Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nghiên cứu khả năng tách Fe2+ trong nước giếng khoan của hệ thống xử lý nước NL1 tại Thái Nguyên’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.07 KB, 48 trang )

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam không phải là quốc
gia mạnh về tài nguyên nước bởi hơn 60% lượng nước bề mặt ở Việt Nam
có nguồn gốc từ các nước khác. Dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực
nhưng khoảng một nửa dân số Việt Nam vẫn chưa có đủ nước sinh hoạt.
Những vấn đề nảy sinh từ biến đổi khí hậu cũng tác động đến tài nguyên
nước Việt Nam, làm gia tăng thách thức vốn đã rất nghiêm trọng…
Báo cáo đánh giá ngành nước Việt Nam cho thấy, tổng lượng nước
mặt hằng năm của nước ta vượt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không đều giữa
các mùa. Mùa khô ở Việt Nam kéo dài và khắc nghiệt, lượng nước trong
thời gian này chỉ bằng khoảng 30% lượng nước của cả năm. Vào thời điểm
này, khoảng một nửa trong số 16 lưu vực sông chính bị thiếu nước - bất
thường hoặc cục bộ.
Về nước ngầm, Việt Nam có nguồn nước chất lượng tốt với trữ lượng
lớn nhưng ở nhiều nơi, nước ngầm bị khai thác tập trung nên đang có mức
sụt giảm nghiêm trọng. Tại Hà Nội và nhiều khu vực ở TP Hồ Chí Minh,
mực nước ngầm đã giảm 30m so với mực nước tự nhiên. Tình trạng khai
thác quá mức cũng diễn ra ở Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Theo đánh giá của các nhà khoa học, một số tầng nước ngầm hiện nay
chỉ còn tồn tại được trong khoảng thời gian ngắn nữa.
Không chỉ suy thoái, tài nguyên nước còn ô nhiễm nghiêm trọng do
nhiều nguyên nhân. Tại Hà Nội, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 300.000
- 400.000m3 nước thải. Tuy nhiên, lượng nước thải này không qua xử lý
hoặc chỉ được xử lý sơ bộ trước khi xả vào tuyến thoát nước chung, do đó
nồng độ chất ô nhiễm ở một số điểm xả rất cao. Ở TP Hồ Chí Minh, riêng
lượng nước thải công nghiệp xả ra môi trường mỗi ngày là 400.000m3. Một
số ngành công nghiệp hóa chất, phân bón, khai thác khoáng sản có lượng
nước thải lớn, chứa nhiều chất độc hại được thải trực tiếp ra các sông, ao, hồ,
kênh, rạch nên đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Khan hiếm và thiếu nước là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với sự


tồn tại của con người trong tương lai, do đó cần có các giải pháp quản lý
khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước. Về mặt quản lý, để tránh sự kém
hiệu quả do chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành khác
nhau, cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ Tài nguyên
và Môi trường, cần đưa tài nguyên nước về một đơn vị quản lý chung, thống
nhất. Bên cạnh đó, cần phải củng cố, bổ sung mạng lưới điều tra quan trắc
tài nguyên nước, bao gồm cả nước mặt, nước ngầm, cả về lượng và chất;
tiến hành kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước trong các lưu vực sông, các
vùng và toàn lãnh thổ để từ đó xây dựng chiến lược chính sách phát triển
bền vững tài nguyên nước quốc gia nói chung và cho các lưu vực nói riêng.
Ở Việt Nam, sau nhiều năm thực hiện chương trình nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn, nước ngầm được sử dụng và trở thành nguồn
nước sinh hoạt chính của nhiều cộng đồng dân cư. Theo báo cáo của Tổng
cục môi trường, hiện nay có khoảng 13 triệu người (chiếm 16,5% tổng dân
số) khai thác và sử dụng nguồn nước này. Chất lượng nước ngầm thường ổn
định hơn chất lượng nước bề mặt. Trong nước ngầm, hầu như không có các
hạt keo hay cặn lơ lửng, các chỉ tiêu vi sinh vật trong nước ngầm cũng tốt
hơn so với nguồn nước khác. Tuy nhiên, khi khai thác nguồn nước ngầm,
nhiều vùng phải đối mặt với một số vấn đề rất đáng lo ngại, trong đó phải kể
đến là ô nhiễm Fe và asen.
Thái Nguyên có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế xã như vị trí địa
lý, bề dày lịch sử, về nguồn nhân lực nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều
khó khăn và 1 trong số đó là thiếu nguồn nước sạch để phục vụ cho sinh
hoạt, sản xuất. Chính vì vậy để cung cấp nước sạch trong quá trình sản xuất
và sinh hoạt hằng ngày là rất cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
theo hướng bền vững. Từ yêu cầu trên và được sự phân công của Ban giám
hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường và dưới sự hướng dẫn
của thầy giáo: Dư Ngọc Thành, em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
khả năng tách Fe
2+

