Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế thep phương thức chứng từ hàng nhập của NHNo&PTNT Cầu Giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 56 trang )

GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diến giải
1 NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
2 MKT Marketing
3 NHTM Ngân hàng thương mại
4 TTQT Thanh toán quốc tế
5 NHNN Ngân hàng nhà nước
6 NK Nhập khẩu
7 L/C Tín dụng chứng từ
8 UBND Ủy ban nhân dân
9 KD Kinh doanh
10 XNK Xuất nhập khẩu
11 KT Kinh tế
12 VN Việt nam
13 NH Ngân hàng
14 Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam
15 Vietinbank Ngân hàng công thương Việt nam
16 Vietcombank Ngân hàng ngoại thương Việt nam
17 BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
1 Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Cầu Giấy
2 Hình 1.2 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy giai đoạn
2007-2009
3 Hình 1.3 Cơ cấu tiền gửi phân theo đối tượng của Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu giấy
giai đoạn 2007-2010
4 Hình 1.4 Cơ cấu tiền gửi phân theo loại tiền của Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu giấy giai
đoạn 2007-2010


5 Hình 1.5 Tổng dự trữ của NHNo & PTNT Cầu giấy giai đoạn 2007-2009
6 Hình 1.6 Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian của NHNo & PTNT Cầu giấy giai đoạn 2007-
2009
7 Hình 1.7 Biểu đồ dư nợ phân theo loại tiền của NHNo & PTNT Cầu giấy giai đoạn 2007-
2009
8 Hình 1.8 Tổng doanh thu thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT Cầu giấy giai đoạn
2007-2009
9 Hình 1.9 Phí dịch vụ thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT Cầu giấy
10 Hình 2.1 Tỷ trọng doanh số chuyển tiền hàng nhập trong tổng doanh số thanh toán quốc tế
hàng nhập giai đoạn 2007-2009
11 Hình 2.2 Tỷ trọng doanh số nhờ thu hàng nhập trong tổng doanh số thanh toán quốc tế
hàng nhập giai đoạn 2007-2009
12 Hình 2.3 Tỷ trọng doanh số L/C nhập khẩu trong tổng doanh số thanh toán quốc tế hàng
nhập giai đoạn 2007-2009
13 Hình 2.4 Tình hình doanh số tín dụng chứng từ nhập khẩu của NHNo & PTNT cầu giấy
giai đoạn 2007-2009
14 Hình 2.5 Tình hình số lượng giao dịch tín dụng chứng từ nhập khẩu
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động ngoại thương càng
trở nên phổ biến và dễ dàng hơn, các quốc gia tiến hành mở cửa nhiều hơn
nữa, tạo điều kiện cho hàng hóa trên toàn thế giới thâm nhập vào thị trường
nước mình. Không nằm ngoài xu thế chung đó, nền kinh tế nước ta càng
ngày càng phát triển, hoạt động ngoại thương đang ngày càng trở nên phổ
biến. Chính sách mở cửa của nước ta đã làm tăng sự giao thương giữa nước ta
với các nước trên thế giới làm cho hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng
phát triển. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế, với các chính sách cải cách
mạnh mẽ của chính phủ thì hoạt động thương mại đang ngày càng nhôn nhịp.

Điều đó đòi hỏi các ngân hàng của Việt Nam phải có những đổi mới trong
hoạt động nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương,
nhất là trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cầu Giấy là một trong
những chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam cũng thực hiện nghiệp
vụ thanh toán quốc tế. Thực hiện nghiệp vụ này, chi nhánh đã hỗ trợ cho việc
thanh toán của các doanh nghiệp. Nhằm tìm hiểu về hiện trạng hoạt động
thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Cầu Giấy để đưa ra các giải pháp đẩy
mạnh hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động
thanh toán qua phương thức tín dụng chứng từ, tôi xin đưa ra đề tài nghiên
cứu: Đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế thep phương thức chứng từ hàng
nhập của NHNo&PTNT Cầu Giấy.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích tình hình thanh toán quốc tế và thanh toán bằng phương thức
tíndụng chứng từ tại NHNo&PTNT Cầu Giấy
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 1
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế
bằng phương thức tín dụng chứng từ hàng nhập tại NHNo&PTNT Cầu Giấy.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ hàng nhập
- Phạm vi nghiên cứu: NHNo&PTNT trong giai đoạn 2007-2010 và kế
hoạch tới 2025
4. Kết cấu của chuyên đề
- CHƯƠNG I: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Cầu Giấy
- CHƯƠNG II: Phân tích thực trạng của dịch vụ thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ hàng nhập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Cầu Giấy giai đoạn 2007-2010

