Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Hoàn thiện chuyên đề kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH YDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.18 KB, 56 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
MỤC LỤC
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng thống kê lao động toàn công ty TNHH YDS tính đến ngày
31/12/2012 Error: Reference source not found
Bảng biểu 2.1 : Bảng thanh toán lương tháng 12 Văn Phòng Hành Chính Error:
Reference source not found
Bảng biểu 2.2: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty
trách nhiệm hữu hạn YDS Error: Reference source not found
Bảng biểu 2.3: Bảng tạm ứng lương kỳ I bộ phận tổng hợp. .Error: Reference source
not found
Bảng biểu 2.4: Bảng tạm ứng lương kỳ I Văn Phòng Hành Chính Error: Reference
source not found
Bảng biểu 2.5: Chứng từ ghi sổ số 1 Error: Reference source not found
Bảng biểu 2.6: Chứng từ ghi sổ số 1 Error: Reference source not found
Bảng biểu 2.7: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Error: Reference source not found
Bảng biểu 2.8: Sổ cái tài khoản 334 - phải trả công nhân viên Error: Reference
source not found
Bảng biểu 2.9: Sổ cái tài khoản 338 - phải trả, phải nộp khác Error: Reference
source not found
Bảng biểu 2.11: Chứng từ ghi sổ 2 Error: Reference source not found
Bảng biểu 2.12: Chứng từ ghi sổ 3 Error: Reference source not found
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Doanh
nghiệp muốn đảm bảo có lợi nhuận và phát triển lợi nhuận đó nâng cao lợi ích
của người lao động thì các doanh nghiệp cần phải tìm mọi cách tiết kiệm chi


phí trong quá trình kinh doanh. Chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm
đóng vai trò then chốt trong vấn đề thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Lao động chính là hoạt động tay chân và trí óc của con người nhằm tác
động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu cầu
của con người. Trong doanh nghiệp lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường
xuyên thì chúng ta phải tái tạo sức lao động hay ta phải trả thù lao cho người
lao động trong thời gian họ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người
lao động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã
cống hiến. Tiền lương chính là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động.
Ngoài ra người lao động còn được hưởng một số thu nhập khác như: Trợ cấp,
BHXH, tiền thưởng Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một bộ
phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản
xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động và tính đúng
thù lao của người lao động, thanh toán tiền lương và các khoản trích theo
lương kịp thời sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian và chất
lượng lao động. Từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, với sự hướng dẫn
nhiệt tình của các cô chú, anh chị em trong công ty TNHH YDS, đặc biệt là
sự hướng dẫn chỉ bảo cặn kẽ của cô giáo THS: Nguyễn Thị Mỹ đã giúp em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài:
“ Hoàn thiện chuyên đề kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại công ty TNHH YDS”
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I: Đặc điểm lao động – Tiền lương và quản lý lao động, tiền
lương của công ty TNHH YDS.
Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại công ty TNHH YDS.
Chương III: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương của công ty TNHH YDS.
Em viết chuyên đề của mình với mong muốn nâng cao nhận thức của
bản thân và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế tại công ty. Chính vì vậy mà
bài báo của em khó tránh khỏi những sai sót do trình độ nhận thức chưa sâu,
khả năng giải quyết các vấn đề trong công ty còn chỉ ở mức độ nhất định. Vậy
em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ bảo của cô giáo TH.S Nguyễn
Thị Mỹ cũng như các anh chị trong công ty TNHH YDS để chuyên đề của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày ….tháng… năm 2012
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG , TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN YDS
1.1. Số lượng, chất lượng và kết cấu lao động
- Kết cấu lao động của công ty trách nhiệm hữu hạn YDS
Bảng 1.1: Bảng thống kê lao động toàn công ty TNHH YDS tính đến ngày
31/12/2012
Loại lao
động
Phòng
quản

lý dự
án
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
giải
pháp
công
nghệ
Phòng
kỹ
thuật
Xưởng
sản
xuất
Tổng
cộng
Lao động
dài hạn

