Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận Anh với quá trình gia nhập Liên minh Châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99 KB, 13 trang )

1. Anh với quá trình gia nhập Liên minh Châu Âu
Liên minh Châu Âu ra đời và phát triển là một quá trình lâu
dài và phức tạp, luôn luôn diễn ra xu hướng đâu tranh giữa hai xu
hướng chính là “hướng tâm” và “ly tâm”. Châu Âu là nơi nảy sinh
sớm nhất ý tưởng lành mạnh là liên kết các quốc gia trong quy mô
lục địa vì một cuộc sống chung hoà bình và phồn vinh.
Sáclơ Đại đế của đế chế Tây La Mã (742 - 814), Napôlêông
(1769 -1821) và ngay cả Hítle cũng đã từng mơ tưởng và thống trị
Châu Âu. Napôlêông đã từng nói: “Chức phận của tôi vẫn chưa
hoàn thành, tôi muốn hoàn thành một cái điều mà mới chỉ được
phác hoạ, tôi phải làm một bộ luật Châu Âu…một đồng tiên cũng
Châu Âu, các đơn vị đo lường, các quy tắc Châu Âu. Tôi phải biến
tất cả các dân tộc ở Châu Âu thành một dân tộc và Pari trở thành
thủ đô của thế giới”. Song không thành.
Sau chiến tranh thế giói thứ nhất, ý định thành lập một tổ
chức chung của Châu Âu nhằm ngăn chặn nguy cơ chíên tranh,
đưa châu Âu khôi phục lại vị trí hàng đầu được khởi xướng bởi
một nhà ngoại giao người Áo năm 1920. Tuy nhiên ý tưởng này
không được thực hiện bởi vì sự chia rẽ trong các nước.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, mối quan tâm nhất thể hoá
Châu Âu ngày càng thu hút được sự chú ý của mọi người. Trong
1
đó phải nói đến vai trò của Anh. Đây là vai trò đầu tiên của Anh
trong sự thành lập của EU.
Tháng 9 năm 1946 trong bài diễn văn đọc tại trường đại học
Zurich, Thủ tướng Anh Winston Churchill - người đầu tiên trở lại
ý tưởng thống nhất Châu Âu với mô hình liên bang châu Âu. Hợp
chủng quốc Châu Âu lớn mạnh dưới sự cai quản của một hội đồng
châu Âu, có quân đội chung, có một toà án xét xử các tranh chấp,
mọi công dân đi lại tự do trong lãnh thổ Châu Âu, giữa các quốc
gia sẽ giảm dần hàng rào thuế quan. Kết qủa của ý tưởng này là hội


đồng châu Âu ra đời (5/5/1949), bao gồm 10 quốc gia thành viên:
Anh, Pháp, Italya, Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Ailen, Thuỵ
Điển, Lucxembua. Thành quả mà hôi đồng đạt được là công ước
Châu Âu về bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản được
ký năm 1950.
Ngày 9/5/1950, ngoại trưởng Pháp Rôbe Suman đã đưa ra
một sáng kiến mới khởi đầu cho tiến trình liên kết châu Âu. Ông
đề nghị “đặt toàn bộ việc sản xuất than, thép của Đức và Pháp dưới
một cơ quan quyền lực tối cao chung trong một tổ chức mở cửa
cho các nước Châu Âu khác tham gia”. Sáng kiến của Rôbe Suman
đã được 5 nước Tây Âu khác ngoài Pháp hưởng ứng đó là: Đức,
Italya, Bỉ, Hà Lan, Lucxembua. Sáu nước này đều nằm ở trung tâm
châu Âu và có một mối liên hệ rất mật thiết với nhau trong lịch sử,
trình độ phát triển không cách biệt nhau lắm, đồng thời cũng là
2
một vùng bị tàn phá nặng nề nhất ở châu Âu. Nước Anh lúc đó
không hưởng ứng với kế hoạch của Rôbe Suman, mặc dù thủ
tướng Anh Sơcsin đã từng kêu gọi Pháp, Đức hoà giải để làm nền
móng xây dựng châu Âu (lời kêu gọi tại Duyrich năm 1946). Nước
Anh không mặn mà với kế hoạch Suman nên đã không gia nhập
ECSC (European coal and steel community). Có thể đưa ra một ý
kiến rằng trong tư duy người Anh luôn coi mình không thuộc lục
địa châu Âu, nước Anh và châu Âu không có quan hệ gì và gắn với
khối liên hiệp Anh nhiều hơn. Điều này là sự phản ánh của một
tâm thái đảo quốc, nhưng điều quan trọng hơn là nước Anh là một
đế quốc. Anh luôn đứng trên lập trường của một đế quốc để suy
nghĩ vấn đề và lợi ích châu Âu thường xung đột với nhau. Ví dụ
thương mại quốc tế nếu chiếu cố đế quốc thì khó kiêm luôn chiếu
cố châu Âu. Loại định thức tư duy này khiến mấy chục năm sau
đại chiến nước Anh xem nhẹ lục địa châu Âu hoặc khi lựa chọn thì

