Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Công tác huy động vốn tại NHTMCP An Bình chi nhánh Hà Nội.Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.21 KB, 35 trang )

Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP An Bình Hà Nội 13
14
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 14
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội
Danh mục từ viết tắt
NH : Ngân hàng
NHTM: Ngân hàng thơng mại
TCKT: Tổ chức kinh tế
TCTD: Tổ chức tín dụng
NHNN: Ngân hàng nhà nớc
NHTMCP : Ngân hàng thơng mại cổ phần
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP An Bình Hà Nội Error:
Reference source not found
Bảng 1.2: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo đối tợng khách hàng Error: Reference
source not found
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn Error: Reference source not found
Bảng 4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Error: Reference source not found
Bảng 5.2. Đánh giá hiệu quả huy động vốn Error: Reference source not found
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N


Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội
Lời mở đầu
Đất nớc ta đang trong thời kỳ biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, thời kỳ
đẩy mạnh CNH - HĐH đất nớc, đa đất nớc thoát khỏi tình trạng kém phát triển
và nâng cao chất lợng cuộc sống. Đảng và Nhà nớc ta đã chủ trơng phát huy nội
lực bên trong, nguồn vốn trong nớc đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nớc
ngoài giữ vai trò quan trọng. Đồng thời, quá trình hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động. Điều đó đồng nghĩa với sự cạnh tranh đã,
đang và sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và
ngành ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, việc khai thông nguồn vốn đối với hoạt
động huy động vốn của các NHTM nói chung đợc đặt ra rất bức thiết. Các Ngân
hàng hiện nay hoạt động đòi hỏi phải có hiệu quả cao, vấn đề huy động vốn
không chỉ đợc quan tâm từ đâu? mà phải đợc tính đến nh thế nào?, bằng
cách gì? để có hiệu quả cao nhất, đáp ứng nhu cầu cho vay của Ngân hàng nhng
lại đòi hỏi chi phí thấp nhất.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động
của Ngân hàng. Với những kiến thức đã học và qua thực tế tại NHTMCP An
Bình chi nhánh Hà Nội, em xin mạnh dạn chọn đề tài "Công tác huy động vốn
tại NHTMCP An Bình chi nhánh Hà Nội.Thực trạng và giải pháp "làm luận
văn tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đợc
trình bày theo 3 chơng.
Chơng 1 : Những vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thơng mại.
Chơng 2 : Thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP An
Bình chi nhánh HN.
Chơng 3 : Những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác huy
động vốn tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh HN.
Do thời gian nghiên cứu cũng nh kiến thức thực tế không nhiều, bài luận

văn của em còn có những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận đợc sự góp ý của
các thày, cô giáo cùng các bạn để luận văn của em đợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cùng toàn thể các anh chị
trong Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội , đặc biệt em xin chân
thành cảm ơn cô giáo, Th. S - Đinh Thị Thanh Nga đã hớng dẫn và tạo điều
kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và nghiên cứu viết luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
Chơng 1
nghiệp vụ huy động vốn và hiệu quả huy động vốn
của ngân hàng thơng mại
1.1 Khái quát về Ngân hàng thơng mại.
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thơng mại.
Để đa ra đợc một định nghĩa về ngân hàng thơng mại, ngời ta thờng phải dựa
vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trờng tài chính và đôi khi còn kết
hợp tính chất, mục đích và đối tợng hoạt động.Với mỗi quốc gia khác nhau, hình
thành một khái niệm khác nhau về NHTM.
Theo Luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930: Những nhà băng thiết yếu bao
gồm những nghiệp vụ nhận tiền gửi, buôn bán vàng bạc, hành nghề thơng mại và
các giá trị địa ốc, các phơng tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ
chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm
Theo Luật Ngân hàng Pháp năm 1941: NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở
hành nghề thờng xuyên nhận của công chúng dới hình thức ký thác hay hình thức
khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng
hay dịch vụ tài chính.

Theo Luật của các TCTD tại Việt Nam:Ngân hàng là TCTD thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiền
gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán.
NHTM là loại hình ngân hàng đợc thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp
phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nớc.
Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhng khi phân tích khai thác nội
dung của các định nghĩa đó, ngời ta dễ nhận thấy các NHTM đều có chung một
tính chất, đó là: việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các
nghiệp vụ cho vay, đầu t và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng.
1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM.
Với mục tiêu không ngừng tìm kiếm lợi nhuận, các NHTM thờng xuyên tiến
hành nghiệp vụ và không ngừng phát triển các nghiệp vụ đó. ở mỗi ngân hàng khác
nhau tùy theo tính chất và mục tiêu mà chúng có thể khác nhau phần bổ sung, nhng
cốt lõi thì đều là biểu hiện của 3 nghiệp vụ cơ bản là: Nghiệp vụ Nợ (huy động
vốn), Nghiệp vụ Có ( sử dụng vốn) và các nghiệp vụ trung gian.
1.1.2.1 Nghiệp vụ Nợ (huy động vốn).
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
1
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
Đây là nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Với chức năng và nghiệp vụ của
mình các NHTM đã tập trung huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh
nghiệp, các tầng lớp dân c vào NH góp phần ổn định lu thông tiền tệ, bảo vệ giá trị
đồng tiền, kiềm chế lạm phát. Mặt khác trên cơ sở các nguồn vốn đã huy động đợc
ngân hàng tiến hành cho vay để phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, do đó NH phải căn cứ vào chiến lợc và mục tiêu
phát triển kinh tế của nhà nớc để từ đó đa ra các loại hình huy động vốn phù hợp
nhất nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