2 4 3 3 2 2 5 22
Lao động
ngắn hạn
2 5 3 1 2 5 10 28
Lao động
thời vụ
20 14 20 54
Tổng
cộng
4 29 6 4 4 21 35 108
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Lao động của công ty TNHH YDS được
chia thành lao động dài hạn, lao động ngắn hạn và lao động thời vụ. Theo cơ
cấu này thì lao động thời vụ là nhiều nhất tới 54 người trên tổn số nhân viên
là 108 người tương ứng 50% tổng số lao động, lao động ngắn hạn là 28 người
chiếm 2,9%, lao động dài hạn là 22 người chiếm 24,1%. Cơ cấu lao động như
trên là tương đối hợp lý đối với công ty TNHH YDS chuyên làm quảng cáo.
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
- Nguồn lao động:
Công ty TNHH YDS có 45% cán bộ công nhân viên có trình độ đại học,
cao đẳng trong tổng số các lao động dài hạn chiếm giữ các vị trí quản lý ,
nhân viên ở phòng ban còn lại là lao động phổ thông đến trung cấp. Điếu đó
cho thấy nguồn lao động của công ty TNHH YDS được nâng cao về chất
lượng, những người nắm chức vụ chủ chốt đều có trình độ đại học để phù hợp
với sự phát triển và sự thay đổi của thị trường tạo những bước đi vững chắc
cho sự phát triển của công ty.
Nhìn chung số lượng, chất lượng và kết cấu lao động của công ty
TNHH YDS phát triển nhịp nhàng, phù hợp, tạo điều kiện cho quá trình sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày một đi lên.

1.2.Hình thức trả lương tại công ty TNHH YDS
Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương
- Áp dụng trả lương ngang nhau cho lao động cùng một đơn vị sản xuất
kinh doanh bắt nguồn từ nguyên tắc phân phối theo lao động có ý nghĩa khi
quyết định các chế độ tiền lương nhất thiết không phân biệt tuổi tác, dân tộc,
giới tính.
- Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương.
Đây là nguyên tắc tạo cơ sở cho việc giảm giá thành, tăng tích lũy vì năng
suất lao động không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan của người lao
động ( trình độ tay nghề, các biện pháp hợp lý sử dụng thời gian) mà còn phụ
thuộc vào các nhân tố khách quan ( sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, áp dụng
công nghệ mới).
- Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý về tiền lương giữa những người
làm nghề khác nhau trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Tính chặt
chẽ nghề nghiệp, độ phức tạp về kỹ thuật giữa các ngành nghề đòi hỏi trình
độ lành nghề bình quân của người lao động là khác nhau. Những người làm
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
việc trong mội trường độc hại, nặng nhọc, tổn hao nhiều sức lực phải được trả
lương cao hơn so với những người lao động bình thường. Hình thức tiền
lương có xét đến điều kiện lao động có thể thông qua việc thiết kế các hệ số
lương hoặc quy định các mức phụ cấp ở các ngành nghề khác nhau. Từ đó các
điều kiện lao động đều ảnh hưởng ít nhiều đến tiền lương bình quân của mỗi
ngành nghề.
- Đảm bảo tiền lương thực tế tăng lên khi tăng tiền lương nghĩa là tăng
sức mua của người lao động. Vì vậy việc tăng tiền lương phải phải đảm bảo
tăng bằng cung cấp hàng hóa, tín dụng tiền tệ. Phải đẩy mạnh sản xuất, chú
trọng công tác quản lý thi trường, tránh đầu cơ tích trữ, nâng giá nhằm đảm
bảo lợi ích của người lao động. Mặt khác tiền lương còn là một bộ phận cấu

