Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

luận văn Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.67 KB, 122 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: các chế độ chính trị xã hội thay đổi
theo tiến trình phát triển của lịch sử, song tổ chức gia đình và dòng tộc thỡ
luụn trường tồn cùng non sông đất nước. Mỗi dòng tộc, nhất là cỏc dũng tộc
lớn, đều có truyền thống văn hóa, bản sắc riêng của mình. Những nột riờng đú
góp lại hình thành nên nền văn hóa dân tộc. Nói cỏch khác, văn hóa cỏc dũng
họ chính là cơ sở, nền tảng của truyền thống và bản sắc văn hóa quốc gia.Vỡ
vậy, việc nghiên cứu về dòng họ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
nhận thức, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Dòng họ là nơi bảo tồn những di sản văn hóa của các thành viên trong
họ như: văn bia, câu đối, nhà thờ, thơ văn, gia phả, sách truyện, nghề truyền
thống,…Việc tìm hiểu về văn hóa các dòng họ, một mặt góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, mặt khác góp phần củng cố và khơi
dậy ý thức, biết ơn và tự hào về công đức của tổ tiên, để từ đó tiếp tục phát
huy truyền thống gia tộc, xây dựng gia đình, quê hương, đất nước. Vì thế việc
nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của các dòng họ là một yêu cầu bức thiết.
Hiện nay, trong xã hội đang hình thành một xu hướng, một trào lưu là
trùng tu nhà từ đường, chắp nối gia phả …Đõy là biểu hiện của ý thức “uống
nước nhớ nguồn”, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, cùng với
ý nghĩa nhân văn của xu hướng này đã thấy có những mặt trái của nó. Đú
chớnh là việc xây dựng nhà thờ một cách bừa bãi, học hỏi văn hóa lai căng,…
Vì vậy việc tìm hiểu đầy đủ và nghiêm túc về lịch sử - văn hóa của các dòng
họ còn là việc “Gạn đục khơi trong”, giữ gìn bản sắc cho các dòng họ, cho
đất nước.
1
Một dòng họ thường tõp trung sinh sống ở một địa phương hoặc một số
địa phương nhất định. Do đó, việc nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của một
dòng họ trên một địa phương cụ thể không chỉ góp phần làm phong phú hơn
bộ sử địa phương mà còn góp phần thiết thực vào việc nâng cao nhận thức về
lịch sử dân tộc, vì lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc .


Ngoài ra, chúng ta cũn cú nhận thức đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa các
dòng họ, đặc biệt là quan hệ tác động qua lại giữa gia đình, dòng họ với các
danh nhân. Trên cơ sở đó rút ra những bài học, phát huy những mặt tích cực
của dòng họ, xóa bỏ những mặt hạn chế, góp phần củng cố khối đại đoàn kết
dân tộc.
Còn một lý do nữa khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này là vì Bắc Ninh là
một vùng đất cổ, có bề dày văn hóa với những “tớnh cỏch riờng”. Việc nghiên
cứu về văn hóa dòng họ Đàm Thận sẽ cho chúng ta thấy rõ về điều đó.
Với tất cả các lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu:
“ Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh
từ thế kỷ XV đến nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử vấn đề:
Đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình chuyờn sõu nào nghiên
cứu đề tài “Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ Sơn,
Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay”. Tuy nhiên đó cú một số cuốn sách, bài viết
của một số tác giả bàn về những nhân vật nổi tiếng của dòng họ.
Người đầu tiên ghi chép lại câu chuyện về Tiết nghĩa Đại vương Đàm
Thận Huy, Tiến sĩ Đàm Thận Giản, Quốc sư Đàm Công Hiệu…chính là cụ
Nguyễn Tử Trinh, người viết cuốn “Cổ Mặc danh công truyện ký” vào năm
Chớnh Hũa II (1681). Tác phẩm này viết bằng chữ Hán, ghi lại công trạng,
chức tước của những nhân vật nổi tiếng ở làng Cổ Mặc xưa (Hương Mạc
2
nay).Cú điều là mới đây, năm 2005, tài liệu này mới được chị Hoàng Thị Tố
Loan - viện nghiên cứu Hỏn Nụm biên dịch và giới thiệu.
Trong cuốn sách Lược truyện các tác gia Việt Nam - tập1 (xuất bản năm
1972) ông Trần Văn Giáp và các tác giả giới thiệu về cụ Đàm Thận Huy với
vai trò là một nhà thơ với các bài thơ trong Hội Tao Đàn.
Năm 1972, nhà xuất bản Văn Học cho in Hợp tuyển thơ văn Việt Nam-
tập 2 cũng giới thiệu một số bài thơ của cụ Thận Huy xướng họa thơ với vua
Lờ Thỏnh Tụng.

Năm 1987, ông Nguyễn Văn Bến, cán bộ Viện nghiên cứu Hỏn Nụm với
bút danh Lâm Giang viết bài “Bước đầu tìm hiểu về hội Tao đàn” đã nhắc đến
cụ Đàm Thận Huy là một trong Thập nhị bỏt tỳ với 9 bài thơ họa Quỳnh uyển
cửu ca của vua Lờ Thỏnh Tụng. Sau đó 2 năm ông lại viết bài “Đàm Thận Huy
và tác phẩm Sĩ hoạn châm quy” đăng ở tạp chí Hỏn Nụm, trình bày khỏ rừ về
con người và sự nghiệp của cụ Thận Huy; đồng thời tác giả đó nờu những căn cứ
để xác định văn bản Sĩ hoạn châm quy, lưu tại viện Hỏn Nụm là của Cụ.
Cũng vào năm 1987, trờn báo Nhân Dân số 12075, nhà báo Nhã Long
cho đăng bài viết về cụ Đàm Công Hiệu với sự tích ngôi nhà thờ đặc biệt. Đú
chính là “Giảng đường Văn Miếu xưa”. Bài báo giới thiệu cho người đọc về
ngôi nhà thờ của cụ Quốc sư Đàm Công Hiệu ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc
Ninh, chính là giảng đường nơi cụ Quốc sư Đàm Công Hiệu thường ngồi dạy
Chúa Trịnh. Khi cụ Công Hiệu ốm, để cho thầy đỡ nhớ nơi giảng đường,
Chúa đã cho người chuyển từ kinh đô về dựng lại ở quê thầy ở Hương Mạc .
Sau này, khu giảng đường trở thành nhà lưu niệm danh nhân văn hóa Quốc sư
Đàm Công Hiệu .
Năm 1987, Sở văn hóa thông tin Hà Bắc, phòng Bảo tồn Bảo tàng đã cử
cán bộ tiến hành khảo sát di tích đền thờ các danh nhân họ Đàm, sau đó báo
cáo lên Bộ Văn hóa. Kết qủa là sau 1 năm Bộ Văn hoỏ đó ra quyết định số
3
28VH/QĐ vào sổ Danh mục di tích lịch sử. Năm 1990, đền thờ lưu niệm danh
nhân văn hóa Đàm Thận Huy và Đàm Công Hiệu được vinh dự đón nhận
Bằng công nhận di tích lịch sử- văn hóa.Trong hồ sơ di tích, các cán bộ khảo
sát đi sâu vào sự tích cỏc ngụi đền, khái quát tổng quan về cấu trúc đền thờ và
đánh giá về các giá trị lịch sử, nghệ thuật của các di tích. Dòng họ Đàm từ sau
sự kiện này càng được nhiều người biết tới.
Sau đó, một loạt các tác phẩm viết về các nhân vật lịch sử, các danh nhân
văn hóa đã chép lại những giai thoại, những công trạng của Cụ Đàm Thận
Huy, Đàm Công Hiệu,…như: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam-1991 (tác
giả: Nguyễn Bá Thế, Nguyễn Quang Thắng); Các nhà khoa bảng Việt Nam

