A. LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước có truyền thống nông nghệp lâu đời với 80%
dân số làm nông nghiệp. Vì thế, dù ờ thời kỳ nào, người nông dân, nông thôn
và kinh tế nông nghiệp cũng có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát
triển chung của đất nước như đời sống vật chất, đời sống tinh thần…. Nhận
thức đúng đắn được tầm quan trọng này, trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước với mục tiêu là đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở
thành một nước công nghiệp. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến vấn
đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều
này được thể hiện rất rõ trong một số chỉ thị, nghị quyết của một số Đại hội
VI, VII, VIII. Đặc biệt trong đại hội IX, nghị quyết TW 5 về “Đẩy mạnh
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010”
đã nhấn mạnh “… Ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò
của giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và tạo
các nguồn lực cần thiết cho Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát
triển nụng thụng toàn diện, tiêu thụ nông sản háng hóa, bảo hiểm sản xuất và
bảo hiểm xã hội, phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn, phân bố
dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết công ăn, việc làm,
xóa đụi, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nụng
thông mới”… Có thể khẳng định: Thiếu sự tham gia của nông dân thì quá
trình công nghiệp hóa, hiện đạt hóa đất nước không bao giờ thành công.
Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển
nông thôn ở nước ta cho tới nay đã đạt được rất nhiều các thành tựu, tuy nhiên
cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề bất cập và hạn chế như vấn đề đất đai cho sản
xuất nông nghiệp, vấn đề ứng dụng các kỹ thuật hiện đại cho sản xuất, vấn đề
về bao tiêu sản phẩm…Và minh chứng rõ rệt nhất là mức sống và thu nhập.
Thu nhập bình quân của những người thuần túy sản xuất nông nghiệp rất thấp
(tỷ lệ hộ nghèo theo số liệu năm 2008 là 3,7 triệu hộ chiếm 21,2% số hộ cả
nước). Kéo theo đó là sự chênh lệch vô cùng rõ rệt mức sống giữa thành thị và
nông thôn, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao (mức chênh lệch giữa nhóm
hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất năm 2008 là 8.5 lần trong khi năm 2004
chi ở mức 7.1 lần)
1
Để có thực hiện tốt dược tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và phát triển nông thôn, nhất thiết phải tìm nguyên nhân cựng cỏc biện
pháp phát huy những ưư điểm và khắc phục cho những hạn chế và bất cập
trên. Ngoài những nguyên nhân khách quan, một trong những nguyên nhân
chủ quan mà theo chúng tôi là hết sức quan trọng xuất phát từ bản thân người
nông dân, đú chớnh là vấn đề về tư tưởng
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại nông nghiệp và phát triển
nông thôn vai trò của người nông dân càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
vỡ đõy chớnh là lực lượng lao động cơ bản - một trong những yếu tố quyết
định đến sự thành công hay thất bại của tiến trình. Mặt khác, do truyền thống
lâu đời, tâm lý người nông dân với những biểu hiện của thế giới tinh thần bên
trong như phẩm chất, thái độ, lý tưởng, động cơ, mục đích, giá trị, năng lực,
nhu cầu và những phong tục tập quán, lối sống, nếp nghĩ đã được lưu truyền
từ đời này sang đời khác. Vì vậy việc hiểu, nắm bắt được tâm lý người nông
dân chính là cách thức quan trọng để tìm ra được những giải pháp phù hợp,
sáng tạo, năng động cho việc phát huy vai trò của họ trong tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều này cũng
hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong
vấn đề chăm lo phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển toàn
diện của đất nước.
Nhận thức được tính cấp thiết của những vấn đề trên em đã chọn đề tài :
“Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của giai cấp nông dân Việt Nam trong hoạt
động tuyên truyền giai đoạn hiện nay”. Với đề tài này, em mong muốn sẽ
nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về vai trò của người nông dân, về sự phát triển và
biến đổi của tư tưởng người nông dân trong từng thời kỳ. Từ việc ý thức được
biểu hiện cũng như ảnh hưởng về tâm lý của người nông dân trong tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay
đề tìm ra các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao
hơn nữa vai trò của người nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng, sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.
2
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
GIAI CẤP NÔNG DÂN VIậ́T NAM, CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÂM Lí
GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM
I. Khái niệm giai cấp nông dân và vai trò của giai cấp nông dân
Việt Nam trong lịch sử
1. Khái niệm giai cấp nông dân
- Khái niệm về nông dân: Nông dân là người lao động cư trú ở nông
thôn sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, sau đó bằng các ngành, nghề mà tư
liệu sản xuất chính là đất đai tùy theo từng thời kỳ lịch sử ở từng nước, có
quyền sở hữu khác nhau vè ruộng đất. Những người này hình thành nên giai
cấp nông dân.
- Khái niệm giai cấp nông dân:
+ Theo Bách khoa toàn thư: Giai cấp nông dân là bao gồm những tập
đoàn người sản xuất nhỏ hoặc làm thuê cho địa chủ và cho phú nông trong
nông nghiệp dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất
+ Vậy giai cấp nông dân là những người sống lâu đời ở nông thôn
(làng, bản, ấp) lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn sống chính dưới hình
thức tư hữu nhỏ. Nông dân là lực lượng cách mạng trong cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Có thể thấy giai cấp nông dân ở nước ta là lực lượng quan trọng, là lục
lượng cơ bản cùng giai cấp công nhân hợp thành đội quân chủ lực của cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Đưa nông dân đi theo con đường cách mạng xã hội hủ
nghĩa là tạo ra một lực lượng chủ yếu trong cuộc cải tạo và xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
2. Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong lịch sử
Chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã từng khẳng định vai trò của quần chúng
nông dân lao động là người quyết định, là người sáng tạo chân chính ra lịch sử
xã hội. Ở nước ta , nụng dõn chiếm hơn 70% số dân cả nước - họ là một bộ
phận của dân cư, là lực lượng đông đảo trong quần chúng nhân dân lao động,
3
là động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa và chính họ là người trực tiếp sản
xuất ra của cải nuôi sống xã hội.
Trong chế độ phong kiến, người nông dân là lực lượng sản xuất chính
và cũng là giai cấp cơ bản bị áp bức trong xã hội. Vốn là những người sản
xuất nhỏ và bị hạn chế trong tầm nhìn hẹp của làng xã, họ thường thụ động
trước các vấn đề xã hội và trước các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Là lực
lượng sản xuất cơ bản của xã hội, song trước sau họ vẫn không thay đổi được
phương thức sản xuất để hình thành một mô hình xã hội tiến bộ hơn. Vì vậy,
họ không trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng mà chỉ có thể liên minh với
giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và các giai tầng xã hội khỏc cựng giai
cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng giải phóng mình, giải phóng dân dộc
do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Ănghen viết: “Cỏc Đảng tư sản và phản động đều cự kỳ ngạc nhiên khi
thấy, ngày nay, đột nhiên những nước xã hội chủ nghĩa khắp nơi đều dặt vấn
đề nông dân vào chương trình nghị sự, đáng lẽ họ phải ngạc nhiên vì sao vấn
đề đó lại không được đặt ra từ lõu” (Mỏc-Ăngen tuyển tập, tập VI, trang 169).
Chủ nghĩa Mác - LờNin cho rằng: “Giai cấp nông dân muốn giành
thắng lợi trong cách mạng thì phải tập hợp được giai cấp nông dân, tranh thủ
họ, đoàn kết họ trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và các thế lực áp
bức, bóc lột khỏc.”
Vận dụng quan điểm trên của chủ nghĩa Mỏc-LờNin vào hoàn cảnh cụ thể
nước ta, Đảng và Bác Hồ sớm nhận thấy: Nông dân là lực lượng cách mạng to
lớn, một người bạn đồng minh tự nhiên, tin cậy, trung thành của giai cấp công
nhân. Nông dân và công nhân là đội quân chủ lực của cách mạng “là gốc cách
mệnh”. Sau này, Bác tiếp tục khẳng định: “Nụng dân là một lực lượng to lớn
của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp cụng nhõn.”
Trong quá trình tổng kết lãnh đạo cách mạng, Bác lại một lần nữa
khẳng định: “Trải qua các thời kỳ, Đảng ta đã nắm vững và quyết định đúng
đắn vấn đề nông dân, củng cố được liên minh công nông. Đảng ta đấu tranh
chống xu hướng “hữu khuynh” và “tả khuynh” đánh giá thấp vai trò của
nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minhchur yếu và tin
cậy của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân
xây dựng xã hội chủ nghĩa.”
