CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập + Tự do + Hạnh phúc
…….……
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
GIÁO DỤC TÍNH THẨM MỸ CHO CÁC EM ĐỘI VIÊN ĐỘI
TNTP HỒ CHÍ MINH THÔNG QUA CÁC CHƯƠNG TRÌNH HOẠT
ĐỘNG ĐỘI
Người viết: Nguyễn Tấn Đạt
Đơn vị công tác: Trường THCS Sóc Sơn.
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Công tác chăm lo bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ là điều quan tâm của
toàn xã hội. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã đề ra nhiều biện pháp đào tạo, giáo
dục học sinh phát triển toàn diện là mục tiêu được đặc ra hàng đầu.
Nội dung giáo dục thẩm mĩ, văn hoá, nghệ thuật là một mặt quan trọng
trong mục tiêu giáo dục của hoạt động Đội. Thẩm mĩ là cảm thụ những cái hay cái
đẹp do con người sáng tạo ra trong các sản phẩm nghệ thuật. Giáo dục tính thẩm
mỹ nhằm giúp thiếu nhi biết cảm nhận và biết vận dụng cái hay, cái đẹp về cuộc
sống hằng ngày.
Nội dung hoạt động Đội trên lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ phải đạt được các
yêu cầu: giúp thiếu nhi phát triển những tình cảm, thị hiếu năng khiếu và lí tưởng
thẩm mỹ trong cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng
xử đồng thời xây dựng trong thiếu nhi thái độ phản đối những cái xấu, phản thẩm
mỹ. Từ đó giúp thiếu nhi tiếp cận tới chân giá trị của vẻ đẹp con người: Đẹp về
thể hình, đẹp về trí tuệ, đẹp về tâm hồn và đẹp về hành động trong cuộc sống.
Sự tiến bộ của xã hội ngày càng phát triển, điều kiện học tập, vui chơi, giải
trí của học sinh cũng đòi hỏi phải được nâng cao và phù hợp với từng địa phương.
Ngoài việc học tập các môn chính khóa hàng ngày ở lớp, nhu cầu sinh hoạt ngoại
khóa cũng phải được quan tâm như: giao lưu, dã ngoại, sinh hoạt tập thể, tham gia
các hoạt động văn hoá- nghệ thuật để phát triển năng khiếu, hoạt động tập thể
khác của học sinh trong trường học, đòi hỏi phải đổi mới nội dung để phù hợp với
tâm tư nguyện vọng của các em học sinh.
Người giáo viên phụ trách Đội không thể thiếu được trong việc tham gia
bồi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ học sinh phát triển toàn diện như yêu cầu hiện nay,
là người trụ cột trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục học tập, vui
chơi, giải trí của học sinh, phải là người hiểu được tâm tư nguyện vọng của học
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 1
sinh, sự thay đổi tâm sinh lý của học sinh, gần gũi các em để giúp đỡ các em phát
triển.
Để đáp ứng nhu cầu của học sinh hiện nay thì người phụ trách đội phải có
đạo đức tốt, đủ năng lực hoạt động phong trào, chịu khó, có tinh thần trách nhiệm,
có kỹ năng ngoại khóa tay nghề vững vàng, phải chuẩn về chuyên môn, có được
kinh nghiệm và phải là người xung phong đi đầu trong các hoạt động ngoại khóa,
bồi dưỡng giáo dục, dạy và học của nhà trưòng luôn thể hiện là người gương mẫu
đi đầu trong công tác giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Với ý nghĩa thiết thực như trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Giáo dục
tính thẩm mỹ cho các em Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua các
chương trình hoạt động Đội
II/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Tôi bắt đầu được lãnh đạo trường phân công làm tổng phụ trách Đội từ năm
học 2007, từ khi đảm nhiệm công việc này tôi còn rất bở ngỡ. Tuy nhiên qua quá
trình học tập và chịu khó tìm tòi những kinh nghiệm của thầy cô đi trước tôi luôn
tìm kiếm những phương pháp và cách thức tốt nhất để giáo dục các em duy trì nề
nếp, nội quy và tham gia các hoạt động phong trào cũng như công tác Đội có hiệu
quả hơn.
Qua quá trình công tác tôi nhận thấy rằng ngoài việc học tập các môn chính
khóa hàng ngày ở lớp nhu cầu sinh hoạt ngoại khóa cũng phải được quan tâm
như: giao lưu, dã ngoại, sinh hoạt tập thể, phát triển năng khiếu, tham gia các hoạt
động tập thể khác của học sinh trong trường học, đòi hỏi phải đổi mới nội dung để
phù hợp với tâm tư nguyện vọng của các em học sinh.
Người giáo viên tổng phụ trách Đội có vai trò quan trọng trong việc tham
gia bồi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ học sinh phát triển toàn diện như yêu cầu hiện
nay. Chính vì thế tôi luôn trăn trở để tìm tòi, học hỏi cũng như rút kinh nghiệm từ
những hoạt động đi trước để tìm cách thức, phương pháp tổ chức giúp các em
tham gia tốt những hoạt động Đội ở địa phương củng như do Phòng Giáo Dục và
Hội Đồng Đội cấp trên phát động.
III. PHẠM VI ĐỀ TÀI.
Giáo dục tính thẩm mỹ cho các em Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh thông
qua các chương trình hoạt động Đội ở khối trường trung học sơ sở.
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 2
I/ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH.
Trường THCS Sóc Sơn nằm trên địa bàn gần trục quốc lộ 80 và trung tâm
của Thị trấn sóc Sơn đó là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, tập trung và tham
gia các hoạt động Đội. BGH trường và thầy cô trong trường luôn tham gia và ủng
hộ nhiệt tình các hoạt động của trường. Thầy cô trong trường luôn thể hiện tinh
thần trách nhiệm cao và hoàn thành các khâu mà mình phụ trách.
