Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

tiểu luận Lý luận báo chí nước ngoài về thể loại phóng sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 48 trang )

I. Lý luận báo chí nước ngoài về thể loại phóng sự
1. Khái niệm phóng sự trên thế giới
Theo những tài liệu nước ngoài, khái niệm phóng sự lần đầu tiên đã được
người Anh sử dụng với nghĩa để chỉ sự mô tả những đám cháy, những trận
lụt, những kỳ họp quốc hội hoặc những cuộc chiến tranh Sau đó ít lâu, trên
báo chí ở nước Pháp, phóng sự cũng xuất hiện với tư cách là bài viết về quá
trình điều tra của phóng viên đối với những con người, sự việc chứa đựng
nhiều điều bí ẩn như cảnh sống trong tù hoặc đời của những kẻ ngoài vòng
pháp luật. Với sự khởi đầu như vậy, phóng sự nhằm thoả mãn sự hiếu kì, sự
khao khát của công chúng bằng những thông tin lí thú, độc đáo.
Trong thời kì ban đầu, thể loại phóng sự được khai thác từ nhiều góc độ theo
những quan niệm khác nhau. Người Đức coi phóng sự chỉ đơn giản là sự đưa
tin và như vậy, nhìn chung nó không khác mấy so với tin tức. Người Mỹ rất
chú ý đến khả năng diễn tả những cuộc cãi vã trong các kỳ họp quốc hội của
phóng sự, trong khi người Pháp lại quan tâm hơn đến khả năng trình bày
những kết quả điều tra đối với những sự việc, con người tiềm chứa những bí
ẩn của thể loại này. Có lẽ cũng vì lí do đó, trong từ điển Oépxtơ của Mỹ
phóng sự được coi là “sự mô tả, sự tường thuật một cuộc họp quốc hội”, còn
người Pháp lại gọi phóng sự bằng một khái niệm khác là “điều tra”.
Trải qua quá trình phát triển, phóng sự đã dần dần ổn định với tư cách một
chỉnh thể, trên cơ sở của những sự kiện đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự,
phóng sự vừa đảm bảo tính xác thực của nội dung, đồng thời có khả năng giải
quyết những vấn đề do bản thân sự kiện đặt ra. Bởi lẽ đó trong phóng sự mặc
dù chất liệu chủ yếu vẫn là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận.
Trong thực tế, phóng sự thường trộn những vấn đề và sự kiện đang tạo được
sự quan tâm của dư luận để làm mục đích phản ánh. Trong đó tác giả trình
bày diễn biến của sự thật, thông qua đó chứng minh cho kết luận của mình.
1
Cũng có thể tác giả là một người phản ánh một cách khách quan và đề xuất
những vấn đề nóng bỏng của hiện thực.
Phóng sự nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi. Ở phương


Tây người ta đề ra công thức 6w cho thể loại này là: what: cái gì đã xảy ra?
where: xảy ra ở đâu? when: xảy ra bao giờ? who: xảy ra với ai? wich: xảy ra
thế nào? why: tại sao xảy ra?. Tuy nhiên trong thực tế ngưòi viết không chỉ
dừng lại ở những câu hỏi như trên. Với tư cách là một thể loại xung kích,
phóng sự còn phải có sự khái quát để từ đó có thể trả lời được những câu hỏi
có sự liên quan mật thiết đến bối cảnh xuất hiện của thể loại. Trong thời kỳ có
sự biến thiên của xã hội và lịch sử nhanh chóng, nó là thể loại đầu tiên có thể
bắt mạch sự kiên, có thể nhận xét đâu là nhân tố mới, có thể làm bản kiểm kê
của thời điểm một cách sinh động và hấp dẫn. Khả năng này được xuất phát
từ những ưu điểm của thể loại. Trong thế giới hiện đại, phóng sự không còn
đừng lại ở sự mô tả đơn giản. Nó đã đạt tới sự chính xác và đa dạng trong việc
trình bày hiện thực, một hiện thực phức tạp liên tục phát triển và biến động
bằng những chi tiết cụ thể, với một năng lực khái quát cao. Với bút pháp giàu
chất văn học và cái tôi trần thuật vừa xúc cảm vừa trí tuệ, phóng sự đã chứng
tỏ một cách sinh động rằng: việc thông tin về hiện thực có thể trình bày một
cách độc lập và có nghệ thuật.
2. Một thể loại đứng giữa báo chí và văn học
Trong lí luận báo chí từ lâu người ta đã đặc biệt lưu ý đến những phẩm chất
văn học của thể loại phóng sự. Nếu ta hình dung đường ranh giới nối liền giữa
tiểu thuyết với các loại thể tài báo chí, thì cái đường ranh giới đó có lãe là
phóng sự. Phóng sự thông thường phản ánh sự thật bằng hình ảnh, ta có thể
hình dung ra bức tranh xác thực về một khía cạnh nào đó của cuộc sống. Ở
đó, phẩm chất tinh thần của người, bộ mặt xã hội trên từng mặt thường được
nổi lên rất rõ. Bởi vậy những phóng sự hay thường toát ra cả ý nghĩa mỹ học.
2
Trong lí luận báo chí ở Liên Xô trước đây, phóng sự được xếp vào nhóm
những thể loại thông tin. Người ta coi phóng sự thật chất là việc đưa tin về
hoạt động của con người, là một cách đặc biệt để thông tin về một sự
việc Tuy nhiên, sau khi đi sâu vào xem xét những khả năng, đặc điểm của
thể loại này, các nhà lí luận Xô Viết cũng nhận thấy rằng: xây dựng bố cục