-1993 (tác giả: Ngô Đức Thọ chủ biên); Trạng nguyên, tiến sĩ, hương cống
Việt Nam -2002 (tác giả: Bùi Hạnh Cẩn); Danh nhân lịch sử Kinh Bắc-2004
(tác giảTrần Quốc Thịnh), Lịch sử văn hóa Việt Nam -Sinh hoạt trí thức 1992
(tác giả: Đàm Chí) Lịch sử Đảng bộ huyện Từ Sơn-2004…
Nhà báo Quang Lộc với bài : Quan tiết nghĩa Đàm Thận Huy, nhà giáo,
Nhà sư phạm tài năng mẫu mực đăng trên tạp chí Hà Bắc năm 1995 thì lại
đem đến cách nhìn khác về cụ Đàm Thận Huy. Đó là về tài năng sư phạm của
người thầy giáo: cụ thử tài, tìm hiểu tính cách của từng học trò để từ đó cú
cỏch uốn nắn, bồi dưỡng…Nhờ thế mà nhiều học trò của cụ đó nờn người,
làm nên công trạng lớn, thiên hạ đều biết tới, ví như: Trạng nguyên Nguyễn
Giản Thanh, Tiến sĩ Nguyễn Chiêu Huấn, Bảng nhãn Hứa Tam Tỉnh,…
Trong cuốn Kho tàng các ông trạng Việt Nam (xuất bản 1999), giáo sư
Vũ Ngọc Khánh khi viết về Trạng Me Nguyễn Giản Thanh cũng nhắc đến
người thầy dạy của Trạng là Đàm Thận Huy với câu chuyện thử tài nổi tiếng.
Trong dòng họ Đàm, không chỉ duy nhất có Đàm Thận Huy được chọn
vào giảng bài ở điện Kinh Diên, là thầy dạy của các Trạng nguyên, Bảng
nhãn, mà Đàm Công Hiệu, cháu đời thứ 6 của Đàm Thận Huy cũng là một vị
4
quan lớn, đồng thời là một người thầy giáo hiếm có. Tác giả Thế Văn, năm
1994 đó cú bài viết trên tạp chí Thế Giới Mới số 113 với nhan đề: Đàm Công
Hiệu, thầy của 2 đời chúa. Nội dung chủ yếu của bài báo là ca ngợi cái Đức,
cái Tài và cỏi Liờm của cụ Đàm Quốc Sư.
Trên đây là các bài viết liên quan đến các nhân vật, đền thờ họ Đàm
Thận, chủ yếu tập trung vào các bậc trượng phu nổi tiếng của dòng họ. Chỉ có
2 tác giả bàn về những người phụ nữ trong dòng họ Đàm Thận.
Đó là cụ Đốc học Đỗ Trọng Vỹ, người viết cuốn Bắc Ninh địa dư chí
(bản gốc chữ Hán - dịch và in thành sách năm 1997).Trong phần ghi về gương
của những người đàn bà trinh tiết đã nhắc đến vợ cụ Đàm Thận Huy:“Nghiêm
phu nhân theo chồng mà chết vì vua, tiết nghĩa vẹn toàn”. Sau nay khi cụ
Thận Huy được truy phong là Tiết nghĩa Đại Vương, cụ bà cũng được phong

là Hoàng Hậu Phi Nhân.
Người tiếp theo là nhà báo Phú Nga viết về những người phụ nữ của
dòng họ Đàm trong bài: Người đàn bà được phong Vương (tạp chí Hà Bắc-
1995).Trong bài báo, người phụ nữ đầu tiên mà tác giả nhắc đến là thân mẫu
của thượng thư Đàm Thận Huy; người thứ 2 là phu nhân của Thượng thư
Đàm Thận Huy là bà Nghiêm Thị và cuối cùng là 2 con gái của cụ là tiểu thư
Quế Dung và Quế Hoa đã dũng cảm theo cha chống quân Mạc.
Năm 1994, Bộ Văn hóa cũng đã lập hồ sơ công nhận đền thờ Hai Cô (Quế
Dung và Quế Hoa) ở thôn Cầu Khoai, xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế là di tích
lịch sử - văn hóa (quyết định số 295-QĐ/BT ngày 15-2-1994).
Ở thời kỳ cận hiện đại, họ Đàm cũng vẫn có những gương mặt xuất sắc
có nhiều công trạng đóng góp cho đất nước. Cuốn sách Giáo sư Việt Nam-do
Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công bố năm 2004 có giới thiệu về 3
người con của họ Đàm. Đó là Giáo sư Đàm Trung Đồn, Đàm Trung Bảo,
Đàm Hiếu Nhuệ ( tức Đàm Văn Nhuệ). Ngoài ra cũn cú một số bài báo đưa
5
tin về Đàm Thanh Sơn - người đoạt giải nhất kỳ thi Toán Quốc tế lần thứ 25
năm 1984; Đàm Hiếu Chí - đạt giải 3 kỳ thi Tin học quốc tế năm 1991…
***
Tất cả những cuốn sách, bài báo, bài viết trờn đó ít nhiều đề cập đến một
số thành viên của dòng họ Đàm, tuy nhiên còn mang tính sơ lược, riêng lẻ,
chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về lịch sử - văn hóa
dòng họ Đàm ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh; những đóng góp của dòng họ
cho quê hương, đất nước.Từ đó đặt ra cho chúng tôi nhiệm vụ nghiên cứu sâu
hơn, toàn diện hơn về lịch sử - văn hóa dòng họ này, cũng là một việc nhỏ
góp phần giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Đàm Thận
ở xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; những đóng góp với lịch sử

dân tộc và văn hóa truyền thống của dòng họ Đàm Thận.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu lịch sử - văn hóa của dòng họ Đàm Thận từ thế kỷ XV
đến nay, chủ yếu tập trung ở làng Me xưa, nay là thôn Hương Mạc, xã Hương
Mạc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
3.3. Nhiệm vụ khoa học của đề tài:
Với đề tài : “Lịch sử-văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ
Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay”, người nghiên cứu nhằm giải quyết
những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về cội nguồn và quá trình phát triển của dòng họ Đàm Thận từ thế
kỷ XV đến nay.
- Luận văn đi sâu tìm hiểu về truyền thống văn hóa của dòng họ Đàm Thận ở
Hương Mặc, Từ Sơn qua những di sản văn hóa của dòng họ.
6
- Luận văn còn trình bày về những đóng góp của dòng họ Đàm Thận trong
lịch sử dân tộc trong các thời kỳ : phong kiến, cận đại, hiện đại trên các lĩnh
vực chính trị, văn hóa, ngoại giao,…
4. Nguồn tài liêu và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Nguồn tài liệu :
4.1.1.Tài liệu gốc:
-Gia phả dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh và gia phả của
các chi nhánh của dòng họ Đàm Thận ở các địa phương khác.
-Hồ sơ di tích lich sử danh nhân văn hóa Đàm Thận Huy, Đàm Công Hiệu.
-Thần phả đình Hương Mạc.
-Văn bia, câu đối, sắc phong đền thờ cụ Đàm Thận Huy, Đàm Công Hiệu, Hai
Cô.
-Các bộ chính sử như:
+Đại Việt sử ký toàn thư-Ngô Sĩ Liên
+Lịch triều hiến chương loại chí-Phan Huy Chú
+Khâm định Việt sử thông giám cương mục-Quốc sử quán nhà Nguyễn