1.1.2.2 Nghiệp vụ Có (sử dụng vốn).
Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho NH. Thực hiện nghiệp vụ
này NHTM sử dụng phần lớn số vốn đã huy động đợc để cung cấp cho các nhu cầu
của nền kinh tế qua các hình thức nh: cho vay, đầu t, ngân quỹ.
1.1.2.3 Nghiệp vụ trung gian.
Nghiệp vụ trung gian của NH bao gồm: thanh toán (tiền mặt và không dùng
tiền mặt), nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ quản lý hộ, nghiệp vụ môi giới
1.2 Vốn kinh doanh và hiệu quả huy động vốn của NHTM.
1.2.1 Khái niệm vốn kinh doanh của NHTM.
Vốn của NHTM là tổng giá trị tài sản thể hiện bằng tiền do NHTM tạo lập
hoặc huy động dùng để cho vay, đầu t và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh
khác.
Khái niệm trên đã thể hiện những thành phần cấu tạo nên vốn của NHTM. Về
thực chất vốn của NHTM là bao gồm các nguồn tiền tệ của chính bản thân Ngân
hàng và những ngời có vốn tạm thời nhàn rỗi, họ chuyển tiền vào NH với mục đích
khác nhau: để lấy lãi hoặc nhờ thu hộ, hay là dùng các sản phẩm, dịch vụ khác của
NH. Nhờ việc có đợc nguồn vốn, các NHTM có thể kinh doanh: cho vay, bảo lãnh,
cho thuêNói chung vốn của NHTM chi phối toàn bộ và quyết định đối với việc
thực hiện chức năng của NHTM.
1.2.2 Cơ cấu vốn của NHTM.
a, Vốn chủ sở hữu: Là lợng vốn mà chủ NH phải có để hoạt động, thuộc quyền sở
hữu của NHTM. Bao gồm: Vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, cá tài sản nợ khác.
- Vốn điều lệ: Thuộc quyền sở hữu của NH, mức tối thiểu phải bằng vốn pháp
định. Tùy theo loại hình sở hữu của NH mà vốn điều lệ đợc hình thành từ các
nguồn khác nhau.
- Các quỹ: Quỹ dự tữ bổ sung, quỹ phúc lợi, quỹ khen thởngcác khoản lợi
nhuận cha phân phối.
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
2
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công

nghệ Hà Nội
- Nguồn vốn tự có khác: Các khoản do nhà nớc hỗ trợ, các tổ chức phi chính
phủ trài trợ, việc tăng tiền do chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản.
b, Vốn huy động: Là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM. Với việc
huy động vốn NH đợc quyền sử dụng vốn có trách nhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn
lãi đúng hạn cho ngời gửi. NH có thể huy động vốn từ dân c, tổ chức kinh tế xã
hộivới nhiều hình thức khác nhau bao gồm:
- Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế: Gồm tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có
kì hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm của dân c: Gồm tiền gửi tiết kiệm không kì hạn và tiền gửi
tiết kiệm có kì hạn.
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.
- Phát hành giấy tờ có giá: Kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh
giá. Trong hình thức này NH chủ động phát hành chứng chỉ có giá theo đợt bổ sung
nguồn vốn kinh doanh mà chủ yếu là nguồn vốn trung và dài hạn.
c, Vốn đi vay:
- Vay ngân hàng Nhà nớc ( Ngân hàng trung ơng): NHNN là NH của các NH,
vì vậy NHTM có thể đợc NHNN cho vay vốn theo định mức khi cần thiết.
- Vay các tổ chức tín dụng khác: Các NHTM vay vốn lẫn nhau.
- Vay trên thị trờng vốn: Thị trờng liên NH
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
3
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
d, Vốn khác:
- Nguồn ủy thác: Đây là nguồn vốn NH có đợc do làm đại lý nhận ủy thác của
các tổ chức trong và ngoài nớc để thực hiện đầu t cho các chơng trình, các dự án.
Khi số vốn này đợc NH tiếp nhận nhng cha giải ngân theo kế hoạch thì NH có đợc
một số vốn để kinh doanh.
- Nguồn thanh toán: Là số vốn có đợc do NH làm trung gian thanh toán.

- Nguồn khác: Làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu, thu hộ lợi tức.
1.2.3 Các hình thức huy động vốn.
1.2.3.1 Phân loại theo kì hạn huy động.
* Vốn ngắn hạn: Là hình thức huy động chủ yếu trong các NHTM thông qua
phát hành các công cụ ngắn hạn trên thị trờng tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi
ngắn hạn, tiền gửi thanh toánphần lớn số này đợc dùng cho vay ngắn hạn (nhỏ
hơn 12 tháng) hoặc đợc chuyển hoán kì hạn để thực hiện cho vay trung hạn. Do
thời gian ngắn hạn nên lãi suất huy động ngắn hạn thờng thấp tuy nhiên tính ổn
định lại kém.
* Vốn trung và dài hạn: Là hình thức huy động vốn thông qua phát hành các
công cụ trung và dài hạn. Vốn huy động này NH có thể sử dụng dễ dàng và thuận
tiện. Tuy nhiên lãi suất huy động nguồn này thờng cao hơn nguồn ngắn hạn. Nguồn
huy động trung và dài hạn rất quan trọng và cần thiết để NH thực hiện các hoạt động
đầu t, thay đổi công nghệ và cho vay dài hạn với lãi suất cao.
1.2.3.2 Phân loại theo đối tợng huy động.
* Huy động từ các tổ chức kinh tế: Đây là nguồn vốn huy động đợc đánh giá
là rất cao, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Để tiết kiệm thời gian và chi
phí thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có các tài khoản trong NH.
Với t cách là trung tâm thanh toán, các NHTM thực hiện mở tài khoản tiền gửi
thanh toán cho các khách hàng. Từ đó một khối lợng tiền khổng lồ đợc chuyển qua
các NHTM để thực hiện chức năng thanh toán của nó theo yêu cầu của chủ tài
khoản. Do có sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, cho nên hệ
thống tài khoản thanh toán của NH luôn hình thành một số d tiền gửi nhất định và
nó đã trở thành nguồn vốn huy động có chi phí thấp, nếu biết khai thác sử dụng thì
nguồn vốn này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động kinh doanh của NHTM.
* Huy động từ các tầng lớp dân c: Đây là khu vực tiềm năng cho các NH.
NH huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi trong dân chúng sau đó chuyển tới những
ngời cần vốn để mở rộng đầu t, kinh doanh. Nguồn vốn này thờng khá ổn định.
Mỗi một gia đình và cá nhân trong xã hội đều có những khoản tiết kiệm để dự
phòng cho những nhu cầu chi dùng cho tơng lai. Khi xã hội càng phát triển thì

