lạnh lùng và lối “tiền trao cháo múc không tình

nghĩa”[9,94]. Chính lời phê phán về bản chất của xã hội tư sản đã được
Banzăc chứng minh bằng những hình tượng hết sức sinh động, tất cả đều
hướng về chủ đề trung tâm duy nhất là vai trò của đồng tiền, quyền lực của
đồng tiền.
Trong cơn lốc xoáy mạnh mẽ của xã hội Kim tiền “vàng thay kiếm”,
xuất hiện những con người bị tha hoá, biến chất. Đó là Fêlix Grăngdê kẻ bị
lòng hám vàng và công cuộc làm giàu làm mất đi nhân tính, phá huỷ những
tình cảm bình thường tự nhiên của con người, phát triển bản năng và thú
tính. Đó là Sáclơ gã trai trẻ bị công cuộc kinh doanh tư bản làm cho tim
lạnh đi, co lại và khô cằn, làm giàu bằng mọi thủ đoạn, tha hoá đến trầm
trọng. Đó là những Ratinhăc, Luyxiêng Sacđông trước những cám dỗ của
địa vị, tiền tài đã đánh mất những gì tốt đẹp nhất của tuổi trẻ, để rồi “bán
linh hồn cho quỷ sứ”.
Banzăc cũng như các nhà văn cùng thời đã thể hiện tác động của
đồng tiền tới các mối quan hệ khác trong xã hội: chính trị, pháp luật, báo
chí, nghệ thuật, tôn giáo, …
Nếu có thể nói rằng cả thiên “Tấn trò đời” đều sặc mùi hôi tanh của
đồng tiền thì ở tiểu thuyết “Vỡ Mộng” hơn ở đâu hết, mùi hôi tanh đó nồng
nặc đến lợm giọng, đến kinh người. Ở đây, đồng tiền như một thứ siêu vi
trùng đã xâm nhập vào những cơ cấu xung huyết nhất, điểm huyệt nhạy
9
cảm nhất của trật tự quý tộc và tư sản, làm cho cả xã hội nhiễm độc, thối
rữa và toả ra cái mùi xác chết. Đồng tiền chi phối mọi hoạt động, mọi quan
hệ. Đồng tiền là động cơ của mọi dục vọng. Các tổ chức văn học, nghệ
thuật cũng biến thành những công cụ làm tiền.
Văn chương, báo chí, chính trị … đều bị đồng tiền chi phối. Mỗi
nghề, mỗi giới đều được phơi bày dưới cái mặt trái của nó gắn chặt với
bản chất ghê tởm của xã hội tư sản. Tờ báo chỉ là một “cửa hàng giấy lộn”
(4,397) và “cũng là một kho chưá nọc độc” (4,397), nhà báo và nhà văn là
những người bị bóc lột,tài năng của họ chỉ trở thành hàng hoá, thành vật

sinh lợi nhuận cho chủ nghĩa tư bản văn chương. Sân khấu là nơi “ diễn
viên mặc váy ngắn thụt yếm để câu khán giả”(4,404). Chính trị là một
“tuồng bộ bất tuyệt”(4,337) ở đó các đảng phái tranh chấp nhau về tiền tài
và địa vị. Banzac đã viết “ Anh đừng tưởng chính trị cao quý hơn giới văn
chương lắm đâu. Trong hai giới ấy hết thảy đều là đồi bại,mỗi con người
của chúng hoặc là kẻ gây truỵ lạc hoặc là kẻ bị truỵ lạc”.
Pháp luật cũng không tránh khỏi vòng cương toả của đồng tiền.
Tayofe- tên tư sản nhà băng giàu sụ, trắng trợn tuyên bố trong bữa tiệc đế
vương mà hắn là chủ nhân “…ông ấy sẽ không tuân theo pháp luật, pháp
luật sẽ tuân theo ông ấy. Đối với bậc triệu phú, không có đoạn đầu dài,
không có đao phủ (1,324).
Cùng với Banzăc, Xtăngđan trong tác phẩm “Đỏ và Đen” cũng nói
tới tác động của đồng tiền nhưng ở một khía cạnh khác. Qua tác phẩm của
ông ta thấy ở thời đại tư sản nhà thờ cũng không tránh khỏi vòng cương toả
của đồng tiền, nghĩa là bên cạnh sự thờ chúa nó cũng tôn thờ cả đồng tiền
mà có lẽ sự tôn thờ thứ hai này lại mạnh mẽ hơn vì nó thiết thực hơn. Tất
cả nền giáo dục của tôn giáo đóng khung trong một “tấm lòng kính trọng
mênh mông và sự vô biên đối với đồng tiền khô và lỏng” (5, 349) nghĩa là
tiền mặt và sự thuần phục giáo hoàng, vị chúa thứ hai trên mặt đất. Chung
quy bao nhiêu hình tượng bọn tu sĩ trong cuốn tiểu thuyết đều minh chứng
10
một sự thật ghê tởm, nó trở thành một nguyên lý mà Xtăngđan luôn nhắc
tới “Ý niệm tôn giáo gắn chặt với ý niệm giả dối và kiếm tiền” (5,349) hay
“những ý niệm hội viên hội thánh có thế lực và sự tàn ác thâm hiểm, quỷ
quyệt khăng khít gắn bó với nhau”(5, 340).
Tất cả guồng máy của xã hội đều vận hành theo quy luật của đồng tiền.
Cùng với sự tha hoá biến chất của con người dưới tác động của đồng tiền tư
bản, mối quan hệ giữa con người với con người có những sự đổi khác.
Trong “Vỡ Mộng” bà Bácgatông đã nói “thiên tài khôngcần cha,
không cần mẹ, không cần anh chị em … vì muốn xây dựng sự nghiệp lớn

