MỤC LỤC
TÁC ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC CHỐNG LẠI NẠN
XÂM HẠI TRẺ EM
Phần I. Lời nói đầu
Theo điều I Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định“trẻ em có nghĩa là
mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó qui
định tuổi thành niên sớm hơn”. Còn theo điều 1, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo
dục trẻ em Việt Nam thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Đồng thời
Tuyên ngôn về Quyền trẻ em đã nói rõ “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ,
trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt
pháp lý trước cũng như sau khi ra đời” vì thế mà đối tượng trẻ em luôn là tâm
điểm được Xã Hội đặc biệt quan tâm và chăm sóc.
Tuy nhiên cũng có không ít trẻ em bị xâm hại cả về mặt thể chất và tinh thần
gây hậu quả nghiêm trọng. Các hành vi như: Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm
nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý,
gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; hành hạ,
ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng
của trẻ; đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho
hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội;
1
cưỡng ép trẻ em lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc nặng
nhọc…của người lớn là những hình thức xâm hại nghiêm trọng đến trẻ.
Số vụ trẻ em bị bạo hành ngày càng gia tăng lên tới con số báo động
Theo báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi
đồng của Quốc hội, thực tế cho thấy tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em ở nước
ta trong những năm gần đây diễn biến phức tạp và cú xu hướng gia tăng: năm
2008 có 1.613 em, năm 2009 có 1.805 em và năm 2010 (theo báo cáo của
46/63 tỉnh, thành) là 1.245 em bị bạo lực, xâm hại. Đặc biệt từ đầu năm 2011
đến nay theo thống kê chưa đầy đủ của cục Cảnh sát hình sự, tổng cục Cảnh sát
phòng chống tội phạm bộ Công an toàn quốc phát hiện 1.548 đối tượng xâm
hại 1.397 trẻ em (tăng 52 vụ so với năm 2010). Trong đó, có 51 vụ sát hại trẻ
em, 427 vụ hiếp dâm trẻ em (chiếm 60% tổng số vụ xâm hại trẻ em) cố ý gây
thương tích 128 vụ, xâm hại 140 em; 32 đối tượng mua bán, bắt cóc, chiếm
đoạt trẻ em… Đây là con số đáng giật mình để các cơ quan chức năng và toàn
thể mọi người trong XH phải nhìn nhận, đánh giá và có hình phạt thích đáng
đối với những kẻ ác độc đã làm hại trẻ em.
Đặc biệt hiện tượng xâm hại trẻ em lại diễn ra ở nhiều hoàn cảnh mà theo chủ
nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng
2
Thi trong một bài phát biểu đã nói: hiện tượng bạo lực, xâm hại trẻ em diễn ra
ở nhiều nơi khác nhau có thể trong gia đình, trường học hay ngoài Xã Hội và ở
nhiều vùng miền khác nhau với nhiều hình thức dã man làm tổn hại đến trẻ.
Điều này thể hiện sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận dân cư trong xã hội
cần được cơ quan chức năng phát hiện và có hình phạt thích đáng. Tuy nhiên
thực tế các vụ ngược đãi, bạo lực, xâm hại, bóc lột trẻ em lại ít được cộng
đồng chủ động phát hiện, trình báo mà phần nhiều là do các phương tiện truyền
thông phát hiện và tố giác trước công luận. Vì thế mà báo chí có vai trò rất
quan trọng trong việc chống lại nạn xâm hại trẻ em. Hiểu được điều này đôi
ngũ những nhà báo đã luôn tích cực phát hiện và cập nhật kịp thời đến công
chúng những vụ xâm hại trẻ em để cứu thoát các em đồng thời trừng trị thích
đáng những kẻ có tội.
Phần II. Điểm lại một số vụ xâm hại trẻ em mang tính chất nghiêm trọng
trong thời gian vừa qua được thông tin trên báo mạng điện tử
Như những số liệu ở phần trên đã đưa cho thấy tình trạng xâm hại trẻ em ngày
càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm. Đặc biệt trong thời
gian vừa qua liên tiếp xảy ra những vụ xâm hại nghiêm trọng khiến cả dư luận
phẫn nộ. Có thể kể tên như:
Năm 2010 vụ án bộ Hào Anh (14 tuổi) bị vợ chồng trại tôm giống Huỳnh
Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm tra tấn dã man như thời trung cổ tại Cà Mau
đã khiến báo chí tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Không chỉ bị đánh đập
Hào Anh còn bị tra tấm bởi các hình thức dã man như: bẻ răng, tạt nước sôi, dớ
bàn ủi, cho uống nước tiểu… khiến các vết thương trên người Hào Anh gồm:
vết sẹo dài ngang mặt, qua sống mũi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ là 15%; gãy, sập
xương mũi (do Thơm dựng ổ khóa cửa phòng đập nhiều cái vào mặt) là 25%;
viêm xoang hàm hai bên sau chấn thương là 15%; năm chiếc răng bị mất do
dựng kềm bẻ, dựng cây đập, nạy được tính 10%; vết sẹo bỏng bên ngực phải và
ngực trái do bị tạt nước sôi là 20% và tổng các vết sẹo phần mềm trên cơ thể
còn đau, tờ, rát… là 15%. Cơ quan pháp y đã áp dụng luật cộng lùi, xác định
3
mức độ tổn hại sức khỏe Hào Anh tại thời điểm giám định (3-5-2010) là
66,83%.
