Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Một số giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần GOODHEALTH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.79 KB, 41 trang )

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
MỤC LỤC
Tự nhiên superfood 12
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh tế thị trường bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào muốn tồn tại và
phát triển phải tập chung vào phát triển thị trường, nghĩa là thúc đẩy cho quá trình
lưu thông hàng hóa một cách nhanh chóng. Khi đó sản phẩm của công ty hay
doanh nghiệp tiêu thu ra thị trường càng nhiều thì sẽ thu được càng nhiều vốn quay
vòng đầu tư.
Công ty cổ phần Good Health Việt Nam là một công ty nhập khẩu các sản
phẩm từ công ty Good Health New Zealand, với các sản phẩm là thực phẩm chức
năng phục vụ cho nhu cầu sức khỏe của con người. Là một sinh viên học Ngành
quản trị kinh doanh thì việc được thực tập ở Công ty Good Health Việt Nam là vô
cùng thiết thực và quý giá đối với em. Qua đó em có thể củng cố và hoàn thiện
kiến thức về kinh doanh xuất nhập khẩu ở trong thực tế.
Luận văn tốt nghiệp là bài báo cáo nhằm giới thiệu những nét chung nhất về
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là kết quả quan sát, tổng hợp của sinh
viên sau những ngày thực tập tại doanh nghiệp. Bài Luận văn tốt nghiệp này giới
thiệu về Công ty cổ phần Good Healtn Việt Nam, về quá trình hình thành phát
triển, cơ cấu tổ chức, về chức năng nhiệm vụ, và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Mà hiện nay công ty coi trọng la làm thế nào sản phẩm của
công ty tiêu thụ một cách nhanh chóng, và thỏa mãn nhu cầu và chất lượng của
khách hàng, Do vậy chuyên đề “Một số giải pháp phát triển thị trường tại công ty
cổ phần GOODHEALTH VIỆT NAM” là chuyên đề phù hợp tình hình công ty
hiện nay.
Chuyên đề gồm 3 phần:
- Phần 1: Tổng quan công ty cổ phần “ GOODHEALTH VIỆT NAM.”


- Phần 2: Đánh giá thực trạng sản xuất , kinh doanh của cong ty cổ phần “
GOODHEALTH VIỆT NAM”
- Phần 3; Một số giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thu của công ty cổ phần “
GOODHEALTH VIỆT NAM”
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP GOODHEALTH VIỆT NAM
1.1.Giới thiệu về Goodhealth New Zealand
“Kẻ nghèo nhất cũng không đổi sức khỏe để lấy tiền. Người giàu nhất
cũng sẵn sàng đem hết tiền ra để lấy sức khỏe"
(CLEMENT COLTON)
Good Health là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển và sản xuất các
sản phẩm chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao, được chiết xuất từ tự nhiên có nguồn
gốc từ New Zealand.
Sứ mệnh của Good Health là chăm sóc sức khỏe cho mọi người một cách tốt
nhất bằng cách cung cấp các sản phẩm bổ dưỡng bổ sung cho chế độ ăn uống,hỗ
trợ điều trị các vấn đề thường gặp liên quan đến sức khỏe con người.
Lịch sử phát triển của Good Health
Năm 1988 John Blanchard đã bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất các sản
phẩm của Good Health. Ông nhận thấy thị trường các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ
chiết xuất từ thiên nhiên ở New Zealand đang phát triển rất nhanh và ông muốn
tham gia vào thị trường này.
John là người rất có kinh nghiệm trong việc trồng các thảo mộc và các cây
tinh dầu, đặc biệt là cây anh thảo. Tinh dầu hoa anh thảo EPO là sản phẩm đầu tiên
của Good Health và tiếp tục trở thành một trong những sản phẩm thành công và
nổi tiếng nhất của công ty.
Các con trai của ông là Dave, Brian và Daren hiện đang là giám đốc của Good

Health và tiếp tục truyền thống cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khoẻ không
chỉ cho NewZealand mà cho toàn thế giới. Đồng thời, họ đã phát triển Good
Health từ một công ty nội địa thành công ty toàn cầu.
Chất lượng sản phẩm
Các nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp sản phẩm dinh dưỡng bổ sung,
chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Đối với Good
Health, vấn đề chất lượng được bắt đầu từ các nguyên liệu thô và tiếp tục đến quá
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
2
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
trình sản xuất, đóng gói, nghiên cứu các liệu pháp thiên nhiên, bán hàng,
marketing, trưng bày các sản phẩm của chúng tôi tại các điểm bán lẻ. Đây là vấn
đề thiết yếu không chỉ đảm bảo rằng chúng tôi có sự cân bằng về dinh dưỡng trong
các công thức sản phẩm, mà chúng tôi còn cam kết sử dụng các thành phần chất
lượng cao nhất trong sản phẩm. Bởi vì Good Health là công ty gia đình, đồng thời
các sản phẩm chất lượng là giá trị cốt lõi của công ty. Các thành phần được mua từ
các nông dân New Zealand, không có hóa chất và các chất hữu cơ luôn là ưu tiên
hàng đầu.
Good Health được chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) và được kiểm
tra hàng năm bởi Medsafe. GMP có nghĩa là sự kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo
các sản phẩm phù hợp về quy cách, chất lượng. Điều này được kiểm tra bắt đầu từ
nguyên liệu thô, tiếp tục theo dõi kiểm tra trong quá trình sản xuất và tất cả các
thành phẩm phải vượt qua các điều kiện kiểm tra chất lượng cuối cùng. Điều này
đảm bảo cho khách hàng của chúng tôi có được sản phẩm chất lượng cao, được sản
xuất dưới điều kiện chất lượng nghiêm ngặt, thời hạn sử dụng và các thành phần
phải được ghi rõ trên nhãn.
Sản phẩm và dịch vụ
Phạm vi sản phẩm của chúng tôi rất rộng và bao gồm đầy đủ các loại tinh dầu,
sản phẩm về tiêu hoá, thủy hải sản, các công thức dược thảo, các loại vitamin,

