Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 CHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.87 KB, 41 trang )

HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
MÔN: LỊCH SỬ 7
Từ bài 1-> 9 (tiết 1-> tiết 13)
Tên chủ đề: Sự hình thành và phát triển của XHPK ở châu Âu (Bài 1)
Câu hỏi 1 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi: Lãnh địa phong kiến là.
A. Vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt, hình thành khu đât riêng.
B. Vùng đất đai rộng lớn do chủ nô chiếm giữ.
C. Vùng đất nhỏ hẹp thuộc quyền sở hữu của nông nô.
Đáp án A
Câu hỏi 2 + Mức độ: nhận biết.
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi: Ý không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô là.
A. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
B. Họ phải nộp thuế cho lãnh chúa tới 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác.
C. Nông nô phải chịu sự đối xử rất tàn tệ của lãnh chúa.
D. Cũng giống như nô lệ, nông nô không có quyền xây dựng gia đình riêng.
Đáp án D
Câu hỏi 3 + Mức độ: nhận biết.
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi: Điểm đặc trưng cơ bản của các lãnh địa phong kiến ở châu âu là gì.
A. Là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản, ít quan hệ với lãnh địa khác.
B. Là đơn vị hành chính cơ sở.
C. Một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, thể hiện sự phân quyền trong xã hội phong kiến
châu âu.
D. Là cơ sở kinh tế chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công Mĩ nghệ.
Đáp án: C
Câu hỏi 4 + Mức độ: thông hiểu
+ Dự kiến trả lời: 8 phút
+ Nội dung câu hỏi:


So sánh sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với nền kinh tế lãnh địa.
Đáp án:
Kinh tế lãnh địa
- SX chủ yếu là nông nghiệp.
- Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng
trong lãnh địa, không trao đổi, mua bán ra
bên ngoài nên gọi là nền kinh tế "tự cấp,
tự túc"
- Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển
của XHPK.
Kinh tế thành thị
- SX chủ yếu là các nghề thủ công.
- Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao
đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng
hoá.
- Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã
hội phong kiến phát triển.
Câu hỏi 5 + Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến trả lời: 8 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Nói " các lãnh chúa phong kiến" có mọi quyền lực trong tay để thống trị nông nô. Bằng kiến
thức lịch sử đã học hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đáp án Quyền lực của các lãnh chúa phong kiến.
- Có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất.
- Có quyền đặt ra các loại tô thuế.
- Ngoài ra lãnh chúa còn đứng đầu cơ quan pháp luật và thống trị nông nô về tinh thần.
Bài 2
1
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
Tên chủ đề: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu hỏi 6 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý là.
A. Do nhu cấu cần phải tìm vàng bạc, nguyên liệu thị trường mới.
B. Do sự phát triển mạnh của ngành đóng tàu biển.
C. Do dân số tăng lên quá nhanh, đặt ra nhu cầu phải tìm những vùng đất mới.
D. Do nhu cầu khám phá du lịch.
Đáp án A
Câu hỏi 7 + Mức độ: nhận biết.
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi: Người tìm ra châu Mĩ là.
A. Va-xcô đơ Ga-ma. B. B. Đi-a-xơ.
C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan.
Đáp án C
Câu hỏi 8 + Mức độ: nhận biết.
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Thời kì này, quý tộc và thương nhân châu Âu giàu lên nhanh chóng là do.
A. Cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen
B. Đẩy mạnh tổ chức sản xuất ở các vùng đất mới tìm được.
C. Cướp ruộng đất của người nông nô.
D. Mở rộng sản xuất, kinh doanh trong nước.
Đáp án: A
Câu hỏi 9 + Mức độ: thông hiểu
+ Dự kiến trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào?
Đáp án: - Sự ra đời của giai cấp tư sản: Quý tộc, thương nhân trở nên giàu có nhờ cướp bóc của cải
và tài nguyên ở các nước thuộc địa. Họ mở rộng sản xuất kinh doanh lập đồn điền, bóc lột

sức lao động người làm thuê, đó là giai cấp tư sản ra đời
- Giai cấp vô sản: Những người nông nô bị tước đoạt ruộng đất buộc phải vào làm việc
trong các xí nghiệp của Tư sản đó là giai cấp vô sản đã được hình thành
=> Việc hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản tức là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
được hình thành.
Câu hỏi 10 + Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến trả lời: 8 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Những điều kiện nào dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Đáp án - Sự ra đời của các công trường thủ công - hình thức xưởng sản xuất với quy mô lớn.
- Những đồn điền rộng lớn, hoặc các trang trại được lập nên.
- Lập các công ti thương mại.
- Có nguồn vốn tích luỹ ban đầu lớn và đội ngũ đông đảo công nhân làm thuê.
Bài 3
Tên chủ đề: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
Câu hỏi 11 + Mức độ: nhận biết
2
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi: Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là.
A. Anh. B. Pháp. C. I-ta-li-a. D. Hi Lạp
Đáp án C
Câu hỏi 12 + Mức độ: nhận biết.
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi: Người tìm ra châu Mĩ là.
A. Va-xcô đơ Ga-ma. B. B. Đi-a-xơ.
C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan.
Đáp án C
Câu hỏi 13 + Mức độ: nhận biết.
+ Dự kiến trả lời: 2 phút

+ Nội dung câu hỏi:
Nội dung của phong trào Văn hoá Phục hưng là.
A. Lên án giáo hội Ki - tô.
B. Đả phá trật tự xã hội phong kiến.
C. Đề cao giá trị chân chính của con người, đề cao khoa học tự nhiên.
D. Tất cả các nội dung trên.
Đáp án: D
Câu hỏi 14 + Mức độ: vận dụng
+ Dự kiến trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Vì sao nói phong trào văn hoá phục hưng là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại"
Đáp án: Phong trào văn hoá phục hưng đã sản sinh ra những danh nhân văn hoá và các nhà bác học
vĩ đại trong nhiều lĩnh vực khoa học, mở đường cho sự phát triển cao hơn của vô sản châu
Âu và văn hoá nhân loại.
Câu hỏi 15 + Mức độ: thông hiểu
+ Dự kiến trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Thực chất của các phong trào văn hoá phục hưng và cải cách tôn giáo là gì.
Đáp án - Đó là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến đã suy
tàn
- Các tư tưởng cải cách tôn giáo không tách rời tư tưởng cải cách xã hội và tư tưởng nhân
văn đề cao giá trị con người.
- Phong trào văn hoá phục hưng và cải cách tôn giáo tấn công trực tiếp vào giáo hội Thiên
chúa và chế độ phong kiến, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh.
Bài 4
Tên chủ đề: Trung Quốc thời phong kiến
Câu hỏi 16 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi
Xã hội phong kiến Trung Quốc đạt đến sự phồn thịnh nhất vào thời nào?