+Đại Nam nhất thống chí-Quốc sử quán nhà Nguyễn
+Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục…Lờ Quý Đôn

4.1.2. Tài liệu nghiên cứu:
-Các tài liệu về lịch sử,văn hóa ,như:
+Việt Nam văn hóa sử cương –Đào Duy Anh
+Đất nước Việt Nam qua các đời-Đào Duy Anh
+Phong thổ Hà Bắc đời Lê-Trần Văn Giáp biên dịch và khảo thích
+Bắc Ninh dư địa chí-Đỗ Trọng Vỹ
+Lịch sử Hà Bắc-Hội đồng lịch sử tỉnh Hà Bắc
+Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam –Trần Ngọc Thêm
7
+Văn hiến Kinh Bắc-Trần Đình Luyện chủ biên

-Các tài liệu viết về những nhân vật nổi tiếng của dòng họ Đàm Thận, như:
+Các nhà khoa bảng Việt Nam-Ngô Đức Thọ
+Văn bia Văn miếu Bắc Ninh-Nguyễn Quang Khải
+Văn bia văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội-Đỗ Văn Ninh
+Danh nhân lịch sử Kinh Bắc-Trần Quốc Thịnh
+Giáo sư Việt nam-Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước

4.1.3. Tài liệu điền dã:
Để tìm tư liệu phục vụ cho đề tài, chúng tôi đã nhiều lần đến đền thờ
danh nhân Đàm Thận Huy, đền thờ danh nhân Đàm Công Hiệu ở xã Hương
Mạc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh …để nghiên cứu thực địa, chụp ảnh thu
thập tư liệu. Đồng thời chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người đại
diện của dòng họ Đàm Thận, dòng họ Nguyễn ở Phự Khờ, Từ Sơn … các bậc
cao lão trong địa phương nhằm tìm hiểu về họ Đàm và văn hóa địa phương.
4.1.4. Các tài liệu khác :
Ngoài các nguồn tài liệu trên, chúng tụi cũn tham khảo những bài viết ở

các Tạp chí viết về các nhân vật nổi tiếng của dòng họ Đàm Thận , như:
+ Đàm Thận Huy và tác phẩm Sĩ hoạn châm quy - Tác giả Lâm Giang -
Tc Hỏn Nụm.
+ Đàm Công Hiệu, thầy của 2 đời Chúa - Thế văn –Tc Thế giới mới, số
113, tháng 11.1994
Bên cạnh đó chúng tôi còn tham khảo các cuốn sách nghiên cứu về các
dòng họ, như:
+Việt Nam và cội nguồn trăm họ-Bùi văn Nguyên
+Dòng họ-Thái Hồng Thịnh
8
+Gia phả, khảo luận và thực hành-Dã Lan, Nguyễn Đức Dụ
Đặc biệt, người viết còn tham khảo một số luận văn thạc sỹ về đề tài dòng họ,
như:
+Tìm hiểu về dòng họ hà ở huyện Chiờm Húa, tỉnh Tuyên Quang từ 1945
đến nay- Lý thị Thu, ĐHSP Hà Nội, 2007
+Lịch sử, văn hóa dòng họ Đặng ở Lương Điền, Thanh Chương, Nghệ An
từ thế kỷ XVII đến nay - Nguyễn Thị Phương Thảo, ĐH Vinh , 2006.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
4.2.1. Sưu tầm tài liệu, tư liệu:
Tất cả các tài liệu trên, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, tích lũy ở Thư
viện Quốc gia, thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội, Thư viện Quân đội,
thư viện tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh, đền thờ cụ Đàm Thận Huy, đền
thờ Cụ Đàm Cụng Hiệu…Cõu lạc bộ UNESCO thông tin về các dòng họ, Ban
liên lạc các dòng họ Việt Nam…Ngoài ra chúng tôi còn chụp ảnh và nghiên
cứu thực địa, sử dụng phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học…
4.2.2. Xử lý tư liệu, tài liệu:
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch
sử và phương pháp lụgic để tìm hiểu một cách có hệ thống về quá trình hình
thành, phát triển của dòng họ Đàm theo thời gian, diễn biến của lịch sử. Ngoài
ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh giữa các tài liệu đã

sưu tầm, như: những nhân vật, sự kiện chép trong gia phả với thông tin trong
các bộ chính sử như: Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều tạp kỷ, Đại Nam nhất
thống chớ,… để từ đó phân tích, rút ra nhưng kết luận, những đánh giá tổng
hợp, tìm ra những mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa dòng họ Đàm Thận
với địa phương, dân tộc.
9
5. Đóng góp khoa học của đề tài:
Luận văn “Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở Hương Mặc, Từ
Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay.” là một công trình khảo cứu công phu,
nghiêm túc về đề tài đã trình bày, cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh
về nguồn gốc, lịch sử phát triển của dòng họ Đàm Thận trong lịch sử dân tộc,
đặc biệt là văn hóa truyền thống của dòng họ với nề nếp gia phong mẫu mực,
là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số sự kiện lịch sử, một số nhân vật
lịch sử có nhiều đóng góp cho đất nước mà các bộ chính sử mới chỉ nhắc đến
sơ sài hoặc chưa nhắc đến, như: Đàm Thận Huy, Đàm Thận Giản , Đàm Công
Hiệu, Đàm Thận Lễ, Đàm Nghĩa Am (tức Thận Đức), …
Khi xem luận văn này những người trong dòng họ hiểu rõ cội nguồn gia
tộc mình với những truyền thống nhân văn cao quý sẽ noi theo gương sáng
của người xưa mà nhận biết trách nhiệm, xây dựng lý tưởng cho mình. Đó là
đáp ứng niềm mong mỏi của tiên tổ như lời cụ Đàm Duy Tạo biên trong phần
đầu cuồn gia phả: “…Con cháu có biết cái nguồn gốc chung của gia đình ,
cội rễ thủa xưa thì mới gây được cáớ tình thân mật giữa mọi người, trong các
chi phái. Con cháu có biết cái công lao làm ăn hàn gắn tu nhân tích đức của
tổ tiên thì mới nẩy lòng tự phấn tự lệ, tương trừng tương khuyến, hết sức học
hành tu tỉnh, ngõ hầu trước mong noi theo vết hay của tổ tiên, sau mở đường
hay cho con chỏu,để giữ lấy danh giá của gia tộc cho trong sạch, vẻ vang mãi
mãi … ” [68b,7].
Hơn thế nữa, những người ngoại tộc biết đến dòng họ Đàm Thận cũng
cảm nhận được sức lan tỏa của văn hóa dòng họ Đàm mẫu mực mà hăng hái