khoáng chất và chăm sóc da. Good Health chuyên sản xuất các sản phẩm riêng biệt
phù hợp với đàn ông, phụ nữ, người già, mọi lứa tuổi và trẻ em. Công ty luôn tự
hào là nhà cung cấp các giải pháp tốt cho việc chăm sóc sức khoẻ hiện đại, đáp ứng
nhu cầu của xã hội luôn thay đổi hôm nay.
Nghiên cứu và phát triển
Đứng đầu đội ngũ cán bộ là các chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm,
Good Health cam kết đưa ra các công thức mang lại hiệu quả tối ưu và luôn có tính
chất đổi mới. Ngành công nghiệp sản phẩm dinh dưỡng bổ sung trải qua một thời
kỳ quá độ liên quan đến yêu cầu các sản phẩm tiêu chuẩn và việc thông qua các
thành phần, khách hàng có thể tin tưởng về chất lượng sản phẩm thông qua ngành
công nghiệp sản phẩm chăm sóc sức khoẻ chiết xuất từ thiên nhiên. Đội ngũ
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
3
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
chuyên gia và nghiên cứu kỹ thuật của đảm bảo rằng công ty luôn kết hợp các
nghiên cứu khoa học quốc tế hiện đại để đưa ra các công thức riêng. Bởi vì Good
Health là một công ty của New Zealand, công ty mong muốn được cung cấp những
sản phẩm co chất lượng cao nhất cho tất cả mọi người.
Xuất khẩu
Good Health có mạng lưới phân phối trên toàn thế giới gồm Nam Phi, Hong
Kong, Hà Lan, Korea, Đài Loan và Trung Quốc, Việt Nam, Australia. Cùng với
các đối tác thương mại của họ Good Health New Zealand sẽ tiếp tục mở rộng hệ
thống phân phối, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm hơn đáp ứng mọi nhu cầu trên
toàn thế giới.
1.2 GIỚI THIỆU VỀ GOOD HEALTH VIỆT NAM
Từ tháng 01/2007, Good Health Việt Nam là nhà tiên phong trong lĩnh vực nhập
khẩu thực phẩm chức năng có thương hiệu uy tín và nổi tiếng từ Good Health New
Zealand. Good Health Việt Nam sẽ kế tục truyền thống tốt đẹp đem đến cho mọi
người dân Việt Nam giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, với các sản phẩm dinh

dưỡng bổ sung được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên New Zealand trong lành.
Sản phẩm tiêu biểu
Lần đầu tiên tại Việt Nam, Good Health giới thiệu dòng sản phẩm nổi tiếng
trên thế giới, bao gồm 18 sản phẩm chăm sóc sức khỏe độc đáo nhất, thuộc 4 nhóm
đối tượng: trẻ em, phụ nữ, nam giới và người già.
Một số sản phẩm độc báo:
Sữa non (colostrum) Good Health là sản phẩm chuyên biệt về nâng cao sức
đề kháng, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Sữa non Good Health là sản phẩm
duy nhất công bố hàm lượng IgG, hàm lượng Sữa non, được sản xuất bằng công
nghệ tiên tiến và đắt tiền, đồng thời hoàn toàn thuần khiết.
Oyster Plus – Tăng cường sinh lực đàn ông. Là sản phẩm tiêu biểu dành cho
nam giới. Oyster rất giàu kẽm, giúp tăng cường hoocmon nam Testosteron, từ đó
tái tạo sinh lực đàn ông một cách tự nhiên.
EPO – Tinh dầu hoa anh thảo, một sản phẩm độc đáo chăm sóc sắc đẹp từ
bên trong. EPO giúp cân bằng hoocmon nữ, từ đó giảm các triệu chứng khó chịu
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
4
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
trong kỳ kinh nguyệt và mãn kinh. Đồng thời, EPO giúp làm đẹp da, tóc… giúp cơ
thể phụ nữ lấy lại vẻ thanh xuân đích thực.
Và các sản phẩm khác…
Phân phối
Được phân phối chính thức trên mạng lưới các nhà thuốc, các cửa hàng sữa và
siêu thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác. Mục đích của Good
Health là nhằm mang lại sự tiện dụng cho khách hàng từ khắp mọi miền trên cả
nước. Đồng thời, tại bất cứ nơi đâu trên cả nước, khách hàng đều có thể nhận được
sự chăm sóc, chỉ dẫn và tư vấn nhiệt tình từ các chuyên viên Good Health.
Chăm sóc khách hàng
Là một công ty giàu trách nhiệm, Good Health luôn quan tâm tới sức khỏe

của người dân trong và sau quá trình bán hàng. Sau gần một năm triển khai,
Goodhealth đã nhận được rất nhiều phản hồi từ phía khách hàng. Nhiều khách
hàng đã trở thành bạn hàng thân thiết của Good Health.
Hợp tác trong nước và quốc tế
Good Health Việt Nam không chỉ quan tâm tới sức khỏe của khách hàng,
chúng tôi tình nguyện chăm lo tới đời sống của những người dân Việt Nam đang
sinh sống trong hoàn cảnh khó khăn.
Hiện nay, công ty luôn sẵn sàng hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận trong
nước và quốc tế, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, mang lại niềm vui và hạnh
phúc cho người dân.
Với dòng sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ nhanh và tiện lợi, chăm sóc khách
hàng chu đáo, các sản phẩm của Good Health hiện đang là lựa chọn số một trở
thành những món quà tinh tế, sang trọng, bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, tình
yêu vợ chồng, tình yêu thương con cái, sự chân thành trong tình bạn và đối tác.
Khẩu hiệu của gia đình Good Health:
"Good Health nguyện mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho mọi gia đình
Việt Nam"
Công ty được thành lập vào tháng 1 năm 2007
Tên công ty: Công ty cổ phần Goodhealth Việt Nam
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
5
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
Vốn điều lệ ban đầu: 15 000 000 000 VNĐ ( Mười năm tỷ đồng chẵn)
Địa chỉ: 100 Linh Lang, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Tầng 10, tòa nhà Zodiac, Đường Duy Tân, Cụm Công
Nghiệp nhỏ Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 04 3726 4222
Fax: 04 3795 8989
MST: 0102091239