trong nước giếng khoan của hệ thống xử lý nước
NL1 tại Thái Nguyên’’
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Qua nghiên cứu đề tài nắm được hiện trạng sử dụng và chất lượng
nước giếng khoan tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định khả năng xử lý Fe
2+
và một số tách nhân khác ảnh hưởng
đến chất lượng nước giếng khoan của ở khu vực nghiên cứu
- Nguyên cứu, đánh giá khả năng hấp thụ sắt trong nước ngầm của mô
hình NL1.
- Đề xuất phương án xử lý nước giếng khoan dùng cấp cho sinh hoạt
1.3. Yêu cầu của đề tài.
- Lắp đặt mô hình NL1 xử lý sắt trong nước ngầm.
- Các thông tin và số liệu thu được phải chính xác trung
thực, khách quan.
- Cách lấy mẫu và nghiên cứu phân tích phải đảm bảo tính
khoa học và đại diện cho khu vực nghiên cứu.
- Kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy
chuẩn môi trường Việt Nam.
- Phân tích nước thải sau khi đã xử lý, đánh giá với tiêu
chuẩn, quy chuẩn môi trường của Việt Nam.
- Nắm được các tiêu chuẩn Việt Nam về nước sinh hoạt.
1.4. Ý nghĩa của đề tài.
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập.
- Có cơ hội vận dụng các kiến thức đã được học tập và
nghiên cứu
- Nâng cao khả năng làm việc với điều kiện thực tiễn.
- Biết cách khả năng phân tích và xử lý số liệu.
- Đúc kết được kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu và

phục vụ cho quá trình làm việc sau này.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn.
- Xử lý được các chất gây ô nhiễm nguồn nước.
- Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà trường với
nguồn nước đang sử dụng.
- Cảnh báo, ngăn ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng của các chất
độc hại tới sức khỏe con người.
- Giúp mọi người dân có thể thấy được hiện trạng nước họ
đang sử dụng có đang bị ô nhiễm hay không, nâng cao ý thức,
trách nhiệm của mình đối với môi trường xung quanh.
Phần II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
2.1.1 Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường.
- Khái niệm môi trường:
Theo Điều 3, Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam 2005 được định
nghĩa “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật”
Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và
các thực thể của tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực
tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình.
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người
bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra,
những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán,
niềm tin, nghệ thuật ), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ
khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu
cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi
tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà
còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con

người”.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần
và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học…ở bất kỳ thành phần nào của
môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác
định.
Theo Điều 3, mục 6 trong Luật Bảo Vệ Môi Trường nói “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn mối trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc
chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng
gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy
giảm chất lượng môi trường”.
Vậy “tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về
chất lượng moi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm
trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căm cứ
để quản lý và bảo vệ môi trường”
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm tài nguyên nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ,
biểm, nước ngầm bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có
thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật
lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn
làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ
đa dạng sinh vật trong nước.
2.1.2 Khái niệm nước ngầm
- Khái niệm nước thải.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải
là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong quá trình

công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
- Khái niệm nước sạch:
Nước sạch là nước chỉ chấp nhận sự hiện diện của các hợp chất hữu
cơ, kim loại và các ion hòa tan với vi lượng rất nhỏ.
Nước sạch là nước tự nhiên mà ta đã loại bỏ các thành phần có hại cho
sức khỏe nhưng vẫn có đầy đủ các khoáng chất, vi chất cần thiết cho cơ thể.
Tại Khoản 12, Điều 2 Luật Tài Nguyên Nước: Nước sạch là nước có
chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.
- Khái niệm nước ngầm.
Nước ngầm là chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không
gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không
gian rỗng này có sự liên thông với nhau.
Nước ngầm được hình thành do nước trên bề mặt ngấm xuống, không
thể ngấm qua tầng đá mẹ nên trên nó nước sẽ tập trung trên bề mặt, tùy từng
kiến tạo địa chất mà nó hình thành nên các hình dạng khác nhau, nước tập
trung nhiều sẽ bắt đầu di chuyển và liên kết với các khoang, túi nước khác,
dần dần hình thành mạch ngước ngầm lớn nhỏ, tuy nhiên việc hình thành
nước ngầm phụ thược vào lượng nước ngấm xuống và phụ thuộc vào lượng
mưa và khả năng trữ nước của đất.
Nước ngầm là một bộ phận của chu trình thủy văn xâm nhập vào các
hệ đất đá từ mặt đất hoặc bộ phận nước mặt, và trong một thời gian dài nước
ngầm được xem là “nguồn nước sạch” – có thể sử dụng cho ăn uống sinh
hoạt. Thực tế thì nguồn nước này thường chứa nồng độ các nguyên tố cao
hơn hẳn so với tiêu chuẩn nước uống được, đáng kể là Fe, Mn, H
2
S, …vì thế
nước ngầm cần phải được xử lý trước khi phân phối sử dụng.
Trên thế giới vấn đề ô nhiễm nước ngầm được quan tâm vào năm đầu
của thập niên 80 của thế kỷ 20 với các nghiên cứu về nồng độ của kim loại
nặng trong nước ngầm. Các đồng bằng châu thổ với mật độ dân cư lớn vùng

Nam và Đông Nam Á thường phân bố các tầng chứa nước phong phú và
phân bố rộng khắp.
Việt Nam là một quốc gia có trữ lượng nước ngầm khá phong phú và
tốt về mặt chất lượng. Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt
của đất đá, hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nước mặt, nước mưa.
Bảng 1: Một số đặc điểm khác nhau giữa nước ngầm
và nước mặt
Thông số Nước ngầm Nước bề mặt
Nhiệt độ Tương đối ổn định Thay đổi theo mùa
Chất rắn lơ lửng
Rất thấp hầu như không

