Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch Nguyễn Khánh Toàn của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.74 KB, 81 trang )

chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là : Tạ Văn Dũng
Mã sinh viên : CQ490431
Lớp : Kinh tế Đầu tư 49B
Khoa : Đầu tư
Khóa : 49
Hệ : Chính quy
Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này là do tôi tự nghiên cứu dưới
sự hướng dẫn của TS. Trần Mai Hương cùng với sự giúp đỡ của Ban lãnh
đạo, cán bộ công nhân viên Phòng Giao dịch Nguyễn Khánh Toàn.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi đã tham khảo một số tài liệu,
sách báo, luận văn tốt nghiệp có liên quan nhưng không sao chép từ bất kỳ
nguồn tài liệu nào. Các số liệu và kết quả được nêu trong chuyên đề dưới đây
đều là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Sinh viên

Tạ Văn Dũng
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
MỤC LỤC
L I CAM OANỜ Đ 1
M C L CỤ Ụ 2
L I M UỜ ỞĐẦ 1
CH NG 1ƯƠ 3
TH C TR NG CÔNG T C TH M NH D N VAY V N T I Ự Ạ Á Ẩ ĐỊ ỰÁ Ố Ạ
PHÒNG GIAO D CH NGUY N KH NH TO NỊ Ễ Á À 3
NG N H NG ACBÂ À 3
1.1. Gi i thi u v phòng giao d ch Nguy n Khánh To n.ớ ệ ề ị ễ à 3
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1.3. Các hoạt động của phòng giao dịch Nguyễn Khánh Toàn 4


1.1.3.2. Hoạt động tín dụng 6
1.2.Th c tr ng th m nh d án vay v n tai phòng giao d ch Nguy n ự ạ ẩ đị ự ố ị ễ
Khánh To n.à 9
e)thẩm định môi trường khinh doanh và rủi ro ngành 14
1.2.3.2.Thẩm định về dự án đầu tư 14
GI I THI U D NỚ Ệ Ự Á 31
PH P LÝ D N/ PH NG N U TÁ ỰÁ ƯƠ Á ĐẦ Ư 32
1. Trình t , th t c u t v thông qua quy t nh u t :ự ủ ụ đầ ư à ế đị đầ ư 32
M C TIÊU U T NGU N V N D N–Ụ ĐẦ Ư Ồ Ố ỰÁ 33
TH TR NG VÀ KH N NG TIÊU THỊ ƯỜ Ả Ă Ụ 34
1. S n ph m/công su t/công nghả ẩ ấ ệ 34
2.Nguyên li u u v o c a d án/Nh cung c p: ệ đầ à ủ ự à ấ 35
3.Th tr ng, h th ng phân ph i, i th c nh tranh:ị ườ ệ ố ố đố ủ ạ 35
CÁC V N K THU TẤ ĐỀ Ỹ Ậ 36
PHÂN T CH HI U QU VÀ KH N NG TR N VAYÍ Ệ Ả Ả Ă Ả Ợ 37
1.C n c tính toán - gi i trình các thông s c b nă ứ ả ố ơ ả 37
2.Hi u qu t i chính (xin vui lòng xem b ng tính chi ti t ính kèm)ệ ả à ả ế đ 38
2. xu t c a nhân viên tín d ng/ phân tích:Đề ấ ủ ụ 41
3.Điều kiện: 42
CH NG 2:ƯƠ 49
GI I PH P HO N THI N CÔNG T C TH M NH D N T I PGD Ả Á À Ệ Á Ẩ ĐỊ ỰÁ Ạ
NGUY N KH NH TO NỄ Á À 49
2.1. nh h ng phát tri n c a PGDĐị ướ ể ủ 49
2.2. M t s gi i pháp gi i pháp nh m ho n thi n công tác th m d nh d ộ ố ả ả ằ à ệ ẩ ị ự
án t i PGD Nguy n Khánh To nạ ễ à 50
Điều tra trực tiếp doanh nghiệp vay vốn 56
Thu thập thông tin tư bên ngoài 57
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
2.3.1.1 Cần có định hướng phát triển dối với từng ngành, từng địa

phương, phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế của từng địa
phương và cả nước 59
2.3.1.2. Cần có các văn bản quy định rõ hơn trách nhiệm của các bên
đối với kết quả thẩm định dự án đầu tư 60
2.3.1.3. Tạo điều kiện thuận lợi, hợp lý cho các bên về các thủ tục
hành chính 60
2.3.1.4. Ban hành những chính sách tạo nên sự bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế 61
2.3.1.5 Chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế
toán, thống kê theo đúng quy định của Nhà nước 62
2.3.1.6 Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tư vấn
62
2.3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín
dụng phục vụ cho hoạt động của dự án đầu tư và phòng ngừa rủi ro63
2.3.2.2 Hợp lý hóa và hoàn thiện chính sách của ngân hàng nhà nước
64
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Công tác huy động vốn của PGD năm 2010 Error: Reference source
not found
Bảng 1.2: Cơ cấu huy động vốn của PGD Nguyễn Khánh Toàn Error:
Reference source not found
Bảng1.3: Tình hình cho vay tại PGD ACB Nguyễn Khánh Toàn Error:
Reference source not found
Bảng 1.4: Tình hinh hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Khánh Toàn
năm 2010 Error: Reference source not found
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU

Trong hơn nửa thế kỷ qua, ở nhiều nước trên thế giới, ngân hàng thực
sự đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng tạo động lực thúc
đẩy phát triển mạnh mẽ trên toàn bộ nền kinh tế quốc doanh. Sự ổn định tình
hình kinh tế xã hội, đồng thời là điều kiện tiền đề để khai thác mọi nguồn luục
phát triển kinh tế.
Đối với đất nước ta hiện nay, thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa nền kinh tế do Đảng và Nhà nước đề xướng, rất nhiều dự an đầu
tư thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề và lĩnh vực đang được thực
hiện. Để công cuộc đầu tư triển khai được thuận lợi thì việc đảm bảo đầy đủ
nguồn vốn đầu tư là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, trên thực
tế nguồn tài chính của chủ đầu tư thường không thể đáp ứng hoàn toàn nhu
cầu vốn của dự án.
Để đáp ứng nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư, nhất là đối với các
dự án có quy mô lớn, các chủ đầu tư phải tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ từ
bên ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư xã hội để tài trợ cho dự án thông qua nhiều
con đường khác nhau. Trong đó, nguồn tài trợ vốn cho dự án từ các Ngân
hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trên thực tế, đầu tư dự án là lĩnh vực tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, vừa đảm
bảohiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn vốn đầu tư là bài toán hết sức phức tạp
đối với các Ngân hàng thương mại. Hướng tới mục tiêu này, Ngân hàng thương
mại đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để đánh giá tính khả thi của dự
án. Trong đó, Thẩm định dự án đầu tư luôn luôn được các Ngân hàng thương
mại coi như một công cụ hữu hiệu và đặc biệt quan trọng trong hệ thống các
biện pháp đảm bảo cho hoạt động tài trợ vốn của Ngân hàng đối với dự án.
Phòng giao dịch Nguyễn Khánh toàn là một phòng giao dịch quy mô
nhỏ trực thuộc ngân hàng Á Châu đã cố gắng thực hiện tốt công tác thẩm
định tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại.Nhận thức được tầm quan
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
1
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp

trọng của vấn đề này, sau một thời gian thực tập ở phòng giao dịch ngân
hàng Á Châu tại đường Nguyễn Khánh Toàn- Hà Nội em xin chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch
Nguyễn Khánh Toàn của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ” làm
bài viết chuyên đề thực tập của mình. Nội dung bài chuyên đề ngoài phần
mở đầu và kết luận gồm có 2 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại phòng
giao dịch Nguyễn Khánh Toàn ngân hàng ACB.
Chương 2: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại
phòng giao dịch Nguyễn Khánh Toàn ngân hàng ACB.
Trong quá trình phân tích, do thiếu kinh nghiệm nên em khó tránh khỏi
những sai sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài viết của
em được hoàn thiện hơn. Em cũng xin trân thành cám ơn sự giúp đỡ của cô
giáo đã trực tiếp hướng dẫn em trong bài viết này.
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
2
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI
PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN KHÁNH TOÀN
NGÂN HÀNG ACB
1.1. Giới thiệu về phòng giao dịch Nguyễn Khánh Toàn.
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
• Phòng giao dịch (PGD)Nguyễn Khánh Toàn là PGD thuộc ngân hàng
ACB được thành lập vào ngày 17/12/2009 tại địa chỉ: P103, nhà B1, số 96
đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội . Đây là đơn vị thứ 230 trong hệ thống các phòng giao dịch và chi
nhánh trên toàn quốc.
• PGD Nguyễn Khánh Toàn được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả
các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống. Khách hàng có thể gửi tiền và

rút tiền ở mọi nơi trong hệ thống ACB, được cung cấp các dịch vụ qua ngân
hàng điện tử (home banking, phone banking, internet banking, và mobile
banking)
• Do mới thành lập nên quy mô của PGD Nguyễn Khánh toàn còn nhỏ,
đội ngũ cán bộ nhân viên mỏng. Nhưng bằng sự nỗ lực của giám đốc và toàn
thể cán bộ nhân viên cùng với uy tín sẵn có của Ngân hàng ACB nên kết quả
hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Khánh Toàn là rất tốt.
Phòng giao dịch ACB tại Nguyễn Khánh Toàn là chi nhánh cấp hai với
quy mô vừa phải, cùng với hệ thống chi nhánh và phòng PGD khác biến ngân
hàng ACB trở thành một ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh và toàn diện
nhất. Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mai, ACB luôn
đổi mới và trở thành trung tâm thức sự của nền kinh tế, PGD Nguyễn Khánh
Toàn đã và đang tìm ra hướng đi thích hợp cho riêng mình. Và hướng đi đó
trước hết phải đảm bảo 2 yếu tố: an toàn va lợi nhuận đi đôi với việc góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của PGD Nguyễn Khánh Toàn
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
3
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
• Cơ bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Do PGD mới được thành lập nên lực lượng cán bộ nhân viên rât mỏng.
Ngân hàng có 12 nhân viên dưới sự điều hành của 1 giám đốc, bao gồm 3 bộ
phận chính là bộ phận tín dụng, bộ phận kế toán và bộ phận giao dịch nhận
tiền gửi và phục vụ các dịch vụ khác của ngân hàng.
Với cơ cấu gọn nhẹ như trên, chi nhánh là việc rất hiệu quả. lợi nhuận ngày
càng gia tăng trong môi truờng kinh doanh đồng thời góp phần vào sự phát
triển trên địa bàn hoạt động cũng như toàn thành phố Hà Nội.
1.1.3. Các hoạt động của phòng giao dịch Nguyễn Khánh Toàn
1.1.3.1. Công tác huy động vốn
Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cũng là mục

