Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đổi mới quản trị quá trình sản xuất tại Công ty cổ phần ống thép Việt Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.02 KB, 72 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
MỤC LỤC
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
I. BẢNG
Bảng 1. Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2008 - 2012 Error: Reference source
not found
Bảng 2. Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2008 - 2012 Error: Reference source
not found
Bảng 3. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008- 2012. .Error: Reference
source not found
Biểu đồ 1. Biểu đồ cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008- 2012. .Error:
Reference source not found
Bảng 4. Một số chỉ tiêu phân tích tài chính của Công ty giai đoạn 2008-2012. .Error:
Reference source not found
Bảng 5. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2008- 2012. Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2. Biểu đồ doanh thu của Công ty giai đoạn 2008 - 2012 Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3. Biểu đồ lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2008 - 2012 Error: Reference
source not found
Bảng 6. Đóng nộp ngân sách và thu nhập bình quân của người lao động giai đoạn
2008- 2012 Error: Reference source not found
Bảng 7. Cung và cầu thép tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 Error: Reference
source not found
Bảng 8. Bảng thống kê máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty cổ phần Error:
Reference source not found
ống thép Việt Đức Error: Reference source not found


Bảng 9: Chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất năm 2013 Error: Reference source not found
Bảng 10. Kế hoạch sản xuất ống thép đen tháng 02/2013Error: Reference source not
found
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
Bảng 11. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất tháng 12/2012 Error:
Reference source not found
Bảng 12 : Bảng dự kiến định mức tiêu hao vật tư cho sản suất sản phẩm Error:
Reference source not found
Bảng 13. Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh năm 2013 của Công ty 60
II HÌNH
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần ống thép Việt Đức Error:
Reference source not found
Hình 2. Quy trình sản xuất ống thép Error: Reference source not found

SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
LỜI MỞ ĐẦU
Công cuộc và xây dựng và phát triển đất nước của Đảng và nhân dân ta đang
được tiến hành với tốc độ và quy mô lớn.Cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế là
các công trình xây dựng không ngừng mọc lên, kéo theo đó là nhu cầu về thép –
một mặt hàng được sử dụng rất nhiểu trong các công trình xây dựng, dân dụng công
nghiệp, hạ tầng, giao thông tạo ra cơ hội, cũng như thách thức không nhỏ cho
ngành thép nói chung và công ty cổ phần ống thép Việt Đức nói riêng. Trước tình
hình đó, công ty cổ phần thép Việt Đức đã và đang có nhiều chuyển biến lớn để
cạnh tranh có hiệu quả và thích ứng với sự biến đổi của thị trường.
Quản trị quá trình sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản
xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm, dịch

vụ theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định trong quá
trình phát triển doanh nghiệp.Mục tiêu của quản trị sản xuất là cung cấp sản phẩm,
góp phần tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh, tạo ra tính linh hoạt trong đáp ứng cầu,
đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Nhận thấy sự cần thiết của việc
quản trị quá trình sản xuất, nên Công ty đã rất chú trọng đến công tác quản trị quá
trình sản xuất, đã có những biện pháp góp phần vào việc hoàn thiện và đổi mới
quản trị quá trình sản xuất, song do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách
quan nên công tác còn gặp nhiều trở ngại.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty, em quyết định chọn đề tài “ Đổi
mới quản trị quá trình sản xuất tại Công ty cổ phần ống thép Việt Đức”
Báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khát quát về Công ty cổ phần ống thép Việt Đức
Chương 2: Thực trạng quản trị quá trình sản xuất tại Công ty cổ phần ống
thép Việt Đức.
Chương 3:Một số giải pháp đổi mới quản trị quá trình sản xuất tại Công ty
Bài báo cáo được hoàn thành với sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS
Trần Việt Lâm và thầy giáo Lại Mạnh Khang và tập thể các cô chú, anh chị làm
việc tại Công ty cổ phần ống thép Việt Đức.
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
Dù đã cố gắng để hoàn thành thật tốt bài báo cáo nhưng không thể tránh khỏi
sai sót nên em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Quỳnh Trang
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm

CN: Lại Mạnh Khang
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
ỐNG THÉP VIỆT ĐỨC (VGPIPE)
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần ống thép Việt Đức
Tên giao dịch: Vietnam Germany Steel Pipe Joint Stock Company
Tên viết tắt: VGPIPE
Địa chỉ: Khu CN Bình Xuyên- Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
Điện thoại: 02113.887.863 Fax: 02113.888.562
Email: Website: www.vgpipe.com.vn
Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần
Ngày thành lập: 31/01/2007 là ngày được sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh
Phúc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2500267703(số cũ: 1903000254),
đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 09/02/2010
Là một Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách
nhiệm với kết quả kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dich bằng
tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật Nhà nước
Việt Nam
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 25/12/2002: Nhà máy ống thép Việt Đức được khởi công xây dựng trên
khu đất có diện tích 8,2ha tại khu công nghiệp Bình Xuyên,huyện Bình Xuyên,tỉnh
Vĩnh Phúc.
Tháng 7/2003: Nhà máy đi vào hoạt động với 10 dây chuyền sản xuất ống
thép đen và 02 dây chuyền sản xuất ống thép mạ được vận hành theo công nghệ
hiện đại của CHLB Đức, USA với công suất 200.000 tấn/năm.
+ Nhà máy được Tổ chức đánh giá chứng nhận quốc tế DNV (Det Norske
Veritas) cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A