của một phóng sự đôi lúc cúng như xây dựng bố cục của thể ký, có nghĩa là
viết về một nhân vật trong quá trình thử thách với khó khăn, đấu tranh với trở
ngại và cuối cùng giành được kết quả thắng lợi. Theo quan điểm của đời sống
báo chí hôm nay trên cơ sở của hư\ệ thống báo chí vừa được xác lập, những
so sánh nêu trên vừa quá rộng lại vừa quá hẹp. Không nên so sánh một thể
loại phóng sự với toàn bộ hệ thống thể loại văn học nói chung, đồng thời
cũng không nên tách phóng sự ra khỏi thể ký. Để xác định được vị trí của
phóng sự, trước hết phải xuất phát từ những đặc điểm của chính nó.
Nếu đặt trong sự so sánh với các thể loại báo chí khác, phóng sự là một thể
loại duy nhất có thể trình bày một bức tranh vừa có tính khái quát cao, vừa chi
tiết cụ thể về một hiện thực đa dạng, bề bộn, đồng thời lý giải một vấn đề đặt
ra từ hiện thực ấy một cách thoả đáng. Với tư cách là thể loại báo chí, trước
hết phóng sự vẫn thiên về hướng tạo ra văn bản đơn nghĩa. Tuy nhiên tác giả
vẫn có thể sử dụng kết hợp một bút pháp vừa là thông tin thời sự vừa giàu
chất văn học nhằm tạo ra giọng điệu. Chính đặc điểm này cùng với vai trò cái
tôi trần thuật -nhân chứng - thẩm định và đặc biệt là mức độ của cái vùng hiện
thực mà tác phẩm đề cập tới mới là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho
phóng sự bước vào điểm giáp ranh giữa ký văn học và ký báo chí.
Viết phóng sự luôn phải đặt sự thật là trên hết. Lời nói ấy, cho đến nay và mai
sau, lại có thể “tư vấn” cho những ai chọn nghề báo làm nghiệp. Rằng: Có
những sự thật như thể “vạch áo cho người xem lưng”, như thể phơi lộ vết
chàm lỡ nhúng để làm tổn thương chính mình, “người mình”, đất nước mình
trước thiên hạ. Nhưng ngẫm cho cùng, và thực tế đã chứng minh mạnh mẽ
3
rằng, nói lên sự thật - đặc biệt là loại sự thật làm đau xót cả cộng đồng mà bản
năng con người luôn muốn che đậy - là một trong những phẩm chất làm vinh
danh cộng đồng ấy, đất nước ấy, dân tộc ấy. Phải có trình độ dân trí cao, tổ
chức xã hội cao, có hệ thống pháp lý minh bạch, có đời sống dân chủ mới có
đất cho sự thật lên tiếng nói. Có thể thấy đặc điểm này của phóng sự thông
qua phân tích một loạt phóng sự điều tra mang tên “Buried Secrets, Brutal

Truth”.
Sự thật được phanh phui trong loạt phóng sự điều tra “Buried Secrets, Brutal
Truth” (Bí mật chôn vùi, sự thật tàn bạo) của báo The Blade ở bang Ohio là
loại sự thật cay đắng như thế, đối với quân đội Mỹ, nhân dân Mỹ. Đăng vào
giữa tháng 10 năm 2003 và đoạt giải Pulitzer 2004. Đây là giải Pulitzer đầu
tiên của tờ báo địa phương có tuổi xuất bản hơn 150 năm này. Ngay sau đó,
những tờ báo danh tiếng nhất nước Mỹ đã xin phép The Blade đăng lại thiên
phóng sự Buried Secrets, Brutal Truth, để cả nước Mỹ có thêm cơ hội biết
được sự thật bị chôn vùi hơn 36 năm. Nhiều nhà xuất bản trên thế giới cũng
đã vào cuộc.
Đọc Buried Secrets, Brutal Truth những người viết phóng sự có thể nhặt được
vài kinh nghiệm về viết sự thật. Buried Secrets, Brutal Truth xuất hiện vào
thời điểm thể loại phóng sự điều tra rơi vào tình trạng suy yếu toàn cầu, đặc
biệt ở khối báo chí phương Tây. Không phải vì các nhà báo giữ chuyên mục
phóng sự điều tra đồng loạt đánh mất năng lực tác nghiệp, càng không phải
bạn đọc đồng loạt quay lưng với thể loại hấp dẫn nhất trên mặt báo là phóng
sự điều tra. Mà có một thực tế là, các phóng viên điều tra hiện nay không cần
“động thủ” vẫn có đủ thông tin để viết phóng sự dạng điều tra. Sự phát triển
mạnh mẽ các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng như các bộ phận quan hệ
cộng đồng (PR) của rất nhiều cơ quan, tổ chức, tập đoàn đã từng giờ, từng
ngày tạo nên nguồn tin khổng lồ cho báo chí, trên mạng internet cũng như
trong hồ sơ, trong đó có cả hồ sơ điều tra nghiêm chỉnh, do các điều tra viên
chuyên nghiệp thực hiện. Nhà báo không còn giữ vai trò chính trong chặng
4
đường phát hiện thông tin mà chỉ cần ngồi ở phòng tin có máy điều hòa để
“xử lý thông tin” được cung cấp. Nói xử lý vì những nguồn tin khi cung cấp
miễn phí thông tin cho các tòa báo đều nhằm mục đích riêng. Tất nhiên không
loại trừ mục đích nói lên sự thật của những tổ chức đứng đắn. Hãy nhìn lại
một sự kiện chấn động toàn cầu và thử đặt câu hỏi: Ai phát hiện việc lính Mỹ
tra tấn tù nhân tại Afghanistan năm 2003? Không phải nhà báo mà là tổ chức

nhân quyền quốc tế. Theo các thống kê, nguồn tài chính dành cho việc thu
thập và tìm kiếm thông tin đang giảm đi tại phần lớn những tòa báo. Vì thế,
người ta đã có lý khi cho rằng Buried Secrets, Brutal Truth là thiên phóng sự
điều tra được thực hiện theo phong cách cổ điển.
Có nhiều tình huống để khai mở ý tưởng cho một thiên phóng sự điều tra: Từ
thư bạn đọc, từ bản báo cáo của một tổ chức chính trị xã hội, từ sự rò rỉ thông
tin của một tập đoàn kinh tế, từ bản tin của đồng nghiệp, từ một phiên tòa Ý
tưởng thực hiện phóng sự Buried Secrets, Brutal Truth khởi đi từ những trăn
trở của xã hội Mỹ hiện tại với món nợ chiến tranh Việt Nam trong quá khứ.
Các nhà phóng sự điều tra gọi loại đề tài này là “nổi gió thổi bùng ngọn lửa
đỏ từ hòn than hồng vùi trong tro xám”. Quá khứ được hâm nóng bởi những
cuộc chiến tranh Mỹ đang tiến hành trên thế giới, nóng nhất là Iraq. Hơn thế,
ý tưởng đó đã trở thành một quyết định đặc trưng của nghề báo, nghề cung
cấp sự thật cho công chúng, khi trưởng ban biên tập tin của The Blade cho
biết: “Chúng tôi đã bắt đầu từ chỗ chính phủ Mỹ dừng lại”.
Chính phủ Mỹ đã muốn “quên” sự kiện Trung đội thám báo tinh nhuệ Tiger
Force thảm sát dân thường Việt Nam tại tỉnh Quảng Ngãi trong suốt 7 tháng
trời của năm 1967. Trong thực tế, Bộ quốc phòng Mỹ đã mở một cuộc điều
tra về hành vi tàn bạo của Tiger Force cũng như việc cố tình thực hiện sai lạc
nhiệm vụ của sĩ quan chỉ huy đơn vị này. Cuộc điều tra ròng rã hơn bốn năm,
từ 1971 đến 1975 với một quy mô rộng khắp. Hơn 100 điều tra viên tỏa ra 63
thành phố ở Mỹ và ở nước ngoài như Đức, Hàn Quốc, Philippines để thu thập
5
chứng cứ. (Điều lạ là không đến chiến trường xưa Việt Nam). Kết luận ban
đầu của cuộc điều tra đã được chuyển đến Lầu Năm Góc và Nhà Trắng.
Trong đó xác định có 18 quân nhân thuộc Trung đội thám báo Tiger Force
phạm các tội ác chiến tranh, từ tội làm trái nhiệm vụ, hành hung đến tội giết
người dân thường. Nhưng đã không có ai trong số 18 “nhân vật” ấy phải ra
tòa án binh. Họ bình yên tiếp tục đời binh nghiệp, thậm chí được khen
thưởng. Chính phủ Mỹ đã dừng lại ở đấy. Và từ đấy, The Blade bắt đầu, với

