Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Báo cáo y học bệnh trĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 32 trang )

BỆNH TRĨ
ThS. BS. Nguyễn Tạ Quyết
Khoa Y, ĐHYD TPHCM
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các yếu tố dịch tễ học của trĩ và các yếu tố
thuận lợi gây bệnh trĩ
2. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh
trĩ
3. Kể và mô tả được các biến chứng của bệnh trĩ
4. Nêu được các chẩn đoán phân biệt của bệnh trĩ
5. Trình bày được các phương pháp điều trị bệnh trĩ
ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRĨ
• Bệnh trĩ đã được biết từ bao thế kỷ nay nhưng cho đến nay người ta vẫn
chưa hiểu biết tường tận về bệnh sinh, bệnh nguyên, thương tổn giải phẫu
bệnh của nó, vì thế vẫn chưa có được định nghĩa thỏa đáng.
• Tỷ lệ người mắc bệnh khá cao.
 Thống kê ở nước ngoài: tỷ lệ bệnh ở người trên 50 tuổi là 50% ;
5% dân số có triệu chứng của bệnh trĩ.
 Việt Nam: điều tra dịch tễ học trên 3.103 người ở một nhà máy hóa
chất thuộc vùng trung du Bắc bộ, số người mắc bệnh trĩ là 1.089,
chiếm tỷ lệ 35%.
• Đa số xảy ra ở người lớn tuổi và không gặp ở trẻ em.
• Tỷ lệ bệnh ở phái nam gấp đôi phái nữ.
YẾU TỐ THUẬN LỢI
1. Táo bón kinh niên, hội chứng lỵ
• Khi rặn áp lực trong ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần (Best và Taylor),
• Sự lặp đi lặp lại kéo dài của rặn gắng sức → tăng sự ứ đọng máu ở đám
rối tĩnh mạch trĩ lên → khối trĩ sa ra ngoài hậu môn.
1. Tăng áp lực ổ bụng
• Những bệnh nhân ho nhiều do viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản
• Những người thường xuyên lao động nặng nhọc như khuân vác,


• Vận động viên các môn thể thao nặng như cử tạ, quần vợt, những
người làm công việc
• Đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng,…
• Tăng áp lực ổ bụng liên tục → cản trở sự hồi lưu tĩnh mạch của vùng
hậu môn → bệnh trĩ xuất hiện.
1. U bướu hậu môn-trực tràng và vùng chung quanh
• Ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung (ung thư tử cung, u xơ tử
cung), thai nhiều tháng cản trở máu tĩnh mạch hồi lưu là những nguyên
nhân của trĩ đã được xác minh. Trong những trường hợp này, trĩ được
tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu
chứng.
THUYẾT CƠ HỌC
• Đám rối tĩnh mạch nằm ở tầng sâu của lớp
dưới niêm mạc và được giữ tại chỗ nhờ các mô
sợi cơ đàn hồi (dây chằng Park).
• Khi tuổi tác tăng lên thì các mô sợi cơ đàn hồi
có hiện tượng thoái hóa keo chùng nhão dần,
mô trở nên lỏng lẻo bất thường. Tình trạng này
làm cho đám rối trĩ di chuyển nhiều hơn mỗi
khi áp lực trong xoang bụng tăng lên do táo
bón hay do rối loạn đi cầu, gây ra trĩ nội sa.
Điều này giải thích cho triệu chứng điển hình
của trĩ là sa trĩ. Thuyết này có thể giải thích tỷ
lệ mắc bệnh trĩ cao ở một số gia đình do sự
mỏng manh có tính di truyền của mô sợi cơ
đàn hồi này.
SINH BỆNH HỌC
THUYẾT HUYẾT ĐỘNG HỌC
• Trong lớp dưới niêm mạc của phần thấp trực tràng và của ống
hậu môn có rất nhiều khoang mạch. Vách các khoang mạch

này chỗ dầy chỗ mỏng tạo nên tổ chức hang, ở đây có sự
thông nối giữa động và tĩnh mạch.
• Các búi tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc trong ống hậu
môn không đối xứng nhau và nằm ở các vị trí 4, 7, 11 giờ lại
có tính cách cương cử nên có chức năng của một cái đệm, có
vai trò trong khép kín hậu môn và giữ cho đi cầu tự chủ.
• Có giả thuyết cho rằng trĩ là do sự phình giãn của tĩnh mạch ở
ống hậu môn (quan sát đầu tiên do Sappey thực hiện năm
1874 và được củng cố thêm trong các nghiên cứu gần đây của
Thomson). Cơ chế phình giãn tĩnh mạch là do sự gia tăng áp
lực tĩnh mạch gây ra bởi các yếu tố như tư thế đứng lâu, di
truyền, mất van tĩnh mạch và sự tắc nghẽn hệ thống tĩnh
mạch.
SINH BỆNH HỌC
THUYẾT HUYẾT ĐỘNG HỌC
• Vi tuần hoàn của ống hậu môn có chứa các
shunt động-tĩnh mạch. Các shunt này chịu
tác động của các kích thích nội tiết hoặc sinh
lý thần kinh.
• Bình thường các shunt động-tĩnh mạch đóng
lại, giúp cho sự trao đổi máu trong mô xảy
ra.
• Kích thích → gia tăng lưu lượng máu trong
tĩnh mạch trĩ trên → co thắt các cơ thắt trước
mao mạch và các shunt động-tĩnh mạch mở
ra → mô không được nuôi dưỡng, gia tăng
áp lực đột ngột ở các đám rối tĩnh mạch trĩ
→ giãn các tĩnh mạch trĩ.
SINH BỆNH HỌC


TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN
• Phần lớn bệnh nhân không có biểu hiện gì vì tuy chảy
máu có khi thường xuyên nhưng với số lượng ít.
• Thiếu máu: thỉnh thoảng gặp bệnh nhân thiếu máu rất
nặng, dung tích hồng cầu dưới 10%.
• Khi phát hiện triệu chứng thiếu máu nặng ta cần chú
ý đến các bệnh lý khác về huyết học hay xuất huyết
tiêu hóa trên và dưới.
TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
1. Chảy máu
• Có sớm nhất và thường gặp nhất.
• Lúc đầu chảy máu rất kín đáo(dính giấy vệ sinh)→ Về sau mỗi khi đi cầu
phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia → Muộn
hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại
chảy.
• Máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu.
• Máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu
ra nhiều máu cục.
2. Sa trĩ
• Sa trĩ cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ sa mà biểu hiện
lâm sàng khác nhau.
• Trĩ sa độ 2 thì không gây phiền hà nhiều. Nếu
• Trĩ sa độ 3 bệnh nhân rất khó chịu mỗi khi đi cầu, khi đi lại nhiều, khi làm
việc nặng.
• Trĩ sa độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.
TRIỆU CHỨNG KHÁC
1. Đau
• Tắc mạch
• Sa trĩ
• Nứt hậu môn đi kèm,

• Áp xe cạnh hậu môn đi kèm nằm
2. Chảy dịch nhầy ở hậu môn
• Triệu chứng của bệnh lý khác như
viêm trực tràng, u trực tràng…
3. Ngứa: viêm da quanh hậu môn
TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ
• Tư thế khám hậu môn
TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ
• Nhìn :
• Trĩ ngoại nằm ở ngoài, da chung quanh lỗ hậu môn phồng
căng bóng, dưới lớp da căng bóng có thể thấy màu xanh
của các tĩnh mạch nổi.
• Trĩ nội: nhiều búi, phủ niêm mạc.
• Các dấu hiệu khác: viêm da quanh hậu môn, chất nhầy
hay chàm, condyloma…
• Sờ: Sờ nắn ngoài hậu môn, vào các búi trĩ ngoại thấy
mềm, ấn xẹp, khi có tắc mạch sờ có cảm giác những cục
cứng nhỏ như hạt tấm ấn rất đau.
TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ
• Thăm hậu môn trực tràng
Khó phát hiện trĩ, chỗ niêm mạc phồng lên, khi
ấn vào mất đi.
Là động tác cần thiết có thể phát hiện được các
biến chứng của trĩ như thuyên tắc mạch hay ung
thư ống hậu môn và ung thư phần dưới bóng trực
tràng.
Chú ý đến trương lực của cơ vòng khi bệnh nhân
rặn cũng như lúc nghỉ. Khi rút ngón tay ra cần
lưu ý đến các chất dịch dính trên găng như máu,
mủ, chất nhầy

TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ
• Soi hậu môn trực tràng
Thấy rõ tình trạng các búi trĩ, đó là những chỗ niêm mạc phồng lên,
thẫm màu hơn, thường nằm ở các vị trí 4, 7, 11 giờ.
Là phương pháp tốt nhất, có giá trị nhất để chẩn đoán trĩ nội độ 1.
Giúp phát hiện thương tổn nứt hậu môn: mất niêm mạc của ống
hậu môn, thường nằm ở nửa ngoài của ống hậu môn, ở chính giữa
hay hơi lệch sang phải hay trái , chỗ mất niêm mạc có hình cái vợt với
đầu phình hướng ra phía ngoài và cán vợt quay vào trong. Trên đầu
chỗ phình ở phía ngoài nhiều khi thấy một mẩu da thừa, đó là u hạt
viêm mạn tính và xơ hóa.
bắt buộc để phát hiện ung thư bóng trực tràng và ung thư đoạn
dưới đại tràng chậu hông, do trên thực tế thường có lầm lẫn với trĩ vì
cũng có triệu chứng đi cầu ra máu.
PHÂN ĐỘ TRĨ NỘI
• Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
• Trĩ độ 2: lúc thường thì búi trĩ nằm gọn trong ống hậu
môn, khi rặn ỉa thì búi trĩ thập thò ở lỗ hậu môn hay lòi ít
ra ngoài. Khi ỉa xong, đứng dậy búi trĩ tự thụt vào.
• Trĩ độ 3: mỗi lần đại tiện hay đi lại nhiều, ngồi xổm, làm
việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Khi đã sa ra ngoài thì
phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hay phải dùng
tay ấn nhẹ vào.
• Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống
hậu môn. Lúc này các búi trĩ khá to, thường liên kết với
nhau tạo thành trĩ vòng.
TRĨ NỘI ĐỘ 1
TRĨ NỘI ĐỘ 2
TRĨ NỘI ĐỘ 3
TRĨ NỘI ĐỘ 4

TRĨ NỘI ĐỘ 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×