Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SỰ VẬN DỤNG QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VÀO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN CON CUÔNG TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.86 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
--
BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
BẢN NHẬN XÉT TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP,
CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC, CỦA SINH VIÊN NGUYỄN VĂN
HÙNG
BẢO VỆ NĂM 2007 TẠI TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN - ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI
TÊN ĐỀ TÀI: “SỰ VẬN DỤNG QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI
TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VÀO PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC
Ở HUYỆN CON CUÔNG TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY”.
NGƯỜI NHẬN XÉT: HỒ CÔNG ĐỨC
LỚP CAO HỌC: VIỆN TRIẾT HỌC
Hà Nội, 4/2010
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Nhận xét về tên đề tài
“Sự vận dụng quan điểm về con người trong triết học Mác- Lênin
vào phát triển nguồn nhân lực ở huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An hiện
nay”
Như vậy tên đề tài của tác giá đã thể hiện rõ được đối tượng nghiên
cứu và khách thể nghiên cứu là: “nghiên cứu quan điểm con người trong
triết học Mác – Lênin và vận dụng vào phát triển nguồn nhân lực ở
huyện Con Cuông”. Đây là vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm tập
trung làm sáng tỏ nhằm nhận thức và giải quyết vấn đề được phát hiện từ
khách thể ấy và tên đề tài này cũng chứa đựng được mục tiêu nghiên cứu.
2. Nhận xét về tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Con người luôn là vấn đề trung tâm nghiên cứu của mọi khoa học,
từ phương Đông cho đến phương Tây, từ thời cổ đại cho đến thời hiện
đại, thời cổ đại nỗi tiếng với câu nói của Pitago “con người là trung tâm


của vũ trụ”, như vậy từ thời cổ đại vấn đề con người đã được xem là
trung tâm của vũ trụ, là vấn đề cao quý nhất của tạo hoá, còn ngày nay
vấn đề con người đã được quan tâm nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa
học nhằm phụ vụ nhu cầu cuộc sống của con người. Nhưng ngày nay do
nhu cầu của con người ngày càng phát triển và đòi hỏi ngày càng cao nên
khoa học nghiên cứu về con người ngày càng phải liên tục phát triển thì
mới có thể đáp ứng được phần nào những nhu cầu đó.
Hơn nữa mọi sự vật luôn luôn vận động và biến đổi, con người
cũng không nằm ngoài quy luật khách quan đó, đi theo dòng chảy của
thời gian con người đã làm thay đổi rất nhiều từ thời nguyên thủy cho
đến tận ngày nay, vào thời nguyên thuỷ con người chỉ sống dựa vào tự
nhiên, không biết cải tạo tự nhiên nhưng trải qua hàng ngàn năm lịch sử
con người đã làm thay đổi thế giới, con người giờ đây đã biết cải tạo thế
giới, chinh phục thế giới, bắt thế giới phục vụ những nhu cầu thiết yếu
của mình. Con người đã trở thành chủ thể và sản phẩm của lịch sử. Tuy
nhiên, trong từng giai đoạn của lịch sử con người không thể làm chủ thể
hết được mọi vấn đề nảy sinh trong cuộc sống vì trình độ khoa học chưa
phát triển, vì đời sống kinh tế còn khó khăn…nên những quan điểm duy
tâm, sự mê tín dị đoan, những hủ tục lạc hậu đã có điều kiện phát triển
chi phối chủ thể con người.
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công
nghệ, nó đòi hỏi con người phải không ngừng phát triển cả về mặt tư duy
và lý luận có như vậy thì mới đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Hiện nay
sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới đã đi rất xa so với trình
độ của chúng ta.
Chúng ta muốn chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào thì trình
độ cán bộ khoa học công nghệ của chúng ta phải được nâng cao ngang tầm
với công nghệ đó, có như vậy chúng ta mới là chủ được công nghệ. Nhưng
hiện nay cán bộ khoa học công nghệ của chúng ta chưa đáp ứng được nhiều
dẫn đến khó khăn cho công việc chuyển giao để đưa vào sản xuất kinh

doanh nhằm phục vụ đời sống nhân dân một cách tốt nhất.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc
tế con người luôn luôn phải được nâng cao trình độ mọi mặt, cả về thể lực,
trí lực, tầm nhìn… để đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước
công nghiệp, đưa nước ta ngày càng giảm khoảng cách so với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
Nghiên cứu vấn đề con người thể hiện được sự phù hợp với quan
điểm của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Với những nét cơ bản về tính cấp thiết như trên nên tác giá đã lựa
chọn đề tài “Sự vận dụng quan điểm về con người trong triết học Mác-
Lênin vào phát triển con người Việt Nam hiện nay” là hoàn toàn hợp lý
và phù hợp với trình độ của một cứ nhân chuyên ngành triết học để làm
khoá luân của mình.
3. Nhận xét về phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Những điều tác giả đã làm được:
+ Tác giả đã khái quát được những quan điểm của các nhà triết học
trước Mác về vấn đề con người cả ở phương Đông và phương Tây
+ Tác giả cũng đã trình bày một cách đầy đủ quan niệm của triết
học Mác- Lênin về vấn đề con người
+ Tác giả đã nêu lên được thực trạng nguồn nhân lực của huyện
Con Cuông tỉnh Nghệ An
- Nhận xét: Như vậy ở đây phạm vi và giới hạn nghiên cứu của tác
giả là nghiên cứu quan niệm con người trong trong triết học Mác – Lênin
từ đó vận dụng vào phát triển nguồn nhân lực của huyện Con Cuông.
4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu có liên quan
Liên quan đến đề tài tác giả đã nêu ra được mức độ quan tâm của
một số nhà nghiên cứu như: GS,VS,TS Phạm Như Hạc, GS, TS Nguyễn
Trọng Chuẩn, SG,TS Nguyễn Tài Thư, PGS, TS Đoàn Đức Hiếu… và
tác giả đã lựa chọn được một số tác phẩm tiêu biểu để tham khảo như:

Quan niệm về con người trong triết học phương Đông của GS, TS
Nguyễn Tài Thư, Vấn đề nhân cách của GS, VS, TS Phạm Minh Hạc,
Phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của GS,
TS Nguyễn Trọng Chuẩn…
Tác giả đã nêu khái quát được các công trình nghiên cứu đi trước
để từ đó đi đến mục tiêu nghiên cứu của mình trong đề tài.
5. Nhận xét về các kết nghiên cứu
Qua luận văn tôi thấy tác giả đã làm được những nội dung sau:
Thứ nhất: tác giả đã hệ thống được các quan điểm cơ bản của các
nhà triết học trước Mác ở cả phương Đông và phương Tây và các quan
điểm của triết học Mác – Lênin về vấn đề con người, để từ đó xây dựng
một cơ sở lý thuyết khá vững chắc cho đề tài luận văn, cụ thể là:
Ở phương Đông tác giả chủ yếu tập trung vào quan điểm của Trung
Quốc và Ấn Độ gồm các trường phái như: Nho gia, Mặc gia, Pháp gia,
Đạo gia và Phật giáo…
Ở Phương Tây tác giả đề cập đến chủ yếu là các quan niệm của các
nhà triết học từ thời cổ đại cho đến thời hiện đại như: Thời cổ đại Hi lạp
– La Mã gồm có các nhà triết học tiêu biểu như: Pitago, Protago, Platon,
Arixtot…rồi bước sang thời kỳ Trung cổ cho đến thời kỳ Phục hưng có
các đại biểu như Bêcon, Đêcáctơ, Galile, Hium…. đặc biệt là các đại
biểu trong triết học cổ điển Đức với các đại biểu như Cantơ, Hêghen,
Phoiơbắc được coi là nền tảng của triết học Mác- Lênin
Trong triết học Mác- Lênin tác giả cũng đã nêu lên được một cách
đầy đủ nhất các quan niệm về con người như: con người là sự thống nhất
giữa mặt sinh học và mặt xã hội; trong tính hiện thực của nó bản chất con
người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội; con người là chủ thể và là sản
phẩm của lịch sử.
Từ sự nghiên cứu vấn đề con người trong triết học, tác giả thấy
được tầm quan trọng cần phải tiếp tục nghiên cứu con người hiện nay để
đưa con người phát triển kịp với thời đại.

Thứ hai: Tác giả đã nêu lên được thực trạng về nguồn nhân lực của
huyện, phân tích được mặt mạnh và mặt yếu nguồn nhân lực hiện tại từ
đó đưa ra các phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân
lực.
Một trong những giải pháp mà tác giả quan tâm đó là giải pháp phát
triển kinh tế, giải pháp phát triển giáo dục, phát triển y tế, phát triển văn
hoá xã hội…
6. Tóm tắt các chương
Chương 1: Quan niệm về con người trong triết học Mác –
Lênin
1.1 Quan niệm về con người trong lịch sử triết học trước Mác
1.1.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông cổ
đại
Trong quan niệm về con người ở phương Đông cổ đại tác giả tập
trung chủ yếu vào các quan niệm của các nhà triết học Trung Quốc và Ấn
Độ
Ở Trung Quốc quan niệm về con người được phái Nho gia cho rằng
con người là thiên mệnh, Mặc gia cho rằng con người khi sinh ra đã có
tính thiện, Pháp gia cho rằng con người có tính ác, Đạo gia thì cho rằng
con người sinh ra từ đạo…
Ở Ấn độ người ta cho rằng con người sinh ra là do ngũ uẩn hội tụ
lại, con người phải tuân theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử Về nhân sinh
quan của Phật giáo là muốn tìm ra con đường giải thoát nhằm đưa chúng
sinh thoát ra khỏi vòng luân hồi nghiệp báo…
1.1.2 Quan niệm về con người trong lịch sử triết học phương
Tây
Trong lịch sử triết học phương Tây tác giả đã khái quát từ triết học
Hi- La cổ đại cho đến triết học cổ điển Đức với vấn đề con người được
bàn luận khá sôi nỗi như: Ở Hi Lạp cổ đại người ta coi con người là tinh
hoa cao quý nhất của tạo hoá với câu nói của Pitago, con người là trung