thể loại mạnh mẽ nhất, hiệu quả chính trị xã hội cao nhất của báo chí: phóng
sự điều tra.
Thật ra đã có những tố cáo tội ác đơn vị Tiger Force từ năm 1969 của Dennis
Stout, phóng viên tờ báo quân đội Screaming Eagle. Với cương vị phóng viên
chiến trường Dennis Stout đã chứng kiến binh sĩ Tiger Force hành quyết một
lúc 35 dân làng không có vũ khí ở thung lũng sông Vệ, Quảng Ngãi năm
1967. Ông nói với The Blade: “Họ dẫn từng nhóm 5 người ra bờ ruộng, bắn
chết từng người. Tôi không quên được cảnh tượng đó, chừng nào con sống.
Nhiều đêm choàng thức tôi vẫn nhìn thấy trước mắt những người đàn bà đó,
đám con nít đó ”. Nhưng phải đợi đến khi xuất ngũ, khi không còn bị đe dọa
bởi sự trả thù của các “sát thủ” Tiger Force trong môi trường chiến trường,
ông mới có thể tố cáo. Và chính phủ Mỹ đã bắt đầu điều tra từ những cáo
buộc của Dennis Stout. Mãi đến khi tiếp xúc các nhà báo The Blade, Dennis
Stout vẫn còn giữ nguyên nỗi bức xúc phải nói ra sự thật: “Hàng trăm đàn bà
và trẻ con đã bị giết vô cớ. Đó là tội giết người. Và tôi sẽ nói vậy cho tới lúc
chết”.
Buried Secrets, Brutal Truth cho thấy khái niệm thời sự có thể hiểu theo nghĩa
rộng, không chỉ nhằm vào những sự việc “đương thời”. Đối tượng, đề tài để
làm phóng sự điều tra cũng thế. “Điểm nóng” không nhất thiết phải là “lửa
ngọn” mà có thể là “than vùi”. Điều quan trọng, và hấp dẫn nữa, là dù câu
chuyện đã xảy ra hơn 36 năm về trước nhưng đến nay vẫn còn trong bí mật,
vẫn cần phải điều tra để phơi lột sự thật trước công chúng. Và cuộc “khai
6
quật” quá khứ là nhằm vào “thời sự”, vào hiện tại, và cả tương lai. Trưởng
nhóm phóng viên điều tra Michael D. Sallah cho biết: “Đưa ra ánh sáng vụ
việc bị dìm vào bóng tối là để những vụ việc như thế hiện nay sẽ không bị che
khuất nữa. Không ai trong chúng ta muốn phải chờ đợi đến 36 năm sau để đọc
được sự thật về một vụ thảm sát vừa xảy ra tại cuộc chiến ở Iraq chẳng hạn”.
Câu chuyện được các nhà báo The Blade kể theo phong cách cổ điển: chương
hồi. Các chương lần lượt mở ra các sự thật khủng khiếp trong chiến tranh Việt

Nam, dù chỉ thu gọn trong một thung lũng hoang vắng và chỉ với một đơn vị
nhỏ trong quân đội Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Các tác giả không ngại lặp lại
sự kiện trong các chương khác nhau, để xoáy sâu vào vấn đề, để khắc họa
chân dung kẻ thủ ác, để tô đậm nỗi đau đớn hãi hùng của nạn nhân. Sự lặp lại
nằm trong ý định của các tác giả, được sắp xếp, phân bố hợp lý, đan cài và tác
động qua lại. Một cuộc bắn giết tập thể nông dân trên cánh đồng trống trải ở
chương này do chính một thành viên Tiger Force nhớ lại hành vi ác độc đến
phi lý của mình và đồng đội thời trai trẻ. Ở chương khác một người dân ở
thung lũng sông Vệ vừa khóc vừa kể lại cái chết thảm của cha mình ngay
trước mắt mình trong cuộc thảm sát. Ở một chương khác sự kiện này được ghi
lại bởi điều tra viên Bộ Quốc phòng Mỹ. Ở chương khác nữa tội ác này được
phân tích bởi một chuyên gia Mỗi góc nhìn có cái chung, cái riêng nhưng
hiệu quả cuối cùng là cung cấp sự thật, kể cả khi “sát thủ” tìm cách nói lời
biện hộ cho hành vi phi nhân tính của hắn hay tiếp tục trơ tráo như James
Hawkins, trung úy chỉ huy Trung đội Tiger Force, nay đã về hưu với hàm
thiếu tá: “Tôi không hối hận điều gì cả!”
Tất nhiên không phải thành viên nào của Tiger Force cũng khát máu. Nhưng
hầu hết những người không đồng tình với nhóm thủ ác đã không dám phản
kháng ra mặt vì sợ bị giết. Chỉ trung úy Donald Wood và trung sĩ Gerald
Bruner là hai trường hợp ngoại lệ. Khi một nông dân tay không đang quỳ lạy
xin tha mạng bị bắn vào đầu, Gerald Bruner còn cam chịu, nhưng khi đồng
đội chĩa súng lục 45 ly vào đầu một cậu bé -là em trai của người nông dân
7
vừa bị giết - thì anh đã nâng súng, hướng về phía đồng đội, tuyên bố sẽ bắn
ngay những ai còn tiếp tục giết thường dân. Cứu được cậu bé nhưng anh bị
cấp trên đưa đi gặp bác sĩ tâm thần. Và cũng như trung úy Donald Wood,
người phản đối trung úy James Hawkins ra lệnh giết hại dân thường, anh bị
điều khỏi Tiger Force.
Buried Secrets, Brutal Truth không đặt trọng tâm vào việc mô tả các hành vi
khát máu của từng thành viên Tiger Force, mặc dù các tác giả đã làm người

