Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần Vinafood 1 Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.73 KB, 80 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GTGT : Giá trị gia tăng.
Cty : Công ty.
CP : Cổ phần.
GVHB : Giá vốn hàng bán.
SH : Số hiệu.
N.T : Ngày tháng.
NTGS : Ngày tháng ghi sổ.
HTX : Hợp tác Xã.
TP : Thành Phố.
VCSH : Vốn chủ sở hữu.
DT : doanh thu.
FS : phát sinh.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Danh mục hàng bán của công ty. . .Error: Reference source not found
Bảng 1.2. Thị trường chủ yếu của công ty Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.1: Hóa đơn GTGT Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.2: Bảng kê hàng hóa mua vào có hóa đơn GTGTError: Reference
source not found
Biểu mẫu 2.3: Phiếu nhập kho số 15 Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.4: Bảng kê mua hang hóa, dich vụ mua vào không có hóa đơn
GTGT Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.5: Phiếu nhập kho số 18 19
Biểu mẫu 2.6: Thẻ kho Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.7: Sổ chi tiết sản phẩm hàng hóa Error: Reference source not
found


Biểu mẫu 2.8: Sổ chi tiết thanh toán với người bánError: Reference source not
found
Biểu mẫu 2.9: Bảng tổng hợp chi tiết Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.10: Sổ kho tập trung Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.11: Báo cáo kho hàng hóa Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.12: Hóa đơn GTGT Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.13: Phiếu xuất kho số 11 Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.14: Hóa đơn GTGT Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.15: Phiếu xuất kho số 12 Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.16: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Error: Reference
source not found
Biểu mẫu 2.17: Sổ chi tiết thanh toán với người mua.Error: Reference source
not found
Biểu mẫu 2.18:Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua Error:
Reference source not found
Biểu mẫu 2.19: Sổ chi tiết bán hàng hóa Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.20: Sổ chi tiết giá vốn hàng bán Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.21: Chứng từ ghi sổ số 09 Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.22: Chứng từ ghi sổ số 10 Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.23: Chứng từ ghi sổ số 11 Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.24: Chứng từ ghi sổ số 10 Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.25: Chứng từ ghi sổ số 12 Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.26: Chứng từ ghi sổ số 18 Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.27: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.28: Sổ cái TK 1561 Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.29: Sổ cái TK 1562 Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.30: Sổ cái TK 632 Error: Reference source not found
Biểu mẫu 2.31: Sổ cái TK 511 Error: Reference source not found
DANH MỤC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1.1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN VINAFOOD 1 SƠN LA Error: Reference source not found
SƠ ĐỒ 1.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY
CỔ PHẦN VINAFOOD1 SƠN LA Error: Reference source not found
SƠ ĐỒ 2.1: PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH LUÂN CHUYỂN SỔ SÁCH MUA
HÀNG CỦA CÔNG TY CP VINAFOOD 1 SƠN LAError: Reference source
not found
SƠ ĐỒ 2.2. LUÂN CHUYỂN SỔ KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH BÁN HÀNG
Error: Reference source not found
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thời kỳ mở
cửa, giao lưu kinh tế quốc tế, trong thời kỳ này giữa các đơn vị kinh tế luôn có
sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Để làm được điều đó phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý, nhạy bén với sự
thay đổi của thị trường kinh doanh và hoạt động kế toán là một nhân tố ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả của hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp có
môi trường kinh doanh thuận lợi và ban lãnh đạo rất nhanh nhạy với nhu cầu
của thị trường nhưng không có sự đóng góp của bộ phận kế toán thì hoạt động
kinh doanh của đơn vị đó cũng chưa được đánh giá chính xác và hiệu quả.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Vinafood 1 Sơn La, là
công ty cổ phần mà tiền thân là sở lương thực tỉnh Sơn La mà hoạt động chủ
yếu là mua, chế biến và bán lương thực. Cùng với sự vận dụng các kiến thức
đã được học em đã phần nào hiểu được phương thức quản lý, công tác kế toán
và hoạt động kinh doanh tại công ty, đặc biệt công tác kế toán hàng hóa của
công ty là hoạt động chủ yếu và rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của công tyVinafood nói riêng và các công ty thương mại nói chung.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trên, Với sự hướng dẫn của giảng
viên hướng dẫn TS. Phạm Thị Thủy và các bác, các anh chị tại phòng kế toán
của công ty Vinafood 1 Sơn La, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt
nghiệp với đề tài “Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần
Vinafood 1 Sơn La” chuyên đề gồm 3 phần như sau:

1
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý hàng hóa tại công ty cổ phần
Vivafood 1 Sơn La.
Chương 2: Thực trạng kế toán hàng hóa tại công ty Cổ phần Vinafood 1
Sơn La.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần Vinafood 1
Sơn La.
Do thời gian có hạn và khả năng chuyên môn, kinh nghiệm còn ít nên
chuyên đề thực tập tốt nghiệp còn có nhiều sai xót, rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

2
CHƯƠNG 1:
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HÀNG HÓA TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOOD 1 SƠN LA
1.1. Đặc điểm hàng hóa tại công ty cổ phần vinafood 1 Sơn La
Vinafood 1 Sơn La là công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh trên lĩnh
vực mua bán, chế biến các mặt hàng lương thực, ngay từ khi mới ra đời với
tên gọi Sở lương thực Sơn La đã nói lên lĩnh vực hoạt động chủ yếu của đơn
vị này.Theo thời gian và sự đòi hỏi ngày càng lớn của môi trường kinh doanh
trong tỉnh cũng như trong cả nước thì hình thức tổ chức công ty cũng như lĩnh
vực kinh doanh của công ty cũng có nhiều thay đổi. Hiện nay sở lương thực
Sơn La đã chuyển đổi thành công ty cổ phần Vinafood1 Sơn La. Các ngành
nghề kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, công ty Kinh doanh
trên các lĩnh vực như là:
• Kinh doanh lương thực, dự trữ lương thực trong lưu thông.
• Vận tải hàng hoá.
• Sản xuất vật liệu xây dựng.
• Kinh doanh phân bón.

• Xay xát, chế biến nông sản.
• Kinh doanh xăng dầu.
3
Danh mục hàng bán của công ty thể hiện qua bảng 1
STT Tên mặt hàng Đơn vị tính
A Thóc Kg
B Gạo các loại
1 Gạo tám Điện Biên Kg
2 Gạo Bắc Hương Kg
3 Gạo xô Kg
4 Tấm mẳn Kg
5 Cám gạo Kg
C Nông sản khác
1 Đỗ tương Kg
2 Đỗ xanh Kg
3 Ngô hạt Kg
4 Lạc nhân Kg
5 Ngô giống Kg
D Sản phẩm chế biến
1 Thức ăn gia súc Bao
E Xăng dầu
1 Xăng Lít
2 Dầu điezen Lít
3 Dầu nhờn, nhớt Lít
4 Mỡ Kg
F Một số mặt hàng khác
Bảng 1.1 Danh mục hàng bán của công ty
Các hàng hóa chính của công ty mang tính mùa vụ nên ngoài các sản
phẩm lương thực công ty còn kinh doanh trên các lĩnh vực như xăng dầu, sản
xuất đá dăm…Vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu ngày

càng cao của thị trường.
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần Vinafood 1 Sơn La
4
Vinafood 1 Sơn La là một công ty thương mại, hoạt động kinh doanh
chính là mua bán, chế biến về các mặt hàng lương thực, bên cạnh đó là khai
thác vật liệu xây dựng, xăng dầu, đại lý hàng hóa, sản xuất phân bón…
Quá trình từ thu mua đến tiêu thụ lương thực của công ty thể hiện qua
sơ đồ 1.1:

SƠ ĐỒ 1.1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN VINAFOOD 1 SƠN LA
Về lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng: công ty đã tận dụng được
ưu điểm của Sơn La có nhiều núi đá để sản xuất đá xây dựng như đá dăm, đá
hộc… Ngoài ra công ty còn kinh doanh mặt hàng xăng dầu ở một số chi
nhánh như: chi nhánh thành phố, chi nhánh Bắc Yên…Tuy công ty mở rộng
sản xuất kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực song hoạt động mua, bán các mặt
hàng lương thực vẫn là hoạt động chủ yếu của công ty.
Thị trường của công ty
Về sản phẩm xuất khẩu: Chi nhánh của công ty tại Cần Thơ xuất khẩu
gạo đi các nước như CuBa và một số nước khác.
Các sản phẩm như: ngô, sắn công ty cung cấp cho các nhà máy sản xuất
thức ăn chăn nuôi trên địa bàn Hà nội, Hà Tây, Hưng Yên…
Hệ thống các cây xăng của công ty và phân đạm chỉ cung cấp trong địa bàn
tỉnh. Ngoài ra công ty còn cung cấp hàng hóa của công ty cho các chi nhánh.
5
Thu mua lương
thực: thóc, ngô,
sắn, đỗ…
Xe Vận
chuyển

hàng về
kho
Tiêu thụ
hàng hóa
Dự trữ một
phần trong
lưu thông
Chế biến
như: Sấy
khô, xay
sát…
Nhìn chung thị trường của công ty đã được mở rộng, hoạt động xuất
khẩu hàng hóa đã có nhưng còn ít và mặt hàng xuất khẩu mới chỉ là gạo các
loại, vẫn chủ yếu tiêu thụ trong địa bàn tỉnh và một số tỉnh bạn, trong thời
gian tới công ty đang phấn đấu mở rộng, tìm kiếm thị trường trong nước cũng
như thị trường quốc tế.
Thị trường của công ty thể hiện qua bảng 2
Tên khách hàng Địa bàn
Chi nhánh thành phố Thành phố Sơn La
Chi nhánh Bắc Yên Huyện Bắc Yên-tỉnh Sơn La
Chi nhánh Phù Yên Huyện Phù Yên- tỉnh Sơn La
Chi nhánh Mai Sơn Huyện Mai Sơn- tỉnh Sơn La
Chi nhánh Thuận Châu Huyện Thuận Châu- tỉnh Sơn La
Chi nhánh Sông Mã Huyện Sông Mã- tỉnh Sơn La
Chi nhánh Cần Thơ Cần Thơ
Công ty nông sản Bắc Ninh Bắc Ninh
HTX Chiềng Ngần Thành Phố Sơn La
Công ty phát triển chăn nuôi Huyện Mai Sơn- tỉnh Sơn La
Chi cục dự trữ nhà nước Sơn La Thành Phố Sơn La
Tổng công ty lương thực Miền Bắc Hoàn Kiếm- Hà Nội

Công ty CP sách thiết bị trường học
Sơn La
Thành Phố Sơn La
BẢNG 1.2: THỊ TRƯỜNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

Qua bảng trên ta thấy thị trường của công ty vẫn chủ yếu phục vụ trong
địa bàn tỉnh và 1 số ít tỉnh bạn như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Tuy cũng đã có tiêu
thụ sản phẩm ra thị trường các tỉnh cũng như xuất khẩu sang Cuba và một số
nước khác song thị trường như vậy còn nhỏ hẹp nên Công ty cần cố gắng
phấn đấu hơn nữa để mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2. Đặc điểm luân chuyển hàng hóa của Công ty cổ phần
Vinafood 1 Sơn La
6
Mua hàng là giai đoạn đầu tiên trong các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại. Hàng hoá được coi là mua vào khi thông qua quá
trình mua bán và doanh nghiệp thương mại phải nắm được quyền sở hữu về
hàng hóa. Nhà cung ứng hàng chủ yếu của công ty là doanh nghiệp và người
nông dân.
Với các nhà cung ứng khác nhau và số lượng hàng hóa khác nhau thì
công ty có những phương thức thu mua khác nhau cho phù hợp.
Công ty có các hình thức thu mua hàng hóa sau:
• Mua hàng theo hình thức nhà cung ứng chuyển hàng đến:
Theo hình thức mua hàng này công ty không phải đến kho của nhà
cung cấp để lấy hàng mà công ty và đơn vị cung cấp hàng hóa phải ký kết hợp
đồng mua bán từ trước. Hợp đồng kinh tế bao gồm các điều khoản bắt buộc
như: Loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, chất lượng hàng hoá, phương thức
giao nhận hàng, thời gian giao hàng, giá cả, phương thức thanh toán tiền
hàng… các hoạt động trong giao hàng cũng như thanh toán tiền hàng đều căn
cứ vào hợp đồng kinh tế này. Theo hình thức mua hàng này công ty CP
Vinafood 1 Sơn La không phải chịu tiền vận chuyển hàng hóa từ kho của bên

