Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

bài thu hoạch Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 25 trang )



Tổng cục du lịch việt nam
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ HÀNH
***** *****

BÀI THU HOẠCH
VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
Giáo viên hướng dẫn : Thẩm Quốc Chính : Thẩm Quốc
Chính
Sinh viên thực tập : : Nguyễn Mạnh Duy
Líp : K9TB1 : K9TB1
Khoá: 2008 - 2010 : 2008 - 2010
Hà Nội: 04/2009
BÀI THU HOẠCH VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long, xưa
thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Ngiờm, huyện Thọ Xương, thời Pháp
thuộc làng Thịnh Hào, tổng tên Hạ, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay
thuộc thành phố Hà Nội. Bốn mặt đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử
Giám ( phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn
Đức Thắng, phía đông là phố Văn Miếu.
Văn Miếu được xây dựng vào tháng 8 năm Canh Tuất ( tức tháng 10
năm 1070) tức năm Thần Vũ thứ 2 đời vua Lý Thỏnh Tụng. Ông cho lập
Văn Miếu để làm nơi thê tưởng niệm và tôn sùng các ông tổ đạo Nho giáo
và Nho học nh Chu Công – Khổng Tử.
Khi mới thành lập năm 1076, niên hiệu Anh Vừ Chiờu Thắng thứ
nhất đời Lý Nhõn Tông xây dựng Quốc Tử Giám. Năm 1236 được gọi là
Quốc Tử Viện, sau này là Quốc Học Viện, đến thưũi Lờ sau khi được mở
mang thêm được đặt tên là Thái Học Viện. Trải qua nhiều triều đại, Văn


Miếu đã được tu sửa và xây dựng lại nhưng vẫn giữ nguyên được nét vẻ
truyền thống cũ của nó là nơi tụ họp của những nho sĩ mọi thời đại trong
những dịp lễ hội lớn.
- Năm 1484, 10 bia đá đã được khắc ghi tên các tiến sĩ đỗ từ khoa thi
năm 1442, khởi đầu của hệ thống bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Cuối năm đó 2 dãy nhà bia bờn Đụng – Tây, nhà học cho học sinh các cửa
ra vào và tường bao xung quanh cũng được xây mới.
- Thời vua Lê Tương Dục năm 1511, Văn Miếu – Quốc Tử Giám
cũng được tu sửa lớn gồm các công trình Điện Sùng Nho ở Quốc Tử Giám,
2 Dải Vũ, 6 nhà Minh Luân, 2 nhà Đông – Tây, nhà bếp, nhà kho.
- Vào đầu thời Nguyễn, Văn Miếu được sửa sang nhưng chỉ là Văn
Miếu trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám
thì đổi làm trường học của phủ Hoài Đức, sau đó khu vực này xây dựng
đền Khải Thỏnh thờ cha mẹ Khổng Tử.
- Mùa xuân năm Canh Thìn ( 1760) sửa lại nhà Đại Bái làm hai cột đỏ
hỡnh bút lụng dựng phía trước.
- Mùa hè năm Êt Tỵ niên hiệu Cảnh Hưng thứ 4, 6 ( 1785) chóa Trịnh
giao cho Hành Tham Tụng bài Huy Bích trông nom công việc sửa chữa nhà
Thái Học.
- Năm 1805, tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành đã dựng
Khuê Văn Các tại Văn Miếu. Đó là một công trình kiến trúc nghệ thuật có
giá trị là biểu tượng của văn hoá Việt Nam.
- Năm 1863, bố chánh Hà Nội là Lê Hữu Thanh cùng tổng đốc Hà
Nội là Hà Ninh và án sát Hà Nội là Đăng Tỏ đó hưng công xây dựng lại
nhà bia, cửa sang lại Hồ Văn, mở rộng chỗ hẹp, khơi sâu chỗ nông, phá chỗ
rậm rạp, cho phong quang để thấy rõ cảnh trí của hồ.
- Năm 1940 Hồ Văn đã trả lại cho Văn Miếu quản lý.
- Năm 1954 cơ quan chủ quản ngành Văn hoá Hà Nội cho tu sửa Văn
Miếu, trùng tu hai dãy nhà Đông Vu và Tây Vu.
- Năm 1994, xây dựng lại 8 nhàg che bia, sắp xếp bia tiến sĩ, mỗi