đọc rùng mình, mất ngủ bởi sở thích lột da đầu, cắt tai xâu thành chuỗi đeo
vào cổ, hãm hiếp phụ nữ thoải mái, thử súng bằng “bia di động” là dân lành,
và vô số hình thức giết chóc man rợ khác của những binh sĩ Tiger Force. Mà
Buried Secrets, Brutal Truth muốn trình bày một thực tế quan trọng hơn và
đến nay vẫn tồn tại trong đời sống một bộ phận quân nhân Mỹ: chiến tranh
khốc liệt đã hun đúc một thứ “văn hóa” lính tráng ngoài chiến trường là
khuyến khích nhau thực hiện tội ác và che giấu tội ác trong đơn vị. Thứ “văn
hóa” ấy thường được khởi xướng và bảo vệ bởi các sĩ quan chỉ huy đơn vị.
Trả lời phỏng vấn của The Blade, cựu binh William Carpenter thừa nhận rằng
hồi ấy ông đã cố không bắn vào những người dân, mà ông biết rõ là họ không
muốn cũng như không có khả năng làm phiền gì đến ai hết, nhưng đã không
dám ngăn cản đồng đội, càng không dám lên tiếng tố cáo tội ác xảy ra trước
mắt mỗi ngày vì trong đơn vị ngấm ngầm thi hành một thứ luật riêng, bất
thành văn, gọi là “luật im lặng”. Ai phạm luật sẽ không có cơ may sống sót để
trở về với gia đình. Theo các chuyên gia tâm lý, không khí giết chóc vô tội vạ
hàng ngày ấy như hàm chứa độc tố, dần dần thâm nhập, làm biến cải nhân
tính của binh sĩ trong các đơn vị. Hồ sơ của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy y sĩ
Barry Bowman đã thú nhận với điều tra viên rằng ông từng từ chối lệnh giết
một tù binh, nhưng chỉ bốn tháng sau sống trong cái tập thể Tiger Force khát
máu chuyên “tìm-và-diệt” bất cứ thứ gì “di chuyển được” trong thung lũng
sông Vệ, ông đã không ngần ngại bắn chết một dân làng đang bị thương mà
đáng ra với cương vị y sĩ ông phải cứu chữa.
8
II. 05 bài phóng sự tiêu biểu cho 05 dạng đã học.
Vận dụng lý thuyết để nhận xét, đánh giá
1. 05 bài phóng sự tiêu biểu
1.1. Phóng sự phản ánh sự việc, sự kiện:
Tác giả: Phùng Nguyên, báo Tiền Phong, ngày 31/5/2011
U80 độc hành xuyên Việt - Kỳ I:
'Người điên' trên đường thiên lý

TP - Tôi sờ lên vết phồng rộp trên bàn chân đen đúa của ông lão 72 tuổi.
Cảm giác gai người khi biết đôi bàn chân này đã đi bộ xuyên Việt vượt
chặng đường hơn hai nghìn cây số.
Lão nông Hồ Ngọc Khiết.
Hai lần suýt chết
Lão nông Hồ Ngọc Khiết quê gốc ở Bình Định, sau đó tập kết ra Thanh Hoá.
Tưởng sẽ yên ấm ở xứ Thanh, nhưng rồi ông lại nhường nhà của mình cho
anh trai và đưa vợ con vô Lâm Đồng lập nghiệp.
9
Đang sống yên bình với gia đình, ruộng vườn cho thu nhập cũng đủ ăn, cơn
cớ gì mà ông lão lại muốn hạ sơn đi bộ từ TPHCM ra Hà Nội trên quốc lộ 1A
vốn đầy rẫy tai nạn giao thông và bất trắc?
“Năm ngoái, đi xe đạp xuyên Việt ra viếng lăng Bác tôi thấy chưa đã lắm.
Năm nay, tôi quyết định đi bộ xuyên Việt để tái hiện bước chân của anh bộ
đội xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước năm xưa và về nguồn với Bác Hồ”, ông
Khiết tâm sự.
Dù vợ và 7 người con can ngăn, ông lão vẫn một mình xuống TPHCM, chuẩn
bị cho chuyến xuyên Việt. Ông vào Bệnh viện Thống Nhất khám tổng thể
trước khi khởi hành. Bác sỹ bảo nếu đi bộ xuyên Việt sợ ông chết dọc đường.
Ông mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến, rối loạn tiền đình và huyết áp cao.
Nhưng ngày 27-2-2011, tại Dinh Thống Nhất, lão nông Hồ Ngọc Khiết lên
đường, nhằm quốc lộ 1A thẳng tiến. Độc hành. Trước đó, ông cũng rủ vài
người bạn cùng đi nhưng không ai đủ liều để đồng hành.
Trên hành trình xuyên Việt, ông Khiết ghé vào thăm quê Bác
và trò chuyện với du khách ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
Thế là trên quốc lộ 1A xuất hiện ông lão mặc quần áo bộ đội, đội mũ tai bèo
gắn sao vàng, ba lô con cóc nặng trĩu trên vai. Trong ba lô ấy có chăn màn,
10
chiếc võng dù và hai bộ đồ, một máy kiểm tra huyết áp, thuốc chữa bệnh, áo
mưa, máy ảnh và điện thoại

Những ngày đầu, mỗi ngày ông đi được 30 cây số, tốc độ sau đó có giảm hơn
vì trời nắng, chân bắt đầu mỏi. Được hơn năm mươi cây số, ông đã phải thay
hai đôi giày. Đôi giày bộ đội và đôi giày da không chịu được cái nóng rát của
quốc lộ đã rách toác mõm.
Ông cứ lo nếu cứ trung bình năm mươi cây ngốn hai đôi giày thì không đủ
tiền mua giày. Ông chỉ mang theo một triệu đồng tiền mặt và chiếc thẻ ATM
có 7 triệu đồng trong tài khoản. Từng ấy để trang trải cho ăn uống ngủ nghỉ
gần 3 tháng trời từ Nam ra Bắc.
Ông không mang theo thực phẩm, đi đường đói khát thì ghé vô hàng quán.
Nhưng hai lần, lão nông 72 tuổi này suýt chết vì dùng thức ăn đường phố.
Lần ấy, sau khi ăn miếng bánh mỳ bơ, ông bị ngộ độc phải ghé vào lùm cây
tràm mắc võng nằm nghỉ. Bất thần huyết áp ông tăng đến 200, vội uống thuốc
hạ áp. Uống xong thì huyết áp tụt xuống quá nhanh, hai môi ông run lên, đầu
choáng váng. Chẳng lẽ mình chết ở đây?
Ông cố gượng dậy, lấy chiếc khăn trắng huơ lên để người đi đường biết mà
đến cứu. Nhưng không ai thấy. Ông nằm thiếp đi trên võng, lúc tỉnh dậy thấy
trong người khoẻ mạnh như thường.
Lần khác, uống phải lon nước yến quá hạn, huyết áp lại tăng quá cao. Ông lê
được vào bờ cỏ ngồi nghỉ một lúc lâu mới có thể bước tiếp. Vẫn cái lịch trình
mà phải kỷ luật sắt với bản thân lắm, mới nuốt nổi. Sáng 4 giờ dậy đi, đến 9
giờ sáng, lúc mặt trời bắt đầu gay gắt thì tìm chỗ nghỉ, đầu giờ chiều lại rảo
bước và tới khoảng 17 giờ thì bắt đầu tìm chỗ qua đêm.
Binh pháp đi bộ
11
“Muốn đi ra đến Hà Nội viếng lăng Bác đúng ngày 19 tháng 5 thì phải vừa có
trí, vừa có lực, phải vận dụng binh pháp cả đấy”, lão nông Hồ Ngọc Khiết
vuốt chòm râu bạc, nói với tôi.
Binh pháp đi bộ của ông lão được thực hiện như thế này: “Ít nhất mỗi ngày
trung bình phải đi được 27- 28km thì mới đúng lộ trình. Bình thường cứ 15
phút thì đi được 1 cây số, nhưng nếu mệt thì không được cố, cố quá là quá cố