họ phải ích kỷ (4, 202) còn Lutxô thì đã dạy Luyxiêng “lương tâm là một
cái gậy dùng để đánh người khác mà không bao giờ đánh mình” (4, 399)
những lời nói trên một lần nữa minh chứng cho sự băng hoại lương tâm đạo
đức của con người trong xã hội tư sản, chính vì vậy mối quan hệ giữa
người với người đó là mối quan hệ lạnh lùng, quan hệ nạn nhân- đao phủ đi
sâu vào một số tác phẩm ta thấy rõ điều này.
Lão Gôriô trong tác phẩm “Lão Gôriô” sau khi dùng tiền của mình
để cho con gái lấy được những người chồng giàu có, sang trọng, phải đến
sống ở quán trọ Vôke. Những năm tháng sống ở quán trọ, chứng kiến sự
tàn nhẫn của những cô con gái, lão Gôriô nhận ra sự quan trọng của đồng
tiền “đồng tiền có thể mua được tất cả kể cả tình cảm của những cô con
gái” (2, 311). Đồng tiền đã biến những cô gái như Anatxta, Đenphi thành
kẻ vị kỷ, chúng chỉ cần đến lão vì lão là một kho vàng cho chúng khai thác,
đến khi cạn kiệt thì lão trở thành một vết nhơ trong phòng khách của các
con và chúng có thể “dẫm lên xác cha mà đi vũ hội” (2, 331). Qua tác
phẩm ta thấy: Quan hệ trong gia đình tư sản dưới sự tàn phá của đồng tiền
trở thành quan hệ nạn nhân - đao phủ, trong đó người cha trở thành nạn
nhân của những đứa con bội bạc.
Đến tác phẩm Ơgiơni Grăngđê thì mối quan hệ này ngược lại, nạn
nhân lúc này không phải là người cha mà là đứa con tội nghiệp. Lòng hám
11
vàng đã giết chết ở người cha Grăngđê những tình cảm thiêng liêng nhất.
Vợ con, em, cháu là những người ruột thịt với hắn thì hắn chỉ có một ý nghĩ
là xem thái độ của họ đối với của cải của mình như thế nào để tìm cách đối
phó, hắn có thể là một con tính trên tờ báo đăng tin người em mới mất và
nhìn tất cả từ quan điểm lợi nhuận. Hắn bóc lột người ở, lợi dụng bọn cầu
hôn, nhẫn tâm với cháu, phá hoại hạnh phúc của con, buộc con trở thành kẻ
canh giữ tài sản cho mình, biến vợ thành nô tỳ và đày đoạ vợ.
Đồng tiền cũng khiến cho người cha của Đavít Xêsa trong “Vỡ
Mộng” bán xưởng in cho con với giá cắt cổ dù biết con mình không có

tiền, bởi “ đã làm ăn thì không cha con gì hết” (4, 26).
“Gia đình là nền tảng của xã hội” vậy mà trong gia đình tư sản lại
diễn ra mối quan hệ nạn nhân đao phủ. Điều này đã lý giải mối quan hệ
giữa con người với con người với nhau trong xã hội đương thời đầy tàn
nhẫn, lạnh lùng. Trong tác phẩm “Miếng da lừa” cuộc xung đột giữa
Raphaen và bọn người thượng lưu đã nói lên một cách sắc nhọn cái luật thú
rừng man rợ chi phối mối quan hệ giữa người với người. Banzăc viết “cái
xã hội hào hoa trục xuất ra khỏi nó những kẻ đau khổ… nó sống trên tiền
bạc và sự nhạo báng… xã hội rất mực khắc nghiệt với những người nghèo
khổ giám táo bạo đến làm ngáng trở những hội hè của nó, làm phiền nhiễu
những lạc thú của nó. Kẻ nào đau khổ về thể xác hay tâm hồn, không tiền
hay quyền hành là một tên cùng đinh” (1, 219).
Vôtơrin trong “Lão Gôriô” đã nói với Ratinhac “cái bí quyết của
những tài sản lớn mà không có nguyên nhân rõ rệt, là một tội ác được
quên đi, vì có lẽ nó đã được thực hiện một cách gọn ghẽ” (2, 138). Điều
này cho ta thấy tất cả các tài sản lớn đều gắn liền với lịch sử làm giàu
không minh bạch của bọn tư sản. Sâu sắc hơn hết thảy các tác giả đương
thời, Banzăc mô tả vô số cách làm giàu với những “thủ thuật” cụ thể, chính
xác.
12
Lịch sử làm giàu của Grangđê và Gôriô gắn bó mật thiết với thực tế
nước Pháp sau Cách mạng 1789, từ những bác thợ thủ công, bác phó mì,
Grangđê và Gôriô ở đẳng cấp thứ ba đã ngoi lên hàng ngũ tư sản. Thời kỳ
Cách mạng và những năm nội chiến là dịp để họ xây dựng cơ nghiệp lịch
sử làm giàu của họ, gắn liền với sự may mắn và đầu cơ tích trữ sau Cách
mạng.
Tinh vi và hiện đại hơn những Grangđê, Gôriô là Vôtơrin, cách làm
giàu của hắn đó là “giết người để chia hoa hồng”, “két bạc và tài ba của
hắn luôn luôn được dùng vào việc trả lương cho tệ lậu, hùn vốn cho tội ác
và duy trì một đạo quân thường trực gồm những kẻ vô lại chống đối xã hội

