PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON MAI DỊCH
******* *******
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Sáng tạo một số trò chơi cho trẻ mầm non
ứng dụng bằng phần mềm Flash”
Người thực hiện: Phạm Minh Ngọc
Giáo viên: Lớp mẫu giáo lớn A4
Năm học 2009- 2010
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ do chän ®Ò tµi
Đất nước Việt Nam đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh
tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khó khăn và thách thức. Hiện nay công
nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng, nó trở thành một lực lượng sản xuất, một
động lực để phát triển tất cả các lĩnh vực khác. Chính vì thế việc đào tạo nguồn nhân
lực về CNTT là rất quan trọng và cấp thiết, nước nào lạc hậu trong lĩnh vực này thì
nghèo, nước nào biết phát triển CNTT sẽ nâng dân trí lên cao. Trong quyết định số
81/2001/QD- TTg, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho ngành giáo
dục là đào tạo nguồn nhận lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác
giáo dục và đào tạo. Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai cuộc vận động “Ứng dụng
CNTT trong giảng dạy” ở tất cả các cấp trường từ đại học, cao đẳng cho đến THPT,
THCS,TH và cả bậc học mầm non.
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích
đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh
ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư và
trang bị Tivi, đầu Video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy
chiếu, nối mạng internet. Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh,
…tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Qua
đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc
của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù
hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại CNTT. Công nghệ
thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi
mới phương pháp và hình thức dạy học. Có thể thấy ứng dụng của CNTT trong giáo
dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo
dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên
và học sinh.
Trong thực tiễn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non, chủ
yếu là sử dụng phần mềm Powerpoint. Về ưu điểm của phần mềm này là dễ sử dụng,
đơn giản, không tốn nhiều thời gian chuẩn bị Nhưng nó có nhiều hạn chế như: còn
bị động trong chỉnh sửa hình ảnh, tạo các đoạn phim và các hiệu ứng hình ành chưa
phong phú hấp dẫn chủ yếu dựa vào một số những hiệu ứng do phần mềm cung cấp
sẵn, khả năng xây dựng thành những đoạn hoạt hình mang tính kịch bản còn hạn chế.
Về kỹ năng, trẻ chỉ được kích chuột, sau đó hình ảnh sẽ tự mở ra hoặc bay vào vị trí
mà giáo viên định sẵn. Qua nghiên cứu sách báo, học hỏi từ người thân, tôi phát hiện
tính năng vượt trội của phần mềm Flash, ở phần mềm này giáo viên có thể sử dụng
song song phần mềm chỉnh sửa ảnh rất tiện lợi và các cảnh hoạt hình thay đổi linh
hoạt hơn khi mà nội dung kịch bản của giáo án được thay đổi. Giáo viên có thể rèn
cho trẻ kỹ năng kích chuột và di chuột đến vị trí mà mình cho là đúng mang lại hiệu
quả rất cao cho trẻ về tính chủ động, khả năng tư duy, hơn nữa hình ảnh hoạt hình ở
phần mềm này cũng tinh xảo và chuyên nghiệp hơn. Xuất phát từ ưu điểm, tính năng
vượt trội của phần mềm Flash và từ kinh nghiệm tích luỹ được trong qúa trình ứng
dụng CNTT, tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm “Sáng tạo một số trò chơi cho
trẻ mẫu giáo ứng dụng bằng phần mềm flash” với hi vọng góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trong trường mầm non.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Đặc điểm tình hình
a.Thuận lợi:
- Ban giám hiệu luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao phong trào ứng dụng công nghệ thông
tin trong trường, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, phối hợp với công ty Shonet mở
các lớp bồi dưỡng chuyên môn về công nghệ thông tin cho các giáo viên. Nhà trường
được trang bị tương đối đầy đủ phương tiện công nghệ thông tin tới từng lớp học( nối
mạng LAN trong toàn trường đản bảo 100% lớp được nối mạng), phòng học khang
trang, rộng rãi, thoáng mát.
- Giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do trường, phòng
giáo dục tổ chức, giáo viên có trình độ về công nghệ thông tin: Biết sử dụng thành
thạo một số phần mềm như powerpoint, photoshop, biết khai thác và lấy nguồn
nguyên liệu trên mạng Internet, chủ động trong việc tìm kiếm hình ảnh phục vụ cho
việc thiết kế giáo án. Giáo viên luôn có ý thức học hỏi, tìm tòi, trao đổi kiến thức giữa
các đồng nghiệp để nâng cao trình độ.
- Phụ huynh nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp, của trường, ủng hộ về cơ sở
vật chất đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ.
b. Khó khăn:
- Phần mềm flash là phần mềm mang tính chuyên nghiệp cao, để sử dụng được
phần mềm này đòi hỏi giáo viên phải có một số kỹ năng như: Kỹ năng xử lý hình ảnh
tĩnh để tạo ra các hình ảnh động và các hiệu ứng chuyển động, kỹ năng lập trình để
tạo ra các hoạt động mô phỏng và tương tác một cách sinh động, hấp dẫn chính vì
thế nó mất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và thực hành.
- Số lượng máy chiếu còn hạn chế, đa số trẻ được học qua màn hình vi tính nên
khả năng quan sát chưa được phát huy tối đa. Sĩ số trẻ đông nên còn hạn chế nhu cầu
được tham gia sử dụng máy, trẻ ít có cơ hội được khám phá thỏa mãn hết nhu cầu tìm
hiểu tất cả các trò chơi của chương trình.
- Thời gian nghiên cứu trò chơi và ứng dụng sáng tạo trò chơi đưa vào các hoạt
động còn bị hạn chế. Chưa sáng tạo nhiều trò chơi phù hợp với mục đích phát triển
của trẻ.
- Tài liệu học tập còn ít, nên tôi mất khá nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu để
sáng tạo ra nhiều trò chơi phù hợp mang tính phát triển.
2.Các biện pháp:
Để bản thân tích lũy được nhiều kiến thức, có khả năng sáng tạo tốt và đặc biệt
là đem đến cho trẻ những trò chơi mới lạ, hấp dẫn, giúp trẻ luôn say mê khám phá,
hứng thú hoạt động nhận thức, tôi xin đề xuất một số biện pháp cụ thể như sau:
a. Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu về chương trình Flash để tìm hiểu và
vận dụng có hiệu quả
- Việc nghiên cứu tài liệu là rất quan trọng vì qua quá trình nghiên cứu giúp tôi
hiểu sâu hơn vấn đề, chủ động hơn trong công việc, biết tìm ra điểm mấu chốt cần
tháo gỡ, ngoài ra tôi còn tự mua sách báo, tìm hiểu trên mạng, học hỏi chồng, em trai
và những người xung quanh về phần mềm flash từ đó phát hiện ra tính năng ưu việt
của phần mềm flash đó là:
+ Có thể sử dụng song song phần mềm chỉnh sửa ảnh.
+ Hiệu ứng hình ảnh, âm thanh sinh động, hấp dẫn, mang tính chuyên nghiệp.
+ Kỹ năng di chuột và kích chuột đến vị trí trí mong muốn
- Ngoài việc tìm hiểu và sử dụng phần mềm flash giáo viên cần phải nghiên cứu
và sử dụng thành thạo một số phần mềm khác để bổ trợ khi sáng tạo các trò chơi trên
flash như: Phần mềm Power Point, phần mềm đổi đuôi, phần mềm chỉnh sửa hình ảnh
PhotoShop, Phần mềm cắt và ghép các file hình ảnh và âm thanh (Make movies
Maker…) theo ý muốn.