4
Trên cơ sở đánh giá dúng vai trò của giai cấp nông dân, Đảng và Bác
Hồ luôn coi trọng công tác vận động nông dân đã sớm xây dựng được khối
liên minh công nông vững chắc và có những chủ trương chính sách thích hợp
để tạo nên những thành quả to lớn trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bảo
vệ xây dựng dất nước.
Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân đã phát huy được
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đã sớm hình thành những phẩm chất
mới của người nông dân trong cuộc cách mạng to lớn của dân tộc, thể hiện rất
rõ nét ở các anh hùng, chiến sĩ thi đua trên mắt trận nông nghiệp, đã được
tuyên dương qua từng chặng đường của đất nước.
Và ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung;
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng, giai cấp nông dân
ngày càng có vai trò quan trọng hơn để góp phần vào việc thực hiện công cuộc đổi
mới, xây dựng một nước Việt Nam ngày một phát triển và giàu mạnh hơn.
II. Cơ sở hình thành tâm lý cơ bản của giai cấp nông dân Việt Nam
Tâm lý của mỗi cộng đồng giai cấp hay tầng lớp được hình thành trên cơ
sở hoạt động và giao tiếp trong những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Những
điều kiện kinh tế - xã hội quy định phương thức hoạt động và giao tiếp của cộng
đồng, tạo nên những đặc điểm riêng mang tính chất đặc trưng của họ.
Nói đến giai cấp nông dân Việt Nam là nói tới một cộng đồng người đông
đảo, chiếm gần 80% dân số của cả nước, chuyên nghề nông và sống trong những
làng xã trải dài khắp đất nước. Tính chất tiểu nông, tự cung tự cấp của nền kinh
tế và tính chất khép kín trong làng xã của các mối quan hệ xã hội tồn tại lâu dài
chính là những điều kiện kinh tế - xã hội quy định những hoạt động và giao tiếp
của họ, tạo nên ở nông dân những đặc điểm tâm lý mang những nét đặc trưng.
Tuy nhiên, kể từ Cách mạng tháng Tám thành công đến nay, cùng với sự
thay đổi chung của đất nước, những điều kiện kinh tế - xã hội của nông dân cũng
đã có nhiều thay đổi. Sản xuất nông nghiệp đã mất dần tính chất tự cung tự cấp,
giao tiếp của người nông dân cũng đã mở rộng vượt ra khỏi luỹ tre làng, đã phong
phú hơn, phức tạp hơn. Khi những điều kiện kinh tế - xã hội đã thay đổi, tâm lý, ý
thức của con người sớm muộn cũng sẽ thay đổi theo. Tất nhiên sự thay đổi này
không phải sẽ diễn ra trong một sớm một chiều. Bởi thế, trong tâm lý giai cấp
nông dân hiện nay, cái mới và cái cũ đang còn đan xen nhau, tác động lẫn nhau.
5
Vì vậy, việc nghiên cứu tâm lý người nông dân hiện nay cần phải đứng trên quan
điểm vận động và phát triển.
1. Những điều kiện kinh tế - xã hội của nông dân Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám
1.1- Tính chất tiểu nông, tự cung tự cấp của nền kinh tế
Nông dân Việt Nam trước kia hầu hết là thuần nông, một số ít người có
nghề thủ công mà với họ không có mấy ý nghĩa kinh tế. Sản xuất của người
nông dân thường chỉ xoay quanh việc giải quyết vấn đề lương thực mà hạt gạo
vẫn là lương thực chủ yếu. Ngô, đỗ, khoai, sắn… chỉ được coi là hoa màu,
dựng kốm hoặc thay cho phần gạo thiếu hụt. Chăn nuôi cũng chưa được coi là
sản xuất mà chỉ là công việc thêm cặp trong gia đình. Sản phẩm của nó một
phần được bán đi để lấy tiền mua về những nhu yếu phẩm không tự sản xuất
được như dầu, vải, mắm muối và những vật dụng khác; một phần được dùng
trong gia đình vào những ngày lễ tết, giỗ chạp, cưới xin, ma chay.
Sản xuất của nông dân dù là nông nghiệp thuần tuý hay cú thờm nghề
thủ công, dù canh tác trên ruộng công hay ruộng tư cũng đều được tiến hành
trong quy mô nhỏ bé của từng gia đình và trong khuôn khổ hạn hẹp của làng
xã. Những đơn vị sản xuất này độc lập với nhau, tự giải quyết mọi công việc,
từ khâu đầu đến khâu cuối. Trừ những công việc lớn có liên quan đến sản xuất
chung như đắp đê, đào mương chống lụt, chống hạn mới cần tập trung sức lực
của mọi gia đình, còn nói chung “cơm nà ai nhà nấy ăn, việc nhà ai nhà nấy
làm” không ai phụ thuộc vào ai. Mối quan hệ giữa những người trong làng về
sản xuất thường là quan hệ tương trợ, đổi công. Trong mỗi làng chỉ có vài ba
hộ giàu có, nhiều ruộng cần thuê mướn nhân công, còn nói chung việc sản
xuất trong mỗi gia đình đều trông cậy vào công sức của tất cả các thành viên
của nó; đàn ông cũng như đàn bà, người già cũng như người trẻ, mỗi người
đều có công việc cụ thể, thích hợp.
Dân số đông, gia đình nào cũng làm nông nghiệp, ruộng đất chia ra
manh mún. Sản xuất với công cụ thô sơ, kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao động
thấp nên người nông dân chưa bao giờ hết lo thiếu đói. Một mặt, họ phải tích
cực sản xuất để tự thoả mãn những nhu cầu vật chất cơ bản nhất của đời sống,
mặt khác, lại phải cố gắng giới hạn những nhu cầu của mình trong khuôn khổ
những gì có thể tự sản xuất được. Về ăn thỡ lỳa, ngụ, khoai, sắn ngoài đồng;
rau dưa, hoa quả trong vườn, mùa nào thức nấy; gà lợn nuôi trong chuồng; cá
6
thả dưới ao, tôm cua bắt được ngoài đầm, ngoài ruộng, cốt đảm bảo những
bữa ăn hàng ngày. Về ở, nhà cửa trong làng cũng được làm bằng rơm, rạ, tre,
nứa hay cho dù là gạch, ngói chăng nữa cũng là những vật liệu có sẵn. Nhìn
chung, nông dân không có nhiều thứ để bán và cũng cú ớt thứ có thể mua.
Việc mua bán chỉ diễn ra ở chợ làng, một tháng vài ba phiên với những cây
kim, sợi chỉ, bao diêm, gói thuốc, mắm muối, dầu đèn do những người tiểu
thương ở nơi khác mang đến. Vài ba tháng, họ mới có dịp ra chợ huyện hay
lên tỉnh để bán những sản phẩm làm ra được và mua những thức cần thiết
không có ở chợ làng. Những sản phẩm được người nông dân bán ra, nhìn
chung còn mang tính chất tự nhiên và nói lên một trình độ phát triển còn thấp
của nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta trước kia. Nền kinh tế tiểu nông tự
cung tự cấp đã hạn chế sự hoạt động đa dạng và sự giao lưu rộng mở của
người nông dân, đó là điều kiện cho sự đồng nhất hoá, tạo nên cái chung và
cái đặc trưng của tâm lý giai cấp nông dân.
1.2. Tính chất biệt lập và khép kín của môi trường
Mọi người nông dân đều sống trong các làng mạc. Nhìn về mặt địa thế,
mỗi làng giống như một ốc đảo nổi lên giữa những cánh đồng mênh mông,
được bao bọc kín bởi những luỹ tre dày đặc. Mọi sinh hoạt đều diễn ra bên
trong luỹ tre đó. Phương tiện đi lại không có gì ngoài đụi chõn. Đường sá
không được mở mang, thường chỉ là những con đường đất nhỏ, mưa lầy nắng
bụi. Người nông dân ít có điều kiên giao lưu với bên ngoài.
Mỗi làng như một vương quốc với một vùng lãnh thổ bao gồm cả diện
tích thổ cư và toàn bộ ruộng công, ruộng tư, ruộng chùa, ruộng hậu, hồ ao,
đầm bãi, đồi gò quanh làng, cũng như tất cả các công trình công cộng như
đỡnh chựa, miếu mạo, cầu quan, đường xá và dân làng đã tự xây dựng nên.
