Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TIỂU LUẬN AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP Đề tài: XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THIÊU ĐỐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.72 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
∗∗

TIỂU LUẬN AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ
MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Đề tài: XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP
THIÊU ĐỐT
GIÁO VIÊN: NGUYỄN VĂN TÚ
SINH VIÊN: NGUYỄN THÁI DƯƠNG
LỚP: 109040A
KHÓA: 010
NĂM HỌC: 2010-2011

Hồ Chí Minh 3-2011
2
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU

Môi trường sống – cái nôi của nhân loại đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng do con
người. Cùng với sự phát triển của xã hội, môi trường đang từng bước bị hủy diệt là
mối quan tâm không chỉ riêng của một quốc gia nào. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ
của cộng đồng toàn cầu và của Việt Nam nói riêng. Chỉ thị số 36/CT-TW ngày
25/06/1998 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện đường lối chỉ đạo
đúng đắn đối với công tác bảo vệ và gìn giữ môi trường sống của nước ta.
Hiện trạng môi trường không khí ở nước ta, đặc biệt là trong các khu công nghiệp
và đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai … đang là
mối lo ngại cho các cơ quan quản lý nhà nước về mặt môi trường cũng như toàn thể
dân cư trong khu vực. Phần lớn các nhà máy xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý ô
nhiễm không khí hoặc có nhưng hoạt động không có hiệu quả và mang tính chất đối
phó. Bên cạnh đó, với đặc điểm của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp


mang tính chất sản xuất nhỏ, công nghiệp lạc hậu, thiếu thốn nguyên vật liệu…, nên
ngày càng khó kiểm soát vấn nạn ô nhiễm không khí.
Gần đây, ở nước ta, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải y tế bằng phương
pháp thiêu đốt được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là phải xử lý
khí thải như thế nào, nhất là các lò thiêu đốt chất thải độc hại. Bài tiểu luận này sẽ
giúp chúng ta phần nào hiểu về qui trình cũng như những hữu ích của phương pháp
thiêu đốt trong việc xử lí ô nhiễm không khí.
PHẦN 2. NỘI DUNG
Mảng 1: Khái niệm về ô nhiễm không khí.
3
I/ Khái quát về môi trường khí quyển.
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người,
ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như:
không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Môi trường bao gồm: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, sinh quyển.
Môi trường không khí (khí quyển) là lớp chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và
được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất.
Cấu trúc môi trường khí quyển:

Thành phần phần trăm của không khí khô theo thể tích - ppmv:
Chất khí Theo NASA
Nitơ 78,084%
Ôxy 20,946%
Agon 0,9340%
Điôxít cacbon (CO2) 390 ppmv
Neon 18,18 ppmv
Hêli 5,24 ppmv
Mêtan 1,745 ppmv
Krypton 1,14 ppmv
Hiđrô 0,55 ppmv

Không khí ẩm thường có thêm
Hơi nước Dao động mạnh; thông thường khoảng 1%
Tính chất quan trọng của khí quyển là: Tính giảm nhiệt trong tầng đối lưu, tính đảo
nhiệt, địa hình ảnh hưởng được đến không khí, khí quyển có quá trình tích tụ, xảy ra
phản ứng quang hóa và hóa học trong khí quyển.
II/ Ô nhiễm không khí.
4
1/ Định nghĩa.
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự
xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm
nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không
phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt
và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác
và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường
một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các
nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.

2/ Quá trình gây ô nhiễm không khí.
Đầu tiên là do trung tâm sản xuất gây ô nhiễm không thể kiểm soát dẫn tới quá
trình phát tán, lan truyền trong khí quyển. Và sau đó nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm
không khí là thực vật, động vật và con người.
3/ Nguyên nhân.
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và
nguồn nhân tạo.
- Tự nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các
yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều
trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con
người đã thích nghi với các nguồn này.
- Nhân tạo:

+ Công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình
gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2,
CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát,
rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao,thường tập trung trong
một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên
liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
+ Giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở
khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình
đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx,Pb, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá
trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ
nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ
gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
+ Sinh hoạt: Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun
nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình
hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi.
4/ Tác nhân.
5
- Dẫn xuất của cacbon:

- Dẫn xuất của lưu huỳnh:

- Các chất gây ô nhiễm không khí đặc biệt:

6
- Các hợp chất hữu cơ:

- Các hợp chất chứa halogen:

Mảng 2: Phân loại ô nhiễm không khí.

I/ Phân loại ô nhiễm theo địa hình.
1/ Ô nhiễm không khí ở vùng đồi núi và trung du.
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí thường do nạn cháy rừng.
Tác hại: làm mất cân bằng sinh thái và sự phục lại rừng hồi rất lâu song không
nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người.
Sẽ không đáng lo ngại nếu chúng ta hạn chế thu hẹp diện tích vùng địa hình này,
đảm bảo nguồn nước, bảo vệ rừng và sự cứu hộ kịp thời khi cháy rừng xảy ra.
7
2/ Ô nhiễm không khí ở vùng đòng bằng.
Vô hình và không mùi vị, những phần tử ô nhiễm không khí cực nhỏ lan tỏa trong
không khí, bay qua các đại lục và làm chết khoảng 380.000 người mỗi năm…
Khí thải từ động cơ diesel, sulfur từ các nhà máy nhiệt điện đốt than, và bụi sa mạc
cùng quện vào nhau tạo thành một hỗn hợp phân tử bụi âm ỉ lan tỏa trong không
trung hàng tuần.
Những thành phần độc hại nhất là những thành phần nhỏ nhất, có đường kính dưới
2,5 micromet. Khi chúng ta hít thở, các phân tử này có thể gây kích ứng phổi hoặc
truyền trực tiếp xuống dòng máu và phá hủy các huyết mạch.
Tuy nhiên cần đặt ra câu hỏi nghi vấn đối với tầm quan trọng của việc tập trung
vào vấn đề ô nhiễm liên lục địa.
Đa phần ô nhiễm có tác động tại chỗ. Nghiên cứu này cũng cho thấy trong tất cả
các trường hợp, chỉ có dưới 20 phần trăm tổng lượng ô nhiễm của một vùng là do
các nguồn ô nhiễm từ nơi khác đến.
Hơn nữa, khó khăn của việc nghiên cứu các phần tử nhỏ bé trên phạm vi toàn cầu
có thể khiến nhóm nghiên cứu đã phải coi các nguồn bụi tự nhiên cũng độc hại như
khói thải từ các nhà máy điện đốt than. Đây là “vùng tối” của khoa học, khi các nhà
nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn loại phân tử nào là độc hại nhất.
3/ Ô nhiễm không khí ở vùng ven biển.
Tàu thuỷ là tác nhân gây ô nhiễm không khí vùng ven biển.
Bằng việc sử dụng loại nhiên liệu ít pha lưu
huỳnh, tàu thuỷ sẽ góp phần làm giảm bớt ô