luôn. Điều quan trọng là phải giữ cho chân không bị lở loét. Lở loét là không
thể bước được nữa. Vì thế, cứ đi được một cây số tôi lại ngồi nghỉ dăm phút.
Khi xuống dốc, phải giữ thăng bằng cơ thể, đi chậm và bước ngắn để không
bị quỵ gối. Một điều đơn giản nữa: khi nào cũng nép vào lề đường bên phải,
nhìn trước nhìn sau kẻo bị xe đâm”
Nhưng binh pháp sẽ thất bại nếu thiếu một ý chí thép.
Có một buổi trưa Bình Thuận, gió thổi mạnh đến mức cảm giác cuốn ngược
cả khách bộ hành, ông lão vẫn một mình ngược gió. Một chiều ở đèo Cù
Mông cao ngất, mưa như trút, ông lão cắn răng bước lên đỉnh dốc
Một buổi ban mai đầy sương ở Quảng Nam, ông lão tê buốt với cơn gió lạnh,
vẫn bước trên con đường vắng ngắt Tôi nghĩ, với ông lão có chòm râu bạc
như cước, vai mang ba lô, đội mũ gắn sao vàng độc hành trên những đoạn
đường thiên lý Bắc Nam ấy, chẳng có gì gian nan mà cũng chẳng có gì lãng
mạn hơn thế.
Liệu có một giây phút nào đó vất vả quá khiến ông ngã lòng mà nhảy lên xe
máy, ôtô quá giang một đoạn, cũng chẳng ai biết mà? Mặt ông lão đanh lại,
chòm râu bạc rung rung khi nghe tôi hỏi: “Không bao giờ. Tôi thà thất bại
trong trung thực còn hơn thành công bằng gian trá. Tên tôi là Ngọc Khiết, tôi
phải làm sao xứng đáng với cái tên của mình, không thể gian lận dù chỉ một
bước chân. Tôi dám tự hào là mình đã ra Hà Nội viếng lăng Bác bằng đôi
12
chân của chính mình. Cho dù một ngày đi được vài ba cây số, tôi vẫn không
bao giờ bỏ cuộc”.
Một chiều hoàng hôn, đi bộ trên đèo heo hút gió ở Phú Yên, vừa đói, vừa mệt
mà chưa tìm được chỗ ngủ, ông lão nghe tiếng một bé gái đi xe đạp bảo:
“Ông ơi, lên đây cháu chở ông đi một đoạn”. Ông lão bảo “Cảm ơn cháu, ông
đi bộ thôi”. Bé gái đạp xe đi, một lúc sau đạp xe quay lại, đưa cho ông một ổ
bánh mì: “Ông ơi, ông ăn đi cho đỡ đói”. Trời tối nhìn không rõ mặt bé gái,
nhưng lão nông Hồ Ngọc Khiết không bao giờ quên được câu chuyện này.
Hôm ấy ở đèo Cù Mông mưa vuốt mặt không kịp, có chiếc xe tải ghé lại, tài

xế bảo: “Ông lên đây con chở giúp kẻo mưa”. Ông bảo: “Cảm ơn chú, tui đi
bộ quen rồi”. Tài xế cứ tưởng gặp phải một người điên.
Hình ảnh ông lão vác ba lô đi bộ trở thành mục tiêu mời gọi của rất nhiều xe
ôm. Họ hết sức chèo kéo nhưng chưa một lần ông ngồi lên xe. Có hôm mới 4
giờ sáng ông thức dậy đi, một lái xe ôm đuổi theo mời mọc không được, đã
dọa: “Ông mà không lên xe, xuống dưới dốc là công an bắt đấy”.
Mang theo thuốc chữa những căn bệnh mà bác sỹ cảnh
báo nếu đi bộ xuyên Việt có nguy cơ chết dọc đường.
Doping của U80
13
Trên chặng hành trình dằng dặc ấy, tình cảm của người dân ở những vùng đất
đi qua như một liềudoping cho lão nông Hồ Ngọc Khiết.
Có lúc trời nắng, người mệt lử, phía xa ông đã thấy một người đàn ông cầm
lon nước bí đao mát lạnh chờ. Khi ông đến, người đàn ông bảo: “Mời cụ dùng
cho mát, vợ cháu thấy ông đi bộ từ xa nên bảo cháu mang nước ra mời ông”.
Lại có người chạy theo ông dúi vào tay một lọ dầu gió vì để xoa đôi bàn chân
đã phồng rộp.
“Hồi nhỏ, tui bị dây cao su bật vào đầu, làm cho trí nhớ kém đi, nhưng tình
cảm của người dân thì không bao giờ tui quên. Gần 3 tháng đi bộ, tôi đã ngủ
nhờ ở các doanh trại bộ đội, ngủ nhờ ở chùa, ngủ nhờ nhà dân Ở đâu họ
cũng đối xử rất tử tế, mời tôi ăn cơm, có khi còn biếu tiền lộ phí. Có khi anh
công nhân ở trạm gác xe lửa, bất chấp nội quy “không cho người lạ ngủ nhờ”
đã mở cửa đón tôi. Nhưng khi biết nội quy, tôi liền ra đi, mắc võng ngủ ngoài
trời”.
Mỗi ngày ông Khiết đi bộ trung bình khoảng 28 km và
không một phút ngã lòng với xe đạp, xe máy, ôtô.
Đặc biệt, khi tối trời, ông chỉ chọn nhà người nghèo để gõ cửa xin ngủ nhờ.
Ông tránh nhà giàu. Cũng bởi, chưa bao giờ người nghèo từ chối ông. Có
14
nhiều người còn nằm đất để nhường giường cho ông ngủ. Trong khi, có người