(2, 199) bởi “ cứ lương thiện thì chả nước non gì” (2, 131). Không nhẫn
tâm, vô đạo đức như Vôtơrin. Ratinhăc lại có cách làm giàu khác đó là bám
váy vào phụ nữ quý tộc để xâm nhập vào xã hội thượng lưu tham gia vào
công cuộc làm giàu của bọn người trong xã hội ấy, hắn cùng với nhà ngân
hàng Nuyxanhgiăng tham gia vào những vụ mờ ám để rồi thu được những
món tiền khổng lồ. Còn Sáclơ Grăngđê làm giàu bằng mọi thủ đoạn. Ở Ấn
Độ hắn chuyên làm việc cho vay nặng lãi và biến thành một con buôn đáng
ghê tởm, hắn không từ một thủ đoạn nào, đối với hắn con người là một thứ
hàng đặc biệt dễ vớ bở “hắn buôn người Trung Hoa, người da đen, tổ yến,
trẻ con, nghệ sĩ…” (3, 275).
Góp phần thể hiện sự làm giàu của bọn tư sản, Xtăngđan trong “Đỏ
và đen” đã dựng lên nhân vật Vanơlô, làm giàu trên máu và nước mắt của
người nghèo, trên sự bần cùng của nhân dân lao động.
Bằng việc nêu vị trí, sức mạnh, mặt trái của đồng tiền cũng như
cách làm giàu trong xã hội tư sản đã thể hiện tài năng quan sát nắm bắt và
đi sâu vào hiện thực của Banzăc. “Tấn trò đời” quả là một pho lịch sử vô
cùng sinh động và phong phú của xã hội Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Thật
không phải ngẫu nhiên mà nhiều người từng ví Tấn trò đời của Banzăc về
13
mặt nào đó như một bức hoạ kỳ diệu của “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản”-
tác phẩm bất hủ của Mác và Ăngghen (năm 1848).
Là một nhà văn hiện thực, Banzăc còn là một nhà triết học, một nhà
tư tưởng, với tầm nhìn vượt thời gian.Trong bức thư gửi cho em gái Lara,
Banzắc viết “Anh sẽ vạch ra những nguyên nhân và kết quả(…) khi anh kể
lịch sử của họ, anh sẽ chỉ ra quy luật chi phối sự hưng thịnh ngày hôm nay,
sự suy đồi của họ ngày mai” [17,16].Điều mà Banzăc viết trong bức thư
chính là tính dự báo mà ông đã thể hiện trong một tác phẩm thuộc phần
Khảo cứu triết học là “ Miếng Da Lừa” .Thông qua số phận của Raphaen
Valanhtanh, Banzăc đưa ra một triết lý: Đồng tiền đưa xã hội tư sản Pháp
đến đỉnh cao danh vọng nhưng rồi cũng chính bản thân nó đẩy xã hội Pháp

vào con đường diệt vong.
Bảng tổng kết của Banzăc là một lời cảnh báo cho bất cứ một xã hội
nào khi bước vào nền kinh tế tư bản,kinh tế thị trường. Những gì ta bắt gặp
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang bước vào nền kinh
tế thị trường đã một lần nữa minh chứng cho triết lí của Banzăc. Ông xứng
đáng là một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực không chỉ ở sự phản ánh hiện
thực mà còn ở tính dự báo của xã hội ấy.
1.1.1.2. Tham vọng cá nhân hay chủ đề “Vỡ mộng”
Chủ đề hết sức quan trọng của văn học Pháp thế kỷ này là chủ đề về
tham vọng cá nhân và những ảo tưởng tan vỡ.
Ở nước Pháp, sau những năm Cách mạng oanh liệt 1789-1794 và sau
thời kỳ chiến tranh sôi sục của Napôlêông lôi cuốn thanh niên Pháp đi “lập
chiến công” ở khắp các chiến trường Châu Âu, là thời kỳ hèn kém, ngu
xuẩn của chế độ trùng hưng với dòng họ Buôcbông theo chân bè lũ phong
kiến nước ngoài trở về làm vua nước Pháp và mưu đồ khôi phục lại những
đặc quyền, đặc lợi phong kiến đã lỗi thời. Kế sau đó, “những ngày vinh
quang” tháng Bảy 1830 trái với sự mong mỏi của mọi người, lại đưa lên
một “ông vua- con buôn”, mở ra thời kỳ thống trị tham tàn và thối nát của
14
bọn tư sản tài chính, bọn chủ ngân hàng. Tất cả những sự kiện lịch sử trên
đây đã gây nên trong đám thanh niên Pháp, trong nhân dân Pháp nói chung
một mối thất vọng, một tâm lý “vỡ mộng” sâu sắc. Cái tâm lý “vỡ mộng”
đó đã thấm nhuần trong nhiều tác phẩm văn học Pháp đương thời, kể cả
trào lưu lãng mạn chủ nghĩa lẫn trào lưu hiện thực chủ nghĩa. Đặc biệt với
ngòi bút hiện thực gân guốc và sắc bén của Banzăc, chủ đề “vỡ mộng”
được thể hiện sâu sắc.
Chủ đề mâu thuẫn cá nhân và xã hội hay còn gọi là chủ đề “vỡ
mộng”còn nảy sinh từ cái uy thế to lớn của đồng tiền khi mà giai cấp đại tư
sản bước lên địa vị thống trị và nắm chính quyền. Cá nhân đây là cá nhân
của những thanh niên trí thức thuộc tầng lớp giữa và dưới của giai cấp tư