thành nên giá trị, giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và là một bộ phận của
thu nhập kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do
đó, đảm bảo tăng tiền lương thực tế cho người lao động là việc xử lý hài hòa
hai mặt của vấn đề cải thiện đời sống cho người lao động phải đi đôi với sử
dụng tiền lương như một phương tiện quan trọng kích thích người lao động
hăng hái sản xuất có hiệu quả hơn.
Và tại công ty TNHH YDS có các hình thức trả lương như sau:
+ Trả lương theo thời gian
+ Trả lương theo sản phẩm
1. Trả lương theo thời gian
Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động, lương cấp bậc để
tính lương cho công nhân viên. Hình thức này được áp dụng cho cán bộ công
nhân viên chức, quản lý, y tế, giáo dục, sản xuất trên dây chuyền tự động,
trong đó có 2 loại:
- Trả lương theo thời gian đơn giản.
- Trả lương theo thời gian có thưởng.
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
+ Trả lương theo thời gian đơn giản:
Đây là số tiền trả cho người lao động căn cứ vào bậc lương và thời gian thực
tế làm việc không xét đến thái độ và kết quả lao động.
Lương tháng: Áp dụng đối với cán bộ công nhân viên làm ở bộ phận
gián tiếp.
Mức lương = Lương cơ bản + phụ cấp ( nếu có).
Lương ngày: Đối tượng áp dụng chủ yếu như lương tháng khuyến
khích người lao động đi làm đều.
Mức lương = Lương tháng x số ngày làm việc thực tế
26 ngày làm việc thực tế
+ Trả lương theo thời gian có thưởng:

Thực chất của chế độ này là sự kết hợp giữa việc trả lương theo thời gian đơn
giản và tiền thưởng khi công nhân vượt mức những chỉ tiêu số lượng và chất
lượng đã quy định.
Hình thức này công ty áp dụng cho công nhân phụ ( công nhân sửa chữa,
điều chỉnh thiết bị) hoặc công nhân chính làm việc ở những nơi có trình độ cơ
khí hóa, tự động hóa, công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng.
Mức lương = Lương tính theo thời gian giản đơn + Tiền thưởng.
Hình thức này có nhiều ưu điểm hơn hình thức trả lương theo thời gian đơn
giản, vừa phản ánh trình độ thành thạo vừa khuyến khích được người lao
động có trách nhiệm với công việc. Nhưng việc xác định tiền lương bao nhiêu
là hợp lý rất khó khăn. Vì vậy nó chưa đảm bải phân phối theo lao động.
2. Trả lương theo sản phẩm
Tiền lương trả theo sản phẩm là một hình thức lương cơ bản đang áp dụng
trong khu vực sản xuất vật chất hiện nay, tiền lương mà công nhân nhận được
phụ thuộc vào đơn giá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm. Hình thức trả
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
lương này có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trả lương tính theo thời
gian.
Trả lương theo sản phẩm có những tác dụng sau:
- Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng, chất lượng
lao động gắn với thu nhập về tiền lương với kết quả sản xuất của mỗi
công nhân, do đó kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động.
- Khuyến khích công nhân ra sức học tập văn hóa kỹ thuật nghiệp vụ, ra
sức phát huy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động,
sử dụng tốt máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động, góp phần
thúc đẩy cải tiến quản lý doanh nghiệp nhất là công tác lao động và
thực hiện tốt công tác kế hoạch cụ thể.
- Khi một doanh nghiệp bố trí lao động chưa hợp lý, việc cung ứng vật tư

không kịp thời sẽ tác động trực tiếp đến kết quả lao động cũng như
năng suất lao động thấp kém dẫn đến thu nhập của người lao động
giảm. Do quyền lợi thiết thực bị ảnh hưởng mà người công nhân sẽ
kiến nghị, đề nghị bộ máy quản lý cải tiến lại những bất hợp lý hoặc tự
họ tìm ra biện pháp để giải quyết.
Tuy nhiên để phát huy đầy đủ tác dụng của công tác trả lương theo sản
phẩm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao phải có những có những điều kiện cơ
bản sau đây:
Phải xây dựng được định mức lao động có căn cứ khoa học. Điều này
tạo điều kiện để tính toán đơn giá tiền lương chính xác.
Tổ chức sản xuất và tổ chức lao động phải tương đối ổn định và hợp lý.
Đồng thời tổ chức phục vụ tốt lối làm việc để tạo điều kiện cho người lao
động trong ca làm việc đạt hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm xuất ra
để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh làm bừa, làm ẩu, chạy theo số lượng.
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
Bố trí công nhân và những công việc phù hợp với bậc thợ của họ. Có
các chế độ trả lương sau:
• Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: Cách trả lương này
được áp dụng rộng rãi đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất trong
điều kiện quy trình lao động của người công nhân mang tính độc lập
tương đối, có thể quy định mức kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một
cách riêng biệt. Đơn giá tiền lương của cách trả lương này là cố định và
tiền lương của công nhân được tính theo công thức:
L = ĐG x Q
Trong đó ĐG: Đơn giá tiền lương
Q: Mức sản lượng thực tế
Ưu điểm: là mối quan hệ giữa tiền lương của công nhân nhận được và