Hào Anh với chi chit vết thương trên cơ thể vì những đòn tra tấn của vợ chồng Giang – Thơm
Vụ án gây xôn xao và sự phẫn uất trong dư luận bởi những hình thức tra tấn
quá dã man của vợ chồng chủ trại tôm giống đã gây hậu quả nghiêm trọng đến
Hào Anh không chỉ thể chất và ở tinh thần của em.
Vụ án thứ 2 đáng được chú ý đó là bộ Nguyễn Thị Như Ý (tỉnh Đồng Tháp)
mới 9 tháng tuổi bị chính mẹ đẻ của mình đánh đập dã man, gương mặt
xanh xao, hai mỏ sưng vù, bầm tím và còn in rõ vết hàm răng cắn. Trên ngực,
tay, chân đầy vết bầm, lở loét….
Càng đau xót hơn khi dư luận đã không khỏi bàng hoàng bởi thủ phạm gây
ra vụ bạo hành này chính là mẹ đẻ của bộ là Nguyễn Thị Xuân Lan. Thậm
chí bộ Như Ý còn bị đánh “hội đồng” bởi mẹ đẻ, ông bà ngoại và “người
tình” của mẹ là Lê Thành Tám (dựng điện thoại ghi hình). Vì mê tín dị
đoan, họ cho rằng, “nếu để bộ sống tới 12 tuổi sẽ đem đến tai họa cho cả
gia đình”!?
4
Như Ý 9 tháng tuổi bị mẹ và cha dượng đánh đập dã man
Tiếp đến là vụ bảo mẫu Trần Thị Phụng đánh đập bộ 3 tuổi Hồ Thị Thúy
Ngân tại số nhà 2/91, tổ 14, ấp Bình Thuận 1, xã Thuận Giao, huyện Thuận
An, tỉnh Bình Dương. Khi tắm cho bộ Ngân bà Phụng đã đạp chân lên người
rồi túm túc, tạt nước vào mặt cháu liên tục khiến cháu bị viêm phổi do hít
phải nước và trong trạng thái hoảng loạn, sợ sệt
Bộ Lê Quang Vinh (TP. HCM) mới 4 tuổi không chịu ăn, cô giáo mầm non
“nuôi dạy trẻ” Trần Thị Xuân Nữ (Nhóm trẻ tư thục Hoa Lan) nhốt vào thang
máy vận chuyển thức ăn rồi bấm nút cho thang chuyển động để hù dọa bộ. Bộ
Vinh sợ hãi kêu gào và bị va quệt vào tường gồ ghề trong thang máy gây ra
tình trạng bị chấn thương nặng nề
5
Những trấn thương của bộ Lê Quang Vinh khi bị cô giáo “hành xác” trong thang máy
Và gần đây là vụ án bộ Vũ Quốc Linh 3 tuổi đã bị chính bố đẻ của mình tẩm
xăng đốt dẫn đến bỏng toàn thân và thương tật đến 86%. Cụ thể 8 giờ sáng 27-
4 cháu Vũ Quốc Linh bị bố đẻ là Vũ Văn Quang (SN 1980) ở xã Tế Thắng,
Nông Cống, Thanh Hóa đổ xăng vào người rồi bật lửa đốt như ngọn đuốc sống
trước mặt vợ là chị Lê Thị Hà và nhà ngoại chỉ vì mâu thuẫn giữa hai vợ
chồng. Khi ngọn lửa bùng cháy, “ngọn đuốc sống” Vũ Quốc Linh kêu la thì
được những người thân trong gia đình chị Hà tới cứu còn người bố mất hết
nhân tính Vũ Văn Quang nổ xe máy rồi chạy khỏi hiện trường. Hình ảnh em bé
mặt mũi méo mó không thành hình có mặt tại phiên tòa xét xử tội người cha
độc ác khiến bao người đau đớn xót thương…
6
Quốc Linh trong gianh giới mong manh giữa sự sống và cái chết tại viện bỏng quốc gia
Khuôn mặt Quốc Linh biến dạng vì tội ác tày trời của người cha
Trên đây chỉ là số rất ít những vụ bạo hành trẻ em gây xôn xao dư luận trong
thời gian vừa qua. Còn rất nhiều những trẻ em là nạn nhân của những vụ xâm
hại mà hung thủ không ai khác lại là chính những ông bố, bà mẹ. Đau lòng hơn
có nhiều em đã phải bỏ mạng như vụ án người mẹ Nguyễn Thị Nụ (23 tuổi,
Thạch Thất, Hà Nội) chỉ vì giận chồng mà rat ay ném đứa con mới vẻn vẹn 3
7
tháng tuổi xuống giếng lạnh hồi tháng 6/2010. Cùng tội như Nguyễn Thị Nụ
nhưng đối tượng Nguyễn Thị Khuyên sinh năm 1970, ở Sơn Cương, Thanh Ba,
Phú Thọ còn nghiêm trọng hơn khi cùng một lúc lần lượt ném 3 con xuống
giếng rồi tử tự theo con vì không chịu được cuộc sống bần hàn nghèo khổ…
Những sự việc đau lòng trên không phải là hiếm và một điều đáng báo động đó