Số tài khoản: 140 213 412 600 19
Ngân hàng Techcombank- chi nhánh Đống Đa- Hà Nội
Email:
Web: goodhealth.com.vn
1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GOOD HEALTH VIỆT NAM
Công ty Good Health Việt Nam là một công ty tư nhân, có tư cách pháp nhân,
có con dấu riêng, hạch toán độc lập. Công ty luôn lấy phương châm “Good Health
nguyện mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho mọi gia đình Việt Nam” làm
phương châm phục vụ khách hàng. Chính vì thế trong hơn 6 năm hoạt động, công
ty đã tạo dựng cho mình một vị thế khá vững trong lòng người dân Việt Nam.
Công ty đang không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước.
Ngoài văn phòng chính ở Hà Nội, Công ty còn có thêm chi nhánh khác tại
miền nam
- Chi nhánh tại thành Phố Hồ Chí Minh:
- Địa chỉ: số 46- Hoa Lan- Phường 2- Quận Phú Nhuận- TPHCM
- Điện thoại: 08 3517 0369
- Fax: 08 3517 4867
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
6
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
1.4 MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA GOOD HEALTH VIỆT NAM
Sơ đồ 1: Mô hình hoạt động của công ty Good Health Việt Nam
( Nguồn: phòng hành chính và kế toán công ty Good Health Việt Nam)
- Giám đốc:
Quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng nghị
quyết và quyết định của ban quản trị. Giám đốc quản lý và khai thác mọi nguồn lực
của công ty như thị trường, lao động, vốn, tài sản, đất đai theo phương án đã được
phê duyệt để đạt được hiệu quả cao.
Xây dựng và trình ban quản trị phê duyệt chiến lược phát triển trung và dài

hạn của công ty.
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
Giám Đốc
Phòng
Marketing
Phòng kinh
doanh & NK
Phòng hành
chính & kế toán
Nhân viên quản
trị mạng
Nhân viên phụ
trách thiết kế
Nhân viên tư
vấn
Nhân viên
truyền thông
Nhân viên nhập
khẩu
Nhân viên kinh
doanh nhà thuốc
Nhân viên kinh
doanh cửa hàng
Nhân viên Show
room
Nhân viên hành
chính
Kế toán tổng
hợp
Kế toán thuế

7
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
Hàng quý, năm hoặc bất thường phải báo cáo ban quản trị về kết quả thực
hiện, kế hoạch và phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Trình ban quản trị phê duyệt nội quy lao động, quy chế phân phối thu nhập,
quy chế tuyển dụng và đào tạo lao động.
- Phòng kinh doanh và nhập khẩu: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản
xuất của công ty, theo dõi đôn đốc tổng hợp kế hoạch kinh doanh.
Chịu trách nhiệm nhập hàng từ cung cấp theo yêu cầu của ban giám đốc theo
quy trình từ bộ phận nhập khẩu .
- Phòng hành chính & kế toán: chịu trách nhiệm quản lý cấp tiền vốn, hạch
toán chi tiết, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phân tích tình hình tài chính
của công ty, cung cấp những thông tin tài chính cho giám đốc công ty có quyết
định sản xuất kinh doanh thích hợp lập kế hoạch quỹ tiền lương, BHXH…
- Phòng marketing: Nghiên cứu để chạy chương trình khuyến mãi để phối
hợp giúp đẩy nhanh quá trình bán hàng.
Là cầu nối cho sản phẩm của công ty đến được nhiều người tiêu dung nhất có
thể bằng các hình thức quảng cáo, PR sản phẩm cũng như công ty.
Tuy là doanh nghiệp quy mô vừa nhưng công ty đã chú trọng đến sự phát triển lâu
dài. Cơ cấu quản lý của công ty được tổ chức trên cơ sở các nguyên tắc:
+ Phù hợp với cơ chế quản trị doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường.
+ Có mục tiêu chiến lược thống nhất.
+ Có chế độ trách nhiệm rõ ràng, quyền hạn và trách nhiệm cân xứng với nhau
+ Có sự chỉ huy thống nhất vào một đầu mối, đồng thời có sự mềm dẻo về tổ
chức.
+ Bảo đảm tăng hiệu quả trong kinh doanh của công ty.
1.5 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA GOODHEALTH

VIỆT NAM
Công ty Goodhealth Việt nam là công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm,
thuộc quản lý của bộ y tế Việt Nam. Công ty có chức năng kinh doanh các sản
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
8
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
phẩm của Công ty cổ phần Goodhealth New Zealand, phục vụ cho nhu cầu về sức
khỏe của người dân trong nước.
Từ năm 2007- 2009 là giai đoạn bước đầu phát triển và thành lập doanh
nghiệp, ban đầu với số vốn thành lập hạn chế, cùng với đội ngũ nhân viên còn ít
khoảng 10 nhân viên nên mô hình kinh doanh của công ty chủ yếu là nhỏ lẻ, chưa
tiếp cận được thị trường rộng lớn,chưa tìm được nhiều khách hàng, sản phẩm nhập
khẩu chủ yếu khi đó là sữa non 8%, khách hàng mà công ty hướng tới là những
khách hàng có điều kiện về kinh tế.
Đây là giai đoạn mà công ty gặp phải rất nhiều khó khăn không chỉ về thị
trường tiêu thụ mà cả về các đối tác nước ngoài do mô hình kinh doanh công ty
chưa đủ lớn và người dân Việt Nam vẫn chưa biết đến dòng sản phẩm này.
Từ năm 2009- 2011 đây là giai đoạn mà công ty mở rộng mô hình kinh
doanh, qua đó mà đội ngũ nhân viên cũng được tăng lên. Đứng trước nhu cầu của
thị trường ngày càng lớn, công ty bước đầu tiến hành đa dạng hóa sản phẩm kinh
doanh bằng việc nhập khẩu thêm các sản phẩm của công ty Goodhealth New
Zealand nhằm mở rộng thêm đối tượng khách hàng.
Từ năm 2011 – 2012 Giai đoạn phát triển và đạt được những thành quả đáng
kể. Công ty không ngừng nâng cao việc mở rộng nguồn khách hàng, mở rộng
mạng lưới kinh doanh và nâng cao doanh thu.
Nhận thấy rằng thị trường miền nam có nhiều tiềm năng để kinh doanh các
sản phẩm thực phẩm bổ sung, công ty đã quyết định thành lập thêm văn phòng đại
diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh để mở rộng kinh doanh buôn bán xuống các tỉnh
thành phía nam do đó việc tiếp cận sản phẩm của khách hàng trong nước được dễ

dàng hơn và ngày càng tạo được uy tín, tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm.
Sau một thời gian mở rộng kinh doanh và hợp tác với đại lý, nhà phân phối,
công ty đã phân phối được sản phẩm tới hơn 20 tỉnh thành, tạo công ăn việc làm
cho trên 40 lao động
Kết quả hoạt động kinh doanh công ty từ năm 2010-2012
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm qua 2010-2012
Năm 2010 2011 2012
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
9
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
Chỉ tiêu
Giá trị (Tỷ VNĐ) Giá trị (Tỷ VNĐ) Giá trị (Tỷ VNĐ)
Tổng doanh thu
bán hàng
18.596942 25.020650 34.497821
Tổng giá trị
hành nhập
13.528917 16.987921 24.501856
Chi phí bán
hàng
2.654578 3.345921 3.990289
Lợi nhuận trước
thuế
2.413447 4.686808 6.005676
( Nguồn: phòng hành chính và kế toán công ty Good Health Việt Nam)
đơn vị tính: tỷ VNĐ
Biểu đồ 1: kết quả sản xuất kinh doanh
Qua bảng số liệu ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong vòng
3 năm qua không ngừng tăng trưởng. Năm 2010 mức tăng doanh thu là hơn 18 tỷ