kết quả lao động thể hiện rõ ràng người lao động xác định ngay được tiền
lương của mình, do quan tâm đến năng suất, chất lượng sản phẩm của họ.
Nhược điểm: là người công nhân ít quan tâm đễn chất lượng sản phẩm,
tinh thần tập thể tương trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất kém, hay có tình
trạng dấu nghề, dấu kinh nghiệm.
• Chế độ trả lương khoán: Được áp dụng cho những công việc nếu giao
chi tiết bộ phận sẽ không có lợi bằng giao toàn bộ khối lượng cho công
nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định. Chế độ này sẽ được áp
dụng trong xây dựng cơ bản và được áp dụng cho những công nhân khi
làm việc đột xuất như; sửa chữa, tháo lắp nhanh một số thiết bị để
nhanh chóng đưa vào sản xuất, áp dụng cho cá nhân và tập thể.
Ưu điểm: Trong chế độ trả lương này người công nhân biết trước được
khối lượng tiền lương mà họ sẽ nhận được sau khi hoàn thành công
việc và thời gian thành công được giao. Do đó họ chủ động trong việc
sắp xếp tiến hành công việc của mình từ đó tranh thủ thời gian hoàn
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
thành công việc được giao, còn đối với người giao khoán thì yên tâm
về khối lượng công việc hoàn thành.
Nhược điểm: Để đảm bảo thời gian hoàn thành dễ gây ra hiện tượng
làm bừa, làm ẩu, không đảm bảo chất lượng. Do vậy công tác nghiệm
thu sản phẩm được tiến hành một cách chặt chẽ.
1.3 Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại công
ty TNHH YDS
Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT, và KPCĐ
1.3.1. Quỹ tiền lương:
Là toàn bộ số tiền lương trả cho số CNV của doanh nghiệp do doanh
nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp
gồm:

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế và các
khoản phụ cấp thường xuyên như: phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp khu
vực…
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất, do những
nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép.
- Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp học nghề, phụ cáp thâm niên,
phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phị cấp
dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp cho những người làm công tác
khoa học – kỹ thuật có tài năng.
- Về phương diện hoạch toán: Quỹ lương của doanh nghiệp được chia thành 2
loại: tiền lương chính, tiền lương lương phụ.
Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
họ thực hiện nhiệm vụ chính bao gồm tiền lương, cấp bậc, các khoản phụ cấp.
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
họ thực hiện nhiệm vụ chính của họ, thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ
lễ, nghỉ tết, ngừng sản xuất được hưởng lương theo chế độ.
Trong công tác hạch toán kế toán tiền lương chính của công nhân sản xuất
được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương
phụ cấp của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi
phí sản xuất các loại sản phảm có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp.
1.3.2. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)
Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỉ lệ quy định là 24% trên
tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh
nghiệp nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp
CNV bị ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức lao động…
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền
lương phải trả CNV trong kỳ, theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp

tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 24% trên tổng số tiền lương thực tế phải
trả CNV trong tháng, trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các
đối tượng sử dụng lao động, 7% trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia
đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể trong
công ty áp dụng trong các trường hợp sau:
- Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản
- Trợ cấp công nhân viên bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động.
- Chi công tác quản lý quỹ BHXH.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản
lý quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động.
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
Tại doanh nghiệp hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho
CNV bị ốm đau, thai sản….Trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ. Cuối
tháng doanh nghiệp phải thanh quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.
1.3.3. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
Quỹ BHYT là khoản tiền được tính toán và trích lập theo tỉ lệ quy định
là 4,5% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân
viên của công ty nhằm phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người lao động.
Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỉ lệ nhất
định mà nhà nước quy định cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm.
Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, doanh
nghiệp trích quỹ BHXH theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số lương thực tế phải trả
công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
của các đối tượng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp

quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHXH được nộp lên cơ quan
chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua
mạng lưới y tế.
1.3.4. Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ 2% trên tổng
quỹ lương thực tế trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp
nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy
trì hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí
công đoàn trên tổng số lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng
và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
động. Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích được một phần nộp lên cơ quan
công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động
công đoàn tại doanh nghiệp. Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ
chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi
cho người lao động.
1.3.5. Bảo hiểm thất nghiêp ( BHTN)
Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ 2% trên
tổng quỹ lương thực tế, trong đó công ty là 1%, người lao động là 1% để bảo
vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, nếu như người lao động có nguy
cơ bị thất nghiệp
1.4 Tổ chức quản lý lao động tiền lương tại công ty
Để phục vụ sự điều hành và quản lý lao động, tiền lương có hiệu quả, kế
toán lao động, tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất

lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng và thanh toán kịp thời, đầy
đủ tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh
nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành
chính sách chế độ về lao động, tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương.
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy
đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ thẻ kế toán
và hạch toán lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp.
- Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương, các
khoản theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử
dụng lao động.
- Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền
lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong
doanh nghiệp.
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CẤC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN YDS
2.1. Kế toán tiền lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn YDS
2.1.1. Chứng từ sử dụng
Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương
gồm các biểu mẫu sau:
Mẫu số 01- LĐTL Bảng chấm công
Mẫu số 02- LĐTL Bảng thanh toán tiền lương
Mẫu số 03- LĐTL Phiếu nghỉ ốm hưởng BHXH
Mẫu số 04- LĐTL Danh sách người lao động hưởng BHXH
Mẫu số 05- LĐTL Bảng thanh toán tiền thưởng
Mẫu số 06- LĐTL Phiếu xác nhận SP hoặc công việc hoàn chỉnh

Mẫu số 07- LĐTL Phiếu báo làm thêm giờ
Mẫu số 08- LĐTL Hợp đồng giao khoán
Mẫu số 09- LĐTL Biên bản điều tra tai nạn lao động
2.1.2. Phương pháp tính lương
Nguyên tắc trả lương và phương pháp trả lương
Việc chi trả lương ở công ty do thủ quỹ thực hiện, thủ quỹ căn cứ vào
các chứng từ: “ Bảng thanh toán tiền lương” , “ Bảng thanh toán BHXH” để
chi trả lương và các khoản khác cho công nhân viên. Công nhân viên khi nhận
tiền phải ký tên và bảng thanh toán tiền lương. Nếu trong một tháng mà công
nhân viên chưa nhận lương thì thủ quỹ lập danh sách chuyển họ tên, số tiền
của công nhân viên từ bảng thanh toán tiền lương sang bảng kê thanh toán với
công nhân viên chưa nhận lương.
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
Hình thức tính lương của công ty:
Tổng lương = 22% doanh thu.
Ví dụ: Ở bảng phân bổ tiền lương + bảng thanh toán tiền lương doanh
thu toàn bộ công ty:
441.089.000 x 22% = 97.039,5 đồng
Sau đó: Tính lương cho từng bộ phận.
Lương từng bộ phận = Hệ số từng bộ phận x Quỹ lương
( chia lương theo cấp bậc = lương 1 ngày công x số công)
Lương của từng bộ phận gồm có: Lương cấp bậc và lương năng suất.
Ví dụ: văn phòng hành chính lương cấp bậc là : 7.845.164 đồng.
Quỹ lương là : 8.149.694 đồng.
Lương năng suất = Quỹ lương – lương cấp bậc
= 8.149.694 – 7.845.164 = 304.530 đồng.
Lương năng suất sẽ chia lại theo tổng ngày công của bộ phận
Lương năng suất x ngày công của từng người