bên 4 dãy, mỗi dãy 10 bia. Đặt bia của 2 khoa thi 1442 – 1448 vào giữa 2
toà đình bia, đồng thời sửa chữa toàn bộ đường đi trong khu di tích, nạo
vét giếng Thiên Quang.
Ngày 13/07/1999 khởi công xây dựng Khu Thái Học làm nơi tôn vinh
truyền thống văn hoỏ dõn tộc và ngày 08/10/200 công trình hoàn công. Đây
là công trình kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam,
được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh đã trở thành điểm du lịch quan trọng
của thủ đô và cả nước.
II. VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM MẫT ĐIỂM DU LỊCH TIÊU
BIỂU CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI.
1. Giá trị văn hoá phi vật thể, kiến trúc.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là kiến trúc cụ thể của di tích được xây
dựng trên khu đất có chiều dài 300m, chiều rộng phía Bắc là 75m, phía
Nam là 61m, hướng Bắc Nam theo quan niệm: “ Thánh nhân nam diện nhi
tự” ( Thánh nhân hướng về phía Nam để cai trị ). Phía trước là Hồ Văn,
phía sau là Hậu Chẩm ( tường thành cổ) đã bị thực dân Phỏp phỏ từ năm
1884 thay vào đó là các đường phố với các kiến trúc kiểu biệt thự.
Khu tiền án là khoảng không gian mở ra phía trước tạo cho Văn Miếu
dáng vẻ bề thế, uy nghiêm. Khu này được bắt đầu bằng tứ trô ( nghi môn)
và hai bia Hạ mã hai bên. Trước đây tứ trụ được soi bóng xuống hồ Văn
xanh trong, nay bị ngăn cách bởi đường phố Quốc Tử Giám. Tứ trụ xây
bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình 1 con nghê chầu vào.
Quan niệm tâm linh cho rằng đây là vật linh thiêng có khả năng nhận ra kẻ
ác hay người thiện. Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xốo cỏnh
chắp đuôi vào nhau rất đẹp. Xung quanh tứ trụ chắp nổi các đôi câu đối chữ
Hán:
“ Đụng, tõy, nam, bắc do tư đạo
Công, khanh, phu sĩ, xuất thử đồ”
( Đụng, tây, nam, bắc cùng đạo này ( đạo Nho)

Công, khanh, phu sĩ xuất thân từ đường này)
Bia Hạ mã ( xuống ngựa) được dựng ở phía trước Văn Miếu để n hắc
nhở các bậc công, khanh, phu sĩ, hay thứ dân đi qua khu này, đều phải
xuống ngựa để biểu thị sự tôn kính.
Khu nội tự của Văn Miếu – Quốc Tử Giám tôn nghiêm được ngăn
cách với không gian ồn ào bên ngoài bằng tường gạch vồ xây xung quanh
và chia thành 5 lớp khụng giam khác nhau, mỗi líp được giới hạn bởi các
tường gạch và cú cỏc cửa thông nhau : Một cửa chính giữa và 2 cửa phụ
hai bên với các kiến trúc chủ thể là : cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung,
Khuê Văn các, cổng Đại Thành, Khu điện thờ, cổng Thái Học và kết thúc
là khu Thái Học.
Cổng Văn Miếu là tam quan lớn xây hai tầng, ba cửa. Cửa giữa to
cao, tàng trên đề ba chữ Văn Miếu môn. Nhìn bề ngoài , tam quan là một
kiến riêng biệt, cửa chính giữa xây hai tầng, mặt bằng hình vuông, tầng
dưới to, do đó xung quanh thừa ra một hàng hiên rộng bốn mặt có lan can,
phía bên ngoài tầng dưới chỉ mở một cửa cuốn, hai cánh bằng gỗ lim vào
trong và cửa hình bán nguyệt chạm nổ hỡnh đuụi rồng chàu mặt nguyệt và
hai cửa nhỏ bên trái, bên phải phía trong là lối bậc lên tầng hai tam quan.
Bản thân tầng hai đã là một tam quan mở ba cửa cuốn không có cánh cửa.
Tầng trên làm tỏm mỏi, bốn mái hiên và bốn mỏi núc cong lên ở bốn góc,
bờ nóc đắp nổi lưỡng long triều nguyệt.
Phớa trước cổng tam quan là đôi rồng đá cách điệu thời Lê, ben trong
là đôi rồng đá thời Nguyễn. Hai mặt cổng tam quan đều đắp nổi câu đối
chữ Hán.
1) Đại quốc bất dịch giáo, bất biến tục, thả tôn sùng chi, diệc tín tư
văn nguyên hữu dụng.
Ngô nho yếu thông kinh,yếu thức thời, vụ cõu cố dã, thượng tư thánh
huấn vĩnh tương đôn.
2) Sĩ phu báo đáp vị hà tai, triều đình tuyển tựu chi ân, quốc gia sùng
thượng chi ý.

Thế đạo duy trì thử nhĩ, lễ nhạc y quan sở tuy, thanh danh văn vật sở
đô.
Bên trái mặt trước cổng tam quan đắp nổi cảnh “Long ngư tụ hội”, cá
rồng Èn hiện trong mõy, vớ nh cảnh thanh vân đắc lé của các nho sinh
thành đạt.
Bên phải là cảnh “ Mãnh hổ hạ sơn” núi rừng mây nước nổi bật lên
dáng dấp một con hổ hùng dũng xuống núi, ví như các bậc thức giả khí thế
bước vào đời.
Cổng tam quan chỉ được mở khi các bậc vua quan tới thăm Văn Miếu
và tế lễ Khổng Tử. Còn học trò, thứ dân ra vào bằng hai cổng ngách ở hai
bên.
Qua cổng tam quan vào không gian thứ nhất gọi là khu nhập Đạo.
Đây là không gian cây xanh và thảm cỏ, hai bên có hai hồ nước. Đường lát
gạch chính giữa dẫn đến cổng Đaị Trung vào khu thứ hai. Hai bên có hai
đường nhỏ dẫn vào hai cửa Thành Đức và Đạt Tài.
Cổng Đại Trung gồm ba gian, xõy trờn nền gạch cao, mái lợp ngói
mũi hài, có hai hàng cột điện trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc.
Hai bên cổng Đại Trung có hai cổng nhá : Thành Đức và Đạt Tài. Tên
của hai cổng này mang ý nghĩa giáo dục đào tạo con người vừa có đức, vừa
có tài. Đó cũng lã hai trong năm phương pháp đào tạo con người.
Mạnh Tử nói : “ Phương pháp mà người quân tử dùng để dạy người”
có 5 loại:
1. Có bậc dạy : “ Nh mưa kịp thời vào cỏ cây tươi tốt” - đây nói về
những người tư chất thông minh nghe lời dạy bảo thì cảm hoá được ngay
và phát triển.
2. Có bậc dạy cho thành được đức
3. Có bậc dạy cho được tài. Đây là núi cỏc bậc người thiên tư thuần
hậu, nhờ người quân tử dạy bảo mới thành được đức, biết tận dụng và phát
huy hết tài năng trời phú cho mà thành tài.
4. Có bậc dạy chỉ giải đáp những vấn đề người học nêu ra