bán tới nơi giao hàng. Đây là hình thức mua hàng chủ yếu áp dụng khi công ty
mua hàng của các doanh nghiệp, đối với các lô hàng với số lượng lớn.
Mua hàng theo hình thức đến lấy hàng trực tiếp tại kho của nhà cung ứng:
Theo phương thức này xe của công ty CP Vinafood 1 Sơn La sẽ đến
lấy hàng trực tiếp tại kho của bên bán. Sau khi ký hợp đồng mua hàng xe của
công ty sẽ đến kho của đơn vị cung cấp để nhận hàng căn cứ theo hợp đồng đã
ký trước đó. Theo hình thức thu mua này công ty cổ phần Vinafood 1 Sơn La sẽ
phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển hàng về đến kho của công ty. Phương thức
thu mua này phù hợp với cả hai đối tượng cung ứng hàng hóa của công ty là
doanh nghiệp và nông dân.
7
• Mua hàng theo phương thức thu mua tập trung:
Thu mua tập trung là hình thức thu mua chủ yếu của Công ty. Công ty
cử cán bộ thu mua và xe vận chuyển đến địa điểm mua như các xã, bản và thu
mua riêng lẻ của nông dân, với số lượng ít chỉ vài tạ hoặc 1-2 tấn, khi mua
được với số lượng lớn xe chuyên chở của công ty sẽ tập trung đưa hàng về
kho. Hình thức thu mua này được áp dụng khi công ty mua hàng của nông
dân. Sự khác nhau giữa hàng mua của nông dân và doanh nghiệp là khi mua
hàng của doanh nghiệp công ty sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, khi mua hàng
của nông dân công ty sử dụng bảng kê mua hàng hóa thông thường song đôi
khi công ty cũng sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng.
Các phương thức bán hàng:
Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn cuối cùng trong quá trình lưu chuyển
hàng hoá của công ty kinh doanh thương mại. Cũng như quá trình mua hàng
thì trong bán hàng công ty cổ phần Vinafood 1 Sơn La cũng có các phương
thức bán hàng phù hợp.
+ Bán buôn: Là phương thức bán hàng với số lượng lớn, có thể người
mua sẽ đến lấy hàng trực tiếp tại kho hoặc xe của công ty sẽ vận chuyển hàng
giao trực tiếp cho người mua. Hình thức bán hàng này chủ yếu là bán cho các
công ty lớn mua hàng với số lượng nhiều như công ty chế biến thức ăn gia