Thường cao và thay đổi
theo mùa
Chất khoáng hòa tan
Ít thay đổi cao hơn so
với mặt nước
Thay đổi tùy thuộc chất
lượng đất, lượng mưa
Hàm lượng Fe
2+
, Mn
2+
Thường xuyên có trong
nước
Rất thấp chỉ có khi nước
ở sát dưới đáy hồ
Khí CO
2
hòa tan Có nồng độ cao Rất thấp hoặc bằng 0

Khí O
2
hòa tan Thường không tồn tại Gần như bão hòa
Khí NH
3
Thường có
Có khi nguồn nước bị
nhiễm bẩn
Khí H
2
S Thường có Không có
SiO
2
Thường có ở nồng độ
cao
Có ở nồng độ trung bình
NO
3-
Có ở nồng độ cao do bị
nhiễm bởi phân bón hóa
học
Thường rất thấp
Vi sinh vật
Chủ yếu là các vi trùng
do sắt gây ra
Nhiều loại vi trùng virut
gây bệnh và tảo
Các nguồn nước ngầm hầu như không chứa rong tảo, một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Thành phần đáng quan tâm trong
nước ngầm là các tạp chất hoà tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời

tiết, nắng mưa, các quá trình phong hoá và sinh hoá trong khu vực. Ở những
vùng có điều kiện phong hoá tốt, có nhiều chất bẩn và lượng mưa lớn thì
chất lượng nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, các chất
hữu cơ, mùn lâu ngày theo nước mưa thấm vào đất.
Ngoài ra, nước ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn do tác động của con
người. Các chất thải của con người và động vật, các chất thải sinh hoạt, chất
thải hoá học, và việc sử dụng phân bón hoá học… tất cả những loại chất thải
đó theo thời gian nó sẽ ngấm vào nguồn nước, tích tụ dần và làm ô nhiễm
nguồn nước ngầm. Đã có không ít nguồn nước ngầm do tác động của con
người đã bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ, các vi khuẩn
gây bệnh, nhất là các hoá chất độc hại như các kim loại nặng, dư lượng
thuốc trừ sâu và không loại trừ cả các chất phóng xạ.
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng
mặt và nước ngầm tầng sâu. Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di
chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa
hình. Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề
mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng
thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm
tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía
dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo không gian phân bố, một lớp nước
ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng:
- Vùng thu nhận nước.
- Vùng chuyển tải nước.
- Vùng khai thác nước có áp.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá
xa, từ vài chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường
có áp lực. Đây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định.
Trong các khu vực phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm
caxtơ di chuyển theo các khe nứt caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển
thường có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển.

Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thàng phần khoáng hóa và cấu
trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa cát
và granit thường có tính axit và chứa chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua
địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat
khá cao.
- Sự ô nhiễm nước ngầm
Việc đốt tiêu hủy các chất thải đã tạo nên chất độc cũng nhưng các tác nhân
gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước ngầm, bên cạnh đso nếu các loại dầu
máy thải, chất tẩy rửa từ các hộ gia định hoặc là thuốc bảo vệ thực vật, phân
hóa học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Do sự di chuyển của nước ngầm rất chậm nên sự nhiễm độc có thời
gian tích tụ rất dài, thậm chí sau nhiều năm mới thâm nhập vào nguồn nước
ăn.
Nghiên cứu xử lý kim loại nặng trong nước ngầm
Thành phần đáng quan tâm trong nước ngầm là các hợp chất hào tan
do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, nắng mưa, các quá trình
phong hóa và sinh hóa trong khu vực. ở những vùng có điều kiện phong hóa
tốt, có nhiều hất bẩn và lượng mưa lớn thì chất lượng nước ngầm dễ bị ô
nhiễm bởi các chất khoáng hòa tan, các hợp chất hữu cơ, mùn lâu ngày theo
nước mưa ngấm vào đất. ngoài ra, nước ngầm cũng bị nhiễm bẩn bởi tác
động của con người. Các chất thải của con người
- Ưu và nhược điểm khi sử dụng nước ngầm
Ưu điểm:
- Nước ngầm là tài nguyên thường xuyên, ít chịu ảnh hưởng của các
yếu tố khí hậu như hạn hán.
- Chất lượng nước tương đối ổn định, ít bị biến đổi theo mùa như nước
mặt.
- Chủ động hơn trong vấn đề cấp nước cho các vùng hẻo lánh, dân cư
thưa, nhật là trong hoàn cảnh hiện nay bởi vì nước ngầm có thể khai thác với
nhiều công xuất khác nhau.