khoản dự phòng này càng lớn. Nắm đợc tình hình đó, các NHTM đã tìm mọi hình
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
4
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
thức nhằm huy động tối đa các khoản tiết kiệm này từ đó tạo ra một nguồn vốn
không nhỏ để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và thu đợc lợi nhuận cho bản
thân NH.
* Vốn vay từ các NH và các tổ chức tín dụng: Trong quá trình hoạt động các
NH thờng có các tài khoản khác nhau để thuận tiện trong giao dịch thanh toán.
Ngoài ra việc vay vốn giữa các NH cũng làm tăng nguồn vốn huy động. Điều này
tuy không diễn ra thờng xuyên song là cần thiết trong hoạt động kinh doanh của
NHTM. Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe dọacác
NH có thể vay lẫn nhau. Quá trình vay này là một thỏa thuận tín dụng giữa hai bên.
Quá trình tăng vốn huy động này có thể thực hiện trên thị trờng nội tệ hay ngoại tệ.
Trong số những nguồn cho NH vay có ngân hàng trung ơng, NHTW đóng vai trò là
nơi cuối cùng để cứu các NHTM khỏi các rủi ro trong quá trình kinh doanh. Vốn
vay từ các NH, tổ chức tín dụng tuy khá dễ dàng nhng số lợng thờng không nhiều
và chi phí huy động thì khá cao nên hình thức này các NH thờng sử dụng không
nhiều.
1.2.3.3 Phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn.
a, Huy động tiền gửi không kì hạn: Đây là khoản tiền gửi không có kì hạn
xác định, ngời gửi có thể rút ra bất kì lúc nào do đó lãi suất thờng thấp. Tiền gửi
không kì hạn là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và NH khó có
thể dự báo về quy mô tiền gửi không kì hạn (giao dịch) có thể huy động. Hình thức
này chủ yếu là mở cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm không kì
hạn có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng cha có dự định rõ ràng trong tơng lai,
hoặc không thực sự an tâm về việc tiền gửi mà chỉ mong muốn nhận đợc một số lãi
nào đó với lợng tiền còn nhàn rỗi. Do tính chất không ổn định nào đó của nó nên
NH chỉ đợc nhận, và NH muốn sử dụng thì phải dự tính về sự ổn định tơng đối của

lợng tiền này. Do vậy, quản lý tiền gửi không kì hạn là một phần quan trọng của
quản lý dự trữ trong các NH.
* Huy động tiền gửi có kì hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa ngời
gửi tiền và NH về số lợng, kì hạn, lãi suất của khoản tiền gửi. NH có thể sử dụng để
cho vay với thời hạn tơng ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn
để cho vay trung và dài hạn. Chính vì lý do này mà lãi suất của các khoản tiền gửi
kì hạn thờng cao hơn nhiều lãi suất tiền gửi không kì hạn. Bởi vì mục đích chính
của việc gửi tiền vào NH là tiền lãi. Thông thờng thì lãi suất tỷ lệ thuận với kì hạn,
tức là khoản tiền gửi càng lâu thì lãi suất càng cao và ngợc lại.
* Huy động tiền gửi tiết kiệm: Là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của
NHTM. Bao gồm các loại sau:
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
5
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
- Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: Hình thức này gần giống nh huy động tiền
gửi không kì nhạn nhng số d ổn định hơn nên NH phải trả lãi suất cao hơn.
- Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: Đây là hình thức gửi tiền vào NH và rút ra sau
những thời hạn xác định nh 3 tháng, 6 thángnếu khách hàng rút tiền trớc kì hạn
thì NH sẽ tính lãi cho khách hàng theo lãi suất không kì hạn hoặc lãi suất có kì hạn
nhng tính theo số ngày gửi thực tếTùy theo chính sách của từng NH. Với hình
thức này NH phải trả cho khách hàng với mức lãi suất gần nh cao nhất do tính ổn
định và chắc chắn của hình thức gửi này mang lại.
b, Huy động vốn bằng phát hành các công cụ nợ.
Vay trên thị trờng vốn thực chất là NH huy động vốn bằng việc phát hành
những loại giấy tờ có giá nh: trái phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
* Trái phiếu ngân hàng: Là một cam kết xách nhận nghĩa vụ trả nợ (cả gốc
và lãi) của NH phát hành đối với ngời chủ sở hữu trái phiếu. Mục đích của NH khi
phát hành trái phiếu là nhằm huy động vốn trung và dài hạn.
* Kì phiếu ngân hàng: Đây là lại giấy tờ có giá ngắn hạn (trong 1 năm). Nó

có đặc điểm giống nh trái phiếu nhng có thời gian ngắn hạn của NH.
* Phát hành chứng chỉ tiền gửi: Nó là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định
kì ở NH, ngời sở hữu giấy này sẽ đợc thanh toán tiền lãi theo kì và nhận đủ vốn khi
đến hạn. Chứng chỉ sau khi phát hành đợc lu thông trên thị trờng.
c, Huy động qua các nghiệp vụ đi vay.
Hình thức này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong môi trờng kinh doanh
đầy biến động hiện nay. Các NHTM có thể vay từ nhiều nguồn khác nhau.
* Vay từ các tổ chức tín dụng: Đây là nguồn các NHTM vay mợn lẫn nhau và
vay tổ chức tín dụng khác trên thị trờng liên NH nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ chi
trả cấp bậc.
* Vay từ NHTW: NHTW có thể cho các tổ chức tín dụng vay khi cần thiết dới
hình thức tái cấp vốn nh: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu
thơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Cho vay bổ sung vốn trong thanh
toán bù trừ. Cho vay đặc biệt khi tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán bù trừ.
Cho vay đặc biệt khi tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán có nguy cơ mất an
toàn cho hệ thống.
d, Huy động vốn qua các hình thức khác.
Ngoài các nguồn vốn đợc tạo lập trên, NHTM còn tạo lập vốn từ các nguồn
khác nhau.
* Vốn ủy thác: NHTM thực hiện các nghiệp vụ nh: ủy thác cho vay, ủy thác
đầu t, cấp phát, giải ngân và thu hộCác dịch vụ này làm tăng nguồn vốn của
NHTM.
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
6
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
* Vốn trong thanh toán: Số vốn có đợc do NHTM làm trung gian thanh toán
nh: số vốn trong thời gian đã trích tài khoản của ngời chi trả nhng cha chuyển vào
tài khoản của ngời thụ hởng do phải luân chuyển. Số vốn trong thời gian khách
hàng lu kí tại NH nhng cha thanh toán trong một số loại hình thanh toán: séc bảo