Sau đó cộng lại = số lương của từng người
Căn cứ vào bậc lương và ngày công của từng người trong bộ phận ta
tính được lương năng suất như sau:
Ví dụ: Lương văn phòng hành chính
Hồ ngọc Chương bậc lương: 575.400 đồng
Lương 1 ngày công là 150.000 tháng 12 lương thời gian 100% là 3
công, vậy lương năng suất là:
150.000 x 3 = 450.000 đồng
Sau đó cộng với mức lương sản phẩm là số lương của từng người.
Hồ Ngọc Chương lương sản phẩm là:
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
= Số ngày công x lương 1 ngày công x hệ số lương sản phẩm ( hệ số này do
Cty quy định).
150.000 x 26 x 2,33 = 9.087.000 đồng.
Vậy tổng số lương của Hồ Ngọc Chương là:
9.087.000 + 450.000 = 9.537.000 đồng.
Đối với công nhân làm khoán theo sản phẩm thì hệ số này chỉ áp dụng
khi họ làm vượt mức kế hoạch được giao. Nếu vượt 10% định mức thì hệ số
này là 1,24, vượt 15% hệ số là 1,78, vượt 20% hệ số là 2,46.
Tiền lương của cán bộ công nhân sẽ được công ty thanh toán làm 2 lần
vào ngày 15 công ty sẽ tạm ứng lần 1 và ngày 30 công ty sẽ thanh toán nốt số
tiền còn lại sau khi đã trừ đi những khoản phải khấu trừ vào lương.
Bằng cách trả lương này đã kích thích được người lao động quan tâm
tới doanh thu của công ty và các bộ phận đều cố gắng tăng năng suất lao động
và thích hợp với doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng.
2.1.3. Tài khoản sử dụng
Tại công ty TNHH YDS hiện đang áp dụng những tài khoản sau để tính
lương cho các bộ phận trong công ty:

TK 334 “ Phải trả công nhân viên”
- Nội dung: Công ty chỉ dùng để phản ánh các khoản thanh toán phải trả
cho CNV về tiền lương, tiền công, và các khoản phụ cấp thuộc về thu
nhập của họ.
- Kết cấu:
+ Bên có: Tính tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho CNV.
+ Bên nợ: Các khoản khấu trừ trừ vào tiền lương, tiền công như: Tạm ứng,
thuế TNCN, các khoản trích bảo hiểm theo qui định.
Tiền lương, tiền công và các khoản đã trả cho CNV.
- Số dư có: Tiền lương, tiền công còn phải trả CNV.
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
TK 338 “ Phải trả phải nộp khác”
Tài khoản này có 9 tài khoản cấp 2 và tại công ty TNHH YDS mở cụ thể như
sau:
3382: KPCĐ
3383: BHXH
3384: BHYT
3389: BHTN
- Nội dung: Dùng để phản ánh các khoản thu bảo hiểm theo qui định của
DN và theo dõi các khoản bảo hiểm chi trả cho người lao động
- Kết cấu:
+ Bên có: Các khoản trích theo tỉ lệ qui định của bảo hiểm được tính
vào chi phí của công ty.
Tỉ lệ trích bảo hiểm cho người lao động.
Số bảo hiểm được cơ quan chi trả cho người lao động.
+ Bên nợ: Số bảo hiểm đã thu được nộp vào cơ quan quản lý quỹ bảo
hiểm
Phần bảo hiểm phải thanh toán cho người lao động.

KPCĐ được chi tại công ty.
- Dư có: Số bảo hiểm đã thu được nhưng chưa nộp vào ngân sách.
2.1.4. Quy trình kế toán
Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương
Hạch toán số lượng lao động:
Căn cứ vào chứng từ ban đầu là bảng chấm công hàng tháng tại mỗi bộ
phận, phòng ban, tổ, nhóm gửi đến phòng kế toán để tập hợp và hạch toán số
lượng lao động trong tháng đó tại doanh nghiệp và cũng từ bảng chấm công
kế toán có thể nắm được từng ngày có bao nhiêu người làm việc, bao nhiêu
người nghỉ với lý do gì.
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
Hằng ngày tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm sẽ chấm công cho từng
người tham gia làm việc thực tế trong ngày tại nơi mình quản lý sau đó cuối
tháng các phòng ban sẽ gửi bảng chấm công về phòng kế toán. Tại phòng kế
toán, kế toán tiền lương sẽ tập hợp và hạch toán số lượng công nhân viên lao
động trong tháng.
Hạch toán thời gian lao động:
Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công
Bảng chấm công là bảng tổng hợp để theo dõi ngày công thực tế làm
việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ bảo hiểm xã hội của từng người cụ thể và từ
đó để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người
và quản lý lao động trong doanh nghiệp.
Hằng ngày tổ trưởng ( phòng, ban, nhóm…) hoặc người được ủy quyền
căn cứ tình hình thực tế của bộ phận quản lý để chấm công cho từng người
trong ngày và ghi vào các ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các
kí hiệu quy định trong bảng. Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ
phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ
liên quan như: phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội… về bộ phận kế toán kiểm