xây dựng gia phong riêng cho mình.
10
Ngoài ra, luận văn còn làm sống lại văn hóa các gia tộc trong di sản văn
hóa Việt, góp phần thực hiện chiến lược con người trong thế kỷ XXI, làm nền
tảng cơ sở để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc .
6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chớnh của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Đàm Thận ở Hương
Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến nay.
Chương 2: Văn hóa truyền thống của dòng họ Đàm Thận ở Hương Mạc,Từ
Sơn, Bắc Ninh.
Chương 3: Những đóng góp của dòng họ Đàm Thận với lịch sử dân tộc.
11
CHƯƠNG 1
NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ ĐÀM THẬN
Ở HƯƠNG MẠC, TỪ SƠN, BẮC NINH TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NAY:
1.1.Vài nét về mảnh đất và con người Từ Sơn , Bắc Ninh :
1.1.1. Địa giới hành chính và điều kiện tự nhiên:
Về địa giới hành chính :
Huyện Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô
Hà Nội.
Phía Bắc giáp huyện Yên Phong, có dòng sông Ngũ Huyện Khê làm ranh giới.
Phía Đông giáp huyện Tiên Du,
Phía Tây và Nam giỏp các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội).
Trụ sở của huyện đóng tại thị xã Từ Sơn (trước kia là thị trấn Từ Sơn ).
Nơi đây có đường quốc lộ 1A, đường sắt huyết mạch giao thông từ Hà Nội
lên biên giới Lạng Sơn chạy qua trung tâm huyện. Từ huyện lị còn có nhiều
con đường bộ nối liền cỏc vựng kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Theo các nguồn tài liệu cổ sử và khảo cổ học, từ thời đại Hùng Vương,

vùng đất Từ Sơn đã có nhiều bộ tộc người Việt sinh sống dọc theo đôi bờ
sông Tiêu Tương thuộc địa phận cỏc xó Đỡnh Bảng, Đồng Nguyên, Tam
Sơn, Tương Giang.
Thời các vua Hùng chia nước Văn Lang thành 15 bộ, Từ Sơn nằm trong
bộ Vũ Ninh.
Đời nhà Đường đô hộ, Từ Sơn thuộc địa phận của Long Châu.
Thời Lê Đại Hành (989-1005) gọi là Cổ Pháp.
Thời nhà Lý ( 1010-1025) được đổi thành phủ Thiên Đức.
Thời nhà Trần (1225-1400) được gọi là huyện Đông Ngàn, rồi huyện
Từ Sơn.
12
Phủ Từ Sơn được thành lập từ đầu thời Lê (1428-1788) và bắt đầu từ
thời Hồng Đức, Từ Sơn thuộc trấn Kinh Bắc, gồm 5 huyện: Tiên Du, Đông
Ngàn, Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong.
Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) tách 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng để
thành lập phân phủ Từ Sơn (năm 1852, phân phủ này bị bãi bỏ). Sau đó huyện
Đông Ngàn bị cắt 3 tổng Tuân Lệ, Xuân Canh, Cổ Loa nhập vào huyện Đông
Anh, tỉnh Vĩnh Phúc.
Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân tiến hành các cuộc cải cách
hành chính, điều chỉnh địa giới ở một số địa phương, xóa bỏ cấp phủ trung
gian giữa tỉnh và huyện. Từ Sơn lúc này gọi là huyện Đông Ngàn. Năm 1925
lại đổi thành phủ Từ Sơn. Phủ Từ Sơn thời kỳ này chỉ còn lại 10 tổng là Dục
Tú, Hạ Dương, Hà Lỗ, Hội Phụ, Mẫn Xá, Nghĩa Lập, Phù Chẩn, Phù Lưu,
Tam Sơn, Yên Thường, và chỉ quản lý một huyện Từ Sơn.
Sau Cách mạng tháng 8-1945, các đơn vị hành chính dưới tỉnh có huyện,
xã, bãi bỏ phủ. Thi hành quyết định của chính phủ ngày 8-6-1961, Ủy ban
hành chính tỉnh Bắc Ninh đã bàn giao cho Ủy ban hành chính thành phố Hà
Nội các xó thuục huyện Từ Sơn được cắt về ngoại thành Hà Nội, về huyện
Đông Anh là cỏc xó Liờn Hà,Võn Hà, Mai Lâm, Đông Hội, Dục Tú.; về
huyện Gia Lâm là cỏc xó Đỡnh Xuyờn, Ninh Hiệp, Tiền Phong, thị trấn Yờn

Viờn, Dương Hà.
Đến ngày 14-3-1963, hội đồng chính phủ ra quyết định số 25/QĐ sáp nhập 2
huyện Tiên Du và Từ Sơn thành huyện Tiên Sơn, đồng thời 2 xó Đụng Thọ và
Văn Môn được chuyển sang huyện Yên Phong, 2 xã Tương Giang và Phỳ
Lõm của huyện Yên Phong được chuyển về huyện Tiên Sơn.
Năm 1999, huyện Tiên Sơn Được tách ra thành 2 huyện : Từ Sơn và
Tiên Du.
13
Huyện Từ Sơn hiện nay có 10 xã và 1 thị trấn: Đồng Nguyên, Tân Hồng,
Đình Bảng, Phù Chẩn, Tam Sơn, Đồng Quang, Chõu Khê, Phự Khê,
Hương Mạc, Tương Giang và thị xã Từ Sơn.
Về điều kiện tự nhiên:
Huyện Từ Sơn có diện tích tự nhiên 61,4 km2; dân số là 116.368 người
(số liệu tháng 10 năm 2003).
Từ Sơn là một vùng đất cổ, nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, địa
hình bằng phẳng, có dòng sông Ngũ Huyện Khê chảy qua vùng phía Tây và
Bắc huyện. Dòng sông này có lưu lượng nước vừa phải, rộng khoảng 100-
150m cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở cỏc xã trong
huyện. Không chỉ mang lại phù sa, nước ngọt, con sông này cũn hũa với hệ
thống sông Cầu (Bắc Ninh), sông Thương, sông Lục Nam (Bắc Giang) trở
thành ba trục giao thông nối liền vùng rừng núi phía Bắc với miền Đông Bắc
và ven biển. Từ Sơn từ ngàn xưa đã trở thành nơi mở ra những luồng giao lưu
kinh tế - văn hóa vô cùng quan trọng.
Từ Sơn còn có những ngọn núi nhỏ như nỳi Tiờu, nỳi Tam Sơn. Thời xa
xưa, nơi đõy cũn phủ xanh rừng nhiệt đới với nhiều cây cối rậm rạp. Rừng
còn đầy dã thú với chim muông. Những dấu ấn còn để lại chính là tên đất, tên
làng, như: Rừng Bỏng (Đỡnh Bảng), Rừng Sặt (Trang Liệt), …và gần đó là
Du Lâm, Gia Lõm…trước kia, phủ Từ Sơn còn có huyện Đông Ngàn…
Địa hình đồng bằng xen lẫn núi thấp, rừng rậm và sông ngòi đã tạo nên
cảnh quan tự nhiên hữu tình của vùng đất Từ Sơn, lại là nơi chuyển tiếp giữa