3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
Ngày 31/01/2007: Nhà máy ống thép Việt Đức chính thức hoạt động theo mô
hình Công ty cổ phần với tên gọi Công ty cổ phần ống thép Việt - Đức, do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
1903000254. Công ty đã đi vào sản xuất và cung cấp sản phẩm ngay sau đó.
Năm 2007,2008: thị phần của VG PIPE chiếm xấp xỉ 15% thị trường sản
phẩm thép cả nước. Sản phẩm thép Việt Đức đã được cung cấp cho nhiều công trình
lớn tầm cỡ quốc gia như cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Pháp Vân, Trung tâm
Hội nghị Quốc Gia … Nhãn hiệu VG PIPE còn xuất hiện ở các dự án xây dựng nổi
tiếng như The Manor, Keangnam, The Landmark, Nhà máy xi măng Thăng Long,
Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Uông Bí, đường cao
tốc Sài Gòn – Trung Lương……
+ Ngoài ra, Công ty đã nắm bắt cơ hội để quảng bá sản phẩm ra thị trường
quốc tế thông qua việc xuất khẩu đạt 30% tổng sản lượng đến các thị trường lớn
như Mỹ, Canada, EU và các nước trong khu vực như Indonesia, Lào, Myanmar….
+ Tháng 11/2007 : trở thành công ty đại chúng
04/12/2008: cổ phiếu của công ty được chính thức niêm yết trên Sở Giao
dịch chứng khoán Hà Nội với mã giao dịch là VGS.
1.1.3.Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất các loại ống thép, ống inox;
- Sản xuất các sản phẩm từ thép
- Sản xuất két bạc, tủ sắt, két sắt, thang sắt, đồ sắt tráng men
- Sản xuất các cấu kiện thép cho xây dựng (dầm cầu thép, xà, thanh giằng, các
cột tháp, cột ăng ten truyền hình )
- Sản xuất khung bằng thép (khung nhà, kho )
- Luyện gang, thép
- Kéo dây sắt, thép
- Sản xuất thép không gỉ, inox;

- Dệt lưới thép kim loại;
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
- Xây dựng công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình thương mại,
dân dụng;
- Dựng, lắp kết cấu thép và bê tông đúc sẵn;
- Kinh doanh dịch vụ khách sản;
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống đầy đủ;
- Vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, vận tải bê tông tươi đường bộ bằng ôtô;
- Bốc xếp hàng hóa;
- Dịch vụ kho vận;
- Kinh doanh nữ hành nội địa;
- Kinh doanh nữ hành Quốc tế;
- Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh ( ki ốt, trung tâm thương mại ), cho
thuê kho bãi, bãi đỗ xe;
- Đại lý mua bán, kỹ gửi hàng hóa, môi giới thương mại;
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng,
hoặc đi thuê;
- Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất.
1.2. Các đặc điểm chủ yếu của Công ty trong sản xuất kinh doanh
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
1.2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
( Xem Hình 1)
1.2.1.2. Chức năng,nhiệm vụ của từng bộ phận
 Hội đồng quản trị: Là cơ quan thực hiện các quyết định của hội đồng cổ
đông, hoạt động tuân thủ mọi quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Hội
đồng quản trị gồm 6thành viên, đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám
đốc thay mặt cho hội đồng quản trị quản lý điều hành hoạt động của công ty.

 Ban giám đốc:bao gồm Tổng Giám đốc và 3 phó Tổng Giám đốc
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần ống thép Việt Đức
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
- Tổng giám đốc: Là người phụ trách chung, quản lý công ty về mọi mặt
hoạt động, ra các quyết định quản lý sản xuất, là người chịu trách nhiệm trước pháp
luật về các hoạt động của công ty mình. Tổng Giám đốc không chỉ quản lý các
phòng ban của Công ty thông qua các phó Tổng Giám đốc mà còn có thể xem xét
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
Chủ tịch HĐQT
Ban Giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng
KT-TC
Phòng
Kinh doanh
Phòng quản lý
sản xuất
Văn phòng
Xưởng ống
thép đen
Xưởng
ống mạ
Xưởng tôn
cán nguội
Đại hội đồng