5. Có bậc chỉ nghe trộm những điều hay để tự tu dưỡng mình. Đây là
những người ở xa không thể đến cửa người quân tử mà học được, tự mình
thu nhập lời nói hay, hành vi đẹp của người quân tử mà tự rèn tập mỡnh.
Đú cũng là nhờ giáo hóa của người quân tử vậy.
Khu thứ 3 được tiếp nối bởi gỏc Khuờ Văn với 2 cổng nhỏ Súc Văn
và Bí Văn.
Gỏc Khuê Văn là một lầu vuông 8 mái được xây dựng vào năm 1805
đời vua Nguyễn Gia Long. Gác được xõy trờn một nền vuông cao lát gạch
Bát Tràng, kiểu dáng kiến trúc khá độc đáo: Tầng dưới là bốn trụ gạch, 4
bề trống không, tầng trên là kiến trúc gỗ 2 tầng mái lợp ngãi ống, trang trí 4
góc bằng đất nung. Sàn gỗ có chứa một khoảng để bắc thang lên gác. Bốn
cạnh có diềm gỗ trạm trổ tinh vi, xung quanh là lan can con tiện. Bốn mặt
gác trổ 4 cửa sổ tròn xung quanh có những thanh gỗ con tiện toả ra bốn
phía tượng trưng cho các tia của sao Khuê toả sáng.
Trên gác treo biển sơn son thiếp vàng đề 3 chữ “ Khuê Văn Cỏc” .
Xung quanh 4 mặt đều có câu đối :
1. Hi triều phấn sức long văn trị
Kiệt các trân tàng tập đại quan
( Đời thịnh tô điểm nền văn trị
Lầu gác lộng lẫy lưu giữ vẻ đẹp)
2. Khuê tinh thiờn lóng nhân văn xiển
Bích thuỷ xuõn thõm đạo mạch trường
( Sao Khuờ sỏng giữa trời, nhân văn rạng tỏ
Sụng Bích đượm sắc xuõn,đạo học dài lâu)
Gỏc Khuê Văn xinh xắn, kiến trúc giản dị, tao nhã xung quanh là
những cây si, cây đề cổ thu, in bóng xuống giếng Thiên Quang, càng làm
tăng thêm vẻ đẹp của nó.
Hai bên gỏc Khuờ Văn có hai cửa nhỏ là Bí Văn ( văn chương trau
chuốt sáng sủa) và Súc Văn ( văn chương hàm ý, súc tích).
Hai bên 2 dãy bia Tiến sĩ những hiện vật quý giá nhất của khu di tích.