là càng ngày lại xảy ra càng nhiều với tính chất nghiêm trọng hơn. Điều này
càng khiến các cơ quan chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung phải lên
tiếng và có những hành động cụ thể để ngăn chặn kịp thời giải cứu cho các em.
Một trong những tổ chức có sự tác động mạnh mẽ trong việc chống lại tình
trạng xâm hại trẻ em đó là báo chí.
Phần III. Tác động của báo chí trong việc chống lại tình trạng xâm hại trẻ
em
Tình trạng xâm hại trẻ em ngày càng tăng lên với con số đáng báo động, tuy
nhiên có một điều đó là các vụ bạo lực này lại không được cơ quan ở địa
phương biết mà lại do chính báo chí phát hiện và phản ánh lại. Vỡ thế có thể
khẳng định báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác ngăn chặn, bảo
vệ quyền lợi của những đứa trẻ trong những vụ xâm hại đó. Điều này có thể
khái quát ở những ý như sau:
1. Báo chí thông tin và chia sẻ thông tin về các vụ bạo hành xâm hại trẻ em
đến tất cả mọi người
Xác định đây là chức năng và nhiệm vụ chính của mình nên báo chí luôn theo
sát hơi thở cuộc sống để phản ánh lại một cách trung thực và sinh động nhất.
Đối với vấn đề liên quan đến trẻ em thì giới truyền thông lại càng có sự quan
tâm đặc biệt bởi “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ
và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như
sau khi ra đời” (Luật bảo vệ trẻ em). Đầu tiên là đó là các thông tin về số
lượng, tỷ lệ phần trăm các vụ bạo hành xâm hại trẻ em được thống kê như
“năm 2008 có 1.613 em, năm 2009 có 1.805 em và năm 2010 (theo báo cáo của
46/63 tỉnh, thành) là 1.245 em bị bạo lực, xâm hại. Đặc biệt từ đầu năm 2011
8
đến nay theo thống kê chưa đầy đủ của cục Cảnh sát hình sự, tổng cục Cảnh sát
phòng chống tội phạm bộ Công an toàn quốc phát hiện 1.548 đối tượng xâm
hại 1.397 trẻ em (tăng 52 vụ so với năm 2010). Trong đó, có 51 vụ sát hại trẻ
em, 427 vụ hiếp dâm trẻ em (chiếm 60% tổng số vụ xâm hại trẻ em) cố ý gây
thương tích 128 vụ, xâm hại 140 em; 32 đối tượng mua bán, bắt cóc, chiếm
đoạt trẻ em…” ( Theo nguồn Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm). Cụ thể
hơn nữa đó là báo chí liên tục cập nhật nhanh và mang tính thời sự các vụ bạo
hành, xâm phạm đến trẻ em để từ đó các cơ quan chức năng bắt tay vào cuộc
cho kịp thời để giải cứu các em. Có thể kể ra đây một số vụ như : bộ Hồ Thị
Thúy Ngân 3 tuổi bị bảo mẫu Trần Thị Phụng đánh đập dã man là do một
người công nhân quay lại cảnh clip đó mà tung lên mạng để chia sẻ với nhiều
bạn đọc khác. Tuy nhiên mọi thông tin sau đó liên quan đến việc bộ Ngân có
đơng bị bà Phụng hành hạ hay không? Hay pháp luật có hình phạt như thế nào
đối với bà Phụng? Tình hình sức khỏe của bộ Ngân… hoàn toàn được báo chí
cập nhật và phản ánh lại đến bạn đọc trên khắp mọi miền cả nước và nước
ngoài. Và cũng chính thông tin báo chí đưa lại mà người đọc biết được không
phải một lần bà Phụng tắm kiểu hành xác bộ Ngân mà đã kéo dài suốt một năm
qua. Tính riêng báo mạng điện tử viết về vụ án này lên đến hàng nghìn bài viết
và nhận hàng triệu comment chia sẻ, bày tỏ ý kiến của độc giả
Tương tự các vụ án của bộ Hào Anh, bộ Vũ Quốc Linh, bộ Quang Vinh…hay
bất cứ vụ việc liên quan đến việc trẻ em bị xâm hại, bạo hành đều được báo
mạng điện tử cập nhật nhanh nhạy kịp thời để mang thông tin đến cho độc giả.