tiêu hàng đầu của các ngân hàng. Thực hiện tốt công tác huy động vốn đảm
bảo nguồn vốn thường xuyên và liên tục cho hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Nguồn vốn huy động của PGD Nguyễn Khánh Toàn trong năm vừa qua
có nhiều dấu hiệu tích cực. Bảng 1 và biểu đồ 1dưới đây sẽ làm rõ hơn công
tác huy động vốn tài PGD năm 2010:
Bảng 1.1: công tác huy động vốn của PGD năm 2010
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu quý 1 quý 2 quý 3 quý 4
Tổng tiền gửi 20 48.5 70 96.5
nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PGD NGuyễn Khánh Toàn 2010
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
4
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Khánh toàn
năm 2010)
Do mới thành lập nên quý 1 năm 2010 lượng tiền gửi tại PGD chỉ đạt 20
tỷ đồng. đến quý 2 do uy tín của ngân hàng ACB và công tác maketing tốt
của PGD nên lượng tiền gửi tăng 42.5%% đạt mức 48.5 tỷ . Quý 3 năm
2010 con số này tăng lên 70 tỷ đồng ( tăng 44.33% so với quý 2). 4 tháng
cuối năm 2010 lượng tiền gửi ở ngân hàng vẫn ở mức cao. cụ thể, lượng tiền
gửi tại PGD Nguyễn Khánh Toàn trong quý 4 là 96.5 tỷ đồng, tăng 37.86% so
với quý 3.
Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu chủ yếu là do huy động từ tiền
gửi tiết kiệm của khách hàng, quý 1 chiếm tỷ trọng 64.14%, quý 2 chiếm
65%,quý 3 chiếm 54%, tính đến hết quý 4 tỷ trọng tiền gửi chiếm 69%. Tỷ lệ
tiền gửi tại PGD tương đối cao là do ACB đã có những chính sách thu hút
tiền gửi hiệu quả như tăng lãi suất tiền gửi và tăng các lợi ích kèm theo.
Ngoài tiền gửi tiết kiệm ra còn có tiền gửi thanh toán và các loại tiền gửi khác
nhưng chiếm tỷ trọng không cao. cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2: cơ cấu huy động vốn của PGD Nguyễn Khánh Toàn

SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
5
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu quý 1 quý 2 quý 3 quý 4
Tổng tiền gửi 20 48.5 70 96.5
Tiền gửi tiết kiệm 12.828 31.525 37.8 66.585
Tiền gửi thanh toán 5.092 9.215 12.6 17.37
Tiền gửi khác 2.08 7.76 9.6 12.545
Ng uồn: báo cáo kết quả kinh doanh PGD Nguyễn Khánh Toàn 2010
1.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Mục đích huy động vốn chính là cho vay, cho vay chính là hoạt động
mang lại thu nhập chủ yếu và chiếm đa số sản phẩm dịch vụ của NH. Tình
hình cho vay tại PGD
Nguyễn Khánh Toàn được biểu hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng1.3: Tình hình cho vay tại PGD ACB Nguyễn Khánh Toàn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu quý 1 quý 2 quý 3 quý 4
Tổng dư nợ 12 27 37 50
Cho vay tiêu dùng 7.8 18.63 24.531 31.21
Cho vay kinhdoanh 4.2 8.37 12.469 18.79
Ng uồn: Báo cáo tài chính PGD Nguyễn Khánh Toàn
Tổng số dư nợ cho vay năm 2010 là 50 tỷ đồng tại PGD triệu đồng
trong đó tổng dư nợ quý 1 là 12 tỷ đồng . Con số này là tương đối ít bởi vì
một phần do PGD chỉ mới đi vào hoạt động nên chưa thu hút được nhiều
khách hàng. Đến quý 2 tổng dư nợ cho vay đã tăng 125% so với quý 1 đạt
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
6
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
mức 27 tỷ đồng. Tại quý 3 và quý 4 con số tiếp tục tăng lên lần lượt 37 tỷ

đồng và 50 tỷ đồng (tăng lần lượt 37.04% và 35.13% so với qúy 2 và quý 3 )
Tổng dự nợ qua các quý tăng đều là do PGD đã có những chính sách thu hút
khách hàng đạt kết quả tốt như hạ lãi suất cho vay, thủ tục vay vốn nhanh,
không mất nhiều thời gian…
Do PGD mới được thành lập nên chủ yếu cho khách hàng vay tiêu dùng.
Quý 1 tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm 65% còn cho vay kinh doanh chỉ đạt
35% tổng dư nợ toàn quý. Đến quý 2 tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm
khoảng 69% tổng dư nợ quý 2. Trong quý 3 tỷ lệ này giảm xuống chỉ chiếm
59.02% nguyên nhân là do thị trường bất động sản lúc này đang trong tình
trạng ảm đạm, khách hàng mua nhà và các nhà đầu tư có thái độ thận trọng
nên số lượng giao dịch giảm đi một cách đáng kế, qua đó cũng ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh của ngân hàng. Đến quý 4 tỷ trọng cho vay tiêu dùng tăng
1 chút so với quý 3, chiếm khoảng 62.42% tổng dư nợ trong quý 4.
1.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác
Ngoài hai nghiệp vụ chính là nhận tiền gửi, cho vay sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng thì PGD Nguyễn Khánh Toàn còn có một số chức năng sau:
• Dịch vụ thanh toán
• Dịch vụ chuyển tiền
• Chuyển tiền nhanh westerm union
• Thu đổi ngoại tệ
• Các dịch vụ thẻ quốc tế và nội địa (ACB card)
1.1.3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn khánh Toàn.
Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện rõ nhât về hiệu quả hoạt động
của PGD, lợi nhuận trước thuế không ngừng tăng lên theo từng quý, cụ thể
được biểu hiện ở bảng sau:
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
7
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Bảng 1.4: Tình hinh hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Khánh
Toàn năm 2010.

Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 PGD Nguyễn Khánh Toàn
Cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại khác, PGD Nguyễn Khánh
Toàn có doanh thu chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Quý 1 năm 2010 tỷ trọng
doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 64.01% tổng doanh thu. lợi
nhuận trước thuế là 300 triệu đồng. Doanh thu của quý 2 đạt 5000 triệu đồng
trong đó doanh thu từ hoạt động tín dụng là 3705.5 triệu đồng, chiếm khoảng
74.11% tổng doanh thu trong quý. Trong quý 3 doanh thu giảm so với quý 2
đạt mức 2500.4 triệu đồng trong đó doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm
65.8%, lợi nhuận trước thuế là 450 triệu đồng. Đến quý 4 năm 2010 con số
này tiếp tục tăng lên mức 4700 triệu đồng trong đó doanh thu từ hoạt động tín
dụng chiếm 62.26%. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng 26.67% so với quý 3 và
đạt mức 570 triệu đồng.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của PGN Nguyễn Khánh Toàn rất khả
quan, lợi nhuận trước thuế trong mỗi quý đều cao. Đó là do sự lỗ lực của làm
việc của cán bộ ở PGD.
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
chỉ tiêu quý 1 quý 2 quý 3 quý 4
Tổng doanh thu 3000 5000 3800 4700
Thu từ hoạt động tín
dụng 1920.3 3705.5 2500.4 2926.22
Thu từ hoạt động khác 1079.7 1294.5 1299.6 1773.78
Tổng chi phí 2650 4370 3350 4130
Lợi nhuận trước thuế 350 630 450 570
8
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1.2.Thực trạng thẩm định dự án vay vốn tai phòng giao dịch Nguyễn
Khánh Toàn.
1.2.1.Quy mô và số lượng các dự án đã được thẩm định tại phòng PGD
Nguyễn Khánh Toàn

Từ khi đi vào hoạt động, PGD Nguyễn Khánh Toàn đã thực hiện thấm
định được 3 dự án có quy mô vừa phải. Đó là các dự án sau:
• Dự án vay vốn kinh doanh của công ty Đức Trường với kiến nghị
tổng mức cấp tín dụng là 4 500 000 000 VNĐ ( Bốn tỷ năm trăm
triệu đồng chẵn)
• Dự án vay vốn nâng khu sinh thái của công ty Đại An với kiến
nghị Tổng mức cấp tin dụng là 4 000 000 000 VNĐ ( bốn tỷ
đồng chẵn)
• Dự án mở rộng quy mô hoạt động của công ty kinh doanh máy
tính Hiền lương với kiến nghị tổng mức cấp tín dụng là 3 000 000
000 VNĐ ( 3 tỷ đồng chẵn)
Trong đó, PGD đã thông qua 2 dự án vay vốn, còn dự án vay vốn của
công ty Đại An do không khả thi nên bị từ chối cấp tin dụng.
1.2.2.Tổ chức thực hiện thẩm định dự án
1.2.2.1. quy trình thẩm định
Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Khi có nhu cầu xin vay, khách hàng sẽ nộp vào ngân hàng đơn xin vay
trình bày rõ lý do xin vay và các hồ sơ, tài liệu để thuyết minh cho việc vay
vốn. Cán bộ tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng và hẹn ngày với khách
hàng để trả lời về việc xin vay của khách hàng, các tài liệu bao gồm:
+ Ðơn xin vay vốn: mục đích vay
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
9
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm giám đốc,
kế toán trưởng
+ Bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; tình hình công nợ,
ngân sách
+ Các hợp đồng kinh tế có liên quan
+ Luận chứng kinh tế kỹ thuật