- Bên cạnh việc sử dụng thành thạo các phần mềm trên, một điều quan trọng
khác mà giáo viên cần lưu ý đó là phải tự nghiên cứu, học hỏi để sử dụng thành thạo
máy tính như: Biết cách sử dụng máy tính, máy quét, máy in, máy chiếu. Biết cách
truy cập và khai thác tài nguyên từ nhiều nguồn: DVD, VCD, CD, sách báo, tranh ảnh
cho thiếu nhi, internet…
Từ những kiến thức, kinh nghiệm bản thân có được, tôi sáng tác một số bài tập,
trò chơi phù hợp với thể loại, đề tài, chủ điểm và vận dụng triệt để cho trẻ học tập.
b. Biện pháp 2: Sáng tạo một số trò chơi ứng dụng từ chương trình flash
Để trẻ ở lớp có được nhiều cơ hội để trẻ trải nghiệm các cảm xúc thú vị, mới lạ,
hiểu thêm nhiều kiến thức, khái niệm mới, hình thành những kỹ năng cần thiết trong
học tập như kỹ năng phán đoán, tư duy, quan sát, ghi nhớ có chủ định Thì việc sáng
tạo trò chơi và vận dụng có hiệu quả là việc làm cần thiết đối với người giáo viên. Với
các trò chơi được ứng dụng từ chương trình flash này giáo viên có thể khai thác với
nhiều chủ đề như : Bản thân, gia đình, động vật, thực vật, giao thông.v v với mức độ
khó và dễ tuỳ theo lứa tuổi và tuỳ theo loại tiết.Từ chương trình flash, tôi đã đầu tư
thiết kế và chia làm 2 loại trò chơi mà qua tổ chức cho trẻ hoạt động đem đến hiệu
quả cao như:
- Trò chơi: Ghép tranh ( Ghép tranh các con vật, ghép tranh các loại hoa, ghép
tranh thiên nhiên ).
- Trò chơi sắp xếp ( Trang trí phòng, làm bưu thiếp, sắp xếp ngã tư đường phố,
sắp xếp khuôn mặt ).
*Với loại trò chơi “ Ghép tranh”
- Yêu cầu: Trẻ phải ghép các mảnh ghép đúng với tranh mẫu hoặc ghép qua trí
nhớ.
- Ý nghĩa:
+ Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, giúp phát triển tư duy, tưởng tượng.
+ Ôn lại kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã có.
+ Khơi gợi sự hứng thú, tò mò, ham hiểu biết.
+ Rèn sự tinh khéo của đôi tay khi di chuột, ghép hình ảnh vào đúng vị trí.
- Cách làm:
Ví dụ: Các bước thiết kế trò chơi “Ghép tranh con gà mái”
- Bước 1: Tìm một bức tranh con gà có đầy đủ các bộ phận và một clip âm
thanh có tiếng gà kêu, trên mạng.
- Bước 2: Nhập bức tranh và clip âm thanh ở trên vào thư viện.
- Bước 3: Kéo và thả hình “con gà” vào một layer bất kỳ và chuyển thành đối
tượng “Graphic” được dùng trong phần mềm Flash.
- Từ đây ta dùng công cụ chỉnh sửa ảnh của phần mềm Flash để tẩy mầu nền:
- Tiếp theo dùng công cụ cắt hình của Flash để chia đối tượng thành các
phần(đầu, thân, đuôi, chân) như sau:
- Bước 4: Từ đối tượng đã được cắt ở trên chuyển đổi thành dạng Graphic tạo
ra các đối tượng graphic có tên là: “DAU GA”;
- Graphic có tên là “DAU GA_BONG”:
Tương tự ta làm các graphic còn lại là: “DUOI GA”; “DUOI GA_BONG”;
“THAN GA”; “THAN GA_BONG”; “CHAN GA 1”; “CHAN GA
1_BONG”; “CHAN GA 2”; “CHAN GA 2_BONG”;
- Bước 5: Từ các đối tượng graphic có tên: “DUOI GA”; “THAN GA”; “CHAN GA
1”; “CHAN GA 2” ta tạo các đối tượng Button có tên lần lượt là:
Button_CHANGA_1”; “Button_CHANGA_2”; Button_DAUGA; Button_DUOIGA;
Button_THANGA.
- Bước 6: Thiết kế các đối tượng là movie clip chứa các graphic và các button tương
ứng:
+ Movie Clip có hai thuộcc tính là:
Tên của movie Clip: “1_Drag_DAU” và tên của Instance : “1”
Tên của movie Clip: “1_Shape_DAU” và tên của Instance : “11”
Tương tự ta thiết kế các movie clip tương ứng cho thân gà, đuôi gà và hai chân của
con gà:
- Bước 7: Chèn các đoạn mã ActionScrip vào các Button tương ứng để điều khiển các
cặp movie thông qua thuộc tính tên của Instance ở trên.