nhiễm không khí. Tuy nhiên liên quan tới ô
nhiễm không khí hiện vẫn có một vấn đề còn tồn
tại, đó là tất cả các loại tàu thuỷ thương mại trên
toàn thế giới đang xả khí ô nhiễm bằng lượng khí
thải của một nửa số ô tô đang lưu thông trên toàn
cầu.
II/ Phân loại ô nhiễm theo khu vực.
1/ Ô nhiễm không khí ở vùng nông thôn.
Khoảng 10 năm trước vấn đề này chưa dáng lo ngại. Tuy nhiên với sự phát triển
chóng mặt của quá trình công nghiệp hóa thì sự ô nhiễm ở nông thôn trở thành chủ
đề nóng được dư luận quan tâm.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa giúp nâng cao năng suất song lại
ảnh hưởng không nhỏ đến môi trương không khí. Từ việc sử dụng dụng cụ thuần
nông nay đã được thay bằng máy móc, thuốc nông sản và phân bón hóa học. Nếu
không có biện pháp bảo vệ và không được quan tâm đúng cách sẽ rất nguy hiểm.
8
Bên cạnh đó hoạt động nông nghiệp đang bị hoạt dộng công nghiệp “lấn áp” và giữ
thế chủ đạo. Bởi so sánh giữa hai hoạt động thì nông nghiệp vẫn an toàn hơn so với
công nghiệp.
Tiểu thủ công nghiệp thì chưa được các cơ quan chức năng địa phương đề ra biện
pháp bảo vệ môi trường. Mặc dù lượng khí thải rất nhỏ nhưng phần nào cũng tác
động trực tiếp đến nơi sinh sống. Vì vậy để có đường lối chung trong việc quản lí
không khí vùng nông thôn trước hết phải chú tâm đến hoạt động sản xuất này.

2/ Ô nhiễm không khí ở đô thị.
Đây là chủ đề tốn không ít giấy bút để bàn luận và “mổ xẻ” nhưng thực chất vẫn
chưa có một nhà chức trách có thể làm thay đổi được nó. Do đây không còn thuộc
riêng bất cứ cơ quan chức năng nào mà là sự chung tay của toàn xã hội.
Năng lượng tiêu thụ ở các đô thị có thể chiếm tới 3/4 tổng năng lượng tiêu thụ của
quốc gia. Năng lượng tiêu thụ, tức là tiêu thụ nhiên liệu than, dầu, xăng, khí đốt càng

nhiều, nguồn khí thải ô nhiễm càng lớn, do đó các vấn đề ô nhiễm không khí trầm
trọng thường xảy ra ở các đô thị, đặc biệt là thường xảy ra ở các đô thị lớn.
Ở nước ta trong thời gian khoảng ¼ thế kỷ qua, cùng với quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước là quá trình đô thị hoá tương đối nhanh.
Bảng 1 : Diễn biến đô thị hoá ở nước ta trong ¼ thế kỷ qua và dự báo đến 2020
Năm 1986 1990 1995 2000 2003 2006

2009
Dự báo
2010 2020
Số lượng đô
thị (từ loại V
trở lên)
480 500 550 649 656 729 752 - -
Dân số đô thị
(triệu người)
11,87 13,77 14,938 19,47 20,87 22,83 25,38 28,5 40,0
Tỷ lệ dân ĐT
trên tổng dân
số toàn quốc
(%)
19,3 20,0 20,75 24,7 25,8 27,2 29,6 32,0 45,0

Bảng 2: Bùng nổ giao thông cơ giới (ước tính).
Năm 1980 2000 Hiện nay
Xe
đạp
Ô tô,
xe
máy

GT
công
cộng
Xe
đạp
Ô tô,
xe
máy
GT
công
cộng
Xe
đạp
Ô tô,
xe
máy
GT công
cộng
9
80% 5% 15% 65% >30% <5% 2-3% 87-
88%
10%
Bảng 3: Công nghiệp hóa.
Năm 1995 2000 2005 2009
Số KCN 2 4 6 12
Diện tích
(ha)
90 268 702 1927
Tuy vậy, tốc độ đô thị hóa ở nước ta còn chậm hơn đô thị hóa trung bình của châu
Á khoảng 15 năm (năm 2007 tỷ lệ dân số đô thị của toàn Châu Á đã vượt 50%, của

Malaysia: 69,3%, của Phillipine: 64,2%, của Indonesia: 50,4% và của Thailand:
32,9%).
Đô thị càng phát triển thì số lượng phương tiện GTVT lưu hành trong đô thị càng
tăng nhanh (Biểu đồ 1). Đây là áp lực rất lớn đối với môi trường không khí đô thị.
Biểu đồ 1. Số lượng ô tô và xe máy hoạt động hàng năm của Việt Nam
Số lượng phương tiện cơ giới này tập trung chủ yếu rất lớn tại các đô thị lớn, đặc
biệt là ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội (Biểu đồ 2).
Một đặc trưng của các đô thị Việt Nam là phương tiện giao thông cơ giới 2 bánh
chiếm tỷ trọng lớn. Ở các đô thị lớn, trong những năm qua, tỷ lệ sở hữu xe ôtô tăng
nhanh, tuy nhiên lượng xe máy vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn.
Tp. Hồ Chí Minh có tới 98% hộ dân thành phố có sở hữu xe máy.
10
Biểu đồ 2. Số lượng xe máy trên 1.000 dân ở các thành phố lớn của Việt Nam 2006
Hình 1. Tình trạng giao thông tại
Ngã sáu Dân Chủ, Tp. Hồ Chí Minh
Hình 2. Tình trạng giao thông tại đường
Láng Hạ, Hà Nội
Công nghiệp hóa và đô thị hóa càng mạnh thì nhu cầu tiêu thụ năng lượng càng
lớn, nguồn ô nhiễm không khí càng tăng.
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng tăng và dự báo trong 25 năm tới
còn tiếp tục tăng cao (Biểu đồ 3). Nếu các tiêu chuẩn về chất lượng xăng dầu không
được thắt chặt thì chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí đô thị rất
nghiêm trọng.
Tiêu thụ xăng dầu là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại như
CO, hơi xăng dầu (HmCn, VOC), SO2, chì, BTX. Phát thải những chất này liên
quan chặt chẽ đến chất lượng xăng dầu. Trong cơ cấu tiêu thụ xăng dầu của quốc gia
thì GTVT chiếm tỷ trọng lớn nhất, là nguồn phát thải khí ô nhiễm lớn nhất trong đô
thị.
11
Biểu đồ 3. Nhu cầu xăng dầu của Việt Nam những năm qua và dự báo cho đến 2025