đồng việt nam, năm 2011 con số tăng lên rất nhanh hơn 20 tỷ đồng, con số này đã
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
10
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
tăng mạnh trong năm 2012 lên 34 tỷ đồng, nguyên nhân năm 2012 do công ty đã
đẩy mạnh marketing online cho sản phẩm nên người tiêu dùng biết đến Goodhealth
nhiều hơn, bên cạnh đó cũng phải kể đến là do chất lượng một số sản phẩm sữa
cùng loại của Việt Nam bị người tiêu dùng lên án nên việc sản phẩm nhập ngoại
được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn, đây là một nguyên nhân không nhỏ.
Về vấn đề chi phí cũng tăng giảm mạnh theo các năm đặc biệt trong năm
2011 chi phí kinh doanh bỏ ra khá lớn tuy nhiên khoản lợi nhuận thu về không
tăng nhiều.Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận chi phí kinh doanh bỏ ra trong năm
2011 để phát triển hình ảnh của công ty đã góp phần không nhỏ cho năm 2012
thành công của công ty.
Dù chịu nhiều tác động và ảnh hưởng bởi những biến động của kinh tế trong
năm 2012 song công ty vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của
công ty để từ đó có những kế hoạch và định hướng mới trong thời gian tới
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG & THỰC TRẠNG KINH DOANH
NHẬP KHẨU SỮA NON 100% (PCP) GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
2.1 QUY TRÌNH NHẬP KHẨU SỮA NON 100% GIAI ĐOẠN 2010-2012
2.1.1 Giới thiệu về sản phẩm sữa non 100% (PCP)
Hình ảnh của sản phẩm
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
11
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
Tự nhiên superfood
• Chứa sữa non New Zealand

• Nguồn gốc từ bò ăn cỏ
• Tăng cường các yếu tố miễn dịch
• Bổ sung các yếu tố tăng trưởng
Thành phần: Sữa non Sữa bột (15-20% IgG), Hương vị tự nhiên
Thông tin dinh dưỡng:
Phục vụ mỗi chai: 33
Phần ăn: 3g

* Số lượng mỗi khẩu phần * Số lượng 100g
Năng lượng 40kJ 1350kJ
Protein 1.8G 58.5g
Chất béo, tổng số Ít hơn 1g 1.7G
- Bão hòa Ít hơn 1g Ít hơn 1g
Hóa chất cac bon
Ít hơn 1g 26.6g
- Đường Ít hơn 1g 26.6g
Sodium 14mg 461mg
Calcium 35mg 1160mg
Kali 39mg 1290mg
Vitamin B1 64mcg 2120mcg
Vitamin B2 71mcg 2370mcg
Folic Acid 1mcg 33mcg
IgG 0.5g 17.5g
IgA 26mg 880mg
IgM 8mg 275mg
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
12
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
Lactoferrin 16mg 541mg

* Tất cả các giá trị quy định là số trung bình
Chứa các sản phẩm sữa. Có thể chứa dấu vết của đậu nành. Không thích hợp
như một món ăn hoàn chỉnh cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng.
Không sử dụng nếu con dấu nắp bị vỡ.
Không có hương vị nhân tạo, chất làm ngọt, chất bảo quản, màu sắc được sử
dụng trong sản phẩm này.
CÔNG DỤNG
+ Bổ sung kháng thể tự nhiên, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề
kháng, bảo vệ cơ thể
+Giúp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
2.1.2 Quy trình nhập khẩu sữa non Goodhealth 100% từ New Zealand
Hoạt động nhập khẩu của công ty tuân thủ các quy định của cơ quản lý nhà
nước về nhập khẩu, có thể tóm tắt quy trình nhập khẩu sũa non 100% như sau:
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
13
Nghiên cứu thị trường Nhập
Khẩu
Lập phương án kinh doanh
Đàm phán,ký kết hợp đồng
NK
Tổ chức thực hiện hợp đồng
NK
Xin
giấy
phép
NK
Mở thư
tín dụng
L/C
Thuê

phương
tiện vận
tải
Mua Bảo
hiểm
hàng hóa
Giao
nhận
hàng hóa
Làm thủ
tục hải
quan
Khiếu
nại nếu

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
Sơ đồ 2: Quy trình nhập khẩu sản phẩm tại công ty
( Nguồn: phòng kinh doanh và nhập khẩu công ty Good Health Việt Nam)
B1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ, lựa chọn đối tác để nhập khẩu
Thị trường sữa Việt Nam những năm gần đây phát triển tương đối mạnh cùng
với sự phát triển của kinh tế xã hội. Những mặt hàng sữa công thức rất nhiều trên
thị trường, từ sữa nội cho đến sữa ngoại nhưng mặt hàng sữa non ( dạng thực phẩm
chức năng ) của New Zealand thì chưa có nhà nhập khẩu Việt Nam nào phân phối.
Vì những lý do trên mà công ty Goodhealth Việt Nam đã lựu chọn sản phẩm
sữa non là sản phẩm chủ lực cho hướng nhập khẩu kinh doanh của mình.
B2. Lập phương án kinh doanh
Lập phương án kinh doanh là bước làm ngay sau khi công ty đưa ra được định
hướng về những mặt hàng nhập khẩu dựa vào công tác nghiên cứu tiếp cận thị
trường nước.