Bước 2: Thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến
Sau khi tiếp nhận hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng được
phân công sẽ tiến hành thẩm định những thông tin đó. Ðây là bước rất quan
trọng, các khoản vay có được hoàn trả hay không chủ yếu phụ thuộc vào bước
này. Ngoài việc sử dụng hồ sơ do khách hàng cung cấp cán bộ tín dụng còn
phải gặp trực tiếp người đại diện doanh nghiệp vay vốn kết hợp với việc
xuống địa điểm hoạt động của doanh nghiệp để xem xét tình hình cụ thể và
tìm kiếm thêm những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Việc khảo
sát cơ sở của doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm, hiểi
biết sâu rộng về qui trình công nghệ, cách thức tổ chức, trình độ quản lý của
doanh ngiệp để từ đó có được nhữngđánh giá chính xác.
Bước 3: Giám đốc PGD xem xét
Khi nhận tờ trình thẩm định từ cán bộ tín dụng. Trưởng phòng tín dụng
tiến hành xét duyệt, thẩm tra những nội dung được đề cập trong tờ trình thẩm
định. Bên cạnh đó kết hợp cùng cán bộ tín dụng tiến hành khảo sát sơ sở kinh
doanh của người xin vay, nếu đồng ý với đề nghị của cán bộ tín dụng thì
trưởng phòng tín dụng sẽ cho biết ý kiến của mình .
Bước 4: Quyết định của người có thẩm quyền
Sau khi hồ sơ vay vốn đã được cán bộ tín dụng thẩm định xong sẽ được
tái thẩm định tại ban tín dụng phía bắc. Những chuyên gia thẩm định có nhiều
kinh nghiệm và trình tiến hành tái thẩm định để rà soát lại rủi ro. Cán bộ tín
dụng của PGD phải trình lên ban tín dụng phía bắc báo cáo thẩm định. Ban tái
thẩm định sẽ xem xét lại các thông tin trong tờ trình thẩm định và ra quyết
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
10
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
định và ghi rõ nội dung trên tờ trình thẩm định: đồng ý cho vay, không đồng ý
cho vay hày cần phải bổ xung những thông tin gì. Nếu đồng ý cho vay thì số
lượng là bao nhiêu, với điều kiện gì.
1.2.2.2. Nhân sự thực hiện thẩm định dự án

PGD mới đi vào hoạt động nên quy mô về nhân sự còn nhỏ, do vậy khi
có một dự án với quy mô như một trong bốn dự án đã nêu ở phần 1.2.1,
trưởng phòng thường giao cho một nhóm khoảng 4 cán bộ phụ trách. 4 cán bộ
này đều tốt nghiệp loại khá từ những trường đại học danh tiếng như trường
đại học Ngoại Thương, Học Viện Tài Chính, Học Viện ngân hàng nên họ có
trình độ chuyên môn rất tốt và tỏ ra rất nhanh nhẹn đối với công việc. Nhưng
do tuối đời khá trẻ do vậy kinh nghiệm chưa nhiều nên khó tránh khỏi nhưng
sai sót. Nhưng do hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch của ACB được tổ
chức một cách rất chặt chẽ và thống nhất nên những vấn đề cán bộ ở PGD
Nguyễn Khánh Toàn chưa biết đều có thể liên hệ với chi nhánh khác để được
yêu câu giúp đỡ tránh sai sót.
1.2.3. Nội dung thẩm định
1.2.3.1. Thẩm định khách hàng
a) Thẩm định về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, trách nhiệm hành vi
dân sự của khách hàng:
Đối với thể nhân (bao gồm hộ gia đình, tổ hợp tác, cá nhân): Người vay
phải có đăng ký kinh doanh (đối với truờng hợp pháp luật có quy định phai
đăng ký kinh doanh , hợp đồng hợp tác, chứng minh nhân dan, sổ hộ khẩu,
giấy phép hành nghề…
Đối với pháp nhân: Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy đăng ký
kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu có), quyết định bổ nhiệm
người điều hành. Những giấy tờ này phải phù hợp với các quy định trong các
bộ luật theo quy định của nhà nước.
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
11
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
b) Thẩm định về tính cách uy tín của khách hàng
Mục tiêu của việc thẩm định yếu tố này là để hạn chế đến mức thấp nhất
các rủi ro do sự chủ quan cảu khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi
ro về thiếu năng lực, kinh nghiệm để đề phòng phát hiện những âm mưu lưu

đảo ngay từ đầu củ khách hàng.
Tính cách của khách hàng không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất, đạo
đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá
khứ, hiện tại và chiến lược kinh doanh trong tương lai.
Uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khia cạnh đa dạng như:
chất lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ của sản phẩm mà khách hàng sản xuất,
mực độ chiếm lĩnh trên thị trường, các quan hệ tài chính, vay vốn, trả nợ với
khách hàng, bạn hàng, ngân hàng.
Uy tín được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế trên thị
trường, và qua thời gian càng dài càng chính xác. do đó phải phân tích các số
liệu và tình hình trong suốt qúa trình phát triển với thời gian khác nhau mưói
có thể kết luận chính xác.
c) thẩm định quan hệ khách hàng với các tổ chức tín dụng
• Quan hệ với của khách hàng với các tổ chức tín dụng: cán bộ tín dụng
tìm số liệu về dư nợ vay của khách hàng trong quan hệ với các tổ chức tin
dụng.
• Quan hệ của khách hàng với ACB: Cán bộ tín dụng tìm hiểu xem trước
đây khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ACB hay chưa. Tình hinh sử dụng
các sản phẩm khác của ACB ví dụ như dịch vụ tiền gửi, dịch vụ thanh toán,
lợi ích đem lại cho ACB…
d) Thẩm định về tổ chức doanh nghiệp
Thẩm định tổ chức doanh nghiệp sẽ cho cán bộ thẩm định biết cơ cấu hoạt
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
12
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
động và trình độ điều hành của ban giám đốc trong doanh nghiệp.
e)Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Khi thực hiện thẩm định về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Cán bộ tín dụng làm công tác thẩm định phải lấy số liệu ít nhất 3 năm
gần đây của doanh nghiệp để nêu nổi bật hoạt động sản xuất lỗ lãi củ doanh