Mảng 3: Thực trạng ô nhiễm không khí.
I/ Tình hình ô nhiễm không khí
Lượng xe máy gia tăng nhanh chóng ở các thành phố là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay. Đây thực sự là một
thách thức lớn bởi mỗi năm có tới 600.000 người tử vong do tình trạng ô nhiễm
không khí.
Nghiên cứu mang tên “Ô nhiễm không khí đô thị ở các thành phố châu Á” công bố
ngày 13/12, cho biết các nhà khoa học cảnh báo rằng tình trạng ô nhiễm không khí
đang đe dọa tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân châu Á.
Qua khảo sát, phát hiện thấy rằng nồng độ tập trung chất PM10 (có hại cho sức
khỏe và cuộc sống của con người) sản sinh từ khói xe máy trong không khí ở một số
thành phố đã lên tới mức báo động. Theo tác giả công trình nghiên cứu Dieter
Schwela, nồng độ tập trung chất PM10 ở các thành phố châu Á cao hơn nhiều so với
châu Âu và Mỹ. Do vậy, 22 nước châu Á là đối tượng nghiên cứu cần có biện pháp
giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí do chất PM10.
Giám đốc điều hành Chương trình Định cư con người của LHQ (UN-HABITAT)
Anna Tibaijuka cho rằng, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đông dân cư nhất
thế giới và được coi là động lực kinh tế của toàn cầu trong tương lai. Chính vì vậy,
khu vực này cần thống nhất về tầm nhìn chung trong nỗ lực phát triển bền vững các
thành phố như LHQ kêu gọi.
Các thành phố lớn tại Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM đang phải đối mặt với
tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đặc biệt là từ bụi mịn.
12
Ở Việt Nam từ trong nhà ra ngoài đường phố ô nhiễm không khí liên quan đến một
nguy cơ không được mấy người quan tâm: đó là nạn ô nhiễm không khí ngay trong
nhà do việc đun nấu bằng củi, than và các loại nhiên liệu rẻ tiền mà hậu quả rất đáng
sợ.
Hiện trong không khí có rất nhiều chất gây ô nhiễm như bụi, khí CO, SO2, NOx,
chất benzen gây ung thư… Trong đó, lượng bụi là cao nhất. Thật ra, bụi rất độc bởi
chứa hợp chất thơm đa vòng gây ung thư, và còn nhiều hợp chất nguy hiểm khác

chưa được xác định. Đặc biệt, bụi càng nhỏ càng độc hại bởi dễ chui sâu vào phổi
như bụi mịn (PM 2,5 - bụi khí dưới 2,5 micron).
Hiện tại, ở VN chưa áp dụng chỉ tiêu đối với bụi mịn. Mỹ đặt giới hạn 35
microgram/m3, trong khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) còn đặt tiêu chuẩn thấp hơn
là 25 microgram/m3. Theo khảo sát của AIT, lượng bụi mịn trong không khí tại Hà
Nội và TP.HCM cao hơn các tiêu chuẩn này nhiều lần, cao nhất lên đến hơn 100
microgram/m3, còn trung bình cũng trên 50 microgram/m3.
Ô nhiễm ở Hà Nội và TP.HCM tuy chưa đến mức như Manila, Bangkok hay nhiều
đô thị khác ở Trung Quốc, tuy nhiên cũng đã nghiêm trọng và đáng quan tâm. Còn
lượng bụi đã ở mức nguy hiểm.
Khảo sát bằng các trạm quan trắc không khí tại ven các đường giao thông tại Hà
Nội cho thấy có tới 40% lượng chất gây ô nhiễm trong không khí xuất phát từ giao
thông. Còn lại 20% từ đốt rác thải, rơm rạ, 20% là chất thứ phát (hình thành trong
không khí), còn lại từ các hoạt động công nghiệp, đun nấu thức ăn và các nguồn ô
nhiễm đến từ khu vực khác (do gió đưa đến).
Tình hình tại TP.HCM cũng tương tự. Ngoài ra, hai nhà máy nhiệt điện ở Thủ Đức
và Nhà B¢ cũng là nguồn thải khí SO2 vào không khí rất lớn.
Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP.HCM càng khiến mức độ ô nhiễm
không khí trở nên nghiêm trọng hơn. Khi nhiều xe đứng một chỗ và nổ máy sẽ thải
ra lượng chất ô nhiễm cực kỳ lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người đi
đường.
II/ Hiện trạng công nghệ xử lý ô nhiễm không khí tại khu vực.
Trong một thời gian dài hầu hết các nhà máy được xây dựng trước năm 1990 (kể cả
các nhà máy được xây dựng trước năm 1975) đã hoạt động với những đặc điểm
chung như sau:
- Phần lớn các nhà máy đều cũ, thời gian hoạt động tương đối dài (20 năm).
- Thiết bị lạc hậu, thuộc các thế hệ từ những năm 70 trở về trước.
- Nguyên liệu, nhiên liệu không tốt, nhiều chất thải, tiêu hao lớn.
- Công nghệ lạc hậu không đồng bộ.
- Hầu hết các xí nghiệp đều nằm trong khu dân cư mật độ cao.

- Hầu hết các xí nghiệp đều không có hệ thống kiểm soát và sử lý ô nhiễm môi
trường không khí.
13
Vì vậy mà vấn đề bảo vệ môi trường không khí không được quan tâm đúng mức và
gây nên nhiều ảnh hưởng xấu cho môi trường xung quanh.
Từ sau khi có luật đầu tư nước ngoài ra đời đến nay, nhất là sau khi cso luật môi
trường (1994) tình trạng trên mới được từng bước cải thiện. Nhiều nhà máy hoạt
động từ nhiều năm đã đầu tư lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải (các nhà máy thuộc
công ty thép miền nam, các nàh máy hoá chất ) một số nhà máy mới xây dựng cũng
lắp đặt các thiết bị xử lý không khí theo dạng nhập toàn bộ dây chuyền hoặc thiết kế
chế tạo tại việt nam. Có thể kể tên một số công trình xử lý theo các nhóm ngành sau:
- Đối với các nguồn ô nhiễm do đốt nhiên liệu: như phân tích ở trên đây là nguồn ô
nhiễm không khí đáng kể nhất nhưng do nhiều nguyên nhân như chi phí đầu tư và
vận hành lớn, việc lắp đặt thiết bị xử lý có thể ảnh hưởng đến chế độ làm việc của lò
hơi, vận hành phức tạp nên số nhà máy xí nghiệp tiến hành xử lý khói thải còn
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, trông khi lẽ ra 100% nguồn ô nhiễm loại này cần phải được
xử lý. Các nhà máy lắp đặt thiết bị xử lý khói thải có thể chia làm 3 loại:
+ Các nhà máy dùng dầu f.o làm nhiên liệu cho lò hơi, thuộc loại này phần lớn là
các nhà máy, các cơ sở sản xuất có sẵn nằm trong dân cư đông đúc, công suất lò hơi
nhỏ (5t/h) như xí nghiệp dựoc phẩm 26, đệt gia định, công ty pesco, cơ sở thuận
thiên (tp. Hồ chí minh) hoặc nhà máy mới xây dựng hiện đại như công ty liên doanh
tôn phương nam (khu công nghiệp biên hoà).
+ Các nhà máy chế biến hạt điều dùng nhiên liệu là vỏ hạt điều như nhà máy
sacafa (tp. Hồ chí minh), nhà máy chế biến hạt điều tây ninh, nhà máy chế biến hạt
điều long an.
+ Một số nhà máy dùng các loại nhiên liệu mạt cưa, trấu, bã mía, củi gỗ Như
các nhà máy gỗ long bình (biên hoà), nhà máy giấy thanh bình (tp. Hồ chí minh),
nhà máy gạo sấy long an, nhà máy đường bình dương. Thiết bị xử lý trong phần lớn
các trường hợp là thiết bị lọc bụi dạng ướt kết hợp với thiết bị hấp thụ hơi khí độc
với dung dịch hấp thụ là nước. Hiệu suất xử lý đạt khoảng 80% với bụi tro và 50%

