Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SKKN Một vài biện pháp để học sinh tiểu học ham thích đến trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.89 KB, 38 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ HỌC SINH TIỂU HỌC HAM THÍCH
ĐẾN TRƯỜNG”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ YÊU CẦU CÔNG VIỆC
Ham thích nghĩa là rất thích. Một cá thể ham thích công việc nào đó, thì cá thể đó
sẽ có thêm nguồn động lực để làm tốt công việc. Khi một cá thể thiếu sự ham thích thì cá
thể đó không thể làm tốt được công việc mình đang làm, kết quả không đạt cao. Đối với
một học sinh cũng vậy không có sự ham thích trong học tập thì việc học của em sẽ khó
khăn hơn, không hiểu bài, không làm bài được dễ sinh ra chán nản dẫn đến bỏ học.
Trong những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học ngày càng phổ biến. cấp học
càng cao tỷ lệ học sinh bỏ học càng lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
học sinh bỏ học nhưng trong đó nguyên nhân chính là các em không thích đi học, không
thích đến trường.
Xã hội ngày càng phát triển, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. Đòi hỏi
trong xã hội ai cũng được học hành, được tiếp thu được kiến thức kĩ năng, kĩ xảo từ nhà
trường để phục vụ cuộc sống sau này. Chúng ta ngày đêm đang ra sức phổ cập giáo dục ở
các cấp học. Nhưng trên thực tế có biết bao nhiêu học sinh bỏ học giữa chừng. Biết bao
nhiêu trẻ em không biết đọc, biết viết hoặc đọc viết không thông thạo mà đã nghỉ học. Tất
cả đều là sản phẩm của nhà trường, do không quan tâm đến học sinh, không có biện pháp
để học sinh ham thích học, thích được đến trường. “Tất cả điều đó chứng tỏ rằng: Việc
học không còn là niềm vui, trường học không còn là điểm đến ưa thích của một bộ phận
trẻ em nữa”.
Hiện nay ở một số trường đặc biệt là các trường vùng nông thôn và các trường ở
vùng sâu người làm công tác giáo dục còn bế tắc trong việc tạo cho học sinh sự hứng thú
trong học tập, ham thích được đi học, được đi đến trường. Có nhiều giáo viên vẫn biết
một số biện pháp tạo sự ham thích việc học cho học sinh, nhưng lại thực hiện không tới
nơi tới chốn Ban giám hiệu lại không quan tâm, vận động giáo viên thực hiện, hoặc chỉ
thực hiên trên lí thuyết. Cho nên nhiều gia đình có kinh tế khá sẵn sàng tạo mọi điều kiện
cho con mình đến trường, cho con mình học tới nơi, tới chốn nhưng cũng bất lực nhìn


con mình ngày ngày lêu lỏng ngoài đường, vào tiệm internet, chơi với bạn xấu bị lôi cuốn
dẫn đến bỏ học. Dù cha mẹ có đánh đập, có la mắng nhưng các em vẫn không chịu đi học
chỉ vì các em không thích đi học. Bởi vì ở trường không có gì thu hút học sinh, đến
trường thì bị giáo viên nhồi nhét kiến thức một cách thụ động quả là một điều đáng tiếc!.
Qua nhiều năm công tác ở trường, và tìm hiểu ở các trường khác tôi thấy rằng khi
học sinh có sự ham thích học, ham thích đến trường thì học sinh đó không bỏ học giữa
chừng, việc học luôn có kết quả cao, có sự tiến bộ rõ ràng. Các em tiếp thu bài nhanh
hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế luôn linh động và sáng tạo. Sự ham thích học
các em có được là do bố mẹ động viên, khuyến khích, thầy cô, nhà trường tạo môi trường
học tập thân thiện cho các em.
Trong những năm gần đây ngành giáo dục tăng cường kỷ cương, nề nếp, thực hiện
nghiêm túc hiện cuộc vận động ”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục, nói không với vi phạm phẩm chất đạo đức nhà giáo và việc học sinh
không đủ tiêu chuẩn lên lớp”. Việc dạy thật, thi thật, không chạy theo thành tích thực
hiện không đúng cách đã đẩy cho nhiều học sinh yếu phải bỏ học (Đến trường không
theo kịp kiến thức, chương trình học, không hiểu bài thành ra chán học, bị lưu ban đâm
ra mắc cỡ, bỏ học). Cũng là yếu tố thúc đẩy chúng ta cẩn tạo sự hứng thú, ham thích cho
học sinh đến trường.
Năm học 2008 – 2009, được xác định là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Mọi trường đều triền khai việc xây dựng“ Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Đây cũng là yếu tố tạo điều kiện cho chúng ta tạo cho học sinh
sự ham thích đến trường.
Qua những lý do trên tôi thấy việc tạo sự ham thích đến trường ở học sinh là hết
sức cần thiết, nhưng chúng ta cần có những biện pháp như thế nào để mọi trẻ em đều ham
thích đến trường là điều nên bàn và nên làm nhất trong tình hình hiện nay.
II/ THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
Trường tiểu học Xuyên Mộc cũng như một phần lớn các trường trong huyện
Xuyên Mộc, là trường thuộc vùng nông thôn còn thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất,
dân trí còn thấp, số hộ nghèo còn nhiều, nhiều người dân còn mù chữ, học sinh dân tộc ít