chi, thẻ tín dụng, thẻ kí quĩ, séc chuyển tiền
1.2.4 Vai trò của huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
NHTM là trung gian tài chính với chức năng cơ bản là đi vay để cho vay. Dù dới
bất kì hình thức nào các NHTM luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Để đạt đợc điều đó,
công cụ cần thiết mà các NH phải có là vốn. Tuy nhiên một NH không thể hoạt động
kinh doanh tốt nếu các hoạt động nghiệp vụ của nó hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đi
vay. Ngợc lại, một NH với nguồn vốn huy động dồi dào sẽ hoàn toàn tự quyết trong
hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt đợc các cơ hội kinh doanh. Nguồn vốn huy
động dồi dào cũng giúp NH đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi
ro và thu đợc lợi nhuận cao vì mục tiêu an toàn và hiệu quả. Vậy là cơ sở để NH tạo ra
thế chủ động trong kinh doanh.
- Vốn là cơ sở để NH tổ chức mọi hoạt động kinh doanh.
Đối với NH, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Với
đặc trng của hoạt động NH, vốn không chỉ là phơng tiện kinh doanh chính mà còn
là đối tợng kinh doanh chủ yếu của NHTM. NH là tổ chức kinh doanh loại hàng
hóa đặc biệt trên thị trờng đó là tiền tệ. Chính vì thế có thể nói: Vốn là điểm đầu
tiên trong chu kì kinh doanh của NH. Do đó, NH phải thờng xuyên chăm lo tới việc
tăng trởng vốn trong suốt quá trình hoạt động.
- Vốn quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác.
Tùy theo quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động đợc mà các NH sẽ quyết
định quy mô và cơ cấu đầu t. Với nguồn vốn huy động lớn, NH có đủ khả năng mở
rộng phạm vi và khối lợng cho vay không chỉ giới hạn trên thị trờng trong nớc mà
còn cho vay vợt ra khỏi lãnh thổ một quốc gia( cho vay trên thị trờng quốc tế). Ng-
ợc lại, do khả năng vốn hạn hẹp nên các NH nhỏ không có những phản ứng nhanh
nhạy trớc sự biến động của lãi suất, ảnh hởng đến khả năng thu hút vốn đầu t. Nói
chung, một NH có nguồn vốn dồi dào sẽ đáp ứng đợc nhu cầu xin vay, dễ dàng mở
rộng thị trờng tín dụng, tăng khả năng thanh toán và các dịch vụ khác của NH.
- Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của NH trên thị trờng
tài chính.
Trong nền kinh tế thị trờng, để tồn tại và mở rộng qui mô hoạt động đòi hỏi

NH phải có uy tín trên thị trờng. Uy tín đó phải đợc thực hiện trớc hết ở khả năng
sẵn sàng thanh toán khi khách hàng có yêu cầu. Khả năng thanh toán của NH càng
cao thì vốn khả dụng của NH càng lớn. Để đảm bảo đợc các điều kiện trên, NH
phải có một nguồn vốn thỏa mãn đồng thời cả 2 yêu cầu: chất lợng và khối lợng. Vì
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
7
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
vậy, để nguồn vốn huy động sử dụng có hiệu quả thì trong kinh doanh NH phải mở
rộng qui mô tín dụng đồng thời nâng cao chất lợng tín dụng.
- Vốn quyết định đến năng lực cạnh tranh của NH.
Nguồn vốn lớn là điều kiện thuận lợi cho NH mở rộng quan hệ tín dụng với
các thành phần kinh tế cả về qui mô, khối lợng, thời gian và thời hạn cho vay. Đặc
biệt sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO, sự xuất hiện hàng loạt các tổ chức tín
dụng đã làm cho tình hình cạnh tranh giữa các NH trở nên gay gắt. Với một nguồn
vốn dồi dào, NH sẽ chủ động đa ra các mức lãi suất cho vay một cách hợp lý nhằm
thu hút đợc khách hàng. Với năng lực tài chính vững mạnh, NH sẽ chủ động huy
động vốn với lãi suất thấp nhất nhng cho vay với lãi suất cao nhất có thể nhằm tối
đa hóa lợi nhuận nhng vẫn đảm bảo thu hút đợc khách hàng về NH mình.
1.3 Hiệu quả huy động vốn.
1.3.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn.
Hiệu quả huy động vốn của NHTM là tiêu chí chỉ rõ sự tơng quan giữa
khối lợng vốn huy động với chi phí bỏ ra để có đợc số vốn đó trong một thời gian
nhất định.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả huy động vốn.
a, Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn và sử dụng vốn huy động.
Sự tăng trởng nguồn vốn =
Hệ số vốn đợc sử dụng =
Chi phí =
b, Nhân tố ảnh hởng đến hiệu quả huy động vốn.

* Môi trờng pháp lý:
Nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM chịu sự điều chỉnh rất lớn của môi tr-
ờng pháp lý. Có những Bộ Luật tác động trực tiếp mà chúng ta thờng thấy nh: Luật
các TCTD, Luật NHNN Những Luật này qui định tỉ lệ huy động vốn của ngân
hàng so với vốn tự có, qui định về việc gửi và sử dụng tài khoản tiền gửi Có
những Bộ Luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng nh Luật đầu t nớc ngoài
hoặc các NHTM không đợc nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng giảm lãi
suất, mà phải dựa vào lãi suất do NHNN đa ra và chỉ đợc xê dịch trong biên độ nhất
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
8
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
định mà NHNN cho phép Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền
tệ của một quốc gia cũng ảnh hởng rất lớn tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Nó đ-
ợc thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ, chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát
tăng, Nhà nớc có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu
hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốn dễ dàng hơn. Nh vậy, môi tr-
ờng pháp lí là nhân tố khách quan có tác động rất lớn tới quá trình huy động vốn
của NHTM. Mục tiêu hoạt động của NHTM đợc xây dựng vào các qui định, qui
chế của Nhà nớc để đảm bảo an toàn và nâng cao niềm tin từ khách hàng.
* Môi trờng kinh tế xã hội:
Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nớc cũng có tác động không nhỏ đến
quá trình huy động vốn của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trởng hay suy thoái thì
nó đều ảnh hởng tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Mọi biến động của nền kinh tế
bao giờ cũng đợc biểu hiện rõ trong việc tăng, giảm nguồn vốn huy động từ bên
ngoài của ngân hàng. Nền kinh tế tăng trởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều
kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trờng cho việc thu hút vốn của NHTM thuận
lợi. Ngợc lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, ngời dân không gửi tiền vào
ngân hàng mà giữ tiền để mua hàng hoá, việc thu hút vốn gặp khó khăn.
* Tâm lý, thói quen khách hàng:

Khách hàng của ngân hàng bao gồm những ngời có vốn gửi tại ngân hàng và
những đối tợng sử dụng vốn đó. Về môi trờng xã hội ở các nớc phát triển, khách hàng
luôn có tài khoản cá nhân và thu nhập đợc chuyển vào tài khoản của họ. Nhng ở các
nớc kém phát triển, nhu cầu dùng tiền mặt thờng lớn hơn. ở khoản mục tiền gửi tiết
kiệm có hai yếu tố quan trọng tác động vào là thu nhập và tâm lý của ngời gửi tiền.
Thu nhập ảnh hởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Ngân hàng có thể huy động trong t-
ơng lai. Còn yếu tố tâm lý ảnh hởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền. Tâm
lý tin tởng vào tơng lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lợng tiền gửi vào, rút
ra và ngợc lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tơng lai sẽ mất giá gây
ra hiện tợng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng. Một đặc
điểm quan trọng của đối tợng khách hàng là mức độ thờng xuyên của việc sử dụng các
dịch vụ ngân hàng. Mức độ sử dụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng
việc huy động vốn.
* Chính sách lãi suất cạnh tranh:
Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đã trở nên
cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện
có. Điều này đặc biệt đúng khi lãi suất thị trờng đã ở vào mức tơng đối cao. Các
ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các
tổ chức tiết kiệm khác, các thị trờng tiền tệ và với những ngời phát hành các công
cụ tài chính khác nhau trong thị trờng tiền tệ. Khi lãi suất tối đa bị loại bỏ trong
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
9
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
quá trình nới lỏng các quy định, việc duy trì mức lãi suất cạnh tranh càng trở nên
gay gắt. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, đủ cho những khác biệt tơng
đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy ngời gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu t chuyển vốn
từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay từ công cụ này sang công cụ khác.
* Uy tín của ngân hàng:
Có thể gọi đây chính là tài sản vô hình của ngân hàng. Uy tín bao gồm uy tín của

ngân hàng trong toàn hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc.
Uy tín của ngân hàng là tài sản quý trong công tác huy động vốn vì trong lòng thị trờng
ngân hàng đã tạo một hình ảnh riêng, khi đó khách hàng sẽ tin tởng vào ngân hàng, giúp
ngân hàng có khả năng ổn định khối lợng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động (thực
tế khi ngân hàng có tiếng tăm, họ dễ dàng thu hút vốn hơn các ngân hàng khác ngay cả khi
lãi suất tiền gửi của ngân hàng đa ra có thấp hơn).
1.4 ý nghĩa nâng cao hiệu quả huy động vốn.
1.4.1 Đối với nền kinh tế:
Cùng với sự vận động của nền kinh tế, NHTM đợc nhà nớc sử dụng nh công
cụ để quản lý hoạt động tiền tệ, điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia. Nhà nớc điều
tiết NH, NH dẫn dắt thị trờng thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các
NHTM trong hệ thống, từ đó góp phần mở rộng khối lợng tiền tệ cung ứng trong lu
thông và thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế.
NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồn tiền, phân chia vốn của thị trờng, điều khiển
chúng một cách có hiệu quả.
1.4.2 Đối với NHTM:
Vốn có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Chức
năng chủ yếu của NH là huy động vốn để cho vay, đây là nghiệp vụ đem lại lợi
nhuận cho NHTM. Do đó vốn là cần thiết giúp các NHTM chủ động trong việc cho
vay và đầu t.
Nâng cao hiệu quả huy động vốn đi đôi với việc giảm chi phí huy động vốn,
tăng vòng quay vốn tín dụng làm cho lợi nhuận của NHTM tăng lên.
1.4.3 Đối với các doanh nghiệp:
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM có ý nghĩa to lớn đối với các
doanh nghiệp. NHTM là cầu nối các doanh nghiệp với thị trờng. Bớc sang cơ chế
thị trờng, nhờ nguồn vốn huy động của NHTM đã biến hoạt động trì trệ trong các
nhà máy, xí nghiệp khơi dậy sức sống bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại, năng
suất cao, thực hiện chuyển giao công nghệ từ các nớc tiên tiến, điều mà các doanh
nghiệp không thể thực hiện bằng vốn tự có của mình bởi nguồn vốn đó rất ít ỏi. Bên
cạnh đó, tín dụng Ngân hàng còn cung cấp một phần vốn không nhỏ trong việc

tăng cờng vốn lu động của các doanh nghiệp. Vì vậy khi NHTM huy động đợc
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
10
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
nguồn vốn rẻ khi đó các doanh nghiệp đợc vay với lãi suất thấp từ đó làm cho giá
thành sản phẩm hàng hóa hạ và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
11
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
Chơng 2
thực trạng công tác huy động vốn và hiệu quả huy động
vốn tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh hn
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình
chi nhánh Hà Nội.
Hòa cùng với sự phát triển của đất nớc, các ngân hàng TMCP cũng đã hình
thành và phát triển. Nhất là khi hệ thống ngân hàng chuyển từ một cấp sang hai
cấp, tức là phân định rõ hai chức năng của ngân hàng là chức năng quản lý của
ngân hàng nhà nớc và chức năng kinh doanh của ngân hàng thơng mại. Ngân hàng
TMCP An Bình đợc thành lập ở Việt Nam theo Giấy phép hoạt động Ngân hàng số
0031/NH-GP ngày 15/4/1993 của Ngân hàng Nhà Nớc Việt Nam, có hiệu lực từ
ngày 18 tháng 9 năm 1997 trong thời hạn 20 năm. Ban đầu , Ngân hàng ABBank
đăng kí hoạt động dới hình thức một Ngân hàng TMCP nông thôn.
Theo quyết định chấp thuận số 1333 ngày 7 tháng 9 năm 2005 của Ngân hàng
Nhà nớc Việt Nam, Ngân hàng đợc phép chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP đô
thị. Do đó, Ngân hàng An Bình đợc phép tiến hành đầy đủ các hoạt động của ngân
hàng, bao gồm hoạt động huy động, nhận vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ
các tổ chức và cá nhân khác nhau, hoạt động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn từ

