Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

bài tập kế toán máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.85 KB, 24 trang )

BÀI TẬP CHƯƠNG 1.

Bài tập 1.1. Ông Chí Trung hiện đang có số tiền là 1,600,000,000 đồng dự định
thành lập một doanh nghiệp thương mại Thành Long với các dữ liệu sau:
1. Giá trị hàng hóa cần dự trữ ban đầu là 600,000,000 đồng từ nhà cung cấp X,
ông Chí Trung phải tiến hành thanh toán 100% ngay khi mua.
2. Ông Chí Trung mua căn nhà để xây dựng trụ sở văn phòng cho công ty kinh
doanh thương mại Thành Long, trị giá căn nhà là 1,200,000,000 đồng, ông Chí Trung
thanh toán trước 50% bằng tiền mặt, phần còn lại ngân hàng hỗ trợ vay 50%, thanh toán
trong 10 năm, kỳ hạn thanh toán đầu tiên là sau thời điểm mua nhà 3 năm.
3. Ông Chí Trung mua một dây chuyền công nghệ trị giá 600,000,000 đồng,
chưa thanh toán cho nhà cung cấp Y.
4. Mua máy móc, thiết bị văn phòng, dụng cụ làm việc trả ngay bằng tiền mặt
200,000,000 đồng.
5. Ông Chí Trung mua một chiếc xe tải nhẹ giá mua 400,000,000 đồng, thanh
toán 75% bằng tiền mặt cho nhà cung cấp Z.
6. Tài liệu bổ sung: theo dự đoán, công ty Chí Trung sẽ bắt đầu có doanh thu
sau 3 tháng hoạt động, các chi phí khác phát sinh tại công ty mỗi tháng là:
- Tiền lương nhân viên: 20,000,000 đồng
- Tiền điện, nước, điện thoại 5,000,000 đồng
- Chi phí bằng tiền khác 10,000,000 đồng
Yêu cầu:
Theo bạn, ông Chí Trung có thể tiến hành thành lập doanh nghiệp với số tiền
hiện có hay không?

Bài tập 1.2. Hãy lựa chọn những sự kiện thuộc đối tượng theo dõi của kế toán
trong các sự kiện được cho sau đây:
1. Trong tháng qua, công ty có quá nhiều nhân viên đi làm trễ.
2. Các khoản chi phí phát sinh tại công ty.
3. Quyết định bổ nhiệm một phó phòng kế toán trong công ty.
4. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán tiền người bán.


5. Chi phí phát sinh liên quan đến quá trình lắp đặt chạy thử TSCĐ thanh toán
bằng tiền mặt.
6. Nhận vốn góp liên doanh bằng tài sản.
7. Phó Giám đốc xin nghỉ phép vì công việc gia đình.
8. Nhân viên của công ty vừa mua điện thoại di động mới để dùng cho cá nhân.
9. Xuất hàng hóa trong kho bán chưa thu tiền.
10. Giám đốc thương lượng hợp đồng mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
trong công ty.
11. Nhân viên trong công ty không thực hiện đúng quy chế làm việc tại công ty.
12. Cách thức nhân viên sử dụng thu nhập của mình.
13. Nhận được đơn đặt hàng của khách hàng.
14. Xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
15. Một nhân viên công ty xin thôi việc.
16. Mua công cụ dụng cụ thanh toán bằng chuyển khoản.
17. Tình hình mua sắm tài sản cố định của các đối tác có mối quan hệ mua bán
với đơn vị.
18. Ký quỹ mở L/C để nhập lô nguyên vật liệu.
19. Thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền mặt.
20. Họp trong Ban Giám đốc để thống nhất cách thức phân phối lãi tại đơn vị.
21. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
22. Nhân viên A trả nợ cho nhân viên C trong công ty.
23. Nhân viên A vay nợ của ngân hàng.
24. Góp vốn liên doanh bằng chuyển khoản.
25. Nhân viên A xin nghỉ phép đi du lịch nước ngoài.
26. Nhân viên A dự kiến đi công tác 3 nước Châu Âu trong tháng tới.

Bài tập 1.3. Giả sử đầu năm tổng tài sản của công ty là 800,000,000 đồng và
tổng nợ phải trả là 500,000,000 đồng.
1. Nếu trong năm tổng tài sản tăng lên 200,000,000 đồng và tổng nợ phải trả
giảm đi 100,000,000 đồng thì vốn chủ sở hữu cuối năm là bao nhiêu?

2. Nếu trong năm tổng tài sản giảm 200,000,000 đồng và vốn chủ sở hữu tăng
100,000,000 đồng thì nợ phải trả cuối năm là bao nhiêu?
3. Nếu trong năm nguồn vốn giảm 200,000,000 đồng và vốn chủ sở hữu tăng
100,000,000 đồng thì tổng nợ phải trả cuối năm là bao nhiêu?
4. Nếu trong năm tổng nợ phải trả tăng 300,000,000 đồng và vốn chủ sở hữu
giảm 100,000,000 đồng thì tài sản của công ty cuối năm là bao nhiêu?
5. Nếu trong năm tổng nguồn vốn tăng 300,000,000 đồng và vốn chủ sở hữu
giảm 100,000,000 đồng thì tổng tài sản công ty cuối năm là bao nhiêu?
BÀI TẬP CHƯƠNG 2.

Bài tập 2.1. Tổng tài sản và nợ phải trả vào đầu năm và cuối năm của công ty
được liệt kê như sau:
Xác định lãi hay lỗ thuần của công ty trong năm theo các giả thiết sau:
1. Cổ đông không đầu tư vào doanh nghiệp và không chia cổ tức trong năm.
2. Cổ đông không đầu tư vào doanh nghiệp nhưng chia cổ tức trong năm là
$12,000.
3. Cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp $3,000, nhưng không chia cổ tức trong năm.
4. Cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp $10,000 và chia cổ tức $2,000 trong năm.