cổ đông
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
trực tiếp từng nơi làm việc khi cần thiết. Tổng Giám đốc có các phó Tổng Giám
đốc và các trưởng phòng giúp đỡ trong việc điều hành của công ty.
- Phó Tổng Giám đốc: là người được bổ nhiệm nhằm giúp việc cho Tổng
Giám đốc trong việc quản lý công ty.
+ Phó TGĐ phụ trách kinh doanh: phụ trách mặt kinh doanh của công ty,chịu trách
nhiệm về kế hoạch sản xuất,tiêu thụ sản phẩm của công ty.
+ Phó TGĐ phụ trách dự án: giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo
cho dự án hoàn thành đúng thời gian, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể
của dự án.
+ Phó TGĐ phụ trách kỹ thuật: là người chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật và
chất lượng của sản phẩm.
 Ban kiểm soát: do đại hội đồng cổ đông bầu ra.Ban kiểm soát có nhiệm
vụ kiểm tra tính trung thực,hợp lý,hợp pháp trong hoạt động quản lý điều hành hoạt
động kinh doanh,trong ghi chép, lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo tài
chính của công ty.
 Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh,thực hiện và
quản lý việc thực hiện kế hoạch,thực hiện việc giới thiệu sản phẩm,tiêu thụ sản
phẩm,tiếp xúc với khách hàng, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng và đối
tác.Tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch phù hợp. Tổ
chức việc tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp cho đầu vào, tức là tổ chức mua các
nguyên vật liệu, CCDC, TSCĐ… cần thiết phục vụ cho sản xuất và quản lý dựa trên
cơ sở kế hoạch sản xuất sản phẩm và định mức kĩ thuật đã xác định.
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý 3 văn phòng đại diện tại 3 tỉnh:Hà Nội,
Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
 Phòng kế toán- tài chính: có nhiệm vụ thực hiện các công tác kế toán, tài
chính của công ty theo quy chế hoạt động của Công ty và quy định của pháp luật

nhà nước Việt Nam.Xử lý các nghiệp vụ kế toán trong quá trình kinh doanh,quản lý
vốn,định giá,quản lý các nguồn thu thuộc phòng kinh doanh,phản ánh tình hinh sử
dụng tài sản và nguồn vốn của công ty.
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
 Phòng quản lý sản xuất: Tổ chức tính toán các định mức kỹ thuật,
nghiên cứu đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm thép các loại và đưa ra các biện
pháp kỹ thuật góp phần giảm chi phí sản xuất sản phẩm, quản lý chất lượng sản
phẩm và lắp đặt, sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị của công ty.
Phòng quản lý sản xuất chịu trách nhiệm quản lý 3 phân xưởng:xưởng ống thép
đen, xưởng ống mạ và xưởng tôn cán nguội.
 Văn Phòng (Phòng Tổ chức Hành chính) : Tổ chức cán bộ quản lý
trong công ty, điều động - tuyển dụng lao động cho các bộ phận, phòng ban, tính
lương, thưởng, các chế độ khác cho lao động trong công ty, xây dựng mức tiền
lương.
Có nhiệm vụ soạn thảo, nhận gửi, lưu trữ các công văn, giấy tờ cần thiết,
giúp công ty thực hiện các hoạt động trong quan hệ giao dịch.Bao gồm cả các công
tác y tế, nhà ăn của CBCNV, Bảo vể tài sản của Công ty – các bộ phận này đều
thuộc Văn Phòng Công ty quản lý.
 Xưởng sản xuất: sản xuất các loại sản phẩm của công ty.Bao gồm 3
xưởng: xưởng ống thép đen, xưởng ống mạ, xưởng tôn cán nguội.
+ Xưởng ống thép đen:sản xuất các ra các loại sản phẩm ống thép đen với kích
thước và hình dạng khác nhau như:ống thép tròn đen, ống thép hộp, thép tròn cuộn,
thép tròn gai.
+ Xưởng ống mạ: sản xuất các loại sản phẩm thép mạ như ống thép mạ kẽm.
+ Xưởng tôn cán nguội: sản xuất các loại sản phẩm thép tấm, lá, thép cuộn cán
nguội.
1.2.2. Đặc điểm đội ngũ lao động

1.2.2.1. Đặc điểm về số lượng
( Xem bảng 1)
Bảng 1. Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2008 - 2012
ĐVT: người
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Tổng số lao động 985 1131 1372 1568 1352
1.Lao động quản lý 235 315 385 476 386
2.Công nhân sản
xuất
750 816 987 1092 966
- Trực tiếp sản
xuất
636 683 836 928 813
- Phục vụ sản xuất 115 133 151 164 153
Cơ cấu theo giới tính
Nam 609 703 821 934 809

Nữ 376 428 551 634 543
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Nhận xét: Số lượng lao động trong công ty tăng liên tục từ năm 2008 đến
năm 2011. Năm 2008,tổng số lao động là 985 người, đến năm 2012, số lao động đã
lên đến 1352 người.Trong 5 năm, số lao động tăng nhiều nhất trong năm 2010, tăng
241 người so với năm 2009 tương đương là 21,31%. Tổng số lao động tăng là do
nhu cầu mở rộng sản xuất, mở rộng lĩnh vực kinh doanh nên nhu cầu lao động cũng
tăng theo.Số lao động tăng chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất, còn công nhân
phục vụ sản xuất thì tăng ít. Nhưng đến năm 2012, số lao động giảm còn 1352
người, giảm 216 người so với năm 2011 tương đương giảm 13,8%. Nguyên nhân là
do năm 2012, tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn hơn, nhu cầu giảm sút,
ngoài ra năm 2011, lợi nhuận của công ty rất thấp do tổng chi phí là quá cao, vì vậy
công ty đã cắt giảm nhân lực đối với những lao động yếu kém, làm việc không có
hiệu quả nhằm làm giảm tổng chi phí.
Số lao động trong công ty chủ yếu là lao động nam.Năm 2008, số lao động
nam là 609 người, chiếm 61,83% số lao động trong công ty.Trong khi đó,số lao
động nữ năm 2008 là 376 người, chiếm 38,17% tổng số lao động trong công ty.Tỉ lệ
nam, nữ trong tổng số lao động không chênh lệch nhiều qua các năm từ năm 2008
đến năm 2012.Năm 2012,số lao động nam là 809 người, chiếm 59,8% số lao
động.Lao động nữ là 543 người, chiếm 40,2% trong tổng số lao động.Lao động nam
chiếm số lượng lớn hơn trong tổng số lao động vì công ty hoạt động trong ngành
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
sản xuất thép nên công việc vất vả, đòi hỏi lao động phải có sức khỏe tốt, vì vậy
công nhân trực tiếp sản xuất của công ty chủ yếu là lao động nam.Lao động nữ
thường là lao động quản lý và công nhân phục vụ sản xuất.
1.2.2.2. Đặc điểm về chất lượng
Bảng 2. Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2008 - 2012