với khí SO2 và NO2.
- Đối với ngành công nghiệp liệu kim: công ty thép miền nam là một trong số các
đơn vị có sự quan tâm đúng mức đối với các vấn đề xử lý khí thải. Sau thử nghiệm
ban đầu đối với việc xử lý khói thải từ lò luyện thép hồ quang của nhà máy thép tân
bình bằng kỹ thuật và thiết bị trong nước (sử dụng thiết bị lọc ướt), công ty đã phối
hợp với các công ty thuỵ sỹ và ấn độ thiết kế thi công hệ thống xửlý khói thải lò hồ
quang cho các nhà máy thép biên hoà và thủ đức theo nguuyên lý thu bụi bằng túi
lọc vải có kết hợp khử co. Với vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng cho 2 nhà máy, các hệ
thống nói trên đã hoạt động có hiệu quả, giảm đáng kể tải lượng các chất ô nhiễm
không khí. Hiện nay công ty đang tiếp tục triển khai kỹ thuật trên cho các nhà máy
còn lại của công ty.
- Đối với công nghiệp mạ kim loại: đây là một ngành công nghiệp đang có xu
hướng phát triển nhanh tại khu vực với các chất ô nhiễm không khí điển hình là hơi
axit (hcl), khí nh3, bụi. Một số nhà máy lớn trong khu vực như posvina (tp. Hcm),
công ty tôn phương nam (khu côgn nghiệp biên hoà 1- đồng nai) đã phối hợp với
14
cefinea xây dựng các hệ thống xử lý với thiết bị hấp thụ 2 bậc, dung môi là nước đạt
hiệu quả cao. Một số công ty đang có kế hoạch xây dựng như công ty mạ kẽm vingal
(khu công nghiệp biên hoà 2).
- Công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng: đây là ngành công nghiệp với chất ô
nhiễm chủ yếu là bụi vô cơ kích thước nhỏ. Ngoại trừ nhà máy xi măng hà tiên được
xây dựng từ lâu nên hệ thống xử lý bụi hoạt động không có hiệu quả, gây ô nhiễm
không khí nghiêm trọng, các nhà máy xi măng mới xây dựng đều được trang bị hệ
thống lọc bụi hiện đại, hiệu suất cao (hệ thống lọc bụi tĩnh điện) như nhà máy xi
măng sao mai. Phần lớn các nhà máy gạch men, sứ vệ sinh mới xây dựng đều sử
dụng thiết bị lọc bụi vải có bộ rũ bụi bằng khí nén để thu hồi bụi. Hiệu suất thu hồi
cao (90%). Nhiều nhà máy xi măng chưa có hệ thống xử lý đạt yêu cầu (xi măng
bình điền, xi măng quân khu 7).
- Công nghiệp chế biến gỗ: hầu hết các nhà máy chế biến gỗ trong khu vực đều có
hệ thống thu hồi bụi nhưng khá đơn giản (xyclon đơn), chỉ có khả năng thu hồi bụi

có kích thước lớn mà không có khả năng thu hồi bụi tinh từ các công đoạn chà
nhám, đánh bóng.
- Công nghiệp thuốc lá: các nhà máy sài gòn, vĩnh hội, đồng nai đã giải quyết khá
tốt ô nhiễm do bụi bằng cách lắp đặt các thiết bị lọc túi vải có hiệu suất cao. Tuy
nhiên vấn đề ô nhiễm do khói thải và ô nhiễm do mùi chưa được giải quyết.
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: ô nhiễm chủ yếu trong loại hình
công nghiệp này (bao gồm cả chế biến thứuc ăn gia súc) là bụi và mồ hôi của nhiên
liệu. Hiện nay chỉ mới một số nhà máy chế biến thức ăn gia súc do nước ngoài đầu
tư xây dựng mới (như cp. Group, cargil) là giải quyết tốt ô nhiễm bụi bằng các thiết
bị lọc túi vải.
- Công nghiệp chế biến thuốc trừ sâu: công ty thuốc trừ sâu sài gòn đã cải tiến hệ
thống đóng chai đồng thời xây dựng các hệ thống thu hồi khí độc bằng thiết bị hấp
phụ và thiết bị hấp phụ bằng than hoạt tính đạt hiệu quả cao. Nhà máy thuốc sát
trùng bình triệu cũng xây dựng thiết bị thu hồi bụi và hơi khí độc cho một số công
đoạn.
- Các ngành công nghiệp khác: trong một số ngành công nghiệp khác, các nhà máy
cũng đã tiến hành lắp đặt các hệ thống ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi như các nhà
máy sản xuất giầy, các nhà máy cao su với hệ thống xyclon đơn.
Qua các kết quả điều tra khảo sát nói trên có thể rút ra một số nhận xét đánh giá sơ
bộ về hiện trạng công nghệ xử lý khí thải tại khu vực như sau:
- Nhiều các nhà máy thuộc các ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí trầm
trọng nhất chưa có hệ thống thiết bị xử lý khí thải hoặc các biện pháp thích
ứng để giảm thiểu ô nhiễm không khí (các nhà máy nhiệt điện, xi măng) hoặc
thiết bị cũ kỹ, hiệu quả không đáng kể (nhà máy xi măng sài gòn).
- Quy mô các công trình xử lý khí thải (trừ các công trình thuộc công ty thép
miền nam) phần lớn còn nhỏ, vốn đầu tư cho công trình không cao.
- Trình độ công nghệ của phần lớn các công trình xử lý ở mức độ trung bình.
Chưa có hoặc có không đáng kể những công trình xử lý áp dụng các phương
15
pháp xử lý tiên tiến nhất nư lọc bụi tĩnh điện, thiêu đốt có chất xúc tác, hấp