A.Thời Tần-Hán B.Thời Đường
C. Thời Tống -Nguyên D.Thời Minh-Thanh.
Đáp án B
Câu hỏi 17 + Mức độ: nhận biết.
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến những cuộc nổi dậy của nhân dân Trung Quốc chống nhà
Nguyên là.
3
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
A. Chính sách phân biệt đối xử của nhà Nguyền với các dân tộc người Trung Quốc.
B. Người Mông Cổ được hưởng mọi đặc quyền.
C. Người Hán ở địa vị thấp, bị cấm đoán nhiều thứ.
D. Mâu thuẫn dân tộc giữa người Hán và người Mông Cổ ngày càng sâu sắc.
Đáp án D
Câu hỏi 18 + Mức độ: nhận biết.
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Bốn phát minh quan trọng nhất của Trung Quốc là.
A. Luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.
B. Luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, làm men gốm.
C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn thuốc súng.
D. Giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện kim, thuốc súng.
Đáp án: C
Câu hỏi 19 + Mức độ: nhận biết + thông hiểu
+ Dự kiến trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở những triều đại nào của Trung
Quốc. Đó là những biểu hiện gì.
Đáp án: Biểu hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở TQ đã xuất hiện dưới triều đại Minh -

Thanh.
Đó là những biểu hiện.
+ Sự xuất hiện của công trường thủ công, nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hoá cao, thuê
nhiều nhân công ở Tô Châu, Tùng Giang, xưởng làm đồ sứ ở Cảnh Đức.
+ Thương nghiệp phát triển, thành thị phát triển và phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh.
+ Quảng Châu là thương cảng lớn nhất, các thương nhân TQ ra nước ngoài buôn bán với
nhiều nước ĐNÁ như Ấn Độ, Ba Tư, Ả rập
Câu hỏi 20 + Mức độ: thông hiểu
+ Dự kiến trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Tại sao nói xã hội Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến sự phồn thịnh.
Đáp án - Sự phát triển kinh tế dưới thời Đường cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt.
- Bộ máy nhà nước được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, xã hội ổn định.
- Mở khoa thi để chọn người tài cho đất nước.
- Kinh tế phát triển, giảm thuế thi hành chế độ quân điền.
- Tìm cách mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.
Bài 5
chủ đề: Ấn Độ thời phong kiến
Câu hỏi 21 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Ấn Độ được thống nhất vào thời gian.
A. 2500 năm TCN. B. 1500 năm TCN.
C. Cuối thế kỉ III TCN. D. Đầu thế kỉ IV.
Đáp án D
Câu hỏi 22 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Đặc điểm của nghệ thuật kiến trúc ấn Độ là.
A. Chịu ảnh sâu sắc của tôn giáo là Hin- đu giáo và phật giáo.

B. Tiếp thu một số nét kiến trúc phương Tây.
C. Nổi tiếng bởi các công trình kiến trúc với chất liệu là gạch.
4
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
D. Tất cả các đặc điểm trên.
Đáp án A
Câu hỏi 23 + Mức độ: thông hiểu
+ Dự kiến trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa?
Đáp án - Chữ viết: Chữ Phạm là chữ viết riêng dùng làm ngôn ngữ văn tự để sáng tác các tác phẩm
văn học, thơ ca. Đây là nguồn gốc của chữ viết Hin - Đu
-Tôn giáo: đạo Ba- La - Môn có bộ kinh Vê đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất: đạo Hin- đu
là một tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ hiện nay.
- Nến văn học Hin- đu với giáo lý, luật pháp sử thi thơ ca có ảnh hưởng đến đời sống xã
hội.
- Kiến trúc: ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo với nhưng công trình kiến trúc , ngôi chùa
độc đáo còn được giữ lại đên ngày nay.
câu hỏi 24 + Mức độ: nhận biêt + thông hiểu
+ Dự kiến trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Em hãy kể tên 3 vương triều tiêu biểu của xã hội phong kiến Ấn Độ. Theo em vương
triều nào phát triển thịnh đạt nhất. Nêu những biểu hiện của sự phát triển đó.
Đáp án - Ba vương triều tiêu biểu của XHPK Ấn Độ là.
+ Vương triều Gúp-ta (đầu thế kỉ IV đến đầu thế kỉ VI).
+ Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI).
+ vương triều Ấn Độ Mô-gôn (đầu thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX)
- Theo em, vương triều Gúp-ta phát triển thịnh đạt nhất, biểu hiện của sự phát triển đó.
+ Nghề luyện kim đạt trình độ cao.
+ Người Ấn dệt được vải mỏng, mềm, nhẹ nhiều màu sắc và không phai.

+ Biết chế tạo những đồ kim hoàn bằng vàng, bạc, ngọc.
+ Những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo khắc trên ngà voi.
Câu hỏi 25 + Mức độ: thông hiểu
+ Dự kiến trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Những biểu hiện nào về nghệ thuật kiến trức Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn
giáo.
Đáp án - Kiến trức Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn, nhiều tầng được trang trí tỉ mỉ bằng
những phù điêu mô tả cuộc sống của người Ấn đương thời.
- Kiến trúc phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi với
những bức hoạ sinh động về sự tích nhà phật, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.
- Lăng mộ được phỏng theo kiến trúc Hồi giáo
Bài 6
chủ đề: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
câu hỏi 26 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 8 phút
+ Nội dung câu hỏi:
+ Kể tên các nước trong khu vực Đông nam Á hiện nay? Nêu đặc điểm chung nổi bật về
điều kiện tự nhiên?
Đáp án - Các nước trong khu vực Đông nam Á hiện nay: 11 nước gồm Việt nam, Lào, Căm-pu
-chia, Thái- Lan, Ma-lai-x-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po,-Mi-an-ma, In- đô nê- xi -a, Bru-nây, và
Đông-ti-mo.
- Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên
+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, tạo nên hai mùa rõ rệt: mau khô và mùa mưa+
+ Khí hậu nhiệt dới ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho việc trồng lúa nước và các loại rau củ quả.
5
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
câu hỏi 27 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 1 phút
+ Nội dung câu hỏi:

Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên là gió mùa kèm theo mưa nên rất thuận tiện cho việc
phát triển của.
A. Cây lúa nước và các loại cây rau củ, quả khác.
B. Cây ca cao.
C. Cây lúa mạch, cao lương.
D. Cây nho, ô liu.
Đáp án A
câu hỏi 28 + Mức độ: vận dụng
+ Dự kiến trả lời: 10phút
+ Nội dung câu hỏi
Vì sao nói rằng " người khơ- me đã sớm tiếp thu và ảnh hưởng nền văn hoá của Ấn Độ".
Bằng kiến thức đã học hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đáp án - Thông qua vương quốc Phù Nam, người Khơ-me tiếp thu đạo bà-la-môn và đạo phật, chịu
ảnh hưởng cảu văn học, nghệ thuật, nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ.
- Lúc đầu, người Khơ-me dùng chữ phạn là chữ viết của người Ấn Độ. Sau đó trên cơ sở
chữ Phạn, đến thế kỉ VII người Khơ-me mới sáng tạo ra chữ viết riêng của mình: Chữ Khơ-
me cổ.
- Những ảnh hưởng đó của văn hoá Ấn Độ đã đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước của
người Khơ - me.
câu hỏi 29 + Mức độ: thông hiểu
+ Dự kiến trả lời: 10phút
+ Nội dung câu hỏi
"Vì sao thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia (từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV) còn gọi
là thời kì Ăng-co"
Đáp án Sở dĩ gọi như vậy vì kinh đô của vương quốc là Ăng-co một địa điểm của vùng Xiêm Riệp
ngày nay.
- Ở đây, người Khơ-me đã xây dựng nên nghiều công trình kiến trúc lớn nổi tiếng, điển hình
là khu đền tháp Ăng-co-vát, Ăng-co-thom. Khu đền Ăng-co là một cống hiến độc đáo của
người Khơ-me và kho tàng văn hoá của ĐNÁ và thế giới.
Câu 30 + Mức độ: thông hiểu