hai vùng văn hóa Thăng Long – Bắc Ninh, đây chính là nơi địa linh nhân kiệt.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế của huyện:
Với nhưng ưu thế về điều kiện tự nhiên, Từ Sơn đó cú một nền nông
nghiệp tương đối phát triển. Nhiều sản vật của Từ Sơn rất nổi tiếng như Hoài
báng ở Đình Bảng (đây là loại thuốc quý trồng ở rừng Báng, thường dùng để
14
tiến vua). Các giống lúa ở đây phong phú, đa dạng, chất lượng tốt như: nếp
cái hoa vàng, tám thơm.
Với quan niệm “thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viờn” nghề nuôi cá
trong ao hồ phát triển. Tân Hồng là xó cú nghề nuôi cá phát triển nhất huyện.
Công việc của nhà nông thường bận rộn vào những ngày mùa. Tận
dụng thời gian nông nhàn, người nông dân đã phát huy tính cần cù, khộo kộo
và sáng tạo của mình để làm ra những sản phẩm thủ công phong phú và đa
dạng.
Sách Bắc Ninh phong thổ tạp ký chép về một số kỹ nghệ dân gian ở vựng
Đụng Ngàn – Từ Sơn, thời kỳ trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 như
sau: - Nghề nấu rượu có ở cỏc xó Xỏ, Yờn Thường, Quan Đình, Dương Lụi,
Võn Điềm, Hà Lỗ, Kim Bảng.
- Nghề thợ mộc: chạm khắc gỗ, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng
ở cỏc xó Phự Khờ, Hương Mạc, Đồng Kỵ.
- Nghề thợ sơn , sơn mài, nhuộm vải có nhiều ở Đình Bảng, Tân Hồng.
- Nghề đồng đỏ, dệt vải trắng có ở Xuân Trạch, Phù Ninh, Trang Liệt,
Tam Sơn.
- Làng Đa Hội xó Chõu Khờ chuyờn làm nghề rèn sắt cung cấp công cụ
lao động và sinh hoạt cho cả vùng. Ở Đa Hội hiện nay vẫn có đền thờ Quận
công Trần Đức Huệ, người được coi là ông tổ của nghề rèn sắt.
Nhân dân Từ Sơn đã tận dụng vị trí thuận lợi, nằm ở cửa ngõ thủ đô, lại
cú cỏc con đường giao thông quan trọng chạy qua để phát triển buôn bán. Phù
Lưu là một làng buôn bán nổi tiếng của nước ta. Hệ thống chợ ở Từ Sơn cũng
rất phát triển. Chợ thường họp ở những nơi trung tâm của một làng hay một

vùng. Gần như mỗi làng đều có một cái chợ. Chợ vùng thường họp theo
phiên. Vào phiên chợ thì hàng hóa rất phong phú, đa dạng, người mua, người
15
bán đông đúc. Trong hệ thống chợ ở Từ Sơn xưa, nổi tiếng là chợ Giàu, chợ
Đồng Kỵ, Chợ Đình Bảng, Chợ Me, Chợ Ống, Chợ Chùa Tam Sơn, …
1.1.3. Đặc điểm con người Từ Sơn:
Cư dân sinh sống trên đất Từ Sơn ở đây đều là người Kinh, sống tập
trung thành những làng lớn nằm kề nhau. Họ sống bằng nhiều nghề nhưng
chủ yếu là làm Nông nghiệp nên bản tính rất chất phác, cần kiệm.
Như phần trên đã nói đến, đây là vùng đất cổ, vốn gần với trung tâm
Phật giáo ở Luy Lâu, gần kinh đô Cổ Loa của An Dương Vương, Ngô Quyền
khi xưa; là nơi phát tích của hoàng tộc nhà Lý, lại sát gần với Thăng Long, Hà
Nội sau này, nên Từ Sơn cùng Bắc Ninh đã trải qua nhiều phen biến đổi,
thăng trầm cùng lich sử - văn hóa dân tộc. Có thể nói nơi đây, hơn bất cứ nơi
nào trên đất Việt, trong suốt hai nghìn năm đã diễn ra sôi nổi quá trình giải
thể và đan xen, giao lưu, tiếp xúc và biến đổi văn hóa Việt cổ -Hoa cổ- Ấn
cổ…và nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai khác.
Như vậy, từ cốt lõi văn hóa Đông Sơn Việt cổ, hội nhập thêm văn hóa
Phật giáo của Ấn Độ, Nho giáo của Trung Hoa và sau này là văn hóa phương
Tõy…con người Từ Sơn , Bắc Ninh đã được rèn dũa , hình thành nờn nột tính
cách riêng của mình: rất “ phong nhã và thượng vừ” [17,11]
Con người Từ Sơn, Bắc Ninh là rất chuộng văn học và có truyền thống
khoa bảng. Thời phong kiến, Từ Sơn cú các trạng nguyên: Nguyễn Quán
Quang, Ngô Miễn Thiệu (ở Tam Sơn), Nguyễn Giản Thanh (ở Hương Mạc ),
Nguyễn Xuõn Chớnh (ở Phù Chẩn); các tiến sĩ như: Nguyễn Doãn Tu, Đàm
Thận Huy, Đỗ Đại Uyên, Đàm Thận Giản, Nguyễn Doãn Thăng, Nguyễn Thì
Hanh, Nguyễn Nhõn Chiờu, Đàm Đình Cư, Trần Ngạn Húc, Vũ Dự, Trần Phi
Nhãn, Nguyễn Chu Thắng, Nguyễn Hòa, Nguyễn Thực, Đàm Công Hiệu,
Nguyễn Quốc Tĩnh, Nguyễn Kính Tu, Quách Đồng Dần, Quách Đồng Đức…
16

Văn Miếu Bắc Ninh là di tích có giá trị tiêu biểu nhất phản ánh truyền thống
hiếu học và khoa cử vẻ vang của vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc. Công trình này
được xây dựng từ thời Lê, là nơi lưu danh của hơn 600 vị Trạng nguyên, Bảng
nhãn, Thám hoa ,… trong tổng số 3000 vị đại khoa của cả nước.
Câu nói truyền miệng của người Bắc Ninh : “Một giỏ ông Đồ, một bồ ông
Cống, một đống ụng Nghố, một bè Tiến sỹ, một bị Trạng nguyên, một thuyền
Bảng nhãn” thật chẳng ngoa chút nào.
Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về điều này khi nghiên cứu về lịch sử - văn
hóa dòng họ Đàm Thận với gương mặt tiêu biểu.
1.1.4. Truyền thống lịch sử - văn hóa:
Truyền thống lịch sử
Từ Sơn là vùng đất của những truyền thuyết, nhưng chiến tích anh hùng.
Vì thế mà ngày nay trên quê hương này dày đặc các di tích lịch sử, văn hóa từ
thời Hùng Vương, thời Bắc thuộc, các vương triều Đinh, Lý, Trần, Lê,
Nguyễn cho đến các di tích cách mạng kháng chiến…
Ở thời Hùng Vương giặc Xích Tỷ nhà Ân đã xang xâm lược nước ta,
Thiên Cương là vị tướng làng Đồng Kỵ đã đánh tan quân giặc vào ngày 4
tháng giêng âm lịch. Dân ở đây đã tôn ông làm thành hoàng làng và hàng năm
tổ chức lễ đốt pháo diễn lại chiến công lẫy lừng đó.Sau này, Thỏnh Gióng
đánh giặc Ân, làng Phù Chẩn là nơi mà ngựa Gióng đã đi qua và phun lửa
cháy cả lũy tre, còn làng Thọ Trai có vết chân của ngựa Gióng để lại biến
thành những ao hồ.
Khi Triệu Đà thôn tính nước Việt, Tây Vu vương (là thủ lĩnh đất Tõy
Vu-vựng Từ Sơn) đã lãnh đạo nhân dân chống lại Triệu Đà.
Vào Thời Bắc thuộc, sự cai trị tàn bạo của nhà Hỏn đó làm dấy lên các
phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng nổ ra năm 40, đã thu hút đông đảo nhân dân Từ Sơn tham gia. Trong
17
hàng ngũ tướng sĩ của Hai Bà có nhiều bậc anh hùng hiện nay vẫn được nhân
dân Từ Sơn tôn thờ ở các đình miếu: ở Đồng Nguyờn cú đền thờ Diệu Tiên