giàu đã đuổi ông khi ông xin trú mưa trước hiên nhà.
Thế rồi sau 2 tháng 18 ngày đi bộ, lão nông Hồ Ngọc Khiết đã tới Hà Nội
đúng dịp 19-5. Ông lão không hề biết những bất ngờ thú vị đang đợi mình ở
Thủ đô…
còn nữa
Phùng Nguyên
U80 độc hành xuyên Việt - Kỳ cuối:
Ông lão độc hành và lời ước hẹn với nữ nhà văn Mỹ
TP - Đi bộ ra đến Hà Nội, ông Hồ Ngọc Khiết không ngờ hành trình tiếp
theo của mình lại nhiều thú vị như vậy. Ông đã về đến Thanh Hóa, rồi
quay ngược trở lại thủ đô, ngồi máy bay vào TPHCM cùng lời 'ước hẹn'
với một phụ nữ người Mỹ…
Ông Khiết giao lưu với sinh viên trường Trung cấp Y dược Đức Thiện ở Thanh Hóa.
Sau 2 tháng 18 ngày, ông Hồ Ngọc Khiết đến Hà Nội. Vượt hơn hai nghìn cây
số vẫn vững chãi, nhưng vào lăng viếng Bác, đôi chân ông cứ run run. Sáng
15
19-5 ở lăng Bác, nhiều người nhìn mãi ông già râu dài trắng như cước, đội mũ
tai bèo, mang ba lô, mặc quân phục
Trong số đó có bà Lady Borton, một nhà văn người Mỹ dành gần như cả đời
mình để nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà Lady Borton đã sống hàng
chục năm ở Hà Nội, nói tiếng Việt rất thạo và có tên Việt Nam là Lý.
Sáng ấy, sau khi vào lăng viếng Bác, bà Lý tình cờ bắt chuyện với ông Hồ
Ngọc Khiết. Rồi bà ồ lên khi biết ông Khiết đi bộ xuyên Việt gần ba tháng
trời để hôm nay có mặt ở lăng Bác. Câu chuyện giữa ông già ở Tây Nguyên
và người phụ nữ Mỹ cứ thế tuôn trào.
Bà Lý nắm lấy tay ông Hồ Ngọc Khiết, thốt lên: “Tôi đã viết mấy cuốn sách
về đất nước và con người Việt Nam nhưng ông là một người Việt đặc biệt thú
vị mà tôi từng gặp. Thường thì người ta đi bộ hay đi xe đạp xuyên Việt, họ sẽ
nhận được một sự tài trợ và sẽ thông báo để báo chí quan tâm đưa tin. Ông
không như vậy.

Ông cứ lầm lũi đi, để thực hiện khát vọng của mình, chặng đường tưởng như
quá dài với cả vận động viên Marathon, nhưng tôi biết ông không hề “ăn
gian” một bước chân. (Người phụ nữ người Mỹ nói tiếng Việt đã nhấn mạnh
từ “lầm lũi”). Đó là điều rất đáng khâm phục và thế giới cũng ít người như
thế. Tôi đã nói với ông là sẽ muốn cùng ông một lần đi xuyên Việt bằng xe
máy”.
Cuộc gặp giữa bà Lady Borton với ông lão đi bộ xuyên Việt Hồ Ngọc Khiết
hôm ấy đã được thu vào ống kính truyền hình của VTV1, và phát sóng trên
chương trình thời sự tối 19 tháng 5.
16
72 năm vẫn chạy tốt
Ông Khiết không được xem phóng sự ấy vì vào giờ đó ông phải đi bộ tìm chỗ
ngủ. Ông đến một nhà khách của quân đội xin ngủ nhờ, nhưng sau khi đứng
chờ một tiếng đồng hồ thì nhận được câu trả lời: “Nhà khách chỉ dành cho
những quân nhân đang tại ngũ”. Lại đi bộ tìm chỗ ngủ khác.
Đi mãi rồi ông cũng được một giám đốc nhà khách của Bộ Quốc phòng sắp
xếp cho một phòng nghỉ. Ông muốn ở lại khám phá Hà Nội nhưng hết tiền.
Sau khi mua một vé tàu và một đôi dép, trong túi ông chỉ còn lại vài chục
nghìn đồng lộ phí. Lão nông đành từ biệt Hà Nội, bước lên tàu mà lòng đầy
quyến luyến.
Tàu sắp chạy tới ga Thanh Hóa, điện thoại di động của ông rung lên. Chị Hiền
- một phụ nữ ở Hà Nội sau khi xem phóng sự trên VTV1 đã xúc động trước
hình ảnh ông Hồ Ngọc Khiết đi bộ xuyên Việt nên muốn mời ông quay lại Hà
Nội để được gặp mặt. Chị Hiền liên lạc được với ông Khiết và cho người đón
xuống ga Thanh Hóa.
Lúc xuống ga Thanh Hóa đã 12 giờ đêm. Hôm sau đúng ngày cử tri cả nước
đi bầu cử Quốc hội, ông Khiết cũng nôn nao muốn thực hiện nghĩa vụ công
dân của mình. Được chính quyền địa phương cho phép, ông đã bỏ phiếu ở
phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa.
17

Nhận ra ông lão đi bộ xuyên Việt vừa xuất hiện trên VTV1, thầy hiệu trưởng
Trường Trung cấp Y dược Đức Thiện mời ông tới giao lưu với sinh viên.
Hôm ấy, câu chuyện xuyên Việt được kể lại mộc mạc khiến nhiều sinh viên
quây lấy lão nông xin chữ ký và chụp ảnh cùng như thể một ngôi sao
đang hot về trường. Sau đó, ông Khiết lên đường ra lại Hà Nội.
Giữa trưa nắng, nhưng khi tôi bước vào ngôi biệt thự ở làng Quốc tế Thăng
Long có cảm giác mát lạnh, bắt gặp ông lão râu dài quắc thước đang ngồi trên
ghế sopha. Ông Khiết ở nhà chị Hiền đã được hai hôm.
“Tôi rất xúc động khi biết câu chuyện ông lão 72 tuổi đi bộ xuyên Việt. Tôi
khâm phục ý chí nghị lực của ông và muốn đón ông trở lại Hà Nội để bày tỏ
tình cảm của mình” - chị Hiền nói.
Chị đã biếu ông một sổ tiết kiệm 10 triệu đồng và đặt vé VIP để vài ngày nữa
ông về TPHCM.
Bây giờ thì ông được ô tô chở đi thăm hồ Gươm, con đường gốm sứ và vào
khu di tích ở Phủ Chủ tịch.
Đi giữa đường phố Hà Nội, có người phụ nữ bán hàng rong nhận ra ông, cầm
5 nghìn đồng nhàu nát, đưa hai tay: “Con biếu cụ đi đường uống nước”. Ông
không nhận vì thương chị nghèo, nhưng chị nài nỉ: “Cụ cầm đi cho con vui.
Con không nghĩ thời buổi này lại có người như cụ”.
Tôi lật giở cuốn nhật ký đi đường của ông Khiết và bắt gặp nhiều dòng lưu
bút mà người dân nơi ông đi qua ghi lại.
“Bác là biểu hiện của ý chí, của sự kiên trì và quyết tâm của con người. Nhờ
bác, cháu biết không có gì là không thể làm được, không có con đường nào là
không thể tới đích. Bác sẽ cảm nhận được sự thân thiện của những con người
ở vùng đất mà bác đã đi qua” (Trần Thị Hương - Thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh,
Quảng Trị).
18
“Thật là hiếm thấy, ngày nay mọi người đều đang lo làm giàu thì bác lại làm
một việc mà chỉ những người có nghị lực và tấm lòng trong sáng mới thực
hiện được” (Trần Văn Thành, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).