+ Dự kiến trả lời: 10phút
+ Nội dung câu hỏi
Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển
nông nghiệp ở Đông Nam Á
Đáp án - Thuận lợi:
+ Các quốc gia ĐNÁ đều chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối
rõ rệt, mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng. Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp
cho sự phát triển trồng trọt, đặc biệt là cây lúa nước.
+ Đất phù sa màu mỡ ven các con sông lớn tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển.
- Khó khăn: Đây là khu vực phân tán do nhiều đảo, bán đảo nhỏ, kinh tế phát triển không
đồng đều, hàng năm gây nhiều thên tai như hạn hán, lũ lụt.
Bài 7
Chủ đề: Những nét chung về xã hội phong kiến
Câu hỏi 31 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 1phút
+ Nội dung câu hỏi
Những đặc điểm của nền kinh tế phong kiến ở Phương Đông là.
A. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, kết hợp chăn nuôi và nghề thủ công, sản xuất nông
nghiệp bị đống kín trong công xã nông thôn.
6
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
B. Sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa.
C. Ruộng đất do lãnh chúa năm giữ và giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế.
D. Kinh tế công thương nghiệp phát triển ngay từ đầu.
Đáp án A
Câu hỏi 32 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 1phút
+ Nội dung câu hỏi
Thể chế nhà nước do vua đứng đầu được gọi là.
A. Chế độ dân chủ. B. Chế độ quân chủ.

C. Chế độ cộng hoà. D. Quân chủ lập hiến.
Đáp án B
câu hỏi 33 + Mức độ: thông hiểu
+ Dự kiến trả lời: 10phút
+ Nội dung câu hỏi
Em hiểu thế nào là chế độ phong kiến tập quyền và chế độ phong kiến phân quyền
Đáp án
Chế độ phong kiến tập quyển Chế độ phong kiến phân quyền
- chế độ Pk tập quyền là một chế độ chuyên
chế quyền lực tập trung trong tay vua. Vua
là "thiên tử" là hoàng đế định đoạt mọi
việc, các quan bên dưới chỉ là người giúp
việc cho vua ( không phân tán quyền lực)
- Chế độ PK phân quyền là quyền lực
không tập trung, quyền lực của vua chẳng
qua chỉ là một lãnh chúa lớn, còn ở từng
lãnh địa, lãnh chúa có quyền lực tối cao về
ruộng đất, về việc đặt ra và định mức các
loại tô, thuế, lãnh chúa còn đứng đầu cơ
quan pháp luật.
câu 34 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 1phút
+ Nội dung câu hỏi
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương tây là.
A. Chủ nô và nô lệ.
B. Địa chủ và lãnh chúa.
C. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
Đáp án D
câu 35 + Mức độ: nhận biết + thông hiểu

+ Dự kiến trả lời: 15 phút
+ Nội dung câu hỏi
Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao.
Đáp án Trong xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản.
+ Ở phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Châu Âu: lãnh chúa và nông nô.
- Quan hệ giữa các giai cấp: địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân lĩnh canh và nông nô
bằng địa tô. Song địa vị, thân phận của các giai cấp ở mỗi nơi cũng khác nhau.
Ở châu Âu
+ Lãnh chúa sống đầy đủ, xa hoa, nông nô
phải sống phụ thuộc, khổ cực, đói nghèo,
phải nộp tô thuế rất nặng nề, vừa làm ruộng
vừa làm thêm một nghề thủ công.
+ Lãnh chúa có quyền lực tối cao về ruộng
đất, có quyền đặt ra các loại tô thuế, đứng
đầu cơ quan pháp luật và thống trị nông nô
về mặt tinh thần.
Ở phương Đông
+ Nông dân lĩnh canh khi nhận ruộng của
địa chủ, họ phải nộp phần hoa lợi cho địa
chủ, gọi là địa tô.
+ Địa chủ không có quyền đặt ra các loại
thuế, không đứng đầu cơ quan pháp luật, tất
cả mọi quyền hành đều do nhà nước chuyên
chế, do vua hay hoàng đế đứng đầu.
Bài 8
7
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
Tên chủ đề: Nước ta buổi đầu độc lập
câu 36 + Mức độ: nhận biết

+ Dự kiến trả lời: 1 phút
+ Nội dung câu hỏi
Ngô Quyền lên ngôi vào năm.
A. năm 905. B. Năm 938. C. Năm 939. D. Năm 968.
Đáp án C
câu 37 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 1 phút
+ Nội dung câu hỏi
Sau khi lên ngôi vua Ngô Quyền.
A. Xưng tiết độ sứ.
B. Xưng vương và đưa quân tiến xuống phía Nam.
C. Xưng đế.
D. Xưng vương, thiết lập một triều đình mới ở trung ương và cử các tướng có công coi giữ các
châu quan trọng.
Đáp án D
câu 38 + Mức độ: hiểu
+ Dự kiến trả lời: 8 phút
+ Nội dung câu hỏi
Sau khi dẹp yên 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để XD đất nước.
Đáp án - 968: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Vua.
- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư.
- Năm 970 đặt niên hiệu là Thái Bình .Phong vương cho con, cắt cử tướng lĩnh thân cận giữ chức
vụ chủ chốt, dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm kẻ có tội.Sai sứ sang giao hảo với nhà
Tống.
câu 39 + Mức độ: hiểu
+ Dự kiến trả lời: 8 phút
+ Nội dung câu hỏi
Theo em, tổ chức nhà nước trung ương của Ngô Quyển đã đủ điều kiện giữ vững sự ổn định
lâu dài cho đất nước chưa? vì sao.
Đáp án Theo em, tổ chức nhà nước trung ương của Ngô Quyền chưa đủ điều kiện giữ vững sự ổn định

lâu dài cho đất nước.
- Vì: tổ chức nhà nước còn rất đơn giản, thiếu chặt chẽ, quyền lực tập trung trong tay vua, vua
quyết định mọi công việc từ chính trị, quân sự đến ngoại giao.
câu 40 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 1 phút
+ Nội dung câu hỏi
Định Bộ Lĩnh đã làm gì để dẹp " Loạn 12 sứ quân" thống nhất đất nước.
A. Tập hợp nhân dân, dựa vào sự ủng hộ của nhân dân.
B. Liên kết với sứ quân của Trần Lãm.
C. Chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Đáp án D
câu 41 + Mức độ: Hiểu
+ Dự kiến trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi
Loạn 12 sứ quân đã đưa đến hậu quả gì? Trước tình hình khó khăn của đất nước và nguy cơ
ngoại xâm đe doạ, một yêu cầu mới được đặt ra đó là gì.
Đáp án - Loạn 12 sứ quân đã đẩy đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn, do 12 tướng lĩnh chiếm
cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau.
- Trước tình hình đó, nhà Tống lại âm mưu xâm lược nước ta, nguy cơ ngoại xâm đe doạ độc lập
8
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
chủ quyền của tổ quốc.
- Trước tình hình khó khăn của đất nước và nguy cơ ngoại xâm đe doạ, một yêu cầu mới được
đặt ra đó là.
+ G/c thống trị trong nước phải chấm dứt tình trạng cát cứ hỗn loạn, phải nhanh chóng thống nhất
lực lượng để đối phó với ngoại xâm và đó cũng là nguyện vọng thiết tha của các tầng lớp nhân
dân ta lúc bấy giờ.
Câu 42 + Mức độ: vận dụng
+ Dự kiến trả lời: 10 phút