ĐVT: người
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Đại học và sau
đại học
107 155 264 314 302
Cao đẳng 276 283 354 420 376
Trung cấp,
bằng nghề
434 461 513 555 473
LĐPT 168 232 241 279 201
(Nguồn: phòng nhân sự)
Chất lượng lao động của công ty có sự tăng lên rõ rệt từ năm 2008 đến năm
2012. Số lao động có trình độ đại học và sau đại học năm 2008 là 107 người nhưng
đến năm 2012 là 302 người, tương đương tăng 182,2% so với năm 2008. Số lao
động có tay nghề, có kinh nghiệm chiếm tỉ trọng lớn.Năm 2012, số lao động có
trình độ đại học và sau đại học chiếm 22,3%, lao động có trình độ cao đẳng chiếm
27,8%, lao động có trình độ trung cấp chiếm 35%, còn lại là lao động phổ thông
chiếm 14,9%. Ngay từ ban đầu công ty cũng đã chú trọng tuyển dụng những lao
động có tay nghề, có trình độ, phù hợp với công việc.Năm 2012, công ty cắt giảm
nhân lực chủ yếu là những lao động có tay nghề yếu kém, chú trọng đào tạo và có
chế độ đãi ngộ tốt với những người giỏi để giữ chân, do vậy chất lượng lao động
của công ty đang ngày một tăng lên.
1.2.3. Đặc điểm tình hình tài chính
1.2.3.1.Đặc điểm nguồn vốn kinh doanh
Bảng 3. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008- 2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm

2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
1. Vốn kinh doanh 782.141 932.959 979.356 1.036.716 1.034.819
- Vốn lưu động 618.232 678.340 652.225 616.717 550.845
- Vốn cố định 163.909 254.618 327.131 419.999 483.974
(Nguồn:phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu, ta thấy quy mô về vốn kinh doanh của công ty tăng lên
trong giai đoạn 2008- 2012.Năm 2008, số vốn kinh doanh là 782.141 triệu
đồng.Năm 2009,số vốn kinh doanh là 932.959 triệu đồng, tăng 150.818 triệu đồng,
tương ứng tăng 19,3% so với năm 2008.Năm 2010 và năm 2011, tổng vốn kinh
doanh cũng tăng nhưng tăng ít hơn so với năm 2009.Năm 2010, số vốn kinh doanh
tăng 5%.Năm 2011, vốn kinh doanh tăng 5,86%.Năm 2012, Vốn kinh doanh giảm
nhẹ, giảm 1.897 triệu đồng so với năm 2011.
Trong 5 năm qua, công ty đã giảm vốn lưu động và tăng vốn cố định một
cách đều đặn.Vốn lưu động chỉ tăng trong năm 2009, tăng 60.108 triệu đồng,
tương ứng tăng 9,7% so với năm 2008.Nhưng từ năm 2010 đến năm 2012, vốn
lưu động giảm dần.Vốn cố định thì tăng liên tục từ năm 2008 đến 2012.Vốn cố
định tăng chủ yếu là do mua sắm trang thiết bị và máy móc phục vụ cho công tác
sản xuất sản phẩm.
Về cơ cấu vốn kinh doanh cũng có sự thay đổi.Năm 2008, vốn kinh doanh
chủ yếu là vốn lưu động, vốn lưu động chiếm 79,04%, vốn cố định chiếm 20,96%.

Nhưng qua các năm thì số vốn cố định đã tăng lên và số vốn lưu động đã giảm
xuống.Năm 2010,vốn lưu động chiếm 66,6 % và vốn cố định chiếm 33,4%.Nhưng
đến năm 2012, tỉ lệ vốn cố định và vốn lưu động không còn chênh lệch nhiều.Năm
2012, vốn lưu động chiếm 53,23% và vốn cố định chiếm 46,77%.
Biểu đồ 1. Biểu đồ cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008- 2012
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
1.2.3.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty
Bảng 4. Một số chỉ tiêu phân tích tài chính của Công ty giai đoạn 2008-2012
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1. Hệ số khả năng
thanh toán hiện
hành
1,05 lần 1,52 lần 1,35 lần 1,11 lần 0,98 lần
2. Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
0,71 lần 1,16 lần 0,7 lần 0,74 lần 0,67 lần
3. Tỉ lệ nợ/tổng