Cuốn nhật ký còn có rất nhiều dấu triện đỏ chót. Đi qua địa phương nào, ông
Khiết cũng thường đến xin chính quyền đóng dấu vào sổ để làm kỷ niệm.
Ở nhà chị Hiền, có chút thời gian, ông Khiết viết giấy gửi VTV3 xin tham gia
chương trình “Chiếc nón kỳ diệu”. Ông giới thiệu về mình như sau: “Yêu lao
động bởi tránh được ba thứ: nhàn cư vi bất thiện, thất nghiệp và nghèo đói;
Yêu cái đẹp nhưng chủ yếu là vẻ đẹp tâm hồn; Sở trường: làm thơ, nhưng chủ
yếu là thơ phong trào. (Ở ta người người làm thơ nhưng rất ít người nhận thơ
mình là thơ phong trào như ông Khiết).
Trong cuốn sổ của ông, tôi đã đọc nhiều “thơ phong trào” như thế này: “Trưa
nay dưới gốc si; Bên đường xe ngựa đi; Giờ đang gặp thế bí; Tôi móc võng
nằm ỳ; Mỏi mệt tôi ngủ khì; Mặc kệ ai nói chi”.
Bài thơ giao vần “i” gợi cảm giác khác bộ hành có vẻ ì, nhưng ông Khiết cười
bảo: “Tôi 72 năm vẫn chạy tốt đấy, chưa bao giờ ì cả”. Sang năm tôi rất muốn
đi xe máy xuyên Việt, với bà Lý đấy (Lady Borton). Tôi đã ước hẹn với bà ấy
sang năm xuyên Việt bằng xe máy”.
Đó là chuyện của năm tới, còn ngày mai, lão nông đi bộ xuyên Việt này sẽ lên
máy bay về nhà!
Phùng Nguyên
1.2. Phóng sự phản ánh vấn đề:
Tác giả Thanh Hương, báo An ninh thủ đô ngày 2/6/2011
Lối thoát nào cho công nhân nghèo?
19
(ANTĐ) - Đội ngũ công nhân là lực lượng lao động có vai trò quan trọng
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế địa phương. Do đó, các ban ngành, doanh nghiệp cần có chế độ quan
tâm đúng mức về lương và đời sống để đội ngũ công nhân yên tâm lao động,
gắn bó lâu dài với công việc.
Nâng cao nhận thức - không bao giờ muộn
KCN Bắc Thăng Long có gần 60 nghìn công nhân trong khi nhà chung cư chỉ
đảm bảo chỗ ở cho 1/3 công nhân. Thu nhập bình quân của một lao động từ

1,9 đến 2,5 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập trên chỉ có người dân ở địa
phương mới đảm bảo các nhu cầu sống tối thiểu cho bản thân, còn những lao
động nhập cư thì rất khó khăn để trang trải cuộc sống.
Trao đổi với PV Báo ANTĐ, bà Bùi Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Hành
chính kế toán công ty TNHH SWCC SHOWA cho biết: Từ năm 2011, công
ty đã ký thỏa ước lao động tập thể với công nhân. Theo đó, mọi chế độ, quyền
lợi, nghĩa vụ giữa các bên liên quan được thỏa hiệp, ký kết, làm căn cứ pháp
lý, để tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Hiện công ty
có hơn 500 công nhân với mức thu nhập bình quân từ 2,4-3,4 triệu
đồng/người/tháng; công nhân được làm việc trong môi trường lành mạnh,
đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó, công ty còn có chế độ khen thưởng hợp lý, khuyến khích công
nhân tăng năng suất và hiệu quả lao động: Tiền thưởng, trợ cấp nhà ở, hỗ trợ
xăng xe, tiền thưởng các ngày lễ… Hàng năm, công ty còn tổ chức nhiều hoạt
động thể thao văn hóa xã hội cho công nhân…
Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng
Long chăm lo tốt đời sống cho công nhân. Các doanh nghiệp gần như không
có sân chơi, nhà văn hóa cho công nhân. Sau giờ làm, doanh nghiệp coi như
hết trách nhiệm với công nhân của mình.
20
Siết chặt quản lý ở địa phương
Thượng tá Đào Duy Lượng, Đồn trưởng Đồn Công an Bắc Thăng Long cho
biết: Trên địa bàn có gần 4.000 công nhân đăng ký tạm trú. Với số công nhân
lưu trú đông nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ gây mất
ANTT. Huyện Đông Anh trước đây là vùng nông thôn thuần nông, từ khi khu
công nghiệp Bắc Thăng Long đi vào hoạt động thì các dịch vụ thương mại
mọc lên rất nhiều, tệ nạn xã hội cũng từ đó phát triển. Trong năm 2010, lực
lượng công an đã phát hiện, bắt giữ 15 vụ cờ bạc, lô đề với 30 đối tượng. Sáu
tháng đầu năm 2011, lực lượng công an bắt được 6 vụ cờ bạc cùng 20 đối
tượng; 2 vụ mại dâm với 7 đối tượng.

Thượng tá Lượng cho biết, có một số đối tượng xấu đang xâm nhập vào các
xóm trọ dụ dỗ, lôi kéo những công nhân thiếu hiểu biết đi vào con đường
nghiện ngập. Những tháng qua, lực lượng công an đã khám phá 2 vụ mua bán
ma túy trong xóm trọ với 8 đối tượng, lập danh sách đưa 14 đối tượng đi cai
nghiện. Trong khi đó, kiến thức về xã hội và ý thức về phòng chống tội phạm
trong công nhân chưa cao.
Nhằm đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho địa bàn, Đồn Công an Bắc
Thăng Long ngoài nhiệm vụ thường xuyên tuyên truyền toàn dân nâng cao
cảnh giác phòng chống tội phạm còn kết hợp cùng dân phòng đến từng khu
trọ kiểm tra hộ khẩu, thăm hỏi đời sống anh em công nhân, động viên những
công nhân trẻ nâng cao tri thức cho bản thân.
Ngoài ra, với những công nhân trẻ vi phạm pháp luật mức độ nhẹ lần đầu,
Ban chỉ huy trực tiếp đưa về nhà trọ xem xét tình hình, trò chuyện và chỉ ra
những sai trái. Từ đó, lực lượng công an đã xây dựng được lòng tin trong
nhân dân, động viên nhân dân tham gia vào bảo vệ an ninh trật tự, kiềm chế
các loại tệ nạn nảy sinh trong địa bàn.
Thanh Hương
21
1.3. Phóng sự chân dung:
Tác giả Hoàng Thiên Nga, báo Tiền Phong, ngày 29/5/2011
Ly kỳ đời ông Cu Lì
TP - Gần 20 năm sau khi nhận kết quả dương tính với HIV, ông Cu Lì
bây giờ vẫn sống. Dường như đây là trường hợp may mắn lạ lùng trong y
văn.
Nghiện li bì
Buôn Ma Thuột, hiểu theo đồng bào Ê đê có nghĩa là Buôn của Bố thằng
Thuột.
Ngã Sáu, Ban Mê, có nơi bán chó mèo chim cảnh của một nhân vật giang hồ
độc đáo: ông Cu Lì ! Hàng chục năm qua, ông tự chọn cho mình vị trí đắc địa
nhất phố để đặt bản doanh bán chó.