Cư dân trong làng đều là những người có gốc gác lâu đời ở làng. Những
người ở nơi khác đến cư trú được coi là “dõn ngụ cư” - một cái tờn đượm màu
khinh mạn - và cũng không được tham gia vào các tổ chức của làng. Cả nhà
nước phong kiến tồn tại lâu đời lẫn chính quyền thực dân đều không tới làng
xã. Mỗi làng là một cộng đồng tự quản với một bộ máy điều hành bao gồm hội
đồng làng xã và các chức dịch đều là người trong làng. Cả làng đều phải tham
gia đóng góp tiền của và sức lực vào các công việc chung, không có sự can
thiệp và đầu tư của nhà nước. Ngoài ra, trong làng cũng tồn tại những tổ chức
7
“phi chính quyền” như giỏp, xúm, phường, hội mà ở đó, mỗi cá nhân có thể tìm
thấy một vị thế nào đó để khẳng định vai trò của mình trong cộng đồng.
Mỗi làng tự đặt ra những “lệ”, những “khoản ước” riêng mà tất cả mọi
người phải tuân theo gọi là “hương ước”. Hương ước của làng không giống
nhau về các điều khoản cụ thể, nhưng nhìn chung, nội dung của nó đều khẳng
định tính chất độc lập và riêng biệt của mỗi làng. Nó xác định địa giới của làng
với diện tích công điền, công thổ. Nó quy định những nghĩa vụ của người làng
đối với công việc chung. Một phần quan trọng của hương ước làng dành cho
những quy định về phép tắc ứng xử trong các mối quan hệ làng xã như là
những chuẩn mực đạo đức và pháp lý riêng của làng mà mọi vi phạm đều bị
đưa ra xét xử, phạt vạ và bị dư luận làng lên án. Trong điều kiện biệt lập của
các làng, hương ước là công cụ điều tiết mọi hành vi của cá nhân, giữ vững
được các mối quan hệ, duy trì được sự ổn định của làng. Nhiều hương ước đã
vượt lên trên cả hệ thống pháp luật của nhà nước. “Phộp vua thua lệ làng” là
như vậy.
Tính chất khép kín của làng xã Việt Nam còn được biểu hiện trong các
sinh hoạt văn hoá tinh thần của các làng. Mỗi làng tôn thờ một vị “thành hoàng”,
vị thần bảo trợ cho sự yên vui, thịnh vượng của riêng cộng đồng làng mình. Vì
thế, “trống làng nào làng ấy đỏnh, thỏnh làng nào làng ấy thờ”. Không có trường
hợp hai làng gần nhau cùng thờ một vị thần làm “Thành hoàng làng”.
“Thành hoàng” được thờ ở đình làng, một công trình kiến trúc to rộng
nhất làng, một nơi tôn nghiêm mà khi đi qua mọi người phải “xuống ngựa, bỏ
nún”, một biểu trưng cho tinh thần độc lập, tự tôn của làng. Xâm phạm tới đình
là xâm phạm tới lòng tự tôn của cả cộng đồng. Đình làng cũng là nơi diễn ra
những cuộc tế lễ, các ngày hội hè, các phiên họp “việc làng” và các sinh hoạt văn
hoá tinh thần khác của làng. Lễ hội và các sinh hoạt văn hoá tinh thần của làng
đều khuôn trong phạm vi nội bộ làng, là nơi ôn lại truyền thống, nơi giao lưu tình
cảm, củng cố tinh thần cố kết của cộng đồng làng.
Nói tóm lại, tính chất tiểu nông, tự cung tự cấp của nền kinh tế và tính
chất biệt lập, khép kín các mối quan hệ là những điều kiện cơ bản đã quy định
nên những phương thức hoạt động và giao tiếp của người nông dân, qua đó,
hình thành những đặc điểm chung mang tính chất đặc thù trong tâm lý của
người nông dân trước kia.
8
2. Sự biến đổi của những điều kiện kinh tế- xã hội sau Cách mạng
tháng Tám
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra bước ngoặt vĩ đại của lịch sử
đất nước. Tiếp đến, cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài tròn 30 năm; công cuộc
xây dựng kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp mới đi qua chưa lâu
đến công cuộc đổi mới theo cơ chế thị trường hôm nay, tất cả đều đòi hỏi, quy
định những phương thức hoạt động và giao tiếp thích hợp với chúng. Sự biến
đổi về tâm lý là kết quả tất yếu của những biến đổi xã hội đó. Sự biến đổi của
tâm lý nông dân cũng không nằm ngoài những biến đổi to lớn của đất nước.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, một hệ thống chính quyền
mới từ trung ương đến các làng xã được thành lập. Làng xã từ nay không còn
là những điền vị tự quản mà nằm trong sự quản lý và chỉ đạo thống nhất từ
trên xuống. Nó mất đi tính biệt lập vốn đã tồn tại hàng bao nhiêu năm. Một
luồng sinh khí mới của cách mạng, của chính thể mới thổi vào các làng xã vốn
xưa nay trầm lặng, làm bùng lên những phong trào hoạt động mới mẻ, sôi nổi
của những người nông dân. Bên cạnh phong trào tăng gia sản xuất, hàng loạt
các hoạt động của các tổ chức mới được thành lập thu hút mọi người tham gia.
Thanh thiếu niên, phụ nữ, phụ lão, dân quân tự vệ… với các buổi sinh hoạt và
tập luyện đầy khí thế cách mạng. Phong trào xoá nạn mù chữ đã không chỉ
thắp sáng lên những ngọn đèn dầu của các lớp “bỡnh dõn học vụ” đêm đêm
mà còn khơi dậy ở mỗi người thuộc mọi lứa tuổi tinh thần ham hiểu biết, lòng
mong muốn nâng cao dân trí để xứng đáng là người dân của một nước độc
lập. Các thông tin về nhiều lĩnh vực từ bên ngoài dội vào làng xã qua các đội
thông tin, tuyên truyền, văn nghệ và các buổi sinh hoạt đoàn thể đã khiến cho
tầm nhìn của người nông dân vượt ra khỏi luỹ tre làng, bước đầu hoà nhập
được vào bầu không khí chung của đất nước.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến, làng xã là nơi đón tiếp người ở cỏc
vựng cú chiến sự, cỏc vựng bị tạm chiếm tản cư về, là nơi đóng quân của bộ
đội, là hậu phương cung cấp người và của cho tiền tuyến. Hoạt động của
những người nông dân không còn bó hẹp trong công việc đồng áng hay “việc
làng” mà là tham gia vào các công việc chung quan trọng của đất nước, “quốc
gia đại sự”: đánh giặc giữ làng, tiếp tế cho bội đội, đi dân công hoả tuyến,
tham gia bộ đội… Nhiều nông dân đã thoát ly khỏi làng mình, đi đây đi đó,
sống hoà trộn cùng với “người thiên hạ”. Kháng chiến trường kỳ, hoạt động
9
của những người nông dân càng phong phú đa dạng, giao tiếp của họ ngày
càng mở rộng phạm vi.
Nền kinh tế theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp tuy không đem lại
những kết qủa như mong muốn chủ quan, có những tác động tiêu cực vào đời
sống kinh tế, văn hoá cũng như đối với tâm lý của mọi người, nhưng không
phải là không tạo nên những thay đổi mang tính chất tích cực đối với làng xã
xưa kia. Đồng ruộng được quy hoạch và cải tạo, hệ thống mương máng được
đào đắp, mạng lưới đường xá được xây dựng, công cụ sản xuất được khuyến
khích cải tiến, kỹ thuật mới được tìm tòi, phổ biến và áp dụng, sự phát triển
của giáo dục, của y tế, của công tác tuyên truyền, thông tin, văn hoá, văn nghệ
cũng tạo nên những tiền đề cho sự biến đổi về nếp nghĩ của những người nông
dân. Bởi thế, trong qỳa trỡnh chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế cũ sang cơ chế
mới, tâm lý người nông dân đã kịp thời có những biến đổi mạnh mẽ.