- CHƯƠNG III: Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ hàng nhập của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Cầu Giấy.
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 2
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦU GIẤY
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Cầu Giấy
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông chi
nhánh Cầu giấy
Địa chỉ: Số 99, Trần Đăng Ninh, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Giám đốc: Lê Quốc Tuấn
Số điện thoại: 0437910813
Fax: 047910813
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành
lập năm 1988 là một trong năm ngân hàng thương mại nhà nước có quy mô
lớn nhất tại Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam mà tiền thân là Ngân hàng phát triển nông thôn Việt Nam đã trải qua
quá trình phát triển hơn 20 năm và đến này trở thành một trong những ngân
hàng hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn có 2200 chi nhánh, điểm giao dịch và hơn 30000 cán bộ nhân viên.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cầu Giấy được thành
lập từ năm 1997, tách ra từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Từ Liêm và chuyển đổi thành Chi nhánh cấp 2 trực thuộc
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội. Ngay từ ngày đầu
thành lập mặc dù còn nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, cơ sở vật chất nhưng
Ban lãnh đạo và Cán bộ Nhân viên của Chi nhánh đã hết sức nỗ lực để đạt
được kết quả tốt nhất, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 3
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
Năm 2004 đánh dấu một bước phát triển của chi nhánh khi một trụ sở
mới được xây dựng tại số 99, Đường Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng,
quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Ngày 12/2/2006, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cầu
giấy được nâng cấp từ chi nhánh cấp 2 lên chi nhánh cấp 1 theo Quyết định số
35 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau đó ngày 13/2/2006. Chủ tịch Hội
đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã
ra quyết định số 28/QĐ/HĐQT-TCCB chính thức thành lập Chi nhánh cấp 1
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cầu Giấy.
Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cầu Giấy đã
trở thành một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả trong hệ thống
NHNo&PTNT với hơn 100 cán bộ nhân viên và 10 phòng giao dịch trực
thuộc. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh đã có những bước
phát triển vững chắc khẳng định uy tín, vị thế thương hiệu của mình trong
hoạt động kinh doanh tiền tệ.
1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Cầu Giấy
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Cầu Giấy
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Cầu Giấy
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 4
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.2. Chức năng của các phòng ban
- Phòng kế toán ngân quỹ:
Phòng kế toán ngân quỹ có chức năng: Tham mưu về việc thực hiện các
nghiệp vụ kế toán thanh toán tài chính theo chế độ và pháp luật; tổ chức công
tác hạch toán kinh doanh tiền tệ tín dụng và ngân hàng.
- Phòng tín dụng:
Phòng tín dụng có chức năng: Tiếp xúc phỏng vấn khách hàng, xem xét các
thông tin liên quan đến khoản vay, thẩm định xem xét đánh giá các thông tin

liên quan đến khoản vay,… để đưa ra mức cho vay, thời hạn cho vay, kỳ nợ
thu phù hợp với tình hình kinh doanh của khách hàng và trình giám đốc xem
xét cho vay, giải ngân, theo dõi nợ xem tình hình sử dụng vốn của khách
hàng, thu nợ, phát hiện kịp thời các khoản vay có vấn đề để có biện pháp xử
lý kịp thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh cho ngân hàng
- Phòng kinh doanh ngoại hối:
Phòng kinh doanh ngoại hối có chức năng: Thực hiện các công việc liên quan
đến thanh toán quốc tế như: chuyển tiền quốc tế, thanh toán và nhận thanh
toán L/C…; kinh doanh ngoại hối; thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh
ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế đồng thời tham mưu về phương
hướng kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
- Phòng kế toán tổng hợp:
Phòng kế toán tổng hợp có chức năng: Quản lý cân đối nguồn vốn, tham mưu
cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và đề xuất chiến lược khách
hàng, chiến lược huy động vốn và giải pháp phát triển nguồn vốn
- Phòng hành chính và nhân sự:
Phòng hành chính nhân sự có chức năng: Xây dựng các chương trình công
tác hàng tháng, quý của Chi nhánh, các chương trình giao ban nội bộ chi
nhánh và tư vấn pháp chế trong việc thực thi nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp
đồng, hoạt động tố tụng có liên quan đến nhân viên của chi nhánh; trực tiếp
quản lý hồ sơ cán bộ trực thuộc chi nhánh, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo
đúng quy định của Nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng
kỳ luật cán bộ nhân viên.
- Phòng điện toán:
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 5
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
Phòng điện toán có chức năng: Thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên
quan đến chi nhánh; xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế
toán,hạch toán nghiệp vụ.; Quản lý và bảo dưỡng máy móc thiết bị tin học;
chấp hành các chệ độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu theo quy định.

- Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ có chức năng: Xây dựng các chương trình
công tác quý, năm phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của
ngân hàng; tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát ngân hàng và kế hoạch của
đơn vị; kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo
quy định của Pháp luật, Ngân hàng Nông nghiệp.
- Phòng marketing dịch vụ:
Phòng marketing dịch vụ có chức năng: đề xuất kế hoạch tiếp thị, quảng bá
sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh và triển khai các chương trình tuyên truyền
theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam; Xây dựng kế hoạch quảng bá
thương hiệu và phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông giới thiệu hoạt
động của Chi nhánh.
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2007-2010
1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn trở thành công cụ điều hành quan trọng giúp cho
ban giám đốc quản lý nguồn vốn một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và đảm
bảo an toàn. Trong giai đoạn 2008-2010, Chi nhánh đã chủ động, tích cực
quan tâm phát triển công tác huy động vốn.
Hình 1.2: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Cầu
Giấy giai đoạn 2007-2009
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 6
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Giấy
2007-2009)
Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng qua các
năm2007,2008,2009. Năm 2007, tổng nguồn vốn chi nhánh đạt 1881,5 tỷ đồng.
Năm 2008, tổng nguồn vốn tăng so với năm 2007 là 400,5 tỷ đồng tương đương
với 21,2%. Năm 2009, tổng nguồn vốn tăng so với năm 2008 là 223,6 tỷ đồng
tương đương với 9,7%. Về cơ bản , chi nhánh hoàn thành được mục tiêu ổn định
thanh khoản, hoạt động kinh doanh phát triển theo hướng ổn định.

Hình 1.3: Cơ cấu tiền gửi phân theo đối tượng của Chi nhánh
NHNo&PTNT Cầu Giấy giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Giấy
2007-2010)
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 7
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
Xét cơ cấu tiền gửi phân theo đối tượng: Tiền gửi tổ chức và tiền gửi
dân cư liên tục tăng trong giai đoạn 2007-2009.Tỷ trọng tiền gửi tổ chức
trong tổng nguồn vốn qua các năm 2007,2008,2009, 6 tháng năm 2010 lần
lượt là 56,7%, 56,9%, 54%, 52%. Tỷ trọng tiền gửi tổ chức tăng lên không
đáng kể vào năm 2008 và giảm xuống vào năm 2009,2010. Tuy tiền gửi tổ
chức chiếm tỷ trọng lớn qua các năm nhưng đang giảm dần do Chi nhánh
thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn, tăng nguồn vốn ổn định và nguồn vốn rẻ từ
tiền gửi dân cư.
Hình 1.4: Cơ cấu tiền gửi phân theo loại tiền của Chi nhánh
NHNo&PTNT Cầu Giấy giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Giấy
2007-2010)
Xét cơ cấu tiền gửi phân theo loại tiền: Chi nhánh huy động vốn bằng
cả nội tệ và ngoại tệ để đa dạng hóa nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Trong giai đoạn 2007-2010, tiền gửi ngoại tệ và nội tệ liên tục tăng
trong đó, tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng
tiền gửi nội tệ qua các năm 2007,2008,2009, 6 tháng đầu năm 2010 lần lượt là
85%, 84%, 77%, 84%. Lãi suất tiền gửi đối với nội tệ cao hơn ngoại tệ nên
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 8
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
khách hàng có xu hướng gửi nội tệ nhiều hơn. Chi nhánh đã có những bước
điều chỉnh lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất, cơ cấu lại nguồn vốn theo