lựa chọn đế quốc, kết quả làm mất đi cơ hội dẫn đầu trào lưu châu
Âu.
Năm 1952, hiệp ước về cộng đồng than, thép châu Âu có
hiệu lực, đó là tiền thân của Cộng đồng kinh tế châu Âu. Nước
Anh lại không hề hứng thú với kế hoạch này. Họ lo lắng nếu hợp
tác với với các quốc gia châu Âu về phương diện gang thép sẽ ảnh
hưởng đến sản xuất và thương mại trong nội bộ đế quốc. Năm
1957 Cộng đồng gang thép châu Âu chuyển thành cộng đồng kinh
3
tế châu Âu, nước Anh lại một lần nữa khoanh tay đứng nhìn giữ
thái độ tiêu cực với nhất thể hoá Tây Âu, sợ mang màu sắc châu
Âu quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới tính chất đế quốc. Như vậy nước
Anh đã đánh mất cơ hội lãnh đạo châu Âu. Về sau khi muốn gia
nhập cộng đồng châu Âu buộc phải xin hết lần này đến lần khác.
Sự phát triển tình hình sau này buộc nước Anh phải chuyển
sự chú ý sang châu Âu.
Thứ nhất là khi EEC ra đời thì Anh xúc tiếc việc thành lập
Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) với công ước Stockholm
được kí 1/1960 giữa 7 nước Anh, Áo, Đan Mạch, Nauy, Thuỵ
Điển, Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha nhưng thực tế EFTA không thu được
nhiều thành tựu bởi các nước thành viên của nó buôn bán với EEC
nhiều hơn là buôn bán với nhau và chỉ có EEC mới là tổ chức kinh
tế của châu Âu. Nước Anh mắc “căn bệnh nước Anh”, tình hình
kinh tế xấu đi, trong khi đó 6 nước cộng đồng châu Âu đang có xu
hướng phát triển phồn vinh, khiến thế yếu của nước Anh càng thể
hiện rõ rệt. Cộng đồng châu Âu thực hành thuế quan thống nhất
với bên ngoài, trong nội bộ giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế.
Trên thực tế nước Anh bị bài trừ ra khỏi nhất thể hoá kinh tế châu
Âu. Nếu cứ tiếp tục phát triển như thế, nước Anh sẽ ngày cang ở
vào vị thế bất lợi và kinh tế của nó sẽ chịu sự tổn thất càng lớn