- Để khai thác nước ngầm có thể sử dụng các thiết bị điện như bơm ly
tâm, máy nén khí, bơm nhúng chìm hoặc các thiết bị không cần điện như các
loại bơm tay. Ngoài ra nước ngầm còn được khai thác tập trung tại các nhà
máy nước ngầm, các xí nghiệp, hoặc khai thác tại các hộ dân cư. Đây là ưu
điểm nổi bật của nước ngầm trong vần đề cấp nước nông thôn.
- Có giá thành xử lý nước rẻ hơn.
Nhược điểm
- Một số nguồn nước ngầm ở tầng sâu được hình thành từ hàng trăm,
hàng nghn năm và ngày nay nhận được rất ít sự bổ cập từ nước mưa. Và
tầng nước này nói chung không thể tái tạo hoặc khả năng tái tạo rất hạn chế.
Do vậy trong tương lai cần phải tìm nguồn nước khác thay thế khi các tầng
nước này bị cạn kiệt.
- Việc khia thác nước ngầm với qui mô và nhịp điệu quá cao cũng sẽ
làm cho hàm lượng muối trong nước tang lên từ đó dẫn đến việc tăng chi phí
cho việc xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng.
- Khai thác nước ngầm với nhịp điệu cao sẽ làm cho mực nước ngầm hạ
thấp xuống, một năm làm cho quá trình nhiễm mặn tăng lên, mặt khác làm
cho nền đất bị võng xuống gây hư hại các ông trình xây dựng – một trong
các nguyên nhân gây hiện tượng lún sụt đất.
- Khai thác nước ngầm một cách bừa bãi cũng dễ dẫn đến tình trạng ô
nhiễm nguồn nước ngầm.
2.2. Cơ sở pháp lý.
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Luật tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 được Quốc Hội nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 26/12/2012 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2013.
- Các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị, Văn bản của Chính
phủ, cơ quan Trung ương, địa phương có liên quan đến công tác bảo

vệ môi trường, tài nước:
+ Nghị định 34/2005-NĐ - CP của Chính phủ về quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
+ Chỉ thị 02/2004/CT - BTNMT của Bộ TN&MT về tăng cường công
tác quản lý tài nguyên nước dưới đất.
+ Thông báo số 1088/VPCP-NN V/v soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng
chính phủ về việc tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND V/v qui định chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, xả nước vào nguồn nước và hành nghề khoan nước.
+ Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND V/v quy định chế độ thu nộp,
quản lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng
nước dưới đất.
+ Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT Ban hành Quy định về việc
điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
+ Nghị định 117/2007/NĐ-CP Về sản xuất, cung cấp tiêu thụ nước sạch.
+ Nghị định sô 17/2006/QĐ-BTNMT Ban hành Quy định về việc cấp
phép hành nghề khoan nước dưới đất.
+ Thông tư số 02/2006/TT-BTNMT V/v hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 149/2004/NĐ-CP Quy định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước.
+ Chỉ thị 02/2004/CT-BTNMT ngày 02/06/2004 Về tăng cường công
tác quản lý tài nguyên nước dưới đất.
- Các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt:
+ Tiêu chuẩn vệ sinh nước cấp sinh hoạt(TCVN 5502:2003)
+ Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (Ban hành theo Quyết định của Bộ
trưởng Bộ Y tế số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/04/2002).
+ Quy chuẩn nước sạch: QCVN 01 - 2009/ BYT Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt .
+ Quy chuẩn nước sạch: QCVN 02 - 2009/ BYT Quy chuẩn kỹ thuật

Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt .
+ Quy chuẩn Việt Nam: QCVN09 – 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước ngầm.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam và trên thế giới
2.3.1.1. Trên thế giới.
Theo Korzun và các cộng sự (1978), lượng nước toàn cầu là khoảng
1386 triệu km , trong đó nước biển và đại dương chiếm tới 96,5%. Chỉ còn
lại khoảng 3,5% 3 lượng nước trong đất liền và trong khí quyển. Lượng
nước ngọt mà con người có thể sử dụng được khoảng 35 triệu km3, chiếm
2,53% lượng nước toàn cầu. Tuy nhiên trong tổng số lượng nước ngọt đó,
băng và tuyết chiếm tới 24 triệu km3 và nước ngầm nằm ở độ sâu tới 600m
so với mực nước biển chiếm 10,53 triệu km 3. Lượng nước ngọt trong các
hồ chứa là 91.000 km3 và trong các sông suối là 2120 km3. Lượng mưa
trung bình hàng năm trên bề mặt trái đất khoảng 800 mm Tuy nhiên sự
phân bố mưa là không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới, tạo nên
những vùng mưa nhiều, dư thừa nước và những vùng mưa ít, thiếu nước.
Vùng dư thừa nước là nơi lượng mưa cao, thỏa mãn được nhu cầu nước tiềm
năng của thảm thực vật. Vùng thiếu nước là nơi mưa ít không đủ cho thảm
thực vật phát triển. Nhìn chung, châu Phi, Trung Đông, miền Tây nước Mỹ,
Tây Bắc Mehico, một phần của Chile, Argentina và phần lớn Australia được
coi là những vùng thiếu nước. Nguồn nước trên các con sông là nguồn nước
ngọt quan trọng, đáp ứng nhu các nhu cầu nước của con người và sinh vật
trên cạn. Theo Shiklomanov (1990), lưu lượng nước trên các dòng sông,
thông qua chu trình nước toàn cầu, thể hiện sự biến động nhiều hơn lượng
nước chứa trong các hồ, lượng nước ngầm và các khối băng.
So với nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn hơn rất
nhiều so với nước của các con sông và hồ chứa. Đây là nguồn nước ngọt rất
dồi dào của nhân loại. Nếu chúng ta biết bảo vệ và khai thác hợp lý thu nước
ngầm sẽ cho chúng ta nguồn nước ngọt rất bền vững.