Trên cơ sở các thông tin thu được từ hoạt động nghiên cứu thị trường, công ty
đã đưa ra được quyết định sẽ khai thác thị trường sữa non của Hà Nội trước, sau đó
sẽ mở rộng ra toàn miền bắc trước khi mở rộng thị trường miền nam.
Công ty đã không chọn sản phẩm theo tiêu chí giá cả, điều mà Good Health
Việt Nam lấy làm tiêu chí đó là họ định hướng tới chất lượng tốt nhất có thể của
sản phẩm. Cho nên đối tượng khách hàng của họ sẽ chủ yếu là những người có thu
nhập khá trở lên.
Good Health Việt Nam đã chọn giải pháp kinh doanh đa sản phẩm theo dòng
thực phẩm chức năng như : Sữa non cho người già và trẻ em, dòng sản phẩm chăm
sóc sắc đẹp cho phụ nữ hay dòng sản phẩm tăng cường sinh lý chon am giới.
Nhưng chủ đạo công ty vẫn lấy sản phẩm sữa non là trung tâm.
Để nhanh nhất làm cho khách hàng biết đến sản phẩm của công ty. Good
Health Việt Nam sẽ thành lập những Showroom nhằm quảng cáo và tư vấn cho
khách hàng.
B3. Đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng nhập khẩu
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
14
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
Đây là bước mà công ty đã thực hiện song song cùng với việc lập phương án
kinh doanh
Giao dịch
Sau lần đi New Zealand đầu tiên của chủ tịch công ty Good Health Việt
Nam đã xác định chữ tín trong làm ăn với đối tác cho nên đa số giao dịch chủ yếu
qua mail, fax và điện thoai đã giúp thúc đẩy nhanh cho quá trình đàm phán cũng
như giảm thiểu chi phí cho công ty.
Đàm phán
Việc đàm phán thực chất đã có trong giao dịch giữa 2 bên song đến giai
đoạn này nó được cụ thể như sau:
• Hỏi giá

Bằng việc hỏi giá qua mail, các thông tin như : tên hàng, quy cách phẩm
chất, số lượng, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán đêu được thể hiện rõ.
Mấu chốt là công ty Good Health Việt Nam đã có kinh nghiệm của vị chủ tịch
công ty trong vấn đề nhập hàng từ nước ngoài.
• Hoàn giá
Đây là bước mà cả 2 cùng đi theo 1 hướng để đến việc chấp nhận chào hàng
• Chấp nhận
Đó là việc 2 bên đồng ý với các thỏa thuận, sau đó sẽ tiến hành thành lập hợp
đồng giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng sẽ được lập thành hai bản,
mỗi bên giữ một bản sau khi hợp đồng được ký kết.
Ký kết hợp đồng nhập khẩu
Bằng việc 2 bên đã chấp nhận ở trên các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp
đồng sẽ được soạn thảo. Các điều khoản chủ yếu bắt buộc trong hợp đồng mà 2
bên phải thỏa thuận đó là: tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, phương
thức thanh toán, địa điểm và thời hạn nhận hàng. Ngoài ra còn có các điều khoản
khác như khiếu nại, trọng tài và giải quyết tranh chấp Good Health việt Nam cũng
đã đưa vào ở điều kiện phụ của hợp đồng.
Tất cả các điều kiện liên quan đến vấn đề giao nhận của hợp đồng mà 2 bên
đã kí ở trên đều theo INCOTERMS 2000( ở phần kết thúc hợp đồng công ty và đối
tác nêu rõ số bản hợp đồng, ngôn ngữ sử dụng để ký kết là tiếng anh, gịá trị pháp
lý của hợp đồng, thời hạn hiệu lực của hợp đồng, chữ ký và dấu của 2 bên tham gia
hợp đồng).
B4. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
15
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
Xin giấy phép Nhập khẩu
Do đây là sản phẩm thuộc nghành thực phẩm cho nên Good Health Việt
Nam đã phải xin giấy phép nhập khẩu của bộ Y tế Việt Nam, cũng như phải đáp

ứng theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
Mở thư tín dụng
Thỏa thuận mở L/C tại ngân hàng nào thì sau khi ký kết hợp đồng công ty
Good Health Việt Nam sẽ chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cũng như số tiền theo quy
định của hợp đồng để mang đến ngân hàng đó để làm thủ tục mở L/C.Thông
thường ngân hàng mà Good Health Việt nam chọn là ngân hàng Vietcombank Hà
Nội tại hội sở Hoàn Kiếm, Hà Nội.Thêm vào đó thì L/C không hủy ngang và công
ty thường phải ký quỹ từ 10-20% giá trị hợp đồng. Sau khi L/C được đối tác là
công ty của NewZealand chấp nhận và tiến hành giao hàng thì công ty sẽ nhận
được bộ chứng từ hàng hóa từ người bán thông qua ngân hàng mở L/C, ngân hàng
mở LC tiến hành kiểm tra.Nếu bộ chứng từ khớp với hợp đồng nhập khẩu và LC
thì ngân hàng sẽ gửi cho công ty một hối phiếu để công ty ký chấp nhận trả tiền
cho bên bán.
Thuê phương tiện vận tải
Công ty thường nhập khẩu theo giá CIF giao hàng tại cảng Hải Phòng trong
những trường hợp đặc biệt công ty mới sử dụng CIF cảng Nội Bài. Cho nên công
ty chi chịu trách nhiệm khi hàng đến tại cảng nhận hàng. Vì đây là sản phẩm yêu
cầu mức độ bảo quản khá cao cho nên công ty đã chấp nhận giá CIF tại cảng đến
để giảm thiểu rủi ro nhập hàng.
Khoảng trên 90% hàng được chuyên chở bằng đường biển,phần còn lại là
đường hàng không.
 Làm thủ tục hải quan
Hàng nhập khẩu của công ty thường được nhập qua cảng Hải Phòng, khi nhận
được thông báo hàng về và bộ chứng từ thanh toán của ngân hàng thị nhân viên
giao nhận chứng từ của công ty sẽ lập tờ khai hải quan, khai chính xác tên hàng,
mã số hàng nhập khẩu, số lượng, đơn giá, trị giá, áp thuế và tính thuế nhập khẩu
như sau:
Hồ sơ gồm có tờ khai hải quan, hợp đồng ngoại, giấy báo nhận hàng, hóa đơn
thương mại, lệnh giao hàng, vận đơn gốc, giấy chứng nhận chất lượng xuất xứ,
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503