hơn.
4
Thứ hai: nước Anh vốn coi trọng vấn đề đế quốc, hi vọng
quan hệ thương mại trong nội bộ đế quốc sẽ bổ sung những tổn
thất ở các nơi khác. Nhưng đế quốc nhanh chóng tan rã sau Đại
chiến II, liên bang Anh không thể thay thế tác dụng của đế quốc.
Sau sự kiện kênh Suez nước Anh rút nhanh ra khỏi thuộc địa, đế
quốc hiển nhiên không thể làm cơ sở cho chính sách đối ngoại.
Thứ ba: cục diện thế giới sau đại chiến buộc nước Anh phải
coi trọng châu Âu. Thế giới hai cực buộc nước Anh hoà với
phương Tây, nước Anh không thể không coi trọng quan hệ của
mình với Tây Âu và nên tham gia vào nhiều sự vụ châu Âu.
Thứ tư: quan hệ đặc biệt giữa Anh và Mĩ cũng yêu cầu Anh
coi trọng châu Âu. Trọng điểm ngoại giao của Mĩ là kiềm chế Liên
Xô, nươc Mĩ muốn Anh phát huy tác dụng về mặt này, thậm chí
muốn Anh dẫn đầu châu Âu. Nước Anh muốn duy trì quan hệ đặc
biệt với Mĩ phải đáp ứng yêu cầu nguyện vọng đó của Mĩ. Hơn
nữa, Mĩ rất ghét đế quốc thực dân kiểu cũ của Anh, điều đó thể
hiện rõ trong đại chiến II và sự kiện kênh Suez, xu hướng này của
Mĩ ảnh hưởng tới chính sách nước Anh.
Cùng với thời gian, lúc này người Anh mới nhận thấy không
thể đứng ngoài Châu Âu. Khi mà sự cần thiết phải gia nhập tiến
trình nhất thể hoá ngày càng thể hiện rõ, nước Anh buộc phải bước
trên con đường đó.
5
Ngày 9/8/1960, Anh tuyên bố xin gia nhập EEC. Nhưng năm
1963, nước Pháp phủ quyết đơn xin gia nhập của Anh, lần cố gắng
thứ nhất thất bại. Năm 1964, Công đảng chấp chính, phái tả công
Đảng phản đối kịch liệt cộng đồng châu Âu, nói đây là một âm
mưu của chủ nghĩa đế quốc nên quá trình xin gia nhập bị đứt đoạn.

Đến năm 1967, chính phủ Wilson lại thay đổi thái độ, lạ xin gia
nhập lần thứ hai. Lần này cũng bị các nước trong Hội đồng châu
Âu để lại chưa xét. Có thể nói rằng không có sự phủ quyết của
Pháp thì nước Anh không mất nhiều thời gian như vậy. Do mâu
thuẫn giữa Anh và Pháp nói riêng, Anh và các nứoc EC nói chung
đã làm cho nước Anh hai lần bị từ chối (1961, 1967). Do tính toán
về lợi ích, Pháp muốn xây dựng EC quanh trục Pháp - Đức. Nếu
Anh trở thành thành viên của EC sẽ cạnh tranh vai trò với Pháp
trong khối này. Đặc biệt Anh có quan hệ thân mật với Mĩ nên Pháp
sợ rằng nếu Anh gia nhập EC, Mỹ sẽ có ảnh hưởng lớn ở châu Âu,
mà Pháp lại là nước có xu hướng đối lập với Mỹ. Bởi vậy chính
phủ Pháp thời Đơgon đã thuyết phục được phủ quyết việc gia nhập
EC của Anh.
Năm 1970 Heath thuộc Đảng bảo Thủ lại cầm quyền. Năm
1971 ông lại đàm phán với cộng đồng châu Âu. Cuối cùng đến
năm 1972, thì đạt được hiệp nghị. Từ năm 1973, nước Anh trở
thành thành viên của cộng đồng châu Âu nhưng sự tranh luận trong
nước Anh về Cộng đồng châu Âu chưa vì thế mà kết thúc. Năm
6
1975, chính phủ Wilson để ứng phó với ý kiến phản đối đã trưng
cầu dân ý trong toàn dân (đây là lần biểu quyết đầu tiên trong lịch
sử nứoc Anh). Kết qủa tuy đa số dân chúng ủng hộ Anh nhưng ý
kiến phản đối rất mãnh liệt. Thatcher là phái hữu của Đảng bảo
thủ, sau khi lên cấm quyền đã dùng thái độ cứng rắn với Cộng
đồng châu Âu đòi độc lập trong nhiều vân đề khiến các thành viên
khác đau đầu. Tuy rằng không phải là không có quan hệ tới tác
phong cá nhân Thatcher nhưng trên tầng diện sâu hơn nó thể hiện
quá trình khó khăn của nước Anh chuyển hướng sang châu Âu.
Năm 1990, bà Thatcher sau khi cầm quỳên 11 năm, do sự mắc mớ
trong nội bộ đảng đã đột ngột tuyên bố từ chức, trong đó sự phân