Với lối sinh hoạt đa chiều thuận lợi để cho các em tiếp xúc với nhiều kênh
thông tin mới mẽ, bổ ích bên cạnh đó nhu cầu đòi hỏi thích ứng cái mới, nhu cầu
giải trí cao giúp các em nhiệt tình và hứng thú với các hoạt động mới lạ, lành
mạnh. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì các em cũng bị ảnh hưởng xấu
bởi những tệ nạn xã hội, dễ tiếp cận thành phần thanh niên hư hỏng, mặt trái của
công nghệ thông tin và các loại truyện tranh độc hại tràn lan. Những thông tin,
yếu tố phản văn hoá, văn hoá độc hại do các thế lực đế quốc và thù địch truyền bá
tràn lan trong lớp trẻ đi ngược lại với những giá trị truyền thống của văn hoá và tư
tưởng dân tộc Việt Nam.
Với 1114 em học sinh là một trong những trường THCS có lượng học sinh
đông nhất nhì huyện Hòn Đất thì việc quản lí các em đòi hỏi người thầy cô quản lí
phụ trách phải dành nhiều thời gian và công sức hơn, tình hình cúp tiết trốn học
thường xuyên xảy ra, đọc truyện tranh trong giờ học, nói dối cha mẹ, thầy cô để đi
chơi, hoặc ý thức chung trong cách giữ gìn tác phong và trang phục đến trường có
nhiều hạn chế như tình trạng bận quần jean, tóc nhuộm màu, tay đeo khuyên, tóc
để dài và bù xù bắt trước các ca sĩ …Việc giáo dục thẩm mỹ thường là thông qua
các tiết học mỹ thuật hoặc âm nhạc bởi âm nhạc có sức truyền cảm rất lớn đối với
con người khi lọt lòng mẹ cho đến khi trưởng thành. Còn mỹ thuật chính là cái
đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra. Mỹ thuật có sức lôi cuốn rất lớn với thế
hệ trẻ, khi tiếp xúc với cái đẹp. Tuy nhiên người thầy cô làm nhiệm vụ giảng dạy
ở lớp một phần chỉ cho xong nhiệm vụ, việc răn đe giáo dục còn hạn chế trong
việc tác động đến tư tưởng và nhận thức của các em, trong khi đó lứa tuổi học
sinh THCS là lứa tuổi hay bắt trước và muốn thể hiện mình phải có những hoạt
động bề nổi và thật lí thú mới lôi kéo được các em. Thầy cô không chỉ có việc
truyền đạt tri thức mà còn phải như một người bạn gần gủi để hiểu được những
tâm tư tình cảm của các em từ đó mới tác động đến nhận thức của các em được.
Lí thuyết thông thường sẽ không tác động mạnh đến tâm lí củng như nhận thức ở
lứa tuổi này.
Chính vì thế việc chú ý đến vấn đề giáo dục tính thẩm mỹ của các em cần
phải được xem trọng, cần phải có những chương trình, hoạt động phù hợp và nổi
bật để lôi kéo các em thông qua đó để phối hợp giáo dục các em về nhận thức, suy
nghĩ hành động và thái độ tốt
II. NHỮNG HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN
1. HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN.
Việc giữ gìn những giá trị văn hoá dân tộc Việt Nam, phát huy lòng yêu
nước, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, sự tinh
tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống dần bị mai một trong nhận thức một số
em do mặt trái của nền kinh thế thị trường đang ngày một len lõi vào từng thôn
xóm, ngõ ngách đời sống của người dân Việt Nam.
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 3
Tình hình xuống cấp về mặt đạo đức cũng như ý thức trong việc giữ gìn
thuần phong mỹ tục đang dần đi xuống báo chí và các thông tin đại chúng đang
lên án và cảnh báo tình trạng trẻ vị thành niên phạm pháp và hư hỏng càng nhiều.
thói quen đua đòi bắt chước bạn, thói quen sống ích kỷ, cá nhân và chỉ muốn
hưởng thụ đang tiêm nhiễm dần vào các em.
Việc giáo dục thẩm mỹ phải gắn liền với giáo dục văn hoá nghệ thuật.Văn
học sử dụng những ngôn ngữ và hình tượng để phản ánh cuộc sống và xã hội con
người thông qua các tác phẩm văn học. Còn nghệ thuật thì dùng hình tượng sinh
động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm.
Do đó văn học nghệ thuật có vai trò lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và
tính thẩm mỹ cho thiếu nhi. Tuy nhiên do điều kiện và xã hội có nhiều thay đổi
nên việc đọc sách và tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật trong các em còn
nhiều hạn chế một phần do hoàn cảnh gia đình mỗi khác, một số em có mong
muốn nhưng không có điều kiện để tiếp xúc với những kênh thông tin có giá trị.
Một số hoạt động văn hoá nghệ thuật tổ chức ở trường một cách sơ sài cho
có báo cáo, không lôi cuốn được các em hoặc một hoạt động cứ tổ chức lại nhiều
lần không có những chương trình mới lạ bổ ích khác dẫn đến tâm lí nhàm chán
ngại tham gia. Các phong trào văn nghệ tham gia ở trường không sơ duyệt cẩn
thận, chỉ chú ý số lượng không tập trung vào chất lượng không chỉ làm những
người tham gia biểu diễn mà khán giả và những người tham gia cổ vũ cảm thấy
hời hợt nên không lôi kéo được số đông các em dẫn đến mất uy tín và tiếng nói
của người giáo viên TPT với các em không còn trọng lượng.
2.NHỮNG SỐ LIỆU MINH HOẠ
Theo Báo người Hà Nội ra ngày 26/11/2010 trong số gần 10 triệu học sinh
THCS và THPT hiện nay, phần lớn các em đều có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt,
tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, năng động, tự tin, có ý chí vươn lên
mạnh mẽ, khát khao thể hiện bản thân…Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không
nhỏ học sinh (HS) chưa có nhận thức và hành vi đúng đắn, lối sống ích kỷ, ham
hưởng thụ, đua đòi chạy theo các giá trị vật chất dẫn đến sao nhãng học tập, tham
gia tệ nạn xã hội và phạm tội.