Pháp Hải; ở Đình Bảng có đền thờ Chiêu Nương; ở Tương Giang có đền thờ
Tam Quảng…
Thời nhà Lý, có Lý Đạo Thành người Đình Bảng đó gúp cụng lớn vào
việc giữ yên chính sự. Năm 1074, ông giữ chức Thái phó Bình Chương Quân
quốc trọng sự, cựng nguyờn phi Ỷ Lan và Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống giành thắng lợi.
Ở Đình Bảng cũn cú Chõu Nương vợ của Đốc bộ Hoan Châu Trần Thái
Bảo nàng đó cựng chồng bảo vệ Hoan Châu, được triều đình giao cho giữ kho
tàng ở Thăng Long. Kháng chiến chống Mụng -Nguyờn lần thứ 3, chồng nàng
hy sinh, Châu Nương đã thay chồng lo cất giấu binh lương, nhưng không may
bị giặc bắt nên việc không thành
Ngụ Sỏch Tuõn là người làng Tam Sơn, đỗ tiến sĩ năm 1664 là một tướng
chỉ huy tài giỏi đã lập nhiều chiến công chống quân xâm lược nhà Thanh ở
vựng biờn giới.
Sang thế kỉ thứ XIX, nhà Nguyễn được thiết lập. Năm 1824 dân trong
phủ Từ Sơn đã hưởng ứng phong trào Bạch xỉ chân nhân do Nguyễn Đình
Khuyến phát động nhằm chống lại triều đình. Phong trào đã bị nhà Nguyễn
đàn áp.
Trong cuộc khởi nghĩa Cai Vàng nổ ra ở Yên Thế, phủ Từ Sơn cũng
thuộc vùng kiểm soát của nghĩa quân, có nhiều người con Từ Sơn cũng tham
gia rất tích cực.
Các cuộc khởi nghĩa tiếp theo của Quận Tường (1866-1874) Đại Trận
(1870-1875) cũng tràn xuống huyện Đông Ngàn (Từ Sơn) và giành nhiều
thắng lợi.
18
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, năm 1873 một sĩ phu yêu nước tên
Hoàng Văn Hũe đó lãnh đạo nhân dân Đông Ngàn phối hợp với quân triều
đình vũ trang đỏnh Phỏp. Năm 1884, khởi nghĩa Yên Thế nổ ra, nhân dân Từ
Sơn tham gia sôi nổi. Có gia đình có cả 2 anh em cùng tham gia như 2 anh em
Hai Cao và Hai Cán ở Phự Khờ. Nhiều người ở Từ Sơn đã trở thành những

thủ lĩnh của phong trào như: Khán Dị, Nguyễn Hữu Cầu. Phự Khờ, Đỡnh
Bảng còn là những cơ sở tin cậy của nghĩa quân Đề Thỏm…
Các chí sĩ yêu nước ở Từ Sơn cũng tham gia tích cực vào các phong trào
yêu nước khác như phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Đó là các cụ Ngô Gia
Du ở Tam Sơn, Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Văn Duyên, Ba Đồ ở Phự Khờ.
Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc
của các thế hệ ông cha trong lịch sử vô cùng vẻ vang còn được nhân dân Từ
Sơn phát huy trong sự nghiệp đánh đuổi thực dân xâm lược Pháp, Mỹ với các
tên tuổi như: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ…
Từ Sơn tự hào là quê hương của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, tổng bí thư
của Đảng những năm 1938-1940. Hiện nay ở Phự Khê, Từ Sơn có khu nhà
lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Ngoài ra, Tam Sơn còn là quê hương của
đồng chí Ngô Gia Tự, một trong những Đảng viên của Đảng cộng sản Việt
Nam. Tỉnh ủy Hà Bắc đã cho xây dựng khu nhà lưu niệm đồng chí Ngô Gia
Tự. Ngôi nhà này không chỉ là nơi sinh ra và lớn lên của đồng chí Ngô Gia
Tự mà còn là một cơ sở cách mạng-nơi diễn ra cuộc họp của kì bộ Việt Nam
cách mạng thanh niên Bắc Kì. Ngay trước cổng của ngôi nhà vẫn còn câu đối
do Ngô Gia Tự viết:
Cổng độc lập tha hồ khép mở
Nhà tự do mặc sức ra vào
19
Đôi câu đối đã thể hiện ý chí, hoài bão đấu tranh về độc lập tự do và
tinh thần cách mạng của đồng chí Ngô Gia Tự.
Trong thời kì Đảng ta còn hoạt động bí mật, Từ Sơn cũng là một cơ sở
cách mạng quan trọng của trung ương. Chùa làng Đồng Kị là một di tích lịch
sử-cỏch mạng tiêu biểu. Đây là cơ sở của Ban thường vụ Trung ương đảng, là
nơi đồng chí Trường Chinh đã hoạt động trong những năm 1940-1945. Hội
nghị ban chấp hành Trung ương đảng lần thứ bảy đã được tổ chức tại nhà cụ
Nguyễn Tiến Tuân. Ngôi nhà này đã được nhà nước công nhận là di tích lịch
sử cách mạng.