các tổ chức và cá nhân khác nhau dựa trên đặc điểm và năng lực về nguồn vốn của
Ngân hàng : tiến hành các giao dịch ngoại hối, các dịch vụ hỗ trợ thơng mại quốc
tế, chiết khấu thơng phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ
giao dịch giữa khách hàng với nhau và các hoạt động Ngân hàng khác đợc ngân
hàng Nhà nớc Việt Nam chấp thuận.
Ngân hàng TMCP An Bình phục vụ đối tợng khách hàng đa dạng bao gồm các
doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp
Nhà nớc, doanh nghiệp t nhân, doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài và cá nhân.
Với phơng châm hoạt động là phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn,
hiệu quả và linh hoạt; tăng trởng lợi ích cho cổ đông, hớng tới sự phát triển toàn
diện, bền vững cho Ngân hàng; đầu t vào yếu tố con ngời làm nền tảng cho sự phát
triển lâu dài. Những năm qua ngân hàng TMCP An Bình luôn là ngời đồng hành tin
cậy của khách hàng và uy tín của Ngân hàng ngày càng đợc củng cố ,phát triển.Sau
hơn 17 năm thành lập và phát triển, ABBank đã trở thành cái tên thân thuộc với gần
10.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân tại 29 tỉnh
thành trên cả nớc thông qua mạng lới trên 110 chi nhánh/ phòng giao dịch. Tính
đến tháng 12/2010, vốn điều lệ của ABBank đạt trên 3.830 tỷ đồng, tổng tài sản đạt
trên 26.518 tỷ đồng.
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
12
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
ABBank hớng đến trở thành một ngân hàng thơng mại hàng đầu Việt Nam,
hoạt động theo mô hình ngân hàng thơng mại trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ
quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng
trong nớc và quốc tế hoạt động tại Việt Nam .
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng.
Cũng giống nh các chức năng và nghiệp vụ vốn có của ngân hàng ABBank, chi
nhánh ABBank HN cũng có những chức năng và nghiệp vụ sau đây:
- Mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tài khoản có kì hạn và không có kì hạn

bằng VNĐ, ngoại tệ đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nớc.
- Thực hiện nghiệp vụ hùn vốn, góp vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức
kinh tế.
- Dịch vụ t vấn đầu t phát triển kinh doanh.
- Thực hiện nghiệp vụ cho vay cầm cố thế chấp động sản, bất động sản và cho
vay tiêu dùng với mọi đối tợng dân c.
- Thanh toán ngoài hệ thống và thanh toán chuyển tiền điện tử qua mạng trong
thời gian nhanh nhất.
- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thanh
toán quốc tế và chi trả kiều hối cho mọi đối tợng.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức ,hoạt động của ngân hàng.
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức.
Bảng 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP An Bình Hà Nội
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
13
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2.1.3.2.Nhiệm vụ các phòng ban:
- Trung tâm thẻ:
Trung tâm thẻ làm nhiệm vụ cung cấp, t vấn và phát triển các dịch vụ về thẻ
thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng.
- Phòng giao dịch
Đây là một trong những bộ phận quan trọng của ngân hàng:
+ Hoạt động:
Cho vay nhằm đáp ứng yêu cầu vốn ngắn hạn: cho vay kinh doanh cá thể,
cho vay phục vụ mục đích tiêu dùng, mua nhà, cho vay kinh doanh chứng khoán,
cho vay để trả lơng, thu chi tiền mặt tại chỗ, cổ phần hóa, cho vay du học
Thực hiện nghiệp vụ: huy động tiền gửi, thẻ thanh toán các sản phẩm tín

dụng bán lẻ
Cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lu động, hỗ trợ xuất khẩu hay các nhu
cầu cấp thiết khác.
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
14
Phòng giao dịch
Trung tâm thẻ
Trung tâm thanh
toán Quốc tế
Phòng QHKH cá
nhân
Phòng QHKH doanh
nghiệp
Phòng kiểm tra,
kiểm soát nội bộ
Phòng phát triển
mạng l ới
Phòng tổ chức
hành chính
Ban Giám Đốc
Phòng nhân sự
Phòng quản lý tín
dụng
Ban phát triển khách
hàng CL
Phòng kế toán
nội bộ
Phòng quản lý rủi ro
ro
Phòng marketing

Phòng kho quỹ
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
Cho vay trung và dài hạn để đổi mới kỹ thuật, thiết bị, tăng cờng năng lực
sản xuất, mở rộng hay đầu t mới trong lĩnh vực xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng.
Thực hiện các hình thức bảo lãnh cho khách hàng.
Thực hiện mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ. Các hồ sơ chuyển tiền, thanh
toán ra nớc ngoài.
- Khối khách hàng cá nhân:
Trách nhiệm: Tìm kiếm khách hàng, phát hành các loại bảo lãnh và bán các
sản phẩm tín dụng cho đối tợng là cá thể.
- Khối khách hàng doanh nghiệp:
Trách nhiệm: Tìm kiếm khách hàng là các doạnh nghiệp hoặc công ty. Tiến
hành thực hiện các dịch vụ phục vụ khách hàng là doanh nghiệp.
- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:
Hỗ trợ ban kiểm soát thực hiện việc kiểm soát lại các chứng từ, việc tuân thủ các
quy chế, . Tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động diễn ra trong nội bộ ngân hàng.
- Phòng kế toán nội bộ:
Tiến hành ghi chép các nghiệp vụ diễn ra trong ngân hàng, theo dõi tình hình
tài chính, thu, chi, của chi nhánh.
- Phòng phát triển mạng lới:
Có nhiệm vụ tìm hiểu phát triển mạng lới cho ngân hàng nh mở thêm phòng
giao dịch ở các vị trí chiến lợc.
- Phòng đầu t tài chính:
Nhiệm vụ của phòng là nghiên cứu thị trờng, định hớng đầu t và tiến hành các
khoản đầu t chính nh trái phiếu, cổ phiếu, giấy tờ có giá
- Phòng quản lý tín dụng
Hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nh: t vấn soạn thảo hợp đồng, ký
công chứng, hạch toán tín dụng, quản lý hồ sơ
- Phòng nhân sự:

Tiến hành đánh giá nhân sự trong ngân hàng, phân bổ lao động, xác định nhu
cầu tuyển dụng, đào tạo cho chi nhánh.
- Ban phát triển khách hàng chiến lợc:
Giúp duy trì quan hệ với các khách hàng lớn của ngân hàng, tạo thuận lợi cho
huy động vốn và cho vay.
- Khối quản lý rủi ro:
Kiểm soát rủi ro cho ngân hàng và đa ra các phơng án phòng ngừa rủi ro trong
tất cả các hoạt động của ngân hàng.
- Phòng hành chính:
Soạn thảo các văn bản hành chính, xây dựng quy chế lề lối làm việc trong
ngân hàng.
- Phòng thanh toán quốc tế:
Tiến hành các hoạt động thanh toán liên quan đến ngoại tệ ở nớc ngoài.
- Khối marketing:
Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trờng, lập kế hoạch quảng cáo, chiến lợc phát triển
các sản phẩm mới và truyền thống của ngân hàng.
- Phòng kho quỹ:
Là nơi lu trữ tiền và quản lý việc xuất /nhập tiền, tài sản của ngân hàng. Quản
lý kho theo quy định của ngân hàng Nhà Nớc và chấp hành các qui định về an toàn
kho quỹ.
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
15
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP An Bình chi nhánh Hà Nội.
2.2.1 Hoạt động tín dụng.
2.2.1.1 Tình hình huy động vốn.
Trong lĩnh vực kinh tế thì chức năng huy động vốn là một chức năng quan
trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực tiền tệ nh các ngân hàng nói riêng.