súc, công ty nông sản.
+ Bán lẻ: Công ty bán lẻ theo hình thức thu tiền trực tiếp, do công ty có
hệ thống quầy bán lẻ, không có một cán bộ viết phiếu thu và thu tiền chung
cho tất cả các cửa hàng mà ở mỗi quầy hàng người bán hàng đồng thời là
người thu tiền trực tiếp của khách hàng mua lẻ, cuối ngày sẽ căn cứ vào lượng
hàng có đầu ngày và lượng hàng tồn cuối ngày để xác định số hàng đã bán ra
trong ngày. Hình thức bán hàng này sử dụng khi bán hàng cho người tiêu
dùng hàng ngày, mua lẻ với số lượng ít.
8
Các phương thức thanh toán khi bán hàng của công ty cổ phần
Vinafood 1 Sơn La:
Công ty cổ phần Vinafood 1 Sơn La có đối tượng khách hàng rất đa
dạng như các chi nhánh nhập hàng về bán, các công ty mua hàng của công ty
về để chế biến thức ăn gia súc, người tiêu dùng hàng ngày… chính vì vậy để
phù hợp với khối lượng hàng bán cũng như với các khách hàng khác nhau
công ty có các phương thức thanh toán tiền hàng khác nhau:
+ Thanh toán ngay: đây là hình thức thanh toán bằng tiền mặt, chủ yếu
áp dụng đối với khách hàng mua lẻ với số lượng rất ít, cũng có nhiều khách
hàng mua nhiều nhưng thanh toán ngay. Trong trường hợp đó công ty cũng có
chiết khấu thanh toán, giảm giá để khuyến khích.
+ Thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng: Đây là hình thức chủ
yếu áp dụng đối với các lô hàng bán buôn.
Về hệ thống kho tàng của công ty:
Các mặt hàng lương thực chủ yếu của công ty là thóc, ngô, khoai, sắn,
đỗ tương…tùy theo từng mùa vụ mà có kế hoạch thu mua các mặt hàng khác
nhau. Sau khi thu mua, các xe chuyên chở sẽ mang về cơ sở để chế biến như
sấy khô, xay xát, sau đó xuất bán và dự trữ một phần trong lưu thông. Chính
vì vậy công ty luôn phải có hệ thống kho tàng để dự trữ hàng hóa. Ở công ty
và các chi nhánh đều có kho chứa hàng chuyên dụng, Công ty có kho với sức
chứa khoảng 20 nghìn tấn hàng hóa, nhà máy sấy ngô với công suất lên tới

250 tấn/ca, phương tiện vận tải hàng hóa đạt 120 tấn/ngày, trụ sở công ty là
nhà thuê 2 tầng 5 gian diện tích 200 m2 ngay tại trung tâm thị xã Sơn La với
đội ngũ cán bộ công nhân viên là 140 người có nhiều năm kinh nghiệm trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Với hệ thống kho tàng, phương tiện vận tải và
đội ngũ nhân viên như vậy chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của công ty trong thời gian
ngắn hạn, trong tương lai khi hoạt động kinh doanh được mở rộng, nhu cầu thị
9
trường đòi hỏi ngày càng cao thì cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty cũng cần
được đầu tư thêm cho phù hợp.
1.3. Tổ chức quản lý hàng hóa của Công ty cổ phần Vinafood 1
Sơn La
Hoạt động thu mua là hoạt động ban đầu rất quan trọng và mang tính
quyết định đối với hoạt động kinh doanh của công ty Vinafood 1 Sơn La. Số
lượng hàng hóa được mua vào, bán ra hay dự trữ bao nhiêu trong lưu thông
phải được xác định một cách chính xác và hợp lý để có quyết định thu mua
phù hợp. Trách nhiệm trong hoạt động thu mua, dự trữ hàng hóa thuộc về các
đối tượng, phòng ban sau:
• Ban Giám đốc công ty: Là bộ phận có thẩm quyền cao nhất, chịu
trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và xét duyệt
nhu cầu thu mua hàng hóa, đảm bảo số lượng hàng hóa đủ để cung ứng cho
thị trường.
• Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là phòng ban chịu trách
nhiệm xác định, tìm hiểu nhu cầu của thị trường là bao nhiêu và chất lượng
như thế nào, để từ đó tính toán xem lượng hàng hóa cần thu mua là bao nhiêu
để vừa đảm bảo nhu cầu thị trường vừa có hàng hóa dự trữ trong lưu thông,
đảm bảo bình ổn giá cả thị trường. Tổ chức mua bán lương thực, hướng dẫn
nghiệp vụ và chuyên môn về mua bán cũng như vận chuyển, bốc dỡ và bảo
quản, chế biến hàng hóa cho các cán bộ thu mua trong công ty và các chi
nhánh ở thành phố và các huyện.
• Phòng kế toán tài chính: Trách nhiệm hạch toán lượng hàng thu