16
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
giấy chứng nhận kiểm định, đơn Bảo hiểm, bảng kê chi tiết hàng hóa, giấy phép
kinh doanh, giấy giới thiệu mang đi nhận hàng của công ty
Sau khi xem xét giấy tờ, nhân viên hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa về
số lượng, chất lượng, nhãn mác, chủng loại máy có phù hợp với tờ khai và hợp
đồng không? Nếu phù hợp tiến hành đóng thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu, nộp
lệ phí lưu kho hải quan, lệ phí làm thủ tục, lệ phí hàng hóa
Thủ tục hải quan sẽ hoàn thành khi tờ khai được ký và đóng dấu của chi cục
hải quan cửa khẩu cảng Hải phòng kv1.
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
17
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
Giao nhận và kiểm tra hàng hóa
Để nhận hàng hóa nhập khẩu từ Hải Phòng công ty sẽ có nhân viên đến cảng
nhận hàng theo tiêu chuẩn quy định đã cam kết trong hợp đồng mà Good Health
Việt Nam kí với đối tác New Zealand. Việc nhận hàng sẽ được nhân viên nhận
hàng mang theo như vận đơn, lệnh giao hàng để làm thủ tục nhận hàng.
Về khâu kiểm tra hàng hóa, vì là sản phẩm thực phẩm chức năng nên việc
đóng hàng đã rất đảm bảo, chỉ cần kiểm tra bên ngoài bao gói, hàng mới 100%.
Sau đó hàng sẽ đước trở về kho của công ty Goodhealth Việt Nam.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Vì đây là sản phẩm thực phẩm chức năng nên đã có những lúc Good Health
Việt Nam đã phải khiếu nại và yêu cầu phía đối tác NewZealand đổi hàng do lỗi ẩn
tì mà nhân viên nhận hàng không thể kiểm tra được và nó chỉ được phát hiện khi
người tiêu dùng dùng sản phẩm. Nếu phát hiện có hàng bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu
hụt, mất mát thì công ty sẽ tiến hành lập ngay hồ sơ khiếu nại tùy theo tính chất
của tổn thất, sau đó sẽ viết đơn khiếu nại và gửi kèm theo các bằng chứng về việc

tổn thất như biên bản giám định, hóa đơn, vận đơn đường, đơn bảo hiểm cho bên
bán trong thời hạn quy định. Good Health Việt Nam và phía đối tác luôn sử lý tốt
các tình huống không mong muốn.Song nếu trong tương lai có những khiếu nại mà
2 bên không tự giải quyết được thì lúc đó sẽ làm đơn gửi trọng tài kinh tế hoặc tòa
án kinh tế theo quy định của hợp đồng.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NK SỮA NON 100% (PCP) GIAI
ĐOẠN 2010 - 2012
2.2.1 Tổng kim ngạch nhập khẩu Sữa non 100% (PCP) giai đoạn 2010
-2012
Mặc dù giai đoạn 2010 -2012 là giai đoạn khó khăn của kinh tế Việt Nam do
ảnh hưởng suy thoái của kinh tế thế giới nhưng kim ngạch nhập khẩu của sản
phẩm sữa non 100% vẫn tăng theo từng năm, nó đước thể hiện qua bảng Kim
nghach nhập khẩu dưới đây.
Bảng 2: Tổng kim ngạch nhập khẩu Sữa non 100% giai đoạn 2010 -2012
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
18
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
Năm
Số lượng NK PCP
( Hộp )
Tăng trưởng qua các
năm (%)
Kim ngạch NK
(Tỷ VND )
2010 1050 4.25
2011 1705 62,3% 6.82
2012 2160 26,68% 8.64
Tổng 4915 19.71
( Nguồn: phòng hành chính và kế toán công ty Good Health Việt Nam)

Qua bảng số liệu của công ty thì kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 4.25 tỷ
VND, năm 2011 đạt 6.82 tỷ VND, tăng 2.57 tỷ hay tăng 60.5% so với năm 2010,
năm 2012 kim ngạch NK đạt 8.64 tỷ VND, tăng 1.82 tỷ hay tăng 26.7% so với
năm 2011, điều này cũng cho thấy sự ảnh hưởng không nhỏ của suy thoái kinh tế
thế giới đến sự phát triển của công ty. Năm 2010 công ty nhập 1050, đến năm
2011 có thể nói là năm mà công ty đạt tỷ lệ NK cao nhất tăng 62.3% so với 2010,
đến cuối năm 2012 thì mức độ tăng chỉ đạt 26.68%.
( ĐVT: Tỷ VNĐ)
Biểu đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu sữa non của công ty qua các năm 2010-2012
2.2.2 Cơ cấu kim ngạch theo mặt hàng
Trong các năm qua, Công ty cổ phần Good Health Việt Nam đã lập quan hệ
với nhiều đối tác là các đại lý trong nước và kết hợp với một số đối tác bán hàng
online như muachung.vn hoặc bán hàng trực tuyến như TV shopping
Khu vực thị trường Hà Nội và Hồ Chí Minh vốn là thị trường truyền thống
của công ty, luôn chiếm phần lớn tỷ trọng trong trị giá nhập khẩu của công ty.
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
19
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
Bảng 3: Cơ cấu tình hình nhập khẩu theo mặt hàng của công ty
Sản phẩm
2010 2011 2012
Trị giá
(Tỷ
VNĐ)
Tỷ trọng
( %)
Trị giá
(Tỷ
VNĐ)