tra, đối chiếu, quy ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền
lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người rồi tính ra số ngày
công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35, 36. Ngày
công quy định là 8 giờ nếu giờ còn lẻ thì đánh thêm dấu phẩy ví dụ: 24 công 4
giờ thì ghi 24,4.
Bảng chấm công có thể chấm công tổng hợp: Chấm công ngày và chấm
công giờ, chấm công nghỉ bù nên tại phòng kế toán có thể tập hợp tổng số liệu
thời gian lao động của từng người. Tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm sản
xuất, công tác và trình độ hạch toán đơn vị có thể sử dụng một trong các
phương pháp chấm công sau đây:
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm
việc khác như: họp hành… thì mỗi ngày dùng một kí hiệu để chấm công trong
ngày đó.
Chấm công theo giờ: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công
thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công việc thực hiện
công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
Chấm công nghỉ bù: Chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng
lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm.
Hạch toán tiền lương cho người lao động:
Căn cứ vào bảng chấm công để biết thời gian lao động cũng như số ngày công
lao động của người sau đó tại từng phòng ban, tổ nhóm lập bảng thanh toán
tiền lương cho từng người lao động ngoài bảng chấm công ra thì các chưng từ
kèm theo là bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động
hoặc công việc hoàn thành.
Bảng thanh toán tiền lương: là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền
lương phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho
người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời là

căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương được
thành lập hàng tháng theo từng bộ phận ( phòng, ban, tổ, nhóm…) tương ứng
với bảng chấm công.
Cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động như:
Bảng chấm công, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao
động hoặc công việc hoàn thành. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận
kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương, chuyển cho kế toán duyệt
để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Bảng này được lưu tại phòng kế
toán. Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp vào cột “ ký nhận”
hoặc người nhận hộ phải ký thay
Từ bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ khác có liên quan kế
toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
Đơn vị : Công ty TNHH YDS
Bộ phận: Văn phòng hành chính
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 12 năm 2012
Mấu số: 02 LĐT
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính)
TT Họ và tên Lương SP Lương TG
SC ST SC ST
1
Hồ.Ng. Chương
26 4.500.000 3 150.000 4.650.000 800.000 315.000 3.535.000
2
Ng. Hồng Phong
26 3.200.000 3 150.000 3.350.000 600.000 224.000 2.526.000

3
Ng. Ngọc Đức
30 2.140.000 0 2.140.000 600.000 149.800 1.390.200
4
Ng. Th. Hương
22 2.140.000 3 150.000 3.350.000 500.000 149.800 2.700.200
5
Đào. T. Khoa
24 2.140.000 0 150.000 3.350.000 500.000 160.300 2.689.700
6
Phạm. Q. Hoa
22 2.140.000 3 150.000 3.350.000 500.000 149.800 1.390.200
7
Vũ. T. Hằng
22 2.140.000 3 150.000 3.350.000 500.000 149.800 1.390.200
8
Trương.T.Trang
24 2.140.000 0 2.140.000 500.000 149.800 1.390.200
Tổng cộng 196 20.540.000 750.000 150.000 25.680.000 4.500.000 1.448.300 17.011.700
Bảng biểu 2.1 : Bảng thanh toán lương tháng 12 Văn Phòng Hành Chính
Kế toán thanh toán
( Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, họ tên)
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
Đơn vị: Công ty TNHH YDS
Bộ phận: Văn phòng hành chính
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ TRÍCH THEO LƯƠNG