người lại đông chiếm 13% số học sinh toàn trường. Trong cuộc sống hàng ngày các em
còn phải phụ giúp cha mẹ công việc gia đình. Trình độ học sinh trong một lớp không
đồng đều số em giỏi thì rất ít, em yếu thì nhiều. Việc giáo dục con cái phụ huynh thường
khoán trắng cho nhà trường. Hoặc là giáo dục không đúng phương pháp làm ảnh hưởng
nhiều đến nhân cách của các em. Trong nhiều năm qua có rất nhiều em trong trường
không thích đến trường, tới lớp (các em đi học vì sự bắt buộc của gia đình, vì sợ bố mẹ
cho ăn đòn nhiều hơn tự nguyện đến trường). Nhiều em rất run sợ khi gặp thầy cô, thụ
động trong giờ học, thiếu sự ham học, làm cho các em không phát huy hết được khả năng
học tập của mình.
Việc tạo sự ham thích học tập cho học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng
mức. Trong giảng dạy giáo viên chưa chú trọng nhiều đến các hoạt động ngoài giờ lên
lớp, các tiết hướng dẫn thực hành, cũng như các phương pháp, tổ chức các hình thức học
tập nhằm tạo sự ham thích học tập cho học sinh. Trong giờ dạy giáo viên còn để học sinh
yếu bên lề lớp học, làm cho học sinh yếu càng yếu hơn dẫn đến chán học.
Cơ sở vật chất nhà trường chưa bảo đảm việc vui chơi học hành, học sinh còn học
những phòng cấp 4, bàn ghế không đủ chuẩn, hư hỏng nhiều, thiếu ánh sáng, nóng nực
trong ngày nắng, dột ướt khi trời mưa. Sân trường chưa đổ bê tông nên mưa thì sình lầy,
nước đọng, nắng thì bụi bay. Vừa ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh vừa tạo cho học sinh
cảm giác khó chịu về trường lớp mình.
III/ GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG
Giải pháp được đưa ra là:
- Đánh giá tình trạng việc ham thích đến trường ở học sinh trong những năm qua và
hiện nay.
- Tìm ra những nguyên nhân tại sao vì sao các em học sinh không thích đến trường.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm kích thích sự ham thích học tập, ham thích đến
trường của học sinh từ đó giúp học sinh học có kết quả hơn, tránh tình trạng học sinh bỏ
học giữa chừng.
Trong đó đi sâu vào biện pháp:
- Đổi mới phương pháp ứng xử sư phạm của giáo viên đối với học sinh, tạo cảnh
quan môi trường thân thiện cho học sinh.

- Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy và các hoạt động trên lớp của giáo viên
nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh trong từng tiết dạy, từng hoạt động nhà
trường.
- Cải tiến các hoạt động của nhà trường, phong trào của liên đội. Cách thức phối
hợp với các tổ chức đoàn, đội … ở địa phương, huyện, tỉnh tạo nhiều sân chơi cho các em
để các em yêu quí trường lớp, ham thích đến trường.
- Cung cấp kiến thức, phương pháp cho phụ huynh nhằm giúp phụ huynh tạo sự
ham thích đi học ở các em.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
+ Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học :
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em chưa ổn định, đang hình thành và
phát triển. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các em sẽ ít tập trung chú ý nếu các
em không có sự ham thích. Ở các em ý thức học tập chưa có, chưa hiểu rõ mục đích của
việc học. Các em đi học phần lớn là do sự bắt buộc của gia đình, chỉ một phần nhỏ là ham
thích đi học (vì đi học được cô khen, được điểm 10, được chơi cùng bạn vv…). Do đó ý
thức tự giác học tập của các em chưa có (với những em đi học vì sự bắt buộc của gia
đình) nên các em thiếu sự cần cù, sự cố gắng vượt qua khó khăn để học tập dễ sinh ra
lười biếng, ham chơi và dẫn đến chán học, bỏ học…
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tính tò mò phát triển, các em thường ham thích cái
mới, cái lạ. Dễ nhàm chán trong các hoạt động kéo dài, không thay đổi hình thức. Nếu
chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tạo sự ham thích cho các em
trong học tập, trong các hoạt động ở trường, lớp thì mới có động lực thúc đẩy việc học,
nâng cao được khả năng tiếp thu, và thực hành các kĩnăng, kĩ xảo mà chúng ta cung cấp
cho các em.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ
thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự
hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường chúng ta cho các em được vui chơi,
sinh hoạt. Trong học tập các em được hoạt động nhóm, được làm thí nghiệm, chơi các trò
chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn từ đó các em sẽ ham thích đi học hơn.

+ Những vấn đề lý luận khác :
Hiện nay xu hướng của giáo dục là: “Tạo một môi trường thân thiện cho học sinh
học tập tích cực” để cho học sinh học tập tích cực thì phải tạo được sự ham thích học tập
ở các em. Muốn thế phải có một môi trường thân thiện về trường, lớp, đội ngũ thầy cô.
Phải có sự đổi mới không ngừng về phương pháp cũng như hình thức dạy học. Giáo viên
phải luôn làm mới mình trước học sinh. Việc dạy học hiện nay không phải cung cấp kiến
thức cho học sinh một cách rập khuôn nhàm chán, mà cung cấp cho học sinh các phương
pháp học tập để học sinh tự tìm ra kiến thức một cách tích cực.
Đối với học sinh thì việc học tập, tiếp thu kiến thức của các em là vấn đề rất quan
trọng. Do đó chúng ta phải làm như thế nào để các em học cho có hiệu quả cao, phát huy
hết năng lực vốn có của mình. Hiện nay nhiều trường hay nhồi nhét kiến thức cho học
sinh bằng các hình thức học thêm, học hai buổi Đưa ra rất nhiều phương pháp giảng
dạy mà quên đi việc tạo sự hứng thú cho học sinh, để từ đó học sinh học tập có sự ham
thích trong học tập.
Sự ham thích ở học sinh chủ yếu hình thành thông qua các hoạt động thực tế như
hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm ; Qua sự tác động của môi trường cơ sở vật chất như
trường, lớp, qua thái độ của thầy cô, bạn bè. Do đó trong nhà trường cần có những biện
pháp, những hoạt động, những cải tạo về trường, lớp, về tác phong sư phạm của giáo viên
nhằm tạo cho học sinh một môi trường thân thiện, gần gũi từ đó giúp học sinh ham thích
đến trường.
II/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC :
+ Phải chăng trong công tác giáo dục hiện nay ở các trường tiểu học vùng nông
thôn giáo viên chưa quan tâm đến việc tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Trong nhu
cầu đổi mới đất nước với sự tiến bộ công nghệ thông tin khoa học, mỗi cá thể sống và
làm việc trong cộng đồng cần phải biết học và tự học không ngừng, muốn vậy chỉ có lòng
ham thích học là nguồn động lực để các em cố gắng trang bị cho mình những kiến thức,
kĩ năng, kĩ xảo để phục vụ cho cuộc sống sau này. Và phải chăng trường học là môi
trường giáo dục lý tưởng để tạo sự ham thích học tập, ham thích các hoạt động ở trường
lớp cho học sinh.
+ Có phải ở các trường tiểu học trường nào càng tổ chức nhiều phong trào, những