Thử hỏi nếu như không có kênh truyền thông là báo mạng điện tử thì những
thông tin đó bao giờ mới đến được với mọi người bởi khi qua bất cứ một kênh
nào khác đều mất thời gian chuẩn bị, biên tập và lên sóng. Đến khi đó liệu rằng
tính thời sự nóng hổi để sự can thiệp của xã hội đạt kết quả cao nhất?
Về chức năng thông tin, đối với những vụ xâm hại tình dục trẻ em có điểm
khác đó là Báo chí cũng nhanh chóng thông tin (theo cách riêng trong sự cho
phép của truyền thông) để mọi người cùng biết nhưng không phải là biết nạn
nhân như những vụ bạo hành kể trên mà biết hung thủ cũng như cách thức hoạt
9
động tinh vi của chúng. Về số lượng các vụ xâm hại tình dục trẻ em cũng được
báo chí cho biết với mức độ báo động khi con số tăng cao tính trung bình có
900 vụ/ năm (nguồn báo Tiền phong)
Với tính nhanh nhạy và phi thời gian của mình đây cũng là lợi thế của báo
mạng mà không có bất cứ một kênh nào có thể có được. Uplate thông tin liên
tục và nhanh theo từng giây vì thế dự có bất kì vụ việc trẻ em bị xâm hại xảy ra
ở bất cứ đâu chỉ trong tích tắc là xuất hiện ngay trên báo điện tử đến với công
chúng. Cũng chính qua kênh báo mạng này mà sức lan tỏa thông tin được trải
rộng trên khắp mọi hành tinh để tất cả mọi người cùng được biết và chia sẻ với
nhau.
Chính vì lẽ đó mà các vụ bạo hành xâm hại đến trẻ em nhanh chóng được đưa
lên mặt báo để tất cả mọi người cùng nắm được. Từ đó mới tác động dẫn đến
việc điều chỉnh và có những biện pháp xử lí kịp thời.
2. Vai trò của báo chí trong việc giám sát quản lí xã hội với các vấn đề xâm
phạm trẻ em
Ngoài chức năng thông tin đến công chúng, báo chí còn có nhiệm vụ vô cùng
quan trọng đó là khả năng giám sát quản lí xã hội. Trở lại với vụ bộ Ngân bị
bảo mẫu Phụng bạo hành ban đầu chỉ là một clip dài hơn 1 phút được phán tán
trên mạng. Tuy nhiên nếu như chỉ dừng lại ở đó thì sự việc đã không được giải
quyết một cách trọn vẹn mà phải có sự can thiệp của cơ quan báo chí cùng lực
lượng chức năng. Clip xuất hiện vào tối 23/11/2010 thì ngay lập tức sáng ngày
24/11 các cơ quan báo chí phối hợp với Công an xã Thuận Giao, Hội bảo vệ
chăm sóc trẻ em cùng đại diện lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh - Xã hội
tỉnh Bình Dương tìm đến căn nhà số 2/91 tổ 14, ấp Bình Thuận, xã Thuận Giao
(Thuận An, Bình Dương) để xác minh làm rõ vụ bé gái 3 tuổi bị hành hạ dã
man khi tắm. Và với những bằng chứng không thể chối cãi được bà Trần Thị
Phụng phải cúi đầu thừa nhận người trong clip đó là mình và đứa bé bị đánh
đập là một trong những cháu được bà nhận trông tại nhà mình. Khi nắm chắc
được nguồn thông tin này thì báo chí thực sự bắt tay vào cuộc khi đưa ra hàng
loạt những bài báo bàn luận xunh quanh sự việc này…
10
Báo chí bắt tay vào cuộc điều tra vụ bảo mẫu Phụng tắm hành xác bộ 3 tuổi
Tương tự vụ bộ Hào Anh bị chủ trại tôm giống tra tấn dã man như thời trung cổ
cũng nhờ báo chí nên tìm ra chân tướng sự việc. Ban đầu nhờ một người hàng
xóm phát hiện Hào Anh bị đánh chạy thoát được nên mang đến bệnh viện và
chính nhờ những thông tin thu được ở đây mà cơ quan báo chí cùng công an
huyện Đầm Dơi, Cà Mau bắt tay vào cuộc. Những cuộc điều tra, thăm dò
nhanh chóng được tiến hành đối với trại tôm giống Minh Đức, ấp Phơ Hiệp, xã
Ngọc Chánh (Đầm Dơi), tỉnh Cà Mau và sự thật cũng được hé mở.