Tháng 12 năm 2012
Mẫu số: 01BPB
Đơn vị: VNĐ
Bảng biểu 2.2: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty trách nhiệm hữu hạn YDS
Ghi có TK
TK 334 – Phải trả CNV TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Lương Phụ cấp Khác Cộng BHXH BHYT KPCĐ BHTN Cộng
TK 622
5.312.770 350.000 - 5.662.770 849.415,5 113.255,4 113.255,4 113.255,4 1075926,3 6738696,3
TK 627
37.200.581 1.099.670 - 38.300.251 5.745.037,5 766.005 766.005 766.005 7277047,5 45.577.298,5
TK 641
27.528.112 441.810 - 27.979.922 4.196.988 559.598,4 559.598,4 559.598,4 5.316.184,8 33.296.106,8
TK 642
7.845.164 33.910 - 7.879.074 1.181.861,3 157.581,5 157.581,5 157.581,5 1.497.024,3 9.376.098,3
TK 334
- - - - 4.098.740 819.748 4.918.288 4.918.488
TK 335
2.152.779 - - 2.152.779 - - - - - 2.152.779
TK 338
50.670 50.670 - - - - - 50.670
Cộng
80.049.40
6
1.925.390 50.670 82.025.466 16.072.042,3 2.416.188,3 1.596.440,3 1.596.440,3 20.084.671 102.110.137
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
Từ những chứng từ ban đầu như bảng chấm công, phiếu nghỉ BHXH,
phiếu xác nhận hoàn thành công việc của từng văn phòng, kế toán tiền lương

tính lương cho từng người và tổng hợp lại trên bảng phân bổ tiền lương của
công ty.
Ví dụ: Văn phòng hành chính
Hồ Nguyên Chương lương sản phẩm : 1.348.008 đồng
Nguyễn Hồng Phong lương sản phẩm: 1.123.340 đồng
Đào Thị Khoa lương sản phẩm: 883.632 đồng phụ cấp khác: 33.910
đồng
Tổng cộng là: 7.879.074 đồng
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
Đơn vị: Công ty TNHH YDS
Địa chỉ: Văn Phòng Hành Chính
Mẫu số: 02 - TT
QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày
20/3/2006
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 15 tháng 12 năm 2012
Số: 19
Kính gửi: Giám Đốc công ty …………………………………
Tên tôi là: Nguyễn Thị Hương.
Địa chỉ: Văn phòng hành chính.
Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 52.800.000 đồng.
( Viết bằng chữ): Năm mươi hai triệu tám trăm ngàn đồng chẵn.
Lý do tạm ứng: Tạm ứng lương tháng 12 cho cán bộ CNV.
Thời hạn thanh toán: Ngày 31 tháng 12 năm 2012.
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)

Phụ trách bộ phận
(ký, họ tên)
Người đề nghị tạm ứng
( ký, họ tên)
Giấy đề nghị tạm ứng là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập
phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng. Giấy này do người xin tạm ứng viết 1 liên
và ghi rõ gửi thủ trưởng đơn vị ( người xét duyệt tạm ứng). Người xin tạm
ứng phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số tiền xin tạm ứng, lý do tạm ứng và thời hạn
thanh toán.
Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho kế toán truởng xem xét và ghi ý
kiến đề nghị thủ trưởng đơn vị duyệt chi. Căn cứ quyết định của thủ trưởng,
kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ
làm thủ tục xuất quỹ.
Đơn vị: Công Ty TNHH YDS Nợ:……………
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mỹ
Địa chỉ: Văn Phòng Hành Chính Có…………
PHIẾU CHI
Ngày 15 tháng 12 năm 2012
Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Hương
Địa chỉ: : Văn phòng hành chính
Lý do chi : Tạm ứng lương kỳ I tháng 12 năm 2012
Số tiền : 52.800.000 đồng
( Viết bằng chữ) : Năm mươi hai triệu tám trăm nghìn đồng
Kèm theo : 02 chứng từ gốc
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)

Thủ quỹ
(ký, họ tên)
Người nhận
( ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền( Viết bằng chữ): Năm mươi hai triệu tám trăm nghìn đồng.
Ngày 15 tháng 12 năm 2012
Sinh viên: Đỗ Thị Thương Viện: Kế Toán – Kiểm Toán
23

×