sản hoặc xuất thân từ gia đình quý tộc phá sản. Ở họ tài năng, trí tuệ có
thừa nhưng chỉ vì kém đồng tiền mà không thể ngoi lên một địa vị cao
trong xã hội, họ cảm thấy mình sinh ra không gặp thời và đâm ra buồn nản,
bất đắc chí, đi đến “vỡ mộng”. Bi kịch ấy càng thêm gay gắt ở một xã hội
như nước Pháp sau khi thời đại Napôlêông là cái thời lập công trên chiến
trường đã qua rồi, hết bọn quý tộc ngóc đầu dậy lại đến bọn đại tư sản lên
ngôi.
Ratinhăc trong “Lão Gôriô” là một thanh niên quý tộc sa sút ở tỉnh
lẻ lên Pari lập nghiệp, khát vọng của Ratinhăc là quyết tâm làm việc một
cách cao quý, trong sạch, làm việc ngày đêm chỉ cần cù mà nên sự nghiệp.
Sống ở quán trọ Vôke, chứng kiến mối quan hệ của cha con lão
Gôriô cùng với những trải nghiệm đau đớn về thân phận của mình tại
những phòng khách sang trọng ,“con quỷ xa hoa như cắn vào tim chàng ,
bệnh cuồng vọng kiếm tiền xâm chiếm chàng ,cơn khát vàng làm khô cổ
họng chàng”(2,88). Ratinhăc nhận ra sự thật và đã học được “ba niên khoá
bộ luật Pari mà người ta không nói đến ,mặc dù nó là một thứ phán lệ xã
hội cao cấp ,học thông và ứng dụng tốt thì điều gì cũng có thể đạt”(2,91).
Đồng thời anh lĩnh hội lí thuyết sự thành đạt từ hai người dìu dắt dù họ ở
15
hai đầu bậc thang xã hội - một nữ chúa của giới thượng lưu, một tên tù khổ
sai vượt ngục - luận điểm của họ thống nhất kỳ lạ.
Ratinhăc đã phải đấu tranh giữa việc giữ gìn tâm hồn mình để nó
“trong trắng như một bông huệ” (2, 139) hay lao vào học thông bộ luật đó.
Cuối cùng thì những ảo tưởng tốt đẹp của Ratinhăc đành tan vỡ trước thực
tế tàn nhẫn. Sau khi chôn cất xong lão Gorio, chôn đi những giọt nước mắt
cuối cùng chàng đã hướng về Pari với lời tưởng như là thách thức nhưng
hoá ra là đầu hàng “giờ đây chỉ còn ta và ngươi”[2,344]. Từ “Lão Gôriô”
lần theo các tác phẩm khác, ta thấy Ratinhăc ngày càng thăng tiến trở thành
đại biểu thành Acxi, nguyên lão nghị viện nước Pháp, nhưng do vậy những
ảo tưởng cao quý thời trẻ tuổi cũng mất đi.

Bên cạnh Ratinhăc còn có nhiều người cũng rơi vào bi kịch tương tự,
Luyxiêng Sacđông (Vỡ mộng) là một chàng trai như vậy. Lúc đầu
Luyxiêng cũng muốn dùng tài năng để chinh phục xã hội, muốn hướng về
những biện pháp cao thượng. Thế nhưng “tất cả mọi việc đều giải quyết
bằng đồng tiền”, “đồng tiền là quyền lực duy nhất bắt xã hội này phải quỳ
gối” (4, 256). Chính trong xã hội đó, mỗi người rút cục chỉ là phương tiện
của kẻ khác, mà đồng tiền ngự trị. Mà đồng tiền là “lời giải đáp cuối cùng
của mọi bí quyết” (Vỡ Mộng, 340). Xã hội đó đẻ ra tấn bi kịch chung là
mâu thuẫn sâu sắc và đau đớn giữa cá nhân và xã hội, thể hiện thành mâu
thuẫn giữa cá nhân tài năng và đức hạnh với xã hội tầm thường, hèn kém,
bẩn thỉu, độc ác. Ở xã hội đó thiên tài trở thành “một bệnh ác tính”. “Cần
cù lao động chẳng phải bí quyết để làm nên” (Vỡ Mộng, 343). Cho nên tài
văn chương của Luyxiêng hay óc phát minh của Davit xêsa cũng chẳng làm
nên gì nếu nó thiếu đồng tiền làm điểm tựa. Vỡ Mộng chính là tấn bi kịch
thảm hại của người tri thức, người nghệ sĩ, nhà phát minh trong xã hội
Pháp thế kỷ XIX, ở xã hội đó chỉ có hai con đường: Một là, bất tài nhưng
biết theo thời thì được như Đuy Satơle, sảo trá được như Finô, hay tham
lam tàn ác được như bọn Quanhtê là có thể bước lên ghế tỉnh trưởng, giám
16
đốc, nhà báo, thậm chí thượng thư hay nguyên lão nghị sĩ. Hai là, có tài
năng nhưng muốn giữ mình trong sạch như Đactedơ thì phải sống nghèo
khổ, ngay thẳng như Davít thì bị cô đơn, thậm chí ngây thơ chung thuỷ như
Coraly thì phải chết yểu. Còn như có tài và lắm tham vọng mà lại ngả
nghiêng, bấp bênh, không kiên trì theo hẳn một phe nào như Luyxiêng thì
cả cuộc đời chìm nổi lên voi xuống chó và cuối cùng nếu không quyết tầm
tự tử thì phải bán mình cho quỷ sứ nhận lấy bài học chống đối xã hội theo
kiểu Vôtơrin.
Chủ đề “Vỡ mộng” không chỉ có Banzăc thể hiện, đây là một chủ đề
lớn của văn học hiện thực phê phán Pháp thế kỷ XIX, ở đó có những tác
phẩm của Xtăngdan, Flobe, Mopatxăng, v.v…