hướng giảm nguồn vốn không ổn định cả nội và ngoại tệ đối với tiền gửi.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, giá vàng tăng nhanh và có diễn biến phức
tạp khó lường cùng với tỷ lệ lạm phát, sự suy yếu của đồng nội tệ đã khiến
một lượng lớn tiền gửi dân cư chuyển từ ngân hàng sang đầu tư vàng, ngoại tệ
khiến công tác huy động trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên để có được kết quả
như trên, Chi nhánh đã chủ động trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách
giao dịch, chủ động tìm kiếm khách hàng có nguồn vốn lớn và rẻ, tích cực tìm
nhiều biện pháp thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.
1.3.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng cũng được chi nhánh chú trọng, bởi đây là hoạt
động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Chi nhánh. Hoạt động tín dụng luôn được
NHNo&PTNT Cầu Giấy xác định phát triển phải đảm bảo an toàn, chất
lượng.
Hình 1.5: Tổng dư nợ của NHNo&PTNT Cầu Giấy giai đoạn
2007- 2009
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Giấy
2007-2009)
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 9
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
Trong giai đoạn 2007 -2009, tổng dư nợ có sự tăng trưởng mạnh. Năm
2007, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 1011 tỷ đồng. Tổng dư nợ năm 2008
tăng 495,6 tỷ tương đương với 49% so với năm 2007. Năm 2009, tổng dư nợ
tăng 750,8 tỷ đồng tương đương với 50% so với năm 2008. Điều này cho
thây Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác sử dụng và quản lý nguồn vốn. Chi
nhánh đã tiến hành rà soát lại toàn bộ dư nợ, chỉnh sửa lại hồ sơ tín dụng đảm
bảo cho vay đúng quy trình và tính pháp lý của bộ hồ sơ cho vay, đánh giá
phân tích rõ tình hình tài chính của khách hàng trước khi thiết lập quan hệ tín
dụng. Vì thế mà tổng dư nợ của Chi nhánh tăng trưởng cao nhưng vẫn đảm
bảo an toàn.

Hình 1.6 : Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian của NHNo&PTNT Cầu
Giấy giai đoạn 2007- 2009
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Giấy
2007-2009)
Xét cơ cấu dư nợ theo thời gian: Dư nợ của Chi nhánh chủ yếu là ngắn
hạn. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn qua các năm 2007,2008,2009 lần lượt là
61%,59%,56%. Tuy tổng dư nợ ngắn hạn tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 10
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
trọng lại giảm dần. Dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ của chi
nhánh bởi định hướng của chi nhánh là tập trung cho vay ngắn hạn để giảm
thiểu rủi ro tín dụng.
Hình 1.7 : Biểu đồ dư nợ phân theo loại tiền của NHNo&PTNT Cầu
Giấy giai đoạn 2007- 2009
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Giấy
2007-2009)
Xét dư nợ phân theo loại tiền: Dư nợ nội tệ và ngoại tệ đều tăng trong
giai đoạn 2007-2009. Dư nợ nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ
bởi nhu cầu vay nội tệ của khác hàng rất lớn. Tỷ trọng dư nợ nội tệ qua các
năm 2007,2008,2009 lần lượt là 82%, 89%, 88%. . Năm 2008,tỷ trọng dư nợ
nội tê tăng cao nguyên nhân là do sự khan hiếm USD và tỷ giá USD/VND
luôn biến động.
Tình hình tín dụng của Chi nhánh được thực hiện có hiệu quả nhờ cơ chế
lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng, chú trọng đến đầu tư
vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn có hiệu quả, đánh giá phân loại nợ
và hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trích và xử lý rủi ro đúng theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam, triển khai và thực hiện tốt việc hỗ trợ lãi suất đối
với khách hàng thuộc diện được hỗ trợ lãi suất.

Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 11
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
Chi nhánh đã từng bước phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh
toán quốc tế : an toàn, chính xác, nhanh chóng đặc biệt là hoạt động thanh
toán quốc tế hàng nhập.
Hình 1.8: Tổng doanh thu thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Cầu
Giấy giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Giấy
2007-2009)
Doanh thu thanh toán quốc tế của Chi nhánh tăng lên trong suốt năm 3
năm qua. Đặc biệt là năm 2008, tổng doanh thu đạt 4,65 tỷ đồng, tăng gấp
2,85 lần so với năm 2007. Tổng doanh thu năm 2009 đạt 4,85 tỷ, tăng không
đáng kể so với năm 2008, chỉ tăng 4,3%. Hoạt động thanh toán quốc tế của
chi nhánh ngày càng được mở rộng. Điều này thể hiện rõ ràng hơn qua mức
phí dịch vụ thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế trong thời gian qua
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 12
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 1.9: Phí dịch vụ thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Cầu Giấy
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Giấy
2007-2009)
Với sự tăng trưởng mạnh của dịch vụ thanh toán quốc tế thì Phí dịch vụ
cũng có kết quả tốt. Năm 2007, phí dịch vụ là 794,6 triệu đồng, năm 2008
tăng lên 54,3% và năm 2009 tăng lên 94,2%. Trong 6 tháng đầu năm 2010,
phí dịch vụ thu được của chi nhánh cũng đã lên tới 1097 triệu đồng. Chi
nhánh đã phục vụ dự án Phát triển giáo viên trung học và trung cấp chuyên
nghiệp – Bộ Giáo dục và bước đầu phục vụ dự án Chương trình đảm bảo chất
lượng giáo dục trường học – Bộ Giáo dục và đào tạo và dự án hỗ trợ minh

bạch hoạt động xây dựng. Cùng với đó, chi nhánh tiếp cận và mời được gần
20 khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế. Đây là những tín hiệu tốt
cho việc đạt mục tiêu của năm 2010.
Với những kết quả khả quan, Dịch vụ thanh toán quốc tế của
NHNo&PTNT Cầu Giấy đang ngày càng được nhiều khách hàng biết đến và
lựa chọn để thực hiện thanh toán.
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 13
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
1.4. Sự cấp thiết đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương
thức tín dụng chứng từ hàng nhập tại Ngân hàng NN&PTNT Cầu Giấy
Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như
nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, v.v… Trong số đó, tín dụng chứng từ là
phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất. Khoảng 11-15% giao dịch
thương mại quốc tế sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, với tổng trị giá
hàng năm là một nghìn tỷ đô la Mỹ. Phương thức thanh toán bằng tín dụng
chứng từ được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là hình thức
thanh toán linh hoạt, bảo đảm tính an toàn cho các giao dịch thương mại quốc tế.
Tín dụng chứng từ được nhiều công ty, ngân hàng ưu tiên lựa chọn vì nó đáp
ứng được những yêu cầu chủ yếu của thương mại quốc tế. Thứ nhất, do các đối
tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các
bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp
loại bỏ rào cản đó.Thứ hai, trong giao dịch tín dụng chứng từ, luôn có sự hiện
diện của các ngân hàng đại diện của hai bên đối tác, cùng với những yêu cầu
khắt khe về bộ chứng từ, những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối nghịch giữa
các bên trong hợp đồng.
Đối với ngân hàng, phương thức này đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động thanh toán quốc tế. Phương thức tín dụng chứng từ đem lại cho ngân hàng
một khoản phí lớn hơn so với các phương thức khác, bao gồm nhiều loại phí
như: phí mở L/C, phí thanh toán, phí xác nhận. Không chỉ vậy, khi có ký quỹ
mở L/C ngân hàng sẽ huy động được thêm khoản tiền gửi. Thực hiện tốt nghiệp

vụ thanh toán tín dụng chứng từ giúp cho ngân hàng nâng cao uy tín trong hoạt
động thanh toán và thu hút được nhiều khách hàng hơn
Quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ
hội cũng như thách thức. Việt Nam luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế
tham gia tích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu. Chính phủ áp dụng mọi biện
pháp cần thiết để thúc đẩu quá trình sản xuất hàng hóa phục vụ cho mục đích
xuất khẩu, mang tính cạnh tranh cao, phát triển việc xuất khẩu các dịch vụ
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 14
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
thương mại. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị hiện đại, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến
nhằm phát triển hoạt động sản xuất trong nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Trong điều kiện nền kinh tế Việt nam như hiện nay nhập khẩu là chủ
yếu nhu cầu thanh toán hàng nhập hàng nhập là rất lớn và cần một phương thức
thanh toán phù hợp, đảm bảo sự an toàn tương đối cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy mà việc đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ hàng nhập là rất cần thiết để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
các doanh nghiệp nhập khẩu và nâng cao uy tín trong dịch vụ thanh toán của
ngân hàng.
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 15
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ
THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ HÀNG NHẬP CỦA NHNo&PTNT CẦU GIẤY
2 1 Thực trạng thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu ở NHNo&PTNT
Cầu Giấy.
Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế
ngày càng phát triển, thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ bản,
không thể thiếu của các NHTM. Hoạt động TTQT của NHTM là một mắt
xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại

thương. Đối với một nước nhập siêu như nước ta hoạt động thanh toán quốc
tế hàng nhập chiếm vị trí quan trọng trong các NHTM. Hoạt động TTQT giúp
ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài
chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu,
nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng.
Đối với thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu, NHNo&PTNT hiện đang
cung cấp các dịch vụ: chuyển tiền đi, nhờ thu nhập khẩu, L/C chứng từ nhập
khẩu, thanh toán biên mậu. Các dịch vụ của Chi nhánh đang được mở rộng
ngày càng đa dạng hơn.
2.1.1. Dịch vụ chuyển tiền đi
Chi nhánh cung cấp dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài để thanh toán
hàng nhập khẩu. Dịch vụ này giúp cho khách hàng có thể chuyển tiền đến
bất cứ ngân hàng nào ở nước ngoài một cách nhanh chóng và an toàn thông
qua hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT. Việc chuyển tiền được thực hiện
theo những mục đích hợp pháp tuân thủ qui định hiện hành của NHNN về
quản lý ngoại hối. Khách hàng có thể chuyển tiền bằng nhiều loại ngoại tệ
khác nhau
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 16
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2.1: Doanh số chuyển tiền đi của NHNo&PTNT Cầu Giấy giai đoạn
2007-2009
Đơn vị: Nghìn USD
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Số lượng giao dịch
(món)
280 324 592
Doanh số (1000 USD) 12828,4 17036,4 38615,9
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc
tế năm 2007,2008,2009)
Doanh số chuyển tiền đi của Chi nhánh tăng liên tiếp qua các năm

2007,2008,2009 . Năm 2007, doanh số thanh toán đạt 12828,4 nghìn USD.
Năm 2008 doanh số tăng 4208 nghìn USD tương ứng với tốc độ tăng 32,8%
so với năm 2007. Đặc biệt năm 2009 doanh số thanh toán tăng gấp 2.3 lần so
với năm 2008, gấp hơn 3 lần so với năm 2007. Doanh số thanh toán của Chi
nhánh tăng không đều qua các năm và tăng đột biến ở năm 2009.
Cùng với việc tăng doanh số chuyển tiền, số hợp đồng chuyển tiền cũng
tăng lên. Năm 2008, số lượng giao dịch tăng 44 món tương ứng với tốc độ
tăng 16% so với năm 2007 Số lượng giao dịch năm 2009 tăng 83% so với
năm 2008. Tốc độ tăng số lượng giao dịch nhỏ hơn tốc độ tăng doanh số cho
thấy giá trị các món năm 2008 và 2009 đã tăng lên.
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 17
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 2.1: Tỷ trọng doanh số chuyển tiền hàng nhập trong tổng doanh số
thanh toán quốc tế hàng nhập giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: Nghìn USD
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc
tế năm 2007,2008,2009)
Doanh số chuyển tiền chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng doanh số thanh
toán quốc tế hàng nhập. Tỷ trọng của doanh số chuyển tiền qua các năm
2007,2008,2009 lần lượt là 30%, 24%, 28,7%. Phương thức chuyển tiền nhập
nhập là phương pháp thanh toán tiết kiệm nhất tuy nhiên lại chứa đựng nhiều
rủi ro vì ngân hàng chỉ tham gia với vai trò làm trung gian chuyển tiền thanh
toán. Vì thế mà phương thức này doanh số chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm
dần qua các năm.
2.1.2. Phương thức nhờ thu hàng nhập
NHNo&PTNT Cầu Giấy cung cấp dịch vụ nhờ thu nhập khẩu giúp cho
khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ trong việc nhận,
kiểm tra, thông báo bộ chứng từ với điều kiện đi kèm và thực hiện các lệnh
thanh toán của khách hàng. Có các hình thức thanh toán và giao chứng từ nhờ
thu sau: nhờ thu trả ngay, nhờ thu trả chậm, nhờ thu kèm điều kiện đặc biệt