Trên khoảng thềm phố rộng rãi, mát mẻ giữa Ngã Sáu Ban Mê, ông đặt mấy
cái cũi lưu động, hễ trật tự đô thị xuất hiện là chúng được rinh chạy, giấu liền
sau gốc cây hoặc bức tường xây dở. Trong cũi nhi nhúc cún vện hoặc tam thể
vằn mướp xinh xẻo đủ cỡ, chúng khoanh tròn trong cũi chán lại được thả ra
22
thơ thẩn dạo chơi. Còn ông thường ngả lưng trên chiếc ghế xếp đặt cạnh cũi,
khoanh tay bình thản nhìn dòng người xe tấp nập.
Sau vài cuộc ngã giá mua chó mèo của ông Cu Lì và được ông nhiệt tình đưa
về tận căn nhà bé tí ti dưới gầm cầu Chui chỉ cho thấy mấy chuồng bécgiê đặt
kín hàng hiên, khi làm việc với nhóm bác sĩ có thâm niên về cai nghiện và
chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS của tỉnh Đắk Lắk, tôi tình cờ biết người
bán chó xởi lởi ấy chính là một trong những con nghiện nhận kết quả xét
nghiệm HIV dương tính đầu tiên trên Tây Nguyên.
Ai cũng lạ lùng không hiểu sao tất cả số bệnh nhân cùng đợt xét nghiệm ấy
đều đã từ lâu về bên kia thế giới, mà ông Cu Lì vẫn sống tỉnh bơ.
Ông Cu Lì vẫn lạc quan dù mang HIV 20 năm nay. Ảnh: Hoàng Thiên Nga.
Một sáng thấy ông vắng khách, tôi ghé xe vào gợi chuyện. Thoáng ngẫm
nghĩ, ông gật đầu “Nếu chị thấy chuyện đời tui giúp ích được gì cho người
khác, tui chẳng giấu gì đâu!”.
Người ta gọi tui là Cu Lì, hay Hùng Chó. Còn tên khai sinh tui là Nguyễn
Thanh Hùng, giấy tờ ghi sinh năm 1960, nhưng ra đời 1957 ở Hà Đông, nhà
có 4 anh em, di cư năm 1945, hồi đó miền Nam ai cũng sợ bắt lính nên khai
hạ tuổi trốn quân dịch. Ông bà già tui đem nghề gia truyền ở Nam Định vô
23
đây mở quán Thanh Hương, cùng với Tân Hiên là 2 quán phở hoạt động lâu
dài nhất Buôn Ma Thuột suốt từ ngày đó cho tới nay. Quán đông khách, tiền
vô ào ào.
Sẵn tiền bán phở xếp đầy hộc tủ, tui rút bớt cùng bạn bè đua đòi bỏ học đi
chơi theo đám lính biệt động quân đóng ngay dốc Lê Hồng Phong, thấy họ hít
hêrôin bèn bắt chước rồi nghiện. Tui rút tiền bạo tay nhưng khéo giấu, mãi tới

7-8 tháng sau khi gia đình phát hiện thì tui đã bỏ học, quẳng hết sách vở rồi.
Mùa hè đỏ lửa năm 1972, lính đổ về cao nguyên đông nghịt. Ba má khóa chân
tui vô thành giường, bắt cai nghiện tại nhà, mời bác sĩ Khanh tới điều trị.
Quản thúc chặt chẽ cỡ nào tui cũng bứt xích lẻn đi. Trong đầu lúc nào cũng
lởn vởn ý nghĩ moi tiền để mua thuốc hít.
Năm 1978 tui bỏ nhà, sống vất vưởng bằng nghề trộm cắp. Mấy bà đi chợ
mua túi trứng bỏ vô giỏ xe đạp, ngó chỗ khác tui chớp liền! Thuốc hồi đó còn
rẻ, cứ mười hột vịt đủ chơi 1 mũi! Rồi móc quần áo trộm, giựt giỏ, trèo tường
khoét vách. Khi chưa nghiện tui nặng bảy hai ký, đẹp trai. Chích riết còn da
bọc xương. Nghĩ lại thấy rợn, chả hiểu sao tới giờ mình còn sống ?!
Số kiếp run rủi, tui lại quen được một cô buôn cá cao ráo xinh đẹp dưới cầu
Ca Mét quận Bốn. Cổ thương tui mà hổng biết tui xì ke. Quen tròn năm là
cưới. Tui giấu giỏi quá nên cổ theo tui lên đây sống chung tới gần 2 năm mới
phát hiện tui nghiện. Khuyên can không được, cổ ôm thằng cu đầu lòng bỏ về
Sài Gòn.
Năm 1994, có đoàn bác sĩ vô trại 05-06 (tức trung tâm quản lý-giáo dục các
đối tượng mại dâm, ma túy -PV) Đắk Lắk, lấy mẫu máu xét nghiệm. Sau đó ít
lâu, một ông gọi riêng tui bảo Mày nhiễm rồi! Lúc đó tui có biết HIV là gì
đâu, chỉ láng máng hiểu nó là thứ bệnh không chữa được, nên hễ thả ra là chơi
tiếp, chơi cho chết luôn, mà hổng chết !
24
Tròn mười lần tui bị hốt vô trại, chỉ có 8 lần tui ở yên được 8 năm, còn 2 lần
kia phát bệnh chân cẳng phù nề lở loét. Trộm cướp, bị nhốt tù liên tục, ra vô
tù trại như cóc bỏ dĩa. Rốt cục tấm thân tàn tạ của tui lại chèo queo ở bãi cỏ
giữa bùng binh Ngã Sáu
Sống lại nhờ cái gì?
Từ bãi cỏ trước bùng binh Ngã Sáu, tui la lết tới rạp Kim Đồng mới cải tạo
xong ráng mắc cái võng nằm tòng teng bên hông rạp. Hồi đó… chắc là mùa
mưa năm chín lăm. Mưa dội ướt lạnh quá nên bừng tỉnh. Một cô nhỏ gần đó
thương hại, trưa trưa bưng qua cho tô cháo húp cầm hơi. Cháo ngon bổ chắc

vì pha nhiều tình người. Chỉ húp cháo mỗi trưa mà tui chống gậy gượng đi
được. Mấy người quen cho nọ cho kia. Rốt cục gia đình tui cũng mủi lòng,
đưa tui đi điều trị.
Tui hồi sinh. Chiều tối nào tui cũng phải nốc cả lít rưỡi rượu, kèm cóc xoài gì
cũng được, nốc tới say tê tái cho qua cơn vật ma túy. Gần nửa năm sau, tui
dứt hẳn nghiện ma túy lại biến thành ma men, bữa nào không tu cỡ hai, ba xị
đế thì không cách gì ngủ được.
Vợ biết tin tui cai hẳn, mừng lắm, đem thằng cu lên tái hợp. Sức khỏe tui dần
trở lại bình thường. Chữa hết bệnh lao, giờ chỉ còn chứng loét bao tử. Tui bôn
25

×