+ Nội dung câu hỏi
Bằng kiến thức lịch sử đã học hãy nêu công lao đóng góp của Ngô Quyền và Đinh Bộ lĩnh đối
với nước ta trong buổi đầu độc lập.
đáp án
Công lao của Ngô Quyền
- Ông là người có công lao to lớn, lãnh đạo
nhân dân đánh tan quân xâm lược Nam
Hán, chấm dứt thời kì Bắc thuộc kéo dài
hơn 10 thế kỉ, đặt nền móng xây dựng
chính quyền độc lập và khẳng định chủ
quyền của dân tộc
Công lao của Đinh Bộ Lĩnh
- Đinh Bộ Lĩnh là người có công chấm dứt
tình trạng cát cứ" loạn 12 sứ quân", lập lại
nền thống nhất đất nước, đưa đất nước trở
lại yên bình, củng cố chính quyền độc lập,
phát triển đất nước.
câu 43 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 1 phút
+ Nội dung câu hỏi
Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế vào năm.
A. Năm 965. B. Năm 968. C. Năm 980. D. Năm 981
Đáp án B
câu 44 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 1 phút
+ Nội dung câu hỏi
Quốc hiệu nước ta thời Đinh là.
A. Vạn Xuân. B. Đại Việt. C. Đại Cồ Việt. D. Đại Nam
Đáp án C
câu 45 + Mức độ: nhận biết

+ Dự kiến trả lời: 1 phút
+ Nội dung câu hỏi
Kinh đô nước ta thời Đinh - Tiền Lê đóng đô.
A. Luy Lâu ( Bắc Ninh). B. Cổ Loa ( Hà Nội).
C. Hoa Lư (Ninh Bình). D. Bạch Hạc (Phú Thọ).
Đáp án C
câu 46 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 1 phút
+ Nội dung câu hỏi
Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Bộ Lĩnh đặt niên hiệu là.
A. Thiên Đức. B. Thái Bình.
C. Thiên Phúc. D. Hưng Thống
Đáp án B
câu 47 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 1 phút
+ Nội dung câu hỏi
Việc nhà Đinh đặt quốc hiệu và niên hiệu riêng mà không dùng niên hiệu của hoàng đế
Trung Quốc nói lên điều gì.
A. Ý thức tự lập, tự cường cao. B. Tinh thần yêu nước.
C. Ý chí bất khuất. D. Tất cả các ý trên.
9
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
Đáp án D
câu 48 + Mức độ: hiểu+ vận dụng
+ Dự kiến trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi
Theo em trước đây, nhất là thời Bắc thuộc, nước ta đã có tên chưa? Người đứng đầu nước
còn phải dùng niên hiệu của ai.
Đáp án Trước đây, người Việt cổ đã đặt tên nước là văn lang và đến thời An Dương Vương có tên là
Âu Lạc. Thời Bắc thuộc Âu lạc bị sáp nhập trở thành những quận của TQ, trong quá trình kháng

chiến chống Bắc thuộc, Lí Bí đã lập ra nước vạn xuân độc lập, những người đứng đầu nhà nước
khi lên ngôi đều xưng vương (An Dương Vương, Trưng vương) đều dùng niên hiệu của hoàng đế
TQ
câu 49 + Mức độ: hiểu + vận dụng
+ Dự kiến trả lời: 15 phút
+ Nội dung câu hỏi
Em hãy giải thích vì sao Ngô Quyền sau khi giành được độc lập cho tổ quốc chỉ xưng vương,
còn Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước lại xưng đế.
Đáp án - Ngô Quyền sau khi giành được độc lập cho tổ quốc chỉ xưng vương: Vương là tước hiệu của
vua nước nhỏ, chịu thần phục của nước khác, ở đây không phải Ngô Quyền thần phục Pk phương
Bắc mà ông nhận thức được rằng mối quan hệ giao bang giữa ta và TQ là rất quan trọng, nên ông
thận trọng chỉ xưng vương để tránh sự đối đầu với PK phương Bắc khi nền độc lập của ta còn
non trẻ.
- Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn, mạnh, có
nhiều nước thần phục, so với thời Ngô Quyền Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc
xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, nước Đại Cồ Việt
độc lập ngang hàng với TQ chứ không phải phụ thuộc, mặc dù xưng đế nhưng ông ý thức được
quan hệ giao bang rất quan trọng giữa ta và TQ do đó năm 970 ông đã sai sứ thần sang giao hảo
với nhà Tống.
câu 50 + Mức độ: hiểu + vận dụng
+ Dự kiến trả lời: 15 phút
+ Nội dung câu hỏi
Những việc làm cho thấy Định Bộ Lĩnh đã nỗ lực nhằm củng cố tăng cường vị thế độc lập và
tự chủ của đất nước? Những việc làm đó có ý nghĩa gì.
Đáp án Những việc làm mà Định Bộ Lĩnh đã nỗ lực nhằm củng cố tăng cường vị thế độc lập và tự chủ
của đất nước được thể hiện rõ qua những việc làm sau.
+ Ông lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng).
+ Không dùng niên hiệu của Hoàng đế TQ, tự đặt niên hiệu là Thái Bình.
+ Đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
+ Cử sứ thần sang giao hảo với nhà Tống của TQ.

+ Đúc tiền riêng để lưu thông trong nước.
- Những việc làm trên có ý nghĩa rất lớn đó là Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước ( so với Ngô
Quyền) trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
câu 51 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 8phút
+ Nội dung câu hỏi
Trình bày tóm tắt diễn biến, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn?
Đáp án - Diến biến cuộc kháng chiến:
+Đầu năm 981 quân Tống theo 2 đường thủy, bộ tiến đánh nước ta
+Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến
+Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng.Trên bộ quân ta chặn đánh địch quyết liệt.
- Kết quả:Quân Tống đại bại
-Ý nghĩa:
10
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
+Chiến thắng biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta
+Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại
Cồ Việt
câu 52 + Mức độ: hiểu
+ Dự kiến trả lời: 8 phút
+ Nội dung câu hỏi
Vua Lê đã có những chính sách gì để khuyến khích sản xuất nông nghiệp? Em hiểu thế nào
là lễ cày tịch điền.
Đáp án - Vua Lê, vào mùa xuân thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự cày mất đường để
khuyến khích nông dân.
- Phát triển khai hoang, mở mang diện tích trồng trọt, đào vét kênh mương để tưới tiêu cho đồng
ruộng.
Lễ cày tịch điền: Tịch điền là ruộng được nhà vua cày (tượng trưng) hàng năm, theo tập tục thời
Pk, để biểu thị sự quan tâm của nhà vua đối với nghề nông.
câu 53 + Mức độ: hiểu