Thấy rõ nhất ở một số em là biểu hiện đáng lo ngại về đạo đức, lối sống
như: thiếu tôn trọng thầy cô giáo, coi thường kỷ luật nhà trường, nói tục chửi thề;
thích thể hiện bản thân một cách thái quá; quan hệ yêu đương quá sớm, không
lành mạnh; gian lận trong học tập và thi cử; thiếu ý thức tôn trọng và làm theo
pháp luật…
Theo một cuộc điều tra trong số 500 em HS Trường THCS Sóc Sơn cho
thấy, nhiều HS chỉ chào thầy cô khi ở trong trường còn ra đường thì coi như
không quen biết…
Nội dung điều tra Hoc sinh THCS
Vô lễ 32,2%
Nói tục 38%
Tiếp cận thông tin ngoài sách 70%
Ít quan tâm việc đọc sách 5%
Yêu thích đọc sách 25%
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 4
Kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam
theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ năm 2005 đến 2008, tổng số vi phạm pháp
luật hình sự trong HS, SV là
Vi Phạm Số liệu
Gây rối 2000
Ma tuý 815
Giết người 83
Cướp tài sản 1372
Xâm hại sức khoẻ, tính mạng 1117
Tình trạng HS phổ thông bỏ học sống lang thang, thông qua mạng internet
để kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây ra nhiều vụ đánh nhau, gây rối trật
tự xã hội, cướp tài sản… có xu hướng gia tăng. Ngoài những vụ việc tội phạm
hình sự, tình trạng HS vi phạm tệ nạn xã hội như “nghiện” game, chat, ma túy…
cũng gây nhức nhối trong dư luận xã hội.
3.NGUYÊN NHÂN
Sự ảnh hưởng của trào lưu hay công nghệ giải trí thị trường tác động mạnh
vào nhận thức của giới trẻ. Công nghệ thông tin dễ tiếp cận tuy nhiên khó xác
định được chất lượng nội dung do những thông tin tốt xấu xuất hiện với mặt bằng
ngang nhau và tràn lan, hỗn độn trên mạng internet.
Trong hàng loạt yếu tố tác động đến việc hình thành nhân cách và chuẩn
mực văn hoá cho giới trẻ, các loại hình văn hoá nghệ thuật cũng tham gia một
cách tích cực và đóng vai trò quan trọng. Lớp trẻ hiện nay có xu hướng thích
những loại hình nghệ thuật hiện đại, do quan niệm và cách nhìn về cái đẹp cũng
có sự thay đổi lớn so với trước đây.
Hiện nay lực lượng giáo viên tổng phụ trách đội đa số là mới, giáo viên dạy
lớp chuyển sang làm công tác đội, chưa qua lớp bồi dưỡng chuyên môn hoặc chỉ
bồi dưỡng ngắn hạn (từ 8-10 ngày). Vì vậy chuyên môn của giáo viên tổng phụ
trách không đủ vững để hoạt động, không đáp ứng được yêu cầu của học sinh
hoặc hoạt động không có hiệu quả.
Một số tổng phụ trách đội đã làm lâu năm, nhưng do hạn chế một số mặt về
chuyên môn mà không được bồi dưỡng nâng cao tay nghề nên việc tổ chức các
hoạt động cho học sinh trong trường học không hiệu quả làm ảnh hưởng đến sự
phát triển của học sinh và các hoạt động khác trong nhà trường.
Trước tình hình trên để giải quyết vấn đề nâng cao tay nghề, bồi dưỡng
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tổng phụ trách đội, làm sao được đồng đều
nhau và đáp ứng được yêu cầu của học sinh tại các trường học. Với quyết tâm
không để các em học sinh chịu thiệt thòi vì thiếu hoạt động ngoại khóa vì chuyên
môn của giáo viên tổng phụ trách đội không đạt yêu cầu, Đây là điều cần quan
tâm tìm giải pháp khắc phục khó khăn từng nội dung như:
Làm thế nào để mọi giáo viên tổng phụ trách đội hiểu được vai trò và tầm
quan trọng của mình trong việc giáo dục tính thẩm mỹ cho các em thông qua các
hoạt động đội.
Làm sao tất cả giáo viên tổng phụ trách đội đều nắm vững về chuyên môn,
kỹ năng, ngoại khóa, tổ chức được các hoạt động vui chơi, giải trí cho học sinh
trong trường của mình.
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 5
I/NHỮNG GIẢI PHÁP
1. Xác định những nội dung cơ bản của hoạt động giáo dục
thẩm mỹ thông qua các hoạt động Đội
Nội dung giáo dục thẩm mỹ, văn hoá nghệ thuật là một mặt quan trọng
trong mục tiêu giáo dục của hoạt động Đội.
Giáo dục thẩm mỹ phải gắn liền với thẩm mỹ văn hoá. Văn hoá là nền tảng
tri thức để con người đi đến cảm nhận, hiểu biết và vận dụng cái hay, cái đẹp vào
cuộc sống nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng và nhân dân ta đang tập
trung xây dựng gồm các lĩnh vực chủ yếu như: Tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo
dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hoá với
nước ngoài và các thể chế văn hoá.