Bi kịch “vỡ mộng” không chỉ xảy ra đối với người đàn ông mà nó
còn xảy ra với cả những người đàn bà, không kém phần đau đớn mà có lẽ
còn thảm hại hơn. Họ là những bà Bovary (Bà Bovary - Flobe), Jane (Một
cuộc đời - Mopatxăng), Ơgiơni Grăngde (Ơgiơni Grăngde- Banzăc)… họ
đều là những người đàn bà có trí tuệ, nhan sắc, có nhiệt tình, bước vào đời
với những ước mơ, hạnh phúc thanh cao, lãng mạn, nhưng rồi phải lấy
những người chồng quý tộc hay tư sản tầm thường, hèn kém. Họ cảm thấy
thất vọng cay đắng trong cuộc đời tẻ nhạt, có người nhẫn nhục kéo dài
trong sự cô đơn, âm thầm (Jane, Ơgiơni), người thì bị xô vào con đường
ngoại tình nhưng rồi cũng vỡ mộng đến nỗi phải kết thúc cuộc đời mình
bằng tự tử (bà Bovary).
1.1.2. Chủ đề của “Chiến tranh và hoà bình”
1.1.2.1. Cuộc chiến tranh nhân dân
“Nhân dân thật là kì diệu vô song” (6.3, 309) đó là điểm xuất phát
cũng là điểm hộ tụ trong toàn bộ cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Ở đây,
không chỉ là niềm yêu mến nồng nàn đối với nhân dân Nga mà điều quan
trọng hơn chính là ở chỗ nhà văn đã hiểu được thấu đáo sức mạnh vô địch,
tiềm tàng, trong lòng nhân dân bất diệt.
17
“Chiến tranh và hoà bình” miêu tả một trong những biến cố quan
trọng nhất trong lịch sử phát triển của nhân dân Nga và toàn châu Âu lúc đó:
cuộc chiến tranh 1812. Nó diễn tả nhân dân như nhân vật chính, nhân vật
trung tâm của tiểu thuyết anh hùng ca. Trong số 559 nhân vật của tác phẩm
có đến 200 nhân vật xuất thân từ nhân dân. Đó là những người yêu nước
bình thường, giản dị, những người đàn bà xưa nay chỉ nghĩ đến gia đình
vậy mà cũng vùng lên đánh giặc.
“Mục đích của nhân dân chỉ có một: giải phóng đất nước khỏi cuộc
xâm lăng” (6.4,163) chính vì vậy khi bọn xâm lược Napôlêông kéo vào
dày xéo nước Nga thì toàn dân nhất tề vùng lên tiến hành cuộc chiến tranh
nhân dân toàn diện để chống lại chúng. Nhân dân Nga đã tự tay thiêu huỷ

nhà của, thóc lúa của mình quyết không để lọt vào tay giặc, họ đã dùng kế
“vườn không nhà trống”, phóng hoả Matxơva. Không chỉ dùng lại ở những
hình thức phản kháng thụ động, nhân dân và quân đội Nga đã giáng cho
con thú xâm lược một đòn chí mạng trên chiến trường Bôrôđinô. Tả lại khí
thế chiến đấu quên mình của những người lính Nga trên chiến trường này,
Lép Tônxtôi viết “trên tất cả các khuôn mặt, ngọn lửa bấy lâu được giữ kín
trong lòng bỗng bừng lên- giường như để ứng phó với những việc đang xảy
ra- thành những tia chớp xuất hiện trên bầu trời khi cơn giông sắp đến”
(6.3,330) ý chí chung của họ là đè bẹp quân thù, giải phóng Matcơva.
Nhưng đáng sợ hơn hết đối với kẻ thù đó là cuộc chiến tranh du kích
của nhân dân các đội du kích đã tiêu hao dần sinh lực địch. Nhân dân Nga
đánh giặc bằng bất cứ thứ gì có trong tay và với một tấm lòng yêu nước
“cây gậy tầy của chiến tranh nhân dân vẫn giơ cao lên với sức mạnh dữ
dội và uy nghi của nó…giáng xuống quân Pháp cho đến khi cuộc xâm lăng
bị tiêu diệt” (6.4, 188). Việc thực hiện chiến lược vườn không nhà trống,
chiến lược của quân chính quy cùng với việc phục kích tiêu diệt sinh lực
địch của đông đảo nhân quân du kích đã làm cho hơn 60 vạn quân Pháp
chìm đắm vào biển cả của cuộc chiến tranh nhân dân mênh mông vô tận,
18
cuối cùng đã chôn vùi hầu hết quân thù giải phóng nước Nga và chấm dứt
một giai đoạn đế chế lừng lẫy của hoàng đế Napôlêông.
Trong tập thể nhân dân rộng lớn chúng ta bắt gặp nhiều hình tượng
cụ thể: Từ bác chủ quán ở Xmôlencơ, anh nông dân Cácpơ và Vơlát không
tham tiền nên từ chối bán rơm cỏ cho địch, những người lính vô danh trên
chiến trường Bôrodino, những chàng du kích như Tikhôn, … mỗi người
đều có lòng yêu nước và kiên quyết chống giặc. Và nổi lên tất cả là hình
tượng người anh hùng nhân dân Kutuzôp. Kutuzôp là tập trung vể đẹp,sức
mạnh, ý chí của nhân dân Nga trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại đó
“Chiến tranh và Hoà bình” là bản anh hùng ca bất hủ, ca ngợi sức
mạnh của nhân dân. Nó tràn đầy tinh thần lạc quan, tin yêu cuộc sống. Ra