Hiện còn 82 tấm bia phân đều thành 2 bên, mỗi bên 41 bia đối xứng nhau
qua giếng Thiên Quang. Hai tào đình bia xây dựng vào năm 1863, bốn mặt
bỏ trống. Xưa kia xuân thu nhị kỳ, khi trong điện thánh tế lễ Khổng Tử, thì
ở đây cũng sắm sửa lễ vật tế lễ các vị tiên nho mà quý danh được khắc trên
bia đá dựng nơi cửa hiền tài. Hiện n ay 2 đình bia là nơi dựng 2 tấm bia của
hai khoa thi đầu tiên triều Lê năm 1442 và 1448 cùng danh sách 1307 tên
và quê quán của các vị đỗ đại khoa của 82 khoa thi từ năm Đại Bảo 3
(1442) đến năm Kỷ Hợi ( 1779) đã được ghi trên 82 tấm bia Tiến sĩ đặt tại
Văn Miếu.
Qua cửa Đại thành vào khu thứ 4 là khu vực chính thờ Khổng Tử và
các bậc Tiên hiền, Tiên nho, bao gồm điện Đại Thành, nhà Bái Đường, hai
dãy Đông vu, Tay vu.
Cửa Đại Thành 3 gian với hai cột hiên trước và sau giống như cửa Đại
Trung, một hàng cột giữa đỡ xà nóc, ba gian đều được lắp cửa gỗ hai cánh
sơn son trờn cú hoạ tiết rồng mây. Gian chính giữa phía trên treo bức hoành
phi đề 3 chữ “ Đại Thành Mụn”, bên phải có hàng chữ nhỏ đề “ Lý Thỏnh
Tụng Thần Vũ nhị niên Canh Tuất thu bát nguyệt phụng kiến” (tháng Tám
mùa thu năm Canh Tuất Thần Vũ thứ hai đời Lý Thỏnh Tụng võng sắc
dùng 1070), bờn trái ghi : ( Đồng Khánh tam niên Mậu tý trọng đông đại
tu) tu sửa lại vào tháng 11 năm Mậu Tý niên hiẹu Đồng Khánh 3 ( 1888).
Bức hoành này một lần nữa khẳng định Văn Miếu được xây dựng vào năm
1070.
Hai bên cổng Đại Thành có 2 cửa ngách Kim Thanh ở phía Đông và
Ngọc Chấn ở phía Tây là lối vào khu Quốc Tử Giám, đi sau hai dãy Đông
vu, Tây vu để vào sân Đại Bái, điện Đại Thành, vì trước đây chỉ khi tế
Khổng Tử thì cổng Đại Thành mới mở.
“Đại Thành” được lấy từ câu nói của Mạnh Tử khi đánh giá về Khổng
Tử. Ông nói : “ Khổng Tử là tập đại thành”. Ý nghĩa là : Khổng Tử là
người thành đạt đã biết tập hợp tất cả học vấn, đức tốt của các bậc tiờn
thỏnh, tiên hiền.

Qua cửa Đại Thành và đến sân Đại Bái, có hai lối rẽ phải và trái qua 2
cổng nhỏ theo sau hai dãy Đông vu, Tây vu để đi ra Quốc Tử Giám. Sân
hình vuông lát gạch Bát Tràng, phía trước mặt là toà Bái Đường, điện Đại
Thành, hai bên là 2 dãy nhà Đông vu và Tây vu.
Toà Bái Đường gồm 9 gian với 40 cột trụ chống mái, chồng rường, bít
hai đầu, mỏi ngói mũi hài, trên đắp nổi hai con rồng chầu mặt nguyệt. Hai
gian đầu hồi mặt trước và mặt sau là cửa sổ gỗ chấn song con tiện, phía
dưới là những bức phù điêu gỗ thời Lê khắc nổi hình rồng mây đao rất đẹp.
Toàn bộ phần gỗ đều được sơn son thiếp vàg, hai hàng cột ở giữa có
trang trí rồng cuốn mây lượn, được tu sửa nhiều lần, mới đây vào năm 1994
lợp lỏi ngói, năm 1995 sơn thếp các kết cấu gỗ.
Đây là nơi tổ chức các nghi thức tế lễ, do vậy chính giữa toà Đại Bái
đặt một hương án, trên bày đồ thờ. Xưa kia đồ thờ ở đây đều được làm
bằng đồng nay đã mất và thay bằng đỗ gỗ sơn thếp.
Hương án làm bằng gỗ sơn son thếp vàng, hai mặt trước và sau có hoạ
tiết đục trõmh gỗ kiểu hoa văn thời Lê, xen kẽ giữa các chữ triện, một chữ
ở giữa và 4 chữ ở bốn góc hương án:
Mặt trước là : Ngưỡng di cao
Toàn di kiên
Mặt sau là : Chiêm tại tiền
Hốt tại hậu
Đây là lời của Nhan Uyên, học trò của Khổng Tử ca ngợi thầy : “Đạo
lý của Khổng Phu Tử thực là cao sâu, càng ngẩng trông lên càng thấy cao
xa, càng đi sâu nghiên cứu càng thấy uyờn sõu vững chắc, xem thấy đạo lý
đó dường như trước mắt ta bỗng chốc lại biến ra sau”. Điều đó nói lên đạo
đức và học vấn của Khổng Tử thật là bác đại tinh thâm, rộng lớn, sâu sắc.
Phía trên hương án có bức hoành phi: “ Vạn thế sư biểu”( người thầy
tiêu biểu của muôn đời). Đó là 4 chữ của vua Khang Hy nhà Thanh khi đi
thăm Khổng Miếu Khúc Phụ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã đề cao
Khổng Tử là người thầy của muôn đời. Bức hoành phi này được làm trong

