Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

luận văn Dạy tự học-Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá kết quả tự học môn lịch sử ở trường Trung học phổ thông (chương trình lịch sử thế giới lớp 11-Chương trình cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.5 KB, 88 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang cùng nhõn loại trải qua những năm đầu thế kỉ XXI, thế
kỷ với đặc trưng là sự phát triển của nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn
cầu, thế kỉ của sự bùng nổ thông tin và khoa học công nghệ. Nền kinh tế tri
thức đòi hỏi con người phải có nhiều kiến thức mới, kỹ năng mới và trình độ
tích cực để làm chủ cuộc sống .
Trong bối cảnh chung toàn cầu như vậy, Đại hội IX của Đảng cộng
sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh
tế xã hội 2001-2010 là: “đưa đất nước ta thoát ra khỏi tình trạng kém phát
triển, nõng cao rừ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhõn dõn, tạo
nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại hoá”. Để đạt được mục tiêu này, giáo dục và khoa học
công nghệ có vai trò quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết.
Sau gần 20 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành
quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hệ thống giáo dục, nõng
cao cơ sở vật chất cho nhà trường…Song vẫn cũn nhiều bất cập cần phải bàn
tới, đặc biệt là chương trình sách giáo khoa cũn mang nặng tớnh hàn lõm,
phương pháp dạy học cũn truyền thống-truyền thụ một chiều, chưa phát huy
được tớnh tích cực học tập của học sinh, “sức ỳ” trong học tập của học sinh là
rất lớn. Hoạt động tự học của học sinh chưa được quan tõm đúng mức, trong
khi đõy là hoạt động quan trọng quyết định đến chất lượng cũng như hiệu quả
của quá trình học tập
Hoạt động tự học luôn giữa vai trò quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi con người, bàn về tự học Tổng bí thư Đỗ Mười: “Tự học tự đào tạo là
con đường phát triển suốt cuộc đời mỗi con người, trong điều kiện kinh tế xã
hội nước ta hiện nay và cả mai sau, đó cũng là truyền thống quý bỏu của dõn
tộc Việt Nam. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nõng cao khi tạo ra được
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
1


Khoá luận tốt nghiệp
năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành tự
giáo dục. Quy mô được mở rộng khi có phong trào toàn dõn tự học” (Thư gửi
hội thảo khoa học nghiên cứu sự phát triển tự học, tự đào tạo 6/1/1998)
Nghị quyết của Trung Ương Đảng lần II đã khẳng định: “Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,
rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, phát triển mạnh mẽ
phong trào tự học, đào tạo thường xuyên và mở rộng khắp trong toàn dân
nhất là thanh niên”
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, dạy cho học
sinh cách tự học và kiểm tra đánh giá kết quả tự học của mình là một hướng
đổi mới tích cực trong giai đoạn hiện nay, cần được đẩy mạnh thực hiện trong
tất cả các lĩnh vực, các môn học của nền giáo dục. Đặc biệt, môn Lịch sử ở
trường trung học phổ thông-một môn khoa học xã hội, với những dặc trưng
riêng như: mang tính quá khứ, tớnh không lặp lại, tớnh hệ thống….Việc học
tập lịch sử là rất cần thiết trong việc đào tạo, rốn luyện đạo đức, bồi dưỡng
những con người có lý tưởng, con người Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên thực
trạng dạy và học lịch sử trong những năm gần đõy đã được báo chí, các
phương tiện truyền thông đề cập đến với mức độ đáng báo động: học sinh
không thích học lịch sử, kết quả kiểm tra hiểu biết lịch sử thật đáng buồn…
Thiết nghĩ, việc dạy cho học sinh cách tự học lịch sử là rất quan trọng để nõng
cao chất lượng dạy và học môn học này.
Việc tự học, tự đào tạo ngày càng có vai trò quan trọng đối với giáo
dục nói chung và nhu cầu nắm vững tri thức của mỗi cá nhõn nói riêng. Việc
tỡm ra các biện pháp hữu hiệu để tổ chức có hiệu quả hoạt động tự học cho
người học…là nhu cầu bức thiết và mang ý nghĩa thiết thực đối với lợi ích
trước mắt và lõu dài, nó không chỉ giúp học sinh rốn luyện và nõng cao khả
năng độc lập, sáng tạo trong học tập trong cuộc sống mà cũn góp phần tích
cực thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, giúp Việt Nam rút ngắn
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử

2
Khoá luận tốt nghiệp
khoảng cách, vươn lên ngang tầm với các nước có nền giáo dục tiên tiến trong
khu vực và trên thế giới.
Chớnh vì những lí do trên, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu
cho khoá luận tốt nghiệp của mình với tên: “Dạy tự học-Xõy dựng quy trình
kiểm tra đỏnh giá kết quả tự học môn lịch sử ở trường Trung học phổ
thông (chương trình lịch sử thế giới lớp 11-Chương trình cơ bản)”
2. Mục đớch nghiên cứu.
Dạy cho học sinh cách tự học và cách tự kiểm tra-đánh giá kết quả của
quá trình tự học.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT (cụ
thể là chương trình lịch sử thế giới lớp 11)
- Đối tượng nghiên cứu: cách tự học và kiểm tra-đánh giá kết quả tự
học môn lịch ở trường THPT
4. Giả thuyết khoa học
- Mỗi HS đều có một kiểu học tập của mình và có thể xác định kiểu học
này một cách khoa học
- Việc xác định được kiểu học của HS là cơ sở giúp cho việc dạy HS
biết cách tự học hiệu quả
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tỡm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở khoa học của việc dạy tự học cho
HS ở trường THPT.
- Hiện trạng về việc tự học và cách kiểm tra đánh giá kết quả tự học
môn lịch sử của học sinh THPT.
- Một vài hướng dẫn cách tự học và kiểm tra đánh giá kết quả tự học
cho học sinh.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhúm phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Phương pháp điều tra, quan sát.
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
3
Khoá luận tốt nghiệp
7. Cấu trúc của khoá luận.
Khoá luận gồm có: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Phần nội dung gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của khoá luận.
Chương 2: Hiện trạng về việc tự học và cách kiểm tra đánh giá kết quả tự học
môn lịch sử (lớp 11) của học sinh trường THPT Chu Văn An-Hà Nội
Chương 3. Dạy cách tự học và kiểm tra đánh giá kết quả tự học của học sinh
8. Kế hoạch thực hiện khoá luận
STT
Nội dung công việc
Thời gian (Tháng/Năm)
Kết quả
dự kiến
11/06 12/06 1/07 2/07 3/07 4/07 5/07 6/07
1
Xác định vấn đề
nghiên cứu
x
2
Xây dựng đề cương
nghiên cứu
x x
3
Tìm tài liệu
x x x x