đời vào lúc mà nhân dân Nga còn nằm trong cảnh nghèo khổ, nô lệ sau
cuộc Cách Mạng nửa vời bịp bợm 1861 do nội dung tích cực của nó, tác
phẩm của Tônstôi là một đóng góp quý báu vào cuộc đấu tranh giải phóng
của nhân dân Nga. Tác phẩm đã chỉ ra cho người đọc thấy một chân lý sâu
sắc là khi một dân tộc đã một lòng kiên quyết đứng lên tiến hành cuộc
chiến tranh chính nghĩa thiêng liêng đẻ giữ gìn đất nước thân yêu thì nhất
định dân tộc đó sẽ đánh bại được kẻ thù xâm lược cho dù chúng có hung
hãn và hùng mạnh đến đâu đi nữa .
1.1.2.2. Con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống của thanh niên Nga
thế kỷ XIX
Pie Bedukhôp và Andrây Bôlônki là hai chàng thanh niên quý tộc,
cảm nhận được sự vô vị, nhàm chán trong phòng khách quý tộc sang trọng
nên cả hai đều mơ ước đi tìm một “tâm hồn cao cả hơn người’ kiểu
Napôlêông. Trải qua vô vàn thực tế khắc nghiệt Andây và Pie mới hiểu ra
hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống không phải ở giấc mộng “Tulong” để trở
thành một Napôlêông thứ hai hay ở cải cách chính trị trong một nền chính
trị quan liêu bảo thủ (Andrây) hay ở cải cách trang ấp hoặc tham gia vào
19
hội tam điểm (Pie). Hạnh phúc đích thực là trong cuộc sống của nhân dân,
trong sự hoà nhập giữa cái riêng và cái chung.
Đứng trên đỉnh cao của xã hội quý tộc thượng lưu, Pie đã giành
được nhiều thứ do xã hội ban tặng là hôn nhân,tình yêu của Êlen, Thế
nhưng, nhận ra bản chất xấu xa của xã hội, chàng đã rất chán ghét. Tham
gia cải cách cho nông nô trong trại ấp của mình nhưng thất bại, Pie lao
mình vào hoạt động tôn giáo trong hội Tam Điểm với khao khát đem tâm
huyết, tình yêu của mình cho nhân loại song lại thất vọng hoàn toàn vì hội
này chỉ có bề ngoài còn bên trong thì rỗng ruột.Chàng từ bỏ hội và chôn
vùi cuộc sống trong sa đoạ, coi như chấm dứt cuộc đời từ đây. Cuộc chiến
tranh ái quốc năm 1812 đã thức tỉnh Pie và rọi ánh sáng vào mớ tư tưởng
rối bời của Pie, giúp chàng nhận ra đâu là chân lý, chàng hăm hở tham gia

vào cuộc chiến, chàng nghĩ “phải thành một người lính… phải đem hết tâm
hồn, thể xác ra nhập vào đời sống chung nó, thấm nhuần những tình cảm
nó làm cho họ thành những con người như vậy” (6.3, 519), sau thời gian bị
bắt làm tù binh chàng đã thay đổi “mắt chàng có một vẻ cương quyết, bình
tĩnh lanh lợi mà trước kia chàng không hề có. Cái tính dễ dãi xuề xoà hồi
trước hiện rõ cả trong khoé mắt chàng bây giờ đã mất hẳn và chàng có
một nghị lực kiên quyết, sẵn sàng hành động, đối phó” (6.4, 191). Con
đường Pie đã đi qua bằng đôi chân đất như hàng triệu nhân dân Nga đi thời
bấy giờ, tượng trưng cho con đường lột xác để nhập thân vào nhân dân
không chỉ về tinh thần, về tâm hồn, về đạo đức mà cả về thể xác nữa.
Cuộc hành trình mà Pie đã trải qua từ sa đoạ, thừa thãi trong thế giới
quý tộc cung đình, bế tắc trong hoạt động tôn giáo, rồi băng mình trên
chiến trường máu lửa, qua bị làm tù binh và cuối cùng được đội du kích
cứu thoát từ trong tay quân thù là một quá trình lột xác của chàng, khẳng
định giai đoạn bước vào thời kỳ hoạt động Cách mạng từ tự phát đến tự
giác. Để rồi sau ngày chiến thắng trở về Matxcơva, Pie gặp lại Natasa, nàng
đã nhận xét “anh ấy bây giờ trông sạch sẽ trơn tru, tươi tắn như vừa được
20
tắm ấy - về tinh thần mà” (6.4, 344). Chính sự đổi mới ấy đã dẫn Pie bước
vào hoạt động Cách mạng bởi lẽ chàng thấy tính chất phản động của hệ
thống chính quyền chuyên chế hoàn toàn đi ngược lại nguỵên vọng của
nhân dân, những người làm nên chiến thắng vĩ đại.
Cũng như Pie, Andrây đã thấy được bản chất xấu xa của xã hội
thượng lưu. “Những phòng khách, những truyện kháo vặt, những buổi
khiêu vũ, thói hư vinh, cuộc sống rỗng tuyếch” là cái vòng luẩn quẩn tôi
không tài nào thoát ra được”(6.1, 207). Rời bỏ xã hội thượng lưu, ôm giấc
mộng công danh và lòng sùng bái Napôlêông, lao vào cuộc chiến tranh
1805. Giấc mộng “Tulông”đã tan vỡ trên bầu trời Aulectic, cùng với cái
chết của vợ khiến chàng khủng hoảng tinh thần sâu sắc. Andrây chỉ thật sự
tìm thấy lẽ sống chân chính của mình trong cuộc chiến tranh ái quốc 1812.