Nội dung hoạt động Đội trên lĩnh vực văn hoá giáo dục có nhiệm vụ giúp
thiếu nhi từng bước tiếp nhận, kế thừa và vận dụng những giá trị truyền thống của
văn hoá và tư tưởng dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hoá nhân loại đồng thời biết
đấu tranh những yếu tố phản văn hoá, văn hoá độc hại do các thế lực và đế quốc
truyền bá trong lớp trẻ
Nội dung hoạt động Đội trong giáo dục thẩm mỹ cần làm cho thiếu nhi biết
cảm thụ các giá trị văn học, nghệ thuật nổi tiếng trong nước và quốc tế, biết
thưởng thức cảnh đẹp quê hương, đất nước: biết sáng tạo những tác phẩm văn
học, nghệ thuật theo năng khiếu của các em như: Kịch, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc…
Từ đó góp phần phát hiện, bồi dưỡng và phát triển những tài năng trên lĩnh vực
văn học nghệ thuật khi các em còn nhỏ tuổi. Hoạt động Đội cần làm cho thiếu nhi
biết sưu tầm, giữ gìn những thành quả về văn học nghệ thuật, biết sáng tạo ra cái
đẹp trong lao động và trong cuộc sống; biết giữ gìn; làm đẹp trường lớp và gia
đình cũng như bản thân.
2. Xác định những hình thức cần tổ chức
Hoạt động Đội cần phải có những hình thức chủ yếu để giáo dục thẩm mỹ,
văn hoá nghệ thuật cho thiếu nhi nhưng chú ý các hoạt động trên phải phù hợp và
vừa tầm với đơn vị của mình.:
- Tổ chức tham quan dã ngoại, thăm nhà bảo tàng, di tích lịch sử……
VD: Hành trình về nguồn
- Tổ chức xem phim lịch sử, tham gia viết và đóng tiểu phẩm về ATGT,
PC Matuý và các tệ nạn xã hội.
VD: Hội thi ATGT,
- Tổ chức và hướng dẫn giới thiệu về sách báo Đội
- Tổ chức các hội thi văn nghệ, múa hát tập thể, câu lạc bộ, đội nhóm
múa, nhảy Arobic……
VD: Chương trình “Thắp sáng ước mơ”, hội thi “Trạng nguyên nhỏ
tuổi”
3.Xác định ý nghĩa, mục đích, tác dụng chương trình của các
hội thi
3.1 ý nghĩa của các chương trình và hội thi
Hội thi là diệp để các cá nhân hoặc tập thể nhỏ thể hiện khả năng của mình,
tự khẳng định những thành tích, kết quả của một quá trình tu dưỡng và rèn luyện
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 6
phấn đấu trong học tập, trong hoạt động văn-thể-mỹ và các hoạt động khác của
Đội
Khi tham gia hội thi các em được nâng cao lòng tự tin, tính tự chủ, bạo dạn,
nhanh nhẹn, tháo vát, ứng xử linh hoạt.
Thông qua việc đánh giá của Ban giám khảo, của công chúng về bản thân
mình, các em có nhận thức đúng đắn hơn về bản thân, qua đó mà tự điều chỉnh,
góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách.
Từ việc so sánh thành tích giữa các cá nhân và các nhóm trẻ em được rèn
luyện ý chí vươn lên, kích thích niềm say mê sáng tạo, tinh thần thi đua, nâng đở
và chắp cánh những ước mơ cao đẹp của các em.
Tắm mình trong không khí hội thi, trẻ em dường như được bồi dưỡng lòng vị
tha, dễ hoà đồng cùng tập thể, ham muốn làm nhiều đều hay, việc tốt.
3.2 Xác định mục đích của các hội thi
Các hội thi thiếu nhi nhằm hướng các em và tập thể Đội tới:
- Nhu cầu tự bồi dưỡng rèn luyện bản thân, hướng tới cái thật, cái tốt, cái
đẹp
- Từ suy nghĩ đúng đắn đến tâp nói lời hay ý đẹp, làm việc tốt, cụ thể là:
+ Rèn luyện thể lực, giữ gìn sức khoẻ, vẽ đẹp của cơ thể.
+ Chủ động tự giác trong việc học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng
dụng học vấn vào cuộc sống( kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức hoạt động tập
thể…)
+ Tìm cách thể hiện ý thức cộng đồng trong học tập và phong trào Đội,
không tự thoả mãn với những phong trào trước mắt, không ngừng vươn lên dành
kết quả cao hơn.
+ Thực hành lối sống mới, có văn hoá lành mạnh, đủ sức đề kháng với
những văn hoá phẩm độc hại….
+ Thực hành sáng tạo những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và công
nghệ.
3.3 Tác dụng của các hội thi.
- Các hội thi của Đội hiện nay là một phương pháp kiểm tra đánh giá các
thành tích, kết quả các hoạt động của cá nhân và tập thể Đội.
- Đối với từng thành viên, hội thi giúp các em tự rèn luyện để hoàn thành
bản thân mình, có tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, có ý thức tổ chức kỷ luật và
tinh thần tập thể
- Hội thi giúp tổng phụ trách và nhà trường phát hiện bồi dưỡng các em có
khả năng thể hiện và nâng cao năng lực của mình qua việc hướng dẫn trẻ em tham
gia hội thi.
4. Các bước tiến hành một hội thi.
Thông qua việc tổ chức hội thi thiếu nhi góp phần bồi dưỡng cho các em
động cơ tích cực học tập, kích thích hứng thú nhận thức và giáo dục tình cảm
nhận thức.
4.1 Công tác chuẩn bị cho một hội thi.
Căn cứ vào mục tiêu, chương trình nhiệm vụ năm học, kế hoạch hoạt động
của nhà trường, giáo viên lập kế hoạch lựa chọn chủ đề, hội thi phù hợp với các
yêu cầu và hứng thú, nguyện vọng của học sinh.
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 7
Thời điểm tổ chức hội thi nên chọn vào các ngày hoạt động cao điểm, các
ngày lịch sử có ý nghĩa: 2-9,20-11,22-12, 3-2, 8-3, 26-3, 15-5, 30-4,19-5, hoặc
các ngày kĩ niệm thành lập trường, ngày truyền thống của địa phương, các diệp
sơ kết, tổng kết.