4
Viết chương I
x x
5
Xây dựng phiếu điều
tra
x
6
Thực nghiệm sư
phạm
x x x
7
Xử lý số liệu
x x
8
Viết chương II
x x
9
Viết chương III và
kết luận
x x
10
Viết báo cáo tóm tắt
khoá luận
x
11
Bảo vệ khoá luận
x
Chương 1
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử

4
Khoá luận tốt nghiệp
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY TỰ HỌC VÀ XÂY DỰNG
QUY TRèNH KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài.
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1.1 Trên Thế giới.
Trong lịch sử giáo dục, tự học là một vấn đề được nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới quan tõm. Song trong thời kỳ giai đoạn lịch sử nhất định, nó
được đề cập dưới các góc độ và hình thức khác nhau. Các tác giả đã làm rừ
vai trò của hoạt động tự học, tự nghiên cứu, khám phá của bản thõn người tự
học, nó là cơ sở cho mọi sự thành công trong học tập.
Khổng Tử (551-479
TCN
) rất quan tõm đến kích thích sự suy nghĩ, sáng
tạo của học trò, cách dạy của ông gợi mở để học trò tỡm ra chõn lý. Theo ông,
Thầy giáo chỉ tỡm ra cho học trò cái mấu chốt nhất, cũn mọi vấn đề khác học
trò phải từ đó mà tỡm ra, người thầy giáo không được làm thay học trò. Ông
đã từng nói với học trò mình rằng: “Không giận vì muốn biết thì không gợi
mở cho, không bực vì không rừ được thì thầy vẽ cho, vật có 4 góc bảo cho
biết 1 góc, mà không suy ra 3 góc kia thì không dạy nữa”.
Socrate (469-390
TCN
), nêu khẩu hiệu: “Anh hóy tự biết lấy anh” qua
đó ông muốn học trò phát hiện ra “chõn lý” bằng cách đặt cõu hỏi để dần dần
tỡm ra kết luận.
J.A.Comenxki (1592-1670), ông tổ của nền giáo dục cận đại, người
đặt nền móng cho sự ra đời của nhà trường hiện nay, nhà giáo dục lỗi lạc của
Tiệp Khắc và nhõn loại dã nêu ra các nguyên tắc, phương pháp giảng dạy

trong tác phẩm “Phép giảng dạy vĩ đại” nhằm phát huy tính tích cực học tập
của học sinh và ông cương quyết phản đối lối dạy áp đặt giáo điều làm cho
học sinh có thói quen không tự giác trong học tập.
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
5
Khoá luận tốt nghiệp
Thế kỉ XVIII-XIX, nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J.Rousseau
(1712-1778), Pestalogie (1746-1827), Usinxki (1824-1873)…đều có chung quan
điểm cần hướng cho học sinh tự nắm bắt kiến thức bằng cách tự tìm tòi và sáng tạo.
Những năm gần đõy trên cơ sở kế thừa có phê phán các tư tưởng của
các tác giả đi trước, các nước phương Tõy nổi lên cuộc cách mạng để tỡm
phương pháp giáo dục mới dựa trên tiếp cận “lấy người học làm trung tõm”
để phát huy năng lực nội sinh của con người. Đại diện cho tư tưởng này là
John Dewey (1859-1952). Ông phát biểu “Học sinh là mặt trời, xung quanh
nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”, một loạt các phương pháp dạy học theo
tư tưởng quan điểm này đã được đưa vào thực nghiệm: Phương pháp tích cực,
phương pháp hợp tác, phương pháp cá thể hoá. Nói chung, đõy là các phương
pháp người học không chỉ lĩnh hội kiến thức bằng nghe thầy giảng, học thuộc
mà còn từ hoạt động tự học, tự tỡm tòi kiến thức…Giáo viên chỉ là người
trọng tài, đạo diễn thiết kế, tổ chức giúp cho học sinh biết cách làm, cách
học.
T. Makiguchi, nhà sư phạm nổi tiếng người Nhật Bản, trong những
năm 30 của thế kỉ XX đã cho rằng “Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá
trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào trong tay mỗi học sinh, giáo dục
xét như là quá trình hướng dẫn học sinh tự học”.
RajaRoy Singh, nhà giáo dục Ấn Độ trong tác phẩm ‘Giáo dục cho thế
kỉ XXI, những triển vọng của chõu Á-Thái Bình Dương” đã đưa ra quan điểm
về quá trình “Nhận biết dạy-học” và ông chủ trương rằng người học phải là
người tham gia tích cực vào quá trình: Nhận biết dạy-học.
Vấn đề tự học của học sinh đã được nghiên cứu từ rất sớm trong lịch

sử giáo dục và nó vẫn cũn là vấn đề nóng bỏng cho các nhà nghiên cứu giáo
dục hiện đại và tương lai bởi vì tự học có vai trò rất quan trọng, quyết định
mọi sự thành công trong học tập, là điều kiện đảm bảo cho hiệu quả, chất
lượng của quá trình đào tạo giáo dục.
1.1.1.2. Ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
6
Khoá luận tốt nghiệp
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định ‘Cách học tập…cách học làm
cốt”, Người cũn nhấn mạnh: “Phải nõng cao và hướng dẫn việc tự học” và
Người khuyên “Không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa, phải biết
tự học tập”.
Trong khoa học, đã có công trình nghiên cứu công phu về vấn đề tự
học như: Quá trình dạy-tự học” của giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Văn Tảo.
“Luận bàn về kinh nghiệm tự học học” của giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, “Tự
học-chỡa khoá vàng của giáo dục” của giáo sư Phan Trọng luận, và nhiều
công trình nghiên cứu về tự học của các giáo sư, các nhà giáo dục học như Hà
Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức, Thái Duy Tuyên
và rất nhiều luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục trong những năm gần đõy đề
cập đến nhiều khớa cạnh về hoạt động tự học và các biện pháp quản lý, tổ
chức hoạt động tự học với mục đích nõng cao hiệu quả tự học của học sinh, từ
đó nõng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Mặc dù có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu tự học khái quát ở trên,
Song hoạt động dạy tự học cũng như cách kiểm tra-đánh giá kết quả tự học
của học sinh vẫn cũn bỏ ngỏ, cần nghiên cứu
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.2.1. Hoạt động dạy-học
Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình học sinh chiếm lĩnh khái
niệm khoa học, bằng cách đó phát triển và hình thành nhõn cách. Dạy có hai
chức năng thường xuyên tương tác với nhau, thõm nhập vào nhau, sinh thành