Bài tập 2.2. Giả sử có một doanh nghiệp A mới thành lập với số vốn ban đầu là
600,000,000 đồng bằng tiền mặt. Khi được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp và với
số vốn theo yêu cầu của luật pháp.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP A
VÀO NGÀY THÀNH LẬP.
Ngày 1/1/ 2007
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 600,000,000 Vốn chủ sở hữu 600,000,000
Tài sản Nợ phải trả
Đầu năm $130,000


$45,000

Cuối năm $210,000

$120,000

Tổng tài sản 600,000,000 Tổng nguồn vốn 600,000,000
Giả sử trong tháng 1/2007 có một số nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Doanh nghiệp này bắt đầu tiến hành mua một văn phòng công ty trị giá 500
triệu đồng, thanh toán 20% bằng tiền mặt, số còn lại nợ chưa thanh toán.
2. Doanh nghiệp nhập kho 100 triệu hàng hóa thanh toán bằng tiền mặt.
3. Doanh nghiệp vay 200 triệu đồng để thanh toán cho người bán.
4. Doanh nghiệp nộp 200 triệu đồng tiền mặt vào ngân hàng.
5. Doanh nghiệp thanh toán cho người bán 100 triệu đồng bằng tiền gởi ngân
hàng.
Yêu cầu: Ghi chép các thông tin trên và lập bảng cân đối kế toán mới của doanh
nghiệp A.

Bài tập 2.3. Xét các nghiệp vụ phát sinh tại một doanh nghiệp có tên là Shannon
Realty chuyên thực hiện các dịch vụ môi giới mua bán bất động sản để hưởng hoa hồng
(commission). Doanh nghiệp này của một người chủ tên là John Shannon và mới được
thành lập trong tháng 12 năm 2007. Các nghiệp vụ lần lượt phát sinh như sau:
1. Ông Jonh ký quỹ một số tiền là $50,000 để mở doanh nghiệp.
2. Ông Jonh dùng tiền mua 1 căn nhà trị giá $25,000 trong một lô đất trị giá
$10,000 dùng làm văn phòng làm việc.
3. Ngoài việc mua tài sản bằng tiền, các doanh nghiệp còn có thể mua chịu các
loại tài sản. Jonh mua một số vật dụng trị giá $500 tại một cửa hàng quen và chưa thanh
toán tiền.
4. Sau đó trả bớt $200 cho số nợ ở mục 3.
5. Công ty nhận được doanh thu dưới hình thức hoa hồng cho việc môi giới mua

bán bất động sản. Giả sử Jonh đã giới thiệu bán được 1 căn nhà và đã nhận được 1 khoản
hoa hồng là $1,500.
6. Jonh lại môi giới bán 1 căn nhà khác và đề nghị hoa hồng là $2,000, khách
hàng đã chấp nhận nhưng chưa thanh toán.
7. Sau đó công ty đã nhận lại được thanh toán của khách hàng là $1,000.
8. Dùng tiền mặt để thanh toán chi phí thuê mướn trang thiết bị trong tháng là
$1,000 và trả lương nhân viên trong tháng là $400.
9. Nhận được hóa đơn về những chi phí điện, nước đã sử dụng trong tháng
nhưng chưa thanh toán là $300.
10. Vào cuối tháng Jonh rút tiền để sử dụng cho những mục đích cá nhân, tổng
số tiền là $600.
Yêu cầu: Ghi chép các nghiệp vụ trên ảnh hưởng đến phương trình kế toán.

Bài tập 2.4. Xét các nghiệp vụ phát sinh tại một doanh nghiệp có tên là Capital
chuyên cung cấp các dịch vụ để hưởng hoa hồng. Doanh nghiệp này mới được thành lập
trong tháng 1 năm 2006. Các nghiệp vụ lần lượt phát sinh như sau:
1. Ông Capital ký quỹ một số tiền là $200,000 để mở doanh nghiệp.
2. Ông Capital dùng tiền mua vật dụng trị giá $2,000.
3. Ông Capital dùng tiền mua 1 căn nhà trị giá $100,000 trong một lô đất trị giá
$50,000 dùng làm văn phòng làm việc.
4. Ông Capital mua một số vật dụng trị giá $4,000 tại một của hàng quen chưa
thanh toán tiền.
5. Hai ngày, ông Capital trả bớt $1,000 cho số nợ mua vật dụng.
6. Công ty nhận được doanh thu dưới hình thức hoa hồng và đã ghi nhận được 1
khoản hoa hồng là $6,000.
7. Nhận được hóa đơn về những chi phí điện nước đã sử dụng trong tháng nhưng
chưa thanh toán là $1,200.
8. Dùng tiền mặt để thanh toán chi phí thuê mướn trang thiết bị trong tháng là
$5,000 và trả lương nhân viên trong tháng là $2,000.
9. Công ty nhận được thanh toán của khách hàng là $4,000.