* Với loại trò chơi “ Sắp xếp”
- Yêu cầu: Trẻ phải sắp xếp hình ảnh( đồ dùng, các chi tiết ) đúng vị trí.
- Ý nghĩa:
+ Giúp phát triển tư duy
+ Ôn lại kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã có.
+ Khơi gợi sự hứng thú, tò mò, ham hiểu biết.
+ Rèn sự tinh khéo của đôi tay khi di chuột, sắp xếp hình ảnh vào đúng vị trí.
- Cách làm: Cách làm tương tự như trên ta không cần xử lý các đoạn mã
ActionScrip do vậy có thể bỏ qua bước 7 và bước tạo các movie tạo của một
movie gốc như ở bước 3 của ví dụ các bước thiết kế trò chơi “Ghép tranh con
gà mái”.
* Khi thiết kế trò chơi trên phần mềm flash gíáo viên cần lưu ý:
- Lựa chọn hình ảnh đẹp, rõ nét phù hợp với bài dạy.
- Phối hợp mầu sắc, hợp lý, hài hoà, không rối mắt.
- Phối hợp âm thanh sinh động, hấp dẫn với trẻ.
- Trò chơi thiết kế cần phù hợp với yêu cầu bài học, phù hợp với khả năng của
trẻ, không quá dễ cũng không quá khó làm trẻ mau chán.
-Trò chơi cần giúp trẻ củng cố các kỹ năng đã học, giúp phát triển tư duy,
tưởng tượng, khả năng ghi nhớ có chủ định, rèn sự tinh khéo của đôi tay
Bằng cách làm như trên tôi đã thiết kế được các trò chơi trên phần mềm flash
cụ thể như sau:
* Trò chơi hoạt động: “Khám phá”.
- Chủ đề động vật
- Trò chơi: “Ghép con gà”
+ Lứa tuổi: Mẫu giáo bé
Mục đích yêu cầu: Trẻ biết đặc điểm cấu tạo của con gà, giúp trẻ phát triển kỹ
năng di chuột, khả năng tưởng tượng, tư duy.
Chuẩn bị: Tranh con gà đã được xử lý để tạo ra những mảnh ghép hình các bộ
phận, các đoạn âm thanh ngắn tương ứng với mỗi miếng ghép, đoạn nhạc thưởng khi
chơi đúng trò chơi.
Cách chơi: Trẻ kích chuột vào miếng ghép sau đó di chuột và sắp xếp cho
đúng hình con gà, nếu đúng trẻ sẽ được thưởng một bản nhạc.
- Trò chơi: “Ghép tranh con gà”
+ Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn
Mục đích yêu cầu: Trẻ biết đặc điểm cấu tạo của con gà và môi trường sống
của nó.Trẻ có kỹ năng di chuột thành thạo, phát triển khả năng quan sát tưởng tượng,
tư duy, phản xạ nhanh khi tham gia trò chơi.
Chuẩn bị: Bức tranh con gà có cảnh vật xung quanh (cỏ, hoa .v.v ) đã được
xử lý để tạo thành các ô vuông chứa một phần nội dung của bức tranh, các đoạn âm
thanh ngắn tương ứng với mỗi miếng ghép, đoạn nhạc thưởng khi chơi đúng trò chơi.
Cách chơi: Trẻ lựa chọn và kích chuột vào từng ô vuông được bố trí phía dưới
sau đó di chuột và nhả vào đúng vị trí, nếu đúng trẻ được thưởng một bản nhạc( lần 2:
trẻ có thể đặt thời gian chơi nhanh hơn).Kết thúc trẻ đã ghép được một bức tranh hoàn
thiện về con gà.