Nếu như ở giai đoạn Bôgurasôvô, cái tôi là mục đích và ý nghĩa của chàng
thì đến giai đoạn Bôrôđinô, cái tôi gắn bó mật thiết vào cái chung, hoà vào
cái chung vĩ đại của toàn dân, cái tôi và cái ta thống nhất chặt chẽ. Quả
thực, cuộc chiến tranh 1812 mà Andrây tham gia là bước ngoặt để đưa
Andrây về với nhân dân, là cái nôi để anh tìm về với ý nghĩa, lý tưởng cuộc
sống của mình, cảm nhận được cuộc sống đích thực, tìm ra chân lý là ở
trong đấu tranh của nhân dân.
Tâm trạng và con đường đi của Andrây và Pie cũng chính là tâm
trạng là con đường đi của tầng lớp thanh niên quý tộc đương thời. Do vậy
hai nhân vật này không phải là hai cá nhân riêng lẻ tách biệt mà là hai đại
diện của tầng lớp quý tộc Nga. Quá trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống của hai
nhân vật này là qúa trình mò mẫm, tự lột xác, tự gột rửa mình đầy vất vả để
vươn tới đạt được khát vọng và chân lý ở đây là: chỉ khi nào hoà nhập vào
biển cả nhân dân, khi đó họ mới tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, lý tưởng chân
chính của mình.
Con đường đi của Andrây và Pie là con đường tìm về với chân lý của
Lêvin (Anna Karênina),Vêra Palopna (Làm gì? - Senưsepki)…
21
Lêvin (Anna Karenina) tiếp tục con đường tìm tòi lý tưởng gian khổ
trong nhiều tác phẩm trước đó của Lép Tonxtoi. Đó là hình ảnh của một
người quý tộc muốn tìm cách bắc một chiếc cầu thông cảm giữa mình và
nhân dân, chàng muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa. Nhưng Lêvin đã
vượt xa hơn Andrây, Pie vì đã trải qua một quãng đường dài gian khổ
Andrây và Pie mới phát hiện ra chân lý nhân dân. Đối với Lêvin chân lý đó
đã được khẳng định. Cái lớn lao của những người như Lêvin chính là thái
độ không bằng lòng của họ đối với thực tại đen tối của chế độ nông nô
chuyên chế, là sự quan tâm tha thiết đến việc tìm tòi cách giải quyết cảnh
bất công trong xã hội.
Không chỉ có những người đàn ông trăn trở đi tìm ý nghĩa cuộc sống
mà những người phụ nữ cũng vậy. Vêra Palopna (Làm gì?) là một người

phụ nữ như thế. Không thoả hiệp với điều đê tiện, huỷ hoại nhân cách của
mình lấy một người chồng giàu sang để hưởng hạnh phúc. Vera chọn cho
mình một lối đi riêng: tự mình quyết định số phận của mình. Qua hình
tượng Vera ta thấy một con người luôn trăn trở đi tìm ý nghĩa của cuộc
sống và không dừng lại ở chỗ làm cho người phụ nữ thực sự tự do, bình
đẳng trong tình yêu, được tự quyết định số phận của mình mà còn phải tiến
tới chỗ làm cho họ thực sự độc lập trong lao động, gia đình và xã hội. Việc
Vera tự mình đứng ra tổ chức xưởng may cũng như sau này cố gắng học
tập để trở thành thầy thuốc cũng đã nói lên điều đó. Với hình tượng Vera,
lần đầu tiên trong văn học Nga, Sepnưsepki đã xây dựng được nhân vật phụ
nữ mới có lý tưởng tiên tiến và hành động tự chủ “biết sắp xếp cuộc đời
mình rất ổn thoả”.
Như vậy, lớp người như Andrây, Pie… có rất nhiều điểm chung, họ
đều khinh ghét xã hội thượnglưu, bất bình với thực tại xấu xa ở xung
quanh. Họ cũng không bằng lòng với chính họ luôn băn khoăn đi tìm ý
nghĩa chân chính và sứ mạng thực sự của con người. Trong người họ diễn
ra cuộc đấu tranh giằng co quyết liệt giữa hệ tư tưởng quý tộc và lý tưởng
22
tiên tiến của thời đại. Họ chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của nhiều nhà khai
sáng khác. Nhưng họ chỉ thực sự hiểu được chân lý của cuộc sống khi tiếp
xúc với nhân dân. Họ ngày càng nhận thức được vai trò của những con
người bình thường, những người lính, những người nông dân Nga. Từ
trong họ xuất hiện những người tháng Chạp, thế hệ cách mạng đầu tiên
trong phong trào giải phóng của nhân dân Nga thế kỷ XIX.
1.2. Nguyên nhân về những khác biệt về chủ đề
1.2.1. Nguyên nhân xã hội
Nước Pháp thế kỷ XIX đầy biến động, với những sự đảo lộn chưa
từng thấy trước đó. Trong vòng 71 năm từ 1799-1870 nước Pháp đã chứng
kiến sự hình thành và sụp đổ của 7 thể chế chính trị liên tiếp nhau chưa kể
đến thời kỳ ngắn ngủi của Công xã Pari. Cuộc cách mạng tư sản 1789-1794