cuộc thi, vui chơi khi đó các em được tiếp xúc nhiều với môi trường sinh hoạt tập thể,
Giáo viên biết đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, tỏ thái độ quan tâm, gần gũi,
thân thiện với học sinh thì học sinh trường đó ham thích đến trường hơn, học tập tích cực
hơn và việc học sinh bỏ học giữa chừng do chán học sẽ không có?
+ Có phải hiện nay đa số phụ huynh đều quan tâm đến sự phát triển toàn diện của
con em mình, luôn mong muốn con em mình hơn người, nhưng làm thế nào để phát huy
hết khả năng của con em họ? Đặc biệt là làm sao cho con em mình ham thích học tập thì
chưa có kinh nghiệm! Do đó người làm công tác giáo dục cần biết truyền đạt kinh
nghiệm đến cho phụ huynh để cùng nhau phối hợp phát huy tối đa chất lượng giáo dục.
Và có phải đó là phương pháp chia sẽ gắng nặng giáo dục của nhà trường cho phụ huynh,
nhằm thực hiện tốt chủ trương “xã hội hoá giáo dục” tất cả vì tương lai con em chúng ta?
Có phải việc học sinh không thích đến trường do những nguyên nhân sau:
+ Do trường, lớp không được thân thiện, trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp,
lớp không đủ ánh sáng, nóng bức, bàn ghế không thích hợp, nhà vệ sinh hôi thối hoặc
không có. Sân trường không sạch sẽ, mưa sình lầy đọng nước, nắng bụi bay mất vệ
sinh…Trường thiếu cây xanh, bóng mát, thiếu chỗ học sinh vui chơi.
+ Do còn nhiều em học yếu, lên lớp không hiểu bài, giáo viên không giảng dạy
kiến thức vừa sức với các em, để các em yếu bên ngoài giờ học.
+ Do giáo viên ứng xử không sư phạm: Còn mắng chửi, đánh đập, dùng hình phạt
mà thiếu sự động viên khích lệ học sinh.
+ Do hình thức, phương pháp dạy học của giáo viên không đổi mới. Giáo viên vẫn
dạy theo cách xưa kia giáo viên nói, trò nghe và ghi chép. Chỉ có tiết hội giảng, dự giờ
mới có đồ dùng dạy học, mới có học nhóm, trò chơi, dạy máy…
+ Do trường không có hoạt động, phong trào gì vui, hấp dẫn học sinh đến trường
chỉ có học và học.
+ Do phụ huynh chưa quan tâm đến con cái, chưa tạo điều kiện tốt để con em học
tập, vui chơi. Chưa quản lý con em mình lúc ở nhà, việc chơi bạn bè xấu, cưng chiều con
cái.
Và việc khắc phục những nguyên nhân trên sẽ giúp học sinh ham thích đến trường
để học tập, rèn luyện.

III/ QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG SÁNG KIẾN :
Việc đầu tiên nhà trường luôn quan tâm đến việc tạo sự hứng thú cho học sinh
trong học tập, tạo sự ham thích được học tập, được đi đến trường. Coi đây là một mặt
giáo dục như bao mặt giáo dục khác như: Giáo dục đạo đức, Giáo dục môi trường, Giáo
dục an toàn giao thông vv…
Để tạo được sự ham thích đến trường cho học sinh nhà trường đã tiến hành thực
hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo 02 mục tiêu và
04 yêu cầu mà bộ giáo dục đã đưa ra. Ngoài ra nhà trường tập trung vào những hoạt động
sau:
I/ Thực hiện phong trào: “Trường học là công viên, lớp học là nhà”
Để việc giáo dục phát triển không ngừng thì nhà trường phải kích thích được sự
ham thích đến trường của học sinh. Muốn vậy, trường phải đẹp, có nhiều màu sắc, sân
chơi, vườn chơi… để hấp dẫn trẻ. Ở một vùng có nhiều trường thì trường mới xây dựng
khang trang có số lượng học sinh rất đông, rất hấp dẫn phụ huynh, trong khi trước đó còn
dột nát thì phụ huynh ít đưa con em đến. (Gần 200 học sinh xã Xuyên Mộc được phụ
huynh đăng kí học tại trường TH Láng Sim vì trường Láng Sim có bán trú, cơ sở vật chất
mới xây dựng tốt hơn trường TH Xuyên Mộc). Vậy để học sinh ham thích đến trường
trước tiên cần phải xây dựng trường học thành một công viên, lớp học như một ngôi
nhà của các em. Một căn nhà sạch sẽ, thoáng mát, có sân vườn rộng rãi, xanh tươi. Ở đó
các em là chủ nhân các em có quyền làm chủ, quyền chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn trưởng lớp
mình.
Hiện nay cơ sở vật chất không được bảo đảm, nhiều lớp phải học trong những
phòng học cấp 4 đang xuống cấp trầm trọng: Cửa hư, mái dột, nền bong tróc, điện, nước
không ổn định … sân trường bụi bặm, sình lầy, thiếu nơi học sinh chơi. Nhà vệ sinh lại
mất vệ sinh. Để xây dựng trường mới đúng chuẩn chỉ có kinh phí của cấp trên.
Khắc phục những nhược điểm trên nhà trường tiến hành những biện pháp sau:
1. Xây dựng trường là công viên.
Thực hiện mục tiêu xây dựng “Trường học là công viên.” nhằm tạo ra một sắc thái
mới đối với trường, lớp, trường lớp không những là nơi để học mà còn là nơi các em đến
vui chơi, thư giản. Cảnh quan trường phải gần gũi với thiên nhiên, phù hợp tâm lý các