Đối với các vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục thì vai trò của báo chí trong việc
giám sát quản lí xã hội càng thể hiện rõ nét. Có thể kể ra đây một số trường hợp
mà chỉ đến khi có sự can thiệp của báo chí thì cơ quan công an mới thực sự
nhập cuộc: Chị H. (xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, Long An) phản ánh:
11
“Ngày 17-9, thấy con tôi là bộ D. chỉ mới 11 tuổi mà cơ thể phát triển như
người lớn, cơ của D. khen bộ lớn nhanh và ôm bộ. Bất ngờ, bộ D. đẩy người cơ
ra và kêu đau vùng ngực. Hỏi mãi bộ mới kể khi bộ qua nhà người hàng xóm
(hơn 50 tuổi) chơi, ông này đã rủ bộ vào trong buồng, sau đó ôm hôn, sờ
soạng… khắp người. Ông này dặn: “Không được nói với ai, nếu không sẽ bị
đánh chết”. Mấy lần bé đi ngang nhà ông, nếu chỉ có một mình ông ở nhà thì
bộ đều bị ông kéo vào giở trò như những lần trước. Có lần đau quá, bộ khóc thì
ông cho tiền bộ ăn bánh….Hôm sau, chị H. đến nhà nói chuyện phải quấy thì
ông hàng xóm nói từ từ tính, đừng báo công an. Nhưng gia đình chờ đến ba
ngày vẫn không thấy ông trả lời. Đến ngày thứ tư, chị H. mới đến Công an
huyện Đức Hòa tố giác và nơi đây đồng ý cho bé đi giám định vào sáng 27-9
(tức phải hơn 10 ngày kể từ ngày vụ việc bị phát hiện). Và rồi một tháng sau
đó, công an huyện cho biết bộ không có dấu hiệu bị xâm hại. Vụ việc được xếp
lại trong nỗi ấm ức của người mẹ” (nguồn báo Pháp Luật Việt Nam)
/>keu-cuu.htm
Còn rất nhiều những em bé khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi mà cơ
quan công an trả lời “không sao hết” và sự việc được đặt ở thế “đã rồi” nên
những ông bố, bà mẹ đành ngậm ngùi cắn răng chịu đựng. Chỉ đến khi những
gia đình người bị hại này đâm đơn kiện lên các cơ quan báo chí thì mọi việc
mới được giải quyết một cách triệt để. Từ những lá đơn, những tâm sự đó của
gia đình các trẻ em các phóng viên điều tra lập tức bắt tay vào điều tra, tìm hiểu
đồng thời cùng một lúc phối hợp với nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền
khác để đưa ra kết luận chắc chắn. Và cũng với tính nhanh nhạy đặc biệt của
báo mạng điện tử mà những đơn thư đó được chuyển đến tức thì và cũng được
giải quyết nhanh gọn. Như vậy là báo chí có vai trò quan trọng trong việc giám
sát xã hội đối với việc giải quyết các vụ xâm phạm, bạo hành trẻ em.
12
3. Chức năng giáo dục với các đối tượng xâm hại đến trẻ và nhắc nhở đến
những người có liên quan
Sau khi vụ việc được phanh phui trên báo và có sự vào cuộc của cơ quan công
an thì đã giải quyết được những vụ việc xâm hại bạo hành trẻ. Tuy nhiên còn
điều quan trọng hơn nữa đó chính là báo chí đã làm nhiệm vụ giáo dục, giúp
con người nhìn nhận ra lỗi lầm của mình để sửa chữa. Đây là việc làm vô cùng
có ý nghĩa mà báo chí đã làm được.
Đối tượng đầu tiên được giáo dục đó là những người gây ra tội lỗi đó cho trẻ .
Vợ chồng chủ trại tôm giống Minh Đức lĩnh án 23 năm tự/người và đã nhận ra
tội lỗi của mình để xin được tha thứ và nhận sự khoan hồng của tòa án. Về phía
bà Phạm Thị Thoa (mẹ ruột cháu Hào Anh) cũng đã nhận ra lỗi của mình khi
đã để Hào Anh đi làm thuê từ năm 12 tuổi (trong quy định luật lao động trẻ em
trên 15 tuổi mới được lao động). Vụ việc được giải quyết theo quy định của
pháp luật, tuy nhiên dưới tác động của báo chí nên đã trở thành bài học mang
tính giáo dục chung cho toàn xã hội đăc biệt là những ông bố bà mẹ. Phải quan
tâm chăm sóc con cái chu đáo để tránh những tỏc nhân bên ngoài làm hại đến
chính các em.
