Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng cổ phần thương mại kiên long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 60 trang )


I HC KINH T TP. HCM
KHOA NGÂN HÀNG




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI PHÒNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ - NH TMCP KIÊN LONG


Giáo viên hướng dẫn : Ths. Đào Trung Kiên
Sinh viên thực hiện : Đặng Ngọc Thanh
Lớp - Khóa : NH001-K35






Niên khóa: 2009 - 2013

i

LI C
Tôi xin chân thành cảm ơn Quí Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đã
tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian
tôi học tập tại Trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Đào


Trung Kiên đã rất nhiệt tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
này.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị đang công tác tại
phòng Thanh Toán Quốc Tế Ngân hàng TMCP Kiên Long và anh Phạm Đăng Khoa
đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành
chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn!

ii

NHN XÉT CC TP




















TRƯỞNG PHÒNG
iii

NHN XÉT CNG DN



















GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


iv

MC LC
LU 1

Câu hi và mc tiêu nghiên cu 1
u 1
Phu 1
Kt cu ni dung nghiên cu 1
CH TNG QUAN V NGÂN HÀNG KIÊN LONG VÀ PHÒNG
THANH TOÁN QUC T 3
1.1. Gii thiu chung v NH TMCP Kiên Long 3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.1.2. Quy mô và bộ máy tổ chức 6
1.1.2.1. Vốn điều lệ 6
1.1.2.2. Nhân sự 6
1.1.2.3. Mạng lưới kênh phân phối 9
1.1.3. Hoạt động kinh doanh 2010-2012 9
1.1.4. Chỉ tiêu 2013 13
1.2. Gii thiu v phòng TTQT 14
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 14
1.2.2. Cơ cấu tổ chức: 15
1.2.3. KQKD của phòng TTQT 2010-2012 15
 QUY TRÌNH THANH TOÁN VÀ NHNG RI RO CÓ TH
GP KHI THANH TOÁN L/C  NHTMCP KIÊN LONG 20
2.1. Quy trình thanh toán qua L/C (nhp khu) 20
2.1.1. Phát hành L/C 21
2.1.2. Quy trình nghiệp vụ 21
2.1.3. Thanh toán L/C 23
2.2. Quy trình thanh toán qua L/C xut khu 27
2.3. Các loi rng gp khi thanh toán bng L/C 30
2.3.1. Rủi ro về kĩ thuật 30
2.3.1.1. Rủi ro đối với NH phát hành 30
2.3.1.2. Rủi ro đối với NH thông báo: 32
v


2.3.2. Rủi ro đạo đức 35
2.3.3. Rủi ro khác 37
2.4. Nguyên nhân tn ti ri ro: 39
2.4.1. Chủ quan 39
2.4.2. Khách quan 39
 NHNG GII PHÁP GIM THIU RI RO TRONG
THANH TOÁN CHNG T 41
3.1. Gii pháp t 41
3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế, trước
hết là phương thức thanh toán TDCT 41
3.1.2. Tổ chức tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tạo điều kiện cho thị
trường ngoại hối Việt Nam ngày càng phát triển 42
3.1.3. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 42
3.2. Gii pháp tm vi mô 43
3.2.1. Nâng cao nghiệp vụ 43
3.2.2. Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác 45
3.2.3. Về nhân sự 46
3.2.4. Về chiến lược khách hàng 47
3.2.5. Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới hỗ trợ cho TTQT 47
3.2.6. Hình thành liên minh Ngoại thương- Bảo hiểm- Vận tải 48
KT LUN CHUNG 49
DANH MC TÀI LIU THAM KHO 50
vi

DAN
Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển của Kienlong Bank 4
Hình 1.1: Cơ cấu Hội đồng quản trị 7
Hình 1.2: Cơ cấu Ban Kiểm soát: 7
Hình 1.3: Mô hình tổ chức 8

Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh 2010-1012 (đv: tỷ đồng) 9
Bảng 1.3: Doanh số cấp tín dụng phân theo nhóm của Ngân hàng TMCP Kiên
Long trong giai đoạn 2008 – 2011 12
Bảng 1.4: Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu được đề ra trong năm 2013 của
Kienlong Bank 13
Hình 1.5: Cơ cấu tổ chức phòng TTQT 15
Bảng 1.5: KQKD của phòng TTQT (2010-2012) 15
Bảng 1.6: Doanh thu theo phương thức thanh toán 17
Bảng 1.7: Tình hình thanh toán L/C 17
Hình 2.1: Quy trình thực hiện L/C nhập 20
Hình 2.2 Quy trình thanh toán qua L/C xuất khẩu 28



vii

DANH MC CÁC  TH

Biểu đồ 1.1: KQHĐKD của Kienlong Bank 10
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu vốn huy động phân theo kì hạn tính theo bình quân giai
đoạn 2010 – 2012 của Ngân hàng TMCP Kiên Long 11
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu nguồn vốn hoạt động tính bình quân của Ngân hàng
TMCP Kiên Long giai đoạn 2010 – 2012 11
Biểu đồ 1.4: KQHĐKD phòng TTQT (2010-2012) 16
Biểu đồ 1.5: Tình hình thanh toán L/C 18
viii



NHNN: Ngân hàng nhà nước.

NHTMCP: Ngân hàng Thương mại Cổ phần.
TTV: Thanh toán viên.
KSV: Kiểm soát viên.
NNK: Nhà nhập khẩu.
NXK: Nhà xuất khẩu.
TDCT: Tín dụng chứng từ.
TTQT: Thanh toán quốc tế.
CN: Chi nhánh.
BCT: Bộ chứng từ.


Khóa luận tốt nghiệp
 KIÊN

SVTT: Đặng Ngọc Thanh
1

LU
Cho đến nay, các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi thiết lập quan hệ
mua bán, thường sử dụng các phương thức thanh toán như là Chuyển tiền (
Remittance), Ủy thác thu (Collection), Tín dụng chứng từ (Documentary Credit).
Trong đó thì TDCT là phương thức tỏ ra ưu việt hơn hẳn, vì có thể đảm bảo quyền
lợi cho các bên tham gia. Tuy nhiên, phương thức này cũng không tránh được
những rủi ro tuyệt đối. Thực tế cho thấy, các bên tham gia của Việt Nam khi bước
vào thị trường thế giới đa phần là mới lạ, kinh nghiệm còn non trẻ, do đó rất dễ
phát sinh thiệt hại khi gặp rủi ro.
Được tạo điều kiện thực tập tại phòng Thanh Toán Quốc Tế tại của NH
TMCP Kiên Long, em đã quyết định lấy đề tài “Rủi ro trong phương thức thanh
toán Tín Dụng Chứng Từ” làm đề tài tốt nghiệp.
CÂU HI VÀ MC TIÊU NGHIÊN CU

- Nhận định được thực trạng thanh toán TDCT tại NHTMCP Kiên Long
- Những rủi ro có thể gặp trong quá trình thanh toán L/C
- Một số giải pháp mang tính khả thi đã và đang được áp dụng tại NH
U
Nghiên cứu định tính dựa trên số liệu và báo cáo về tình hình kinh doanh tại
phòng TTQT và những ví dụ thực tiễn tại NH.
PHU
Đề tài được thực hiện trong phạm vi các hoạt động diễn ra tại phòng TTQT.
Đối tượng là những L/C XNK được thực hiện tại Kienlong Bank.
KT CU NI DUNG NGHIÊN CU
Đề tài gồm 3 chương:
 KIÊN
Khóa luận tốt nghiệp

2
SVTT: Đặng Ngọc Thanh

 Chương I: Tổng quan về Ngân hàng Kiên Long và phòng Thanh Toán
Quốc Tế
 Chương II: Những rủi ro trong quá trình thanh toán Tín dụng chứng từ
 Chương III: Những giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán Tín
dụng chứng từ
Khóa luận tốt nghiệp
 KIÊN