Thông báo tới toàn thể giáo viên, học sinh thấy rõ mục đích yêu cầu, chủ
đề, nội dung, cách thức tiến hành đánh giá…của hội thi. Động viên thu hút đông
đảo các em tham gia.
Địa điểm tiến hành hội thi: nên chọn địa điểm thoáng mát, hội trường đủ
rộng, an toàn…phù hợp với từng chủ đề, từng loại hội thi.
Dự trù kinh phí tổ chức, khen thưởng, phương tiện, điều kiện vật chất, nhân
lực, thời gian, ban tổ chức, ban giám khảo, số lượng thí sinh dự thi, nội dung thi…
và các phương án tổ chức dự phòng.
4.2 Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo hội thi.
Trưởng ban: Chiệu trách nhiệm điều hành tổng thể chung các hoạt động của
hội thi.
Các phó ban: Phụ trách, điều hành cơ sở vật chất và phụ trách chỉ đạo nghệ
thuật( thiết kế nội dung thi, các môn thi, các màn trình diễn, hệ thống câu hỏi, đáp
án, thang điểm…)
Thành lập ban giám khảo, mời những chuyên gia trong lĩnh vực mà hội thi
yêu cầu.
Chương trình thi được giáo viên viết thành kịch bản và chọn học sinh có
năng khiếu để dẫn chương trình.
Nếu quy mô lớn có thể thành lập các tiểu ban chuyên trách: Trang trí khánh
tiết, sân khấu, thi đua khen thưởng, bảo vệ trật tự.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban nghành, tổ chức xã hội….đỡ đầu cho
hội thi.
4.3 Triển khai kế hoạch tổ chức hội thi.
Kế hoạch tổ chức hội thi phải được đưa vào kế hoạch hoạt động chung của
nhà trường ngay từ đầu năm học, học kỳ.
Mọi giáo viên, học sinh, gia đình học sinh phải nắm rõ kế hoạch tổ chức hội
thi. Vận động đông đảo học sinh tham gia và sự ủng hộ hỗ trợ của giáo viên và gia
đình học sinh cho hội thi.
Hội thi được tiến hành từ lớp đến trường, huyện, tỉnh…song đều cần chú ý
là chất lượng và hiệu quả giáo dục phải được nâng dần lên qua từng vòng thi, cấp
thi.
Bố trí thời gian thích hợp cho các em tập luyện, khớp nhạc, làm quen với
sân khấu, tập các màn trình diễn, tiếp xúc giữa giám khảo với thí sinh dự thi
Tổ chức tổng duyệt toàn bộ chương trình cho hội thi , góp ý điều khiển về
kế hoạch biểu diễn, âm nhạc, ánh sáng, dẫn chương trình….sau khi tổng duyệt
nên dành thời gian để các em tập luyện nâng cao chất lượng biểu diễn.
4.4 Tổ chức tiến hành công diễn hội thi.
Tạo không khí cho hội thi trên các phương tiện thông tin, trang trí và các
hoạt động hỗ trợ khác( băng rôn, cờ, biểu ngữ)
Kiểm tra toàn bộ của các lớp tham gia hội thi.
Sắp xếp và thông báo chương trình , đảm bảo sự đan xen hợp lí
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 8
Thông báo dự kiến thời gian dự thi, thứ tự các tiết mục, tránh để các em đợi
chờ, gây tâm lí căng thẳng ảnh hưởng đến chất lượng hội thi.
a. Chương trình của hội thi.
Khai mạc hội thi: Trưởng ban tổ chức tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu,
công bố các thành phần ban giám khảo, nội quy hội thi.
Tất cả các thí sinh lần lượt ra mắt khán giả. Giới thiệu vòng thi, các màn
trình diễn, các chương trình phụ trợ, thể lệ thi, biểu điểm chấm….
Chú ý: Cần động viên các em bình tĩnh, tự tin, khiêm tốn học hỏi, quyết tâm
dành kết quả cao trong hội thi; kiểm tra âm thanh, ánh sáng, nhạc công….tránh để
trục trặc gây tâm lí không tốt cho thí sinh và người xem.
Nên có màn khai mạc và thực hiện nghi lễ theo đúng quy định ( chào cờ,
sinh hoạt truyền thống)
b. Chỉ huy chương trình hội thi
Dành toàn quyền cho người chỉ huy tránh chồng chéo gây sự lộn xộn trong
quá trình tiến hành hội thi.
Tăng dần sự hấp dẫn thay đổi thể loại chương trình có sức hút cần kiên
quyết thực hiện đúng kế hoạch, trình tự hội thi đã đặt ra, song phải linh hoạt và có
các phương án dự phòng.
Điều khiển các tiết mục liên tục tránh dứt đoạn
Xử lí thông minh các tình huống và sự cố
c. Hoạt động của ban giám khảo
Ban giám khảo phải nắm vững cách đánh giá cho điểm các màn thi, vòng
thi và thống nhất cách chấm điểm. Với từng nội dung thi chấm nhanh, chính xác,
không thiên vị. Điểm mỗi thí sinh là điểm trung bình cộng của ban giám khảo. có
thể dùng cách chấm điểm công khai.
4.5 Tổng kết hội thi
Trưởng ban giám khảo thay mặt ban giám khảo và ban tổ chức nhận xét
chung về thành công của hội thi
Công bố kết quả trao thưởng
Bế mạc hội thi.
5.Những điều cần lưu ý khi tổ chức hội thi.
5.1 Thời gian:
- Với các hội thi hoặc chương trình văn nghệ chỉ nên tổ chức một năm một
lần vào những ngày kĩ niệm. Cần tránh những dịp ôn thi học kỳ cuối năm
- Không kéo dài nên làm gọn, dứt điểm nhưng phải có kế hoạch triển khai
trong công tác năm để chuẩn bị cho chu đáo.