Trong những tâm lý người nông dân hiện nay trước yêu cầu của công
cuộc đổi mới đó cú những biến đổi tích cực phù hợp với những nhiệm vụ mà
Đảng đã đề ra, nhưng cũng không phải là không xen lẫn những biến đổi tiêu
cực nảy sinh trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tìm hiểu
thực trạng của những biến đổi ấy để có những biện pháp đúng đắn, nhiều mặt
có tính chất định hướng, phát huy được những yếu tố tích cực, hạn chế và xoá
bỏ những yếu tố tiêu cực trong tâm lý người nông dân, tạo nên được một động
lực tinh thần mạnh mẽ trong công cuộc thực hiện “cụng nghiệp hoá, hiện đại
hoỏ” nền nông nghiệp nước ta.
CHƯƠNG II
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA GIAI CẤP NÔNG
DÂN VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG TRONG
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN
Nền nông nghiệp với những điều kiện kinh tế - xã hội lạc hậu như đã
nói ở trên tồn tại quá lâu ở nước ta đã hình thành trong tâm lý người nông dân
những đặc điểm ổn định, bền vững mang tính chất truyền thống, chứa đựng cả
yếu tố tích cực lẫn tiêu cực. Từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công, tâm lý
người nông dân đã có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, tâm lý xã hội, ý thức xã hội
bao giờ cũng biến đổi chậm hơn so với sự tồn tại xã hội. Để nhận thức đúng
10
được tâm lý nông dân hôm nay, cần phải xem xét nó trong sự biến đổi ấy.
Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản.
1. Đặc điểm nhận thức của người nông dân
1.1. Bước đầu hình thành tư duy “sản xuất hàng hoỏ”
Trong điều kiện của một nền nông nghiệp lạc hậu và một xã hội khép kín
những người nông dân xưa chỉ chuyên tâm sản xuất ra những gì thoả mãn được
những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của chính mình. Gia đình họ cũng thấy
phải có một mảnh ruộng trồng lúa, một mảnh vườn trồng rau để đảm bảo cái ăn
hàng ngày; phải có một bụi tre, vài cây lấy gỗ để cung cấp vật liệu tạo nên những
đồ gia dụng; phải nuôi lấy vài con gà, con vịt hoặc cao hơn là con lợn… dành
cho khi giỗ, ngày tết. Nói chung người ta thấy cần cái gì thì cố gắng tạo nên cái
nấy. Nếp suy nghĩ về sản xuất chỉ quẩn quanh trong vòng tự cung, tự cấp hoàn
toàn dựa vào điều kiện tự nhiên và sức lực của con người. Người nông dân chưa
có thói quen suy nghĩ, tính toán để lao động đem lại hiệu quả cao nhất.
Từ khi có chính sách khoán, người nông dân như được cởi trói, sức lao
động được giải phóng đã nâng cao được năng suất lúa. Đặc biệt, hàng loạt chủ
trương, chính sách đối với nông thôn, nông nghiệp như chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển ngành nghề, hỗ trợ về vốn, vật tư kỹ thuật, cải tiến cơ cở hạ
tầng, đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp đã làm cho nếp suy nghĩ cũ dần thay đổi. Người nông dân
không chỉ chuyên canh lúa mà tuỳ theo những đặc điểm riêng của từng địa
phương đưa chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn
quả… thành những nghề chính. Những nghề truyền thống bắt đầu được phát
triển ở nông thôn. Người nông dân đó cú thu nhập do hàng hoá họ bán được.
Họ đã bắt đầu tham gia vào nền kinh tế hàng hoá, vào hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh phải tính tới vốn, tới lãi, tới giá cả, tới chất lượng sản phẩm, tới
cạnh tranh… và biết bao vấn đề phức tạp nữa để duy trì và phát triển sản xuất.
Như vậy, trong hoạt động sản xuất, với những điều kiện khác nhau, tư duy của
người nông dân đang chuyển dần từ tư duy “tự cung, tự cấp” sang tư duy “sản
xuất hàng hoỏ”, dự hàng hoá đó là sản phẩm tiểu thủ công hay sản phẩm nông
nghiệp. Tư duy ấy được nảy sinh trong điều kiện nhu cầu đã phát triển và tăng
trưởng sản xuất. Đó là một biến đổi lớn trong tâm lý, có ý nghĩa lớn đối với sự
phát triển của nông thôn ta vốn bao năm trì trệ.
11
Mức độ biến đổi này tuỳ thuộc vào những điều kiện hiện hữu của từng
vùng, từng địa phương. Tình hình ấy đã tạo nên sự khác biệt trong quá trình
phát triển của cỏc vựng, cỏc địa phương về mọi mặt. Bởi vậy, tạo nên những
điều kiện khách quan cần thiết để thúc đẩy sự biến đổi mạnh mẽ trong tâm lý,
ý thức con người để từ đó có tác động lại đối với hiện thực là nhiệm vụ quan
trọng trong công cuộc đổi mới nông thôn ngày nay. Đú chớnh là quan hệ biểu
hiện giữa tâm lý, ý thức con người và tồn tại khách quan.
1.2. Bước đầu phát triển tư duy lý tính, khoa học
Trong điều kiện của nền kinh tế tiểu nông, tự cung tự cấp tồn tại lâu dài,
lao động sản xuất chủ yếu dựa vào sức lực của con người, công cụ thô sơ và
những kinh nghiệm cảm tính được tích luỹ và truyền thụ từ thế hệ này qua thế
hệ khác một cách trực tiếp thông qua hành động thực tiễn thì sự hoạt động của
tư duy thiên về cảm tính, cụ thể. Tình trạng thấp kém của nền dân trí mà chế
độ cũ cố tình duy trì ở các làng xã đã kìm hãm sự phát triển trí tuệ của nông
dân. Bởi thế, trong sản xuất cũng như trong đời sống, người ta khen ngợi tính
cần cù, tần tảo của người phụ nữ, coi trọng sức khoẻ của những lực điền và đề
cao kinh nghiệm của các bậc lóo nụng. Mọi công việc cứ diễn ra theo những
tập quán cố hữu khó thay đổi. Đã có một thời gian dài, mọi cố gắng ứng dụng
khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, không
vượt qua nổi sức cản của hàng rào tâm lý cũ, dù chỉ là những cải tiến nhỏ
trong thao tác.
Sản xuất hàng hoá luôn luôn đòi hỏi sự suy nghĩ, tính toán, giải đáp
khúc triết hàng loạt vấn đề như một luận chứng kinh tế: sản xuất ra sản phẩm
gì, khả năng tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu, nguồn vốn đầu tư, quy trình công
nghệ, kỹ thuật sản xuất, tiếp thị, lợi nhuận thu được… Tất cả hợp thành một
chuỗi những khâu liên hoàn mà bất cứ một khâu nào không được giải quyết,
sản xuất sẽ ngưng trệ dẫn đến thất bại. Đối với một bộ phận lớn nông dân sự
tham gia tích cực của trí tuệ, của quá trình tư duy đã trở thành một yêu cầu
của sản xuất hiện nay. Sức khoẻ, tính cần cù, thói quan lao động chân tay và
kinh nghiệm xưa kia thường được coi là những phẩm chất hàng đầu của người
nông dân, nay không còn được xếp ở thứ bậc cao. Theo dõi trên những
phương tiện thông tin đại chúng những tin tức về tình hình sản xuất ở khu vực
nông thôn, các báo cáo về tình hinh kinh tế của các địa phương và qua quan
sát có thể thấy:
12
- Dựa trên sự tính toán cặn kẽ, đa số nông dân đã biết căn cứ vào sự
phân tích tính chất đất để trồng trọt những loại cây thích hợp, thay vào truyền
thống độc canh cây lúa. Nhiều người biết khai thác những điều kiện địa lý của
địa phương mình, của vựng mỡnh như rừng, nỳi, sụng, hồ để phát triển các
loại cây trồng, vật nuôi, hình thành ngành nghề. Trồng rừng, trồng cây công
nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm, gia súc đã dần dần
trở thành nghề chính của nhiều gia đình, nhiều làng.
- Trong sản xuất, ngay cả trong nông nghiệp, khoa học - kỹ thuật ngày
càng được coi trọng và vận dụng sâu rộng. Mọi người đều đã nói đến độ P.H
của đất, biết sử dụng một cách thích hợp phân lân, phân đạm, am hiểu quá
trình sinh trưởng của các loại sâu bệnh và diệt trừ bằng phương pháp khoa học
theo sự hướng dẫn của các cơ quan bảo vệ thực vật, nắm vững đặc điểm của
các loại gia súc, gia cầm và những phương pháp chăn nuôi thích hợp.