Tỷ trọng
( %)
Trị giá
(Tỷ
VNĐ)
Tỷ trọng
( %)
ACP175 1.56 11.53 1.45 8.53 2.41 9.83
ACP 350 2.64 19.51 3.21 18.89 4.92 20.07
PCP 4.25 31.41 6.82 40.14 8.64 35.25
Oyter plus 3.23 23.87 3.75 22.07 4.87 19.87
Sữa ong chúa 1.85 13.67 1.76 10.36 3.67 14.97
Tổng 13.53 100 16.99 100 24.51 100
( Nguồn: phòng hành chính và kế toán công ty Good Health Việt Nam)
Qua bảng cho ta thấy tỷ trọng nhập khẩu và trị giá nhập khẩu qua các năm có
sự biến động khá rõ rệt trong đó sản phẩm PCP chiếm tỷ lệ nhập khẩu khá cao cụ
thể tri giá nhập năm 2010 đạt 4.25 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 31.41 %, năm 2011 đạt
cao hơn chiếm 40.14% đến năm 2012 giảm còn 35.25%, trong giai đoạn từ năm
2010 đến 2012 tổng sản phẩm PCP công ty nhập là 19.71 tỷ VNĐ chiếm 35.8%.
Sản phẩm nhập khẩu lớn thứ 2 sau PCP là OY, xã hội hiện nay sức khỏe của nam
giới đang được coi trọng hơn trước nên đây cũng là đối tượng tiềm năng mà công ty đang
hướng tới nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế mà dòng sản phẩm có giá thành cao
này cũng đang gặp ảnh hưởng, cụ thể năm 2010 đạt 3.23 tỷ VNĐ chiếm 23.87%, năm
2011 tỷ lệ này giảm đi còn 22.07%, năm 2012 chiếm 19.87%, tính trong giai đoạn 2010-
2012 tổng sản phẩm OY công ty nhập khẩu là 11.85 tỷ VNĐ chiếm 21.53%.
Sản phẩm nhập khẩu lớn thứ 3 của công ty là ACP 350, đây là dòng sản phẩm
chủ lực của những năm đầu thành lập công ty do công dụng và giá thành sản phẩm
này phù hợp với kinh tế của nhiều gia đình Việt Nam, năm 2010 trị giá nhập khẩu
của sản phẩm đạt 2.64 tỷ VNĐ chiếm 19.51%, năm 2011 tăng lên 18.89%, đến năm
2012 giá trị này tăng lên 4.92 tỷ VNĐ chiếm 20.07%, tính trong giai đoạn 2010-

2012 tổng sản phẩm ACP 350 công ty nhập khẩu là 10.77 tỷ VNĐ chiếm 19.57%.
Các sản phẩm khác công ty nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn do đặc thù thị
trường cũng như về giá cả, mức độ am hiểu, thông tin về sản phẩm tới khách hàng.
2.2.3 Cơ cấu kim ngạch tiêu thụ theo khu vực Bắc - Nam
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
20
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch tiêu thụ khu vực Bắc-Nam
Sản phẩm
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Miền
bắc
(Tỷ
VNĐ)
Miền
nam
(Tỷ
VNĐ)
Miền
bắc
(Tỷ
VNĐ)
Miền
nam
(Tỷ
VNĐ)
Miền
bắc
(Tỷ

VNĐ)
Miền
nam
(Tỷ
VNĐ)
ACP 175 0.87 0.69 0.76
0.69
1.42
0.99
ACP 350 1.63 1.01 1.84
1.37
2.65
2.27
PCP 2.67 1.58 3.95
2.87
5.2
3.44
Oyter plus 1.68 1.55 1.94
1.81
2.76
2.11
Sữa ong chúa 1.12 0.73 0.92
0.84
1.97
1.70
Tổng
(Tỷ VNĐ)
7.97
5.56 9.41 7.58 14.00 10.51
13.53 16.99 24.51

Tỷ Trọng (%) 58.91 41.09 55.39 44.61 57.12 42.88
( Nguồn: phòng hành chính và kế toán công ty Good Health Việt Nam)
Năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu của miền Bắc đạt 7.97 tỷ VNĐ chiếm
58.91%, trong đó sản phẩm PCP đạt cao nhất và đạt 2.67 tỷ VNĐ chiếm tỷ lệ
33.5% tổng kim ngạch nhập khẩu của miền, đứng thứ 2 là OY đạt 1.68 tỷ VNĐ
chiếm 20.07%. Tổng kim ngạch nhập khẩu của miền Nam trong năm đạt 5.56 tỷ
chiếm 41.09%, trong đó sản phẩm PCP cũng đạt cao nhất và đạt 1.58 tỷ VNĐ
chiếm 28.4% tổng kim ngạch nhập khẩu của miền, thấp hơn miền Bắc 0.13 tỷ
VNĐ, đứng thứ 2 là OY đạt 1.55 tỷ VNĐ chiếm 27.87%.
Năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu của miền Bắc đạt 9.41 tỷ VNĐ chiếm
55.39%, trong đó sản phẩm PCP chiếm tỷ lệ cao nhất và đạt 3.95 tỷ VNĐ chiếm tỷ lệ
23.25% tổng kim ngạch của miền, đứng thứ 2 là OY đạt 1.94 tỷ VNĐ chiếm 11.42%.
Tổng kim ngạch nhập khẩu của miền Nam trong năm đạt 7.58 tỷ VNĐ chiếm 44.61%,
trong đó sản phẩm PCP chiếm tỷ lệ cao nhất và đạt 2.87 tỷ VNĐ chiếm tỷ lệ 16.9%,
thấp hơn miền Bắc 1.08 tỷ VNĐ, đứng thứ 2 là OY đạt 1.81 tỷ VNĐ chiếm 10.65%.
Năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu của miền Bắc đạt 14 tỷ VNĐ chiếm 57.11%,
trong đó sản phẩm PCP chiếm tỷ lệ cao nhất và đạt 5.2 tỷ VNĐ chiếm 37.14% tổng kim
ngạch miền, đứng thứ 2 là OY đạt 2.76 tỷ VNĐ chiếm 19.71%. Tổng kim ngạch nhập
khẩu của miền Nam trong năm đạt 10.51 tỷ VNĐ chiếm 42.89%, trong đó sản phẩm PCP
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
21
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
chiếm tỷ lệ cao nhất và đạt 3.44 tỷ VNĐ chiếm 32.73% tổng kim ngạch miền, thấp hơn so
với miền Bắc 2.44 tỷ VNĐ, đứng thứ 2 là ACP 350 đạt 2.27 tỷ VNĐ chiếm 21.6%.
Qua những phân tích trên ta có thể thấy sự chênh lệch kim ngạch giữa 2
miền, và nhu cầu sản phẩm của 2 miền cũng có sự khác nhau, nếu như ở miền Bắc
PCP đang có nhu cầu tăng cao thì ở miền Nam OY mới là sản phẩm có tiềm năng
phát triển. Cũng từ nhận định đó ta có thể vạch ra cho công ty hướng phát triển sản
phẩm cho từng miền và đảm bảo được thị trường chủ lực miền Bắc và khai thác

sâu thị trường tiềm năng miền bắc
2.2.4 Cơ cấu kim ngạch theo phương thức vận tải sử dụng khi nhập khẩu.
Bảng 5: Cơ cấu kim ngạch theo phương thức vận tải
Sản phẩm
2010 2011 2012
Đường
biển
(Tỷ
VNĐ)
Đường
HK
(Tỷ
VNĐ)
Đường
biển
(Tỷ
VNĐ)
Đường
HK
(Tỷ
VNĐ)
Đường
biển
(Tỷ
VNĐ)
Đường
HK
(Tỷ
VNĐ)
ACP 175 1.42 0.14 1.21