phụ điều này cũng phù hợp với trình độ công nghệ và quy mô của nhà máy
trong giai đoạn hiện nay.
- Hiệu suất các thiết bị xử lý chưa cao do phụ thuộc vào nhiều yếu tốt như chi
phí đầu tư, chi phí vận hành, trình độ thiết kế chế tạo, vận hành. Trong đó các
yếu tố vốn và vận hành là quan trọng nhất.
- Một số công ty, nhà máy, chủ đầu tư đã có những đầu tư thích đáng cho hệ
thống xử lý ô nhiễm không khí.
- Khả năng, trình độ của các cán bộ khoa học ngành môi trwongf và công nhân
việt nam hoàn toàn có khả năng thiết kế, chế tạo, vận hành có hiệu quả phần
lớn các thiết bị xử lý ô nhiễm không khí nếu có sự đầu tư đúng mức.
Mảng 4: Tác hại của ô nhiễm không khí.
I/ Ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường được mệnh danh là kẻ giết người thầm
lặng. Ô nhiễm không khí không những gây nên các bệnh lý ở đường hô hấp, mà còn
ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi, là nguyên nhân làm chậm phát triển hệ thần
kinh, trí não ở trẻ.
Tại hai bệnh viện nhi ở TP.HCM, số lượng trẻ đến khám, điều trị về các bệnh có
liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc
biệt là các bệnh lý ở đường hô hấp. Theo bác sĩ Hà Mạnh Tuấn - Phó giám đốc BV
Nhi đồng 1 (TP.HCM): "Các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ vào viện đó là:
viêm phổi, viêm tai giữa, suyễn Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài môi trường
tại Việt Nam là rất cao, điều này được lý giải bằng việc bệnh lý có liên quan đến ô
nhiễm không khí ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Ô nhiễm không khí ảnh
hưởng đến hô hấp, sự phát triển của thai nhi, làm chậm phát triển thần kinh, trí não,
tâm thần vận động ở trẻ em".
Một số bệnh có mối liên quan chặt với ô nhiễm không khí đến khám, chữa trị tại
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) ngày càng gia tăng như: suyễn (từ 3.074 trường
hợp vào năm 1996 tăng lên 11.491 trường hợp vào năm 2005); nhiễm khuẩn hô hấp
dưới (từ 2.727 trường hợp vào năm 1996 tăng lên 3.772 trường hợp vào năm 2005);
viêm tai giữa (từ 441 trường hợp năm 1996 vào lên 1.999 trường hợp vào năm

2005)
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), PGS-TS Võ Công Đồng - Phó giám đốc
bệnh viện cho biết, trong khi số lượng trẻ mắc các bệnh ký sinh trùng; nhiễm trùng
nhập viện ngày càng giảm, thì bệnh lý hô hấp trẻ mắc phải ngày càng gia tăng
(chiếm 40% - 50% số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng 2
trong thời gian qua). Một số bệnh do ảnh hưởng của môi trường, không khí ô nhiễm
như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản
16
Tại TP.HCM, các quận, huyện như: Q.Tân Bình, H.Bình Chánh, H.Hóc Môn, Q.8,
Q.11 là những địa bàn chiếm tỷ lệ cao (trên mức 6%) trong tổng số các bệnh
đường hô hấp ở trẻ em đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Nguyên nhân
là do những quận, huyện trên có mật độ dân cư đông, có nhiều nhà máy sản xuất,
phương tiện giao thông gây ô nhiễm, khiến trẻ em mắc các bệnh đường hô hấp cao
hơn những nơi khác.
Theo bác sĩ Hà Mạnh Tuấn, ngoài các bệnh liên quan trực tiếp đến ô nhiễm không
khí, một số bệnh có liên quan đến ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm trong nhà
đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu cũng gia tăng trong thời gian qua tại
Bệnh viện Nhi đồng, đó là các bệnh: bại não, lymphoma, bạch cầu cấp, dị tật bẩm
sinh. Đây là vấn đề cần phải khảo sát thêm vì mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và
các bệnh trên khá phức tạp. Có thể thông qua người mẹ truyền qua nhau thai tác
động lên bào thai gây ra các biến đổi, dị tật trên trẻ.
Báo cáo về "Hiện trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM" của Chi cục Bảo vệ môi
trường (Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM) mới đây cho thấy, không khí tại
TP.HCM ngày càng bị ô nhiễm, chủ yếu bởi khí thải từ các nguồn giao thông vận tải
và công nghiệp như: hoạt động giao thông (với gần 2,4 triệu xe hai bánh gắn máy và
hơn 241 ngàn ô tô các loại tại TP.HCM); rồi các hoạt động sản xuất; công trình xây
dựng; lượng người gia tăng Do vậy, nồng độ bụi trong không khí ven đường ở
TP.HCM luôn vượt mức cho phép, nhất là vào các tháng nắng.
Ở góc độ ô nhiễm không khí ngay chính trong nhà, bác sĩ Hà Mạnh Tuấn cho rằng:
"Khói thuốc lá là yếu tố rất quan trọng gây ô nhiễm không khí trong nhà, gây tác hại

chính lên hệ hô hấp của trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển của
phổi. Khói thuốc là nguyên nhân làm trẻ bị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp dưới; làm
khởi phát và làm nặng cơn suyễn; làm giảm chức năng của phổi và còn làm tăng
nguy cơ viêm tai giữa. Ngoài ra, người mẹ trong lúc mang thai sống nhiều trong môi
trường có khói thuốc lá sẽ dẫn đến tác hại lên thai nhi như: sanh non, nhẹ cân, chậm
phát triển về tâm thần, dị tật, ít hơn là dẫn đến một số bệnh ung thư ở trẻ". Nghiên
cứu cho thấy, 5% trẻ em trong nước bị ảnh hưởng sức khỏe bởi tiếp xúc (thụ động)
với khói thuốc lá. Đó là chưa nói đến ô nhiễm trong nhà do các chất đốt từ đun nấu,
các chất xịt, tẩy rửa là những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ
em.
Ô nhiễm không khí gây tác hại lên sức khỏe, nhất là sức khỏe trẻ em. Đặc biệt, trẻ
dưới 5 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi cơ thể trẻ đang trong giai
đoạn tăng trưởng và phát triển, đồng thời ở lứa tuổi này trẻ hoàn toàn bị thụ động
trước các ảnh hưởng có hại của môi trường do người lớn gây ra. Vì vậy, mỗi người
cần góp phần làm giảm ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe, nhất là cho con em
chúng ta.
II/ Ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất.
17
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù". Nó còn tạo ra
các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2,
đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà
kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ
5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong
vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có
nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc
đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của
Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất

tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí
hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ
tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc
phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là
"kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại
chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng.
Mảng 5: Biện pháp xử lí ô nhiễm không khí.
I/ Một số đề xuất đối với vấn đề bảo vệ môi trường không khí trong khu vực
Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường không chỉ đơn
thuần là kết quả của việc xây dựng, lắp đặt các thiết bị xử lý mà phải là kết quả tổng
hợp của nhiều biện pháp khác nhau.
1/ Biện pháp quy hoạch.
Đây là một biện pháp có thể coi là quan trọng hàng đầu nhằm khống chế và giảm
thiểu tác hại của ô nhiễm không khí. Việc giải quyết tốt quy hoạch tổng thể ngay từ
khi thành lập dự án nhà máy, khu công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Khi quy
hoạch bố trí mặt bằng cho các nhà máy hoặc các khu công nghiệp, ngoài các yêu cầu
về kinh tế, kỹ thuật, giao thông vận tải, mối quan hệ giữa các vùng các bộ phận, dự
án nhất thiết phải chú ý đến những vấn đề môi trường theo những yêu cầu như sau:
- Phân cụm các nhà máy: Các loại hình công nghiệp khác nhau có mức độ gây ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễn không khí của các nhà máy cũng khác nhau. Vì
vậy khi bố trí các nhà máy cần chú ý việc phân chia thành các nhóm ngành có
mức ô nhiễm nặng, trung bình, nhẹ hoặc ít ô nhiễm để bố trí thành các cụm
gần nhau. Ví dụ có thể bố trí thành các cụm như:
18
• Các nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm không khí như các nhà máy sử dụgn nhiều
nhiên liệu là dầu f.o: Nhà máy xi măng, nhà máy điện, nhà máy hoá chất, nhà máy
sản xuất tôn tráng kẽm
• Các nhà máy ít có nguy cơ gây ô nhiễm không khí như các nhà máy cơ khí, nhựa,
chất dẻo, chế biến gỗ, các nhà máy lắp ráp các sản phẩm điện cơ điện tử