- Trong các gia đình đó cú những công cụ cải tiến, các loại máy móc
nhỏ. Người sản xuất đã đọc các loại sách khoa học - kỹ thuật, luôn luôn theo
dõi các chương trình nông nghiệp của đài phát thanh, chương trình khuyến
nông của đài truyền hình và các chương trình phổ biến khoa học kỹ thuật có
liên quan đến sản xuất.
Coi trọng và bước đầu biết tính toán trong làm ăn, coi trọng khoa học -
kỹ thuật, biết áp dụng những tri thức khoa học - kỹ thuật trong sản xuất là biểu
hiện của sự biến đổi trong nếp tư duy: tư duy lý tính - khoa học bước đầu có
sự phát triển.
Chính vì thế mà nhiều nông phẩm hiện nay đã trở thành hàng hoá cung
cấp cho thị trường. Chỉ riêng về sản xuất lúa gạo, dù diện trồng lúa có phần
thu hẹp, nhân lực bị chia sử nhưng năng suất vẫn tăng nhờ áp dụng những
biện pháp kỹ thuật mới. Đất nước từ chỗ phải nhập khẩu gạo đã trở thành một
nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhì, thứ ba thế giới, bước tiến đó cũng có phần
của sự đổi mới tư duy ở người nông dân.
1.3. Sự thay đổi định kiến giàu nghèo
Cùng với tính “an phận thủ thường”, tư tưởng “bỡnh quân chủ nghĩa”,
định kiến sai lầm về giàu - nghèo là hiện tượng tâm lý xã hội đã tồn tại trên cơ
sở nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp của làng xã xưa.
Công cuộc đổi mới với mục tiêu “dõn giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh” đã khơi dậy ở nông dân ước vọng làm giàu sâu kín
13
mà bấy nay bị những định kiến xã hội cổ hủ và cơ chế quản lý cũ kiềm chế
không cho bộc lộ và thực hiện. Hoạt động lao động sản xuất của nông dân đã
bắt đầu xuất phát từ động cơ làm giàu vì họ đã nhận thấy khả năng làm giàu.
Đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết
của nhà nước, chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đã kích thích
được sự phát triển của động cơ ấy.
Định kiến về giàu nghèo cũng đã thay đổi dần với quá trình nâng cao
dân trí. Khi người ta nhận thức rõ được vai trò quan trọng của trí tuệ, của khoa
học - kỹ thuật đối với sản xuất, người ta cũng thừa nhận, ngợi khen và
khuyến khích những ai giàu lên do biết suy nghĩ, tính toán làm ăn, biết ứng
dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Vì thế, học tập kinh nghiệm làm giàu
để vươn lên giàu đang trở thành phong trào ở các địa phương cũng là một biểu
hiện cụ thể của sự thay đổi định kiến này.
Trên thực tế, ở nông thôn ngày nay đã xuất hiện những người giàu,
những làng giàu do làm nông nghiệp và thủ công nhgiệp. Cùng với sự tăng
trưởng kinh tế nói chung, sự phõn hoỏ giàu nghèo cũng đang diễn ra ở nông
thôn.
Sự tăng trưởng kinh tế của người này, người khác, gia đình này, gia
đình khác tuy không đều nhưng trong nhận thức của người nông dân nói
chung đó cú sự biến đổi cơ bản về quan niệm đối với hiện tương giàu nghèo.
Từ đó, thay cho tư tưởng “bỡnh quân chủ nghĩa” trước đây, người ta coi hiện
tượng giàu nghèo là do năng lực làm kinh tế tạo ra là một tất yếu trong xã hội.
Cũng từ đó thay vào thái độ đố kỵ người giàu trước kia, người ta bắt đầu
khâm phục và học tập những người biết làm giàu, khuyến khích nhau làm
giàu, quyết chí làm giàu; Thậm chí có những người còn quan niệm rằng phải
là người biết làm giàu mới là người tiên tiến của thời đại, người tiêu biểu
trong xã hội mới. Không khí thi đua làm giàu, học tập nhau cách làm giàu đã
kích thích tính năng động của mọi người trong sản xuất tạo nên sự tăng trưởng
kinh tế của gia đình, của xã hội cũng như đó nờu ở trên.
Nói tóm lại, tư duy kinh tế sản xuất hàng hoá xuất hiện thay cho “tư
duy tự cung tự cấp”; tư duy lý tính, khoa học bắt đầu nảy nở, thay cho tư duy
“kinh nghiệm chủ nghĩa” biểu hiện trong lao động sản xuất - hoạt động chủ
yếu của nông dân - cùng với quan niệm mới về giàu nghèo là những đặc điểm
mới, nổi bật trong nhận thức của người nông dân hiện nay.
14
Sự đổi mới tư duy ấy có tác động tích cực đối với quá trình phát triển
của mỗi cá nhân người nông dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội ở
nông thôn và là những điều kiện cần thiết để bước vào thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp hiện nay.
2. Tình cảm của người nông dân
Nói đến tình cảm của người nông dân, người ta thường lưu ý đến những
tình cảm mang đặc điểm đặc trưng hình thành và biểu hiện trong những mối
quan hệ xã hội hạn hẹp của một môi trường khép kín. Đó là tình cảm trong
quan hệ dòng họ, tình cảm trong quan hệ với làng xóm, tình cảm trong quan
hệ với những người ngoài làng…
2.1. Tình cảm của người nông dân trong quan hệ dòng họ
Mối quan hệ dòng họ được xác lập giữa những người cùng huyết thống,
cùng tổ tiên là mối quan hệ tự nhiên, tất nhiên của loài người. “Chim có tổ,
người có tụng”, người Việt Nam trong tiềm thức của mình, luôn luôn coi
trọng mối quan hệ này. Với nông dân, họ hàng thường quần tụ với nhau từ đời
nọ sang đời kia trong cùng một làng. Do nhu cầu phải liên kết lại trong cuộc
đấu tranh sinh tồn, mỗi dòng họ tồn tại trên thực tế như một nhóm chính thức,
một cộng đồng chặt chẽ, có hoạt động chung, có giao tiếp trực tiếp. Từ đó,
tình cảm ở họ mang sắc thái riêng.
- Sự phân biệt dòng họ
Sự phân biệt dòng họ ăn sâu trong tiềm thức của những người nông
dân, chi phối cả quá trình tri giác xã hội, tình cảm và hành vi ứng xử trong
những mối quan hệ làng xã.
Nhìn nhận về một người nào đó trong làng, người ta thường nghĩ ngay
đến dòng họ. Mỗi con người không chỉ tự nhận mình và được nhìn nhận như
một cá nhân mà còn như đại diện cho cả dòng họ. Ngay và việc hôn nhân
cũng không phải là việc riêng của đôi trai gái mà là sự kết thân giữa hai dòng
họ, là người của dòng họ này gia nhập vào dòng họ kia. Trước khi kết hôn,
người ta tìm hiểu, xét nét cặn kẽ không chỉ về bản thân đôi trai gái mà cả đến
cội nguồn, dòng giống theo quan niệm “lấy vợ xem tông, lấy chồng kén
giống”; hai họ phải “mụn đăng hậu đối”.
Coi trọng dòng họ là một yếu tố tích cực trong truyền thống Việt Nam.
Nhưng, sự phân biệt dòng họ một cách cực đoan như thường thấy ở các làng
15
xã lại là một hiện tượng tâm lý dễ dẫn đến những hiện tượng xấu như đố kỵ,
hiềm khích, bố phỏi… giữa các dòng họ trong làng.
- Tình cảm dòng họ
Tình cảm dòng họ nảy nở một cách tự nhiên giữa những người cùng
huyết thống. ở làng xã, tình cảm này rất sâu sắc. Nó là chỗ dựa về vật chất và
tinh thần của mỗi cá nhân. Tình cảm ấy có ý nghĩa tích cực trong quá trình
hình thành nhân cách, trở thành động cơ điều chỉnh hành vi của cá nhân, thôi
thúc phấn đấu đạt tới những điều tốt đẹp mang lại vinh dự, tự hào chung và
ngăn cản những việc làm xấu, gây tai tiếng cho dòng họ.
Tình cảm dòng họ biểu hiện cụ thể ở mối quan tâm tới nhau, tương trợ
nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn. Giúp đỡ họ hàng là như một điều tất yếu,
thậm chí “một người làm quan, cả họ được nhờ” cũng là lẽ thường tình.