SVTT: Đặng Ngọc Thanh
3

 TNG QUAN V NGÂN HÀNG KIÊN LONG VÀ
PHÒNG THANH TOÁN QUC T

1.1. GII THIU CHUNG V NH TMCP KIÊN LONG
1.1.1. Lch s hình thành và phát trin
- Tên đầy đủ : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kiên Long
- Tên giao dịch quốc tế : Kien Long Commercial Joint -Stock Bank
- Tên gọi tắt : Kienlong Bank
- Mã giao dịch Swift : KLBKVNVX
- Tổng Giám đốc : Ông Phạm Khắc Khoan
- Mạng lưới hoạt động : 96 CN và Phòng Giao dịch trên toàn quốc
Ngân hàng TMCP Kiên Long (tiền thân là NHTMCP Nông Thôn Kiên Long) đi
vào hoạt động từ ngày 27/10/1995 tại Kiên Giang, được thành lập theo giấy phép hoạt
động số 0056/NH-GP ngày 18/09/1995 do NHNN Việt Nam cấp với thời gian hoạt
động là 50 năm.
Giấy phép thành lập số 1115/GB-UB ngày 02/10/1995 do UBND tỉnh Kiên Giang
cấp. Quyết định số 2434/QĐ-NHNN ngày 25/10/1995 của Thống đốc NHNN chấp
thuận việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ nông thôn lên đô thị và đổi tên thành NH
TMCP Kiên Long.
Logo và slogan của Kienlong Bank :

 KIÊN
Khóa luận tốt nghiệp

4
SVTT: Đặng Ngọc Thanh |

Bn phát trin ca Kienlong Bank
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật
1995- 2000
- Đây là giai đoạn hình thành Ngân hàng Kiên Long, những người
sáng lập phần đông là những kỹ sư nông nghiệp chưa có khái niệm

rõ về lĩnh vực ngân hàng nên Ban lãnh đạo đã gởi gắm anh em có
trình độ đến ngân hàng bạn, Ngân hàng Nhà nước để học hỏi
nghiệp vụ, chuyên môn.
- Giai đoạn này đầu tư cho vay chủ yếu ở địa bàn nông thôn, nguồn
tiền mặt huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Nâng vốn điều
lệ từ 1.2 tỷ đồng lên 4.5 tỷ đồng. Từng bước mở rộng mạng lưới
qua việc thành lập thêm 03 Phòng giao dịch
- Giai đoạn này, Ngân hàng đã chạy chương trình phần mềm Kế
toán - truyền số liệu của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín tại
TP.HCM. Cũng kể từ đó, Kiên Long là Ngân hàng Cổ phần đầu
tiên tại Kiên Giang thực hiện truyền số liệu Kế toán qua mạng điện
thoại từ các đơn vị về Hội sở, giúp cho Ban Lãnh đạo và Phòng Kế
toán kiểm tra giám sát hàng ngày hoạt động của các đơn vị.
2000- 2005
- Xây dựng Hội sở khang trang đặt tại Thị xã Rạch Giá là trung tâm
quản lý toàn Ngân hàng, các đơn vị trực thuộc gồm 04 Chi nhánh
và 03 phòng giao dịch hoạt động trên tỉnh Kiên Giang, kể cả
huyện đảo Phú Quốc nơi có nhiều tiềm năng phát triển.
- Đến 31/12/2005 vốn điều lệ đạt 28.039 tỷ đồng
- Giai đoạn này, Kiên Long đã hoàn thiện và phát triển các dịch vụ
như: Thanh toán thẻ, sec du lịch, dịch vụ chuyển tiền nhanh trong
và ngoài nước, thu đổi ngoại tệ và các phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt khác thông qua tài khoản của khách hàng, với
tốc tăng trưởng bình quân hàng năm trên 40%.
Khóa luận tốt nghiệp
 KIÊN