em. Qua đó giúp giáo viên và học sinh có ý thức xây dựng khuôn viên trường, lớp học
như một công viên, có cây xanh bóng mát, không khí trong lành, sạch sẽ, có chỗ cho các
em nghỉ ngơi vui chơi có sân chơi, bãi tập, tạo cho các em có trách nhiệm bảo quản, giữ
gìn, chăm sóc trường lớp. Nhưng để trường như một công viên là một việc làm cần tiến
hành lâu dài và khó thực hiện vì để muốn có được những vườn cây cảnh, vườn hoa tươi
thì cần có nguồn nước tưới thường xuyên trong mùa khô, sẽ tốn một kinh phí cho người
chăm sóc hàng ngày (học sinh tiểu học khó thực hiện được vì khi đến trường các em luôn
sạch sẽ, vệ sinh, trừ những buổi lao động). Do đó thay vì trồng hoa, cây cần nước tưới,
trường tiến hành trồng những cây xanh lâu năm không cần tưới (cây bàng, phượng, bằng
lăng, tràm…) lấy bóng mát, tạo cảnh quan xanh tươi. Những bồn hoa thì trồng những cây
cảnh, cây hoa lâu năm (đỡ chăm sóc và tưới trong mùa nắng). Những khu đất trống xung
quanh trường được trồng tràm. Cây xanh luôn được bảo quản, chăm sóc, và sân trường
luôn có bóng mát, tạo điều kiện cho học sinh vui chơi… Trường dành một khu đất trống
làm sân banh cho các em.
- Việc trồng cây nhà trường giao cho các lớp thực hiện: Các lớp trồng và chăm sóc
trong nhiều năm liền. Vì các em có trồng mới có ý thức bảo vệ, giữ gìn mới có niềm ham
thích khi thành quả lao động mình có kết quả.
- Ngoài ra nhà trường còn tạo cho học sinh ý thức làm chủ, ý thức giữ gìn và chăm
sóc “công viên”. Nhà trường thực hiện những việc sau:
Trường tổ chức lao động: Hai tuần một lần vào ngày thứ sáu các em có buổi lao
động tổng vệ sinh trường, lớp(chủ yếu quét dọn lớp học, cầu thang, vệ sinh cổng trường
thời gian 30 phút). Hàng tháng các em có một buổi lao động dọn cỏ, chăm sóc cây xanh ở
khuôn viên trường, lau chùi bàn ghế vv…(dành cho lớp 4, 5).
Phát động phong trào “Trường không có rác” ở phong trào này giúp học sinh có ý
thức, và thực hiện việc bỏ rác đúng nơi qui định (sọt rác), không xả rác bừa bãi, thấy rác
nhặt bỏ vào sọt, biết vận động, nhắc nhở bạn cùng thực hiện nhằm bảo đảm sân trường
luôn sạch.
Mỗi lớp học đều có sọt rác nhỏ, mỗi dãy phòng, mỗi góc sân trường đều có sọt rác
lớn tạo điều kiện cho các em bỏ rác đúng qui định. Hố rác được đào cách xa trường. Phân
công từng lớp trực quét cầu thang, lượm rác sân trường hàng ngày, bảo đảm trường

không có rác.
Thực hiện việc“Đi tiêu, tiểu đúng qui định” (Đi tiêu tiểu ở nhà vệ sinh không đi
bên ngoài, nam phòng nam, nữ phòng nữ, tiểu đúng chỗ tiểu, tiêu đúng chỗ tiêu, đi xong
dội nước, rửa tay). Ở mỗi nhà vệ sinh đều có dán bảng hướng dẫn học sinh cách đi vệ
sinh đúng cách. Nhà vệ sinh nam, nữ riêng, luôn được quét dọn sạch sẽ, tẩy uế(có người
quét dọn hàng ngày). Bảo đảm lúc nào cũng có nước để vệ sinh.
Thực hiện việc “ Chơi đúng chỗ - đúng lúc - an toàn” Nhằm bảo đảm sức khỏe cho
học sinh và cơ sở vật chất cho nhà trường. Nhà trường hạn chế ở các em một số trò chơi
tự phát có tính nguy hiểm, mất vệ sinh, gây hư hại cho cơ sở vật chất nhà trường (Như
rượt đuổi nhau gây bụi sân trường, đánh trận giả,vật lộn mất vệ sinh. Tránh việc trèo lên
bàn lên ghế gây hư hỏng, chảy nhảy ở cầu thang, trèo cây, bẻ lá…). Trường có bảng nội
qui học sinh để nơi dễ thấy, nơi đó qui định những điều học sinh không được làm, và có
trách nhiệm thực hiện.
Phát động “Công trình măng non”. Các chi đội và đăng kí thực hiện một công trình
ngay từ đầu năm (như trồng và chăm sóc cây một cây xanh, một bồn hoa, thu gom giấy
vụn lấy quĩ tặng bạn nghèo, gây quĩ mua ghế đá đặt dưới bóng cây xanh, hành lang
trường…) công trình măng non luôn được tổng phụ trách theo dõi và tổng kết vào cuối
năm.
Tất cả phong trào trên giáo viên cùng thực hiện với học sinh, được theo dõi bởi đội
sao đỏ, ban thi đua nhà trường. Hàng tuần đều có chấm điểm thi đua, nhận xét trước cờ.
2. Xây dựng lớp học là nhà:
Ngay từ đầu năm trường tiến hành sửa chữa một số mục cơ bản để bảo đảm điều
kiện tối thiếu cho học sinh học như: Bảo đảm tất cả các phòng học đều có điện (Mỗi
phòng đều có hai bóng đèn, một – hai quạt máy). Sửa chữa một số bàn ghế, tủ đựng đồ
dùng hư hỏng vv
Yêu cầu mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục học sinh ý thức coi
lớp học như nhà của mình. Tổ chức xây dựng lớp học thành một căn nhà thân thiện. Bằng
những việc như sau:
- Giáo viên phân công các em tự quản, trực lớp hàng ngày, giáo dục ý thức, trách
nhiệm giữ gìn lớp luôn sạch, đẹp.

- Sắp xếp chỗ để đồ dùng trong lớp cho hợp lí, gọn gàng (như đồ dùng dạy học,
chổi, sọt rác, ghế nhựa ). Tất cả những đồ dùng đưa ra sử dụng thì cất lại đúng chỗ khi
sử dụng xong. Lớp phải có thau nước rửa tay, khăn lau bảng. Khi đèn, quạt hư phải báo
cáo kịp thời cho BGH hiệu sửa chữa.
- Tổ chức trang trí lớp học: Mỗi lớp đều có ảnh Bác, năm điều Bác dạy, những câu
khẩu hiệu có ý nghĩa do lớp chọn và được BGH đồng ý. Một số tranh ảnh, bản thành tích
hoạt động lớp ( tránh để lớp trống không khi tường vôi quá cũ, và tránh việc trang trí
quá màu mè).
- Góc trưng bày sản phẩm: Mỗi lớp đều có góc trưng bày sản phẩm, có thể là một
tấm bảng nhỏ để dán, trình bày những sản phẩm các em làm ra từ các môn học như kĩ
thuật, mĩ thuật. Hoặc các sản phẩm các tự làm ở nhà. Các sản phẩm các em làm ra trong
các phong trào thi đua đều được được trưng bày tại lớp như: lồng đèn, báo tường, cờ thi
đua, các giải thưởng, bằng khen vv
- Thực hiện phong trào “Chậu hoa em chăm": Yêu cầu mỗi lớp có từ 8 đến 10 chậu
hoa, chậu cây cảnh và chăm sóc hàng ngày. Lớp có thể giao cho một tổ hoặc một bàn
thực hiện một chậu cây (các em góp tiền mua hoặc tự trồng). Các chậu cây này được đặt
trong lớp ở các khung cửa sổ, trên nóc tủ để tạo không khí thân thiện cho lớp (lưu ý chỉ là
những chậu kiểng nhỏ, có lá xanh quanh năm, dáng đẹp, chậu phải đẹp, sạch, tránh việc
tưới đọng nước để muỗi sinh đẻ).
- Để lớp học trở thành nhà của học sinh, giáo viên chủ nhiệm còn phải biết xây
dựng hình ảnh người giáo viên như một người mẹ, người cha của các em. Đối xử với các
em bằng tình mẫu tử. Tránh xử dụng đòn roi, hình phạt, tránh những trách móc, lăng
nhục học sinh. Biết khen thay chê, biết ngọt ngào thay giận dữ. Trước khi vào lớp hãy
dẹp bỏ chuyện gia đình, cá nhân. Cố nghỉ đến một niềm vui nào đó để nở nụ cười.
- Giáo viên phải tạo không khí thân thiện, gần gũi giữa các em với nhau, “bạn bè
trong lớp như anh em trong nhà”. Tổ chức các phong trào giúp đỡ nhau như “phần quà
tặng bạn đầu năm”, “cùng bạn vui xuân”, trong học tập như “đôi bạn cùng tiến”,
“nhóm học tập” để các em gần gũi, thân thiện nhau hơn. Tổ chức các hoạt động, trò chơi
nhỏ trong lớp để các em cùng hòa đồng, cùng vui vẻ bên nhau. Giải quyết các cuộc xung
khắc giữa học sinh một cách kịp thời, minh bạch…