10. Vào cuối tháng Capital rút tiền để sử dụng cho những mục đích cá nhân, tổng
số tiền là $2,000.
Yêu cầu: Ghi chép các nghiệp vụ trên ảnh hưởng đến phương trình kế toán và lập
Báo cáo thu nhập, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Bài tập 2.5. Cửa hàng dịch vụ Photocopy F & C bắt đầu hoạt động vào tháng
4/2006. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5/2006 như sau:
Ngày 3, Micky chuyển $5,000 từ tài khoản tiền gửi cá nhân sang tài khoản cửa
hàng mang tên F & C.
Ngày 5, trả tiền thuê nhà tháng 5 $150.
Ngày 8, mua chịu một máy photocopy $2,500.
Ngày 12, mua giấy và mực máy photocopy $350 đã thanh toán bằng tiền.
Ngày 15, thu $120 tiền công photocopy.
Ngày 23, thanh toán $1,000 khoản nợ mua máy photocopy ngày 8.
Ngày 25, trả tiền điện nước tháng 5 là $25.
Ngày 27, Micky rút $500 sử dụng cho việc chi tiêu cá nhân.
Ngày 29, lập hóa đơn tính tiền công photocopy cho khách hàng trị giá $280.
Ngày 30, trả lương cho nhân viên $100.
Yêu cầu:
1. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Phản ánh vào từng loại sổ cái có liên quan.

Bài tập 2.6. Jonh Powers là một thợ sơn nhà. Trong tháng 4/2004 ông ta đã hoàn
tất các nghiệp vụ kinh tế sau đây:
1. Ngày 2/4 thành lập doanh nghiệp với thiết bị trị giá $1,230 và gửi vào tài
khoản tiền gửi của doanh nghiệp $7,100.
2. Ngày 3/4 mua xe tải cũ giá $1,900. Trả $500 và ký một thương phiếu cho số
tiền còn nợ.
3. Ngày 20/4 mua chịu dụng cụ $320.
4. Ngày 25/4 doanh thu thực hiện $4,800.

5. Ngày 30/4 chi phí lương $1,000, chi phí tiện ích là $500, các chi phí khác là
$1,000 trả bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
1. Lập các bút toán để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật
ký chung.
2. Phản ánh vào từng loại sổ cái có liên quan.

Bài tập 2.7. Vào ngày 31/12/2006, cuối năm tài chính hiện hành, kế toán viên có
những dữ liệu cần thiết sau cho các bút toán điều chỉnh tại công ty quảng cáo Yellow
Pages.
1. Tài khoản vật dụng văn phòng có số dư đầu kỳ là $2,670, hàng mua trong kỳ
là $4,867. Kiểm kê cuối năm cho thấy vật dụng tồn kho $3,698.
2. Công ty làm việc 6 ngày 1 tuần và việc thanh toán lương cho nhân viên được
quy định là ngày thứ bảy hàng tuần (ngày 2/1/2007), mức lương cố định hàng tuần là
$12,440.
3. Dữ liệu về tài sản cố định tại công ty
Tài khoản Nguyên giá
Nhà xưởng $240,000
Thiết bị $48,000
Các tài sản này đều được mua trước năm tài chính hiện hành, và thời gian sử
dụng ước tính là 10 năm (không có giá trị phế thải).
4. Tài khoản bảo hiểm trả trước được diễn giải:
Ngày 1/4/2006: $3,840 hợp đồng bảo hiểm mới 1 năm.
Ngày 1/10/2006: $5,472 hợp đồng bảo hiểm 3 năm.
5. Một thương phiếu phải thu trị giá $5,000, kỳ hạn 90 ngày, lãi suất 9%/năm,
khách hàng ký ngày 1/12/2006.
Yêu cầu: Lập các bút toán điều chỉnh theo các dữ liệu trên.

Bài tập 2.8. Giả sử cuối kỳ kế toán tổng hợp được:
- Chi phí lương $3,600; chi phí tiện ích $1,000; chi phí quảng cáo $3,800.

- Chủ sở hữu rút vốn 5 lần tổng cộng $5,000.
- Doanh thu quảng cáo $8,200; doanh thu mỹ thuật $25,000.
- Doanh thu dồn tích cuối tháng trước của dịch vụ quảng cáo là $200 và dịch vụ
mỹ thuật là $1,600.
- Chi phí lương dồn tích cuối tháng trước $850.
Yêu cầu: Lập các bút toán khóa sổ và bút toán đảo vào đầu kì.

Bài tập 2.9. Cuối kỳ doanh nghiệp xác định được số dư của các tài khoản lần
lượt:
- Chi phí điện nước $500; chi phí lương $820; chi phí quảng cáo $1,200.
- Doanh thu mỹ thuật $32,000; doanh thu dịch vụ $8,200; doanh thu quảng cáo
$12,500.
- Số dư đầu kỳ của tài khoản Vốn chủ sở hữu: $120,000, trong kỳ chủ sở hữu đã
rút vốn 3 lần lần lượt là $1,000; $800; $2,400.
- Chi phí lương dồn tích cuối tháng trước của lương $1,800; chi phí tiện ích
$200; chi phí quảng cáo $1,300.
- Doanh thu dồn tích cuối tháng trước của dịch vụ $1,520; mỹ thuật $1,630; dịch
vụ khác $850.
Yêu cầu: Xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ và cho biết vốn cuối kỳ là bao
nhiêu.

Bài tập 2.10. Hoàn thành các báo cáo tài chính 3 công ty A, B, C độc lập bằng
cách xác định các số liệu còn thiếu ở các chữ cái sau: (giả sử không có các khoản đầu tư
mới của cổ đông).