Từ Sơn luôn là địa điểm thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ học. Kể từ
cuộc khai quật đầu tiên năm 1963 đến nay, ở Từ Sơn đã khai quật thêm nhiều
di tích khác, phát hiện tại các di chỉ này những dấu vết của con người từ thời
kim khí, cỏc rỡu đỏ, dao đá, nạo đỏ, cỏc mảnh tước… Tương Giang cũng là
một địa diểm có nhiều di chỉ khảo cổ học như di chỉ công xưởng ở bãi Tự
khai quật năm 1974, di chỉ cư trú ở Tiêu Sơn khai quật năm 1983.
Dấu vết của thời kì Bắc thuộc vẫn còn được tìm thấy ở khu vực Đình
Bảng, Dương Lôi trong những ngôi mộ Hán xây bằng gạch nung, mộ hình
vòm, bên trong có nhiều đồ tựy tỏng.
Ngoài các di tích khảo cổ, huyện Từ Sơn còn có nhiều di tích lịch sử văn
hóa được nhà nước công nhận. Đó là Đền Đô, một trong những di tích rất nổi
tiếng ở Từ Sơn, nằm trong quần thể các di tích liên quan đến vương triều Lý.
Đền Đụ cũn được gọi là Đền Lý Bát Đế hay Cổ Pháp điện là nơi thờ tám vị
vua nhà Lý. Ở Đình Bảng, cũn cú một ngụi đỡnh nổi tiếng khắp xứ Bắc đã
được nhân dân truyền tụng trong câu ca dao:
“Thứ nhất là đỡnh Đụng Khang
Thứ nhỡ đỡnh Bỏng vẻ vang đình Diềm”
20
Đó là đỡnh Bỏng hay còn gọi là đỡnh Đỡnh Bảng. Đây là công trình
kiến trúc nghệ thuật mang tính dân tộc rất đặc sắc. Công trình này khởi công
năm 1700 và hoàn thành năm 1736, tức năm Vĩnh Hựu thứ 2 triều Lê Trung
Hưng.
Truyền thống văn hóa
Huyện Từ Sơn được hình thành từ rất sớm, nhân dân sống tập trung thành
từng làng, xung quanh làng là nhưng lũy tre bao bọc. Mỗi làng đều có cây đa,
giếng nước, mỏi đỡnh. Nơi đõy cũn lưu lại câu chuyện tình của Mỵ Nương –
Trương Chi mang đậm màu sắc trữ tình. Mỗi cho tiết trong truyện đều gắn với
một địa danh trên đất Từ Sơn. Sụng Tiờu Tương là nơi chàng Trương Chi
chốo đũ ngân vang tiếng hát làm nàng Mỵ Nương say đắm mê hồn. Ngọn núi
Tiêu được nhân dân cho là nơi mất của Trương Chi, còn làng Tam Sơn - một

trong những làng có truyền thống khoa bảng vào bậc nhất trên đất Bắc Ninh
thì được coi là nhà của quan Thừa tướng cha của Mỵ Nương. Về truyền
thuyết Thỏnh Giúng, dân làng Phù Chẩn kể rằng: khi Thỏnh Giúng cưỡi ngựa
đánh giặc, ngựa sắt đã phun lửa làm cháy cả một vùng, vì thế làng đó ngày
nay vẫn được gọi là làng Cháy (Rích Gạo). Người dân làng Thọ Trai (Giai)
thì vẫn tin rằng ngựa sắt của Thỏnh Giúng đã đi qua làng họ và dấu chân ngựa
sắt đã tạo thành những ao hồ tồn tại đến tận ngày nay.
Từ Sơn còn là vùng đất có nhiều lễ hội. Bắt đầu từ ngày mồng 4 tháng
giêng âm lịch là hội Đồng Kỵ, kết thúc vào ngày 16-3 âm lịch là hội đền Lý
Bát Đế. Hội Đền Đô ngày 16-3 âm lịch hàng năm thường chọn thanh niên
đóng giả nam tướng và nữ tướng để rước thánh mẫu và Bát Đế từ Đền Đô đến
chùa Cổ Pháp rồi lại rước từ chùa về đền. Hội làng Đồng Kỵ ngày 4-1 gắn với
sự tích về tướng Thiên Cương thời Hùng Vương. Cứ vào ngày mồng 4 tháng
giêng từ giờ Mùi đến giờ Dậu dân làng đốt pháo để mừng chiến công của
Thiên Cương, người đã được tôn làm Thành Hoàng làng. Pháo đốt ở hội
21
Đồng Kỵ rất đặc biệt, là loại pháo được giao cho cỏc giỏp tự làm, đường kính
lớn khoảng 1m, dài 10-15m, pháo được trang trí rất đẹp rồi rước ra đình để dự
thi. Mỗi tiếng pháo nổ vang trời lại gợi lên niềm tự hào về truyền thống hào
hùng của người anh hùng dân tộc, vị Thành Hoàng làng.
Phần hội là phần thu hút được nhiều người tham gia và tạo nên tính hấp
dẫn của lễ hội.Cú thể đó là một hội thi để thể hiện tài nghệ, khéo léo của
người chơi như thi đấu vật, cờ người ở làng Đồng Kỵ, Đình Bảng, thi đọc
mục lục, thi cỗ ở Phự Khờ, thi làm bánh dày ở Đồng Kỵ. Hội cũng có thể chỉ
là những trò chơi dân gian đơn giản như đánh đu, tranh cõy ụm cột… Hội
diễn ra cả ngày và đờm, cú nơi chỉ kéo dài 1 ngày, có nơi kéo dài tới 4-5
ngày. Đối với người dân, lễ hội là dịp vui chơi giải trí, thoát ra khỏi sự nhọc
nhằn vất vả sau những ngày lặn lội với ruộng đồng, là nơi để mọi người gặp
gỡ nhau. Lễ hội còn là dịp để con cháu đi xa trở về sum họp nơi quê cha đất
tổ. Lễ hội luôn luôn là một nét đẹp truyền thống của mỗi làng quê và dù thế

nào thì hằng năm nó vẫn được diễn ra vì đối với mỗi người dân đó là một hoạt
động văn hóa tinh thần không thể thiếu.
Văn nghệ dân gian thường được biểu diễn trong các lễ hội và ngay
trong cuộc sống đời thường. Các loại hình văn nghệ dân gian rất phong phú,
đa dạng như tuồng, chèo, quan họ, múa rối, ả đào.
Nghệ thuật múa thường chỉ có trong các lễ hội và gắn với cỏc mụn
nghệ thuật truyền thống khác như hát ả đào, chèo, tuồng .Ở Từ Sơn nổi tiếng
nhất là điệu múa bài bông trong hát ả đào. Ở Đồng Kỵ, khi diễn lại cảnh đánh
giặc của thỏnh Thiờn Cương, cú ụng đỏm được công kênh ra giữa sân đình rồi
cùng với quân sĩ múa và hò reo. Rối nước là loại hình nghệ thuật độc đáo của
dân tộc ta. Ở Từ Sơn hiện nay loại hình nghệ thuật này không phát triển
nhưng có một thời nơi đõy đó từng tồn tại nhà rối nước cố định, trong đó đẹp
nhất là ở Tam Sơn.
22
Hát ả đào xuất phát từ cung đình, chủ yếu phục vụ cho tầng lớp trên,
những người có chức sắc và những người giàu có. Làng Lỗ Khê của Từ Sơn
trước kia vốn rất nổi tiếng về môn nghệ thuật này.
Quan họ là đặc trưng riêng biệt, tạo nên bản sắc văn hóa Bắc Ninh -
Kinh Bắc. Trong các lễ hội, một hình ảnh đã trở thành biểu trưng của văn hóa
quan họ đó là hình ảnh các liền anh, liền chị mặc áo mớ ba mớ bảy, đội nón
quai thao, tóc vấn đuôi gà, cạnh các liền anh áo the khăn xếp tay cầm ô đen
đứng duyên dáng và hát đối đáp với nhau.
Văn hóa ẩm thực, nổi tiếng cú bỏnh phu thê Đình Bảng, nem chua Phù
Lưu, bánh dày Yờn Dó, giò chả Phù Lưu. Canh cua và riêu cua phải nấu bằng
cua bắt ở đồng Cháy mới ngon. Riêu ốc hoặc ốc nấu chuôi xanh, thịt ba chỉ,
đậu rỏn thỏi con chì mà dùng ốc nhồi ở ao hồ, đồng ruộng của làng Hiệp Phù
thỡ khụng chờ vào đâu được.
1.1.4. Một số dòng họ lớn trên đất Từ Sơn :
Dòng họ Nguyễn Xuân: ở Phù Chẩn, Từ Sơn , Bắc Ninh :
Dòng họ Nguyễn Xuân bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ XIV. Theo bản