ra nhau, đó là hoạt động truyền đạt thông tin và điều khiển hoạt động học tập
Học là lao động mà người tiến hành nhằm mục đích chiếm lĩnh một số
kiến thức và kỹ năng mà loài người chưa biết. Học cũn được hiểu theo nghĩa
rộng: là sự tổng hợp của người học theo nghĩa trên và sự cố gắng rốn luyện
nhõn cách, xét trong mối quan hệ tác động qua lại giữa một bên là kiến thức,
kỹ năng một bên là nhõn cách người học.
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
7
Khoá luận tốt nghiệp
Dạy và học có những mục đích cụ thể khác nhau. Nếu học nhằm vào
việc chiếm lĩnh khái niệm thì dạy lại có mục đích là điều khiển sự học tập.
Quá trình Dạy-Học là một hệ thống toàn vẹn gồm 3 thành tố cơ bản:
khái niệm khoa học, dạy và học. Khái niệm khoa học là nội dung của một bài
học và là đối tượng của sự lĩnh hội bởi học sinh, nó là 1 trong 2 yếu tố quan
trọng khẳng định logic của bản thõn quá trình Dạy-Học về mặt khoa học.
Hoạt động dạy gồm 2 chức năng truyền đạt và điều khiển, luôn tương tác
và thống nhất với nhau. Dạy phải xuất phát từ logic khoa học của khái niệm
và logic sư phạm của tõm lý học lĩnh hội. Hoạt động học là yếu tố khách quan
thứ hai qui định logic của quá trình dạy học về mặt lý luận dạy học, nghĩa là
độ trí dục và quy luật lĩnh hội và tự điều khiển.
Khái niệm khoa học

Cấu trúc của quá trình dạy học
Quá trình Dạy-Học là một hệ thống toàn vẹn, các thành tố của nó luôn
luôn tương tác với nhau theo những quy luật riêng, thõm nhập vào nhau, qui
định lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất biện chứng.
- Giữa dạy với học.
- Giữa truyền đạt và điều khiển trong dạy.
- Giữa lĩnh hội kiến thức và tự điều khiển trong học.
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử

8
Dạy
Điều khiển
Học
Truyền đạt Lĩnh hội
Tự điều khiển
Khoá luận tốt nghiệp
1.1.2.2. Hoạt động dạy - tự học
* Khái niệm tự học
“Tự học” ngay trong nội hàm của khái niệm này cũng cho ta thấy tự
học đề cập đến tớnh chủ động của chủ thể trong việc học, đó là việc người
học phải tự mình vận động, tỡm tòi lĩnh hội kiến thức một cách chủ động,
hiệu quả. Đó là quá trình mà bản thõn người học phải tự giác, tích cực chiếm
lĩnh tri thức, làm chủ tri thức và vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống
một cách linh hoạt, hiệu quả. Đề cập đến khái niệm “Tự học” có rất nhiều
quan điểm, định nghĩa khác nhau, cụ thể như:
Theo Giáo sư Vũ Văn Tảo: “ Sự học dù dưới dạng nào, tại trường lớp
hoặc ngoài trường lớp, có thầy hoặc không có thầy, có sự hỗ trợ của các
phương tiện kĩ thuật của công nghệ thông tin hoặc chưa, đều phải là sự tự
học…Học là một quá trình trong đó chủ thể tự biến đổi mình, tự làm phong
phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường sống xung
quanh mỡnh”. Tự học là nội lực của người học, nhõn tố quyết định sự phát
triển bản thõn người học. Có tự học mới phát triển được tư duy độc lập, từ
chỗ có tư duy độc lập mới có tư duy phê phán, có khả năng phát hiện vấn đề
và nhờ đó mới có tư duy sáng tạo. Tự học là quá trình tích cực, tự giác chiếm
lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của bản thõn người học. Nhờ có tự
học, người học mới thực sự nắm vững tri thức, làm chủ tri thức và vận dụng
những tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống.
“ Tự học là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ
năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và quản lý

trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo. Đõy là phương thức học tập cơ bản của
giáo dục không chính quy, giáo dục thường xuyên còn là bộ phận không thể
tách dời của quá trình học tập có hệ thống trong các trường. Nhằm đào sâu,
mở rộng để nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh”
(1)

(1)
Từ điển giáo dục, NXB Bách Khoa HN-tr 126
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
9
Khoá luận tốt nghiệp
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cũng đưa ra nhiều khái niệm về tự học,
như cuốn “Học và cách dạy học”. Tác giả cho rằng: “Tự học là một hình thức
hoạt động của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính
bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không
theo chương trỡnh sỏch giỏo khoa”
(2)
. Trong cuốn “Luận bàn về kinh nghiệm
tự học”, Giáo sư cho rằng; “Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng
các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp cựng cỏc phẩm chất của mình, rồi cả
động cơ, tình cảm nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực
hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Việc
tự học được tiến hành khi người học có nhu cầu muốn hiểu biết một kiến thức
nào đó bằng nỗ lực của bản thân cố gắng chiếm lĩnh tri thức đú”
(3)

Theo GS-TS Phạm Viết Vượng thì: Tự học là hình thức học sinh học
ngoài giờ lên lớp bằng nỗ lực cá nhân theo kế hoạch học tập chung và không
có mặt giáo viên. Tự học được tiến hành tại gia định hay thư viện, cách học
theo phương pháp tự nghiên cứu”