nguồn vốn
60,92% 47,9% 48,37 % 55,48 % 54,7%
Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán của công ty đang
giảm dần.Từ năm 2008 đến năm 2011, hệ số khả năng thanh toán hiện hành đều lớn
hơn 1, cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn.Nhưng hệ số này giảm dần từ năm 2009 đến năm 2011, đó cũng là một vấn đề
báo động.Năm 2012, cả hệ số khả năng thanh toán hiện hành và hệ số khả năng
thanh toán nhanh đều nhỏ hơn 1, doanh nghiệp khó bảo đảm đáp ứng được các
khoản nợ ngắn hạn.
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
Tỉ lệ nợ/tổng nguồn vốn là chỉ số đo lường quy mô tài chính của một doanh
nghiệp, cho biết trong tổng nguồn vốn của nó thì nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần
trăm Tỉ lệ nợ/tổng nguồn vốn năm 2008 là 60,92%.Nhưng đến năm 2009, tỉ lệ này
đã giảm xuống là 47,9%, cho thấy Công ty đã biết điều chỉnh một cách hợp lý làm
cho tỉ lệ nợ giảm xuống.Tuy nhiên tỉ lệ nợ/tổng nguồn vốn của Công ty tiếp tục tăng
dần trong năm 2010 và 2011.Năm 2011,tỉ lệ này là 55,48% và tỉ lệ này chỉ giảm nhẹ
trong năm 2012 là 54,7%, điều đó cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của
công ty đang giảm sút. Nguyên nhân do Công ty mở rộng sản xuất nên cần vốn lớn
hơn, bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng bởi sự biến động của nền kính tế thị trường, đặc
biệt là nghành thép vì giá cả nguyên vật liệu không ổn định.Điều này cho thấy Công
ty cần phải có biện pháp để cân đối nguồn tài chính sao cho hợp lý hơn.
1.2.4.Đặc điểm công nghệ và dây chuyền sản xuất
Hiện tại VG PIPE đang sở hữu 10 dây chuyền sản xuất ống thép đen cỡ nhỏ,
2 dây chuyền sản xuất ống thép mạ kẽm. Ngoài ra còn vận hành Nhà máy sản xuất
ống thép đen cỡ lớn và Nhà máy sản xuất tôn cán nguội. Toàn bộ trang thiết bị công
nghệ đều được nhập khẩu từ các nước công nghiệp tiến tiến nhất thế giới.
 Dây chuyền sản xuất ống thép đen cỡ nhỏ

Số lượng: 10 dây chuyền
Đặc điểm: Toàn bộ trang thiết bị công nghệ được nhập từ các nước tiên tiến nhất
trên thế giới như: USA, Gemany và Đài Loan. Với công nghệ và thiết bị này đã tạo
ra những sản phẩm có chất lượng cao đã được các thị trường khó tính nhất như Mỹ,
EU chấp nhận.
 Dây chuyền sản xuất ống mạ
Số lượng: 02 dây chuyền
- Đặc điểm: Được cung cấp và lắp đặt bởi hãng Loeco (CHLB Đức), hiện đại nhất
so với các đơn vị khác trong ngành.
 Nhà máy sản xuất ống thép đen cỡ lớn
- Đặc điểm: Hiện đại bậc nhất tại Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á, được lắp
đặt liên hoàn từ khâu uốn, cắt, khoả đầu, thử áp lực… do hãng PACIFIC &
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
THERMATOL (Mỹ) cung cấp. Điểm đặc biệt của dây chuyền này là ngoài máy hàn
cao tần còn có máy hàn trung tần có công suất 500 kw, có thể đảm bảo được cơ tính
vật liệu phần hàn trở về trạng thái ban đầu, hoàn toàn thay thế được thép ống đúc.
 Nhà máy sản xuất tôn cán nguội
- Đặc điểm: Tính đồng bộ cao thể hiện qua tất cả các công đoạn: tẩy gỉ , cán liên tục
(4 giá cán), cán đảo chiểu cho đến hệ thống lò ủ thép. Dây chuyền sử dụng hệ thống
điều chỉnh lực ép bằng thuỷ lực tạo áp lực cân bằng và ổn định, thay trục cán bằng
cơ cấu điều khiển thuỷ lực nên thời gian cán rất nhanh và độ chính xác rất cao. Đây
là dây chuyền đồng bộ và hiện đại nhất tại thời điểm hiện nay ở Việt Nam và các
nước trong khu vực
Với kết cấu giá cán cuối của máy cán liên tục có cấu tạo đặc biệt với 6 trục
cán (các đơn vị khác tại Việt Nam chỉ có tối đa là 4 trục), do đó tạo ra sự ổn định
cao cho độ dầy của sản phẩm. Hệ thống lò ủ tôn theo kiểu chụp chuông và sử dụng
khí Gas. Công suất của dây chuyền là 120.000 tấn/năm với tốc độ làm việc tối đa là