• Các nhà máy không gây ô nhiễm như các nhà máy may mặc, sản xuất dụgn cụ học
sinh, dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình, các nhà máy giày dép
- Khoảng cách bố trí: Khoảng cách bố trí giữa các cụm nhà máy hoặc giữa các
nhà máy là yếu tố quan trọng vì nó là yếu tố bảo đảm cho sự thông thoáng
giữa các công trình. Mặt khác khoảng cách hợp lý sẽ loại trừ hay hạn chế lan
truyền ô nhiễm giữa các nhà máy hoặc các cụm nhà máy, tạo điều kiện tách
ly, chống lây lan hoả hoạn tuy nhiên, trong khu công nghiệp vì nhiều lý do
khác nhau biện pháp này khó có thể tuân thủ triệt để.
- Vị trí bố trí: Vị trí nhà máy có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng ô nhiễm không
khí khu vực xung quanh. Khi bố trí các nhà máy thì phải chú ý các yêu cầu
sau:
• Khu công nghiệp phải được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo so với khu hành chánh
- dịch vụ - thương mại.
• Trong khu vực có nhiều nhà máy thì các nhà máy gây ô nhiễm nặng phải bố trí ở
sau hướng gió so với các nhà máy ít ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ.
• Các nhà thấp tầng bố trí đầu hướng gió, nhà cao tầng ở cuối hướng gió.
• Trong cùng nhà máy cũng phải quan tâm bố trí các bộ phận cho hợp lý như bố trí
riêng biệt các khi sản xuất, khu phụ trợ, khu kho bãi, khu hành chính và có dải cây
xanh ngăn cách các khu hành chính với các khu khác. Các hệ thống ống thải khí của
nhà máy cần tập trung vào một khu vực tạo thuận lợi cho việc giám sát xử lý.
• Khu vực bố trí trạm máy điện dự phòng, khu xử lý nước thải tập trung, sử lý rác
thải là những nơi phát sinh khí độc hại, gây mùi, cầ được đặt ở cuối hướng gió chủ
đạo, có khoảng cách ly thích hợp.
- Vùng cách ly vệ sinh khu vực: vùng cách ly vệ sinh công nghiệp là vùng đệm
giữa các nhà máy, khu côgn nghiệp với khu dân cư. Kích thước của vùng cách
ly công nghiệp được xác định theo khoảng cách bảo vệ về vệ sinh và các tiêu
chuẩn nhà nước cho phép. Phần lớn các nhà máy, các khu công nghiệp tập
trung ở khu vực hiện nay có khoảng cách ly vệ sinh là rất nhỏ.
2/ Biện pháp quản lý.
Các dự án nhà máy, khu công nghiệp tập trung trước lkhi triển khai thực hiện phải

xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (đtm) giải trình các phương án
khống chế ô nhiễm môi trường và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trong quá trình xây dựngvà hoạt động của khu công nghiệp, phải chịu sự giám sát
của cơ quan quản lý môi trường.
3/ Biện pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm không khí.
19
Để khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí phải sử dụng đồng bộ nhiều biện
pháp khác nhau bao gồm:
- Biện pháp công nghệ: đây là biện pháp được coi là cơ bản, vì nó cho phép hạ
thấp hoặc loại trù chất ô nhiễm không khí có hiệu quả nhất. Nội dung chủ yếu
của biện pháp này là hoàm thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chu trình kín.
+ Biện pháp công nghệ bao gồm sử dụng những công nghệ sản xuất không có hoặc
có rất ít chất thải. Nó cũng bao gồm việc thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu không
độc hại hoặc ít độc hại hơn như thay thế nhiên liệu nhiều lưu huỳnh như khí đốt,
thay dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp Nó
cũng bao gồm cả việc sử dụng các phương pháp sản xuất không sinh bụi hoặc như
thay thế phương pháp gia công nhiều bụi bằng phuương pháp gia công ướt ít bụi,
thay việc đốt bằng ngọn lửa bằng việc đốt điện
+ Biện pháp sử dụng chu trình kín có tác dụng loại trừ các chất ô nhiễm không khí
ngay trong quá trình sản xuất bằng cách sử dụng tuần hoàn bộ hoặc một phần các khí
thải một lần nữa để sản xuất thải ra ít độc hoặc không độc. Bao kín các thiết bị máy
móc, cũng là một yêu cầu nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường.
- Biện pháp quản lý và vận hành: việc vận hành và quản lý thiết bị máy móc
cũng như quá trình công nghệ cũng là một biện pháp để khống chế ô nhiễm
không khí, nghiêm túc thực hiện chế dộ vận hành, định lượng chính xác
nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ sẽ làm cho lượng chất
thải giảm xuống và có điều kiện quản lý chặt chẽ nguồn và lượng thải.
- Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm không khí: cây xanh có tác dụng rất
lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như hút bụi, giữ bụi, lọc sạch không
khí, hút tiếng ồn và che chắn tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí, một số loài

cây có thể hấp thụ các kim loại nặng như chì, cadmium ngoài ra một số các
loại cây xanh rất nhạy với ô nhiễm không khí cho nên có thể dùg cây xanh để
làm vật chỉ thị nhằm phát hiện chất ô nhiễm không khí. Vì vậy cần trồng
nhiều cây xanh trong khuôn viên và xung quanh chu vi các nhà máy, dọc các
đường giao thông, trong khu đệm giữa các khu công nghiệp, thương mại và
dân cư. Tỷ lệ diện tích cây xanh trên diện tích khu công nghiệp phải đạt từ 15
- 20%.
- Biện pháp sử dụng thiết bị xử lý ô nhiễm không khí: trong nhiều trường hợp
các biện pháp nói trên chưa đủ để làm giảm ô nhiễm không khí trong môi
trường, hoặc không kinh tế thì biện pháp kỹ thuật và thiết bị để xử lý các chất
ô nhiễm không khí trước khi thải ra. đối với biện pháp này chúng tôi có một
số kiến nghị cụ thể như sau:
+ Bắt buộc tất cả các nhà máy, xí nghiệp có khí thải ra môi trường vượt tiêu chuẩn
cho phép đều phải lắp đặt các hệ thống xử lý. điều này vừa nhằm mục đích bảo vệ
môi trường, vừa tạo nên sự công bằng cho các nhà máy xí nghiệp, khi lưu ý rằng chi
phí đầu tư và chi phí vận hành hệ thống xử lý khí thải có thể làm tăng đáng kể giá
thành sản phẩm.
20
+ Trừ một số ít nhà máy hiện đại, vốn đầu tư lớn có thể ứng dụng các công nghệ xử
lý tiên tiến nhất, các nhà máy còn lại có thể áp dụng các công nghệ xử lý thuộc loại
khá và trung bình nhằm thoả mãn được các yêu cầu: Chi phí đầu tư và vận hành
thấp, vận hành đơn giản, đạt hiệu quả xử lý theo yêu cầu.
+ Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ, cần có sự đầu tư thích đáng để tìm
kiếm các công nghệ xử lý khí thải đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả phù hợp với khả năng
đồng vốn của họ.
+ Đối với các nhà máy ra đời trước khi có luật môi trường, nhà nước nên có chính
sách khuyến khích cụ thể (như miễn, giảm thuế, thu ngân sách Trong một thời
gian) để các nhà máy có tiền đầu tư cho hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường nói
chung và hệ thống xử lý ô nhiễm không khí nói riêng.
II/ Các phương pháp xử lý khí.