liệt về chính sách chủ yếu là vấn đề châu Âu. Thatchar thuộc phái
hoài nghi châu Âu, bà phản đối tăng cường quan hệ với châu Âu.
Cho đến nay, Anh vẫn là một người bạn bán tín bán nghi trong liên
minh châu Âu, biên cảnh của nó vẫn ở vào trạng thái nửa mở cửa,
nó phản đối nhất thể hoá phòng vệ, nó không muốn gia nhập đồng
tiền chung châu Âu. Tất cả những cái đó khiến nước Anh và liên
minh châu Âu lúc gần lúc xa, khiến mọi người thường hay nghĩ
tới: nước Anh là một đảo quốc và từng là một đế quốc.
Nhưng nước Anh cuối cùng cũng hoà nhập vào châu Âu tuy
rằng sự hoà nhập hoàn toàn còn phải chờ vào thời gian
2. Tương lai Liên minh Châu Âu
7
Năm mươi năm trôi qua, EU đã có được một nền hòa bình và
thịnh vượng. Mỗi nước thành viên của EU đều đóng góp vào sự
thống nhất châu Âu và sự ổn định của nền dân chủ ở đây. Sự vắng
bóng của những cuộc xung đột giữa các quốc gia thành viên là một
minh chứng sống động cho sự liên kết chặt chẽ này. Với 27 nước
thành viên, EU ngày nay đã trở thành động cơ hòa bình trên thế
giới.
Dân chủ là một trong những giá trị chung của EU đã được
phát huy mạnh mẽ tại châu lục này. Những bản sắc văn hóa và
truyền thống đa dạng của các nước thành viên EU đều được trân
trọng và đón nhận. Các đường biên giới nội khối được rộng mở, di
sản văn hóa của toàn châu Âu thêm phong phú. Một châu Âu giàu
có về vốn hiểu biết và kinh nghiệm chính là chìa khóa của sự tăng
trưởng mạnh, việc làm và sự hoà hợp xã hội. Người dân EU được
sống bình đẳng, đầy đủ quyền tự do đi lại, học tập và sinh sống
thuận lợi trong toàn liên minh.
Sự phồn vinh đã đến với liên minh khi người dân ở đây được
hưởng mức sống với những tiêu chuẩn xã hội cao. EU đã thành