300 mét/phút.
Với những đặc điểm nổi bật và riêng có, Công ty có thể đưa ra thị trường các
sản phẩm có đường kính cuộn lớn và chất lượng ổn định, độ bóng bề mặt cao. Sản
phẩm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: Sản xuất thép ống; Chế tạo ôtô, xe
máy; Kỹ thuật điện; Dụng cụ gia đình, nội thất văn phòng
1.2.5. Đặc điểm khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh
1.2.5.1. Khách hàng
Khách hàng chủ yếu của công ty cổ phần ống thép Việt Đức là các doanh
nghiệp trong lĩnh vực xây dựng trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp này hầu hết
là những nhà thầu của các công trình lớn, trọng điểm quốc gia.
Khách hàng đầu tiên của công ty là nhà thầu Obayashi (Nhật) đặt mua lô
đầu tiên để thi công khoan cọc nhồi ở cầu Thanh Trì, và lô hàng thứ hai được nhà
thầu Shimzu và Sumitomo (Nhật) đặt mua để thi công khoan cọc nhồi ở cầu Bính.
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
Khách hàng trong nước của công ty là các nhà thầu thực hiện các công trình
lớn như: cầu Thanh Trì,cầu Vĩnh Tuy,cầu Pháp Vân,trung tâm hội nghị Quốc gia…
và các dự án như: The Manor, Keangnam, The Landmark.
Khách hàng nước ngoài chủ yếu là Myanmar,Singapore,Indonexia, Mỹ,
Canada… họ có yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng của sản phẩm đòi hỏi công ty
phải đầu tư công nghệ, máy móc, kỹ thuật cũng như phương tiện sản xuất nhằm
tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tối đa chất lượng, sản lượng
cho nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, khách hàng của công ty còn là các nhà sản xuất hàng gia dụng và
nội thất hàng đầu trong nước và quốc tế.
1.2.5.2.Thị trường
- Thị trường trong nước: tại thị trường nội địa,thị phần của công ty chiếm
8,4%.Công ty có kế hoạch nâng thị phần lên mức 10%.Công ty đã xây dựng mạng

lưới bán hàng ở cả 3 miền,miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam với hệ thống khách
hàng tương đối ổn định, đặc biệt là ở thị trường miền Bắc.Sản phẩm của công ty
được tiêu thụ sâu rộng cả trong thị trường dân dụng lẫn các dự án lớn.Tuy nhiên, tại
thị trường trong nước thì tình hình kinh doanh hiện nay là rất khó khăn vì vấp phải
sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp khác trong ngành do nguồn
cung lớn hơn gần hai lần so với cầu.
Do vậy, tại thị trường trong nước thì Công ty đang tập trung đẩy mạnh sản
xuất các sản phẩm thế mạnh là ống thép mạ kẽm nhúng nóng và ống thép hàn đen
nhằm phát huy lợi thế của Công ty để cạnh tranh tốt hơn trong hoàn cảnh nền kinh
tế đang gặp khó khăn.
- Thị trường xuất khẩu:Công ty xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Bắc Mỹ
và Châu Âu như các quốc gia Mỹ, Canada,Đức… Công ty đã xây dựng được một số
nhà phân phối chính cho thị trường nước ngoài như: James Steel, Countinho &
Ferrostaal, N.E.T, Stemco Australia, WSK… Hiện nay tỉ trọng xuất khẩu đạt 13,7%
tổng doanh thu của Công ty.Tại thị trường xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn do
những nguyên nhân khách quan như: các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
có động thái sử dụng các biện pháp bảo hộ hàng sản xuất trong nước, Mỹ thì đang
điều tra việc bán phá giá ống thép của Việt Nam và một số nước khác làm cho các
đơn hàng vào Mỹ năm vừa qua rất ít.Do vậy công ty đang nỗ lực tìm thị trường mới
và thấy rằng thị trường Lào có nhu cầu tương đối tốt đối với mặt hàng Tôn cán
nguội,nên năm 2012 công ty cũng đã xuất khẩu sản phẩm sang Lào.
1.2.5.3. Đối thủ cạnh tranh
Tình hình cạnh tranh trong ngành thép hiện nay khá là sôi động.Công ty
không những cạnh tranh với những công ty chuyên sản xuất ống thép với năng lực
sản xuất lớn hơn mà còn vô số những công ty sản xuất ống thép khác cũng đang nỗ
lực hoạt động để chiếm thị phần.Một số đối thủ lớn của công ty ống thép Việt Đức:

- Công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam: hiện nay công ty này đang có thị
phần dẫn đầu thị trường ống thép là 14,1%.Công ty TNHH Thép SeAH là công ty
liên doanh giữa Việt Nam và tập đoàn thép SeAH tại Hàn Quốc.Công ty này được
thành lập từ năm 1995, tham gia vào thị trường ống thép trước công ty ống thép
Việt Đức trong thời gian dài do vậy công ty đã chiếm được thị phần lớn và có nhiều
khách hàng trung thành.
- Công ty TNHH ống thép Hòa Phát: công ty có thị phần đứng thứ 2 trong thị
trường ống thép với thị phần 12,8%.Công ty được thành lập từ tháng 8/1996, đến
nay sản phẩm của công ty đã cung cấp cho nhiều công trình lớn, được khách hàng
trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng.
- Công ty cổ phần Hữu Liên Á Châu: bắt đầu tham gia vào thị trường ống
thép từ năm 1999.Hiện nay có thị phần trên thị trường là 12,1%.Thị trường trong
nước của công ty tập trung chủ yếu tại Miền Nam.
Ba công ty trên đều tham gia thị trường ống thép từ rất sớm, và qua thời gian
dài các công ty này đã chiếm được thị phần lớn trên thị trường.Bên cạnh đó là một
loạt các đối thủ cạnh tranh có thị phần nhỏ hơn công ty ống thép Việt Đức như:công
ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen, công ty 190, Công ty TNHH Thép SUNSTEEL Do
vậy, công ty cổ phần ống thép Việt Đức cần nỗ lực hơn nữa để giành được thị phần
cao hơn.
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008-2012
1.3.1.Kết quả về sản phẩm
Các loại sản phẩm chính của công ty
- Ống thép cỡ lớn: chịu áp lực cao, thép ống tròn đường kính ngoài từ 114,3
mm đến 219,1 mm; thép ống vuông có kích thước từ 80 mm x 80 mm đến 175 mm
x 175 mm và thép ống chữ nhật có kích thước từ 60 mm x 100 mm đến 150 mm x
200 mm. Độ dầy của sản phẩm từ 3.0 mm đến 8.7 mm, độ dài sản phẩm từ 4 mét