Báo cáo thu nhập
DT
CP
Lãi thuần

A B C

$1,020
$a
$b

$g
5,200
$h

$300
$m
$120
Báo cáo LNGL
Đầu kỳ
Lãi thuần
Cổ tức
Cuối kỳ

$2,600
$c
($200)
$2,800

$15,600
$1,600
$i
$j

$260

$n
$o
$p
Bảng CĐKT
Tổng tài sản
Nợ phải trả

$d
$1,400

$20,800
$5,000

$q
$r
Vốn chủ sở hữu
Cổ phiếu thường
Lợi nhuận giữ lại
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu

$3,400
$e
$f

$10,000
$k
$l

$240
$180

$500

Bài tập 2.11. Dưới đây là bảng cân đối chưa điều chỉnh của Tom & Jerry, ngày
30 tháng 6 năm 2006:









Tom & Jerry Co.
Bảng Cân Đối Thử
Ngày 30, tháng 6 năm 2006
Tiền
Khoản phải thu
Vật dụng văn phòng
Bảo hiểm trả trước
Thiết bị văn phòng
Khấu hao lũy kế thiết bị văn phòng
Khoản phải trả
Doanh thu nhận trước
Vốn của chủ
Rút vốn
Doanh thu dịch vụ
Chi phí tiền công
Chi phí tiền thuê
$2,260

1,350
280
340
3,500




500

1,600
500





$700

800

560

5,070


3,200






Yêu cầu:
1. Hoàn thành bảng tính nháp với những thông tin sau:
a. Bảo hiểm đã hết hạn trong tháng 6 là $140.
b. Vật dụng văn phòng còn tồn kho cuối tháng 6 là $175.
c. Khấu hao trong tháng 6 là $200.
d. Tiền công dồn tích đến cuối tháng 6 là $220.
e. Doanh thu dịch vụ đã thực hiện vào tháng 6 nhưng chưa lập hóa đơn là $700.
f. Doanh thu đạt được từ những dịch vụ đã thực hiện trong tháng 6 mà tiền đã
nhận trước $260.
g. Thuế thu nhập cho tháng 6 ước tính là $250.
2. Lập báo cáo lợi nhuận giữ lại, báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán.

Bài tập 2.12. Bảng cân đối thử của Dịch Vụ Tài chính Smythe vào ngày 31
tháng 13 được trình bày ở sau. Có các thông tin sau:
a. Vật dụng văn phòng tồn kho cuối kỳ $832.
b. Tiền thuê trả trước đã hết hạn $720.
c. Khấu hao thiết bị văn phòng trong kỳ $830.
d. Chi phí tiền lãi dồn tích đến cuối kỳ $775.
e. Lương dồn tích đến cuối kỳ $665.
f. Dịch vụ phí vẫn chưa được hưởng lúc cuối kỳ $983.
g. Dịch vụ phí đã được hưởng nhưng chưa ghi chép $1,600.
h. Thuế thu nhập ước tính cho kỳ này $2,500.


$10,330


$10,330


Dịch Vụ Tài Chính Smythe
Bảng Cân Đối Thử
Ngày 31, tháng 12 năm 2006
Tiền
Khoản phải thu
Vật dụng văn phòng
$9,250
5,125
2,331





Yêu cầu: Lập các bút toán điều chỉnh và bảng tính nháp với các thông tin trên.

Bài tập 2.13. Dưới đây là thứ tự bất kỳ của những tài khoản với số dư tạm (chưa
điều chỉnh) của chúng cho tháng kết thúc ngày 31/12/2006:
Khoản phải trả $400
Khoản phải thu 700
Khấu hao lũy kế thiết bị văn phòng 100
Tiền 400
Cổ phiếu thường 500
Cổ tức 600
Thiết bị văn phòng 800
Bảo hiểm trả trước 200
Lợi nhuận giữ lại 700
Doanh thu dịch vụ 2,300
Vật dụng 400

Doanh thu nhận trước 300
Chi phí tiện ích 200
Bảo hiểm trả trước
Thiết bị văn phòng
Khấu hao lũy kế thiết bị văn phòng
Khoản phải trả
Thương phiếu phải trả
Doanh thu nhận trước
Cổ phiếu thường
Lợi nhuận giữ lại
Cổ tức
Doanh thu dịch vụ
Chi phí lương
Chi phí tiền thuê
Chi phí tiện ích


1,660
9,620






11,000

24,700
2,200
2,140


$68,026



$1,770

3,970

6,500

2,485

8,000

8,001


37,300





$68,026

Chi phí tiền công 1,000
Yêu cầu:
1. Lập bảng nháp, ghi các tài khoản có số dư tạm theo thứ tự thích hợp vào cột
cân đối thử.

2. Hoàn thành bảng nháp với những thông tin sau:
a. Bảo hiểm đã hết hạn $100.
b. Trong số doanh thu nhận trước, tính đến cuối tháng có $200 đã đạt được.
c. Ước tính khấu hao thiết bị văn phòng trong tháng là $100.
d. Tiền công dồn tích $100.
e. Vật dụng còn lại cuối tháng $100.

Bài tập 2.14. Ngày 1/1/2005 SCB thành lập công ty cổ phần dịch vụ sửa chữa ô tô,
tháng đầu tiên hoạt động có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế:
Jan 1 SCB đầu tư $120,000 vào doanh nghiệp, đổi lấy 12,000 cố phiếu thường,
mệnh giá $10/cổ phiếu.
2 Mua thiết bị, ký thương phiếu phải trả $10,000.
2 Mua phụ tùng sử dụng ngay cho tháng này $5,800 trả bằng tiền mặt.
4 Mua thiết bị $12,000, sẽ trả tiền $6,000 vào ngày 8/1, phần còn lại được phép
thanh toán trong 30 ngày.
5 Trả chi phí thuê nhà cho tháng 1 $3,000.
8 Thanh toán $6,000 cho nhà cung cấp ở ngày 4/1.
11 Gửi hóa đơn $9,300 cho Mark Co về dịch vụ đã cung cấp.
13 Mua phụ tùng nhập kho đã trả tiền $10,000.
22 Khách hàng ngày 11/1 thanh toán tiền $5,000.
25 Thu $12,000 từ khách hàng về dịch vụ đã cung cấp trong tháng.
29 Trả chi phí tiện ích cho tháng $2,500 bằng tiền mặt, chi phí lương $1,300 chưa
thanh toán.
31 Công bố và trả cổ tức $1,000.
Yêu cầu:
1. Trình bày ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên phương trình kế toán.
2. Lập các báo cáo tài chính cho tháng 1/2005.