GS Phan Ngọc Liên lại có cách định nghĩa về tự học: “Tự học của HS
là phải nắm vững kiến thức một cách chớnh xác, vững chắc được suy nghĩ và
nhận thức sõu sắc và có thể võn dụng một cách thành thạo. Việc tự học phải
được tiến hành với sự hứng thú say mê, ý thức trách nhiệm tinh thần, lao động
cần cù, trong việc tự học quan trong nhất đối với HS không chỉ nắm vững
kiến thức, hiểu sõu kiến thức mà cũn hình thành ở các em tư cách, phẩm chất
của người lao động kiên nhẫn, tự tin, sáng tạo.
Các định nghĩa trên đều đề cập đến tính chủ động, tự vận động các
năng lực mà mỡnh cú vào trong việc học. Nhưng mỗi định nghĩa cựng cú đề
cập sâu về một nội dung nào đó như: hình thức, phương tiện hay nhằm đến
mục tiêu và hiệu quả mà người học tiến tới. Tổng hợp những định nghĩa trên,
xin đưa ra định nghĩa về tự học: Tự học là tự động não, huy động tất cả mọi
năng lực trí óc, tinh thần, tình cảm, sức khoẻ và sử dụng tối đa những điều
(2)
Học và cách dạy học -tr 111
(3)
Luận bàn về kinh nghiệm tự học- tr 59-60
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
10
Khoá luận tốt nghiệp
kiện khách quan có thể có vào hỗ trợ cho việc chiếm lĩnh tri thức. Việc tự
học của mỗi chủ thể phải được tiến hành một cách say mê, hứng thú với
tinh thần trách nhiệm cao nhanh chóng hiệu quả không chỉ nhằm đạt đến
chuẩn mực chính xác về kiến thức mà còn hình thành phẩm chất lao động
tốt đẹp.
* Các hình thức tự học
Hoạt động tự học diễn ra dưới ba hình thức cơ bản sau:
Hình thức 1: Có sách, tài liệu tham khảo người học tự tỡm ra kiến thức
để thoả món nhu cầu nõng cao, mở rộng hiểu biết của riêng minh, bổ sung,
mở rộng kiến thức ngoài chương trình đào tạo của nhà trường, đõy là mục

đích cao.
Hình thức 2: Có sách, có tài liệu có thêm ông thầy ở xa hướng dẫn tự
học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện viễn thông khác. Hướng dẫn tự
học chủ yếu là hướng dẫn tư duy trong việc chiếm lĩnh kiến thức, đó là tự học
có hướng dẫn.
Hình thức 3: Có sách và giáp mặt thầy một số tiết trong ngày, trong
tuần. Tự học diễn ra dưới sự điều khiển, chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp của thầy
và các phương tiện kĩ thuật trên lớp. Đõy là học giáp mặt trên lớp và về nhà
tự học có hướng dẫn.
1.1.2.3. Hoạt động dạy- tự học.
Chúng ta thường đề cập đến chu trình dạy-tự học là một hệ thống toàn
vẹn gồm 3 thành tố cơ bản: Thầy (dạy), Trò (học) và tri thức. Ba thành tố cơ
bản này luôn luôn tương tác với nhau, thõm nhập vào nhau theo những quy
luật riêng nhằm kết hợp chương trình tự học làm cho dạy và tự học cộng
hưởng với nhau tạo ra chất lượng, hiệu quả cao.
Chu trình Dạy-tự học bao gồm chu trình tự học của trò dưới tác động
của chu trình dạy của thầy nhằm biến tri thức kho tàng văn hoá nhõn loại
thành học vấn riêng của bản thõn người học.
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
11
Khoá luận tốt nghiệp
Chu trình tự học của học trò là chu trình gồm có 3 thời
(1)
Thời 1 H1: Tự nghiên cứu
Thời 2 H2: Tự thực hiện.
Thời 3 H3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
Chu trình tự học
Chu trình dạy của thầy nhằm tác động hợp lý, phù hợp và cộng hưởng
với chu trình tự học của trò, cũng là chu trình 3 thời tương ứng với chu trình
tự học 3 thời của trò:

Thời 1 → D1: Hướng dẫn
Thời 2 → D2: Tổ chức
Thời 3 → D3: Trong tài, cố vấn, Kiểm tra đánh giá
Thầy: đóng vai trò là tác nhõn
Trò: Là chủ thể của hoạt động tự học
(
1)
Nguyễn Ngọc lan. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao khả năng tự học của sinh
viên trường Đại học Công Đoàn. Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
Tự học
H2
21
H1 H3
12
Khoá luận tốt nghiệp
Chu trình dạy
(1)
D1: Hướng dẫn → H1 Tự nghiên cứu
D2: Tổ chức → H2 Thực hiện
D3: Trong tài cố vấn, kiểm tra đỏnh giá → H3: Tự kiểm tra đỏnh giá, tự điều chỉnh
Theo lý thuyết tương tác sư phạm: Thầy-Trò-Tri thức, tớnh chất tri
thức của người học chiếm lĩnh được qua từng thời kì sau:
Thời 1 - KT1: Tri thức mang tớnh cá nhõn
Thời 2 - KT2: Tri thức mang tớnh chất xã hội (xã hội hoá lớp học)
Thời 3 - KT3: Tri thức mang tớnh khách quan khoa học
Như vậy, tự học-trò học, cái cốt lừi là tự học, học cách học, cách tư
duy. Thầy dạy cốt lừi là dạy cách học, cách tư duy. Tác động dạy của Thầy là
ngoại lực đối với sự phát triển của người học. Theo quy luật của sự việc ngoại

lực dù có quan trọng đến đõu, lợi hại đến mấy cũng chỉ là nhõn tố hỗ trợ, thúc
đẩy, tạo điều kiện. Nội lực mới là nhõn tố quyết định phát triển bản thõn sự
vật. Sự vật đó đạt trình độ cao khi nội lực và ngoại lực cộng hưởng với nhau.
Hoạt động tự học có thể tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc, mọi người và
bằng mọi cách khác nhau.
1.1.2.4. Quy trình kiểm tra-đỏnh giá kết quả học tập của học sinh
(1
)
Nguyễn Ngọc lan. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao khả năng tự học của sinh viên trường Đại
học Công Đoàn. Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
H1
H2 H3
Tự học
D1
D3
D2
13
Khoá luận tốt nghiệp
Khái niệm kiểm tra
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học đã đưa ra khái niệm kiểm
tra là: “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. Kiểm tra cũng có thể
hiểu là thu thập các dữ liệu, thông tin về một lĩnh vực nào đó làm cớ sở cho
việc đánh giá. Theo GS Phạm Viết Vượng: Kiểm tra là quá trình xem xét sự
phù hợp của sản phẩm với các tiêu chí đã định. Kiểm tra trong dạy học là sự
xem xét một cách thường xuyên hoặc không thường xuyên trong quá trình
học tập của HS theo các tiêu chí đã đề được định sẵn
Kiểm tra là khõu quan trọng nhất của quá trình dạy học, là quá trình
xem xét thực tiễn, nhận xét phán đoán thực trạng nhằm khuyến khích cái tốt,
phát hiện những lệch lạc trong quá trình nhận thức của học sinh cũng như