Với 2 trò chơi trên giáo viên có thể áp dụng thêm các trò chơi tương tự như: “
Ghép hình con vịt”, “ghép hình con mèo”, “ Ghép tranh về hiện tượng thiên
nhiên” v.v
- Chủ đề bản thân:
- Trò chơi: “ Hãy hoàn thiện cho tôi”
+ Lứa tuổi: mẫu giáo nhỡ
Mục đích yêu cầu: Trẻ biết xác định đúng vị trí của các bộ phận trên khuôn
mặt, phát triển kỹ năng di chuột, khả năng ghi nhớ có chủ định.
Chuẩn bị: Một số miếng ghép như: Mắt, mũi, miệng, tai, hình tròn làm khuôn
mặt đã qua chỉnh sửa, đoạn nhạc trong quá trình chơi.
Cách chơi: Trẻ kích chuột vào từng miếng ghép(mắt, mũi , miệng, tai) di chuột
và nhả đúng vào vị trí trên khuôn mặt. (Lần 2 trẻ có thể chọn thời gian chơi nhanh
hơn)
+ Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn:
Mục đích yêu cầu:Trẻ biết xác định đúng vị trí của các bộ phận trên khuôn mặt,
biết đặt đúng vị trí của quần áo, giầy trên cơ thể. Trẻ có kỹ năng di chuột thành thạo,
khả năng ghi nhớ có chủ định.
Chuẩn bị: Một số miếng ghép(mắt, mũi, miệng, tai, quần, áo, giầy, khung hình
cơ thể). Đoạn nhạc trong quá trình chơi,
Cách chơi: Trẻ kích chuột vào từng miếng ghép(mắt, mũi , miệng, tai, Quần áo,
giầy dép ) di chuột và nhả đúng vào vị trí trên cơ thể (Lần 2 trẻ có thể chọn thời gian
chơi nhanh hơn).
- Chủ đề: Gia đình
- Trò chơi: “ Sắp xếp phòng khách”
+ Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn
Mục đích yêu cầu: Trẻ nhận biết được một số đồ dùng trong phòng khách, biết
sắp xếp các đồ dùng hợp lý, thẩm mỹ.
Chuẩn bị: Hình ảnh một số đồ dùng trong phòng khách( Ti vi, tủ lạnh, đài, máy
điều hoà ), một số không phải là đồ dùng phòng khách ( Bếp ga, giường, tủ quần
áo ) hình ảnh phòng khách trống đã qua xử lý. Đoạn nhạc trong quá trình chơi.
Cách chơi: Trẻ phải chọn đúng đồ dùng trong phòng khách sau đó kích chuột
và thả đúng vào vị trí thích hợp, làm đúng được thưởng một đoạn nhạc, nếu chọn sai
không được thưởng nhạc.
Với trò chơi này có thể áp dụng chơi các trò chơi tương tự như: “ Sắp xếp phòng
ngủ”, “ Sắp xếp phòng bếp”, “ Trang trí bàn tiệc”, “ Sắp xếp cây phả hệ” vv
- Chủ đề: Thực vật
- Trò chơi: “Ghép hoa hồng”
+ Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ
Mục đích yêu cầu: Trẻ biết đặc điểm cấu tạo của bông hoa hồng ( Cành, lá, hoa),
rèn khả năng ghi nhớ có chủ định.
Chuẩn bị: Bông hoa hồng đã qua xử lý hình ảnh( Cắt thành 3 phần: Thân, lá,
hoa)các đoạn âm thanh ngắn tương ứng với mỗi miếng ghép, đoạn nhạc thưởng khi
chơi đúng trò chơi.
Cách chơi: Trẻ kích chuột vào từng miếng ghép, sau đó di chuột và sắp xếp cho
đúng bông hoa hồng, thời gian chơi là một bản nhạc.kết thúc trẻ ghép được bông hoa
hồng.
- Trò chơi hoạt động: “làm quen với chữ viết”
- Trò chơi “Tìm bóng cho tôi”
+ Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn.
Mục đích yêu cầu: Trẻ nhận biết được các chữ cái đã học qua bóng của nó, phát
triển khả năng quan sát và tư duy.
Chuẩn bị: Các chữ cái đã học đã học và bóng của nó đã qua xử lý.