Bài tập 2.15. Ngày 1/9/2006, Southern Star thành lập Southern Star Real Estate Co.
Trong tháng đầu hoạt động, phát sinh các nghiệp vụ kinh tế:

Sep 1 Southern Star đầu tư $120,000 vào doanh nghiệp, đổi lấy 12,000 cổ phiếu
thường mệnh giá $10/cổ phiếu.
2 Mua đất $60,000, nhà văn phòng $90,000. Trả ngay bằng tiền $30,000, phần
còn lại ký thương phiếu, thời hạn thanh toán 120 ngày, lãi suất 12%/năm.
3 Mua bảo hiểm hỏa hoạn cho 2 năm $2,880.
4 Mua chịu vật dụng văn phòng $300.
5 Mua thiết bị $10,500, trả ngay $6,000, còn lại thanh toán trong 10 tháng sau
đó.
8 Trả chi phí quảng cáo cho ngày khai trương $200.
13 Đã cho thuê được máy móc của nhà ký gửi tại doanh nghiệp, lập hóa đơn đòi
tiền khách hàng $8,300 cho phần hoa hồng môi giới doanh nghiệp được hưởng.
18 Lập hóa đơn cho khách hàng về dịch vụ đã thực hiện $7,100.
19 Trả lương cho nhân viên 2 tuần làm việc $2,200.
24 Doanh nghiệp thu bằng tiền về dịch vụ đã thực hiện $750.
25 Trả cổ tức $800 bằng tiền.
27 Khách hàng đưa trước $520 cho dịch vụ sẽ thực hiện vào cuối tháng 9 và
tháng 10.
27 Trả $300 cho nhà cung cấp vật dụng văn phòng ở ngày 4/9.
30 Thanh toán hóa đơn điện thoại $100.
30 Khách hàng ngày 13/9 thanh toán tiền cho doanh nghiệp $8,300.
Yêu cầu: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào Nhật ký chung, Sổ cái
(TK:111).

Bài tập 2.16. Xác định các bút toán điều chỉnh và lập Bảng nháp đã điều chỉnh.
Bảng cân đối thử của cơ sở dịch vụ tư vấn Sigma Consultants vào ngày 31/12/2007.
SIGMA CONSULTANTS
BẢNG CÂN ĐỐI THỬ (Trial Balance Sheet)
Ngày 31/12/2007
Khoản mục Nợ Có
Tiền mặt 12,786



Phải thu khách hàng 24,840


Vật dụng văn phòng 991


Tiền thuê trả trước 1,400


Thiết bị văn phòng 6,700


KH lũy kế thiết bị văn phòng

1,600

Phải trả người bán

1,820

Thương phiếu phải trả

10,000

Doanh thu nhận trước

2,860


Vốn của Kelvin

29,387

Kelvin rút vốn 15,000


Doanh thu dịch vụ tư vấn

58,500

Doanh thu khác

0

Chi phí lương 33,000


Chi phí điện, nước 1,750


Chi phí thuê nhà 7,700


Tổng cộng $104,167

$104,167


Có các số liệu bổ sung như sau gồm:

1. Hàng tồn kho cuối kỳ của vật dụng văn phòng $86.
2. Tiền thuê nhà trả trước hết hạn $700.
3. Khấu hao thiết bị văn phòng cho kỳ kế toán $600.
4. Lãi phát sinh trên thương phiếu phải trả $600.
5. Lương phải trả vào cuối kỳ kế toán là $200.
6. Tiền ứng trước của khách hàng vẫn còn vào cuối kỳ kế toán $1,410.
7. Doanh thu được hưởng nhưng chưa lên hóa đơn là $600.

Bài tập 2.17. Công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển Elite Livery Servie được thành
lập để cung cấp dịch vụ đưa đón bằng xe giữa phi trường và các vùng ngoại ô. Công ty
này đã hoạt động hết năm thứ 2. Bảng cân đối thử của công ty như sau:
CÔNG TY ELITE LIVERY SERVIE
Bảng cân đối thử
Ngày 31/12/2006
Khoản mục Nợ Có
Tiền 9,812


Phải thu khách hàng 14,227


Tiền thuê trả trước 12,000


Phí bảo hiểm trả trước 4,900


Phí bảo trì trả trước 12,000



Phụ tùng 11,310


Phương tiện vận chuyển 200,000


KH lũy kế phương tiện chuyên chở

25,000

Thương phiếu phải trả

45,000

Doanh thu nhận trước

30,000

Vốn của Clay

78,211

Clay rút vốn 20,000


Doanh thu dịch vụ đưa đón khách

428,498

Chi phí xăng dầu 89,300



Chi phí lương 206,360


Chi phí quảng cáo 26,800


Tổng cộng $606,709

$606,709


Trong năm không đầu tư thêm vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, có thêm các số liệu sau
đây:
1. Để có bãi đỗ xe ở phi trường, công ty Elite trả trước 2 năm tiền thuê bãi từ khi bắt
đầu kinh doanh.
2. Xem lại các hợp đồng bảo hiểm người ta thấy rằng $2,800 đã hết hạn trong năm.
3. Đặt cọc $12,000 cho một garage địa phương để đảm trách việc bảo trì xe cộ
thường xuyên. Xem các hóa đơn bảo trì người ta thấy chi phí bảo trì lên đến $10,944
trong số tiền đặt cọc.
4. Kiểm kê đồ phụ tùng cho thấy hàng tồn kho là $1,920.
5. Tất cả các loại xe của công ty Elite Livery Servie được khấu hao theo tỉ lệ 12%
mỗi năm. Trong năm không mua thêm xe nào hết.
6. Đã đến hạn trả $10,500 tiền lãi cho các thương phiếu phải trả.
7. Doanh thu dịch vụ đưa đón khách nhận trước vào ngày 30/6 cho 1 năm, cuối năm
$17,815 tiền vé chưa được ghi nhận.
Yêu cầu: Lập Bảng nháp, Báo cáo thu nhập, Bảng cân đối tài sản.
BÀI TẬP CHƯƠNG 3.