đến 12 mét.
Ngoài ra, với hệ thống thử áp lực cao lên tới 210 atm, sản phẩm sản xuất ra
phù hợp với các tiêu chuẩn ASTM A53, API 5L, JIS G 3466 phục vụ được yêu cầu
cao của ngành dầu khí, công nghiệp đóng tầu …
- Ống thép tròn cỡ nhỏ: ống thép tròn có đường kính ngoài từ 12,7 mm đến
113,5 mm theo tiêu chuẩn Anh Quốc BS 1387-1985 và Mỹ ASTM A53A; ống thép
vuông, chữ nhật, ôval có kích thước từ 12 x 12 mm đến 90 x 90 mm và 10 x 30 mm
đến 60 x 120 mm theo tiêu chuẩn Hàn Quốc KS D3568-1986. Độ dầy của sản phẩm
từ 0,6 mm đến 4,5 mm.
- Ống thép mạ kẽm: có đường kính ngoài từ 21,2 mm - 219,1 mm, độ dầy từ
1,6 mm - 12 mm, chiều dài từ 5m - 7,5m, chiều dầy lớp kẽm từ 0,04 - 0,1mm. Sản
phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn Anh quốc BS 1387-1985 và tiêu chuẩn ASTM.
-Tôn cán nguội:gồm 2 loại là tôn cán nguội mặt đen và tôn mặt trắng có chất
lượng rất cao và ổn định. Tôn cuộn cán nguội có khổ rộng từ 480 mm đến 750 mm,
độ dầy từ 0,3 mm đến 2,5 mm, trọng lượng cuộn đến 8 tấn, đường kính cuộn đến
1.500 mm.
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
1.3.2. Kết quả về doanh thu và lợi nhuận
Bảng 5. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2008- 2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010

Năm
2011
Năm
2012
Tổng doanh thu
1.210.370 1.086.461 1.653.275 2.087.353 2.107.893
Tổng chi phí
1.195.037 1.046.426 1.623.992 2.072.270 2.090.810
Lợi nhuận trước
thuế
15.333 40.035 29.283 15.083 17.083
(Nguồn: phòng Kinh doanh)
1.3.2.1. Doanh thu
Biểu đồ 2. Biểu đồ doanh thu của Công ty giai đoạn 2008 - 2012
Nhận xét: Doanh thu của công ty có sự biến động từ năm 2008 đến năm
2012.Năm 2009, doanh thu giảm so với năm 2008 là 123.909 triệu đồng, tương ứng
giảm 10,24%.Doanh thu năm 2009 giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế, đầu tư cho bất động sản giảm, dự án xây dựng bị trì trệ làm cho ngành thép
gặp khó khăn.Lượng sản phẩm bán ra thấp hơn năm 2008, dẫn đến doanh thu cũng
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
giảm theo.Từ năm 2010, doanh thu của công ty tăng liên tục.Năm 2010, doanh thu
tăng 566.814 triệu đồng,tương ứng tăng 52,17%. Năm 2011, doanh thu tăng 26,3%
so với năm 2010.Năm 2012, doanh thu tăng 20.540 triệu đồng so với năm 2011.
Kết quả của việc tăng doanh thu là do sự tăng lên của lượng sản phẩm hàng
hóa bán ra và sự tăng lên của giá thành kéo theo sự tăng lên của giá bán sản phẩm
tác động vào doanh thu.
1.3.2.2. Lợi nhuận

Biểu đồ 3. Biểu đồ lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2008 - 2012
Năm 2008, Lợi nhuận trước thuế của Công ty là 15.333 triệu đồng.Năm
2009, LNTT của công ty là 40.035 triệu đồng, tăng 24.702 triệu đồng, tương ứng
tăng 161,1% so với năm 2008.Năm 2009, doanh thu của công ty giảm so với năm
2008 nhưng lợi nhuận lại cao hơn nhiều so với năm 2008.Điều đó cho thấy, tuy
doanh thu giảm nhưng công ty đã biết cắt giảm chi phí hợp lý, làm cho tổng chi phí
của năm 2009 thấp hơn năm 2008 dẫn đến lợi nhuận cao hơn.Năm 2010, lợi nhuận
của công ty thấp hơn năm 2009 là 10.752 triệu đồng, tương ứng giảm 26,86% so
với năm 2009.Năm 2011, lợi nhuận giảm 48,5% so với năm 2010.Như vậy 2 năm
2010 và 2011, doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận của 2 năm này lại giảm
xuống.Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu tăng lên làm cho chi phí tăng, đồng
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
thời Công ty phải chịu ảnh hưởng của sự tăng giảm thất thường giá thép trên thế
giới, sự biến động tỷ giá giữa đồng nội tệ và USD và lãi suất ngân hàng tăng quá
cao.Năm 2012, tình hình hoạt động kinh doanh có chuyển biến tốt hơn năm
2011.Cả doanh thu và lợi nhuận năm 2012 đều tăng nhẹ, lợi nhuận năm 2012 là
17.083 triệu đồng, tăng 13,26 % so với năm 2011.
Nhìn chung, Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ống thép
Việt Đức trong 2 năm 2008, 2009 là tương đối tốt.Nhưng đến năm 2010 và 2011 thì
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa cao, dẫn đến kết quả kinh
doanh chưa được tốt. Năm 2012, Công ty đã tìm ra được những biện pháp khắc
phục,làm cho kết quả hoạt động kinh doanh khởi sắc hơn so với 2 năm trước.
1.3.3. Kết quả về đóng nộp ngân sách và thu nhập của người lao động
Bảng 6. Đóng nộp ngân sách và thu nhập bình quân của người lao động giai
đoạn 2008- 2012
ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu

Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Nộp ngân sách nhà
nước
4.234.250 10.123.650 7.410.750 3.860.750 4.367.750
Thu nhập bình quân 2.250 2.700 2.840 3.060 3.210
( Nguồn: phòng Kinh doanh)
Nhận xét: Tình hình đóng nộp ngân sách nhà nước của công ty là không ổn
định từ năm 2008 đến năm 2012 vì nó chịu ảnh hưởng của kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty.Năm 2009, Công ty đóng nộp ngân sách cao hơn năm 2008 là
5.889.400 nghìn đồng, tương ứng tăng 139,1%. Năm 2009, kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty cao hơn năm 2008 do vậy nộp ngân sách nhà nước cũng cao
hơn.Năm 2010 và năm 2011, tiền nộp ngân sách nhà nước giảm dần.Năm 2011,
Công ty nộp ngân sách nhà nước là 3.860.750 nghìn đồng,giảm 47,9% so với năm
2010.Vì năm 2011, hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn,lợi nhuận
giảm mạnh.Đến năm 2012, Công ty nộp ngân sách là 4.367.750 nghìn đồng, tăng
13,13% so với năm 2011.
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
20
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
Thu nhập bình quân của người lao động tăng dần từ năm 2008 đến năm

2012.Năm 2008, thu nhập bình quân của một lao động là 2.250 nghìn đồng.Năm
2009, thu nhập bình quân là 2.700 nghìn đồng, tăng 20% so với năm 2009.Từ năm
2010 đến 2012, thu nhập bình quân của người lao động đều tăng dần.Năm 2012, thu
nhập bình quân là 3.210 nghìn đồng, tăng 4,9% so với năm 2011.Trong 3 năm
này,hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng thu nhập bình quân của người
lao động vẫn tăng lên là do nhà nước tăng mức lương cơ bản.Đồng thời để khuyến
khích tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên, vì vậy Công ty tăng tiền lương
để tạo động lực.
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
21
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CN: Lại Mạnh Khang
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ỐNG THÉP
VIỆT ĐỨC(VG PIPE)
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị quá trình sản xuất của Công ty
2.1.1. Nhân tố bên trong
2.1.1.1. Sản phẩm
Tính đa dạng của sản phẩm
Thép là sản phẩm cơ khí được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công
nghiệp và dân dụng như: Xây dựng, cơ khí chế tạo, sản xuất oto- xe máy; nội,ngoại
thất, cấp thoát nước và ngành đóng tàu, dẫn dầu, dẫn khí….Sản phẩm thép rất đa
dạng về chủng loại, kích thước, mẫu mã, cấp độ bền. Sản phẩm thép được chia
thành 2 loại là: thép xây dựng và thép ống. Trong ngành thép ống, lại có những
chủng loại sản phẩm khác nhau. Tại Công ty cổ phấn ống thép Việt Đức, sản phẩm
ống thép gồm các chủng loại: ống thép tròn đen cỡ lớn và cỡ nhỏ, hộp thép chữ
nhật, hộp thép vuông, ống thép mạ cỡ lớn và cỡ nhỏ. Mỗi sản phẩm này lại có
những chủng loại sản phẩm với kích thước đường kính ngoài và độ dày khác
nhau.Tổng số sản phẩm của nhà máy là gần 100 chủng loại sản phẩm. Do yêu cầu

về lớp bảo vệ phải bền vững trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thời gian dài
đối với những công trình như đóng tàu, cấp thoát nước, giàn không gian… nhà máy
sản xuất loại ống thép mạ kẽm nhúng nóng. Còn với những công trình, thiết bị yêu
cầu độ vững chắc về kết cấu trong điều kiện môi trường làm việc cường độ cao như
ngành CN điện, dầu khí, xây dựng… thì nhà máy sản xuất loại sản phẩm ống thép
tròn đen, thép hộp chữ nhất và thép hộp vuông.
Hình dáng, kích cỡ sản phẩm
Về hình dáng, kích cỡ, tất cả chủng loại ống thép được sản xuất phải tuân thủ
tiêu chuẩn của các nước và quốc tế.
SV: Trần Quỳnh Trang Lớp: QTKDTH 51A
22

×