Chức năng huy động vốn bao gồm hệ thống các biện pháp nhằm thu hút tối đa
các nguồn vốn của nền kinh tế nh: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi giao dịch, tiền huy
động qua việc bán kì phiếu, trái phiếu ngân hàng, tiền nhận ủy thác đầu t, tiền góp
vốn liên doanh,Ngoài ra ngân hàng còn có thể huy động vốn từ việc giải ngân
cho vay của ngân hàng nhà nớc, hay vay trên thị trờng liên ngân hàng hoặc vay từ
các thị trờng vốn lớn trên thế giới.
Có thể khẳng định chức năng huy động vốn có vai trò cung cấp đầy đủ và kịp
thời các nguồn vốn nhằm phục vụ cho hoạt động khác của ngân hàng. Bên cạnh đó
chức năng này còn có vai trò quan trọng trong việc khuyêch trơng tên tuổi và uy tín
của ngân hàng, thu hút khách hàng đến với ngân hàng.
* Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Xét về mặt thời gian Ngân hàng huy động vốn theo hai loại:
- Không kỳ hạn
- Có kỳ hạn
Hình thức có kỳ hạn của Ngân hàng rất đa dạng, đáp ứng đợc mọi nhu cầu của
ngời gửi. Hiện nay Ngân hàng đang huy động vốn với các thời hạn nh: 1 tháng, 2
tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 thángThời hạn đa dạng đã
đáp ứng mọi mục đích của ngời gửi tiền: gửi với mục đích sinh lời, gửi với mục
đích thanh toán, gửi với mục đích an toànNgân hàng tạo mọi thuận lợi cho ngời
gửi tiền. Ngân hàng cũng nhận đợc sự tán thởng, đánh giá cao của khách hàng thể
hiện qua kết quả huy động.
Bảng 1.2: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh
2009/2008
So sánh
2010/2009
Số tiền

Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
Tăng,
giảm
(%)
Tuyệt
đối
Tăng,
giảm
(%)
Tổng nguồn
vốn huy
động
3.030 100 4.545 100 5.908 100 1.515 50 1.363 30
Không kỳ
hạn
995 32,83 1.384 30,46 1.301 22,02 389 39,20 -83 -6,04

SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
16
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
Có kỳ hạn
2.035 67,17 3.161 69,54 4.607 79,98 1.126 55,28 1.446 45,78
CKH <12
tháng
1.146 37,83 2.169 47,73 3.185 53,90 1.023 89,26 1.016 46,82
CKH >12
tháng
889 29,34 992 21,81 1.422 24,08 103 11,49 430 43,52
( Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2008-2010)
Qua bảng trên ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn thì lợng tiền
gửi không kỳ hạn của ngân hàng qua các năm đã tăng chậm lại (năm 2009 so với
năm 2008 tăng 39,20% nhng năm 2010 so với năm 2009 lợng tiền gửi không kỳ
hạn lại giảm 6,04%). Điều này có thể lý giải do ảnh hởng chung của tình hình trong
nớc nh lạm phát, giá tiêu dùng tăng ngời dân có xu hớng tích trữ vàng
Nguồn vốn có kỳ hạn dới 12 tháng tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 2009 huy
động đợc 2.169 tỷ đồng tăng 1.023 tỷ đồng tơng ứng với tỷ lệ 89,26% so với năm
2008, năm 2010 huy động đợc 3.185 tỷ đồng tăng 1.016 tỷ đồng tơng ứng với tỷ lệ
46,82% so với năm 2009. Nguồn vốn này huy động đợc từ dân c, doanh nghiệp và
đợc các ngân hàng khác điều chuyển đến. Ngày nay các doanh nghiệp cũng có xu
hớng gửi tiền vào các khoản ngắn hạn theo tuần, thángthay vào chỉ gửi tiền gửi
không kỳ hạn nh trớc.
Khoản tiền huy động từ nguồn trung và dài hạn là quan trọng đối với bất cứ
ngân hàng nào. Đây là nguồn chủ yếu để ngân hàng tiến hành cho vay trung và dài
hạn. Lãi suất cho vay trung và dài hạn rất cao, từ đó ngân hàng kiếm đợc nhiều lợi
nhuận. Lấy nguồn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn là một
cách để giảm bớt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Nguồn vốn trung và dài hạn

của ngân hàng không nhiều, chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ(năm 2008, vốn trung và
dài hạn là 889 tỷ đồng -chiếm 29,34%, năm 2009 là 991 tỷ đồng chiếm 21.81% và
năm 2010 là 1.422tỷ đồng chiếm 24,08%. Tỷ lệ các năm giảm là do nền kinh tế
gặp nhiều khó khăn nên lãi suất huy động vốn ngắn hạn tăng cao làm cho khách
hàng đã chuyển những khoản tiền trung và dài hạn sang ngắn hạn để hởng lãi suất.
Đó cũng là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên so với các khoản cho vay trung và dài hạn
thì không tơng xứng nên ngân hàng cần phải tính toán rất kỹ và hết sức quan tâm
khi cho vay, đảm bảo an toàn tín dụng.
* Cơ cấu vốn huy động theo đối tợng khách hàng
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
17
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo đối tợng khách hàng.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh
2009/2008
So sánh
2010/2009
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền

Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
Tăng,
giảm
(%)
Tuyệt
đối
Tăng,
giảm
(%)
Tổng nguồn
vốn huy
động
3.030 100 4.545 100 5.908 100 1.515 50 1.363 30
Tiền gửi của
tổ chức kinh
tế
1.591 52,48 2.918 64,21 3.013 51 1.327 83,52 95 3,2
Tiền gửi của
dân c
1.439 47,52 1.627 35,79 2.895 49 188 12,97 1.268 78
( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2008-2010)
Ta thấy qua các năm nguồn vốn huy động theo đối tợng khách hàng có xu h-
ớng tăng dần. Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động chỉ là 3.030 tỷ đồng nhng đến
năm 2009 thì tổng nguồn vốn huy động đã là 4.545tỷ đồng tăng 1.515 tỷ đồng tơng
ứng tỷ lệ tăng 50% và năm 2010 tổng nguồn huy động là 5.908 tỷ đồng tăng 1.363
tỷ đồng tơng ứng tỷ lệ tăng 30%.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là quan trọng nhất và luôn chiếm tỷ trọng cao
50-70%( năm 2008 là 52,48%, đến năm 2009 là 64,21% và năm 2010 là 51%).
Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã tạo đợc uy tín của mình trên thị trờng. Các doanh
nghiệp đã tin tởng hơn vào ngân hàng, ngân hàng đã cùng doanh nghiệp suy nghĩ,
tháo gỡ những khó khăn, đa ra các loại hình dịch vụ mới, đáp ứng một cách tốt nhất
cho doanh nghiệp về thanh toán, bảo lãnh
Trong tình hình huy động vốn khó khăn thì nguồn tiền gửi của dân c vẫn luôn
ổn định. Năm 2009 đạt 1.627 tỷ đồng tăng 12,97% so với năm 2008 vàn năm 2010
đạt 2.895 tỷ đồng tăng 78% so với năm 2009.
Nhìn chung từ tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP An Bình chi
nhánh Hà Nội ở trên cho thấy vốn huy động của chi nhánh có xu hớng tăng. Chính
vì trong những năm qua ABBank Hà Nội đã đa ra và áp dụng nhiều hình thức
phong phú nh cải tiến nghiệp vụ, đổi mới phong cách phục vụ và giao dịch, mở
rộng mạng lới kinh doanh, cải tiến thủ tục giấy tờ, trang bị máy móc hiện đại.
Ngoài ra ngân hàng còn áp dụng đa dạng các loại tiền gửi của các đơn vị tổ chức
kinh tế, cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu với các loại thời hạn và lãi
suất (tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, tiết kiệm
bậc thang) tơng ứng với nhiều lãi suất khác nhau.
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
18
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
2.2.1.2 Tình hình sử dụng vốn.
Nếu nh hoạt động huy động vốn là một nguồn đầu vào quan trọng đáp ứng
nhu cầu hoạt động của NH thì hoạt động sử dụng vốn là hoạt động cơ bản để tạo lợi
nhuận cho NH, bù đắp các chi phí chung và chi phí đầu vào của NH. Và với phơng
châm An toàn- hiệu quả -Hiện đại - Tăng trởng bền vững chi nhánh đã có những
chiến lợc kinh doanh tiền tệ quan trọng để mở rộng và nâng cao chất lợng tín
dụng.
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn.

Đơn vị: Tỷ đồng.
( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2008-2010)
Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng d nợ của ABBank HN năm 2008 là 1.795
tỷ đồng, đến năm 2009 tổng d nợ đã tăng lên 3.411 tỷ đồng tăng so với năm 2008 là
1.616 tỷ đồng tơng ứng với tốc độ tăng là 90%. Sang đến năm 2010 d nợ đạt 4,775
tỷ đồng, tăng 1.364 tỷđồng so với năm 2009 (tăng 40%). Việc tốc độ tăng trởng d
nợ tín dụng của năm 2010 chậm lại so với năm 2009 là do tình hình kinh tế năm
vừa qua đầy biến động, đồng thời giảm d nợ tín dụng theo yêu cầu của NHNN VN.
Đó là do trong năm 2007, 2008 việc nới lỏng điều kiện cho vay của các NHTM
nhằm cạnh tranh thị phần đã làm thị trờng tín dụng tăng trởng quá nóng. Vì thế
NHNN chỉ đạo: đối với những hợp đồng tín dụng đã đến hạn hoặc quá hạn cần có
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
chỉ tiêu
Nm 2008 Nm 2009 Nm 2010
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tỷ lệ
tăng,
giảm
(%)
Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)
Tỷ lệ
tăng,
giảm
(%)
Tổng d nợ tín dụng
1.795 100 3.411 100 90 4.775 100 40
-TPKT

+ Cá nhân
710 39,55 1.117 32,76 48,31 1.140 23,87 12,3
+ DN
1.085 60,45 2.294 67,24 83,04 3.635 76,13 51,74
- Thời gian

+ Ngắn hạn
1.165 64,91 2.423 71,08 86 3.545 76,36 46,32
+ Trung hạn
332 18,90 558 16,30 47,12 665 15,57 9,12
+ Dài hạn 298 16,19 430 12,62 32,55 566 8,07 31,53
19
Luận văn tốt nghiệp Trờng Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội
giải pháp thu hồi nợ ngay để góp phần giảm d nợ tín dụng, giảm áp lực cho lạm
phát, không cho vay đầu cơ nhà đất, BĐS; rà soát lại các hợp đồng tín dụng, đầu t
chứng khoán, tích cực thu nợ để rút d nợ về mức 3% trên tổng d nợ theo quy định.
Để tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu vốn khả dụng. Do đó việc giảm tổng d nợ cho
vay (về tơng đối) của Chi nhánh trong năm vừa qua là phù hợp với tình hình kinh tế

và sự chỉ đạo của NHNN VN.
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Nm
2008
Nm
2009
Nm
2010
2009/2008 2010/2009
Số tiền Số tiền Số tiền
Chênh
lệch
Tỷ lệ
tăng,giảm
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
tăng,giảm
(%)
Tổng thu
167.367 509.502 702.762 342.135 207,42 493.260 37,93
Tổng chi
149.280 399.875 590.338 250.595 167,87 190.463 47,63
Lợi nhuận
18.086 109.627 112.424 91.541 506,14 2.797 2,55
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010).

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy lợi nhuận của ABBank chi nhánh HN tăng
lên đáng kể qua từng năm. Năm 2008 nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng trầm
trọng nên lợi nhuận của ngân hàng chỉ đạt 18,086 tỷ đồng.Nhng đếnbắt đầu giữa
năm 2009, kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi cùng với sự nỗ lực không ngừng
và sự chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo ngân hàng nên ABBank HN đã duy trì hoạt
động an toàn, tăng cờng năng lực hoạt động nên đã đạt đợc những kết quả đáng ghi
nhận. Cụ thể, lợi nhuận năm 2009 của Ngân hàngtăng lên một cách chóng mặt đạt
91,541 tỷ đồng tăng 572,5% so với năm 2008. Đến năm 2010 lợi nhuận của Ngân
hàng tăng lên nhng không đáng kể so với năm 2009( tăng 2,797 tỷ đồng).
2.3 Đánh giá hiệu quả huy động vốn.
Bảng 5.2. Đánh giá hiệu quả huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
Số
tiền
% Số tiền %
SV: Đỗ Hơng Linh MSV: 07A16001N
20

×