Cách chơi: Trẻ bật loa nghe yêu cầu chữ cái nào sẽ kích chuột và nhả vào đúng
bóng của nó, nếu đúng được thưởng đoạn nhạc, sai ấn vào nút chơi lại.
Với hai trò chơi trên giáo viên có thể áp dụng với tất cả các chữ cái cũng như
các chữ số mà trẻ đã học.
- Trò chơi :“ Tìm nét cho tôi”
+ Lứa tuổi: Mẫu giáo Lớn.
Mục đích yêu cầu: Trẻ có kỹ năng di chuột thành thạo, trẻ nhận biết từ dưới
tranh, nhận biết các chữ cái còn thiếu trong từ và qua các nét chữ.
Chuẩn bị: Từ dưới tranh, các nét chữ, đoạn nhạc thưởng được sắp xếp hợp lý.
Cách chơi: Các nét chữ dời sắp xếp phía dưới, Phía trên là từ có chữ cái bị thiếu
in mầu nhạt hơn, nhiệm vụ của trẻ là phải tìm đúng các nét sau đó di chuột và đặt vào
đúng chữ cái đó, nếu đúng được thưởng 1 đoạn nhạc và được chơi bài tiếp theo.
Với trò chơi này giáo viên có thể áp dụng với tất cả các chữ cái đã học.
- Trò chơi hoạt động: “tạo hình”.
- Trò chơi : “ Bé tập làm bưu thiếp”.
+ Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ
Mục đích yêu cầu:Trẻ có kỹ năng quan sát và sắp xếp bố cục hợp lý
Chuẩn bị: khung bưu thiếp, các hình ảnh để làm bưu thiếp.
Cách chơi: Trẻ lựa chọn hình ảnh và sắp xếp vào các vị trí cho hợp lý và có
tính thẩm mỹ.
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn có thể viết sẵn các lời chúc nhân ngày lễ nào đó để trẻ
có thể lựa chọn và sắp xếp.
- Trò chơi hoạt động: “Làm quen với toán”.
- Trò chơi: “ Truy tìm số đi trốn”
+ Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn.
Mục đích yêu cầu: Trẻ nhận biết vị trí của các số trong dãy số tự nhiên. Trẻ tập
trung chú ý, tri giác nhanh.
Chuẩn bị: Các ô vuông có chứa các chữ số từ 1-10, nhạc thưởng.
Cách chơi: Trẻ quan sát dãy số trênvi tính ( cắt bớt 1-2 số) Cho trẻ tìm số còn
thiếu sau đó di chuột vào đúng vị trí ô vuông ở phía trên( Cô có thể xếp theo dãy số,
trẻ tìm số thiếu và di chuột vào đúng vị trí trong dãy số tự nhiên( Lần 2 đảo ngược lẫn
lộn vị trí các số, trẻ xếp lại theo thứ tự dãy số tự nhiên).Nếu đúng trẻ được thưởng bản
nhạc và được chơi tiếp, chơi sai phải chọn lại.
- Trò chơi: “ Gắn hoa”
+ Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn
Mục đích yêu cầu: Ôn chữ số, ôn số lượng, rèn khả năng quan sát.
Chuẩn bị: Nhuỵ hoa và các cánh hoa có gắn số đã qua chỉnh sửa.
Cách chơi: Kích chuột vào loa yêu cầu chữ số nào thì kích chuột vào nhuỵ hoa
có gắn số đó sau đó di chuột và nhả vào đúng hoa có chữ số đó.
Trên đây là một số trò chơi được ứng dụng từ chương trình flash, từ những trò
chơi này giáo viên có thể sáng tạo ra nhiều trò chơi khác tương tự tuỳ theo chủ điểm,
theo lứa tuổi và theo theo từng loại tiết mà trẻ vẫn không nhàm chán, cùng một
cách làm nhưng hiệu quả mang lại là rất cao. Ngoài ra phần mềm flash còn rất nhiều
những tính năng vượt trội để thiết kế những trò chơi, hay những đoạn hoạt hình sinh
động, hấp dẫn và có tính chuyên nghiệp hơn nữa.