Tình cảm dòng họ cũng làm nảy sinh sự ứng xử thiên lệch giữa những
người trong họ với “người ngoài”, “người dưng”. Bênh vực nhau, liên kết với
nhau để đối đáp với người ngoài chỉ xuất phát từ tình cảm huyết thống thuần
tuý mà không dựa trên cơ sở lý trí tỉnh táo. Hiện tượng họ lớn lấn át họ bé
trong những sinh hoạt của cộng đồng cũng phổ biến trong các làng. Tình cảm
dòng họ có ý nghĩa tích cực đối với đời sống của mỗi người trong họ; nhưng
khi trở thành cực đoan, nó lại có tác động xấu tới bầu không khí bình lặng,
thuận hoà trong cái cộng đồng làng bé nhỏ.
- Tình giao hảo giữa các dòng họ
Sống, hoạt động và giao tiếp trong một phạm vi hẹp, khép kín trong luỹ
tre làng, trai gái đến tuổi trưởng thành có điều kiện gần nhau, hiểu nhau và kết
hôn với nhau. Trai gái cùng làng kết hôn với nhau là sự liên kết hai dòng họ.
Mối quan hệ ấy càng được mở rộng đời nọ qua đời kia để rồi các họ đều cú
“dõy mơ rễ mỏ” liên quan với nhau tạo nên tình giao hảo giữa các dòng họ
trong làng, điều chỉnh hành vi trong mối quan hệ “trong họ, ngoài làng”, đóng
góp không nhỏ vào “tỡnh làng nghĩa xúm”.
- Tình cảm huyết thống - cơ sở của tình yêu quê hương.
Nền kinh tế nông nghiệp đã gắn chặt con người với ruộng đồng, với làng.
Làng là nơi người ta sinh ra, lớn lên sống quây quần cùng ông bà, cha mẹ, anh
chị em, họ hàng ruột thịt… Làng còn là mảnh đất thiêng liêng, nơi quê cha đất
tổ, nơi có mồ mả tổ tiên, nơi cả dòng họ đời này qua đời khác sinh sống và góp
phần xây dựng nên. Lòng gắn bó với quê hương trước hết là ở mối quan hệ máu
16
thịt ấy. Không có họ hàng ở quê hương hoặc đã cắt đứt quan hệ với họ hàng nơi
chôn rau cắt rốn thì tình cảm đối với quê hương cũng sẽ phai nhạt.
2.2. Tình cảm người nông dân trong quan hệ làng xóm.
Đối với người nông dân mỗi con người sống gắn bó với họ hàng nhưng
cũng không tách khỏi mối quan hệ làng xóm. Cùng với quan hệ dòng họ, mối
quan hệ làng xóm cũng là mối quan hệ chủ yếu mà ở đó tác động qua lại giữa
người và người diễn ra mạnh mẽ góp phần rất quan trọng vào sự hình thành
tình cảm của họ.
- Tình cộng đồng làng xã
Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và môi trường xã hội khép kín đã buộc
mọi người phải liên kết với nhau để cựng tụn tại. Họ hợp sức với nhau để khai
phá ruộng đồng, để chống thiên tai; cùng nhau xây dựng nên những công trình
công cộng, tạo nên những tài sản chung. Trong đời sống tinh thần, làng thờ
chung một vị “Thành hoàng”, cùng tuân theo những “lệ làng”, sống theo
những phong tục tập quán chung, cùng vui chung những ngày hội hè, đình
đám. Tất cả tạo nên trong tâm lý tính cộng đồng bền chặt, đảm bảo sự tồn tại
của làng xã trong hoàn cảnh của nó. Tính cộng đồng là một biểu hiện nổi bật
trong tình cảm của người nông dân trong mối quan hệ với mọi người trong
làng. Nó mang nhiều yếu tố tích cực, nhưng đồng thời nó cũng khuôn mỗi cá
nhân vào cái “ta” làng cứng nhắc, tạo nên những bộ mặt tâm lý rập khuôn, xoá
nhoà cỏi “tụi” riêng biệt của mỗi người, hạn chế sự phát triển của cá nhân, ảnh
hưởng đến sự phát triển chung.
- Trọng tình làng nghĩa xóm
Trong môi trường khép kín và biệt lập, người làng xã hầu như chỉ xem
mối quan hệ trong làng là chính. Mối quan hệ “người làng” đó cú cả một
chiều sâu lịch sử và còn tiếp nối lâu dài trong tương lai, đời đời con cháu. Mối
quan hệ họ hàng cùng những “dõy mơ, dễ mỏ” của nó trong làng càng thắt
chặt quan hệ này, biến nó thành những mối quan hệ tình cảm. Người làng cư
xử với nhau trờn tỡnh trờn nghĩa, không dựa trên lý lẽ. Người cao tuổi bao giờ
cũng được tôn kính. Cô nhi, qủa phụ, những người gặp hoạn nạn được làng
giúp đỡ. Nhà nào có việc hiếu, việc hỷ cả làng đến thăm hỏi, giúp dập từ nhân
lực đến vật chất. Khi gặp những chuyện bất trắc xảy ra, người ta có thể trông
cậy vào sự giúp đỡ đầu tiên của xóm giềng. Những “quỹ xã thương”, “quỹ
nghĩa thương”, các “hội hiếu”, “hội hỷ” có tác dụng thiết thực đối với đời
17
sống của dân làng. Vào các cuộc họp mặt hoặc gặp nhau trên đường làng, ngừ
xúm cất cao lời chào niềm nở là quy tắc ứng xử đầu tiên trong giao tiếp ở làng
vì “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Trọng tình làng nghĩa xóm là một nét đẹp
trong tâm lý làng xã cần giữ gìn và phát huy trong cuộc sống hiện nay.
2.3. Tình cảm của người nông dân trong mối quan hệ ngoài làng
Những biểu hiện tâm lý của làng xã trong mối quan hệ họ hàng và làng
xóm đã có ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của người nông dân trong những
mối quan hệ ngoài làng như những hệ quả.
- Tính cục bộ
Hoạt động của cộng đồng làng đã tạo nên mọi của cải vật chất và tinh
thần riêng của từng làng. Người nông dân thường phần biệt rõ rệt cái gì thuộc
về cái “ta” làng, cái gì thuộc về “nú” ngoài thiên hạ và có thái độ ứng xử khác
biệt. Cái gì thuộc về “làng ta” thường được đề cao và bảo vệ một cách thiên
vị. Người làng dù thế nào cũng phải được đối xử tốt hơn người ngoài, lợi ích
của làng phải được đặt lên trên lợi ích của bên ngoài, danh dự của làng phải
được xem trọng hơn tất cả. Phường hội không mở rộng ngoài phạm vi làng.
Nghề nghiệp không được truyền cho người làng khác. Giữa các làng thường
có sự ganh đua về các mặt, làng nọ muốn hơn làng kia, sinh ra đố kỵ, ghen
ghét lẫn nhau. Tính cục bộ trong tâm lý nông dân hạn chế tầm nhìn xa, thấy
rộng, củng cố thờm tớnh bảo thủ, hạn chế sự liên kết hoạt động với bên ngoài,
hạn chế cả sự hoà nhập cuộc sống của cộng động rộng lớn vào sự phát triển
chung của xã hội.
- Tình yêu nước thương nòi
Trong ý thức sâu xa của người nông dân, họ hàng - làng - nước là ba
nhóm xã hội chủ yếu mà ở đó mỗi con người có mối quan hệ ràng buộc. Họ
hàng, làng xã đều là những nhóm nhỏ nằm trong một nhóm lớn là nước.
Trong ngôn ngữ đời thường, người ta ghép làng với nước như “sống vì làng,
sang vì nước”, “họ hàng khinh trước, làng nước khinh sau”, “kờu vỡ làng
nước”… không ai ghép làng với các cấp trung gian. Mối quan hệ giữa những
người trong nước cũng được thăng hoa thành mối quan hệ huyết thống trong
truyền thuyết “Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng” và người trong nước gọi nhau là
“đồng bào”, được sinh ra từ một nguồn, một gốc, một giống, một nũi, cựng là
“con Lạc, cháu Hồng”, cùng một ông tổ Hùng Vương.