đợt tu sửa Văn Miếu năm 1888.
Các gian xung quanh đều được treo các bức hoành phi, câu đối ca
ngợi trước tác của Khổng Tử.
- “Đạo quán cổ kim” ( Đạo Nho đứng đầu xưa nay)
- “ Đức tham thiên địa”( Đức lan toả khắp trời đất)
ở gian đầu hồi phía Đông treo bức hoành kim “Cổ kim nhật nguyệt”
(ánh sáng muôn đời) và chuụng Bớch Ung đều là của Tư nghiệp Quốc Tử
Giám Xuân quận công Nguyễn Nghiễm làm năm 1768.
Mùa xuân năm1962, nhân dịp Tết nguyên đán Bác Hồ đã tới thăm
Văn Miếu Hà Nội,trong buổi trò chuyện thân mật với một số vị phụ lão yêu
thơ của Thủ đô ở tại toà Đại Bái này, Bác có đọc tặng hai câu thơ:
“Tuổi già nhưng chớ khụng già
Góp phần xây dựng nước nhà phồn vinh”
Điện Đại Thành chạy song song với nhà Đại Báu và nối với nhau
bằng một tiểu đình.
Điện Đại Thành gồm 9 gian,xay tường kín ba mặt,phớa trước có cửa
bức bàn đóng kín 7 gian giữa, 2 gian đầu hồi cửa sổ có chấn song con tiện
cố định mang phong cách kiến trúc thời hậu Lê. Kẻ bảy giản đơn không
chạm trổ cầu kỳ, chồng đấu theo kiểu đấu đỡ cột chồng, đầu đao mái cong,
lợp ngói mũi hài. Trên đỉnh là đôi rồng chầu mặt nguyệt được gắn bằng
những mảnh sứ men màu theo nghệ thuật triều Nguyễn. Bên trong điện đều
được sơn son thếp vàng lộng lẫy, nhưng vẫn giữ được vẻ thâm nghiêm, tôn
kính của nơi thờ tự.
Điện Đại Thành là nơi thờ Khổng Tử, Tứ phối, Thập triết. Gian chính
là tượng đúc Khổng Tử, mặt nhìn về hướng Nam, phía sau là khám thờ trờn
cú ngai và bài vị: “ Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử thần vị”.
Bờn đông là tượng Phục Thánh Nhan Hồi và Thuật Thánh Tử Tư.
Bờn tây là Tụng Thỏnh Tăng Tử và Á Thánh Mạnh Tử.
Hai gian đầu hồi là 10 bia đá bài vị Thập triết, là những người tiêu
biểu cho 4 khoa là : Đức hạnh, Ngôn ngữ, Chính trị và Văn học gồm : Mẫn

Tổn, Nhiễm Canh, Nhiễm Ung, Tể Dư, Đoan Méc Tứ, Nhiễm Cầu, Trọng
Do, Ngôn Yển, Bốc Thương, Chuyờn Tôn Sư. Theo sách Đại Nam hội điển
sư lệ đến đời Minh Mệnh cho đốt bỏ các tượng Khổng Tử, Tứ phối, tranh
Thất thập nhị hiền có từ thời Lý, Trần thay bằng bài vị thờ trong khám.
Toà Đại Bái và Điện thánh là nơi các triều đại Lý, Trần, Lê hàng năm
xuân thu hai lần chọn ngày Đinh đầu tiên của tháng hai và tháng tám tế lễ,
do vua chủ tế hoặc cử hoàng thân, đại thần tế thay. Đời Lê gần tới ngày tế
lễ, Lễ bộ làm bảng kê khai lễ vật giao sang bộ Hộ phát lụa, tiền, gạo nếp
cho các quan Giám bạ, Giám tri, Thái quan để sắm sửa lễ vật. Các quan Lễ
bộ thân đến kiểm soát lại. Sang triều Nguyễn, kinh đô chuyển vào Huế nên
hàng năm các cua tế tại Văn Miộu Huế, thời kỳ này ở Văn Miếu Bắc Thành
do quan Tổng đốc tiến hành nghi thức tế lễ.
Hai dãy Đông vu và Tây vu ở hai bờn sân Đại Bái đều gồm 9 gian.
Trước đây mỗi bên đều xây 5 bệ trờn cú 5 khám bài vị thờ Thất thập nhị
hiền đều là học trò của Khổng Tử. Kiến trúc cũ bị phá huỷ năm 1946. Kiến
trúc hiện nay là được xây dựng lại vào năm 1954.
Phía sau Điện thỏnh cú cổng Thái Học dẫn sang khu Quốc Tử Giám –
khu vực thứ 5 di tích.
Cửa Thái Học có kiến tróc nh cửa Đại Thành.
Khu Quốc Tử Giám xưa kia có nhà giảng đường, thư viện, khu tam xá
cho học sinh ở, kho để đồ tế khí và kho chứa bản gỗ khắc in sách. Triều
Nguyễn xây dựng Quốc Tử Giám Huế, khu này trở thành học Phủ của phủ
Hoài Đức ( sau thuộc Hà Nội) và xây đền Khải Thánh để thờ cha mẹ của
Khổng Tử. Toàn bộ khu này đã bị đốt phá năm 1946, chỉ còn lại con đường
lát gạch chính giữa từ cổng Thái Học dẫn đến nền điện Khải Thánh và hai
tấm bia Đề danh bi đình ký do Lê Hữu Thanh, Hoàng giáp khoa Tân Hợi
giữ chức Bố chánh Hà Nội soạn năm Tự Đức 16 ( 1863).
Trước khi khởi công xây dựng khu Thái Học, ngày 15/04/1999 Trung
tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã cam kết với Viện
Khảo cổ học tiến hành đào thăm dò khảo cổ khu Quốc Tử Giám xưa.