Đối với vụ việc bảo mẫu Phụng tắm “hành xác’ đối với bộ Ngân ở Bình Dương
thì : Bà Phụng cũng phải chịu mức án 2 năm tù và đã ăn năn hối cải và nhận ra
sai lầm của mình
13
Giọt nước mắt hối hận của bà Phụng tại tòa
Đối với bố mẹ bộ Ngân là anh Hồ Minh Lực và chị Nguyễn Thị Thanh, công
nhân của công ty Hải Mỹ (KCN Bình Chiểu) cũng phải sắp xếp lại thời gian
làm việc của mình và tìm địa chỉ tin cậy để gửi con. Đồng thời nhiều bậc phụ
huynh khác có con hiện đang gửi bà Phụng trông giúp cũng “cảnh tỉnh” để gửi
con đến chỗ khác.
Các vụ án khác nhờ tác động của báo chí, đặc biệt là những chia sẻ, đóng góp ý
kiến của các chuyên gia và đông đảo độc giả mà những người trong cuộc đã
nhận ra lỗi lầm và sai phạm của mình. Những ông bố bà mẹ trước tác động của
xã hội cũng phải nhìn nhận lại những thiếu sót của chính họ trong cách giáo
dục con cái.
Đối với những vụ xâm hại tình dục trẻ em, người lớn cũng như “bừng tỉnh”
nhận ra rõ bộ mặt thật đen tối của những người tưởng chừng như thân quen và
“tử tế” để có những biện pháp bảo vệ con. Những kẻ gây hại cho trẻ em phải
14
đền tội trước pháp luật nhưng còn phải chịu mức án cao hơn đó chính là bản án
lương tâm – đây chính là điều mà báo chí có tác động sâu rộng trực tiếp đến
với những người này.
Đồng thời vai trò giáo dục của báo trí đối với vấn đề này còn thể hiên ở chỗ đó
là: Thông qua những vụ việc được phanh phui này mà những trẻ em bị hại nói
riêng và tất cả mọi trẻ em khác nói chung có cơ hội lựa chọn tốt hơn cho mình
những điều kiện sống và học tập. Bộ Ngân được gửi vào nhà trẻ, bộ Hào Anh
được vào sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau và còn nhiều bộ khác
được sinh sống và học tập trong môi trường trong lành hơn.
Hào Anh ấm áp trong ngôi nhà mới tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau
4. Làm thức tỉnh những giá trị tình cảm cao đẹp
Báo chí không chỉ thông tin những vụ xâm phạm trẻ em đến công chúng mà
còn làm nhiệm vụ vô cùng cao đẹp mang tính nhân văn sâu sắc đó là làm thức
tỉnh lương tri trong mỗi con người mà lâu nay tưởng chừng như đã ngủ quên.
Có thể nói đây là tác động rất đặc biệt mà chỉ có báo chí mới đủ khả năng làm
và càng hiệu quả hơn trong loại hình báo mạng điện tử. Có thể kể thêm ra đây
một số tình tiết về vụ án bộ Hào Anh bị tra tấn như thời trung cổ như sau: Khi
vụ án về bộ Hào Anh được báo chí quan tâm và đã có hàng loạt những bài báo
đã đề cập đến, trong đó có không ít người đã nhắc đến trách nhiệm của người
bố đẻ đã không có tin tức 14 năm nay. Ngay lập tức sau đó bố ruột của Hào
15
Anh là ông Nguyễn Thanh Tân đã đến Bệnh xá Công an tỉnh Cà Mau để thăm
con và đây cũng là lần đầu tiên hai cha con gặp nhau sau 14 năm xa cách. Cuộc
hội ngộ không có gì nhiều cảm xúc nhưng cũng thể hiện rằng người cha đó vẫn
còn tình người, dự không chăm bẵm con được ngày nào nhưng trong sâu thẳm
trái tim của ông đó vẫn là khúc ruột dưới của mình. Thử hỏi nếu như báo chí
không đưa thông tin về Hào Anh bị tra tấn dã man thì có lẽ người cha đó cũng
sẽ không trở về để gặp con và sự thiếu trách nhiệm đó sẽ còn kéo dài và có khi
là đến cuối đời. Và bộ Hào Anh dẫu rằng không có quá nhiều tình cảm với cha
của mình nhưng sự trở lại của ông cũng phần nào làm ấm lòng đứa con thơ bật
hạnh. Chính báo chí đã làm thức tỉnh tình yêu thương đó trong trái tim người
cha “vô trách nhiệm”
Mỗi một em bé khi được phát hiện bị hại là thêm một lần khiến dư luận phẫn
nộ và có nhiều hơn những trái tim và tấm lòng đồng cảm từ phía xã hội. Họ
hoàn toàn không phải là những người thân thích nhưng trước hình ảnh một bộ
Quốc Linh mặt mũi méo mó biến dạng vì bị chính người cha ruột của mình tẩm
xăng đốt, một bộ Hào Anh với chi chit những vết thương vì bị tra tấn dã man
hay những em bé chưa đủ lớn nhưng đã phải làm những bà mẹ trẻ bất đắc dĩ vì
bị xâm hại tình dục…không ai không khỏi xót xa đau đớn. Chính báo chí với
công tác truyền thông của mình đã làm thức dậy tình yêu trong trái tim không
chỉ của những người thân là gia đình của những nạn nhân trẻ con này mà của
toàn xã hội.