Bài tập 3.1. Lập bút toán ghi chép nghiệp vụ mua hàng theo hệ thống kê khai
thường xuyên.
Công ty thương mại ABC kế toán hàng tồn kho theo hệ thống kê khai thường
xuyên đã mua $10,000 hàng hóa theo điều kiện 2/10, n/60 vào ngày 1/4/2006. Lập các
bút toán ghi nhận việc mua hàng theo 4 giả thuyết sau:
- Hàng mua ghi theo giá phương pháp giá gộp, việc thanh toán thực hiện vào
ngày 10/4/2006.
- Hàng mua ghi theo giá phương pháp giá gộp, việc thanh toán thực hiện vào
ngày 20/4/2006.
- Hàng mua ghi theo giá phương pháp giá thuần, việc thanh toán thực hiện vào
ngày 10/4/2006.
- Hàng mua ghi theo giá phương pháp giá thuần, việc thanh toán thực hiện vào
ngày 20/4/2006.

Bài tập 3.2. Ghi chép nghiệp vụ theo hệ thống kiểm kê định kỳ.
Công ty Sunflower sử dụng hệ thống kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho.
Trong tháng 1/2006 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến mua hàng hóa như
sau:
Jan 2 Bán chịu hàng hóa cho Mike Co. $20,000, điều kiện thanh toán 2/10,
n/30.
Jan 3 Mua hàng hóa trả bằng tiền $2,050.
Jan 4 Bán chịu hàng hóa cho Monkey Co., $1,800. Điều kiện thanh toán vào
cuối tháng.
Jan 6 Trả tiền vận chuyển hàng bán cho Monkey Co. bằng tiền mặt $200.
Jan 8 Mua thiết bị văn phòng của công ty XYZ bằng tiền mặt $8,600.
Jan 12 Mike Co. thanh toán toàn bộ tiền mua hàng vào Jan 2.
Jan 14 Monkey Co. trả lại một số hàng hóa không đúng quy cách trị giá $700.
Jan 15 Bán hàng thu tiền ngay trị giá $8,000.
Jan 16 Khách hàng mua hàng ngày Jan 15 trả lại một số hàng kém chất lượng trị
giá $400, doanh nghiệp trả lại tiền cho khách hàng.

Jan 20 Mua chịu hàng hóa từ Pitburg Co. $16,000, điều kiện thanh toán 2/10,
n/30.
Jan 21 Chi phí vận chuyển hàng mua trả bằng tiền $300.
Jan 23 Trả lại Pitburg Co. một số hàng kém phẩm chất trị giá $1,200.
Jan 25 Trả tiền mua vật dụng văn phòng $620.
Jan 30 Thanh toán tiền mua hàng cho Pitburg Co.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Bài tập 3.3. Redrose mua, bán đồng hồ, giá bán $41/cái, Redrose sử dụng
phương pháp giá gộp để ghi nhận việc mua và bán hàng. Vào ngày 1/9/2007, đồng hồ tồn
kho 52 cái, giá mua của những đồng hồ này $22/cái. Trong tháng 9/2007 phát sinh các
nghiệp vụ sau (kỳ kế toán: tháng)
Sep 2 Bán 8 đồng hồ thu tiền ngay.
5 Mua 34 đồng hồ, giá mua $22/cái, chưa thanh toán, điều kiện 2/10,
n/30.
8 Khách hàng trả lại 3 đồng hồ đã mua ngày 2/9 và nhận lại tiền.
9 Trả $68 chi phí vận chuyển hàng mua ngày 5/9.
10 Bán chịu 20 đồng hồ, điều kiện 2/10, n/30.
10 Trả lại người bán 4 đồng hồ mua ngày 5/9.
12 Trả $20 chi phí vận chuyển hàng bán ngày 10/9.
14 Thanh toán tiền mua hàng ngày 5/9 cho nhà cung cấp.
15 Cho khách hàng hưởng khoản giảm giá $50 về số đồng hồ bán ngày
10/9.
17 Khách hàng mua hàng ngày 10/9 trả lại 2 đồng hồ, doanh nghiệp đã
nhập lại kho số đồng hồ này.
19 Khách hàng mua hàng ngày 10/9 thanh toán tiền cho doanh nghiệp.
25 Mua 20 đồng hồ, giá mua $22/cái, chưa thanh toán, điều kiện 2/10,
n/30.
30 Thanh toán tiền mua hàng ngày 25/12.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 9/2007 theo

phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên, giả sử đơn vị áp dụng phương
pháp tính giá hàng xuất kho theo FIFO.

Bài tập 3.4. Lập bảng tính nháp trong công ty thương mại theo hai phương pháp:
phương pháp bút toán điều chỉnh, phương pháp bút toán khóa sổ.
Dữ liệu sau lấy từ bảng cân đối thử của công ty ABC ngày 31/12/2006.