PHẦN III. KẾT QUẢ
* Đối với trẻ:
- Sau khi áp dụng một số trò chơi trên vào các giờ học, tôi thấy trẻ rất thích thú,
sôi nổi, tích cực tham gia vào các trò chơi. Thông qua trò chơi này, trẻ được phát triển
tư duy, tưởng tượng, kỹ năng di chuột và kích chuột. Ngoài ra các trò chơi còn góp
phần phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý, rèn luyện tính kiên trì cho trẻ Bên cạnh đó
khi trẻ chơi, cô giáo có thể tích hợp thêm các nội dung vào tiết học mà vẫn nhẹ nhàng,
lôi cuốn trẻ.
- Sau hai năm thực hiện đưa các trò chơi trên vào giảng dạy, tôi nhận thấy học
sinh ở lớp tôi dạy cũng như các lớp khác của trường học luôn sôi nổi và hào hứng hơn
trong các tiết học có tích hợp công nghệ thông tin, các giờ học diễn ra sinh động, vui
tươi, nhẹ nhàng và hấp dẫn nhờ những hình ảnh, âm thanh gần gũi với cuộc sống
xung quanh của trẻ.
- Thông qua các trò chơi, ngôn ngữ của trẻ cũng tiến bộ rõ rệt, trẻ diễn đạt ý
định của mình và trả lời các câu hỏi lưu loát, đầy đủ hơn. Ngoài ra trò chơi còn thể
hiện được rõ bố cục giúp trẻ nắm bắt và hiểu luật chơi nhanh hơn.
* Đối với giáo viên:
- Luôn có sự phối hợp với phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, đoạn băng, đoạn nhạc,
hình ảnh phục vụ cho việc thiết kế trò chơi.
- Giáo viên đã nắm vững một số phần mềm như:Phần mềm Power Point, phần
mềm đổi đuôi, phần mềm chỉnh sửa hình ảnh PhotoShop, Phần mềm cắt và ghép các
file hình ảnh và âm thanh (Make movies Maker…) theo ý muốn.
- Trình độ công nghệ thông tin của giáo viên được nâng cao, luôn có sự đầu tư,
tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt để từ cái đã có biến đổi sáng tạo nhiều trò chơi trên phần
mềm flash, phù hợp với nhu cầu của trẻ và vận dụng đạt hiệu quả.
IV. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục
mầm non nói riêng bằng ứng dụng CNTT là cả một quá trình lâu dài và đầy khó khăn
thách thức. Nó không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước,
ngành giáo dục đào tạo và các trường mầm non mà còn đỏi hỏi sự say mê nhiệt huyết
với nghề của đội ngũ giáo viên mầm non. Qua việc ứng dụng phần mềm flash thiết kế
trò chơi tôi thấy đây là phần mềm rất thú vị, có nhiều tính năng để khai thác và giáo
viên hoàn toàn có thể sử dụng được để thiết kế các loại trò chơi phù hợp với khả năng
của trẻ. Với kế hoạch và các biện pháp đã sử dụng, tôi đều rút ra những kinh nghiệm
sau mỗi lần thực hiện. Theo tôi để áp dụng những trò chơi từ chương trình flash trong
tổ chức hoạt động cho trẻ thì ngoài việc phối kết hơp với phụ huynh để cung cấp các
nguồn tài nguyên, giáo viên phải có kiến thức về công nghệ thông tin, có sự đầu tư,
phải luôn tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt để từ những cái đã có biến đổi, sáng tạo nhiều trò
chơi phù hợp với nhu cầu của trẻ và vận dụng đạt hiệu quả. cần chia sẻ kinh nghiệm,
tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp để trò chơi đã thiết kế được
hoàn thiện hơn.
Tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về
kiến thức tin học đặc biệt là chương trình flash, các giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế
được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới
phương pháp giảng dạy.
Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Rất mong những
kinh nghiệm nhỏ bé này của tôi được Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp nhiệt tình
hưởng ứng và ủng hộ cũng như có các ý kiến góp ý, chia sẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 23 tháng 3 năm 2010
NGƯỜI VIẾT
Phạm Minh Ngọc