mua được, nhập kho, xuất kho hàng hóa thuộc về kế toán kho và lưu chuyển
hàng hóa, ngoài ra bộ phận này còn có trách nhiệm chuẩn bị vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
10
Tổ thu mua: Chịu trách nhiệm trực tiếp về số lượng và chất lượng hàng
hóa.Tại công ty và các chi nhánh đều có tổ thu mua được thành lập, chịu trách
nhiệm thu mua và vận chuyển hàng hóa về kho. Mỗi tổ thu mua có một tổ
trưởng chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo các cán bộ thu mua, các lái xe
chuyên chở và báo cáo tình hình thu mua về công ty.
Thủ kho: Chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa tồn kho, kiểm kê số
lượng hàng hóa trong kho.
• Ban kiểm soát: Kiểm tra giám sát mọi hoạt động về công tác tài chính
kế toán, công tác sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.
• Phòng Tổ chức hành chính- Thanh tra: chuẩn bị nguồn nhân lực phục
vụ cho quá trình kinh doanh.
Sơ đồ bộ máy điều hành quá trình thu mua, tiêu thụ hàng hóa của công
ty thể hiện qua sơ đồ 1.2.
11

SƠ ĐỒ 1.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOOD1 SƠN LA
Tiến trình thu mua của công ty diễn ra theo trình tự các bước như sau:
Đầu tiên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ tính toán nhu cầu thị
trường cần một lượng lương thực là bao nhiêu, cần dự trữ bao nhiêu trong lưu
thông sau đó báo cáo lên giám đốc xét duyệt, sau khi xét duyệt xong sẽ chỉ
đạo xuống tổ trưởng tổ thu mua. Tổ trưởng tổ thu mua thông báo xuống các
chi nhánh để chuẩn bị kho và tìm nguồn hàng hóa, sau đó báo cáo về công ty
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC

Ban kiểm
Soát
Phòng Tổ chức
hành chính-
Thanh tra
Phòng kế
toán tài
chính
Phòng kinh
doanh xuất
nhập khẩu
Chi
nhánh
Thuận
Châu
Chi
nhánh
Mai
Sơn
Chi
nhánh
Sông

Chi
nhánh
Phù
yên
Chi
nhánh
Cần

Thơ
ĐẠI HỘI
CỔ ĐÔNG
Chi
nhánh
Bắc
Yên
Chi
nhánh
Thành
Phố
12
để ban giám đốc đưa ra quyết định cuối cùng về thu mua hàng hóa. Khi đó
hoạt động thu mua lương thực sẽ được tiến hành dưới các hình thức thu mua
của công ty. Khi hàng hóa về nhập kho kế toán kho và lưu chuyển hàng hóa sẽ
tiến hành hạch toán vào sổ sách kế toán. Thủ kho có trách nhiệm bảo quản
hàng hóa trong kho. Đối với một số nhà cung ứng, số lượng hàng mua đã
được công ty đặt tiền, ký hợp đồng từ trước, đến mùa vụ công ty sẽ cho xe
chuyên chở vận chuyển hàng về kho. Qua quá trình thu mua ta thấy mối liên
hệ giữa các phòng ban liên quan đến hoạt động thu mua rất chặt chẽ và hợp lý.
13
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOOD 1 SƠN LA
2.1. Kế toán chi tiết hàng hóa tại Công ty cổ phần Vinafood 1 Sơn La
2.1.1 Phần kế toán chi tiết của nghiệp vụ mua hàng
Đối với nghiệp vụ mua hàng công ty cổ phần Vinafood 1 Sơn La có hai
đối tượng cung cấp hàng hóa là doanh nghiệp và nông dân, với mỗi đối tượng
cung cấp hàng hóa thì có một số chứng từ kế toán khác nhau:
• Khi mua hàng của doanh nghiệp: Chứng từ ban đầu của công ty là