Hiện nay đường thủy và sông ngòi nói chung ở châu Âu đều nhiễm
độc, nhất là từ các hợp chất hữu cơ chứa clo. Nguyên nhân là dọc hai bên bờ
sông có nhiều nhà máy, xí nghiệp hóa chất, như ở sông Ranh chẳng hạn. Ở
Hà Lan người ta đã phát hiện ra loại nông dược độc hại và những chất vi ô
nhiễm (Micropolluant) trong nước uống bắt nguồn từ sông Ranh. Ô nhiễm
nước uống do nitrat (NO3-) từ nông nghiệp là một vấn đề nghiêm trọng.
Nông nghiệp hiên đại ngày nay sử dụng quá nhiều phân hóa học (nhất là
phân đạm). Khoảng chừng 20 năm qua, lượng NO3- đã khuyếch tán trong
đất và gây ô nhiễm nước, ngày càng nhiều nguồn nước có lượng NO3- quá
mức quy định. Song điều nguy hiểm hơn nữa là ở vùng nông thôn thường có
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá cao. Tại các nguồn nước ở các khu công
nghiệp thì nồng độ các chất có hại vượt quá liều lượng cho phép bao gồm
các chất hữu cơ, vô cơ khó bị phân giải trong tự nhiên. Chúng có thể nổi trên
mặt nước, lơ lửng hoặc lắng sâu dưới đáy và tan trong nước. Ví dụ chỉ một
giọt dầu cũng tạo diện tích váng 0,25 m
2
trên mặt nước, tương tự một tấn dầu
sẽ tạo váng 500 ha, dù lớp màng váng rất mỏng song vẫn gây hại với sinh
vật thủy sinh. Ở các đô thị của các nước đang phát triển thì 95% cống rãnh
không được xử lý nước thải và đã xả ra các cánh đồng lân cận Thụy Sỹ là
nước du lịch và vô cùng sạch sẽ. Song các con sông suối ngoài biên giới
Thụy Sỹ thì lại là nguồn nước bị ô nhiễm hoàn toàn. Sông “Danuyp xanh”
không còn là một hình ảnh thơ mộng, hiện nay với chiều dài 100 km từ
Cremxo đến biên giới Slovakia, thực chất đã trở thành vùng nước chết về
phương diện sinh học. Ở Hoa Kỳ, hàng năm ngành nông nghiệp đã sử dụng
khoảng 400 nghìn kg thủy ngân trong các loại thuốc bảo vệ thực vật. Hiện
nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bị ô nhiễm nước ở các mức độ
khác nhau.
2.3.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa bình quân

hàng năm lớn (1800mm – 2000 mm) và có một hệ thống sông ngòi chằng
chịt, tạo nên nguồn nước rất phong phú. Nếu tính các sông có độ dài trên 10
km thì chúng ta có tới 2500 con sông, với tổng chiều dài lên tới 52000 km.
Trong đó hai hệ thống sông lớn nhất của cả nước là sông Hồng và sông Cửu
Long đã tạo nên hai vùng đất trù phú nhất cho phát triển nông nghiệp Việt
Nam. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi ở miền Trung cũng rất phong phú,
tạo nên các đồng bằng ven biển, tuy nhỏ hẹp nhưng rất quan trọng trong phát
triển nông nghiệp khu vực miền Trung. Hệ thống sông ngòi này không
những cung cấp nước cho mọi hoạt động phát triển kinh tế của đất nước mà
còn là nguồn lợi thủy sản khá phong phú và hệ thống giao thông đường thủy
quan trọng của cả nước. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều giữa
các tháng trong năm (tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa, từ tháng 4-5
đến tháng 9-10, trừ vùng duyên hải miền Trung, mùa mưa đến muộn và kết
thúc muộn 2-3 tháng nên thường gây ra úng lụt trong mùa mưa và khô hạn
trong mùa khô đặc biệt ở các tỉnh miền Trung, nơi có địa hình dốc và hệ
thống sông ngòi ngắn. Theo Nguyễn Viết Phổ (1893), lượng nước mưa hàng
năm của cả nước vào khoảng 640 km
3
, tạo nên dòng chảy ở các sông ngòi là
313 km
3
. Song nếu tính cả lượng nước chảy vào nước ta qua sông Hồng (50
km
3
/năm) và sông Cửu Long (550 km
3
/năm) thì tổng lượng nước chảy sẽ
gấp đôi. Tuy nhiên, lượng nước chảy này lại tập trung tới trên 80% vào mùa
mưa nên thường gây ra úng lụt ở các tỉnh đồng bằng và khu vực miền Trung.
Ngược lại, trong mùa khô, các dòng sông thường ít nước gây nên tình trạng

thiếu nước tưới trong nông nghiệp. Về nguồn nước ngầm, mặc dù đã được
khai thác và sử dụng từ lâu song cho đến nay, việc điều tra, thăm dò cũng
như quy hoạch sử dụng vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, do tình trạng
nước mặt bị ô nhiễm nhiều (đặc biệt là khu vực công nghiệp và đô thị) nên
nguồn nước ngầm chắc chắn sẽ được sử dụng nhiều hơn.
Thưc trạng ô nhiễm tại Việt Nam:
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng
tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá
và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề
đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều khu
đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải,
khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công
nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết
bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ:
ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước
thải thường có độ pH trung bình từ 9- 11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá
(BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1;
hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm
lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần,
H
2
S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH
3
vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã
gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô
nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập
trung là rất lớn. Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ
các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về
mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm

khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9
và hàm lượng NH
4
là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu
nâu, mùi khó chịu… Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm,
chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng nghìn m
3
/
ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu
vực. Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt
không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông,
hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước
thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước
thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được…
là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm
trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở thành phố Hà
Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m
3
/ngày;
hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25%
lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng
rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200 m
3
/ngày đang xả vào các
khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan,
các chất NH
4
, NO
2

, NO
3
ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy
định cho phép. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000
tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ
sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời. Không chỉ ở Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam
Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm
nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép
(TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) đều
vượt từ 5- 10 lần, thậm chí 20 lần TCCP. Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông
thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân
số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các
chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất
hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi
sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-
3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-
12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu. Trong sản xuất nông nghiệp, do
lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh,
mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ người
dân. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho
nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng
thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã
gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng
nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì
các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị
ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và
xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở
một số vùng ven biển Việt Nam.