18
Ý thức về đất nước, về giống nòi ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con người
trong đời thường nhưng lại bừng sáng mỗi khi đất nước đứng trước những khó
khăn thử thách, cần sự đồng tâm nhất trí. Khi ấy tính cộng đồng làng hạn hẹp
lại được phát triển thành tính cộng đồng dân tộc rộng lớn; tình cảm huyết
thống, tình nghĩa xóm làng trở thành tình yêu nước thương nòi sâu đậm.
Bởi thế, “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải
thương nhau cựng”. Những năm mất mùa đói kém vùng này tương trợ vùng
kia, làng này giúp đỡ làng khác là một nghĩa vụ của đạo lý.
Khi đất nước có giặc ngoại xâm, làng xã bao giờ cũng là hậu phương
lớn của cả nước, là nguồn cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến và là
nơi chịu nhiều hy sinh nhất để làm nên chiến thắng của cả dân tộc.
3. Một vài nét tính cách nổi bật ở người nông dân.
Tính cách của người nông dân được biểu hiện rất rõ trong hoạt động sản
xuất, trong sinh hoạt hàng ngày và trong ứng xử đối với các mối quan hệ xã
hội. Những đặc điểm về tình cảm đã phần nào nói lên những nét tính cách
trong ứng xử đối với các mối quan hệ chủ yếu trong xã hội làng xã của người
nông dân. ở đây chỉ xin điểm lại vài nét tính cách biểu hiện trong lao động và
trong sinh hoạt hàng ngày.
3.1. Những nét tính cách biểu hiện trong lao động sản xuất-tính cần cù
Với công cụ thô sơ, trình độ kỹ thuật thấp kém sản xuất nông nghiệp
của nước ta xưa kia vẫn phải dựa vào sức của con người là chính. Mọi người
trong gia đình, từ cụ già cho đến trẻ con, ai cũng có trách nhiệm đóng góp
công sức của mình vào sản xuất, vào sự ấm no của gia đình. Từ trong nhà ra
ngoài đồng, từ tinh mơ cho đến tối mịt, ngày lại ngày mọi người đều cần mẫn
làm việc. Những người khoẻ gánh vác những công việc nặng nhọc nhất, dầm
mưa dãi nắng ngoài đồng. Các cụ già đảm nhiệm những công việc trong nhà.
Trẻ em cũng phải chăn trâu, cắt cỏ.
Đến ngày mùa, công việc nhà nông càng bộn bề và khẩn trương, đòi hỏi
phải tập trung nhiều nỗ lực, mọi người lại phải thức khuya dậy sớm “canh tư
chưa nằm, canh năm đã dậy” để làm việc cho kịp thời vụ. Vào những khi mưa
không thuận, giú khụng hoà hay thiên tai ập xuống bất ngờ, công sức mọi người
lại phải đổ ra không biết đâu mà kể. Cần cù lao động chính là một nét tính cách
nổi bật đã trở thành truyền thống tốt đẹp của giai cấp nông dân Việt Nam.
19
Ngày nay, tính cách ấy cùng với tư duy được đổi mới và trình độ kỹ
thuật ngày càng được nâng cao, đưa nền kinh tế sản xuất nông nghiệp nước ta
bước vào thời kỳ công nghiệp hoá với nhiều hứa hẹn trong tương lai.
Mặt khác, thời gian làm việc có thể rút ngắn hay kéo dài tuỳ ý. “Quy
chế” kỷ luật lao động không được đặt ra trong đơn vị sản xuất gia đình. Thực
tế cho thấy, thói quen ấy đã cản trở người nông dân hoà nhập vào cuộc sống
làm việc và sinh hoạt trong một tập thể có tổ chức, có kỷ luật nghiêm ngặt. Họ
thường đem theo một nếp sống tuỷ tiện, xuê xoa theo kiểu “gia đình chủ
nghĩa”, có những hành vi tự do, thiếu kỷ luật, gây trở ngại cho quá trình tiến
hành những hoạt động chung.
3.2. Những nét tính cách biểu hiện trong sinh hoạt - tính đơn giản
Đơn giản cũng là một nét tính cách nổi bật của người nông dân xưa:
đơn giản trong suy nghĩ, đơn giản trong tình cảm và đơn giản trong sinh hoạt.
Sản xuất nông nghiệp trước đây chưa bao giờ thoả mãn được những
nhu cầu tối thiểu của người nông dân, mặc dù họ đã phải dành tất cả thời gian
và sức lực cho nó. Lương thực không đủ ăn. Một năm dù hết sức tiết kiệm
cũng thiếu đói vài ba tháng. Bởi vậy, đủ ăn, đủ mặc, có mái nhà che mưa che
nắng là mục tiêu phấn đấu của cả đời người. Giàu có là ước mơ xa vời của đa
số. Tiêu dùng, tiện nghi, hưởng thụ là những khái niệm xa lạ.
Khi đời sống vật chất cũn quỏ thấp kém, cái ăn cái mặc còn đang là nỗi
lo thường trực của mọi người, thì những nhu cầu về tinh thần cũng không có
điều kiện phát triển.
Tất cả những nhu cầu về vật chất và tinh thần vốn hạn hẹp ấy cũng chỉ
được thoả mãn một cách đơn giản cả về nội dung lẫn hình thức. Đồ ăn là cơm
độn ngô, khoai, kèm với dưa, cà, mắm muối cho qua bữa. Thức đựng là bát
đũa, mâm gỗ, đũa tre. Nơi ăn cũng không phải là mối quan tâm: mùa hè ngoài
hiên, mùa đông trong bếp, đang làm đồng thì vào cầu, vào quán hoặc núp dưới
bóng cây. Mặc thì quần nõu, ỏo vải cho phù hợp với đời sống lao động, kiểu
cách không thay đổi. Nhà thì tranh tre nứa lá, đồ đạc sơ sài…
Nói chung, “ăn lấy no, mặc lấy ấm”, “ăn chắc mặc bền” được coi là tiêu
chuẩn của sự ăn mặc của người nông dân xưa kia.
Trong hoàn cảnh bận rộn, nghèo nàn, vui chơi giải trí văn nghệ thể thao
cũng chỉ là tự cung tự cấp “cõy nhà lá vườn”thường được tổ chức vào những
ngày lễ tết. Tuỳ từng địa phưong mà hát ví, hát đối, hát ghẹo, hát xoan, hát
20
trống quân, hát quan họ hay tuồng chèo, cải lương được trình diễn. Đấu vật,
đánh đu, đánh cờ, chọi gà, chọi chim là những trò vui chơi của nhiều địa
phương. Tất cả mang tính chất dân gian, gần gũi với cuộc sống nông thôn.
Tuy đơn giản về cả nội dung lẫn hình thức nhưng cũng mang lại niềm vui,
mối giao hoà tình cảm trong cộng đồng, cũng giải toả được phần nào những
nỗi vất vả, cực nhọc của những ngày lao động.
Ngày nay, trong điều kiện tinh tế đã tăng trưởng, tính đơn giản trong
sinh hoạt đã bớt đi nhiều. Nhu cầu về cái ăn, cái mặc, cái ở đã phức tạp hơn,
đa dạng hơn về cả nội dung lẫn hình thức. Xe máy, tủ lạnh, máy thu hình thậm
chí nhà tầng cũng không còn là mơ ước quá cao xa. Tuy nhiên, trong sự thay
đổi hoàn cảnh ấy, nhiều nhu cầu phát triển không đúng mức, nhiều thị hiếu
cũng phát triển theo hướng không lành mạnh trở thành đua đòi, lố bịch, không
phù hợp với lối sống ở nông thôn, của dân tộc, cần phải uốn nắn.
- Tính an phận.
Trong điều kiện của nền sản xuất trước đây, cùng với tính chịu đựng,
tính thích nghi với hoàn cảnh là tính an phận. Người nông dân xưa chấp nhận
cuộc sống nghèo nàn lạc hậu như là số phận, định mệnh không thể thay đổi.
Họ tự nhủ: “Cõy khụ thỡ lỏ cũng khô, phận nghèo đi đến nơi mô cũng
nghốo”. Để đối phó với mất mùa, đói kém, họ chỉ cũn cỏch dành dụm chắt
chiu, “nhịn ăn nhịn mặc”, “tớch cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”. Họ bằng
lòng với “cơm ba bỏt, ỏo ba manh”, “đúi khụng xanh, rột khụng chết”. Họ
ngại thay đổi nếp sống, ngại những toan tính phức tạp theo lối nghĩ “thà ăn
cơm cáy mà ngáy o o, còn hơn ăn cơm thịt bò mà lo ngay ngỏy”. Họ cũng sợ
phải bôn tẩu phiêu lưu, vì “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn
hơn”. Tính an phận đã triệt tiêu tính tích cực của nông dân xưa trong hoạt
động để vươn lên cuộc sống ấm no hơn. Bởi thế, thời gian cứ trôi chảy, thế hệ
sau tiếp nối thế hệ trước, đã là nông dân thì vẫn cứ đúi nghèo.