ABC Company
Trial Balance
For the year ended December 31.2006
Tiền 29,000


Khoản phải thu 42,000


Hàng tồn kho 52,000


Bảo hiểm trả trước 17,000


Vật dụng cửa hàng 2,000


Vật dụng văn phòng 1,000


Đất 5,000



Nhà cửa 20,000


Khấu hao lũy kế nhà

5,000

Thiết bị văn phòng 8,000


Khấu hao lũy kế TBVP

2,000

Khoản phải trả

25,000

ABC, vốn

104,000

ABC, rút vốn 20,000


Doanh thu bán hàng

260,000


Hàng bán bị trả lại và giảm giá 2,000


Chiết khấu bán hàng 4,000


Hàng mua 130,000


Hàng mua trả lại và giảm giá

5,000

Chiết khấu mua hàng

2,000

CP vận chuyển hàng mua 8,000


Chi phí lương nhân viên bán hàng

22,000


CP vận chuyển hàng bán 5,000


CP quảng cáo 10,000



CP lương 26,000


$403,000

$403,000

Hoàn thành bảng tính bằng cách sử dụng thông tin:
- Hàng tồn kho cuối kỳ: $48,000 - Vật dụng văn phòng cuối kỳ: $500
- Bảo hiểm NV bán hàng đến hạn: $1,000 - Khấu hao nhà ước tính: $2,000
- Bảo hiểm bộ phận văn phòng đến hạn:
$4,000
- Khấu hao thiết bị ước tính: $1,000
- Vật dụng cửa hàng cuối kỳ: $1,000

Bài tập 3.5. Dưới đây là bảng cân đối chưa điều chỉnh của Sun & Well, ngày 30
tháng 9 năm 2007:
Sun & Well Co.
Bảng Cân Đối Thử
Ngày 30, tháng 9 năm 2007
Tiền $20,300

Hoàn thành bảng tính nháp theo hai phương pháp: phương pháp bút toán điều
chỉnh và phương pháp bút toán khóa sổ với các thông tin sau (kỳ kế toán: tháng).
a) Kiểm kê vật dụng văn phòng, tồn kho cuối kỳ 30/9 là $450.
b) Thiết bị văn phòng, có thời gian sử dụng ước tính là 10 năm.
c) Tiền lãi phát sinh trên thương phiếu phải trả có thời hạn thanh toán 180 ngày,
lãi suất 12%/năm.
d) Hàng tồn kho cuối kỳ theo kết quả kiểm kê ngày 30/9, là $17,680.


Bài tập 3.6. Báo cáo thu nhập theo hệ thống kiểm kê định kỳ.
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Vật dụng văn phòng
Đất
Thiết bị văn phòng
Khấu hao lũy kế thiết bị văn phòng
Khoản phải trả
Thương phiếu phải trả
Cổ phiếu thường
Lợi nhuận giữ lại
Cổ tức
Doanh thu
Hàng mua trả lại và giảm giá
Chiết khấu mua hàng
Hàng mua
Chi phí vận chuyển hàng mua
Chi phí vận chuyển hàng bán
Chiết khấu bán hàng
Hàng bán trả lại
Chi phí lương
Chi phí quảng cáo
Chi phí tiện ích
Tổng cộng
3,450
12,100
800
121,500
48,000






1,200



66,880
1,120
970
1,720
3,500
2,300
1,980
780
$286,600






4,800

2,600

6,000


150,000

32,460


89,000

870

870









$286,600

Hãy tính số tiền của mỗi mục chỉ định bằng chữ trong bảng dưới đây:

Năm Doanh
thu
Hàng
tồn
đầu
kỳ
Hàng

mua
thuần
Hàng
tồn
cuối
kỳ
Giá vốn
hàng
bán
Lãi
gộp
Chi
phí
hoạt
động
Thu
nhập
hoặc lỗ

2001 $120,000

A?

30,000

5,000

B?

35,000


C?

10,000

2002 D?

E?

F?

20,000

100,000

G?

30,000

20,000

2003 220,000

H?

160,000

I?

J?


50,000

K?

(1,000)


Bài tập 3.7. Báo cáo thu nhập theo hệ thống tồn kho thường xuyên.
Hãy tính số tiền của mỗi mục chỉ định bằng chữ trong bảng dưới đây:





Năm Doanh
thu
Chiết
khấu
bán
hàng
Hàng
bán
trả lại
Doanh
thu
thuần
Giá vốn
hàng
bán

Lãi
gộp
Chi
phí
hoạt
động
Thu
nhập
hoặc lỗ

2001 $120,000

A?

1,000

118,500

B?

40,000

C?

10,000

2002 D?

1,000


500

150,000

100,000

G?

30,000

20,000

2003 220,000

1,000

5,000

I?

J?

50,000

K?

(1,000)


Bài tập 3.8. Các tài khoản của bảng cân đối thử đơn giản và số dư của chúng như

sau:
Khoản phải trả $30

Bảo hiểm trả trước 20

Khoản phải thu 250

Hàng mua 350

Khấu hao lũy kế thiết bị 60

Hàng mua trả lại 20

ABC, vốn 670

Doanh thu 970

ABC, rút vốn 120

Chiết khấu bán hàng 30

Tiền 120

Chi phí bán hàng 220

Chi phí vận chuyển hàng mua

20

Thiết bị cửa hàng 300


Chi phí quản lý 150

Vật dụng cửa hàng 90

Hàng tồn kho (đầu kỳ) 80




Hoàn thành bảng tính nháp theo hai phương pháp: phương pháp bút toán điều
chỉnh, phương pháp bút toán khóa sổ với những thông tin sau:
- Hàng tồn kho cuối kỳ: $70
- Bảo hiểm đến hạn: $10
- Vật dụng cửa hàng cuối kỳ: $20
- Khấu hao thiết bị cửa hàng ước tính: $30.