2.3.3. Nước ngầm cho sinh hoạt và sức khỏe con người
Trong nước ngầm có chứa các yếu tố đọc hại, nếu không được xử lý,
các chất đọc hại sẽ tác động trực tiếp đến các nguồn nước mà nó tiếp xúc,
gây độc môi trường sinh sống của động thủy sinh và thực vật, gây độc trực
tiếp lên cơ the sinh vật và thông qua nước sinh hoạt, thực phẩm gây tác
động xấu đến con người.
• Tác động đối với con người.
Nước bị ô nhiễm bởi kim loain nặng có tác động tiêu cực tới sức khỏe của
con người qua bảng sau:
Bảng 2: Ảnh hưởng của kim loại nặng trong nước ngầm đối với sức
khỏe con người
Tên kim loại nặng Mức độ gây hại Biểu hiện và hậu quả
Asen (III) XXXXX
Arsenate – asen (V) X
Chì - Pb X
-Trẻ em: chậm phát
triển về thể chất, trí tuệ
và tinh thần.
-Người lớn: gây hại
thận, tim mahcj và nội
tạng.
Cadium – Cd XXX -Ngắn hạn: gây tiêu
chảy, tổn thương gan.
-Lâu dài: gây bệnh thận,
và ti mạch, nội tạng.
Nicken – Ni XX
Dài hạn: giảm cân, hại
tim, phổi gan.
Selenium – Se XX
Rụng tóc, móng ngón

tay, ngón chân và vấn
đề tim mạch
Antiony – Sb XX
Tăng Cholesterol trong
máu và giảm đường
huyết
Bari – Ba XX Tăng huyết áp
Syanua XX
Nguy hại về hệ thần
kinh
Crom – Cr XX Gây dị ứng mẩu ngứa
Mangan – Mn X
Chuyển màu nước từ
nâu đen, gây cặn đen và
vị tanh.
Sắt – Fe X
Màu cam đỏ trong nước
có váng sắt, vị tanh.
Flo - F X Gây xỉn răng, ố vàng
Đồng – Cu X Vị tanh, vàng màu xanh
Thủy ngân – Hg X
Gây xỉn da, chấm nâu
trong lòng trắng mắt
Nhô – Al X Nước đổi màu, vị tanh
Kẽm – Zn X Vị tanh
- Đối với môi trường
Các kim loại nặng có trong nước ngầm sẽ làm cho nguồn tài nguyên
nước ngầm bị suy thái, gây độc môi trường sinh sống của động vật thủy sinh
và thực vật, ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể sinh vật.
Theo các chuyên gia về sức khỏe, nước ngầm có độ pH thấp về cơ bản

không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu không sử dụng trực tiếp cho mục
đích ăn uống. Tuy nhiên, tính axit trong nước có khả năng ăn mòn kim loại
từ đường ống, vật chứa nước và tích lũy các ion kim loại trong nước dễ phát
sinh bệnh tật ở người. Hàm lượng sắt cao, cùng với ô nhiễm chất hữu cơ, ô
nhiễm từ hợp chất chứa nitơ, các vi sinh gây bệnh có trong nước giếng, nếu
sử dụng và tiếp xúc lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, gây
nên bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn
viêm não Nhật Bản, nhiễm giun đỏ 92% người dân Hóc Môn thiếu nước
sạch sử dụng, phải dùng nước giếng ngầm trong sinh hoạt. Tuy nhiên, nguồn
nước ngầm được xác định là bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và
sức khỏe của người dân trong nhiều năm qua. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh
dịch. Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hóc Môn cảnh báo rằng mạch nước
ngầm trên địa bàn huyện kiểm nghiệm gần đây cho thấy đang bị nhiễm phèn
nặng, nhiễm vi sinh từ 7-15% và nhiễm vô cơ 10%.
Nguyên nhân ô nhiễm tầng nước ngầm ở thành phố Hồ Chí Minh
được xác định là do cấu trúc địa chất và tình trạng khai thác bừa bãi, nhiều
giếng được khoan gần khu vực ô nhiễm như cống thải, nghĩa trang, hố ga,
sát bờ kênh, bãi rác. Thêm vào đó, kỹ thuật khoan giếng nhiều nơi chưa tốt
kéo theo việc gia cố, cách ly tầng không bảo đảm, tạo thêm những cửa sổ địa
chất thủy văn nhân tạo làm cho các chất ô nhiễm từ trên bề mặt theo nước
khuếch tán và thẩm thấu xuống tầng nước ngầm.
Các chuyên gia này khuyến cáo rằng, trong trường hợp người dân vẫn
phải sử dụng nguồn nước giếng khoan cho ăn uống, sinh hoạt, thì việc cấp
thiết cần làm là dùng phương pháp lọc nước để loại trừ chất ô nhiễm trong
nước, bảo vệ an toàn cho sức khỏe của chính bản thân và gia đình.
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho rằng 80% bệnh tật của cư dân Trái
Đất là do nước gây ra hoặc lan truyền qua nước. WHO cũng đã tiến hành
nghiên cứu cơ cấu bệnh tật ở khu vực Châu Á và đi đến nhận xét như sau:
Tại một số nước ở Châu Á có tới 60% bệnh nhiễm trùng và 40% dẫn tới tử
vong là do dùng nước không hợp vệ sinh. UNICEF lại cảnh báo rằng : Hàng