5.2 Địa điểm tổ chức
- Cần phải chuẩn bị đầy đủ về âm thanh, ánh sáng địa điểm thoáng rộng phù
hợp.
- Cần cho các em làm quen với sân khấu trước khi diễn.
- Đảm bảo an ninh trật tự cho sân khấu và cho khán giả
- Quy định chặt chẻ lối lên xuống, thời gian ra vào cửa của các tiết mục,
không để hậu trường lộn xộn.
- Sàn diễn phải được lau sạch, không để bụi bốc lên khi các em diễn
- Kiểm tra kỹ màn kéo không để bị tắt nghẽn.
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 9
- Micro cần chỉnh và xem xét trước khi cho các em diễn
- Cần có phòng hoá trang gần chổ diễn để các lớp tập hợp các tiết mục và
hoá trang. Nên cử những phụ trách hoá trang giúp các em và xem xét các vật dụng
mà các em mang theo tránh để mất và nhầm lẫn.
- Ở các phòng hoá trang nên có nước uống. Trẻ em đặc biệt hay khát nước
trước lúc ra trình diễn.
5.3 Nội dung thi
- Là các tiết mục tự chọn và đăng kí ở các lớp
- Sắp xếp chương trình nên tránh những tiết mục giống nhau, từ vòng sơ
khảo nên có sự điều chỉnh và đầu tư, hướng cá nhân và nhóm tập trung xây dựng
những tiết mục bộc lộ được thế mạnh của từng em.
+ đánh giá các chi đội tham gia nên tách làm hai phần đánh giá:
1. Điểm thi nghệ thuật:
a. Nội dung
b. Diễn xuất
c. Âm nhạc
d. Mỹ thuật, hoá trang
e. Dàn dựng nghệ thuật
f. Tiết mục tự biên soạn.
2. Điểm phong trào:
Là điểm cộng có nhiều tiết mục ( thể loại ) tham gia, triển khai tốt kế hoạch
của cấp trên, hội thi có nhiều cá nhân tham gia ủng hộ, cổ vũ và đóng góp tích cực
cho hội thi, việc thực hiện tốt các tiết mục trong đêm công diễn.
5.4 Nhiệm vụ của người phụ trách các chi đội khi công diễn.
Chuẩn bị chu đáo trang phục, hoá trang, đạo cụ, âm nhạc, cảnh trí,…cho
từng tiết mục.
Tập kết và đưa các tiết mục ra sân khấu theo đúng giờ quy định ( cần luôn
để các em diễn viên tụ hợp gần sân khấu, dự phòng những sự điều phối bất
thường của ban tổ chức.
5.5 Tổng kết và tuyên truyền kết quả hội thi
Công bố kết quả hội thi, đánh giá kết quả ưu khuyêt điểm, rút kinh nghiệm.
Việc trao giải thưởng cần tổ chức trọng thể và vui vẽ, tạo khí thế cao cho
phong trào chung
Việc rút kinh nghiệm cần làm kĩ trong đội ngũ phụ trách, tìm ra ưu khuyết
điểm để phát huy hoặc khắc phục thúc đẩy cho phong trào phát triển.
Đối với các em cần hết sức nhẹ nhàng, tế nhị, chú trọng động viên, không
chê trách nhiều làm giảm nhiệt tình, tự tin.
Các hội thi luôn là những ngày hội thực sự của thiếu nhi. Hội thi kích thích
các em vươn lên đạt những đỉnh cao mới, tạo điều kiện cho các em thể hiện tài
năng của mình, tổ chức hội thi là trách nhiệm của người giáo viên tổng phụ trách.
II KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trãi qua một thời gian với sự giúp đỡ và chỉ đạo của BGH trường, quý thầy
cô trong trường, ban đại diện hội cha mẹ học sinh của trường Liên Đội trường
THCS Sóc Sơn đã tổ chức được nhiều hoạt động phong trào lí thú và bổ ích giúp
các em có được những giây phút thư giản thoải mái sau những giờ học căng thẳng
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 10
nhiều em học sinh sau quá trình tham gia đã tích cực và chủ động hơn trong việc
học tập cũng như có cái nhìn tích cực hơn với những hoạt động ở lớp ở trường và
có mối quan hệ tốt đẹp hơn với bạn bè và thầy cô.
Những hoạt động, những hội thi của cấp trên mà liên Đội đã tham gia cũng
như tổ chức ở trường đã thu về những kết quả tốt đẹp so với trước đây số lượng
học sinh tham gia ngày càng đông. 100% các chi đội tham gia nhiệt tình những
phong trào mà Liên Đội đã tổ chức. Số lượng và chất lượng chương trình ngày
càng tăng cao, có thêm nhiều những nội dung, hoạt động phong phú và lôi kéo
được nhiều học sinh tham gia. Từ những hoạt động trên đã ảnh hưởng tính cực
đến ý thức tác phong, thái độ và nhận thức của các em thông qua ý nghĩa, nội
dung và mục đích đã trình bày.
Liên Đội đã phát động cho các chi Đội tiến hành việc phổ biến, tuyên
truyền luật ATGT đến các chi đội ngay từ đầu năm. Ngày 3/10/2009 các chi Đội
tiến hành tổng hợp báo cáo bằng văn bản các hình thức mà chi Đội đã triển khai
kế hoạch của Liên Đội. kết quả 32 chi đội đã triển khai tốt việc này và có báo cáo
cụ thể với nhiều hình thức phổ biến phong phú được tổ chức tại các lớp như: Thảo
luận, tổ chứ trò chơi tìm hiểu luật ATGT, chia nhóm thuyết trình, vấn đáp….từ
những hoạt động cụ thể trên Liên Đội đã lựa chọn những cá nhân xuất sắc tham
gia và đạt giải nhất “hội thi tìm hiểu về luật ATGT” do PGD huyện Hòn Đất tổ
chức vào ngày 30/11/2009 và được đại diện cho đơn vị huyện Hòn Đất tham gia
cuộc thi ATGT do Sở GD-ĐT Kiên Giang tổ chức ngày 5/12/2009.