+ Dự kiến trả lời: 8 phút
+ Nội dung câu hỏi
Trình bày những nét chính về văn hóa, xã hội thời Tiền Lê
Đáp án - Xá hội chia thành 3 tầng lớp: tầng lớp thống trị gồm vua, quan văn võ(cùng một số nhà sư)Tầng
lớp bị trị mà đa số là nông dân tư do, cày ruộng công làng xã; tầng lớp cuối cùng là nô tỳ (số
lượng không nhiều)
- Nho học chưa tạo được ảnh hưởng, giáo dục chưa phát triển. Đạo Phật được truyền bá
rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhà sư được nhân dân quý trọng. Nhiều loại hình
văn hóa dân gian như ca hát, nhảy múa, đua thuyền tồn tại và phát triển trong thời gian này.
câu 54 + Mức độ: nhận biết + hiểu
+ Dự kiến trả lời: 15 phút
+ Nội dung câu hỏi
Hãy nêu tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền Lê ? Theo em nguyên nhân nào dẫn
đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền lê.
Đáp án - Nông nghiệp:
+ Ngày càng ổn định và bước đầu phát triển.
+ Mùa màng các năm 987 - 989 đều tươi tốt, được mùa bội thu.
+ Nghề trồng dâu nuôi tằm được khuyến khích.
+ Chính sách của vua quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, chú trọng công tác thuỷ lợi, có biện
pháp khuyến nông.
- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp thời Đinh - Tiền Lê.
+ Đất nước đã giành được độc lập dân tộc, các thợ thủ công lành nghề không còn bị bắt đưa sang
TQ làm việc như thời Bắc thuộc.
+ Đức tính cần cù, chịu khó của người thợ và kinh nghiệm sản xuất lâu đời của nhân dân ta
truyền lại.
+ Sự trao đổi buôn bán giữa nước ta với các nước đã kích lệ các ngành thủ công nghiệp trong
nước phát triển, sản phẩm không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng.
câu 55 + Mức độ: hiểu
+ Dự kiến trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi

Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của ngành thương nghiệp thời Đinh - Tiền Lê
Đáp án - Do các ngành thủ công nghiệp trong nước phát triển, sản phẩm không những tăng về số lượng
mà còn tăng về chất lượng.
- Thời Tiền Lê, do đào thêm sông, đắp thêm đường, thống nhất tiền tệ nên đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc buôn bán trong nước và với nước ngoài phát triển, đặc biệt là vùng biên giới
Việt -Tống
11
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
câu 56 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi
"Ngỗng kia ngỗng một đôi
Ngửa mặt nhìn chân trời.
Lông trắng phô nước biếc.
Chèo hồng rẽ sóng bơi".
Hai đoạn thơ đối đáp trên là của sứ nhà Tống và nhân vật nào của nước Đại Việt.
A. Nhà sư Vạn hạnh. B. Nhà sư Lí Khánh Vân.
C. Nhà sư Đỗ Thuận. D. Nhà sư Huyền Quang.
Đáp án C
câu 57 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi
Các chùa tại kinh đô Hoa Lư gồm.
A. Chùa Bà Ngô, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ.
B. Chùa Bà Ngô, chùa Tháp, chùa Diên Hựu, chùa Nhất Trụ.
C. Chùa Bà Ngô, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Nhất Trụ.
D. Chùa Bà Ngô, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ, chùa Thiên Mụ.
Đáp án A
câu 58 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 2 phút

+ Nội dung câu hỏi
Những loại hình văn hoá dân gian nào đã xuất hiện dưới thời Đinh - Tiền Lê.
A. Ca hát, nhảy múa, đua thuyền đánh đu, đánh vật, đấu võ.
B. Đua thuyền, cải lương, đánh vật, đấu võ.
C. Đua thuyền, đánh đu, đánh vật, đấu võ.
D. Đua thuyền, đánh đu, đánh vật, tuồng, chèo.
Đáp án A
câu 59 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi
Lê Hoàn cho quân đóng cọc ở sông nào để ngăn chặn chiến thuyền địch.
A. Sông Đà. B. Sông Hồng
C. Sông Cửu Long. D. Sông Bạch Đằng.
Đáp án D
câu 60 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi
Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào.
A. Đinh Tiên Hoàng mất, vua con còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
B. Đinh Tiên Hoàng già yếu, thái tử còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
C. Đinh Tiên Hoàng mất, vua mới càn rỡ, tàn bạo.
D. Nhà Tống giúp đỡ, đưa Lê Hoàn lên ngôi.
Đáp án A
câu 61 + Mức độ: hiểu
+ Dự kiến trả lời: 8 phút
+ Nội dung câu hỏi
Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển.
Đáp án Nhà nước có những cơ sở để khuyến khích cho nền kinh tế phát triển.
+ Trong nông nghiệp: tổ chức lễ cày tịch điền, vua tự mình cày mấy đường để khuyến khích
12

HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
nông dân sản xuất, khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
+ Thủ công nghiệp: mở một số xưởng thủ công của nhà nước, tập trung thợ giỏi trong nước về,
khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, kĩ
thuật tinh xảo, bền, đẹp.
+ Thương nghiệp: tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi buôn bán, đặc
biệt là biên giới Việt -Tống, mở mang đường xá, thống nhất tiền tệ.
câu 62 + Mức độ: hiểu
+ Dự kiến trả lời: 8 phút
+ Nội dung câu hỏi
Tại sao nhà sư lại thuộc tầng lớp thống trị? Thời Đinh - Tiền Lê các nhà sư lại được trọng
dụng.
Đáp án Thời Đinh Tiền Lê, nhà sư lại thuộc tầng lớp thống trị và được trọng dụng bời vì:
+ Lúc này, đạo phật có điều kiện truyền bá rộng rãi hơn trước, giáo dục chưa phát triển nên số
người đi học rất ít mà phần lớn người học lại là các nhà sư nên họ được nhân dân và nhà nước rất
quý trọng và trọng dụng.
câu 63 + Mức độ: hiểu
+ Dự kiến trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi
Các vua thời Đinh - Tiền Lê vào những ngày vui, vua cũng thích đi chân đất, cầm chiếc xiên
lội ao đâm cá, cử chỉ này chứng tỏ điều gì.
Đáp án Những ngày vui, vua cũng như dân vui vẻ cùng nhau, chứng tỏ sự phân biệt giàu- nghèo, sang -
hèn chưa sâu sắc, quan hệ vua - tôi chưa có khoảng cách lớn.
câu 64 + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời: 1 phút
+ Nội dung câu hỏi
Nông dân dưới thời Đinh - Tiền Lê có những nghĩa vụ gì.
A. Nộp thuế. B. Đi lính cho nhà vua.
C. Đào đường, xây thành, làm thuỷ lợi. D. Tất cả các ý trên.
Đáp án D

câu 65 + Mức độ: hiểu
+ Dự kiến trả lời: 8 phút
+ Nội dung câu hỏi
Em có suy nghĩ gì về hành động của Thái Hậu họ Duơng đồng ý suy tôn Lê Hoàn lên làm
vua.
Đáp án Hành động của Thái hậu họ Dương là đúng đắn, bà đã biết hi sinh quyền lợi của dòng họ, vượt
lên quan niệm của chế độ phong kiến để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc, đây là việc làm đáng ca
ngợi và khâm phục.
Ngân hàng câu hỏi môn lịch sử 7: Tiết 28- 29-30-31-32-33
Tên chủ đề: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
1. Câu hỏi + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời:(3 phút)
+ Nội dung câu hỏi:Dưới thời Trần, tôn giáo
nào được trọng dụng?
A. Đạo nho B. Đạo
phật
C. Đạo giáo D. Đạo
khổng
2. Đáp án A
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết
+Dự kiến trả lời:(3 phút)
13
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
+ Nội dung câu hỏi:Tác giả của Hịch tướng sĩ
là:
A.Trần Quốc Tuấn B. Trần
Quốc Toản
B.Trần Nguyên Hãn D.Trần
Khánh Dư
2. Đáp án A