II/ Tạo niềm vui cho học sinh khi đến trường.
Những học sinh thật sự ham thích đến trường gần như chỉ có ở các em giỏi, khá (số
này chiếm từ 15% – 20%), các em ham thích học vì khi họchiểu được bài và làm bài
luôn được điểm cao, được cô khen, bố mẹ thương yêu, chiều chuộng). Vậy những em còn
lại có lực học trung bình và yếu, mà việc học trên lớp hàng ngày là một cực hình thì sao?
Các em có ham thích đi học hay không? Làm sao để các em thích được đi học? Ngoài
việc thay đổi cách dạy để giúp cho mỗi học sinh đến lớp đều tiếp thu được kiến thức thì
cần phải tạo cho các em những niềm vui khi bước chân đến trường. Để các em có được
niềm vui mỗi khi đến trường nhà trường đã có tiến hành những biện pháp sau:
1. Tổ chức nhiều hoạt động phong trào, cho các em tham gia:
- Như đã nói ở trên ở lứa tuổi các em rất thích các hoạt động vui chơi, giải trí, các
hoạt động sinh hoạt tập thể, đội nhóm. Trong các hoạt động này ta thấy các em tham gia
rất nhiệt tình, tất cả đều hòa đồng trong không khí vui tươi, đoàn kết. Do đó để tạo niềm
vui cho học sinh khi đến trường thì cần tổ chức nhiều phong trào, hoạt động vui chơi để
các em tham gia như các phong trào thể thao, cắm trại, văn nghệ. Các hội thi do phòng,
sở tổ chức như viết chữ đẹp, khéo tay kĩ thuật vv… thì phải tổ chức thành phong trào cấp
lớp, cấp trường rồi mới tham gia các cấp khác. Khi các em càng tham gia nhiều phong
trào thì trong các phong trào đó các em sẽ có được sự hứng thú với trường lớp, từ đó yêu
thích trường lớp, và sự học tập có thêm niềm hưng phấn.
VD : Khi tổ chức cắm trại, hay văn nghệ các em rất háo hức, hăng say trong việc
tập dợt, chuẩn bị dụng cụ tham gia, các em phối hợp nhóm với nhau, phân công nhau
cùng làm việc như người lớn. Các em sẽ yêu cầu bố mẹ anh chị tập dợt cho mình, chuẩn
bị trang phục vv… Nhiều em trở nên hoạt bát, dạn dĩ hẳn lên, thể hiện được niềm vui qua
phong trào
- Muốn tổ chức nhiều hoạt động phong trào ban giám hiệu rất cần đến vai trò người
tổng phụ trách đội. Do đó việc chọn lựa người làm công tác phong trào rất quan trọng
trong nhà trường: Đó phải là người năng động, nhiệt tình, có khả năng tổ chức các phong
trào (tránh tình trạng các trường hiện nay là giáo viên nào yếu tay nghề, yếu chuyên môn
thì cho làm Tổng phụ trách đội).
Ban giám hiệu cần chỉ đạo cho tổng phụ trách đội tăng cường các hoạt động đội,

trong đó hình thức đội nhóm mang hình thức tự quản dưới sự giám sát của giáo viên. Có
tự quản các em mới có sự hưng phấn trong các phong trào.
Phân công lịch cụ thể cho tổng phụ trách đội tổ chức các hoạt động cho các em
trong tuần.
Ví dụ : Như sinh hoạt sao nhi đồng hàng tuần vào sáng thứ sáu, sinh hoạt tập thể
múa hát vào thứ hai hàng tuần, đội nghi thức sinh hoạt chiều thứ sáu vv Ở các phong
trào này các em tự quản lấy công việc của mình. tổng phụ trách chỉ họp BCH chi đội,
liên đội phổ biến kế hoạch sau đó các em tự về phổ biến, phân công các đội viên trong
lớp cùng nhau làm việc để hoàn thành kế hoạch được giao. Mỗi em mỗi việc cùng làm,
cùng vui.
Trong sinh hoạt sao nhi đồng cho đội viên lớn (lớp 4,5) kèm cặp các em đội viên
nhỏ (lớp 3), nhi đồng (lớp 1,2). Từ đó tạo cho các em có khả năng tự hoạt động, tự chịu
trách nhiệm có như thế mới tăng sự hứng thú của các em.
- Để tổ chức được nhiều các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhà trường biết phối hợp
với các tổ chức địa phương trong những ngày lễ lớn (để có thêm nguồn kinh phí hoạt
động, tạo thêm những sân chới lành mạnh, bổ ích.) giúp các em có thêm niềm vui khi các
em đến trường, lớp.
VD: Nhà trường thường xuyên phối hợp với trung tâm văn hoá, Đoàn xã Xuyên
Mộc để tổ chức cho các em tham gia nhiều phong trào trong và ngoài nhà trường. Trung
tâm văn hoá xã, Đoàn xã sẽ lo kinh phí tổ chức, khen thưởng, trường sẽ tiến hành tập
dợt, vận động các em tham gia. Trong năm trường đã phối hợp được hai buổi thi thể
thao với 8 bộ môn, một hội thi cắm hoa, một hội thi làm lồng đèn, hai đêm diễn văn nghệ
có nhiều học sinh trực tiếp tham gia tạo một phong trào sôi nổi, hứng thú, thu hút rất
đông em tham gia.
- Ngoài ra trong các hoạt động phong trào nhà trường luôn ưu tiên kinh phí tạo điều
kiện thuận lợi cho phong trào hoạt động có hiệu quả cao. Và để hạn chế việc thiếu hụt
kinh phí trường luôn tổ chức, lựa chọn phong trào ít tốn kém về kinh phí nhưng vẫn bảo
đảm không khí sôi nỗi, vui tươi cho học sinh. Ví dụ: Trong thể thao lựa chọn những môn
mà dụng cụ chơi nhà trường có sẵn không cần phải mua sắm. Để hạn chế kinh phí nhà
trường thường đưa những hoạt động mang tính tập thể nhưng ít tốn kém như: Tổ chức