tộc phả cổ còn lưu ở từ đường xó Phù Chẩn thì cụ Cao tổ đời đầu của dòng họ
sống vào khoảng năm 1370, đời vua Trần Nghệ Tông , tại xó Phự Chẩn,
huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay là xó Phự Chẩn, huyện Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh ). Tính đến thời điểm năm 2009, dòng họ đó cú đến đời thứ 22 và
chia thành 18 chi nhánh , tập trung ở Bắc Ninh , Bắc Giang, Thỏi Nguyờn.
Đây cũng là một dòng họ có truyền thống khoa cử. Gia phả ghi lại : đời thứ 4,
thứ 5, 6, 8, 9,10 đều có người đỗ đạt và làm quan trong triều. Sau này ỏ thời
hiện đại cũng có nhiều người có danh vọng (Thứ trưởng Bộ Giaú dục Nguyễn
Văn Vọng là người thuộc họ Nguyễn Xuân –đời thứ 19 )
Tiêu biểu cho dòng họ thời phong kiến là Trạng nguyên Nguyễn Xuõn
Chớnh-đời thứ 6:
23
Năm 16 tuổi Nguyễn Xuõn Chớnh thi đỗ Giải Nguyên thời vua Lê. Năm
37 tuổi ông thi đỗ khoa Hoành Từ, được bổ làm Huấn đạo phủ Nghĩa Hưng.
Sau đó ông từ quan về nhà dạy học, tiếp tục dùi mài kinh sử để thi đỗ đại
khoa. Đến khoa thi Đinh Sửu thời Lê trung hưng (1637), Nguyễn Xuõn
Chớnh thi đậu Trạng Nguyên. Lúc này ụng đó 50 tuổi.
Trạng nguyên Nguyễn Xuõn Chớnh là người văn võ song toàn, có tài
hùng biện. Ông nhiều lần được cử giao tiếp với sứ thần Trung Hoa. Ông làm
quan đến chức Hàn lâm Thị thực, Lễ bộ Hữu thị lang , Binh bộ Tả thị lang,
Công bộ Thượng thư, tước Thọ Ngạn hầu.
Dòng họ Nguyễn ở Phự Khờ, Từ Sơn , Bắc Ninh :
Dòng họ này vốn là hậu duệ của Nguyễn Trãi, đến Phự Khờ sau khi xảy ra
vụ án Lệ chi viên năm Nhâm Tuất (1442), đã được Câu lạc bộ UNESCO
thông tin các dòng họ Việt Nam xác minh và chứng nhận.
Cụ Hồng Quỳ là con thứ 3 của Đại Hành khiển Nguyễn Trói, đó về đây
lánh nạn và trở thành cụ tổ đời thứ nhất của chi họ Nguyễn ở Phự Khờ, tính
đến nay đã trải qua 22 đời. Mặc dù mắc phải cái họa sát tộc, nhưng sau này
con cháu dòng họ Nguyễn vẫn phát huy được truyền thống của gia tộc, trở
thành một dòng họ danh gia vọng tộc ở Phự Khờ. Bằng chứng là dòng họ đã

có rất nhiều người đỗ đạt, như: Nguyễn Quỳnh Cư, tự Châu Đàm , đã đỗ Tiến
Sĩ, khai khoa cho truyền thống khoa cử ở Phự Khờ. Đời thứ 6 dòng họ
Nguyễn có 2 Tiến sĩ là Nguyễn Trọng Đột và Nguyễn Hồ. Ngoài ra cũn cú
những gương mặt xuất sắc như: Nguyễn Duy Đàm là khai quốc công thần
triều Nguyễn của vua Gia Long, Nguyễn Trọng Hợp làm quan đến chức Đụng
Cỏc Đại học sĩ, Hàn lâm viện Thị giảng (dạy vua Tự Đức học); Nguyễn
Trọng Lâm từng làm Giám sát Ngự sử…
Nguyễn Văn Cừ, người con đời thứ 19 của dòng họ là Tổng bí thư của
Đảng ta ở thời kì 1938-1940.
24
Ngày nay, dòng họ Nguyễn cũng có tới 10 tiến sỹ, giáo sư. Ví như: Giáo
sư -Tiến sĩ sử học Nguyễn Lương Bích; Giáo sư -Tiến sĩ y học nguyên tử
Nguyễn Xuõn Phỏch; Tiến sĩ - Kỹ sư Thủy điện Nguyễn Sáng số lượng
những kỹ sư, cử nhân đại học lên tới con số 100. Nhà thờ của dòng họ
Nguyễn cũng đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử- văn hóa .
Dòng họ Nguyễn ở Phự Khờ là một dòng họ lớn, có bề dày truyền
thống, xứng đáng là hậu duệ của Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.
Dòng họ Nguyễn Giản (Hương Mạc, Từ Sơn, Bắc Ninh ):
Tính từ đời cụ di tổ đến nay, dòng họ Nguyễn Giản đã trải qua 25 đời. Đây
cũng là một dòng họ có danh tiếng về khoa cử ở Hương Mạc xứ Kinh Bắc .
theo gia phả thì cụ Di tổ họ Nguyễn Giản sống vào đầu thế kỉ XIV. Cụ vốn là
người xã Hương Mạc, huyện Đông Ngàn, đã từng có thời gian sống ở xã Mục
Sơn, huyện Yờn Thế, tỉnh Bắc Giang. Sau đó, cụ lại trở về Ông Mặc (Hương
Mạc ), rồi sinh ra con cháu hình thành nên dòng họ Nguyễn Giản ngày nay.
Dòng họ có nhiều người học giỏi, đỗ đạt cao. Tớnh riờng trong thời kì phong
kiến, dòng họ Nguyễn Giản có 4 vị đỗ đại khoa, 7 vị đỗ Cử nhân. Trong đó cú
cỏc nhân vật tiêu biểu sau:
Nguyễn Giản Liêm (1453-1486) : đời thứ 4, năm 26 tuổi đỗ Đệ tam giáp
Đồng tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Mậu Tuất, niên hiều Hồng Đức thứ
9 (1478).ễng làm quan đến chức Cẩn sự tá lang, Tri huyện huyện Yên Thế,

được phong tặng tước Thái bảo .
Nguyễn Giản Thanh : sinh năm 1482, là con Nguyễn Giản Liờm, là học
trò Đàm Thận Huy. Năm Mậu Thìn thời Lê (1508), Nguyễn Giản Thanh dự
thi Đình, được đỗ Trạng nguyên. Ông làm quan đến chức Đụng cỏc Đại học
sĩ. Thời Mạc, ông từng đi sứ phương Bắc, thăng chức Thượng thư bộ Lễ,
Chưởng hàn lâm viện sự, tước Trung phụ bá, sau khi mất được phong tước
Trung phụ hầu. Trong dân gian thường gọi ông là Trạng Me với nhiều giai
25

×