1. Câu hỏi + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả lời:(3 phút)
+ Nội dung câu hỏi:Thợ thủ công dưới thời
Trần đã tập trung về đâu để lập ra các phường
nghề?
A.Vân đồn B. Vạn
Kiếp
C. Chương Dương D. Thăng
Long
2. Đáp án D
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến trả lời:( 3 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Ruộng đất của quí tộc,
vương hầu gọi là?
A. Điền trang B.
Thái ấp
C. Tịch điền D.Thổ
công
2. Đáp án A
1. Câu hỏi + Mức độ: Hiểu
+ Dự kiến trả lời:(5 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Em hãy trình bày vài nét
về tình hình xã hội thời Trần?
2. Đáp án
1.Câu hỏi
2.Đáp án
1.Câu hỏi
14
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
2. Đáp án

1. câu hỏi
2. Đáp án
1. Câu hỏi
2. Đáp án
1. Câu hỏi
2. Đáp án
- Xã hội phân hóa tầng lớp:
+ Vương hầu, quí tộc: có nhiều ruộng đất, nắm
đặc quyền, đặc lợi
+ Địa chủ: những người giàu có, nhiều ruộng
đất
+ Nông dân: Đông đảo nhất
15
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
+ Thợ thủ công, thương nhân: chiếm tỉ lệ nhỏ và
ngày 1 phát triển
+ Nông nô, nô tỳ: Thấp kém trong xã hội
+ Mức độ :Hiểu
+ Dự kiến trả lời: 6 phút
+ Nội dung câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình
hình kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến
tranh?
-Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sx, mở
rộng diện tích trồng trọt
- Củng cố đê điều
- Chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang
-> Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề, xong
nền nông nghiệp vẫn được phục hồi và phát triển
nhanh chóng
+ Mức độ: Hiểu

+ Dự kiến trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi: Thủ công nghiệp và thương
nghiệp thời Trần sau chiến tranh có gì mới?
* Thủ công nghiệp:
- TCN phát triển, mở rộng sản xuất trong các
xưởng thủ công nhà nước, phát triển nhiều ngành
nghề
- Các nghề thủ công truyền thống phát đạt
- Một số thợ cùng nghề tụ họp lại thành làng
nghề, phường nghề
* Thương nghiệp:
- Buôn bán tấp nập, chợ mọc lên nhiều, xuất hiện
nhiều thương nhân
- Giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước đẩy
mạnh, các trung tâm buôn bán khá sầm uất
+ Mức độ: Hiểu
+ Dự kiến trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình
hình văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật thời
Trần so với thời Lý?
Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật
thời Trần so với thời Lý phát triển mạnh mẽ hơn,
để lại thành tựu có giá trị mà thời Lý chưa có,
chứng tỏ Đại Việt thời Trần là 1 quốc gia cường
thịnh
+ Mức độ: Hiểu
+ Dự kiến trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi:
Hãy điền (đúng) hoặc (sai) vào trước các câu:
16

HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
A. Dưới thời Trần hoạt động buôn bán tấp
nập, chợ búa mọc lên nhiều nơi
B. Kinh đô Thăng Long là trung tâm chính
trị, kinh tế sầm uất của cả nước
C. Thăng Long có nhiều phường thủ công và
chợ lớn
D. Việc buôn bán với nước ngoài thời Trần
không phát triển
E. Thương nhân nước ngoài không đến nước
ta buôn bán
G.Từ sau kháng chiến chống quân xâm lược
Mông- Nguyên, xã hội không có gì thay đổi
H: Xã hội thời Trần chỉ có tầng lớp quí tộc,
vương hầu
I. Xã hội thời Trần có nhiều tầng lớp quí tộc,
vương hầu, địa chủ, nông dân, nô tì, thợ thủ
công, thương nhân
- Ý đúng A, B, C, I
+ Mức độ: Hiểu
+ Dự kiến trả lời: 5phút
+ Nội dung câu hỏi: Tại sao văn học, khoa học,
giáo dục thời Trần lại phát triển?
- Do nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và nhu
cầu tăng cường đội ngũ tri thức cho đất nước.
Giáo dục thời Trần rất được quan tâm, các trường
học mở ra ngày càng nhiều, luật lệ thi cử qui củ,
chặt chẽ, tuyển chọn những người có đủ năng lực,
trình độ điều hành bộ máy nhà nước
Tên chủ đề: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XVI

1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến trả lời:( 3 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Khởi nghĩa Ngô Bệ nổ ra ở đâu?
A. Thanh Hóa B. Thăng Long
C.Hải Dương D. Cao Bằng
2. Đáp án C
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến trả lời:(3 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Ai đã dâng sớ xin vua Trần Dụ Tông chém đầu 7 tên nịnh
thần?
A. Chu Văn An B.Trương Hán Siêu
C.Phạm Sư Mạnh D.Lê Bá Quát
17
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
2. Đáp án A
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết+Hiểu
+ Dự kiến trả lời:( 10 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Tình hình xã hội nước ta cuối thời Trần như thế nào? Nêu các
cuộc khởi nghĩa tiêu biểu?
2. Đáp án * Ý 1:Tình hình xã hội:
- Vua quan ăn chơi xa đọa
- Ở biên giới Cham- pa cướp phá, nhà Minh ngang ngược đòi yêu sách
-> Các cuộc đấu tranh của nông dân, nô tì nổ ra
* Ý2: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
- K/N của Ngô Bệ(ở Hải Dương 1344- 1360)
- K/N Nguyễn Thanh, Nguyễn Kị( Thanh Hóa 1379)
- K/N Phạm Sư Ôn( Quốc Oai- Sơn Tây 1430)
- K/N Nguyễn Nhữ Cái( 1399- 1400)
1. Câu hỏi + Mức độ: Hiểu
+ Dự kiến trả lời:( 5phút)

+ Nội dung câu hỏi: Sự bùng nổ của các cuộc k/n nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ
XVI nói lên điều gì?
2. Đáp án - Hành động nổi dậy chứng tỏ nhà Trần không còn khả năng quản lý đất nước, đời
sống nhân dân cơ cực dưới triều đại suy sụp, hành động đó báo truớc 1 sự đổi thay
ngôi vị trong triều đình phong kiến Việt Nam
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết+ hiểu
+ Dự kiến trả lời:(5 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ
XVI?
2. Đáp án - Triều đình bỏ bê việc nước, không chăm lo đê điều, thủy lợi
- Vua quan chỉ lo hưởng thụ
- Kỉ cương phép nước không có, triều đình lục đục
- Nhà Trần không còn khả năng quản lý đất nước, mất uy tín đối với nhân dân
Tên chủ đề: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XVI
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến trả lời:(3 phút)
+ Nội dung câu hỏi:Nhà Hồ được thành lập vào?
A. Năm 1939 B. Năm 1401
C. Năm 1400 D. Năm 1402
2. Đáp án C
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến trả lời:(3 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Tiền giấy ra đời đầu tiên ở nước ta vào:
A. Thời Trần B. Thời Hồ
C. Thời Lê D. Thời Nguyễn
2. Đáp án B
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến trả lời:(3 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Hồ Nguyên Trừng là
A. Vua của triều Hồ B. Quan của triều Hồ