công khi tạo dựng hình mẫu xã hội châu Âu công bằng và dân chủ.
Không những thế, khối thị trường chung dần phát triển thành thị
trường duy nhất - khu vực trao đổi thương mại rộng lớn nhất trên
thế giới. Đồng ơ-rô là biểu tượng thành công cho tiến trình nhất thể
8
hóa kinh tế của EU, mang đến cho người dân EU những cơ hội tốt
nhất trong việc lựa chọn sản phẩm với giá cả cạnh tranh.
Với sức mạnh kinh tế, vị thế của EU trên thế giới ngày càng
vững chắc. Các nước thành viên của EU cùng "sát cánh bên nhau"
trong cuộc chiến chống khủng bố, tội phạm quốc tế và nhập cư bất
hợp pháp. EU kêu gọi thế giới giải quyết xung đột bằng hòa bình
và mong muốn con người sẽ không còn là nạn nhân của các cuộc
chiến hay bạo lực. EU đoàn kết vì sự tự do và phát triển trong khu
vực và trên toàn thế giới; kêu gọi đẩy lùi đói nghèo, bệnh dịch; bảo
vệ môi trường toàn cầu trước sự thay đổi của khí hậu; tiếp tục đóng
vai trò chính trong các hoạt động nhân đạo.
Tuy nhiên EU phải đối mặt với những thách thức rất lớn và
điều đó quyết định tương lai của các nước trong Liên minh, đòi hỏi
phải có sự liên kết chặt chẽ giữa thành viên các nước này với nhau.
Thứ nhất: việc mở rộng thêm EU. Vài năm gần đây, số lượng
người ủng hộ cho ý tưởng liên minh chung cho cả châu Âu ngày
càng giảm, đặc biệt năm 2003 xuống dưới mức 50%. Công dân ở
các nước giàu sợ tiền thuế của họ sẽ bị chính phủ lạm dụng
vào quỹ chung của Liên minh để bù chi cho những nước
nghèo.Còn các nước nhỏ như Hà Lan, Đan Mạch thì sợ qua liên
minh bị phụ thuộc nhiều vào các ông lớn của châu Âu như Anh,
Pháp và Đức. Nhiều người quan niệm, việc mở rộng EU trong
những năm gần đây đe doạ đồng euro xuống giá và nạn thất nghiệp
9
bùng nổ. Sự “Đông Âu hoá” của EU, đã dẩn đến một cuộc “Đông

tiến” ồ ạt từ các công ty, tập đoàn đa quốc gia nhằm tận dụng tối
đa nguồn nhân công rẻ. Đỉnh điểm của mâu thuẫn này diễn ra năm
2005 khi gần 55% cử tri Pháp bỏ phiếu chống lại bản hiến pháp
châu Âu. Rồi trên 61% cử tri Hà Lan cũng nói “không” trong các
cuộc trưng cầu dân ý. Người dân đã không chọn theo ý muốn của
các chính trị gia với cái dạ dày lép kẹp. Vào thời điểm đó, tỷ lệ thất
nghiệp ở Pháp, nước được xem như cha đẻ của Liên minh châu Âu
đã vuợt quá con số 10%. Một thế tiến thoái lưỡng nan của riêng
nước Pháp và cả khắp các nước Tây Âu, khi hai lợi ích từ chính
phủ và từ tầng lớp lao động bình dân không thể dung hoà.
Thứ hai, EU phải bảo đảm vai trò chủ chốt trợ giúp các nước
thành viên phát triển trong một môi trường toàn cầu hóa. Do vậy,
trước hết, EU cần phải chú trọng tới vấn đề tăng trưởng, khuyến
khích cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, đồng thời hướng tới việc
cải thiện cơ chế bảo hộ xã hội. EU sẽ phải đầu tư hơn nữa vào các
công nghệ mũi nhọn, nghiên cứu khoa học, vì đây là những nhân tố
giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của EU trên thế giới. Nhất là
khi tiến trình toàn cầu hóa đang ngày càng trở thành "phương tiện
kiếm lời" của tất cả các quốc gia từ quá trình hội nhập kinh tế và
tài chính quốc tế mà trong đó sẽ có kẻ thắng, người thua. Ngoài ra,
toàn cầu hoá kinh tế sẽ dẫn đến hiện tượng lưu chuyển nguồn nhân
công trong thị trường lao động và EU sẽ phải gánh chịu áp lực từ
10
mọi phía do số lượng người nhập cư mang lại. Do không còn
đường biên giới nội khối, giờ đây, EU sẽ cần đến những quy định
về vấn đề nhập cư đối với đường biên giới ngoài khối. Tuy nhiên,
trong tương lai, EU sẽ phải chấp nhận chính sách nhập cư khi sự
già hóa dân số và tình trạng thiếu hụt nhân công trong nội bộ trở
thành những mối đe dọa.
Thứ ba: thiết lập những biện pháp đối phó với sự thay đổi khí