Bài tập 3.9. Công ty Postmouth sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Ngày 1/10 bán chịu $5,000 hàng hóa cho Amongs System, điều kiện 2/10, n/30.
2. Ngày 2/10 mua chịu $7,800 hàng hóa của Công ty Birdming Co, điều kiện 2/10,
n/30, giá FOB.
3. Ngày 2/10 thanh toán cước phí vận chuyển $200 cho số hàng hóa nhận được.
4. Ngày 6/10 mua chịu dụng cụ cửa hàng $800 của Công ty Central Supply House,
điều kiện n/20.
5. Ngày 8/10 mua chịu hàng hóa $3,600 của Công ty Duckman, điều kiện 2/10,
n/30, giá FOB.
6. Ngày 8/10 thanh toán chi phí vận chuyển $100 cho số hàng nhận được.
7. Ngày 9/10 mua chịu hàng hóa $4,800 của công ty Eriskon Co gồm có $200
cước vận chuyển do Eriskon Co trả, điều kiện 2/10, n/30.

8. Ngày 11/10 thu dứt điểm tiền thanh toán của Amongs System bán hàng chịu
vào ngày 1/10.
9. Ngày 12/10 thanh toán hàng mua chịu vào ngày 2/10 cho Công ty Birdming Co.
10. Ngày 13/10 bán chịu hàng hóa $5,400 cho First King Co, điều kiện 2/10, n/30.
11. Ngày 14/10 trả hàng hóa nhận vào ngày 8/10, trị giá $600.
12. Ngày 15/10 trả lại hàng dụng cụ cửa hàng mua chịu ngày 6/10, trị giá $100.
13. Ngày 16/10 bán hàng thu tiền mặt $4,000.
14. Ngày 19/10 trả cho Công ty Eriskon Co tiền mua hàng ngày 9/10.
15. Ngày 22/10 trả cho công ty Duckman về số hàng mua chịu ngày 8/10, sau khi
trừ đi hàng trả lại ngày 14/10.
16. Ngày 23/10 thu dứt điểm tiền thanh toán của Frist King Co về số hàng mua
chịu ngày 13/10.
17. Ngày 26/10 trả cho Công ty Central Supply House số hàng mua chịu ngày
6/10, trừ đi hàng trả lại ngày 15/10.
18. Ngày 30/10 bán hàng hóa thu tiền mặt $8,400.
Yêu cầu: Lập các bút toán Nhật ký chung để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
giả sử rằng hàng mua được ghi từ đầu theo giá mua gộp.

Bài tập 3.10. Tại một doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
tháng 1/2006 như sau:
1. Ngày 2/1 mua chịu hàng hóa $7,400 của Công ty DEF, điều kiện 2/10, n/30, giá
FOB cảng đến.
2. Ngày 3/1 bán chịu hàng hóa $5,000 cho A.Molina, điều kiện 1/10, n/30, giá
FOB cảng đi.
3. Ngày 5/1 bán hàng lấy tiền mặt $7,000.
4. Ngày 6/1 mua chịu và nhận hàng mua chịu của công ty Stocktonship trị giá
$6,400, điều kiện 2/10, n/30, giá FOB cảng đi.
5. Ngày 7/1 nhận hóa đơn $570 của công ty Eastline Express về cước phí vận
chuyển cho chuyến hàng nhận được trong ngày 6/1.
6. Ngày 9/1 bán chịu hàng hóa $4,800 cho công ty C.Parish, điều kiện 1/10, n/30,

giá FOB cảng đến.
7. Ngày 10/1 mua hàng của Công ty DEF, điều kiện 2/10, n/30, giá FOB cảng đi,
trị giá $8,650, chi phí vận chuyển $150.
8. Ngày 11/1 nhận hóa đơn $320 của công ty Eastline Express về việc chuyển
hàng bán cho C.Parish vào ngày 9/1.
9. Ngày 12/1 thanh toán hàng mua chịu vào ngày 2/1 cho Công ty DEF.
10. Ngày 13/1 nhận đủ tiền thanh toán hàng mua chịu ngày 3/1 của A.Molina.
11. Ngày 14/1 trả lại hàng bị khiếm khuyết trị giá $400 cho Công ty DEF để trừ số
tiền này vào hàng mua chịu của Công ty ngày 10/1.
12. Ngày 15/1 mua dụng cụ văn phòng của Công ty Quaker trị giá $600, điều kiện
n/10.
13. Ngày 16/1 trả cho Công ty Stockton một nửa số tiền nợ do việc mua chịu ngày
6/1.
14. Ngày 17/1 bán hàng chịu $2,400 cho D.Healy, điều kiện 2/10, n/30, giá FOB
cảng đi.
15. Ngày 18/1 trả lại một số vật dụng văn phòng nhận vào ngày 15/1, trị giá $100.
16. Ngày 19/1 nhận tiền thanh toán một nửa số hàng bán ngày 9/1.
17. Ngày 20/1 trả hết cho Công ty DEF đủ số tiền nợ do việc mua hàng chịu ngày
10/1, sau khi trừ hàng mua trả lại ngày 14/1.
18. Ngày 22/1 ghi nhận cho D.Healy $280 về hàng bán bị trả lại.
19. Ngày 25/1 thanh toán tiền mua hàng ngày 15/1, trừ hàng trả lại vào ngày 18/1.
20. Ngày 26/1 trả cho Công ty vận chuyển về cước phí vận chuyển ngày 7/1 và
11/1.
21. Ngày 27/1 thu tiền của D.Healy về việc mua hàng chịu ngày 17/1, trừ số tiền
hàng bán bị trả lại ngày 22/1.
22. Ngày 28/1 trả cho Công ty Stockton tiền nợ mua hàng ngày 6/1.
23. Ngày 31/1 bán hàng thu tiền mặt $1,000.
Yêu cầu: Lập các bút toán Nhật ký chung để ghi các nghiệp vụ kinh tế, giả sử rằng
hàng mua được ghi từ đầu theo giá mua gộp.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×