nghiệp qua các năm. khi đó sẽ đánh giá chính xác năng lực tài chính, khả
năng quản lý điều hành và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Để phân tích có hiệu quả thì cán bộ tín dụng cần phải dựa vào một số chỉ
tiêu chủ yếu sau:
+ Chỉ số sinh lời: Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu
quả kinh doanh.
Tỷ suất doanh lợi doanh thu thể hiện một đồng doanh thu mà doanh
nghiệp thực hiện có mấy đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất doanh lợi doanh thu= * 100%
Doanh thu thuần
+ Hệ số khả năng thanh toán: Phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản lưu
động đối với những khoản nợ ngắn hạn và đến hạn phải trả.
Vốn bằng tiền + các khoản phải thu có thể thu
Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
+ Tỷ suất tự tài trợ: phản ánh khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ =
Nguồn vốn của doanh nghiệp
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
13
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
+ Hệ số quay vòng hàng tồn kho: phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hóa tồn
kho bán trong kỳ
Doanh thu thuần
Hệ số vòng quay hàng tồn kho =
Trị Giá hàng tồn kho bình quân
e)thẩm định môi trường khinh doanh và rủi ro ngành.

+ Chính sách quản lý của nhà nước
+ Những ản hưởng của môi trường kinh doanh đến cung cầu sản phẩm
+ Những rủi ro trong ngành.
1.2.3.2.Thẩm định về dự án đầu tư
A. Thẩm định khía cạnh căn cứ pháp lý.
1. Đánh giá năng lực pháp lý của chủ đầu tư :
- Tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư được thể hiện qua các
khía cạnh sau :
+ Quyết định thành lập đối với các DNNN hoặc Giấy phép hoạt động đối
với các thành phần kinh tế khác.
+ Năng lực kinh doanh thể hiện ở sở trường và uy tín kinh doanh: Năng
lực của bộ máy lãnh đạo, Thị trường tiêu thụ sản phẩm, Thị phần của doanh
nghiệp đây là một nội dung rất quan trọng.
+ Năng lực tài chính: Thông qua các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp
như: Tỷ số thanh khoản( hiện thời, nhanh), quản lý tài sản( vòng quay hàng
tồn kho, vòng quay tổng tài sản), quản lý nợ( tỷ số nợ, khả năng trả nợ), …
+ Các hồ sơ, tài liệu mà khách hàng đã chuẩn bị đầy đủ chưa nếu thiếu
thì thiếu những gì.
2. Đánh giá hồ sơ, thủ tục pháp lý của dự án:
- Đánh giá xem dự án đó có phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển
KTXH, ngành, địa phương, quy hoạch xây dựng.
- Đánh giá Sự phù hợp các nội dung của dự án với các quy định hiện
hành trong các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách áp dụng với các dự án.
Như luật đất đai, luật xây dựng, thuế, tài nguyên …
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
14
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
ở nội dung này cán bộ thẩm định(CBTĐ) của PGD thường sử dụng
phương pháp thẩm định theo trình tự, xem xét và đánh giá hồ sơ về tính đầy
đủ, hợp lý, hợp pháp. Bên cạnh đó phương pháp thẩm định so sánh chỉ tiêu

giúp CBTĐ đối chiếu với các quy định, điều lệ… từ đó đưa ra các quyết định
chính xác.
B. Thẩm định khía cạnh thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm
1. Thẩm định sản phẩm.
+ Tên sản phẩm: liệt kê các sản phẩm của dự án và những đặc trưng, sự
khác biệt của sản phẩm nếu có.
2. Nguyên liệu Đầu vào của dự án/ nhà cung cấp
NguồncungcấpNVLchoDA:
+ Nguồn cung cấp NVL: xa hay gần nơi xây dựng, điều kiện giao thông
có thuân lợi hay k…
+ Phương thức vận tải, khả năng tiếp nhận.
+ Khối lượng khai thác có thỏa mãn công suất dự án hay không. Lưu ý
tính thời vụ của NVL và chính sách nhập khẩu NVL của Nhà Nước.
+ Giá cả, quy luật biến động của giá cả NVL
+ Khả năng đáp ứng về chất lượng NVL
+ Yêu cầu về dự trữ NVL.
3. Nguồn cung lao động:
+ Xem xét xem số lao động thực hiện dự án là lao động hiện có hay
tuyển mới. Lao động thực hiện dự án cần có những điều kiện gì, trình độ
chuyên môn ra sao.
+ Tình hình thu nhập của lao động tại nơi dự án triển khai qua đó ước
lượng chi phí đưa vào dự án cho phù hợp.
+ Kế hoạch đào tạo lao động cho dự án đối với những dự án phức tạp,
đòi hỏi trình độ môn cao.
4. Thị trường, hệ thống phân phối, đối thủ cạnh tranh
• Thị trường:
+ Cung sản phẩm: năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong
nuớc và hiện tài về sản phâm của dự án như thế nào?
Các nhà cung cấp trong nuớc đáp ứng được bao nhiêu phần trăm? phải nhập
bao nhiêu phần trăm? việc nhập khẩu là do sản xuất chưa đáp ứng được nhu