SVTT: Đặng Ngọc Thanh
5


- Khi mới thành lập Ngân hàng chỉ có hơn 10 nhân viên, đến tháng
12/2004 lực lượng nhân sự Kiên Long đã có trên 200 nhân sự.
- Trong giai đoạn này, Ngân hàng tạo điều kiện đào tạo nguồn nhân
lực bằng cách đưa đi đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ và quản lý để
nâng cao trình độ thực hiện công việc của nhân viên, gắn liền
chuyên môn với công việc. Thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt
Nam, Ngân hàng Kiên Long còn cử nhân sự dự các lớp đào tạo và
học tập kinh nghiệm các ngân hàng nước ngoài tại Thái Lan, Hàn
Quốc, Sing-ga-po, Ma-lai- xi- a …
2005 đến
nay
- Đến nay hệ thống Kienlong Bank bao gồm: 01 Hội sở, 95 Chi
nhánh và Phòng giao dịch phủ mạng lưới hoạt động 26 tỉnh thành
trên toàn quốc. Đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm mới, tiếp
cận với những phân khúc thị trường đầy tiềm năng mà trước đây
Ngân hàng Kiên Long chưa vươn tới được.
- Đến cuối năm 2010, tổng số nhân viên của Kienlong Bank là
1,963 người trong đó có 816 cộng tác viên, tăng 200 lần so với
giai đoạn đầu thành lập. Trong đó số CBNV có trình độ đại học và
trên đại học chiếm gần 70%, còn lại là đội ngũ cộng tác viên.
- Để tiến tới mục tiêu Kienlong Bank trở thành Ngân hàng hiện đại,
Kienlong Bank đã thương thảo và ký kết hợp đồng mua và triển
khai hệ thống Core Banking TCBS (sản phẩm của tập đoàn OSI -
Hoa Kỳ), đơn vị trực tiếp triển khai là Công ty Tin học Á Châu
(AICT), Core Banking này đã được các Ngân hàng hàng đầu Việt
Nam sử dụng như ACB, Ngân hàng Phương Nam kế hoạch triển
khai từ Quý II/2010 và trong năm 2011 hệ thống này sẽ đi vào
hoạt động.
- Tính đến ngày 31/12/2010, tổng tài sản đạt gần 13,000 tỷ đồng;
 KIÊN

Khóa luận tốt nghiệp

6
SVTT: Đặng Ngọc Thanh |

vốn điều lệ từ 1.2 tỷ đồng năm 1995 lên 3,000 tỷ đồng; dư nợ cho
vay 7,008 tỷ đồng; tổng huy động vốn 9,217 tỷ đồng; lợi nhuận
trước thuế tăng trưởng bình quân 172.88%/năm. Các hoạt động
kinh doanh dịch vụ khác như: doanh số chuyển tiền nhanh, kinh
doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế đều tăng trưởng và ngày càng
thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, Ngân hàng
vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động nhờ việc chú trọng quản trị rủi
ro, duy trì cơ cấu tín dụng an toàn và hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu được
kiểm soát ở mức 1.2%, thấp hơn mức cho phép của Ngân hàng
Nhà nước.
- Từ những thành quả đạt được, Ngân hàng Kiên Long đã nhận
được nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Tổng cục Thuế, Bộ Tài
chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2007 Ngân
hàng Kiên Long được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký
Quyết định số 1224/2007/QĐ-CTN (ngày 26/10/2007), về việc
tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Ngân hàng TMCP Kiên
Long vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2002 đến
năm 2006, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ tổ quốc.
Nguồn: www.kienlongbank.com.vn
1.1.2. Quy mô và b máy t chc
1.1.2.1. Vu l
Từ 1.2 tỷ đồng khởi nghiệp, nay Kiên Long đã tăng mức vốn điều lệ lên 3000 tỷ
đồng.
1.1.2.2. Nhân s

Tính đến 31/12/2012 thì tổng số nhân sự của toàn hệ thống NH Kiên Long là
2,776 nhân sự, tăng 334 nhân sự, tương đương tăng 13.67% so với năm 2011.
Khóa luận tốt nghiệp
 KIÊN

SVTT: Đặng Ngọc Thanh
7

u Hng qun tr


u Ban Kim soát:




Chủ tịch HĐQT: Ông Trần Phát
Minh
Ủy viên
HĐQT: Ông
Huỳnh Bá
Lân
Ủy viên
HĐQT: ông
Nguyễn Văn
Hòa
Ủy viên
HĐQT: ông
Phạm Văn
Năng

Ủy viên
HĐQT: ông
Lê Quang
Chính
Ủy viên
HĐQT: ông
Lê Thanh
Hải
Phó Chủ tịch thường trực HĐQT:
Ông Trương Hoàng Lương
Trưởng ban kiểm soát: ông Nguyễn
Chí Nhiều
Kiểm soát viên: ông Lê Thanh
Hưng
Kiểm soát viên: ông Nguyễn Văn Phú
 KIÊN
Khóa luận tốt nghiệp