5. Vai trò định hướng xã hội
Đây là nhiệm vụ của báo chí ở trên khắp các lĩnh vực, tuy nhiên đối với những
vụ bạo hành xâm hại đến trẻ em thì báo chí càng thể hiện rõ nét chức năng này.
Định hướng xã hội theo hướng tích cực đó là giúp cho gia đình những nạn nhân
trẻ em hiểu được cần phải quan tâm nhiều hơn đến con cái mình. Đồng thời đối
với những tên đã ra tay với trẻ em sẽ bị xử theo quy định của pháp luật – thời
gian lĩnh án cũng tạo điều kiện để nhìn nhận lại chính mình và sửa chữa bản
thân theo hướng tốt đẹp hơn, sống có ích cho xã hội.
16
Vai trò định hướng xã hội của báo chí còn thể hiện ở chỗ : Qua mỗi một vụ
xâm hại, bạo hành trẻ em thì báo chí lại xoáy sâu vào điều đó và những vấn đề
có liên quan, trong đó có sự đóng góp ý kiến của những chuyên gia hay những
người có thẩm quyền. Điều này có tác động rất lớn đến toàn xã hội và rút ra
những bài học cho tất cả những người lớn để có biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ
em tốt nhất, tránh cho các em thoát khỏi những nguy hiểm.
Nhờ có báo chí mà vấn đề không chỉ được giải quyết một cách triệt để mà còn
có tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Và các em bé nạn nhân
sẽ nhận được môi trường, điều kiện sống tốt hơn để phát triển và hòa mình với
xã hội.
Phần IV. Chú ý những sai phạm của báo chí khi đưa tin về các vụ việc trẻ
em bị xâm hại
Báo chí có vai trò quan trọng trong việc chống lại tình trạng bạo hành, xâm hại
trẻ em. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải kể đến một số hạn chế trong việc đưa
tin về những vấn đề này.
Đối với những vụ xâm hại tình dục trẻ em, nhiều báo mạng điện tử đã mắc phải
sai lầm đó là : Nêu rõ tên tuổi, địa chỉ của những em bé bị hại. Việc phanh phui
sự thật là điều quan trọng và cần thiết, tuy nhiên đối với những vụ việc liên
quan đến xâm hại tình dục thì việc nêu rõ tên tuổi, thậm chí cả ảnh của em bé
đó là điều cần phải tránh vì những lí do sau:
+ Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm nên sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống của chính em bé đó không chỉ hiện tại mà còn về sau này và tương lai của
đứa trẻ đó
+ Ảnh hưởng đối với gia đình, áp lực lên những ông bố bà mẹ khi xã hội nhìn
vào đứa con bị hại của họ
Vì thế mà tốt nhất nên tránh và nhà báo cần phải làm thế để bảo vệ cho em bé
đó sau này không gặp phiền phức hay mặc cảm từ quá khứ.
17
Có thể lấy dẫn chứng ra đây những lỗi của nhà báo khi nêu tên, địa chỉ thật của
những em bé nạn nhân.
Trong bài viết tại trang web />bi-xam-hai-o-tra-vinh-hai-chau-be-mau-giao-bi-xam-hai-va-quyet-dinh-dinh-
chi-vu-an-gay-buc-xuc.html đã viết “Chị Nguyễn Thị Phượng Chi, SN 1976,
trú tại: khúm 3, phường 5, thị xã Trà Vinh tỉnh Trà Vinh cho chúng tôi biết: Do
bận công tác, chị gửi con gái là cháu Lâm Gia L, (sinh ngày 19-5-2006)….”