trong quá trình dạy của GV điều chỉnh hoạt động dạy và học sao cho phù hợp
với mục tiêu đề ra.
Khái niệm đỏnh giá
Đỏnh giá là một khái niệm cơ bản của khoa học chuẩn đoán sư phạm.
Thuật ngữ đánh giá trong tiếng anh có:
+ Assessment: Sự đánh giá, sự ước định, (thuật ngữ này thường được
dùng khi nói về lý thuyết chung của đánh giá). Ví dụ: Đánh giá là gì?
+ Evaluation: Sự định giá, sự ước lượng, định giá trị (thuật ngữ này
thường được dùng khi đánh giá một chương trình, một hệ thống hay một vấn
đề cụ thể)
+ Estimate: Sự đánh giá, sự ước lượng, ước tớnh
+ Appreciate: Đỏnh giá đúng, đánh giá cao,hiểu rừ giá trị
Trong các thuật ngữ trên các thuật ngữ hay được sử dụng trong giáo
dục là Assessment và Evaluation.
Như vậy có thể đưa ra khái niệm đánh giá như sau: đánh giá là quá
trình phán đoán, đo lường sự vật và thuộc tớnh của nó dựa trên các quan điểm
về giá trị, tức phán đoán các tớnh chất của con người và sự vật như: Tốt, xấu,
thật giả Đánh giá đồng nghĩa với chúng ta đo lường được giá trị của sự vật
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
14
Khoá luận tốt nghiệp
Trong giáo dục, Kiểm tra-đánh giá là thu thập các thông tin về kết quả
học tập của người học, đối chiếu với mục tiêu của bài học, môn học để cho
điểm và xếp hạng người học. Kết quả kiểm tra-đánh giá thành tích của người
học phải chớnh xác, thể hiện được năng lực của họ đồng thời cũn phải phản
ánh được chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như nội dung kiến thức
giảng dạy.
Trong giáo dục nói chung, đánh giá giáo dục là quá trình thu thập
thông tin và dữ liệu một cách có hệ thống nhằm mục đích giúp người hoạch
định chớnh sách lựa chọn một phương án khả thi để tiến hành công việc của

mình. Trong nhà trường, đánh giá là xác định giá trị khách quan mà HS đạt
được (học tập, hạnh kiểm ) bằng cách so sánh với một tiêu chuẩn sẵn có (các
mục tiêu môn học, các tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất )
Trong dạy học, đánh giá kết quả học tập là xác định giá trị khách quan
kết quả học tập của HS bằng cách so sánh với các riêu chuẩn đã (có thể là
mục tiêu môn học, hay mục tiêu của đơn vị kiến thức cần đạt, thường diễn đạt
bằng thang điểm) và gán cho nó một điểm hoặc một lời nhận xét.
Công cụ đánh giá:
+ Số đo: Sau khi chấm bài, Giáo viên xác định bằng đỏp án và biểu điểm
rồi dựa vào đó mà cho điểm từng bài. Từ đú xác định điểm cho từng học sinh
+ Lượng giá: Dựa vào số đo mà người ta đưa ra những kết luận ước
lượng trình độ kiến thức, kỹ năng của một HS. Số lượng giá là bước trung
gian giữa số đo và đánh giá, nó làm sáng tỏ trình độ (tương đối) của một HS
trong tập thể lớp, khoá so với yêu cầu của chương trình môn học, nhưng nó
cũng chưa trực tiếp nói nên thực chất trình độ của HS đó
Từ số đo và lượng giá, chúng ta tiến hành đánh giá theo chuẩn, là so
sánh số đo của mỗi cá nhõn trong tổng hợp chung của lớp
Lượng giá theo tiêu chí: Đõy là đối chiếu số đo của một Học sinh với
những tiêu chí đề ra.
+ Quy trình kiểm tra-đỏnh giá:
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
15
Khoá luận tốt nghiệp
Theo từ điển tiếng việt thì quy trình là trình tự phải tuõn theo để tiến
hành 1 công việc nào đó. Quy trình kiểm tra đánh giá là hệ thông các biện
pháp, hình thức kiểm tra đánh giá được thực hiện một cách liờn tục, đồng bộ,
hỗ trợ nhau để đánh giá kết quả học tập của học sinh đối chiếu với hệ mục
tiêu môn học (và các thông tin cần thiết). Hay nói một cách khác, quy trình
kiểm tra-đánh giá chớnh là các bước, các hình thức kiểm tra được thực hiện 1
cách liên tục, kế thừa hỗ trợ nhau để có thể kiểm tra kết quả học tập của học

sinh đối chiếu với toàn bộ mục tiêu.
Do số mục tiêu lớn và đa dạng nên cần có một quy trình kiểm tra-đánh
giá liên tục bao gồm: hệ thống kiểm tra đánh giá thường xuyên, hệ thống
kiểm tra đánh giá định kì (kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, giữa kì )
Quy trình kiểm tra đánh giá thường có 5 bước cơ bản sau:
1. Xác định mục đích
2. Xõy dựng mục tiêu (chuẩn)
3. Xõy dựng bộ công cụ (bộ cõu hỏi, tets kiểm tra)
4. Tổ chức thi (để thu thập thông tin)
5. Xử lý kết quả thu được
1.2. Cơ sở khoa học của việc dạy tự học và kiểm tra đánh giá kết quả tự
học của học sinh
1.2.1. Lý thuyết về phong cách học tập
Để đạt hiệu quả trong việc dạy học hay dạy tự học, trước tiên người
GV phải hiểu được đối tượng người học của mình như thế nào, hay nói
cách khác phải xác định phong cách học tập của từng học sinh. Việc xác
định phong cách học tập của HS không phải là điều ngẫu nhiên cảm tính
mà dựa trên một cơ sở lý thuyết khoa học- lý thuyết các kiểu học (phong
cách học tập).
1.2.1.1. Nền tảng lý thuyết về phong cách học tập
“Chúng ta thừa nhận mỗi người có một phương pháp và một kỹ năng
học khác nhau. Trong cả cộng đồng thường có sự xáo trộn về phương pháp
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
16
Khoá luận tốt nghiệp
học: một số người có thể nhìn thấy một phương pháp học phù hợp với mình,
nhiều người khác lại sử dụng phương pháp khác nhau trong những hoàn cảnh
khác nhau”
(1)
. Chớnh điều đó tạo nên hiệu quả học tập cho một số HS và