Công trình xây dựng khu Thái Học, Trung tâm thiết kế tu bổ di tích –
Bộ Văn hoá Thông tin thiết kế kỹ thuật, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tài
trợ chính và đồng tài trợ là Millicom International Cellular S.A ( MIC) và
Sapere Aude Trustreg ( SAT). Hai đơn vị thi công là : Công ty Tu bổ di
tích và thiết bị văn hoá Trung ương và Công ty xây dựng và phục chế công
trình văn hoá Hà Nội.
Toàn bé khu Thái Học được xây dựng với diện tích 1530m
2
trên tổng
diện tích 6150m
2
gồm các công trình kiến trúc chính là Tiền đường, Hậu
đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến
trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám.
Tầng 1 là nơi tôn vinh Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn
An và là nơi trưng bày về “ Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long và nền
giáo dục Nho học Việt Nam” giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát
triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng những giá trị sâu sắc của truyền
thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, đề cao nhân tài, thừa kế và phát huy di
sản văn hoỏ dõn tộc trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Tầng 2 có 5 gian xung quanh là vách đố lụa, mặt trước có 5 cửa và
mặt sau có 4 cửa để ra lan can phía trước và sau.
Tầng 2 là nơi tôn thờ các danh nhân đã có công xây dựng Văn Miếu
– Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học của Việt
Nam. Đó là các vị vua Lý Thỏnh Tụng, Lý Nhõn Tông và Lờ Thỏnh Tụng.
Lý Thỏnh tụng là vị vua sáng, có tinh thần tự lập, tự cường và nhiều
hoài bão xây dựng đất nước thành một quốc gia hùng mạnh. Ngoài việc
thực hiện nền chính trị nhân đạo và thân dân, Lý Thỏnh Tụng cũn có công
khai sáng cho nền giáo dục Nho giáo Việt Nam với sự kiện thành lập Văn

Miếu năm 1070 được Đại Việt sử ký toàn thư chép “ năm Canh Tuất niên
hiệu Thần Vũ thứ 2 ( 1070) mùa thu, tháng 8 làm Văn Miếu,đắp tượng
Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa
cóng tế, Hoàng Thái tử đến học ở đõy”.
Lý Thỏnh Tụng là vị vua khéo kế thừa, thực lòng thương dan, trọng
việc làm ruộng, thương kẻ bi hình, vỗ về n gười ở xa, an ủi người gần, hậu
lễ dưỡng liêm, tôn sùng đạo học, định rõ chế độ, văn sự thi hành mau
chóng bên trong, phía Nam bỡnh Chiờm, phớa Bắc đánh Tống, uy vũ hiển
hách bên ngoài. Đáng là bậ vua hiền.
Lý Nhõn Tông ( 1066 - 1128) huý là Càn Đức, con trưởng của vua Lý
Thỏnh Tụng và Linh Nhân Hoàng Thái hậu ( tức Nguyên Phi Ỷ Lan), ở
ngôi 56 năm ( 1072 - 1128) thọ 63 tuổi. Lý Nhõn Tông là vị vua sáng suốt
thần võ, trí tuệ hiếu nhõn, thụng âm luật, chế ca nhạc, là bậc vua giỏi của
thơỡ Lý. Tuy mộ đạo Phật, thích điều lành nhưng là vị vua mở mang nền
Nho học Việt Nam. Lý Nhõn Tông là người học trò đầu tiên vào học tại
Văn Miếu ( 1070), lúc đó mới 5 tuổi. Sau khi lên ngoi, năm 1075, vua cho
mở khoa thi Minh kinh bác học và Nho học tam trường. Đây là khoa thi
đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam và Lê Văn Thịnh, người đỗ đầu
khoa thi được tuyển vào hầu vua.
Lờ Thỏnh Tụng ( 1442 - 1479) tự là Tư Thành, huý Hạo, con thứ tư
của Lờ Thỏi Tụng, ở ngôi 38 năm với 2 lần đặt niên hiệu là Quang Thuận
và Hồng Đức. Ông là vị vua anh minh quyết đoán, văn vũ kiêm toàn. Dưới
thời Lờ Thỏnh Tụng, quốc gia Đại Việt đạt đến sự phát triển rực rỡ về mọi
mặt.
Nhà chuông và nhà trống xây hình vuông ở hai bên nhà Thái Học.
Bờn trong có treo một quả chuông cao 2,1m: đường kính 0,99m được đúc
năm, 2000 ( tức năm Canh Thìn) và quả trống lớn, tang trống có đường
kính 2,65m : Mặt trống 2,01m: thể tích 10m
3
; nặng khoảng 700kg. Chiếc