Mặc dù không nói rõ tên cháu bộ ra tuy nhiên lại nói rõ tên, địa chỉ của mẹ
cháu bộ thì đồng nghĩa với việc đã đích danh cháu bộ đó là ai.
Tiếp tục mắc sai lầm này trong bài viết tiếp tục có đoạn đoạn viết “Còn chị
Danh Thị Minh Anh, (SN 1981, dân tộc Khmer, trú số 1A, đường 19/5, khúm
2, phường 1, thị xã Trà Vinh cũng cho biết: Con gái chị tên là Lâm K L, (sinh
ngày 15-12-2005)…”
Ở một tờ báo mạng điện tử khác khi viết về vấn đề này, nhà báo cũng mắc sai
lầm khi đưa tên nạn nhân />long-o-vung-cao-4-32-332743.html
“Người đàn ông này có tên là Hồng Văn Phủ, SN 1954, trú tại Na Hang,
Tuyên Quang. Lợi dụng lúc cháu Thủy sang chơi trốn tìm với con gái của
mình, Phủ đã cưỡng ép cháu Thủy để thực hiện hành vi đồi bại” Tiếp tục để
giải thích thêm nhân vật “cháu Thủy” đó là ai, nhà báo lại viết thêm “Cháu là
họ hàng đằng nhà vợ ông Phủ”
Trên: />lao-76-tuoi-chong-gay-chuon-thang/428134.antd
Sai lầm cũng được lặp lại tương tự khi viết «Ông Trương Văn Lưu (76 tuổi,
ngụ thôn Hạnh Đông, xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) làm
nhục bé gái Phan Thị Ngọc D (SN 1995, là cháu ruột của vợ) khiến D mang
thai.”
Có thể thấy đây là lỗi phổ biến nhất trên báo mạng điện tử khi thông tin đến
những vụ xâm hại tình dục trẻ em mà nhà báo cần chú ý. Việc thông tin là quan
18
trọng để vạch mặt những con yêu râu xanh hại đời các em, tuy nhiên vì đây là
vấn đề hết sức nhạy cảm và có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
của các em nên nhà báo hết sức tránh.
Phần V. Lời kết
Tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em đó và vẫn đang là một vấn đề xã hội cấp
bách. Và để trẻ em được an toàn, phải có sự vào cuộc đầy trách nhiệm của các
ngành, các cấp, đặc biệt là nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương cơ
sở.
Năm 2011 là một năm cột mốc quan trọng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc
trẻ em tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên chúng ta có một Chương trình Quốc
gia Bảo vệ trẻ em cho giai đoạn 2011-2015 với tổng kinh phí được Chính phủ
phê duyệt là 1.755 tỷ đồng. Số tiền này sẽ để xây dựng các công trình về giáo
dục, khu trung tâm vui chơi, trường lớp đào tạo nhằm cho trẻ một môi trường
trong lành, bổ ích.
Để cung cấp một môi trường mang tính bảo vệ nhiều hơn cho trẻ em cũng cần
có biện pháp đặc biệt về luật pháp, hành chính, xã hội và giáo dục nhằm phòng
ngừa tình trạng bị bóc lột, đối xử bạo lực, chịu tác hại hay xâm hại trong mọi
hoạt động và tình huống mà trẻ em có liên quan. Việt Nam hiện đang trong quá
trình xây dựng một hệ thống bảo vệ trẻ em với cơ cấu từ trung ương đến địa
phương và sẽ tiếp tục củng có khung luật pháp sao cho thân thiện với trẻ em
hơn nữa.
Tình trạng bạo lực học đường, ngược đãi hành hạ con trẻ đã và vẫn đang xảy ra
ở nơi này, nơi khác. Đây là biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong một
bộ phận nhỏ của xã hội, coi thường pháp luật và đi ngược lại đạo lý, văn hóa
truyền thống của dân tộc. Để trẻ em được an toàn, được bảo vệ rất cần sự vào
cuộc đầy trách nhiệm, tình thương yêu của người lớn. Bên cạnh đó, cần có các
hình phạt nghiêm khắc hơn để xử lý các đối tượng xâm hại trẻ em.
19
Trẻ em như “búp trên cành” (theo lời chủ tịch Hồ Chí Minh) vì thế trách nhiệm
của toàn xã hội đó là phải chăm sóc, bảo vệ, giáo dục để trẻ không trở thành
nạn nhân của những vụ bạo hành. Hãy chung tay góp sức bảo vệ trẻ em bởi ‘trẻ
em hôm nay thế giới ngày mai” – Trẻ em là tương lai của đất nước nên muốn
đất nước giàu mạnh chúng ta phải chú ý công tác chăm sóc chu đáo trẻ từ bây
giờ.
20