ngược lại. Lý thuyết về phong cách học tập có nguồn gốc chớnh là từ hai lý
thuyết học tập khác biệt: lý thuyết về kiểu nhận thức và lý thuyết về tư duy
nóo trái và tư duy nóo phải.
- Lý thuyết về nhận thức chỉ ra rằng mỗi cá nhõn tiếp nhận thông tin
một cách khác nhau dựa trên các đặc điểm vốn có hay học được tức là từ
những tiền đề về những kinh nghiệm đã trải qua, chúng ta xõy dựng nên tri
thức của mình về thế giới mà ta đang sống. Các nghiên cứu đã chứng minh sự
đa dạng của lĩnh vực nhận thức: tư duy độc lập/phụ thuộc, phõn tích/tổng hợp,
đồng thời/kế tiếp
- Lý thuyết về tư duy nóo trái và tư duy nóo phải; lý thuyết này cho
rằng bộ nóo có hai phần khác nhau điều khiển hai cách thức tư duy khác nhau,
mỗi phần có chức năng trội với phần tư duy cũn lại
Theo tác giả JeanMare Denome và Madeleine Rog đã chỉ ra rằng: chức
năng không đồng nhất thuộc về bán cầu não phải, nó thực tại hoá một tiềm
năng, các yếu tố thay đổi, trong khi chức năng đồng nhất thuộc về bán cầu
não trái mà phạm vi hoạt động của nó tập trung vào các yếu tố ổn định
(2)
.
Chớnh bán cầu phải nhận và lưu giữ tất cả các tri giác, nhớ các kỉ niệm, các
kinh nghiệm của cuộc sống. Bán cầu trái cố định các thực tại trong cái mà
chúng có không thay đổi và nhớ các tri giác, các kỉ niệm (dấu ấn), các kinh
nghiệm dưới hình thức khái niệm, ký hiệu và không giác quan của chúng. Sự
khác nhau giữa nóo trái và nóo phải được thể hiện rừ qua bảng sau:
NÃO TRÁI NÃO PHẢI
Mang tính logic Mang tính ngẫu nhiên
Có sự liên hệ Mang tính trực quan
Hợp lí Phi lí
Phân tích Tổng hợp
(
1)

Learning- tr 1
(
2)
Sư phạm tương tác-tr55
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
17
Khoá luận tốt nghiệp
Khách quan Chủ quan
Mang tính bộ phận Mang tính tổng thể
Cũng về vấn đề này, nhà khoa học người Nga AlexanderLuria (1973)
và nhà khoa học người Mĩ: RogerSperry (1968) khẳng định thêm: bán cầu
nóo trái có liên quan đến khả năng ngôn ngữ và dãy số. Trong khi đó bán cầu
nóo phải liên quan đến xúc giác và không gian.
- Giữa các dạng nhận thức và đặc điểm của HS đều chịu ảnh hưởng
của môi trường nhất định. Như trong yên tĩnh, môi trường ánh sáng tốt, chỗ
ngồi đúng tư thế có một ít ăn nhẹ thì quá trình phõn tích nóo trái đạt hiệu quả
cao. Tương tự như vậy, các HS có quá trình nóo phải chỉ có thể đạt điểm cao
khi tập trung được trong một thời gian tương đối ngắn và học nhanh hơn
trong điều kiện ánh sáng nhẹ, có nghỉ ngơi, không cần chỗ ngồi đúng tư thế,
ăn nhẹ.
Nhiều cá nhõn cú sự nổi trội về một kiểu tư duy nhất định. Tuy
nhiên, một số cá nhân lại sử dụng cả tổng thể bộ não và có sự cân bằng trong
việc sử dụng cả 2 bán cầu. Nói chung, các trường học thường ưu tiên đối với
việc sử dụng mô hình tư duy của bán cầu não trái, trong khi làm giảm hoạt
động của bán cầu não phải. Các môn học trong nhà trường sử dụng bán cầu
não trái thường tập trung vào tư duy logic, phân tích và sự chính xác. Các
môn học sử dụng bán cầu não phải thường tập trung vào cỏc mụn mỹ học,
cảm nhận và sáng tạo.
Giữa lý thuyết về kiểu nhận thức và lý thuyết về tư duy nóo trái và tư
duy nóo phải thì lý thuyết về bán cầu nóo là một vấn đề mới, cũn tiếp tục gõy

tranh luận. Dù sao, có điều rừ ràng là con người bắt đầu tập trung, xử lý và
ghi nhớ thông tin dưới các điều kiện môi trường học tập và các kiểu học khác
nhau. Vì vậy, mô hình kiểu học được dựa trên các cơ sở lý thuyết sau:
- Hầu hết các cá nhõn đều có thể học
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
18
Khoá luận tốt nghiệp
- Môi trường giáo dục, nguồn động lực, cách học đều phù hợp với
điểm mạnh của các kiểu học khác nhau của mỗi người
- Mọi người đều có điểm mạnh nhưng mỗi người lại có nhiều điểm
mạnh khác nhau
- Hoạt động giáo dục của cá nhõn có tồn tại và có thể xác định một
cách tin cậy
- Đưa ra môi trường giáo dục, nguồn động lực và cách học phù hợp sẽ
giúp HS đạt được hiệu quả học tập cao hơn so với các phương pháp
không thích hợp
- Các GV có thể học và sử dụng các kiểu học tập để giúp cho việc
giảng dạy của mình đạt hiệu quả cao hơn, nhất là giúp HS trong việc
tự học
- Các HS có thể vận dụng các điểm mạnh trong kiểu học của mình khi
tập trung vào các vấn đề mới và khó
Xuất phát từ nền tảng lý thuyết, các nhà khoa học đưa ra khái niệm về
phong cách học tập.
1.2.1.2. Khái niệm phong cách học tập (kiểu học)
Hoạt động học tập là hoạt động trí óc điển hình, do vậy nó cũng chịu
sự chi phối của thói quen hoạt động động trí óc và thói quen về các kiểu hoạt
động trí óc. Ở những chủ thể khác nhau, với những thói quen hoạt động và
kiểu hoạt động trí óc khác nhau sẽ có những kiểu học khác nhau. Nhiều học
giả trên thế giới đã có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểu học
* Định nghĩa của Litzinger và Oif