Phát huy thành tích đã đạt được cộng với sự hổ trợ tích cực về tinh thần và
vật chất của PGD huyện, Ban quản lí ATGT huyện Hòn Đất và đặc biệt là sự
động viên kịp thời của BGH cùng với các thầy cô trong trường, Liên Đội tiếp tục
vượt qua những khó khăn để mang về niềm vui cho huyện nhà nói chung và
trường THCS Sóc Sơn nói riêng với hai giải thưởng ấn tượng là : “ tiểu phẩm
xuất sắc nhất hội thi”, “Đội thi đạt giải nhất ” của sở GD-ĐT kiên Giang.
Tổ chức đêm “Vũ hội hoá Trang” vào ngày 31/10/2009 được 1 cuộc/gần
200 lượt em tham gia biểu diễn với 20 tiết mục bao gồm thi tiểu phẩm, kịch, biểu
diễn thời trang, văn nghệ…., 700 khán giả tham gia cổ vũ, Liên Đội thưởng cho 5
tiết mục đạt giải với số tiền là 300,000đ qua việc bán vé ủng hộ chương trình đã
thu về cho quỹ đội 3,660,000đ
Liên Đội trường đã tổ chức chương trình văn nghệ “Thắp sáng ước mơ”
với 18 tiết mục phong phú với nhiều nội dung; múa khơme, kịch, biểu diễn thời
trang, đơn ca… gần 100 em tham gia biểu diễn và hơn 800 khán giả tham gia cổ
vũ cho chương trình, chương trình còn có 5 tiết mục giao lưu với trường bạn gồm
trường THCS Sơn Kiên, TH Thành Công, TH TT Sóc Sơn. Nêu được hai gương
điển hình tiên tiến là học sinh củ của trường đã vượt qua khó khăn, học tập tốt và
đã thành đạt, cụ thể chú: Nguyễn Văn Tài là Phó chủ tịch UBND TT Sóc Sơn và
bác sĩ Hồ Văn Mười là bác sĩ bệnh viện khoa ung bứu Kiên Giang. Đồng thời
cũng đã nêu được 4 tấm gương vượt khó học tốt của học sinh trong trường mỗi em
được một xuất học bổng là 200,000đ và 25 quyển tập, số học bổng trên được Hội
khuyến học TT Sóc Sơn hỗ trợ 100 cuốn tập, UBND TT Sóc Sơn hỗ trợ
600,000đ, Liên Đội hỗ trợ 200,000đ và xuất 500,000đ để phát thưởng cho các tiết
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 11
mục văn nghệ đạt giải. Bên cạnh đó Ban đại diện hội cha mẹ học sinh hỗ trợ tổ
chức cho chương trình 2300,000đ. Cuối chương trình còn thu được 3,970,000đ số
tiền trên thu được từ việc ủng hộ của các mạnh thường quân, phụ huynh học sinh
và từ việc bán vé ( 200 vé), từ chương trình trên để nhằm tạo nguồn lực giúp các
em học sinh vươn lên học tập tốt.
Liên Đội đã tiến hành tổ chức “Hội thi trạng nguyên nhỏ tuổi” hai vòng thi
Thi Hương vào ngay 10/10/2009, Thi Hội vào ngày 17/10/2009 để lựa chọn 30
em vào vòng thi đình.Ngày 8/11/2009 Tiến hành vòng chung kết của cuộc thi “:
Trạng nguyên nhỏ tuổi” tại đình thần Sóc Sơn với các nội dung: diễu hành tuyên
truyền ý nghĩa của cuộc thi, làm lễ tại khu vực đình thần, nội dung chính là các thí
sinh trả lời các câu hỏi chủ yếu là kiến thức Lịch sử, Địa lí, Văn học một vài câu
hỏi khoa học tự nhiên và các kiến thức xã hội mở rộng, lồng ghép với các trò chơi
cứu trợ của thầy cô phụ trách, cuối cùng là lễ “ Vinh quy bái tổ” của ba thí sinh
đạt giải trạng nguyên, bản nhãn, thám hoa. Cuộc thi đã lôi kéo được đông đảo học
sinh, đồng bào và nhân dân TT Sóc Sơn chú ý theo dõi. Với tổng số giải thưởng
phát cho các em là 800,000đ. cuộc thi này được Bưu chính viễn thông Hòn
Đất( VNPT) Hỗ trợ 1,200,000đ để mua quần áo cho các thí sinh tham gia, được
đài truyền hình Kiên Giang và trang web Kiêngiang.gov.vn đưa tin vào ngày
10/11/2009.
Ngày 30/1/2010 liên Đội đã tiến hành hoạt động hành trình dã ngoại về
nguồn để chào mừng kĩ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng và chào đón xuân canh
dần 2010. Cuộc hành trình với hơn 80 thầy cô, Đoàn viên giáo viên, Đội viên
tham gia với sự phối hợp của hơn 30 Đoàn viên giáo sinh đến từ trường CĐSP
kiên Giang. Cuộc hành trình giúp cho những thành viên tham gia tri ân với những
anh hùng đã ngã xuống vì sự nghiệp đấu tranh hào hùng của dân tộc cũng như tự
hào với truyền thống đấu tranh của quân và dân Hòn Đất anh hùng. Chuyến hành
trình trên được đaì phát thanh truyền hình kiên giang đưa tin ngay kỉ niệm 80 năm
ngày thành lập Đảng 3/2/1930-3/2/2010.