hóa đơn GTGT.
• Khi mua hàng của nông dân: Công ty sử dụng bảng kê thu mua hàng
hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn. Còn các chứng từ khác thì tương tự
như mua hàng của doanh nghiệp.
Sau đây là ví dụ về mua hàng của công ty:
** Về thủ tục chứng từ:
• Mua hàng của doanh nghiệp:
Ví dụ : Công ty cổ phần Vinafood 1Sơn La mua của công ty cổ phần
lương thực và thương mại Vĩnh Phúc 1 lô hàng. Căn cứ vào Hoá Đơn giá trị
gia tăng xuất bán số 0040109 ngày 02 tháng 06 năm 2010 do Công ty cổ
phần lương thực và thương mại Vĩnh Phúc lập, Công ty viết phiếu nhập kho.
Lô hàng này Công ty chưa trả tiền cho nhà cung cấp.
Ngày 24/06/2010 Công ty Vinafood 1 Sơn La đã chuyển khoản trả cho
Công ty lương thực và thương mại Vĩnh Phúc số tiền còn nợ trước đó là
185.000.000.
Mua hàng của doanh nghiệp công ty có các chứng từ sau:
14
Biểu mẫu 2.1: Hóa đơn GTGT
HÓA ĐƠN (GTGT) Mẫu số:01GTKT- 3LL
Liên 2: (Giao khách hàng) SA/2009B
Ngày 02 tháng 06 năm 2010 0040109
Đơn vị bán hàng : Công ty cổ phần lương thực và thương mại Vĩnh Phúc
Địa chỉ: Đống Đa- Thành Phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc. Số tài khoản.431 101 - 000009
MS:
Họ, tên người mua hàng: Lê thị hằng
Đơn vị: Công ty cổ phần Vinafood 1 Sơn La
Địa chỉ: Đường Lò Văn Giá- Thành phố Sơn La Số tài khoản :431 101 - 00024
Hình thức thanh toán: chuyển khoản MS
STT
Tên hàng hoá, dịch

vụ
Đơn vị
Tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3
01 Gạo tẻ MN 15%
tấm
Kg 33.593 8.000 268.750.000
Cộng tiền hàng: 268.750.000
Thuế suất GTGT: 5 % Tiền thuế GTGT 13.437.200

Tổng cộng tiền thanh toán 282.187.200
Số tiền bằng chữ: Hai trăm tám hai triệu một trăm tám mươi bảy ngàn hai trăm đồng chẵn.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Căn cứ vào hóa đơn GTGT công ty lập bảng kê mua hàng có hóa đơn
GTGT như sau:
Biểu mẫu 2.2:
BẢNG KÊ HÀNG HOÁ MUA VÀO CÓ HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG
15
Ngày 02 Tháng 06 Năm 2010
Tên cơ sở kinh doanh: công ty cổ phần Vinafood 1 Sơn La
Địa chỉ: Đường Lò Văn Giá - Thành Phố Sơn La
Tên mặt hàng: gạo tẻ MN 15% tấm
STT
Chứng từ
KH Số NT
1 0040109 2/06 Công ty CP
lương thực và
thương mại Vĩnh

Phúc
268.750.000 13.437.200
Tổng cộng: 282.187.200
Ngày 02 Tháng 06 Năm 2010
Người lập Kế toán trưởng
(Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký)
Khi hàng về kho thì kế toán viết tiếp phiếu nhập kho.
Biểu mẫu 2.3: Phiếu nhập kho số 15
Công ty CP Vinafood 1 Sơn La
PHIẾU NHẬP KHO
Số 15
Ngày 02/06/2010
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Sơn
16
Mã s :ố
Theo hóa đơn GTGT số 0040109 ngày 02/06/2010 của công ty cổ phần
lương thực và thương mại Vĩnh Phúc
Nhập tại kho số 01 Địa điểm: Chi nhánh Thành Phố.
Số
TT
Tên, nhãn
hiệu, quy cách
sản phẩm…