1/ Phương pháp hấp thụ
Quá trình hấp thụ là quá trình trong đó một hỗn hợp khí được cho tiếp xúc với chất
lỏng nhằm mục đích hoà tan chọn lựa một hay nhiều cấu tử của hỗn hợp khí để tạo
nên một dung dịch các cấu tử trong chất lỏng.
Dung dịch hấp thu là dung môi, nhưng ở đây cấu tử cần hấp thu lại là dung môi,
nên dung dịch hấp thu thường phải có độ hoà tan tốt dung môi, chất hay dùng
là nước.
Cơ chế của quá trình hấp thu, chia làm 3 giai đoạn:
- Khuếch tán của chất ô nhiễm ở thể khí đến bề mặt phân pha giữa 2 pha khí – lỏng.
- Thâm nhập và hòa tan chất khí qua bề mặt của chất hấp thu.
- Khuếch tán chất khí đã hoà tan trên bề mặt phân cách vào sâu trong lòng chất hấp
thu.
Là phương pháp làm sạch chất thải dựa trên cơ sở hấp thu khí độc hại chứa trong
hỗn hợp khí thải bằng phản ứng của các chất lỏng.
2/ Phương pháp hấp phụ.
Quá trình hấp phụ là quá trình hút khí hoặc hơi hoặc các chất tan trong pha lỏng
lên bề mặt xốp của vật rắn một cách có chọc lọc. Vật rắn gọi là chất hấp phụ, chất
bị hút gọi là chất bị hấp phụ.
Hấp phụ là quá trình được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp hoá chất, thực
phẩm và nhiều lĩnh vực chế biến khác. Từ việc tách triệt để các chất khí có hàm
lượng thấp, tẩy màu, tẩy mùi các dung dịch đến hấp phụ các chất độc hại trong nước
thải, khí thải. Chất hấp phụ còn giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất chất xúc
tác.
3/ Phương pháp nhiệt
Bản chất là quá trình oxi hoá các cấu tử độc hại và các tạp chất có mùi hôi bằng
oxy ở nhiệt độ cao (450oC – 1200oC).
21
Phương pháp này dùng để loại bỏ bất kì loại khí và hơi nào mà sản phẩm
cháy ít độc hại hơn. Methanol là dung môi dễ cháy, sản phẩm cháy là CO2 và H2O.
Ưu điểm là thiết bị xử lý đơn giản và có khả năng ứng dụng rộng rãi vì thành phần

khí thải ít ảnh hưởng đến thiết bị đốt.
Nhược điểm là tốn nhiều năng lượng và thành phần khí thải sau đốt có CO2 cao, là
chất gây ô nhiễm không khí và hiệu ứng nhà kính.
4/ Phương pháp phân tán khí
Bản chất là phát tán khí thải vào khí quyển. Trong một số trường hợp không
thể xử lý do chi phí cao, người ta phải dùng phương pháp phát tán khí để giảm nồng
độ chất ô nhiễm trong khu vực thải khí và dòng khí.
Thông thường người ta dùng ống khói để phát tán khí thải, ống khói thường cao
300 – 500 m. Khi đó nó sẽ làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường xung
quanh nơi phát sinh xuống đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng lại làm tăng nồng độ
khí thải nơi khác. Tuy nhiên phát tán khí thải không phải là phương pháp hợp lý để
xử lý khí thải vì hậu quả của phương pháp này gây ra một số hiện tượng như khói
quang hoá, mưa acid …
5/ Phương pháp xúc tác
Bản chất của quá trình xúc tác để làm sạch khí thải là thực hiện các tương tác hóa
học nhằm chuyển các chất độc hại thành các sản phẩm không độc hoặc ít độc hơn
của các chất trên bề mặt chất xúc tác rắn.
Các chất xúc tác không làm thay đổi mức năng lượng của các phân tử chất tương
tác và không làm dịch chuyển cân bằng phản ứng đơn giản. Vai trò của chúng là làm
tăng vận tốc tương tác hoá học. Các chất xúc tác trong xử lý khí thải công nghiệp
là các chất tiếp xúc trên cơ sở các kim loại quý: Pt, Pd, Ag … , các oxit Mangan,
Đồng, Cobalt …
Hiệu quả xử lý của phương pháp này chủ yếu phụ thuộc vào hoạt tính của chất xúc
tác.
Nhược điểm của phương pháp này là tốn kém và hiệu suất không ổn định.
6/ Phương pháp hóa sinh
Là lợi dụng các vi sinh vật phân hủy hoặc tiêu hủy các khí thải độc hại, nhất là các
khí thải từ các nhà máy thực phẩm, nhà máy phân đạm, phân tổng hợp hữu cơ. Các
vi sinh vật, vi khuẩn sẽ hấp thụ và đồn hóa các chất thải hóa hữu cơ, vô cơ độc hại.
Mảng 6: Xử lí ô nhiễm không khí bằng phương pháp thiêu đốt.