Ngoài ra liên Đội cũng đã tổ chức thêm nhiều phong trào lí thú và bổ ích
khác các em được tham gia đều đánh giá cao các hoạt động trên, lồng ghép vào
các hoạt động là những ý nghĩa giáo dục thiết thực của nó, giúp thiếu nhi phát
triển những tình cảm, thị hiếu năng khiếu và lí tưởng thẩm mỹ trong cảm thụ và
lĩnh hội cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử đồng thời xây dựng
trong thiếu nhi thái độ phản đối những cái xấu, phản thẩm mỹ. Từ đó giúp thiếu
nhi tiếp cận tới chân giá trị của vẻ đẹp con người: Đẹp về thể hình, đẹp về trí tuệ,
đẹp về tâm hồn và đẹp về hành động trong cuộc sống. Tình hình học sinh cũng
được ổn định nhiều, có nhiều chuyển biến tích cực từ nhận thức cũng như các
hành vi và thái độ của các em. 100% các chi Đội điều nhiệt tình tham gia cổ vũ
cũng như ủng hộ cho các chương trình và hoạt động do Liên Đội tổ chức, thầy cô
và phụ huynh học sinh của trường củng rất tích cực tham gia cổ vũ tạo thêm
những động lực tinh thần quý giá giúp cho Liên Đội gặt hái thêm được nhiều
thành công hơn nữa trong các hoạt động cũng như tham gia các phong trào, hội
thi mà cấp trên phát động.
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 12
I./TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP
1. Xác định nội dung cơ bản của hoạt động giáo dục thẩm mỹ thông
qua các hoạt động Đội
2. Xác định những hình thức cần tổ chức
3. Xác định ý nghĩa, mục đích, tác dụng chương trình của các hội thi
3.1 Xác định ý nghĩa hội thi
3.2 Xác định mục đích của các hội thi
3.3 Xác định tác dụng của các hội thi
4. Các bước tiến hành một hội thi
4.1 Công tác chuẩn bị cho một hội thi
4.2 Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo hội thi
4.3 Triển khai kế hoạch tổ chức hội thi
4.4 Tổ chức tiến hành công diễn hội thi
a. Chương trình của hội thi
b. Chỉ huy chương trình hội thi
c. Hoạt động của ban giám khảo
4.5 Tổng kết hội thi
5. Những điều cần lưu ý khi tổ chức hội thi
5.1 Thời gian
5.2 Địa điểm tổ chức
5.3 Nội dung thi
5.4 Nhiệm vụ của người phụ trách của chi Đội được công diễn
5.5 Tổng kết và tuyên truyền kết quả hội thi
II. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
“Giáo dục tính thẩm mỹ cho các em Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh
thông qua các chương trình hoạt động Đội” có thể áp dụng trong phạm vi các Liên
Đội trong huyện Hòn Đất.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Những kinh nghiệm cần lưu ý
Hoạt động vui chơi giải trí ngoại khóa cần thiết và có ý nghĩa thiết thực tuy
nhiên quan trọng nhất vẫn là việc học tập của các em. Tránh tình trạng mãi chơi
quên học dẫn đến mất đi ý nghĩa của các chương trình đã tổ chức.
Các hoạt động phong trào không nên liên tục tổ chức trong tháng, trong học
kỳ, nên phân phối thời gian tổ chức cho hợp lí vì như thế khâu chuẩn bị cũng đầy
đủ có chất lượng mà những thành viên tham gia cũng hào hứng hơn, tổ chức
nhiều cũng sẽ tạo ra tâm lí mệt mõi và nhàm chán mà chương trình cũng sẽ không
có chất lượng.
Khi tiến hành các khâu và việc chạy chương trình nên tuân thủ đúng theo kế
hoạch cũng như sự sắp sếp của người điều khiển chương trình có như thế chương
trình mới chạy đúng thời gian, không lộn xộn, chất lượng được nâng cao mà hiệu
quả cũng tích cực. Thường xuyên bổ xung các tiết mục hoặc các nội dung mới để
tạo sự lí thú cho các em. Không nên công diễn những tiết mục không trù bị trước
dẫn đến tình trạng mất sự ăn ý, gây rối loạn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của
hội thi.
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 13
3. Kiến nghị
Hy vọng các cấp có thẩm quyền tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp các em có
những sân chơi lí thú và lành mạnh. Ngoài việc học tập chính khóa ở trường còn
tạo điều kiện để các em sinh hoạt ngoại khóa với những hoạt động bổ ích như:
Giao lưu, dã ngoại, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật.
Các hoạt động trên được quan tâm đấu tư hơn nữa về nội dung cũng như
chất lượng để bồi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ cho các em học sinh trong huyện nhà
phát triển toàn diện hơn nữa như yêu cầu hiện nay với sự phát triển ngày càng cao
của xã hội.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về việc “ Giáo dục tính thẩm mỹ cho
các em Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua các chương trình hoạt
động Đội” Tôi đã tìm tòi học hỏi từ những thầy cô đi trước, từ sách báo, cũng như
rút ra những kinh nghiệm thiết thực từ bản thân qua các chương trình, hoạt động
mà mình đã tổ chức. Tôi rất mong được chia sẽ những kinh nghiệm của mình
cũng như luôn mong muốn tiếp thu những ý kiến đóng góp từ bạn bè đồng
nghiệp, có gì thiếu sót mong bạn bè đồng nghiệp chỉ bảo thêm.
Cuối cùng xin kính chào thân ái và đoàn kết!
Sóc Sơn, Ngày 3 tháng 4 năm 2010
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Tấn Đạt
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 14
Xét duyệt của hội đồng thi đua các cấp
1. Ban thi đua khen thưởng
Trường: THCS Sóc Sơn
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………
Xếp loại:…………………
Trưởng ban
2. Hội đồng thi đua khen thưởng nghành GD&ĐT
Xếp loại:…………………
Hòn Đất, Ngày:………tháng………năm 2010
CT. HĐTĐKT
Nguyễn Tấn Đạt – GV TPT Đội Trang 15