8
SVTT: Đặng Ngọc Thanh |

Hình 1.3: Mô hình t chc
Chi nhánh

Chi nhánh

Chi nhánh

Phòng Kế toán - Ngân quỹ


Phòng giao dịch

Phòng Kinh doanh

Phòng giao dịch

Khối Tổng hợp - Tác nghiệp Khối Hỗ trợ - Kỹ thuật
Mạng lưới các chi nhánh

……
Phòng Nhân sự

Phòng Hành chánh - Quản trị

Phòng Pháp chế và Xử lý nợ

Phòng Công nghệ thông tin

Phòng Kế hoạch và Đầu tư

Phòng Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ

Phòng Kinh doanh

Phòng Kế toán - Tài vụ

Phòng Ngân quỹ

Phòng Thanh toán quốc tế


Phòng Thầm định tài sản

Phòng Tiếp thị

Hội đồng TĐKT - Kỷ luật
Hội đồng Lương - Thưởng
Hội đồng Tín dụng
Ban Kiểm soát

Đại hội đồng Cổ đông

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

Các Phó Tổng Giám đốc

Phòng Quản lý rủi ro


Nguồn: www.kienlongbank.com.vn
Khóa luận tốt nghiệp
 KIÊN

SVTT: Đặng Ngọc Thanh
9

1.1.2.3. Mi kênh phân phi
Thực hiện chiến lược phát triển và mở rộng mạng lưới, trong thời gian qua với sự
ra đời của các chi nhánh tại các vùng trọng điểm trong cả nước như Hà Nội, TP. HCM,

Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, thành lập 06 chi nhánh ở khu vực miền
Trung và Tây Nguyên đồng thời phủ kín 13/13 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL cho thấy sự
lớn mạnh không ngừng của Ngân hàng Kiên Long trong việc mở rộng mạng lưới, trở
thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong khu vực ĐBSCL nói riêng và trên địa bàn cả
nước nói chung. Trong năm 2012, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Kiên Long đã
được mở rộng thêm ở các chi nhánh: Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định, nâng tổng số
96 điểm hoạt động trên toàn quốc.
1.1.3. Hong kinh doanh 2010-2012
Bng 1.2: Kt qu kinh doanh 2010- ng)
Ch tiêu
2010
2011
2012
Tng tài sn
12,628
17,849
18,581
Vng
9,218
14,010.46
14,751
 cho vay
7,008
8,403.86
9,683
Li nhun sau thu
195
395
351
T l chia c tc

10%/ năm
10%/ năm
10%/năm
Nguồn: BCTN Ngân hàng TMCP Kiên Long các năm 2010, 2011 và 2012


 KIÊN
Khóa luận tốt nghiệp

10
SVTT: Đặng Ngọc Thanh |

Bi 1.1a Kienlong Bank

Thông qua Bảng 1.2 , nhận thấy số dư huy động vốn của Ngân hàng TMCP
Kiên Long không ngừng tăng qua các năm, điều này cho thấy một sự nổ lực, cũng như
phấn đấu của toàn thể hệ thống Ngân hàng TMCP Kiên Long trong hoạt động kinh
doanh của mình. Vì huy động vốn chính là một trong những hoạt động tiên phong đi
đầu và quyết định đến doanh số cấp tín dụng, hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn
cho hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Kiên Long nói riêng.
Ta đi vào phân tích cụ thể cơ cấu nguồn vốn của Kienlong Bank. Đầu tiên là
phân theo mức kì hạn, ta có ngắn hạn, trung hạn và không kì hạn. Biểu đồ 1.5 cho ta
thấy được trong 3 năm gần đây, ta dễ dàng nhận thấy tiền gửi không kỳ hạn chiếm
phần lớn tổng nguồn vốn huy động (67%). Điều này cho thấy rằng có thể doanh số cấp
tín dụng của Ngân hàng TMCP Kiên Long tăng nhưng sẽ là về tín dụng ngắn hạn, như
vậy nguồn thu nhập sẽ tăng không cao. Tuy nhiên kết quả này cũng cho thấy một phần
mức độ hài lòng của khách hàng đã tăng lên, khi họ đã từng bước giao dịch với hệ
thống thông qua các sản phẩm ngắn hạn.
0
2,000