sinh hoạt vui chơi, múa hát tập thể tại trường vừa mang tính tập thể, giao lưu cao nhưng
lại ít tốn kinh phí. Và qua việc múa hát, sinh hoạt tập thể học sinh mạnh dạn, tự tin và
ham thích đến trường hơn.
Không phải các hoạt động phong trào nào càng tốn nhiều kinh phí thì hoạt động
càng hiệu quả. Điều quan trọng để các em có sự hưng phấn, vui tươi trong các hoạt động
phong trào chúng ta phải khen, thưởng minh bạch, đúng lúc, đúng nơi. Chúng ta cần biết
cách tuyên dương các em biết cho các em biết rõ mục đích các hoạt động phong trào. Một
điều tối quan trọng là chọn người dẫn dắt, tổ chức chương trình phải có năng khiếu nói,
khả năng pha trò, tạo khỏng khí sôi nỗi.
Ví dụ : Như tổ chức phong trào hội khoẻ cấp trường năm 2007-2008 để hạn chế
kinh phí nhà trường đưa ra cuộc thi cấp trường, không tổ chức phát thưởng cấp trường
nhưng cho các em biết rằng: “Cuộc thi này rất quan trọng nhằm chọn vận động viên thi
cấp huyện. Những em giỏi nhất sẽ đại diện cho trường chúng ta đi thi đấu với trường
bạn” do đó mặc dù không có phần thưởng nhưng các em tham gia nhiệt tình, các hoạt
động không kém phần sôi nỗi. Và những em có thành tích tốt được nhà trường cấp cho
danh hiệu. Trong việc khen thưởng nhà trường luôn thực hiện một cách trang nghiêm
trước cờ hoặc vào các dịp quan trọng như sơ, tổng kết cho toàn thể nhà trường được
biết.
* Những điểm lưu ý để tạo sự ham thích cho học sinh trong tổ chức các phong
trào.
a) Các phong trào cần tạo điều kiện cho tất cả các em điều tham gia, cùng vui chơi
không tham gia với hình thức khán giả, đừng để tình trạng chỉ có một số em nồng cốt
tham gia là chính. Nếu không thì một số em sẽ không đứng bên ngoài các cuộc chơi và
tách biệt với bạn bè, trường lớp.
Ví dụ : Khi tổ chức chơi thể thao ở trường, trong cắm trại thì nên ra qui định cho
mỗi em chỉ được tham gia thi đấu một môn thôi. Như vậy thì trong một cuộc chơi rất
nhiều em được tham gia. Hay trong phong trào văn nghệ sẽ khuyến khích cho các lớp có
nhiều bạn tham gia các tiết mục tốp ca, múa kịch có số lượng học sinh tham gia đông
luôn được ưu tiên cho biểu diễn. Nếu trong một hoạt động lớp nào có sỉ số tham gia
đông thì trong phong trào thi đua lớp đó sẽ được chấm thêm điểm. Và làm sao cho tất cả

các em đều có cơ hội tham gia vào sinh hoạt đội nhóm phong trào.
b) Trong hoạt động phong trào nên đề ra những công việc vừa sức cho các em, nếu
ngay từ đầu các em được giao một việc ngoài khả năng của mình thì các em sẽ mất hứng
ngay. Và không thích hoạt động đó nữa.
VD : Như trong hội thi “Kiến Thức Tiểu học”, “Rung Chuông vàng” thì những câu
hỏi đầu tiên là những câu hỏi dễ, sao cho tất cả các em đều có thể trả lời được rồi từ từ
nâng độ khó lên. Có như vậy ngay từ đầu các em không bị khớp và tham gia sôi nỗi hơn.
c) Trong các phong trào cần để cho các em là người chủ động, tự quản còn tổng
phụ trách, giáo viên chỉ nên làm giám sát, hướng dẫn. Tổng phụ trách hoặc giáo viên chủ
nhiệm làm giùm các công việc của các em sẽ làm mất đi ý thức tự giác do đó học sinh sẽ
không thích tham gia vào các hoạt động.
VD : Trong các buổi diễn văn nghệ nên để các em làm người dẫn chương trình như
vậy là ta đã tạo điều kiện cho một em có khả năng rèn luyện khả năng nói trước đám
đông. Hoặc phát động “công trình măng non: Trồng và chăm sóc bồn hoa.” thì tổng phụ
trách giao chi đội tự làm, tự các em thiết kế bồn cách trồng có như vậy thi hoàn thành các
em mới biết rõ được khả năng chính của mình từ đó các em sẽ được tự tin thêm, và có
thêm niềm hưng phấn. Trong việc “Phát thanh măng non thì nên để cho các em tự thu
thập tài liệu, viết bài, tự đọc dưới sự hướng dẫn tổng phụ trách hoặc giáo viên. Có như
vậy học sinh khả năng có sự ham thích hơn việc giáo viên viết bài sẵng rồi cho học sinh
đọc
d) Trong các cuộc thi không nên tổ chức cho có hình thức, tất cả các phong trào
đều phải chuẩn bị chu đáo từ trước các bước chuẩn bị, như có ban giám khảo, người dẫn
chương trình, các bước chuẩn bị dụng cụ vv Để cho các em thấy rõ tầm quan trọng của
phong trào đó. Cần tạo ra một không khí thi đua sôi nỗi, hào hứng.
VD: Khi tổ chức hội thi thể thao thì phải cần có đầy đủ ban giám hiệu giáo viên chủ
nhiệm, và tất cả em học sinh khác phải có mặt để cổ vũ nhằm tạo không khí vừa sôi nỗi
vừa căng thẳng, mang tính hấp dẫn và thi đua. Khi các em tham gia thi đấu cấp huyện,
tỉnh (đặt biệt các em mới lần dầu tham gia) thì nên có mặt ban giám hiệu, tổng phụ trách
đội hoặc giáo viên đi kèm có như vậy mới tạo được sự thân thiện với học sinh.
2. Tăng cường hoạt động vui chơi trong các môn học:

Trong học tập có rất nhiều môn học khô khan, nặng về kiến thức như toán, tập làm
văn, chính tả vv…Đối với học sinh thường không có hứng thú học những môn này (trừ
những em giỏi thì ham học vì có điểm cao). Như vậy để tạo được sự hứng thú, ham thích
việc học ở học sinh nhà trường luôn yêu cầu giáo viên tăng cường các trò chơi, hình thức
học tập sinh động trong tiết học. Đặc biệt là các môn học phát triển năng khiếu như: Âm
nhạc, Thể dục, Anh văn, các tiết ôn, tiết rèn đều phải tổ chức giờ học sinh động, vui tươi.
Trong thời gian chuyển tiết giữa các môn học giáo viên cần phải dành từ 5-7 phút
cho học sinh vui chơi (chơi trò chơi, múa hát, kể chuyện,đóng kịch, thi đố…).Để tạo cho
học sinh những giây phút thư giãn giữa các tiết học, tạo cho các em niềm vui trên lớp…
3. Gần gũi thân thiện với học sinh mọi lúc, mọi nơi.
Trường đẹp, trường đạt chuẩn là một yếu tố quan trọng để học sinh thích đến
trường. Song, quan trọng nhất vẫn là đội ngũ giáo viên phải thực sự yêu thương học trò.
Thầy giáo quan trọng hơn cơ sở vật chất. Hầu như đa số những học sinh tiểu học các em
mới bước vào môi trường học tập thật sự nên các em thường ngại tiếp xúc với bạn bè,
thầy cô để thổ lộ tâm tình hay học hỏi. Đặc biệt là những em có tính nhút nhát, rụt rè.
Vậy để các em mạnh dạn hơn thì chúng ta hãy yêu thương, gần gũi, tạo sự thân tình để
các em dễ hoà đồng vào môi trường tập thể, trường lớp, thầy cô. Để từ đó các em có ấn
tượng tốt với trường lớp, thầy cô mà ham thích đến trường.
Áp dụng phương pháp đó ngay từ đầu năm học nhà trường thường xuyên yêu cầu
giáo viên phải biết gần gũi tâm sự, với trò chuyện với những học sinh đặc biệt những em
nhút nhát về chuyện gia đình, về chuyện học hành, để các em cảm thấy thân thiện với
giáo viên hơn và qua đó giáo viên sẽ hiểu được rất nhiều về tâm tư tình cảm, hoàn cảnh
các em để có biện pháp dục tốt hơn.
Ví dụ : Nhà em ở đâu? Bố mẹ làm gì ? Hôm nay ai chở em đi học? vv
- Nhiều khi chỉ một câu nói, một cử chỉ của thầy cô mà thay đổi cả cuộc đời các
em. Làm cho các em thêm gần gũi, yêu mến thầy cô, tự tin vào bản thân mình. Như một
lời khen hay một lời khuyến kích, động viên. Một cử chỉ thân mật. Đối với những em còn
thiếu tự tin thì giáo viên nên tìm lấy một ưu điểm nào đó của các em để khen ngợi động
viên. Hãy luôn khen học sinh, cố tìm ưu điểm dù nhỏ nhất để khen.
Ví dụ : Như “Chữ em viết đẹp thật đấy! Cần cố gắng hơn nữa!”. Hay “ Chà hôm

nay em ăn mặc gọn gàng sạch sẽ ghê!”. Vừa tạo cho các em sự cố gắng, nhưng lại tạo
cho các em có thêm một chút tự tin vào bản thân mình. Từ đó các em không còn ác cảm
với trường lớp, thầy cô, với việc học hành.
- Trong các phong trào nhà trường giáo viên chủ nhiệm luôn có mặt để động viên,
nhắc nhở học sinh tham gia đầy đủ. Sự có mặt của giáo viên ngoài việc tạo sự gần gũi,
thân mật còn giúp học sinh hoạt động tích cực hơn, tránh việc phá phách, gây rối ở môtj
số em hiếu động. Nhiều giáo viên chủ nhiệm hiện nay không có trách nhiệm với học sinh,
ngoài việc cung cấp kiến thức ở lớp cho học sinh xong rồi thì coi như đã hoàn thành trách
nhiệm. Trong các hoạt động của đội giáo viên thường không tham gia, và những lớp như
thế các em tham gia không tích cực, thành tích không cao, bởi các em không có nguồn
động viên tích cực. Giữa giáo viên và học sinh không có sự gắn kết, thông hiểu nhau. Do
đó nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải cùng tham gia các phong trào với các
em. Và đây cũng là một tiêu chí thi đua để xếp loại giáo viên.
Nhờ việc giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác gần gũi trò chuyện cùng các em, thể
hiện tình thương yêu đối với học sinh làm các em hay nhút nhát, e lệ ngày càng mạnh dạn
hẳn lên. Không còn rụt rè nhút nhát khi gặp các giáo viên trong trường. Có ấn tượng tốt
với thầy cô, có sự ham thích đến trường để được thây cô yêu thương chăm sóc.
4. Giao việc cho các em.
Để học sinh thân thiện với giáo viên, ham thích đến trường chúng ta cần cho học
sinh thấy các em luôn được thầy cô tin tưởng, thương yêu, được làm việc có ích cho
trường, lớp thầy cô bằng cách giao việc cho các em làm.
Giáo viên thường xuyên tìm những việc nhỏ, thích hợp hàng ngày ở lớp để giao các
em làm. Đặc biệt những học sinh có tính nhút nhát, rụt rè để các em mạnh dạn, gần gũi
thầy cô hơn. Và các em này sẽ rất vui, rất tự hào và cảm thấy mình đã làm việc có ích.
Ví dụ : Nhờ các em cắt dán khẩu hiệu trong những ngày đại hội, thông báo họp sao
đỏ…. Nhờ tưới cây, khiêng bàn ghế, chuyển thông báo vv…Làm cho các em thêm gần
gũi với thầy cô và cảm thấy mình được thầy cô tin tưởng giao phó nhiệm vụ trước lớp từ
đó các em có thêm chút tự tin vào bản thân mình, gần gũi trường, lớp hơn.
- Đối với những em còn nhút nhát nếu chúng ta không quan tâm đến thì trong các
hoạt động các em thường tách biệt, khó hòa đồng dẫn đến việc thụ động với các hoạt