Litzinger và Oif mô tả kiểu học là “các cách thức khác nhau để con
người tư duy và học tập”. Mỗi người đều phát triển các hoạt động và phương
pháp phù hợp với việc học. Để hiểu rừ hơn quá trình học tập, họ chia nhỏ
thành các quá trình:
- Nhận thức: Bằng cách nào một người tiếp thu được kiến thức
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
19
Khoá luận tốt nghiệp
- Quan niệm: Bằng cách nào một người xử lý được thông tin. Đó là quá
trình họ luôn tỡm ra các mối liên hệ giữa những sự việc tách biệt. Mỗi sự kiện
con người luôn có vô số các ý tưởng.
- Yếu tố ảnh hưởng: động cơ, hứng thú của mỗi người tạo nên các kiểu
học. Thêm vào đó các hoạt động tình cảm sẽ góp phần định nghĩa được kiểu
học của họ rừ hơn.
* Định nghĩa của Litzinger và Oif mới chỉ mô tả được bề ngoài của
kiểu học tập. Ho chưa thể hiện được một cách cụ thể các kiểu học được biểu
hiện như thế nào, đặc điểm ra sao. Chớnh vì vậy định nghĩa này cần phải
được tiến hành nghiên cứu bổ sung thêm về kiểu học
Một số học giả khác cho thấy nhiều giáo viên đã không nhận ra một
điều là các học sinh rất khác nhau trong cách hiểu và xử lý thông tin. Sự khác
biệt này biểu hiện trong việc học tập được gọi là kiểu học. Các nhà nghiên
cứu xếp thành những loại sau:
- Nhõn cách: các đặc điểm cơ bản hay khuynh hướng cá nhõn, ví dụ:
khuynh hướng nội/ hướng ngoại trong khi đi học
- Xử lý thông tin: cách học sinh có xu hướng phản ứng và hoạt động
trong lớp học, ví dụ: khi giáo viên đưa ra các kinh nghiệm cụ
thể/khái niệm trừu tượng thì học sinh sẽ thấy dễ hiểu hay khó hiểu
- Hoạt động giảng dạy: học sinh thích phương pháp giảng dạy nào của
giáo viên, ví dụ: phương pháp thuyết trình/thảo luận nhúm
Nhìn chung các nhà khoa học này mới chỉ được ra các yếu tố chung

ảnh hưởng đến kiểu học mà chưa xác định được cụ thể đó là những yếu tố và
kiểu học gồm những thành tố ra sao. Do đó theo quan điểm của tôi cần có sự
nghiên cứu sõu hơn nữa về kiểu học
* Định nghĩa của Dun và Dunn
Theo Dun và Dunn (1993) “Kiểu học là cách học sinh bắt đầu tập
trung, xử lý, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức khó và mới”
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
20
Khoá luận tốt nghiệp
Restak (1979), Thies (1979,1999/2000) và Dunn (1992,1993) cho thấy
kiểu học bao gồm cả đặc điểm phát triển và sinh học tạo thành phương pháp,
môi trường học tập, có ảnh hưởng đến một số người và không ảnh hưởng đến
một số khác. Hầu hết mọi người đều có một kiểu học tập xác định những các
kiểu này khác nhau một cách đáng kể về kết quả học tập, giới tớnh, tuổi tác,
nền văn hoá, thói quen hoạt động trí óc của mỗi người.
Trong các định nghĩa trên có thể nói định nghĩa của Dun và Dunn đầy
đủ và khái quát hơn cả, dựa vào đó chúng tôi đưa ra định nghĩa về kiểu học:
“Kiểu học là cách thức HS dử dụng các cách tư duy khác nhau để tập trung,
xử lý, tiếp thu, ghi nhớ kiến thức khó và mới tuỳ thuộc vào thói quen hoạt
đông trí óc, môi trường, động cơ học tập của mỗi người”
1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểu học
Kiểu học chịu sự tác động của các nhõn tố sau:
- Các phản ứng đối với môi trường học tập xung quanh-õm thanh/tĩnh
lặng, sáng vừa đủ/ánh sáng yếu, nhiệt độ ấm/mát mẻ, ngồi đúng tư thế/không
cần ngồi đúng tư thế ngồi học. Có những HS thấy rằng trong khi học được
nghe những giai điệu õm thanh bài hát quen thuộc sẽ dễ dàng tiếp thu hơn.
Hoặc có những em phải ngồi học đúng tư thế, trong phòng riêng và hoàn toàn
yên tĩnh. Lại có những HS muốn vừa học bài vừa đi lại như đang diễn thuyết
cho người khác nghe. Có HS phải ngồi dưới gốc cõy nơi thoáng mát như công
viên mới học được Các phản ứng của cá nhõn đối với môi trường học tập

xung quanh có ảnh hưởng đến kiểu học, kết hợp với một số yếu tố khác dễ
quyết định xem đó là người học thuộc kiểu học nào: õm thanh, ngôn ngữ, vận
động, logic, hình ảnh
- Nhõn tố thứ hai ảnh hưởng đến kiểu học là động cơ học tập, tớnh
cách cá nhõn, sự kiên trì, tinh thần trách nhiệm. Những HS nào có động cơ
học tập vì chớnh mình (động cơ bên trong) có sự kiên trì trong khi học, có
tinh thần trách nhiệm cao đều có kiểu học khác biệt so với người khác.
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
21
Khoá luận tốt nghiệp
Một số yếu tố khác cũng tác động tới kiểu học đó là đặc điểm sinh lí-
các điểm mạnh của tri giác (nghe, nhìn, vận động) và trí tuệ. Mỗi người có
loại trí tuệ tương đối độc lập (Trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ õm nhạc, trí tuệ logic,
trí tuệ thị giác không gian, trí tuệ vận động, trí tuệ liên cá nhõn và trí tuệ nội
tõm. Chớnh điểm mạnh của mỗi cá nhõn về từng loại trí tuệ sẽ quy định về
các kiểu học . Một người có kiểu học hình ảnh sẽ thiên về kiểu học hình ảnh.
Một người có kiểu học ngôn ngữ sẽ thiên về kiểu học ngôn ngữ chớnh đặc
điểm hoạt động trí óc là nhõn tố cơ bản nhất tác động đến kiểu học của mỗi
người
Các nhõn tố ảnh hưởng đến kiểu học không phải tác động một cách tách
biệt mà có sự tổng hợp. Như vậy, kiểu học của mỗi người là chiều hướng
riêng biệt cá nhõn và chịu ảnh hưởng của nhõn tố môi trường học tập, điều
kiện học tập, đặc điểm sinh lý, thói quen hoạt động trí óc, quá trình nóo phõn
tích tổng hợp.
1.2.1.4. Phân loại kiểu học
Từ cuối thế kỉ XIX người ta đã khám phá ra rằng các chức năng của
trí tuệ nằm ở các vùng khác nhau của bộ nóo. Các nhà khoa học đã nỗ lực chi
tiết hoá các thành tố của trí tuệ và khẳng định có nhiều dạng khác nhau tiêu
biểu là ý kiến của GS Garedner cho rằng con người có 7 loại trí thông minh
khác nhau:.