4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
16,000
18,000
20,000
2010 2011 2012
-2012)
tổng TS
vốn huy động
dư nợ cho vay
lợi nhuận sau thuế
Khóa luận tốt nghiệp
 KIÊN

SVTT: Đặng Ngọc Thanh
11

Bi 1.2: u vng phân theo kì hn
2010  2012 ca Ngân hàng TMCP Kiên Long
Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 – 2012, Ngân hàng TMCP Kiên Long
Bi 1.3u ngun vn hong tính bình quân ca Ngân hàng TMCP
n 2010  2012
Đơn vị tính: %


Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 – 2012, Ngân hàng TMCP Kiên Long
67%
32%
1%
Ngắn hạn
Trung hạn
Không kỳ hạn
67%
27%
2% 2%
Vốn huy động
Vốn điều lệ và các quỹ
Lợi nhuận chưa phân phối
Nguồn khác
 KIÊN
Khóa luận tốt nghiệp

12
SVTT: Đặng Ngọc Thanh |

Dễ dàng nhận thấy đa phần nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng TMCP Kiên
Long là vốn huy động, điều này thể hiện một phần bản chất của một tổ chức tín dụng,
nhưng kế đến là vốn điều lệ và các quỹ chiếm 27%. Nếu so con số 27% với tỷ lệ vốn
huy động trong tổng nguồn vốn hoạt động chiếm 67%, rõ ràng một ý niệm về khả năng
hạn chế rủi ro của Ngân hàng TMCP Kiên Long là rất cao. Thêm vào đó nhiều NHTM
trên thế giới thông thường vốn điều lệ chỉ chiếm 10% còn vốn huy động chiếm đến
90%.
Bng 1.3: Doanh s cp tín dng phân theo nhóm ca Ngân hàng TMCP Kiên
n 2010  2012
Đơn vị tính: tỷ đồng


2010
2011
2012

4,754.039
6,860.772
8,577.949

63.521
69.946
92.845

22.471
30.938
67.622

17.453
23.968
41.870

16.894
22.811
123.569
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008 – 2011, Ngân hàng TMCP Kiên Long
Có thể thấy doanh số cấp tín dụng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, công tác
quản trị rủi ro tín dụng vẫn phải được xem trọng vì doanh số nợ nhóm một không
ngừng tăng lên, và chiếm tỷ trọng rất cao so với các nhóm nợ còn lại.
Nguồn vốn của hệ thống chủ yếu sử dụng cho việc cho vay, và đó cũng là hoạt
động chiếm tỷ lệ giao dịch cao nhất trong hoạt động cấp tín dụng, nhưng hoạt động cấp

tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long đa phần là ngắn hạn. Tuy cấp tín dụng ngắn
hạn có thể đảm bảo rủi ro tín dụng thấp, nhưng thu nhập đem lại cho hệ thống là không
cao. Chính vì như vậy hệ thống cần tiếp tục phát huy những biện pháp để tăng cường
Khóa luận tốt nghiệp
 KIÊN

SVTT: Đặng Ngọc Thanh
13

huy động trung dài hạn để phục vụ cho mục tiêu mở rộng kỳ hạn cấp tín dụng cho
khách hàng dài hơn.
Năm 2012 là năm đầy khó khăn và thử thách đối với hoạt động tài chính Ngân
hàng. Những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới đã tác động mạnh mẽ đến
ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Kiên Long nói riêng. Thế nhưng nhờ định
hướng đúng đắn của Hội đồng Quản trị, những giải pháp kịp thời của Ban điều hành và
sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ, nhân viên toàn hệ thống , Ngân hàng Kiên
Long đã vượt qua thời kỳ khó khăn, đảm bảo an toàn và ổn định toàn hệ thống.
Kết quả đến cuối năm 2012 các chỉ tiêu cơ bản đều tăng và vượt kế hoạch, trong
đó tổng tài sản tăng 4.1% so với năm 2011; tổng nguồn vốn huy động gần 15,000 tỷ
đồng, đạt 101% so với kế hoạch, tăng 5.29% so với năm 2011; dư nợ tín dụng 9,683 tỷ
đồng, tăng 15.22% so với năm 2011 và đạt 100.19% kế hoạch năm 2012. Riêng chỉ
tiêu lợi nhuận sau thuế là 351 tỷ đồng, đạt 88% so với kế hoạch. Các hoạt động kinh
doanh dịch vụ khác như: doanh số chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán
quốc tế đều tăng trưởng và ngày càng thu hút thêm khách hàng. Ngoài ra Ngân hàng
vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động nhờ việc chú trọng duy trì rủi ro, duy trì cơ cấu tín
dụng an toàn và hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp hơn mức cho phép
của Ngân hàng Nhà nước.
1.1.4. Ch tiêu 2013
Bng 1.4: Các ch tiêu ch y a Kienlong Bank
Ch tiêu