khác. Các nghiệp vụ nhờ thu tại Chi nhánh vẫn chủ yếu là nhờ thu trả ngay.
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 18
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2.2: Doanh số nhờ thu hàng nhập của NHNo&PTNT Cầu Giấy giai
đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng giao dịch
(món)
31 49 82
Doanh số (1000 USD) 4523,4 6979,4 11714,5
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc
tế năm 2007,2008,2009)
Hình 2.2: Tỷ trọng doanh số nhờ thu hàng nhập trong tổng doanh số
thanh toán quốc tế hàng nhập giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: nghìn USD
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc
tế năm 2007,2008,2009)
Doanh số thanh toán nhờ thu hàng nhập của Chi nhánh tăng nhanh
trong giai đoạn 2007-2009. Tốc độ tăng doanh số qua các năm 2008 và 2009
so với năm trước lần lượt là 54% và 68%. Năm 2007, quy mô của phương
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 19
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
thức nhờ thu hàng nhập còn rất nhỏ, doanh số thanh toán chỉ đạt 4523.4 nghìn
USD chiếm
10,5% doanh số thanh toán quốc tế hàng nhập. Đến năm 2008, doanh số
đã tăng lên đạt 6979,4 USD tăng gấp 1,5 lần so với năm 2007 và chiếm 9,8%
doanh số thanh toán hàng nhập. Doanh số nhờ thu hàng nhập năm 2009 tăng
lên đáng kể gấp 1.7 lần so với năm 2008, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm đi, chỉ
chiếm 8,6%. Hoạt động nhờ thu nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hoạt
động thanh toán hàng nhập tại Chi nhánh và ngày càng giảm. Cũng giống với

phương thức chuyển tiền, phương thức này cũng chứa đựng nhiều rủi ro nên
lượng khách hàng sử dụng còn ít.
2.1.3. Phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu
Nghiệp vụ thư tín dụng chứng từ nhập khẩu là hình thức mà
NHNo&PTNT Cầu Giấy thay mặt cho người nhập khẩu cam kết với người
xuất khẩu sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi người xuất khẩu xuất trình
bộ chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được Ngân hàng mở theo yêu
cầu của người nhập khẩu. Trên cơ sở tận dụng được mối quan hệ đại lý sẵn có
của NHNo&PTNT Việt Nam, cùng với sự nỗ lực của Chi nhánh, hoạt động
thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu thu được kết quả
rất tốt, cao hơn các phương thức khác.
Bảng 2.3: Doanh số L/C nhập khẩu của NHNo&PTNT Cầu Giấy giai
đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng giao
dịch (món)
69 121 196
Doanh số (1000
USD)
25315,3 46668,8 83783,7
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc
tế năm 2007,2008,2009
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 20
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 2.3: Tỷ trọng doanh số L/C nhập khẩu trong tổng doanh số thanh
toán quốc tế hàng nhập giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: Nghìn USD
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc
tế năm 2007,2008,2009
Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn

nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế đang áp dụng tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Cầu Giấy. Tỷ trọng của doanh số L/C nhập khẩu qua các năm
2007, 2008, 2009 lần lượt là 59%, 65,6%, 62,2%. Đây là mức tỷ trọng rất cao,
nên doanh thu chủ yếu của hoạt động thanh toán quốc tế. của Chi nhánh là từ
doanh thu L/C nhập khẩu. Sự thay đổi của phương thức này sẽ ảnh hưởng
nhiều nhất đến Doanh thu thanh toán quốc tế.
Từ năm 2007 đến năm 2008, Doanh số L/C nhập khẩu tăng 84,3% , cùng
với đó số lượng giao dịch cũng tăng từ 69 món lên 121 món, tương ứng với
tốc độ tăng 75%. Năm 2008 là năm hoạt động của ngành ngân hàng trải qua
những khó khăn không nhỏ so với những năm trước đây. Điều hành chính
sách tiền tệ của NHNN liên tục thay đổi và chưa nhịp nhàng ảnh hưởng nhiều
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 21
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
đến hoạt động thanh toán của Chi nhánh. Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm
2008 tác động nhiều đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là bạn hàng của
chi nhánh . Tuy nhiên doanh số L/c nhập khẩu của chi nhánh vẫn tăng nhưng
giá trị của các món lại tăng lên không đáng kể. Nguyên nhân là do chi nhánh
đã duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng truyền thống trong quan hệ
thanh toán. Tỷ trọng L/C nhập khẩu trong năm cũng tăng lên do sự giảm sút
doanh số của phương thức nhờ thu và phương thức chuyển tiền.
Từ năm 2008 đến năm 2009, với sự phục hồi của nền kinh tế, hoạt động
xuất nhập khẩu đã sôi động trở lại, kéo theo sự tăng trưởng cao của hoạt động
thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh. Doanh số L/C nhập khẩu năm
2009 tăng 80% so với năm 2008 và tăng 231% so với năm 2007. Cùng với
tăng doanh số, số lượng giao dịch cũng tăng từ 69 món lên 121 món, tương
ứng với tốc độ tăng 62%. Trong năm này tỷ trọng thanh toán L/C nhập khẩu
giảm xuống còn 62,2% do hoạt động chuyển tiền đi tăng lên đáng kể.
Tỷ trọng phương thức thanh toán L/C nhập khẩu tăng lên vào năm 2008
và giảm xuống vào năm 2009, nhưng vẫn chiếm phần lần trong hoạt động
thanh toán hàng nhập của Chi nhánh do những ưu điểm của phương thức

thanh toán này đã giảm rủi ro trong quá trình thanh toán đối với khách hàng
và đây cũng là thế mạnh trong hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh.
2.1.4. Thanh toán biên mậu
Hoạt động xuất nhập khẩu qua các tỉnh biên giới phía Bắc đang diễn ra
với tần suất ngày càng cao và Nhà nước đã có các quy định nhằm tăng cường
công tác quản lý thuế giá trị gia tăng và chống gian lận thương mại qua việc
khấu trừ thuế, hoàn thuế. Do đó, việc NHNo&PTNT Cầu Giấy cung cấp dịch
vụ thanh toán biên mậu sẽ giúp các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ
và vừa nâng cao trình độ về xuất nhập khẩu hàng hóa, tháo gỡ khó khăn khi
thực hiện các hợp đồng với đối tác Trung Quốc. Đồng thời thanh toán biên mậu
góp phần đảm bảo an ninh tiền tệ, việc kinh doanh của các doanh nghiệp được
an toàn hơn khi tỷ giá luôn biến động và giảm thiểu các chi phí vận chuyển tiền
từ nơi này sang nơi khác.
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 22
GVHD: TS. TẠ LỢI Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán biên mậu của NHNo&PTNT Cầu Giấy
giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng giao
dịch (món)
7 12 20
Doanh số (1000
USD)
354,7 465,8 607,4
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc
tế năm 2007,2008,2009
Doanh số thanh toán biên mậu tăng dần qua các năm tuy nhiên quy mô
về doanh số và số lượng giao dịch vẫn còn nhỏ. Năm 2007, NHNo&PTNT Cầu
Giấy triển khai nghiệp vụ thanh toán biên mậu nên mới có 7 món và doanh số
chỉ đạt 354,7 nghìn USD . Năm 2008, quy mô của phương thức này đã tăng lên

5 món và doanh số tăng 31,3%. Đến năm 2009, Doanh số thanh toán biên mậu
tăng lên 30,4% so với năm 2008 và số món trong năm là 20 món.
Hiện Chi nhánh đã thực hiện thanh toán biên mậu qua Ngân hàng Nông
nghiệp Lạng Sơn, Ngân hàng Nông nghiệp Lào Cai, Ngân hàng Nông nghiệp
Thị xã Móng Cái - Quảng Ninh.
Dịch vụ thanh toán biên mậu mới được triển khai nên tỷ trọng của phương
thức này trong thanh toán nhập khẩu thấp nhất so với các phương thức khác.
2 1 Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
hàng nhập ở Ngân hàng NN&PTNT Cầu Giấy
2.1.1. Nội dung thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập
Trong giai đoạn 2007-2009, hoạt động thanh toán L/C hàng nhập luôn
là thế mạnh của NHNo&PTNT Cầu Giấy. Phương thức thanh toán này chiếm
tỷ trọng cao nhất trong thanh toán nhập khẩu tại Chi nhánh. NHNo&PTNT
Nguyễn Thị Thu Hà- CQ490731 23

×