đã không thiết lập theo như dự đoán của các Ánh Sáng thế kỷ XVIII một xã
hội công bằng hợp lý đặt cơ sở trên lý trí tài năng của con người. Cụ thể ở
nước Pháp, sau những năm Cách mạng oanh liệt 1789-1794 và sau thời kỳ
chiến tranh sôi sục của Napôlêông lôi cuốn thanh niên Pháp đi lập công ở
các chiến trường châu Âu, tiếp theo là thời kỳ hèn kém, ngu xuẩn của chế
độ trùng hưng với dòng họ Buốcbông theo chân bè lũ phong kiến đã lỗi
thời. Kế sau đó “những ngày vinh quang” Tháng Bảy 1830, trái với sự
mong mỏi của mọi người lại đưa một “ông vua- con buôn” mở ra thời kỳ
thống trị tham tàn và thối nát của bọn tư sản tài chính, bọn chủ ngân hàng.
Cuộc Cách mạng tư sản 1848 đã đưa toàn bộ giai cấp tư sản lên nắm chính
quyền.
Banzăc viết bộ tiểu thuyết Tấn Trò Đời trong thời kỳ thắng lợi của
chủ nghĩa tư bản, của những gã tư sản làm giàu bất chính. Sức mạnh, điểm
tựa của giai cấp tư sản là đồng tiền. Đồng tiền chi phối tất cả mọi quan hệ
tình cảm con người cũng như các mối quan hệ khác trong xã hội. Là nhà
văn có tâm huyết, Balzac đã thấy rõ sự tàn phá khủng khiếp của đồng tiền
cũng như vị trí, sức mạnh của nó trong xã hội tư bản.
23
Sự biến động của lịch sử cùng với sự thắng thế của đồng tiền đã gây
ra một tình trạng mất thăng bằng trong mỗi một người Pháp. Những ảo
tưởng tốt đẹp chưa kịp thực hiện lại bị mất đi bởi sự thay thế liên tiếp các
thể chế chính trị. Bối cảnh xã hội khiến tầng lớp thanh niên, những người
mới bước chân vào cuộc đời luôn ở trạng thái bấp bênh, dễ giao động và
trở thành những cá nhân đơn độc trước một xã hội bị thống trị bởi đồng
tiền. Những ảo tưởng nuôi dưỡng từ những tình cảm tốt đẹp bị cuộc sống
bóp nghẹt trở thành những ảo tưởng tan vỡ. Thanh niên lúc bấy giờ đứng ở
ngã ba đường, đó là tâm trạng của người đập ngôi nhà cũ để xây nhà mới,
nhưng sau khi đã đập phá nhà cũ thì người ta báo cho anh biết là thiếu vật
liệu để xây dựng nhà mới. Họ không còn lý tưởng nào cả để phụng sự như
trước kia, họ thiếu những nhiệm vụ lớn, triển vọng lớn. Với tâm trạng chán

chường một số đâm ra bi quan tiêu cực, một số khác đông đảo hơn, hoạt
động hơn thì lại chen chúc trong cái ngõ hẻm tiền tài và danh vọng. Xuất
hiện trong bối cảnh lịch sử như vậy chủ đề đồng tiền và tham vọng cá nhân
là chủ đề trung tâm của văn học Pháp thế kỷ này.
Khác với văn học hiện thực Pháp, văn học hiện thực Nga lại nảy sinh
trong điều kiện lịch sử- xã hội khác.Ở nước Nga, năm 1861 Nga hoàng
thực hiện cuộc cải cách 1861. Nội dung cuộc cải cách là xoá bỏ chế độ
nông nô, đem trả tự do cho nông nô nhưng thực thế đó chỉ là nguỵ biện để
chính quyền nga hoàng duy trì những đặc quyền, đặc lợi của mình. Cuộc
cải cách mang tính chất bịp bợm, nửa vời nên sau cải cách đời sống của
nhân dân vẫn không thay đổi, đó là nguyên nhân của những cuộc nổi loạn
diễn ra trong khoảng 2000 xã trên 90% các tỉnh ở nước Nga. Sự phát triển
của phong trào nông dân cho thấy sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ
chuyên chế Nga hoàng, đồng thời thể hiện bước phát triển mới của chủ
nghĩa tư bản ở Nga. Chủ nghĩa tư bản ra đời xuất hiện giới trí thức tiên tiến,
gắn bó với cuộc đấu tranh của nhân dân.
Đây là thời kỳ chấm dứt đấu tranh cách mạng bằng vũ lực, chuyển
24
sang giai đoạn mới đó là giai đoạn đấu tranh bằng tư tưởng. Vấn đề đặt ra
là tìm con đường nào cho nước Nga để thoát khỏi chế độ nông nô chuyên
chế . Cuộc đấu tranh tư tưởng lúc này đặc biệt quan trọng trong việc phê
phán trật tự xã hội hiện hành, tuyên truyền phổ biến những tư tưởng cách
mạng, động viên tranh đấu.
Lúc này diễn ra cuộc tranh cãi sôi nổi của những tư tưởng khác nhau.
Phái " Sùng Xlavơ": chủ trương giải phóng xã hội bằng tuyên truyền, kêu
gọi sự thức tỉnh của nhân dân, phát triển nước Nga theo con đường phương
Đông. Phái "Sùng Phương Tây" lại chủ trương giải phóng xã hội bằng bạo
lực, bằng con đường cải cách từ trên xuống, bằng chủ nghĩa tự do cải
lương. Dù bảo thủ theo con đường phương Đông hay mù quáng theo con
đường phương Tây tất cả đều xa lạ với quần chúng nhân dân. Khác với cả

hai phái trên là Biêlinki và Gecxen với tư tưởng giải phóng nhân dân Nga
theo Cách mạng Chủ nghĩa xã hội không tưởng. Lép Tônstôi không đề xuất
một con đường nào cụ thể nhưng những gì mà ông thể hiện trong “Chiến
tranh và Hoà bình” cho ta thấy: dù là con người nào đi nữa thì phải hướng
về nhân dân.
Hai chủ đề mà Lép Tônstôi thể hiện trong “Chiến tranh và Hoà
bình” là sự thể hiện khát vọng kiếm tìm một con đường cho nhân dân Nga
trong cuộc đấu tranh không mệt mỏi cho tương lai .
Trong xã hội Nga thế kỉ XIX, những mầm mống của chủ nghĩa tư
bản cũng đã bắt đầu xuất hiện. Với tư cách là một nhà văn hiện thực,Lép
Tônstôi cũng đã phản ánh thực trạng này trong “Chiến tranh va Hoà
bình”. Nhưng nó hoàn toàn không thể trở thành vấn đề trung tâm của tiểu
thuyết anh hùng ca. Những bão tố chính trị, những vấn đề cách mạng lớn
lao của thời đại đã lấn át khiến Văn học hiện thực Nga xoá nhoà khuynh
hướng phê phán, chỉ giữ lại khuynh hướng ngợi ca khẳng định.
1.2.2. Truyền thống văn học.
Ngay từ thời cổ nước Nga đã có truyền thống yêu nước trong văn
25

×