số
ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3

1 Gạo tẻ MN
15% tấm
Kg 33.593 8000 268.750.000
Cộng 268.750.000
Ngày 02 tháng 06 năm 2010
Người lập phiếu người giao hàng Thủ kho kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Các chứng từ khi mua hàng của nông dân
Ví dụ: mua hàng của nông dân, sử dụng bảng kê mua hàng hóa không
có hóa đơn.
Tháng 06 năm 2010 công ty cổ phần Vinafood 1 Sơn La mua gạo tẻ MN
15% tấm của nông dân tại Chi nhánh Thành Phố Sơn La với khối lượng 1500
kg, Đơn giá mua 8000đ/ kg. Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt.Trong đó:
• Ông nguyễn Văn Long: 1000 kg
• Bà Lê thị Hà: 500 kg
Mẫu bảng kê mua hàng hóa không có hóa đơn như sau:
Biểu mẫu 2.4: Bảng kê mua hang hóa, dich vụ mua vào không có hóa
đơn GTGT
17
BẢNG KÊ MUA HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MUA VÀO
KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN GTGT

Tên cơ sở kinh doanh: Công ty cổ phần Vinafood 1 Sơn La
Mã số thuế: 5500208911
Địa chỉ: Đường Lò Văn Giá, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Địa chỉ nơi tổ chức thu mua: Thành Phố Sơn La
Người phụ trách thu mua: Đinh Văn Hà
Ngày
tháng
Tên người bán Địa chỉ Tên hàng

Số
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Ghi
chú
06/2010
06/2010
Nguyễn Văn Long
Lê Thị Hà
Chiềng ngần- Sơn La
Chiềng Ngần- Sơn La
Gạo
Gạo
1000
500
8000
8000
8.000.000
4.000.000
Cộng 1500 12.000.000
Tổng giá trị mua vào: 12.000.000
Tháng 06 năm 2010
Người lập bảng kê Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
18
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Căn cứ vào bảng kê mua hàng không có hóa đơn, khi hàng về nhập kho,

kế toán viết phiếu nhập kho:
Biểu mẫu 2.5: Phiếu nhập kho số 18
Công ty CP Vinafood 1 Sơn La
PHIẾU NHẬP KHO
Số 18
06/2010
Họ tên người giao hàng: Đinh Văn Hà
Theo bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn.
Nhập tại kho số 02 Địa điểm: Chi nhánh Thành Phố.
Số
TT
Tên, nhãn
hiệu, quy cách
sản phẩm…

số
ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3
1 Gạo tẻ MN
15% tấm
Kg 1500 8000 12.000.000
Cộng 12.000.000
Tháng 06 năm 2010
Người lập phiếu người giao hàng Thủ kho kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
** Phần kế toán chi tiết nghiệp vụ mua hàng:
Kế toán căn cứ vào các chứng từ là hóa đơn do công ty bán hàng lập ra

và phiếu nhập kho do kế toán công ty lập để viết vào thẻ kho cho mặt hàng
gạo tẻ như sau:
Mẫu thẻ kho như sau:
20
Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu mẫu 2.6: Thẻ kho
Công ty CP Vinafood 1 Sơn La
THẺ KHO
Ngày lập thẻ 30/06/2010
Tờ số 01
Tên hàng hoá: Gạo tẻ MN 15% tấm.
Kho : 01
Đơn vị tính : Kg
Số
Thứ
Tự
Chứng
từ
Diễn giải
Ngày
nhập
xuất
Số lượng

nhận
của
kế
toán
Số hiệu
Ngày

tháng
Nhập Xuất Tồn
A B C D E 1 2 3 4
Tồn đầu 16.446
01

0040109 02/06 Nhập kho 02/06 33.593 50.039
02 10/6 Nhập kho 10/6 1500 51.539
……… ………
05 0040116 20/06 Xuất kho 20/06 16.163 3.876
……
Cộng 168.000 179.000 5446
Thẻ kho là chứng từ theo dõi về số lượng tình hình nhập xuất – tồn
kho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa cùng một giá sẽ được lập riêng một thẻ kho.
Điều đó giúp cho kế toán theo dõi chi tiết hàng hóa được nhanh gọn và
chính xác.

×