Từ ngày đổi mới cơ chế, nhờ sự quan tâm tới nông nghiệp của Đảng và
Nhà nước với hàng loạt chính sách đúng đắn ra đời, kinh tế nông nghiệp đó cú
những bước phát triển vược bậc. Người nông dân đã vượt qua đúi nghốo và có
điều kiện tiến tới giàu có. Trên thực tế, nhiều nông dân đã nắm bắt được cơ hội,
phát huy những phẩn chất tốt đẹp đó cú, làm ăn theo phong cách mới và thực sự
trở nên giàu có. Tính an phận đã nhường bước cho khát vọng làm giàu.
21
4. í nghĩa của việc nắm vững những đặc điểm tâm lý của nông dân
trong công tác tuyên truyền
Trong công tác tuyên truyền đối với nông dân, nắm vững những đặc
điểm tâm lý của họ là một điều rất cần thiết. Nó vừa có ý nghĩa như là điều
kiện để nâng cao lập trường tư tưởng của người làm công tác tuyên truyền,
vừa có ý nghĩa như một nguyên tắc thuộc về chuyên môn nghiệp vụ của tuyên
truyền, nhằm nâng cao hiệu qủa của công tác này.
4.1. Về tư tưởng
Nắm vững những đặc điểm tâm lý của giai cấp nông dân, người làm công
tác tuyên truyền càng thêm yêu quý họ vì những đặc điểm tâm lý tích cực, hoan
nghênh họ vì những biến đổi phù hợp với bước phát triển của xã hội, đồng thời
cũng thông cảm với họ về những đặc điểm tâm lý tiêu cực nảy sinh một cách tất
yếu từ những điều kiện kinh tế - xã hội tồn tại quá lâu ở nông thôn nước ta.
Cũng từ những nhận thức về cơ sở hình thành của những đặc điểm tâm
lý của nông dân, những người làm công tác tuyên truyền càng thêm tin tưởng
vào tính đúng đắn và bức thiết của công cuộc phát triển nông thôn theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của các chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông thôn, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp… vì
tất cả không chỉ làm phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống vật
chất của người nông dân, mà còn làm phát triển tâm lý của họ. Niềm tin ấy
nâng cao ý thức phục vụ nông nghiệp, phục vụ giai cấp nông dân thông qua
công tác tuyên truyền của mình.
Nắm vững những đặc điểm tâm lý của nông dân, người làm công tác
tuyên truyền nhìn ra được những ảnh hưởng của chúng đối với mọi con người
Việt Nam, biểu hiện ở cách nghĩ, cách làm trong mọi lĩnh vực hoạt động cũng
như cách ứng xử trong mọi mối quan hệ. Từ đó, vấn đề được đặt ra đối với công
tác tuyên truyền là phải góp phần phát huy những yếu tố tích cực của tâm lý
nông dân đồng thời khắc phục những hạn chế của nó trong đời sống hiện nay.
4.2. Về chuyên môn nghiệp vụ
Nắm vững những đặc điểm tâm lý của nông dân, khi tuyên truyền cho
nông dân chính là thực hiện nguyên tắc “ phù hợp với đối tượng” - một nguyên
tắc cơ bản của quá trình giáo dục, quá trình dạy học cũng như quá trình tuyên
truyền. Một mặt, nó hướng sự lựa chọn nội dung tuyên truyền vào những vấn
đề có liên quan chặt chẽ đến lợi ích thiết thân của người nông dân, đáp ứng
22
được những nhu cầu bức thiết nhất của họ về thông tin. Có như vậy mới thu hút
được sự quan tâm chú ý của họ trong quá trình tuyên truyền. Mặt khác, nội
dung tuyên truyền cũng được lựa chọn sao cho có tác dụng cổ vũ, phát huy
những đặc điểm tâm lý tích cực, phù hợp với sự phát triển của xã hội và phê
phán, hạn chế những đặc điểm tâm lý tiêu cực, lạc hậu còn tồn tại.
Việc nắm vững những đặc điểm tâm lý của nông dân cho phép người
làm công tác tuyên truyền lựa chọn được những phương pháp trình bày, ngôn
ngữ diễn đạt phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tư duy và ngôn ngữ
của họ, qua đó, nâng cao được hiệu quả tuyên truyền.
Ngoài ra, nắm bắt được sở thích, hứng thú của nông dân, người làm công
tác tuyên truyền cũng sáng tạo được nhiều hình thức tuyên truyền phong phú,
sinh động, hấp dẫn, chuyển tải được đầy đủ những thông tin cần thiết một cách
nhẹ nhàng nhưng chắc chắn và đem lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền.
23
C. KẾT LUẬN
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta là một
bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về ôĐẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001 – 2010 ằ đã phát triển
về lý luận, khái quát rộng hơn và được điều chỉnh về mục tiêu, nội dung, bước
đi cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đó là: ô Xây dựng một nền nông
nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển bền vững với nhịp độ tăng trưởng cao,
trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù
hợp, nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, tăng năng sất lao động, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân nông thôn, rút
ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng nông thôn mới văn
minh, hiện đại, công bằng, dân chủ, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước ằ
Như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá
trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch
vụ và quản lý kinh tế - xã hội mà ở đó, nông dân đóng vai trò quyết định, bởi
giai cấp nông dân là một lực lượng chính trị - xã hội, là lực lượng sản xuất
quan trọng, nông dân và nông thôn còn là nơi lưu giữ kho tàng văn hoá dân
tộc. Nhìn lại chặng đường gần 25 năm đổi mới, có thể đánh giá rằng, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam đã đạt được
thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nhờ phát triển nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa với tốc độ khá cao, nâng cao được năng suất, chất lượng, hiệu
quả mà an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm vững chắc và một số mặt
hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có vị thế cao trên thị trường thế
giới. Nhờ chuyển dịch kinh tế nông thôn theo hướng tăng công nghiệp, dịch
vụ, ngành nghề và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất cùng với tăng đầu
tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội mà bộ mặt nông thôn ở nhiều
vùng trong nước đó cú những thay đổi rõ rệt. Ðời sống vật chất và tinh thần
của dân cư nông thôn mà chủ yếu là nông dân đã được cải thiện về căn bản,
trong đó xóa đúi, giảm nghèo là một thành tựu nổi bật.
CNH, HĐH càng được đẩy mạnh, càng xuất hiện nhiều ngành nghề
mới, ra đời những cộng đồng dân cư mới, sự cơ động dân cư ngày càng tăng
24
lên; một cơ cấu lao động hết sức năng động đã từng bước xuất hiện; đời sống
vật chất và tinh thần của hầu hết mọi người dân được cải thiện. Để đẩy mạnh
CHNH, HĐH đất nước, chúng ta cũng hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới. Hơn nữa, toàn cầu hóa kinh tế kéo theo toàn cầu hóa trên
nhiều lĩnh vực khác. Thông tin đa dạng của quốc tế tác động sâu sắc vào đời
sống tinh thần của các thành viên xã hội trên mọi miền đất nước.
Tác động của tình hình trong nước và quốc tế có ảnh hưởng mạnh mẽ
trong đời sống tâm lý của con người. Vì lý đó, việc nghiên cứu sự tác động
của những thay đổi tâm lý xã hội tới nội dung, phương thức, cách thức hoạt
động tư tưởng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH cần phải được quan tâm
đúng mức.
Hiện nay, công tác tư tưởng của Đảng có những đổi mới đáng kể, nhờ
vậy, đã mang lại những kết quả rất đáng khích lệ: Công tác tư tưởng đã góp
phần khẳng định và bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ
gìn, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội
trên cơ sở quan điểm của Đảng… Công tác lý luận đã góp phần làm sáng tỏ
hơn hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới nói riêng, về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta nói chung. Những
thành tựu đó có tác động tích cực tới đời sống xã hội, tạo thành một nguồn
gốc cơ bản của những thành tựu mà chúng ta đạt được trong quá trình đổi mới
đất nước.
25