C. Con trai của Hồ Quý Ly D. Con rẻ của Hồ Quý Ly
2. Đáp án C
1. Câu hỏi + Mức độ: Hiểu
+ Dự kiến trả lời:(5 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý
18
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
Ly?
2. Đáp án * Mặt tiến bộ:
Đây là cải cách toàn diện có nhiều tiến bộ, giải quyết tình hình trước mắt, hạn chế
số ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực họ Trần
Tăng nguồn thu nhập cho đất nước
* Hạn chế:
- Một số chính sách chưa triệt để( nô tì, gia nô chưa được giải phóng thân phận)
- Chưa giải quyết được tận gốc những bức thiết của cuộc sống nhân dân
1. Câu hỏi + Mức độ: Hiểu
+ Dự kiến trả lời:(5 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý
Ly?
2. Đáp án Hồ Quý Ly là người có năng lực được nhà Trần trọng dụng , ông đã thể hiện khá
toàn diện 1 cuộc cải cách để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng điều
đó chứng tỏ Hồ Quý Ly là nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha
Tên chủ đề: Ôn tập chương III
1. Câu hỏi + Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến trả trả lời:( 3 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Nhà Lý đã làm gì để xây dựng đất nước?
2. Đáp án - Tổ chức lại bộ máy từ Trung ương đến địa phương, ban hành luật hình thư
- Xây dựng quân đội vững mạnh, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, chính
sách đoàn kết với các dân tộc thiểu số
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết

+ Dự kiến trả lời:( 10 phút)
+ Nội dung câu hỏi: So sánh đời sống văn hóa- xã hội thời Lý với thời Đinh- Tiền-
Lê?
2. Đáp án * Thời Lý:- Văn hóa xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dậy học
Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan
Đạo phật phát triển
- Xã hội giai cấp thống trị, vua, quan lại, công chúa, hoàng tử
Giai cấp bị trị nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tì
* Thời Đinh- Tiền- Lê:
- Văn hóa- giáo dục chưa phát triển, nho học du nhập vào nước ta chưa
ảnh hưởng dấng kể
Đạo phật phát triển, chùa được xây dựng nhiều nơi
- Xã hội: Giai cấp thống trị, vua, quan lại văn võ, 1 số nhà sư
Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, buôn bán, nô tì, 1 số địa
chủ nhỏ
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến trả lời:(3 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Các chưc quan chuyên lo về nông nghiệp như: Khuyến nông
sứ, đồn điền sứ có trong thời kì nào?
A. Thời Trần và thời Lê- Sơ B.Thời Lý và thời Lê- Sơ
C. Thời Hồ và thời Lê- Sơ D.Thời Lý- Trần và thời Hồ
2. Đáp án A
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến trả lời:(3 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Tác phẩm” Đại Việt sử kí toàn thư” là của?
19
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
A. Ngô Sĩ Liên B. Ngô Thì Sĩ
C. Lê Văn Hưu D. Lê Quý Đôn
2. Đáp án C

1. Câu hỏi + Mức độ: Biết
+ Dự kiến trả lời:(3 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Bộ luật của nhà Trần( Quốc Triều hình luật) được ban hành
vào:
A. Năm 1226 B. Năm 1228
C. Năm 1230 D. Năm 1232
2. Đáp án C
Tên chủ đề: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa đầu thế kỉ XV
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến trả lời:(3 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ?
A. Không được nhân dân ủng hộ
B.Quân Minh còn rất hùng mạnh
C. Nhà Hồ chưa chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
D. Nhà Hồ chưa đủ sức lãnh đạo
2. Đáp án A
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến trả lời:(3 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Nhà Minh kéo sang xâm lược nước ta vào?
A. Năm 1406 B. Năm 1407
C. Năm 1408 D. Năm 1409
2. Đáp án A
1. Câu hỏi + Mức độ: Hiểu
+ Dự kiến trả lời:(6 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Trình bày khái quát chính sách của quân Minh đối với nước
ta?
2. Đáp án - Về chính trị: Xóa bỏ quốc hiệu sáp nhập vào Trung Quốc
- Về kinh tế: Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, trẻ em về Trung Quốc làm nô

- Về văn hóa: Thực hiện chính sách đồng hóa, ngu dân, bắt nhân dân ta phải bỏ

phong tục tập quán của mình
- Bài thơ của anh chưa được hay lắm
1. Câu hỏi + Mức độ: Nhận biết+ Hiểu
+ Dự kiến trả lời:(6 phút)
+ Nội dung câu hỏi: Kể tên những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần? Nhận
xét của em về cuộc khởi nghĩa?
2. Đáp án * Tên các cuộc khởi nghĩa
+ K/N Trần Ngỗi
+ K/N Trần Quý Khoáng
* Nhận xét: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có sự liên kết, chưa có
đường lối đúng đắn
- Lực lượng còn non yếu chưa chuẩn bị kĩ về mọi mặt. Mặc dù các cuộc khởi
nghĩa bị thất bại nhưng được coi là ngọn lửa tinh thần yêu nước của nhân dân tiếp
tục bùng cháy
1. Câu hỏi + Mức độ: Hiểu
+ Dự kiến trả lời:(5 phút)
20
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
+ Nội dung câu hỏi: Em hãy trình bày vắn tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Quý
Khoáng?
2. Đáp án Trần Quý Khoáng lên ngôi lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động k/n từ Thanh
Hóa đến Hóa Châu
Tháng 8/1943 quân Minh tập trung lực lượng vào Thanh Hóa, nghĩa quân tan rã
dần, Trần Quý Khoáng bị bắt và cuộc k/n thất bại
Ngân hàng câu hỏi SỬ 7 từ tiết 34 đến tiết 41:
Câu 1: Biết kiến thức tiết 34
Thời gian đủ để làm bài 3 phút
Điểm: 0,5đ
Thời Lý – Trần - Hồ nhân dân ta phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào?
a. Quân Tống, Thanh, Minh

b. Quân Đường, Tống, Minh
c. Quân Hán, Tống, Minh
d. Quân Tống, Mông - Nguyên, Minh
Đáp án: d
Câu 2:Nhận biết kiến thức tiết 34
Thời gian đủ để làm bài 3 phút
Điểm:0,5đ
Việc ban hành Quốc triều hình luật diễn ra trong thời kỳ nào?
a. Thời nhà Lý
b. Thời nhà Trần
c. Thời nhà Hồ
d. Thời nhà Tiền Lê
Đáp án: b
Câu 3:Nhận biết kiến thức tiết 34
Thời gian đủ để làm bài 3 phút
Điểm:0,5đ
Đạo Phật phát triển nhất trong thời kỳ nào của nước ta?
a. Thời kỳ nhà Lý
b. Thời kỳ nhà Trần
c. Thời kỳ nhà Hồ
d. Cả 3 thời kỳ trên
Đáp án: a
Câu 4: Hiểu kiến thức tiết 34
- Thời gian 15 phút
- Điểm: 5
- Câu hỏi: Nêu đặc điểm các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thời Lý – Trần về: thời
gian, đường lối, những tấm gương tiêu biểu?
- Đáp án:
Triều đại Thời gian Đường lối Tấm gương tiêu
biểu

Nhà Lý 1075 - 1077 + Đánh trước để tự vệ
+ Phương thức kết thúc chiến
tranh bằng phương pháp mềm
dẻo thương lượng
Lý Thường Kiệt
Nhà Trần Lần 1 (1258) + Toàn dân, vườn không nhà Trần Quốc Tuấn, Trần
21
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
Lần 2 (1285)
Lần 3 (1287-1288)
trống, tổng tiến công khi thời
cơ đến
Thủ Độ
Trần Quốc Toản
Câu 5: Hiểu kiến thức tiết 34
- Thời gian: 15 phút
- Điểm: 3,5
Em hãy nêu ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Qúy Ly?
Đáp án:
- Ý nghĩa: góp phần giải quyết một số khó khăn của đất nước, nâng cao quyền lực của chính quyền
trung ương, nâng cao chất lượng giáo dục, thể hiện lòng yêu nước
- Tác dụng: + đơn vị hành chính cụ thể, rõ ràng
+ hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, hạn chế việc nuôi nô tì
+ củng cố quân đội, tăng cường khả năng quốc phòng.
Tiết 35: bài tập lịch sử:
Câu 1: Biết kiến thức tiết 35
Thời gian đủ để làm bài 15 phút
Điểm: 3đ
Hãy vẽ và mô tả bộ máy nhà nước thời Trần
Đáp án:

Câu 2: Biết kiến thức tiết 35
Thời gian đủ để làm bài 20 phút
Điểm: 5đ
So sánh 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên theo các nội dung sau.
Nội dung so sánh Lần 1 lần 2 Lần 3
- Thời gian
- Lực lượng giặc
22
Quan văn Quan võ
12 Lộ
Phủ
Huyện Châu
Hệ thống hương, xã
Thái thượng hoàng, vua
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
- Các trận đánh tiêu
biểu của ta
Cách đánh của ta
Đáp án:
Nội dung so sánh Lần 1 lần 2 Lần 3
- Thời gian 1258 1285 1287 - 1288
- Lực lượng giặc 3 vạn quân 50 vạn quân Hơn 30 vạn quân
- Các trận đánh tiêu
biểu của ta
- Đông Bộ Đầu
- Quy Hóa
- Tây Kết
- Cửa Hàm Tử
- Bến Chương Dương
- Vân Đồn

- Bạch Đằng
Cách đánh của ta - Vườn không nhà
trống
- Vườn không nhà
trống
- rút lui để củng cố
lực lượng
- Thời cơ đến tổ chức
phản công
- Vườn không nhà
trống
- Chặn địch ở các
vùng cửa ải, hiểm
yếu.
- Đánh đoàn
thuyền lương
- mai phục và mở
cuộc phản công lớn
trên sông Bạch
Đằng.
Câu 3: Biết kiến thức tiết 35
Thời gian đủ để làm bài 10 phút
Điểm: 2đ
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423?
Đáp án: HS trình bày theo lược đồ
Câu 4:
Thòi gian làm bài 5 phút
điểm: 0,5 đ
nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam
Son?

a. Lồng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ
b. Bộ chỉ huy là những người tài giỏi, mưi lược
c. Nghĩa quân Lam Sơn có tình thần kỉ luaatjcao và chiến đấu dũng cảm.
d. . Tất cả đều là nguyên nhân cơ bản.
Đáp án: d
Câu 5:
Thòi gian làm bài 5 phút.
23
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
điểm : 0,5 đ.
chiến thắng Xương Giang nghĩa quân đã tiêu diệt bao nhiêu tên địch?
a. 15 vạn b. Gần 5van c. Gần 10 vạn. d. 20 vạn.
Đáp án: b
Tiết 37: khởi nghĩa Lam Sơn:
Câu 1: Biết kiến thức tiết 37
Thời gian đủ để làm bài 3 phút
Điểm: 0,5đ
Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 7 tháng 3 năm 1418
b. Ngày 3 tháng 7 năm 1417
c. Ngày 2 tháng 7năm 1418
d. Ngày 7 tháng 2 năm 1418
Đáp án: d
Câu 2: Biết kiến thức tiết 37
Thời gian đủ để làm bài 3 phút
Điểm: 0,5đ
Khi quân Minh tấn công lên căn cứ Lam Sơn, trước thế mạnh của địch nghĩa quân đã làm gì?
a. Rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa)
b. Rút lên núi Đọ (Thanh Hóa)
c. Rút vào Nghệ An

d. Không hề rút lui, cầm cự đến cùng
Đáp án: a
Câu 3: Biết kiến thức tiết 37
Thời gian đủ để làm bài 3 phút
Điểm: 0,5đ
Trong lúc nguy khốn Lê Lai đã làm gì để cứu Lê Lợi?
a. Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến
b. Giúp Lê Lợi rút quân an toàn
c. Đóng giả Lê Lợi và hy sinh thay chủ tướng
d. Tất cả đều đúng
Đáp án: c
Câu 4: Biết kiến thức tiết 37
Thời gian đủ để làm bài 20 phút
Điểm: 6,5đ
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423?
Đáp án:
- Năm 1418,nghiã qu phải rút lên núi Chí Linh, quân Minh huy động lực lượng để bắt Lê Lợi,
Lê Lai cải trang thành Lê Lợi liều chết cứu chủ
- Năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét buộc quân ta phải rút lên núi Chí Linh lần 2
- Năm 1423, Lê Lợi quyết định hòa hoãn với quân Minh nghĩa quân trở về Lam Sơn tiếp tục
hoạt động
- Cuối 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn, cuộc kháng chiến chuyển qua giai đoạn
mới.
Câu 5 Biết kiến thức tiết 37
Thời gian đủ để làm bài 15 phút
Điểm: 2đ
Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu
kháng chiến?
24
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN

- Niềm tin, lòng trung thành, tinh thần hy sinh vì sụ nghiệp chung của đất nước, của các tướng
lịnh nghĩa quân
- Tinh thần bất khuất, chiến đấu kiên cường
Tiết 38: khởi nghĩa Lam Sơn (tiếp)
Câu 1: Biết kiến thức tiết 38
Thời gian đủ để làm bài 3 phút
Điểm: 0,5đ
Ai là người đã đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?
a. Nguyễn Trãi
b. Lê Lợi
c. Nguyễn Chích
d. Trần Nguyên Hãn
Đáp án: c
Câu 2: Biết kiến thức tiết 38
Thời gian đủ để làm bài 7 phút
Điểm: 1,5đ
Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây?
Ngày 12/10/1424 nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn (1) và thắng lợi giòn giã, sau
đó hạ thành (2) ở thượng lưu sông (3) buộc địch phải đầu hàng sau
hai tháng vây hãm
Đáp án: (1) Đồn Đa Căng (Thọ Xuân – Thanh Hóa) _ (2) Trà Lân _ (3) Lam
Câu3: Biết kiến thức tiết 38
Thời gian đủ để làm bài 15 phút
Điểm: 3đ
Trình bày tóm tắt diễn biến chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1424 –
1425?
Đáp án:
- Tháng 8/1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân được lệnh tấn công từ Nghệ An vào
Tân Bình và Thuận Hóa, nhanh chóng đập tan sức kháng cự của giặc.
- trong vòng 10 tháng, nghĩa quân đẫ giải phóng được một vùng lớn tự Thanh Hóa đến đèo Hải

Vân, quân địch chỉ giữ được một số thành.
Câu 4: Biết kiến thức tiết 38
Thời gian đủ để làm bài 20 phút
Điểm: 5đ
Vì sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi trong giai đoạn này? Dẫn chứng cụ thể về sự ủng
hộ của nhân dân?
Đáp án:
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm và những chủ trương đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Nhân dân khắp nơi nổi dậy, nhiệt liệt ủng hộ và tham gia chiến đấu.
- Dẫn chứng cụ thể: + những tấm gương ủng hộ chủa nhân dân như: bà Lương Thị Minh
Nguyệt ở làng Chuế Cầu, cô gái người làng Đào Đặng (Hưng Yên).
Câu 5:
thời gian làm bài 5 phút
Điểm: 0,5 đ
Năm 1428 cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi Nguyễn Trãi đã viết một áng
văn có tên gọi là gì?
a. Bình Ngô dại cáo b. Bình Ngô sách.
c. Phú núi Chí Lnh d.Câu a và c đúng.
25

×