trống này được gọi là “ Trống sấm” vì những người chế tạo là các nghệ
nhân thuộc huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam mong muốn âm thanh của nó như
tiếng sấm.
Trống gồm có 50 thanh gỗ mít ghép lại, mỗi thanh có chiều rộng là
17cm, gỗ làm trống là gỗ của cây mít hơn 300 tuổi lấy ở rừng Đắc Lắc. Mặt
trống được bưng bằng da của hai con trâu già 15 năm tuổi. Mỗi con trâu
nặng khoảng 600kg. Ngày 15 tháng 12 năm 1999 là ngày bưng mặt trống
thứ nhất, ngày 20 tháng 12 năm 1999 là ngày bưng mặt trống thứ nhất,
ngày 20 tháng 12 năm1999 bưng tiếp mặt trống thứ hai.
Phía sau nhà Tả vu khu Thái học của sang vườn Giám. Nơi đây có
nhà Bỏc Giỏc, cây cảnh, cây thế, non bộ thể hiện quan hệ ứng xử truyền
thống của người Việt Nam.
Ở Việt Nam, ngoài Văn Miếu Hà Nội, cũn cú Văn Miếu các tỉnh: Bắc
Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Sơn Tõy, Thỏi Nguyên, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Ninh Bình, Nam Định,Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Yên, Huế, Hội An, Bình
Định, Khánh Hoà, Phỳ Yờn, Biờn Hoà, Bình Thuận, Gia Định, Hưng Hoà,
Vĩnh Long, Kiến trúc ở mỗi địa phươngđều có quy mụ,bố cục riêng, song
quy mô bề thế tiêu biểu nhất,kiến trúc hoàn thiện nhấtvẩnlà Văn Miếu –
Quốc Tử Giám Hà Nội hiện nay.
2. Giá trị văn hoá vật thể.
Từ năm 1442 – 1785 dưới triều Lờ đó tổ chức 124 khoa thi Tiến sĩ.
Nhưng hiện nay ở Văn Miếu –Quốc Tử Giám chỉ có 82 tấm bia được xếp
thành 2 khu vực Đụng, Tõy bờn giếng Thiền Quang. Mỗi bên 41 tấm bia
dựng thành 2 hàng. Cách sắp xếp bia không theo thứ tự thời gian, triều đại
hoặc kích cỡ lớn nhá mà đan xen lẫn nhau. Nhà che bia lúc đầu đã có và
được tu sữa nhiều lần nhưng đến cuối TK XVIII đã bị tàn phá hết. Đến
năm 1994 mới được làm lại.
Ý tưởng dùng bia ghi tên các tiến sĩ được khởi sự từ đời Lê Thỏnh
Tông ( 1484 ) mét vị hoàng đế tài cao, học rộng quan tâm đến việc xây

dựng nền văn hoỏ dân gian của dõn tộc và các đời vua kế tiếp đã cho dùng
bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhằm mục đích biểu dương các
nho giáo sĩ đỗ đạt và khích lệ việc học hành thi cử.
Hai khu vườn bia có hai toà đình thờ bia. Xưa kia hàng năm xuân thu
nhị kỳ trong Văn Miếu làm lễ tế thì ở đây cũng sửa lễ vật cóng báo cáo các
vị tiên Nho của nước ta mà quý tính cao danh còn khắc trên bia đá. 82 tấm
bia tiến sĩ là 82 phong cách điêu khắc , tuy kích thước khác nhau nhưng bia
nào cũng được dựng trên lưng một con rùa, cổ ngẩng cao, bốn chân xoài ra
trong tư thế đang bũ lờn, theo quan niệm của người Việt Nam thỡ rựa từ xa
đã gắn liền với đất nước Việt Nam. Đó là thần Kim Quy giúp An Dương
Vương xây thành Cổ Loa, trong truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm, rùa còn là sứ
giả của Thuỷ Vương giỳp Lờ Lợi đại phá quân Minh Rựa cũn vật được
hợp lại bởi cả âm và dương, bụng phẳng tượng trưng cho đất mang yếu tố
âm, mai khum tượng trưng cho trời mang yếu tố dương. Ngoài ra nú cũn
có ý nghĩa là chịu đựng và sống lâu vĩnh hằng. Bia đá đặt trên lưng rùa
khẳng định sự trường tồn của trí tuệ, của tinh hoa dõn tộc. Đồng thời đó
cũng là tấm gương nhắc nhở cho con cháu hôm nay và mai sau cùng học
tập, phấn đấu theo gương ông cha ta thửa trước. 82 tấm bia ghi tên 1805
nhân vật trong đó có 17 trạng nguyên, 19 bảng nhãn, 47 thám hoa, 284
hoàng giáp và 938 tiến sĩ.
Về chủ trương bia được dựng sau mỗi kỳ thi nhưng không mấy khi
được dựng ngay mà làm tập trung vào từng đợt.
- Đợt 1 : năm 1484 dùng 10 bia cho các khoa thi từ 1442 - 1484
- Đợt 2 : năm 1653 dùng 25 bia cho các khoa từ năm 1554 – 1652
- Đợt 3 : năm 1717 dùng 21 bia cho các khoa từ năm 1656 – 1712
Còn 26 bia được dựng ngay sau các khoa thi
Các bia tiến sĩ là những cổ vật quý giá, những pho sử có giá trị về
nhiều mặt 82 tấm bia phong cách điêu khắc khác nhau, nhưng có thể chia
làm 3 loại theo thời gian dùng bia và đặc trưng nghệ thuật điêu khắc.
- Loại I : gồm các bia dựng từ năm 1484 - 1536