I/ Khái niệm
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp khi mà quá trình sản xuất không
thể thu hồi hay tái sinh đối với khí thải, khí thải có thể cháy được nhưng sinh ra chất
22
không ô nhiễm thứ cấp không độc hại như là hydro carbon (CxHy), các dung môi
v.v
Thiêu hủy bằng nhiệt được sử dụng trong trường hợp khí có nồng độ hợp chất độc
hại cao và chứa hàm lượng ôxy đủ lớn. Nhiệt độ đốt thường là 800-1100 độ C.
Có thể tiến hành đốt khí thải trực tiếp có thu hồi nhiệt và không thu hồi nhiệt.
Muốn thu hồi nhiệt thì phải đốt khí thải trong buồng đốt.
Nếu không thu hồi nhiệt thì có thể đốt ngay tại miệng ống khói. Nhiên liệu đốt khí
thải cần có hàm lượng lưu huỳnh càng nhỏ càng tốt, phù hợp nhất là dùng gaz tự
nhiên.
Thời gian gần đây phát triển phương pháp thiêu hủy kiểu xúc tác.
Trong phương pháp này, nhiệt độ oxi không vượt quá 250-300 độ C. Làm sạch khí
thải theo phương pháp xúc tác rẻ hơn 2-3 lần so với phương pháp thiêu đốt bằng lò,
vì nó giảm tiêu hao năng lượng và thực hiện quá trình liên tục.
Phương pháp thiêu hủy kiểu xúc tác thích hợp cho việc xử lý các khí nguy hiểm có
nồng độ thấp, gắn với điểm chớp cháy. Bởi với chất cháy xúc tác là bề mặt, vì vậy
để có được bề mặt cần thiết cần có rất nhiều vật xúc tác và phải bố trí sao cho chúng
có bề mặt tiếp xúc lớn nhất. Ví dụ người ta có thẻ dùng các tấm bạch kim mỏng, các
dải băng crom niken
hay là bạch kim sứ làm
vật xúc tác.
Hình 1: Tiết diện
ngang của thiết bị thiêu
hủy khí độc hại kiểu
xúc tác.
1. Khí bắn vào

2. Khí sạch ra
3. Cửa quan sát
4. Bộ phận xúc tác
5. Quạt
6. Lò đốt sơ bộ
23
II/ Đặc điểm của phương pháp.
1/ Ưu điểm.
Phân hủy hoàn toàn các chất ô nhiễm cháy được.
Thích ứng với sự thay đổi lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm trong khí thải.
Hiệu quả cao với những tính chất khó xử lý bằng phương pháp khác.
Có thể thu hồi nhiệt thải ra trong quá trình đốt.
Trong những trường hợp khí thải có nhiệt độ cao có thể không cần phải gia nhiệt
trước khi đưa vào đốt.
Phương pháp đốt hoàn toàn phù hợp với việc xử lý các khí thải độc hại không cần
thu hồi hay khả năng thu hồi thấp, khí thu hồi có giá trị kinh tế cao.
Có thể tận dụng nhiệt năng trong quá trình xử lý vào mục đích khác.
Hình 2: Mô hình của dự án xây dựng hệ thống xử lí khí bằng phương pháp thiêu đốt.
2/ Nhược điểm.
Chi phí đầu tư thiết bị, vận hành lớn.
Có thể làm phức tạp thêm vấn đề ô nhiễm không khí sau khi đốt có chlorine, N, S.
Có thể cần cấp thêm nhiên liệu bổ sung, xúc tác gây trở ngại cho việc vận hành
thiết bị.
24
Hình 3: Một trong những nguyên lí thực hiện hiện việc xử lí khí bằng phương pháp
thiêu đốt.
III/ Khái quát về đặc điểm các lò thiêu đốt ở nước ta.
Chủ yếu ở nước ta vẫn là việc xử lí khí từ các lò thiêu đốt chất thải rắn.
Thiêu đốt là quá trình dùng nhiệt độ cao để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong rác
thải và giảm nhỏ thể tích. Hiện nay, rác thải đô thị do có độ ẩm lớn, rác có nguồn

gốc hữu cơ cao, tỷ lệ chất rắn cao khó thiêu đốt nên chủ yếu là xử lý chôn lấp. Tuy
nhiên loại rác độc hại như rác y tế hoặc rác công nghiệp thì cần áp dụng phương
pháp thiêu đốt bởi nếu chôn lấp sẽ gây nên ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước.
nhưng điều đáng lưu tâm ở đây là xử lí khí thải từ việc đốt các hợp chất hữu cơ dạng
rắn trên như thế nào cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo yếu tố môi trường
Đề xuất công nghệ xử lý khí thải lò thiêu, nhóm nghiên cứu đã phân loại theo công
suất nhỏ, trung bình và lớn.
1/ Lò đốt công suất nhỏ.
Với lò có quy mô xử lý khoảng 300 kg/ngày, có thể ứng dụng công nghệ xử lý gồm
thiết bị venturi thấp áp, tháp đệm, quạt khói, bơm, bể tuần hoàn và hệ thống van gió.
Nguyên lý làm việc là: Khói lò sau khi ra khỏi buồng thứ cấp qua van gió, đi vào
thiết bị venturi để lọc bụi đồng thời hạ nhiệt độ. Từ venturi, nước và khí chuyển sang
tháp lọc. Cấu tạo của tháp lọc gồm lớp đệm bằng khâu sứ, giàn phun nước và bộ
tách nước. Tại tháp, một phần nước cùng với bụi sẽ chảy xuống bể lắng còn khí sẽ đi
ngược lên qua lớp đệm, nơi nó được hạ nhiệt độ, lọc phần bụi còn lại và các chất khí
như SO2, HCl. Chất ô nhiễm được nước hấp phụ chảy xuống bể lắng, còn không khí
sạch sẽ được đẩy vào ống khói qua quạt và thải vào khí quyển.
25
Hình 4: Lò công xuất nhỏ.
Thiết bị xử lý khí thải lò thiêu này có thể lắp bổ sung vào hệ thống lò thiêu mà
không làm thay đổi đáng kể cấu trúc của thiết bị lò. Khi cần thiết có thể bổ sung hóa
chất vào bể để xử lý khí độc hại.
2/ Lò đốt công suất lớn.
Với lò thiêu có quy mô xử lý trên 1.000 kg/ngày, thường được thiết kế hoàn chỉnh
và đồng bộ từ khu vực tập kết rác, lò đốt, thiết bị xử lý, khu vực lấy tro, buồng điều
khiển trung tâm Phần nhiều các khâu được cơ giới hóa hoặc tự động hóa. Nhiệt độ
thiêu đốt trung bình của loại lò này lớn hơn 1.000 độ C, thời gian lưu khí 1-2 giây.
Hệ thống xử lý khí thải bao gồm: Thiết bị lọc bụi (lọc khô dạng túi vải hoặc tĩnh
điện) và thiết bị lọc khí độc như SO2, HCl (dùng vôi bột và than hoạt tính). Các chất
này được phun vào buồng hòa trộn sau đó thu lại bằng thiết bị lọc bụi để tuần hoàn.

Vôi có tác dụng hấp phụ các khói axít, than hoạt tính hấp phụ dioxin và furan. Hệ
thống xử lý còn được lắp các thiết bị báo nhiệt độ, nồng độ một số loại khí như
carbon để giám sát chất lượng khí thải và hiệu quả phân hủy của lò.
3/ Lò đốt công suất trung bình.
Với lò có quy mô xử lý khoảng 300 đến 1.000 kg/ngày có thể dùng loại đáy tĩnh, có
cấu tạo nhiều loại buồng đốt, nhiệt độ buồng đốt khí đạt trên 1.000 độ C. Thời gian
lưu của khí trong buồng đốt từ 1-2 giây. Hệ thống xử lý khí thải về nguyên tắc cùng
nguyên lý với lò công suất lớn đã giới thiệu ở trên.
26

×