K hoch
So vi 2012
Tng tài sn
22,226 tỷ đồng
Tăng 19.62%
Vng
17,740 tỷ đồng
Tăng 20.26%
 cho vay
11,600 tỷ đồng
Tăng 19.79%
T l n xu
≤ 3%

Li nhuc thu
520 tỷ đồng
Tăng 11.11%
Nguồn: BCTN năm 2012 của Kienlong Bank
 KIÊN
Khóa luận tốt nghiệp

14
SVTT: Đặng Ngọc Thanh |

1.2. GII THIU V PHÒNG TTQT
1.2.1. Lch s hình thành và phát trin
Tháng 8/ 2008, Bộ phận Thanh toán Quốc tế của Ngân hàng TMCP Kiên Long
chính thức đi vào hoạt động. Trong thời gian đầu hoạt động còn gặp khá nhiều khó
khăn như Kienlongbank chưa gia nhập tổ chức SWIFT và chưa nhận được giấy phép
thực hiện hoạt động Thanh toán quốc tế chính thức của Ngân hàng Nhà nước nên

Kienlongbank phải thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế thông qua Ngân hàng TMCP
Á Châu (ACB).
Ngày 10/9/2009, Ngân hàng Nhà nước chính thức cấp giấy phép số
7014/NHNN-TTGSNH cho phép Kienlongbank được cung ứng dịch vụ Thanh toán
quốc tế.
Ngày 8/3/2010, mã SWIFT của Ngân hàng Kiên Long chính thức được kích hoạt
với SWIFT code là KLBKVNVX. Đồng thời Kienlong bank cũng mở xong tài khoản
Nostro tại Mỹ. Bắt đầu từ mốc thời gian này, Kienlongbank đã hoàn toàn độc lập trong
việc thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế với các ngân hàng nước ngoài mà
không còn phải thông qua ACB.
Từ ngày đầu thành lập với chỉ có 4 thành viên, đến năm 2013 số lượng nhân sự
của Phòng Thanh toán Quốc tế và Tài trợ Thương mại là 11 người (gồm 01 Trưởng
phòng và 01 phó phòng).



Khóa luận tốt nghiệp
 KIÊN

SVTT: Đặng Ngọc Thanh
15

1.2.2. u t chc:
u t chc phòng TTQT

1.2.3. KQKD ca phòng TTQT 2010-2012
Hoạt động TTQT ở Kienlong Bank được hiểu là tất cả các hoạt động liên quan
đến chuyển tiền, nhờ thu, Tín dụng chứng từ và các hoạt động liên quan đến ngoại tệ
khác như kinh doanh ngoại tệ hay tài trợ XNK.
Bng 1.5: KQKD ca phòng TTQT (2010-2012)

Đvt: Nghìn USD

2010
2011
2012
Thanh Toán Quc T
52,700
73,050
37,300
Kinh Doanh Ngoi T
134,178
283,800
202,900
Tài Tr XNK
5,478
8,795
10,084
Tng
192,356
365,645
250,284
Nguồn: Báo cáo KQKD phòng Thanh Toán Quốc Tế, NH TMCP Kiên Long
Trưởng phòng: Huỳnh Lê
Thủy
tổ Thanh Toán
Quốc tế (hiện
chưa có tổ
trưởng)
tổ Kinh Doanh
Ngoại tệ: tổ

trưởng Lê Thị
Khánh Hưng
tổ Tài trợ Thương
Mại (hiện chưa
có tổ trưởng)
tổ Kiểm Soát: tổ
trưởng Nguyễn
Trần Ngọc Châu
Phó phòng: Nguyễn
Lương Tâm

×