0.24
2.10
0.31
ACP 350 2.36 0.28 2.86
0.35
4.40
0.52
PCP 3.87 0.38 6.25
0.57
7.86
0.78
Oyter plus 2.94 0.29 3.48
0.27
4.33
0.54
Sữa ong chúa 1.66 0.19 1.57
0.19
3.28
0.39
Tổng ( Tỷ VNĐ)
12.25
1.28 15.37 1.62 21.97 2.54
13.53 16.99 24.51
Tỷ Trọng (%) 90.54 9.46 90.46 9.54 89.64 10.36
( Nguồn: phòng hành chính và kế toán công ty Good Health Việt Nam)
Năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu theo đường biển của công ty đạt 12.25
tỷ VNĐ chiếm 90.54% và tổng kim ngạch nhập khẩu theo đường hàng không đạt
1.28 tỷ VNĐ chiếm 9.46%, trong đó có 90.06% tổng sản phẩm PCP đi theo đường
biển và 8.94% là đi theo đường hàng không.
Năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu theo đường biển của công ty đạt 15.37

tỷ VNĐ chiếm 90.46 % và tổng kim ngạch nhập khẩu theo đường hàng không đạt
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
22
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
1.62 tỷ VNĐ chiếm 9.54%, trong đó có 91.64% tổng sản phẩm PCP đi theo đường
biển, tăng 1.58% so với năm 2010, và 8.36% là đi theo đường hàng không.
Năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu theo đường biển của công ty đạt
21.97 tỷ VNĐ chiếm 89.64% và tổng kim ngạch nhập khẩu theo đường hàng
không đạt 2.54 tỷ VNĐ chiếm 10.36%, trong đó có 90.97% tổng sản phẩm PCP đi
theo đường biển, tăng 0.91% so với năm 2010, và 9.03% PCP là đi theo đường
hàng không.
Xu hướng nhập khẩu của công ty là theo đường biển, điều này sẽ giúp công
ty tiết kiệm được chi phí tối đa, ngòai ra vẫn có gần 10% tổng kim ngạch sản phẩm
nhập theo đường hàng không, đây đều là những lần nhập lô hàng nhỏ lẻ hoặc
những khi hàng đang cần gấp. Tuy nhiên, nhập khẩu sản phẩm theo đường biển
cũng sẽ có một số mặt hạn chế so với nhập khẩu hàng hóa theo đường hàng không
như tỷ lệ rủi ro cao hơn, thời gian kéo dài, thủ tục hành chính rắc rối…
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG
TY GOOD HEALTH VIỆT NAM
2.3.1 Thành tựu
Trong những năm gần đây nhìn chung hiệu quả nhập khẩu hàng hóa của công
ty đã được cải thiện một cách đáng kể, dẫn đến có những kết quả đáng ghi nhận,
Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng theo từng năm, cho dù năm 2012 do bất ổn kinh tế
nhưng tình hình kinh doanh của công ty vẫn duy trì ở mức tốt.Có được những kết
quả này là do sự phấn đấu không ngừng của toàn thể nhân viên và ban giám đốc
công ty
Hoạt động nhập khẩu diễn ra liên tục, kịp thời, tạo nguồn hàng phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của công ty, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Trong thời gian qua công ty chú trọng tăng cường các mối quan hệ với khách

hàng, không ngừng nâng cao trách nhiệm của mình trong hoạt động kinh doanh do
đó kim ngạch nhập khẩu, doanh số bán hàng nhập khẩu và khả năng tiêu thụ hàng
nhập khẩu trên thị trường trong nước ngày một cao hơn.
Ngoài ra công ty còn tạo mối quan hệ tốt với đối tác kinh doanh nước ngoài
điều này được thể hiện qua số lần nhập khẩu các lô hàng, điều kiện thỏa thuận
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
23
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
nhanh, nhập đến đâu thanh toán luôn đến đó, thực hiện hợp đồng với khách hàng
và không có hợp đồng nào bị khiếu nại.
Tiết kiệm được chi phí giao dịch do phần lớn giao dịch với bạn hàng qua
email, fax điện thoại, sự linh hoạt và nhạy bén trong quản lý kinh doanh, chấp nhận
sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời xác định
đứng đắn mặt mạnh và mặt yếu của mình, để xây dựng mục tiêu, phương hướng
kinh doanh hợp lý, đội ngũ cán bộ kinh doanh của công ty luôn coi trọng công tác
marketing nhằm đáp ứng được các mục tiêu, kế hoạch đề ra
Kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa công ty cung cấp điều này được thể hiện qua
mỗi đợt hàng công ty nhập sẽ có nhân viên phụ trách việc đưa hàng hóa đi kiểm tra
chất lượng sản phẩm tại Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, nhân viên tư vấn sẽ có trách
nhiệm hướng dẫn, tư vấn sử cho khách hàng dùng sản phẩm, ngoài ra công ty còn
thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại cho khách hàng một cách nhanh nhất với
quy định phải giải quyết đơn khiếu nại của khách hàng trong 1 ngày.
Công tác tổ chức cán bộ, công ty luôn quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ
với ý thức con người là nhân tố quyết định tất cả. Công ty có chính sách ưu tiên
trong lĩnh vực đào tạo thường xuyên đội ngũ nhân viên, có chương trình rõ ràng,
dành chi phí hợp lý cho đào tạo. Hàng năm công ty đều tổ chức các khóa học về
nghiệp vụ, ngoại ngữ và vi tính cho nhân viên. Ngoài ra, công ty luôn có chính
sách khen thưởng kịp thời với cán bộ nhân viên làm việc tích cực.
2.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, công ty còn
tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết và khắc phục sau.
Hiện tại mặc dù công ty đã có phòng kinh Marketing riêng biệt nhưng mới
tách ra nên công việc nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm tới người tiêu
dùng, hỗ trợ nhân viên kinh doanh trong việc phân phối sản phẩm ra thị trường còn
chưa thực sự hiệu quả.
Phương thức nhập khẩu chủ yếu của công đi là đường biển nên khi nhập khẩu
một vài lô hàng thời gian thực hiện hợp đồng là khá dài mất khoảng 1 đến 2 tháng,
điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty, một số sản phẩm khi
SV: Đào Văn Bắc MSV: 7TD02503
24

×