cầu hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn?
- Dự kiến tổng mức cung của sản phẩm này là bao nhiêu?
- Số lượng đã nhập khẩu những năm qua?
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
15
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
+ Phân tích cầu sản phẩm: Tìm hiểu thói quen tiêu dùng của người dân,
cách thức và phương pháp xác định thị trường mục tiêu của dự án.
+ Nêu nên quan hệ cung cầu, tính hiệu thị trường đối với sản phẩm. nhận
định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư.
+ Dự báo biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác
hoặc đối tượng khác tham gia vào thị trường
+ Hệ thống phân phối:
Đánh giá phương án tiếp thị, quảng bá sản phẩm của dự án, phương thức
tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm
+ Đối thủ cạnh tranh: Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cần có những
danh sách của những đối thủ cạnh tranh chủ yếu với sản phẩm của dự án.
Những thông tin về đối thủ cạnh tranh như: khả năng sản xuất, mặt mạnh, mặt
yếu, địa bàn hoạt động, uy tín của họ… ước tính khả năng phát triển của họ
trong tương lai để từ đó có những chiến lược ứng phó thích hợp.
Khi thẩm định thị trường của dự án CBTD đã sử dụng kết hợp phương
pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh chỉ tiêu và phương pháp
dự báo. Đối với từng khía cạnh của dự án, CBTD thẩm định đều đi từ tổng
quát đến cụ thể. Dùng phương pháp thẩm định theo trình tự để đánh giá tính
đầy đủ của nội dung trong mỗi khía cạnh, sau đó sử dụng phương pháp so
sánh chỉ tiêu để đánh giá nội dung đó đã đạt hay chưa. Trong phần nghiên
cứu thị trường CBTĐ sử dụng phương pháp dự báo để xác định lượng cầu
sản phẩm của dự án trong tương lai, kết hợp với chi phí của dự án có thể tính
toán được doanh thu của dự án.
C. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật

1.Lựa chọn địa điểm
- Đánh giá về sự phù hợp về quy hoạch của địa điểm: tuân thủ quy định
về quy hoạch xây dựng và kiến trúc của địa phương và các quy định của các
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy quản lý di
tích lịch sử.
- Tính kinh tế của địa điểm:
+ Địa điểm đó có gần nguồn cung cấp NVL, tiêu thụ sp đầu ra hay không.
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
16
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
+Có tận dụng đc cơ sở hạ tầng vốn có trong vùng không hay phải xây
dựng mới.
- Mặt bằng đc chọn có diện tích bao nhiêu. Diện tích phải đủ rộng để có
thể phát triển trong tương lai phù hợp với tiềm năng phát triển của doanh
nghiệp. Vị trí địa lý của dự án có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Cần xem xét các số liệu về địa chất công trình để từ đó ước tính đc chi
phí xây dựng và gia cố nền móng.
 Trong phân tích chọn địa điểm CBTD thường dùng kết hợp phương
pháp so sánh lựa chọn phương án tối ưu và phương pháp so sánh chỉ tiêu.
Bởi vì địa điểm thực hiện dự án rất khó thay đổi hoặc nếu thay đổi được thì
chi phí rất lớn. CBTT sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu để đánh giá
những thuận lợi và khó khăn của dự án nếu đặt tại địa điểm đó. Địa điểm phù
hợp sẽ giúp cho dự án bớt đi được nhiều chi phí qua đó lợi nhuận của dự án
tăng và ngược lại.
2.Quy mô sản xuất, công nghệ
+ Quy mô sản xuất:
- Công xuất thiết kế của dự án là bao nhiêu? có phù hợp với khả năng tài
chính, trình độ chuyên môn, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không?
- Sản phẩm của dự án là mới hay cũ?
- Quy cách mấu mã, chất lượng sản phẩm?

+Công nghệ:
- Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không? ở mức độ nào so với
trên thế giới?
- Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không?
Lý do lựa chọn công nghệ?
- Phương thức chuyên giao công nghệ có hợp lý không?
3.Ảnh hưởng của dự án đến môi trường.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường ( chất thải, tiếng ồn…)
- Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường.
Đánh giá bằng phương pháp so sánh đối chiếu với các văn bản luật
Môi trường.
4. Biện pháp xử lý môi trường.
=> Trong các nội dung trên CBTĐ cũng thường sử dụng phương pháp
thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh chỉ tiêu. Ở phần xác định
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
17
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
quy mô và công nghệ sản phẩm CBTĐ phải dựa vào lượng cung cầu đã
được dự báo trong tương lai để ra quyết định về tính phù hợp. Nếu quy mô
sản xuất đó không phù hợp thì nên lựa chọn quy mô bao nhiêu và nên sử
dụng công nghệ gì.
D. phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ vay.
1. Căn cứ tính toán:
Giải trình các thông số như: thời gian khấu hao, thời gian trả nợ, các
chi phí tính bằng tỷ lệ theo doanh thu. Ngoài ra giải trình các số liệu trong
bảng tính.
2.Hiệu quả tài chính
- Dựa vào dòng tiền của dự án tính toán các chỉ tiêu như NPV, IRR, thời
gian hoàn vốn, độ nhạy của dự án…
- Xác định doanh thu của dự án:

+ Sản lượng sản xuất của dự án trong tương lai được tính như thế nào.
Có hợp lý không? nếu không hợp lý thì CBTĐ phải đưa ra căn cứ khác và lý
giải tại sao lại đưa ra căn cứ này.
+ Xác định giá bán của sản phẩm, dịch vụ: xem xét cách thức xác định
giá bán của chủ đầu tư. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến giá bán.
- Chi phí của dự án: bao gồm các loại chi phí sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu: được tính theo % hay sản lượng, giá mua
nguyên vật liệu có hợp lý không? nếu không hợp lý CBTĐ đưa ra con số hợp
lý và giải thích tại sao chọn con số đó.
+ Chi phí năng lượng, nhiên liệu.
+ Chi phí nhân công sản xuất – kinh doanh: xem xét số lượng công nhân
trong dự án có phù hợp không? nếu phù hợp thì lương mỗi nhân công là bao
nhiêu. Nếu CBTĐ thấy không hợp lý thì đưa ra con số hợp lý và lý do chọn
con số đó.
+ Bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
+ Các chi phí trực tiếp.
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí lãi vay.
+ Các chi phí khác
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
18
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
=> Đối với mỗi loại chi phí CBTĐ phân tích, đánh giá xem có hợp lý hay
không? Nếu không thì đưa ra con số hợp lý và giải thích tại sao lại chọn con
số đó.
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
19
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
3. Phân tích độ nhạy của dự án

Phân tích các trường hợp khác nhau có thể xảy ra trong trường hợp thay
đổi doanh thu, chi phí… Đưa ra nhận xét về khả năng chịu rủi ro của dự án
khi các yếu tố trên biến động.
=> Đây là nội dung mà CBTĐ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thẩm
định nhất như phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh chỉ
tiêu, phương pháp dự báo và phương pháp phân tích độ nhạy.
E. Tài sản đảm bảo.
- Phân loại bất động sản, động sản, giấy tờ có giá, tài sản đã hinh
thành,và tài sản sẽ hình thành trong tương lai.
- Trình bày tính chất pháp lý của mỗi tài sản đảm bảo
- Phương pháp xác định giá trị?
- Trình bày nhận xét về tính chuyên dụng và khả năng quản lý của ACB.
F. Tính pháp lý của khoản vay
G. Nhận xét và đề xuất của TCTĐ
1.2.4. phương pháp thẩm định dự án
1.2.4.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự
Là phương pháp mà việc thẩm định dự án được tiến hành theo 1 trình tự
từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau, theo 2
bước lớn.
+ Bước 1: Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét một cách khái quát
các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất
tính đầy đủ, phù hợp hợp lý của dự án: hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ
đầu tư Từ đó CBTĐ có thể hình dung ra quy mô và tầm quan trọng của dự
án. Là cơ sở, căn cứ để tiến hành bước thẩm định tiếp theo.
+ Bước 2: Thẩm định chi tiết:
Bước này được tiến hành sau thẩm định tổng quát. CBTĐ tiến hành một
cách tỉ mỉ và chi tiết cho từng nội dung cụ thể của dự án từ việc thẩm định các
điều kiện pháp lý đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài
chính và kinh tế xã hội…
Trong quá trình thẩm định chi tiết nếu có một số nội dung cơ bản bị bác

bỏ thì CBTD có thể bác bỏ ngay mà không cần quan tâm đến các nội dung
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
20
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
còn lại của dự án. Yêu cầu của việc thẩm định chi tiết là theo từng nội dung
đầu tư phải có ý kiến nhận xét, kết luận, đồng ý, không đồng ý, nêu rõ những
gì cần phải bổ sung, sửa đổi.
Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên tại các ngân hàng
nói chung vầ PGD Nguyễn Khánh Toàn nói riêng vì thông qua thẩm định
tổng quát một vài chỉ tiêu cơ bản nếu dự án chấp nhận được thì sẽ được
sang giai đoạn thẩm định chi tiết. Ví dụ đối với dự án “Nâng cấp cơ sở
vật chất của khu sinh thái của công ty Đại An”. đầu tư là là Nguyễn Văn
Sơn, số tiền xin vay là 4 000 000 000VNĐ (bốn tỷ đồng ). Việc thẩm
định khía cạnh tổng quát cán bộ thẩm định thường tập trung vào các yếu
tố sau:
+ Yếu tố pháp lý: giấy phép đăng ký kinh doanh, thời hạn kinh doanh
+ Khả năng tài chính: các tài sản đảm bảo
+ Tình hình hoạt động kinh doanh năm gần nhất
Nếu các yếu tố trên thỏa mãn thì Ngân hàng sẽ thẩm định chi tiết
các nội dung sau:
+ Về phương diện quản lý: chủ đầu tư là Nguyễn Hải Yến đã có
kinh nghiệm rất nhiều trong việc quản lý nhà hàng.
+ Ngành nghề kinh doanh: được pháp luật cho phép
+ Địa chỉ: Số 55 phố Phan Đình Phùng _ Thị trấn Phùng_ Đan
Phượng_ Hà Nội
+ Về phương án nâng cấp:
- Nội dung nâng cấp sửa chữa: thay toàn bộ trang thiết bị trong các nhà
nghỉ gồm máy điều hoà và các trang trí nội thất bên trong trung,Mua nguyên
vật liệu xây dựng bể bơi và các trò chơi giải trí phục vụ khách du lịch.
1.2.4.2. Phương pháp so sánh,đối chiếu các chỉ tiêu:

Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với
các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật
thích hợp, thông lệ (trong nước và quốc tế) đây là phương pháp được CNTĐ
SV: Tạ Văn Dũng Lớp: Đầu tư 49B
21

×