- Loại II : gồm các bia dựng từ năm 1653
- Loại III : gồm các bia dựng từ năm 1717 - 1780
Ngày nay vẫn còn lưu truyền danh tiếng họ tên của các tiến sĩ nh nhà
sử học Ngô Sĩ Liên ( 1442) nhà sử học, nhà chính trị, quân sự nhà thuật học
tài năng lỗi lạc Lê Quý Đôn khoa thi 1775. Người đầu tiên được khắc bia
trờn đỏ là trạng nguyên Nguyễn Trực người xã Bố Khuê – Thanh Oai – Hà
Tây đỗ trạng nguyên khoa Nhâm Tuất niên hiệu Bảo Đại thứ ba ( 1442) đời
vua Lờ Thỏnh Tụng. Người cuối cùng được ghi tên bia đá là tiến sĩ Phạm
Huy Ôn vào khoa thi Kỷ Hợi ( 1779). Đây cũng là khoa thi cuối cùng được
dựng bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, về sau vào thời vua Gia Long và
trong kinh thành Phỳ Xuõn – Huế. Nhìn hai vườn bia, ta nhận thấy có sự
khác nhau giữa các bia, đó là do ở mỗi thời kỳ được khắc lại có những nét
kiến trúc riêng cho mỗi loại. Những tấm bia khắc vào TK XV ( 14 chiếc)
cú trỏn bằng, mỏng, thấp, có hình hoa lá mây trăng Trang trí hoa sen,
ảnh hưởng của phật giáo con rùa đầu hình chim mắt có lông mày, mồm như
mỏ chim, đầu ngẩng cao đôi khi có răng, mai trơn, chân rụt lại.
Những tấm bia được khắc vào TK XVII ( 25 chiếc) trên bia hiện sừng
tê, ngưu bát bảo ( Đạo giáo) bia có hình mặt nguyệt rồng chầu kích thước
cao.
Những tấm bia loại 3 xây dựng vào TK XVIII, bia to cao trang trí
cách điệu nghệ thuật thì khô cứng, duy nhất có một tấm bia chạm khắc hình
người và trõu, rựa cú đầu giống đầu rùa loại cổ ngắn, mai cong vồng lên, có
gò sống lưng chạm hỡnh sỏu cạnh.
3. Phương thức tổ chức.
- Mua vé tự tham quahn
- Mua vé HDV của di tích
- Mua vé HDV riêng của đoàn
4. Các quy định của ban quản lý.
VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
QUY ĐỊNH CỦA VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

Không viết vẽ đứng, ngồi lên bia tiến sĩ, không dẫm lên cỏ
NỘI QUY THĂM QUAN
1.Tôn trọng di tớch,chấp hành quy định của đơn vị quảnlý di tích.
Không xâm hại đến di vật, cảnh quan di tích, không xoa đầu rùa, viết và
đứng ngồi lên bia tiến sĩ.
2. Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, không mặc váy hoặc quần quá ngắn,
trang phục hở hang, trang phục sử dụng trong nhà không hót thuốc, đội
nón, mũ trong khu vực điện thờ.
3. Thực hiện nếp sống văn minh, nơi thờ tự
- Không có hành vi thiếu văn hoá, nói tục, gây mất trật tự an ninh
- Có thái độ đúng mực khi hành lễ mọi người chỉ thắp 1 nén hương,
dâng lễ hương đúng nơi quy định.
4. Nghiêm cấm việc lợi dụng quyền lợi tự do, tín ngưỡng để thực hiện
các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc lừa đảo.
5. Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường, khụng trốo tường,
trèo cây, bẻ cành hái hoa, giẫm lên cỏ, câu cá, bơi lội, vứt rác bừa bãi.
6. Không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy vào khu di tích.
7. Để xe đúng nơi quy định, tự quản đồ dùng để trỏnh xảy ra mất mát.
8. Các hoạt động quay phim, chụp hình chỉ được thực hiện khi có sự
đồng ý của lãnh đạo khu di tích.
5. Các thông tin cần thiết.
- Điểm đỗ xe: Trước cổng Văn Miếu
- Đón trả khách : ở cổng chính
- Giê mở cửa, từ 15/4 - 15/10: từ 7h30 – 17h30, các ngày khác từ 8h
– 17h.
- Giá vé thăm quan:
Vé vào cửa : 10.000đ/người
HS/SV ( có thẻ) : 5000đ/người
Trẻ em ( từ 15 tuổi trở xuống) : miễn vé
Tờ giới thiệu di tích : 3000đ/tờ

- Gửi xe : Xe đạp : 1000đ/xe
Xe máy : 2000đ/xe
6. Các dịch vụ du lịch trong khu vực di tích
- Bản đồ lưu niệm, sách, báo chí
- Chụp ảnh
- Hát quan họ
7. S tuyn thm quan.


Cng
ĐIện KhảI
Thánh
Kho sách
Kho sách
ĐIện ĐạI
Thành
Hữu vụ
ĐạI Thánh Môn
Tả Vụ
Bia đá
Thiên Quang Tỉnh
Khuê Văn Các
ĐạI Trung Môn
Văn Miếu
Môn
Súc văn
ĐạI Tài
Hạ Mã Hạ Mã
Bí Văn
Thánh

Đức
8. Sự kết hợp của Văn Miếu – Quốc Tử Giám với các địa điểm du
lịch khác tại Hà Nội.
9. Thời gian trung bình để tham quan di tích vào khoảng 30 – 45
phót, 45 – 50 phót.
10. Các hoạt động khác.
Tổ chức, chụp ảnh quay phim đám cưới.
Vào các dịp tết, lễ hội dâng hương, rước kiệu, múa rồng, lân.

×