năm, tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị
chết và 5 triệu trẻ em bị tàn tật do nguồn nước bị ô nhiễm.
Theo kết quả phân tích và điều tra gần đây cho thấy hiểu biết của
người dân về các bệnh tật liên quan đến sử dụng nước không sạch còn hạn
chế. Phần lớn người dân chỉ biết đến bệnh tiêu chảy (62%), còn các bệnh
khác biết đến với tỷ lệ rất thấp như bệnh giun sán (18,6%), ngoài da
(17,6%), bệnh về mắt (11%), và bệnh phụ khoa (3,8%).
Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn có thể liên quan đến những nhóm
bệnh cơ bản sau:
- Bệnh đường tiêu hóa
Với các bệnh thường gặp như: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan A,
bại liệt… Bệnh thường xảy ra do người khỏe ăn hoặc uống phải những thực
phẩm, nước uống bị nhiễm vi khuẩn có trong phân người (do không rửa tay
với xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi vệ sinh cho trẻ nhỏ, sau đó cầm
vào thức ăn; hoặc do ruồi, gián đậu lên thức ăn, nước uống không được đậy
kín…). Sau khi ăn hoặc uống các loại nước đã nhiễm vi khuẩn, virut và ký
sinh trùng gây bệnh thì chúng ta dễ dàng bị mắc bệnh.
Tuy nhiên, các bệnh lây truyền trên đều có thể ngăn ngừa được nếu
chúng ta thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản như: rửa tay bằng xà
phòng và nước sạch tại các thời điểm trước khi ăn, sau khi đại tiện hoặc sau
khi tiếp xúc với người bệnh. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn các thức
ăn đã ôi thiu. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng và bảo quản tốt các
nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. Diệt các loại côn trùng
có nguy cơ truyền bệnh như ruồi, gián và chuột.
- Bệnh giun sán
Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim thường lây truyền do trứng
giun của người bệnh theo phân ra ngoài rồi lại vào hệ tiêu hóa của người
khỏe qua thức ăn, nước uống nhiễm bẩn hoặc chui qua da người vào cơ thể
và gây bệnh. Ấu trùng của các loại sán lại từ phân người bệnh vào nước
hoặc sống ký sinh trong ốc, cá… Ăn ốc có ấu trùng sán sẽ bị nhiễm sán.

Người hay gia súc ăn cá, thịt không nấu chín cũng sẽ mắc bệnh. Để phòng
bệnh giun sán, chúng ta không nên ăn gỏi cá, không ăn các loại gia súc bị
bệnh chết, không đi chân đất hay để trẻ nhỏ mặc quần thủng đũng, đặc biệt
cần chú ý tẩy giun, sán theo định kỳ và theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Bệnh do muỗi truyền
Những bệnh do muỗi truyền thường thấy là bệnh sốt rét, sốt xuất
huyết, viêm não Nhật Bản… Các bệnh này dễ lây lan và có thể bùng phát
thành dịch lớn. Bệnh lây truyền bằng cách: muỗi đốt người bị bệnh sau đó
đốt người khỏe mạnh, mầm bệnh sẽ truyền vào người khỏe qua vết đốt của
muỗi. Để không bị muỗi đốt, khi ngủ chúng ta nên ngủ trong màn, tẩm màn
bằng hóa chất; phun thuốc diệt muỗi và đốt hương muỗi trong nhà. Bên cạnh
đó, phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm quanh nhà và thu gom
phế thải, khơi thông cống rãnh; diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước
sinh hoạt đồng thời lật úp những dụng cụ chứa nước không dùng đến;
thường xuyên tổng vệ sinh dọn sạch ao tù, nước đọng.
- Các bệnh về mắt, ngoài da, bệnh phụ khoa
Đa phần các bệnh về mắt, bệnh ngoài da và bệnh phụ khoa có thể
truyền từ người bệnh sang người lành qua nước. Bởi vậy, để phòng tránh các
bệnh này cần có đủ nước sạch để sử dụng hằng ngày. Đồng thời thực hiện vệ
sinh cá nhân tốt, tắm rửa hay giặt giũ phải dùng xà phòng và nước sạch, mỗi
người phải sử dụng một khăn mặt riêng, không dùng chung quần áo với
người bệnh và không mặc quần áo khi còn ẩm.
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm.
Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với
khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp
(khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý,
mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu
Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản
xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30%