động của trường, lớp dần dần các em không còn ham thích đến trường lớp. Cho nên giáo
viên yêu cầu những em này tham gia vào các hoạt động đội nhóm để các em quen dần với
tập thể rồi từ hoạt động tập thể các em sẽ dần có tín tự tin, mất vẻ rụt rè, nhút nhát dễ
dàng hòa đồng với bạn bè, trường lớp. Ví dụ : Như yêu cầu các em phải tham gia vào đội
nghi thức, sinh hoạt sao. Cần yêu cầu những em dạn dĩ, hoạt bát lôi kéo những em này
vào các hoạt động của lớp nhà trường. Cho các em biết rõ việc tham gia vào đội nhóm,
những hoạt động nhà trường là những công việc mà các em phải làm.
III/ Xây dựng tiết học “Giáo viên dạy thân thiện – Học sinh học tích cực”.
Hiện nay nhằm tạo sự ham thích cho học sinh khi đến trường ngành giáo dục đã
đưa ra phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Phong trào này
đang được các cấp, các trường tiến hành rầm rộ, nhưng một số biện pháp đưa ra còn
chung chung, chưa cụ thể. Thiết nghĩ muốn “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”
thì mỗi trường, mỗi giáo viên chúng ta cần phải xây dựng được những tiết học thể hiện
“Giáo viên dạy thân thiện – Học sinh học tích cực”. Ta thấy học sinh đến trường phần lớn
thời gian là học tập văn hóa bằng những tiết học mà bộ đã qui định (Toán, Tiếng việt, Sử,
Địa vv…) muốn các em ham thích đến trường thì chúng ta phải làm sao để các em có sự
ham thích từng tiết học
II/ Xây dựng tiết học “Giáo viên dạy thân thiện – Học sinh học tích cực”.
Hiện nay nhằm tạo sự ham thích cho học sinh khi đến trường ngành giáo dục đã
đưa ra phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Phong trào này
đang được các cấp, các trường tiến hành rầm rộ, nhưng một số biện pháp đưa ra còn
chung chung, chưa cụ thể. Thiết nghĩ muốn “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”
thì mỗi trường, mỗi giáo viên chúng ta cần phải xây dựng được những tiết học thể hiện
“Giáo viên dạy thân thiện – Học sinh học tích cực”. Ta thấy học sinh đến trường phần lớn
thời gian là học tập văn hóa bằng những tiết học mà bộ đã qui định (Toán, Tiếng việt, Sử,
Địa vv…) muốn các em ham thích đến trường thì chúng ta phải làm sao để các em có sự
ham thích từng tiết học. Và việc xây dựng tiết học “Giáo viên dạy thân thiện – Học sinh
học tích cực” là một việc tất yếu chúng ta phải làm.
Để xây dựng được tiết học “Giáo viên dạy thân thiện – Học sinh học tích cực”
trường đã tiến hành thực hiện như sau: Chuyên môn tổ chức thành một chuyên đề cấp

trường. Tổ chức một buổi học tập lý thuyết chuyên đề trong đó các tổ thảo luận, bàn bạc,
đưa ra các biện pháp để thực hiện tiết học “Giáo viên dạy thân thiện – Học sinh học tích
cực”. (Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên, dựa vào thực tiễn trường, lớp…
Dựa vào một số tài liệu trên sách báo). Sau đó họp toàn trường thống nhất những biện
pháp chung để giáo viên thực hiện. Việc thực hiện này sẽ được nhà trường kiểm tra thông
qua các tiết dự giờ, giáo án, thông qua thái độ của học sinh đối với trường, lớp, đối với
giáo viên…Một số biện pháp nhà trường đã thống nhất sau đây:

1. Giáo viên dạy thân thiện
Muốn thể hiện được tiết dạy thân thiện thì giáo viên cần chú ý những việc sau đây
khi lên lớp:
a. Xem giáo án, chuẩn bị bài giảng:
Giáo viên phải chuẩn bị kĩ giáo án, bài giảng kĩ trước khi lên lớp, không nên lên
lớp dạy theo kiểu nghĩ đến đâu dạy đến đó, vừa dạy vừa nhìn giáo án vv… Không chuẩn
bị kĩ giáo án trong khi dạy giáo viên dễ bị vấp, giảng sai dẫn đến dạy không hay. Ví dụ:
Dạy bài tập đọc nếu giáo viên không đọc trước, không chuẩn bị câu hỏi thì lên lớp khi
đọc mẫu giáo viên sẽ đọc không diễn cảm, khi hỏi bài học sinh không trả lời được giáo
viên sẽ không ứng xử kịp làm bài giảng mất hay.
Hiện nay chúng ta không yêu cầu giáo viên lâu năm phải soạn giáo án dài, chi tiết
nhưng yêu cầu giáo án phải đầy đủ các phần lên lớp. Mỗi hoạt động của bài học phải có
yêu cầu, mục đích. Hoạt động của thầy và trò phải rõ ràng. Giáo án phải thể hiện việc rèn
luyện từng đối tượng học sinh. VD: Bài tập 1: học sinh giỏi làm phần a, b, c, d ; học sinh
yếu làm phần a, b.
b. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí:
Quá trình nhận thức là từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng, nhất là đối với
học sinh tiểu học, yếu tố trực quan lại càng cần thiết. Một tiết học hay là tiết học phải có
đồ dùng trực quan để học sinh tìm hiểu bài, các vật dụng để học sinh thí nghiệm. Có như
vậy mới gây được sự hứng thú ở học sinh. Học sinh dễ hiểu bài và cảm thấy thích thú học
hơn.
Ví dụ: Dạy khoa học lớp 5 bài nhôm nếu phần “nêu tính chất nhôm dẫn nhiệt tốt”,

giáo viên chuẩn bị đồ dùng làm thí nghiệm và cho học sinh lên thí nghiệm bằng cách đốt
nóng sợi nhôm. So sánh sức nóng trước và sau khi đốt ở điểm cách điểm đốt khoảng
10cm. Thì học sinh sẽ thích học hơn là giáo viên chỉ nói cho học sinh hiểu.

×