 Bằng lời nói-trí thông minh ngôn ngữ
 Tính logic- trí thông minh toán học
 Thị giác-thuộc không gian
 Cơ thể-thuộc về vận động
 Âm nhạc- thuộc về nhịp điệu
 Giữa cá nhõn với nhau – Là khả năng giao tiếp và quan hệ giữa
người với người
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
22
Khoá luận tốt nghiệp
 Trong một con người- thuộc về tõm trạng, trạng thái bên trong
Có rất nhiều cách phõn chia kiểu học khác nhau thậm chí có người
cho rằng con người ta có hơn 400 kiểu học. Tuy nhiên, xin đưa ra cách
phõn chia kiểu học khá phổ biến hiện nay, đó là cách phõn chia kiểu học ra
thành 7 loại
 Kiểu học ngôn ngữ
 Kiểu học logic
 Kiểu học hình ảnh
 Kiểu học õm thanh
 Kiểu học hoạt động
 Kiểu học nhúm
 Kiểu học độc lập
1.2.2 Mối quan hệ giữa các kiểu học và tự học
Xác định các kiểu học (phong cách học) có ý nghĩa cực kỳ quan trong
trong quá trình dạy-học. HS sẽ vận dụng được điểm mạnh trong kiểu học của
mình, từ đó tỡm ra phương pháp học phù hợp nhằm nõng cao hiệu quả tự học
của bản thõn. Đối với mỗi HS không chỉ có một kiểu học duy nhất mà là sự
tổng hợp của nhiều kiểu học nhất định, mỗi HS có cách học hiệu quả là người
biết vận dụng thế mạnh của tất cả các kiểu học trong quá trình học của mình
Xác định kiểu học của HS sẽ giúp giáo viên định hướng cho HS các

cách tự học phù hợp với mỗi kiểu học. Việc xác định kiểu học của HS nên
tiến hành ngay đầu năm học hoặc đầu cấp học để có thể nắm bắt được các
kiểu học để có kế hoạch giúp đỡ tư vấn phương pháp tự học hiệu quả nhất cho
từng HS. Đồng thời tỡm ra các cách kiểm tra đánh giá phù hợp với các kiểu
học đó nhằm nõng cao hiệu quả dạy tự học. Có thể thể hiện vai trò của người
GV trong việc xác định kiểu học và hướng dẫn tự học quan sơ đồ cụ thể sau:
GV GV
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
23
Xác định kiểu
học
Tự học Kết quả học tập
Khoá luận tốt nghiệp

Có nhiều kiểu học khác nhau, nhưng phổ biến nhất là cách phõn
chia kiểu học thành 7 kiểu cơ bản. Dưới đõy là sơ đồ mô hình hoá các kiểu
học thường gặp ở HS phổ thông

Những người có kiểu học logic thường thích là việc thí nghiệm, làm
việc với những con số và tìm hiểu mối quan hệ giữa các con số. Họ có khả
năng sắp xếp lại các phần theo thứ tự, từ đó tạo ra sự kết nối giữa các thông
Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
24
Viusal: Hình ảnh
Logical: Logic
Social: Nhóm
Solitary: Độc lập
Aural: Âm thanh
Physical: Vận động
Verbal: Ngôn ngữ

Khoá luận tốt nghiệp
tin, suy nghĩ những khái niệm trỡu tượng để tỡm ra mối quan hệ giữa cái này
với cái kia trình bày những chuỗi các bộ phận, giải quyết tốt các vấn đề phức
tạp. Những người này có khả năng trở thành những nhà hàng hải, điêu khắc,
kỹ sư lập trình máy tớnh, kế toán, nhà toán học.
Những người có kiểu học logic thường thích đọc, thích viết và thích
kể chuyện. Họ thường có thói quen đọc bất kỳ tài liệu nào mà họ bắt gặp, có
khả năng gõy hài hước hiểu ý nghĩa và cú pháp của từ, thuyết phục người
khác quan điểm mình trong cả khi viết lẫn nói. Bạn có thể tỡm ra nghĩa của
nhiều từ từ đó tỡm ra nhiều nghĩa mới khác. Xu hướng nghề nghiệp của
những người này là: có thể trở thành nhà văn, nhà thơ, nhà báo, GV, chớnh trị
gia, nhà phiên dịch
Kiểu học hình ảnh: Đõy là những người thích học theo kiểu hình ảnh,
sơ đồ. Họ thích vẽ và xõy dựng các đồ vật, thích xem tranh và rất mơ mộng.
Thích sử dụng hình ảnh tranh màu và vẽ sơ dồ để tiếp cận với thông tin và
giao tiếp với người khác. Bạn có thể dễ dàng tưởng tượng những mục đích, kế
hoạch hiệu quả trong mắt bạn. Bạn có một giác quan tốt về không gian, nó
giúp bạn tri giác trực tiếp bạn có thể tỡm thấy con đường của mình xung
quanh việc sử dụng bản đồ và hiếm khi bạn đánh mất nó như bạn đi ra ngoài
một cái thang máy tự nhiên bạn biết đường nào để quay lại. Những người có
kiểu học này có thể trở thành nhà điêu khắc, nghệ sỹ mỹ thuật, nhà phát minh,
kiến trúc sư thiết kế nội thất, kỹ sư cơ khí, kỹ sư xõy dựng.
Kiểu học âm thanh: Những người có kiểu học này thường có sở thích
nghe nhạc hát, chơi các đạo cụ õm nhạc, huýt sáo. Họ có khả năng nhớ rất tốt
các giai điệu nhạc, có cảm giác tốt về nhịp điệu lên xuống của các õm thanh.
Đối với bạn, õm nhạc tạo nên một cảm xúc mạnh mẽ, thường tỡm thấy trong
các bài hát có giai điệu nhẹ nhàng hoặc một bài hát Pop trong đầu mà không
cần nhắc lại.
Kiểu học hoạt động: Những người có kiểu học này thích đi lại vận
động cơ thể, tiếp xúc và sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Họ có khả năng rất tốt trong

Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử
25

×