tâm của vũ trụ với câu nói của Protago, hay con người là một loại động
vật biết nói của Platon. Bước sang thời kỳ Trung cổ con người chịu sự
chi phối của giáo lý nhà thờ đạo cơ đốc cho mãi đến thời kỳ phục hưng và
cận đại quan niệm về con người có phần vượt ra khỏi sự chi phối của giáo
lý cơ đốc giáo thời Trung cổ với các đại biẻu như: Đêcáctơ, Bêcon,
Hium… Đặc biệt khi chuyển sang giai đoạn triết học cổ điển Đức thì quan
niệm về con người đã thay đổi rõ nét với các quan niệm của các nhà triết
học như: Cantơ, Hêghen, Phoiơbắc. Triết học cổ điển Đức được xem như là
hòn đá tảng của triết học Mác- lênin
1.2 Quan niệm về con người trong triết học Mác – Lênin
Quan niệm về con người trong triết học Mác – Lênin được tác giả
tập trung đề cao với những nội dung chính như:
1.2.1 Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với
mặt xã hội
Trước khi triết học Mác – Lênin ra đời thì quan niệm về con người
có rất nhiều điểm khác nhau, họ đề cao mặt sinh học hay mặt xã hội của
con người, chưa thấy được sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã
hội, chỉ đến khi triết học Mác ra đời thì mới khắc phục được quan niệm
đó và cho rằng con người là sự thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã
hội.
1.2.2 Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng
hoà các mối quan hệ xã hội
Khi nói về sự hình thành bản chất của con người C.Mác đã nêu lên
một luận điểm nỗi tiếng đó là: “trong tính hiện thực của nó bản chất con
người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” với quan điểm này đã giúp
cho chúng ta hiểu được bản chất của con người không phải tự nhiên mà
có mà phải được học tập, rèn luyện trong môi trường xã hội tốt đẹp, từ đó
giúp chúng ta trách được cách hiểu thô thiến về con người.
1.2.3 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Với tư cách là một thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn,

tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, là chủ giới tự nhiên, trong
quá trình cải biến giới tự nhiên con người cũng làm ra lịch sử của mình,
đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người.
Chương 2 Mục tiêu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực
hiện nay của huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An hiện nay
2.1 Thực trạng nguồn nhân lực
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hiện nay
Con Cuông là một huyện trực thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
Huyện Con Cuông là một nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, phía đông nam
giáp huyện Anh Sơn, phía đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ,
phía tây bắc giáp huyện Tương Dương, phía tây nam có đường biên giới
nước Lào dài 55,5km. Là huyện vùng cao, lợi thế về vị trí và điều kiện
thuận lợi để phát triển nông-lâm nghiệp và du lịch, thương mại.
Sự chuyển biến về kinh tế làm thay đổi căn bản đời sống nhân dân.
Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, đang cải thiện. Nhờ nằm
trong vùng quy hoạch Khu du lịch Vườn quốc gia Pù Mát nên mạng lưới
giao thông huyện nhanh chóng được nâng cấp. Tính đến hết năm 2003,
toàn huyện có 253km đường các loại, trong đó có trên 20km trải nhựa, bê
tông.
2.1.2 Thực trạng về nguồn nhân lực
Con Cuông là huyện biên giới, dân số hơn 66.000 người, trong đó
dân tộc Thái chiếm 75%. Với số dân hơn 66 nghìn người trong đó độ tuổi
lao động chiếm khoảng 40 nghìn người, trẻ em chiến khoảng 18,5 nghìn
người còn lại là người quá độ tuổi lao động.
2.2 Một số mục tiêu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực
2.2.1 Một số mục tiêu
Tăng trưởng GDP bình quân: 12-13%/năm
Sản lượng lương thực: 22 nghìn tấn/năm
Thu nhập bình quân đầu người 4.8 triệu/năm
Hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống 1.25%

2.2.2 Một số giải pháp
Giải pháp phát triển kinh tế
Giải pháp phát triển giáo dục
Giải pháp phát triển văn hoá xã hội
Giải pháp phát triển y tế
Qua bản tóm tắt các chương chúng tôi nhận thấy nội dung giữa các
chương là phù hợp với yêu cầu với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
7. Nhận xét về kết cấu nội dung
Với đề tài “Sự vận dụng quan điểm về con người trong triết học
Mác- Lênin vào phát triển nguồn nhân lực ở huyện Con Cuông tỉnh Nghệ
An hiện nay” tác giả đã có kết cấu hợp lý. Ở Chương 1 tác giả đã nêu lên
quan điểm về con người trong triết học nhằm làm cơ sở lý luận của đề tài
để từ đó vận dụng vào phát triển nguồn nhân lực ở chương 2
Ở chương 2, để phát triển nguồn nhân lực ngoài việc vận dụng quan
niệm về con người trong triết học Mác- Lênin tác giả còn nêu lên thực
trạng nguồn nhân lực của huyện, rồi đưa ra một số mục tiêu và giải pháp.
Như vậy kết cấu của luận văn là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với chuyên
ngành đào tạo cứ nhân triết học.
Hà nội, ngày 16 tháng 4 năm 2010
Người nhận xét

×