là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.
Báo cáo cuối năm 2004 của một số Trung tâm Y tế huyện, thành thị ở
Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chẩy huyện Phú Bình vao hơn hẳn
các nơi khác (1,8%) sau đó đến huyện Đồng Hỷ. Cả hai huyện trên đều có
cư dân sống vên sông Cầu.
Tóm lại: sự ô nhiễm nguồn nước ngầm đang là vấn đề đáng được
quan tâm hiện nay. Những người mắc bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra
được thống kê ngày càng tăng.
Từ đó dấy lên ột mối lo ngại về sức khỏe và môi trường sống của con
người ngay hiện tại và trong tương lai.
2.4. Giới thiệu về Sắt
Sắt là nguyên tố kim loại phổ biến, nó đứng thứ tư về hàm lượng vỏ
trái đất. Người ta cho rằng nhân của Trái Đất chủ yếu gồm sắt và niken. Sắt
chiếm 1,5% về khối lượng vỏ Trái Đất.
Những khoáng vật quan trọng của sắt là manhetit (Fe
3
O
4
) chưa đến
72,41% sắt, hematit (Fe
2
O
3
) chứa 60% sắt, pirit (FeS
2
) chứa 46,67% sắt và
xiderit (FeCO
3
) chứa 35% sắt. Ngoài ra sắt còn phân tán trong khoáng vật
của những nguyên tố phổ biến như mangan, titan

Một số hằng số vật lý quan trọng của sắt:
- Số thứ tự: 26.
- Khối lượng nguyên tử: 55,847
- Cấu hình electoron: [Ar] 3d
6
4s
2
- Bán kinh nguyên tử (A
o
): 1,26
- Độ âm điện theo Pauling: 1,83
- Nhiệt độ nóng chảy (
o
C): 1538
- Nhiệt độ sôi (
o
C): 2880
- Khối lượng riêng (g/cm
3
): 7,91.
* Tính chất vật lý:
Sắt là nguyên tố nằm ở phân nhóm VIIIB thuộc chu kỳ 4 của bảng hệ
thống tuần hoàn Mendeleev. Sắt là kim loại có màu trắng xám, dễ rèn, dễ rát
mỏng và gia công cơ học khác. Sắt có 4 dạng thù hình (dạng α, β, γ, δ) bền ở
những khoảng nhiệt độ nhất định.
Fe α → Fe β → Fe γ→ Fe δ → Fe lỏng.
Những dạng α, β có cấu trúc kiểu tinh thể lập phương tâm khối nhưng
có cấu trúc electron khác nhau. Dạng γ có cấu trúc tinh thể lập phương tâm
diện, dạng δ có cấu trúc lập phương tâm khối như dạng α, β nhưng tồn tại
đến nhiệt độ nóng chảy. Sắt có tính chất từ tính ( chúng bị nam châm hút và

dưới sự tác động của dòng điện chúng trở thành nam châm ). Sắt tạo nên
nhiều hợp kim quan trọng đặc biệt là với cacbon, tùy lượng cacbon có trong
sắt mà người ta có thể chia ra thành: Sắt mềm (<0,2%C), thép (0,2 ÷1,7%C),
và gang (1,7 ÷ 5%C).
*Tính chất hóa học:
Sắt là một loại kim loại có hoạt tính hóa học trung bình. Ở điều kiện
bình thường không có độ ẩm, sắt không tác dụng với các nguyên tố phi kim
điển hình như oxy, lưu huỳnh, clo, brom vì có mạng mỏng oxit bảo vệ. Khi
đun nóng Fe hầu như tác dụng với hầu hết các phi kim. Sắt tinh khiết bền
trong không khí và nước. Ngược lại, sắt chứa tạp chất bị ăn mòn dưới sự tác
dụng của hơi ẩm, khí cacbon và oxy ở trong không khí tạo lên rỉ sắt:
4Fe + 3O
2
→ 2Fe
2
O
3
Do lớp rỉ sắt xốp và giòn nên không bảo vệ sắt khỏi bị oxi hóa tiếp.
Trong nước ngầm sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hóa trị II (Fe
2+
)
là thành phần của các mối hòa tan như: Fe(HCO
3
), FeSO
4
, Hàm lượng sắt
có trong các nguồn nước ngầm thường cao và phân bố không đồng đều trong
các lớp trầm tích dưới đất sâu.
Các hợp chất vô cơ của ion sắt hóa trị II: FeS, Fe(OH)
2

, FeCO
3
,
Fe(HCO
3
), FeSO
4
,
Các hợp chất vô cơ của ion sắt hóa trị III: FeCl
3
, Fe(OH)
3
, Trong đó
Fe(OH)
3
là chất keo tụ, dễ dàng lắng đọng trong các bể lắng và bể lọc.
Fe(OH)
3
bền trong không khí , không tan trong nước và dung dịch NH
3
.
Fe(OH)
3
tan dễ dàng trong axit tạo thành muối Fe
3+
. Vì thế các hợp chất vô
cơ của sắt hòa tan trong nước hoàn toàn có thể xử lý bằng phương pháp lý
học, làm thoáng lấy oxy của không khí để oxy hóa sắt hóa trị II thành sắt hóa
trị III và cho quá trình thủy phân, keo tụ Fe(OH)
3

xảy ra hoàn toàn trong các
bề lắng, bể lọc tiếp xúc và các bể lọc.
2.3.4. Các phương pháp xử lý sắt thường dùng của người dân.
Có rất nhiều phương pháp đã và đang được áp dụng để xử lý sắt trong
nước ngầm như sau:
- Các phương pháp hóa học: phương pháp oxy hóa, chưng cất bằng
năng lượng mặt trời

×