hậu toàn cầu. Nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên cùng khí thải
gây hiệu ứng nhà kính đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng tới
môi trường. EU hiện chưa có giải pháp nào mang tính toàn cầu
nhằm cứu vãn tình trạng này. Trước mắt, EU kêu gọi các nước
thành viên tham gia chiến dịch giảm khí thải gây hiệu ứng nhà
kính từ nay tới năm 2012 theo những quy định bắt buộc của Hiệp
ước Ki-ô-tô. Bên cạnh đó, việc xây dựng chương trình đàm phán
nhằm đưa ra những đề xuất thu hút sự tham gia tích cực và trách
nhiệm hơn từ các đối tác chính gây ra khí thải dẫn tới hiệu ứng nhà
kính là đặc biệt cần thiết. Một phần kế hoạch nữa của EU được
hướng tới việc tăng cường sử dụng hiệu quả năng lượng nhằm
giảm 20% mức tiêu thụ năng lượng của khối từ nay đến năm 2020;
khuyến khích các nước dùng năng lượng tái sinh trong sản xuất.
EU tiến tới việc hoàn thiện thị trường nội khối về điện và khí ga;
xúc tiến thiết lập quan hệ với các đối tác cung cấp năng lượng ổn
định và lâu dài.
11
Thứ tư, duy trì hòa bình và ổn định nội khối. Ngày nay, mâu
thuẫn hay xung đột giữa các nước thành viên EU là điều không thể
xảy ra nhờ có sự hợp nhất mà họ đã tạo dựng trong suốt 50 năm
qua. Nhưng trong một thế giới bất ổn, phức tạp và đầy biến động,
liên minh phải tiếp tục duy trì hòa bình và ổn định hơn nữa trong
nội bộ. Để làm được điều đó, liên minh cần tăng cường tham gia
các hoạt động can thiệp giải quyết xung đột và gìn giữ hòa bình;
tạo ảnh hưởng trong việc định chế các chính sách thương mại quốc
tế một cách hiệu quả và công bằng; tiếp tục đóng vai trò trợ giúp
nhân đạo và phát triển
EU phải bảo đảm an ninh đối với các quốc gia thành viên;
thiết lập mạng lưới an ninh tại các vùng sát đường biên giới của
khối như phía Bắc Địa Trung Hải, vùng Ban-căng, Trung Đông;

bảo toàn hợp tác quân sự và chiến lược với các liên minh như Liên
minh Đại Tây Dương và Chính sách an ninh quốc phòng chung
châu Âu (PESD).
Thứ năm, tăng cường dân chủ trong thể chế, chính sách và xã
hội châu Âu, đồng thời thực hiện những công cụ pháp lý và quản
lý tốt hơn nữa. Song, giải quyết vấn đề này không dễ dàng. Cuộc
thử nghiệm đầu tiên vào năm 2005 đã thất bại khi dự án về Hiến
pháp châu Âu bị cử tri hai nước Pháp và Hà Lan tẩy chay. Theo
những nhà lãnh đạo EU, nguyên nhân của thất bại này là do người
dân châu Âu không được cung cấp đầy đủ thông tin về bộ máy
12
lãnh đạo EU, các quyền và lợi ích chính đáng của họ chưa được
bảo đảm… Bởi vậy, nhiều dự án đã được giới lãnh đạo EU đề xuất
nhằm khôi phục quan hệ với người dân thông qua việc trao thêm
quyền cho họ trong tham gia xây dựng các quyết sách liên quan tới
tương lai của EU, đặc biệt là việc cải cách thể chế mà EU sẽ phải
thực hiện trong nhiều năm tới thì mới có thể vận hành một cách
hiệu quả hơn.
13

×