Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Quản lý thu-chi quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.87 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
C.KẾT LUẬN 36
A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối
với người lao động nhằm từng bước mở rộng và nâng cao đảm bảo vật chất, góp
phần ổn định đời sống cho người lao động khi gặp rủi ro như bị ốm đau, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sẩy, hết tuổi lao động, qua đời.
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước trong thời gian vừa qua, chính
sách BHXH cũng được điều chỉnh, thay đổi để phối hợp với sự chuyển đổi của
nền kinh tế đất nước, với nguyện vọng của người lao động.
Quỹ BHXH là một bộ phận cốt lõi không thể thiếu được và có thể nói nó là
vai trò quan trọng nhất trong hoạt động BHXH. Việc quản lý sử dụng quỹ BHXH
(thu - chi quỹ BHXH) nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của quỹ
BHXH, ảnh hưởng tới sự ổn định của chính sách BHXH. Vậy vấn đề làm thế nào
để có thể nâng cao được hiệu quả trong việc thu -chi quỹ BHXH đây là câu hỏi
được đặt ra đối với mỗi nhà kinh tế, những người quan tâm nghiên cứu hoạt động
BHXH.
Để đóng góp một phần sức lực của mình cho việc phát triển các chính sách
BHXH và sự ổn định Quỹ BHXH mà cụ thể là việc nâng cao hiệu quả của công
tác thu-chi quỹ BHXH, em xin chọn đề tài:”Quản lý thu-chi quỹ Bảo hiểm xã
hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. Qua bài viết này em xin nêu lên và
đóng góp một số ý kiến, một số suy nghĩ của mình trong việc quản lý thu chi quỹ
BHXH. Do còn hạn chế về trình độ kiến thức cũng như các tài liệu tham khảo
nên chắc chắn còn có nhiều thiếu sót, hạn chế. Em rất mong các thầy cô đóng
góp ý kiến chỉ bảo những thiếu sót trong bài viết này để các lần viết sau có điều
kiện nâng cao chất lượng của bài viết.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Hoạt động quản lý và sử dụng quỹ BHXH của Việt Nam trong giai đoạn
2008-2010.
1


3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những lý luận về BHXH, quỹ BHXH, về quản lý quỹ đề tài nhận
diện được thực trạng công tác quản lý quỹ BHXH hiện nay ở nước ta để đề xuất
các biện pháp để quản lý và đầu tư quỹ BHXH làm cho quỹ ngày càng tăng
trưởng tạo được niềm tin của người tham gia. Đây chính là nền móng để ngành
BHXH nước nhà ngày càng phát triển bền vững góp phần nâng cao chất lượng an
sinh xã hội và đưa đất nước phát triển và hội nhập.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích-tổng hợp, thống kê và dự đoán để tính
toán tổng số thu và số chi của quỹ BHXH để tính toán cân đối quỹ, từ đó đưa ra
giải pháp nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Dựa trên những phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý và kết quả thực hiện
đầu tư Quỹ BHXH, phân tích những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả thực hiện
thu, chi và đầu tư Quỹ BHXH. Từ đó đưa ra các biện pháp mang ý nghĩa thực
tiễn để vận dụng vào thực tế nhằm cải thiện tình hình quản lý và đầu tư tăng
trưởng Quỹ BHXH.
6. Kết cấu đề tài
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về BHXH và nguồn quỹ BHXH
Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn quỹ BHXH tại Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH tại Việt
Nam
2
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ
QUỸ BHXH
I/ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá
sớm và ngày nay đã được phổ biến ở tất cả các trên thế giới, nó là một trong ba

bộ phận của chính sách bảo đảm xã hội ở mỗi quốc gia. Bảo hiểm xã hội ra đời
và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động trong xã
hội.
Chính vì vậy BHXH có những đặc điểm khác biệt về đối tượng, chức năng,
tính chất so với các loại hình bảo hiểm khác do tính chất của nó quyết định.
1. Bản chất của Bảo hiểm xã hội
Con người lao động, làm việc nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình, từ các
nhu cầu cơ bản, thiết yếu như ăn mặc, ở, đi lại… Đến các nhu cầu cao hơn như
vui chơi giải trí, có địa vị trong xã hội, được tôn trọng bảo vệ… Khi cuộc sống
càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao hơn. Để thỏa mãn được
nhu cầu của mình con người phải lao động, phải bỏ sức lao động nhằm nhận thức
được những gì tương ứng với sức lao động bỏ ra. Vậy khả năng lao động quyết
định đến nhu cầu sống và phát triển của con người.
Tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp thuận
lợi có được một cuộc sống ổn định. Trái lại có rất nhiều khó khăn, bất lợi ít
nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc
các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn lao
động, mất việc làm, khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị
suy giảm… Khi rơi vào trường hợp này, các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống
không bị giảm đi mà còn tăng lên thậm chí xuất hiện một số nhu cầu mới như:
ốm đau thì cần được khám chữa bệnh, tai nạn thì cần được người chăm sóc nuôi
dưỡng, về hưu thìcần được đi thăm bạn bè Bởi vậy để đảm bảo ổn định cuộc
3
sống của mỗi cánhân cũng như toàn xã hội con người đã có nhiều cách khác
nhau như tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, vay mượn đi xin, kêu gọi sự giúp đỡ của
Nhà nước. Tuy vậy, các hình thức này đều mang tính bị động và không chắc
chắn. Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại hai lực lượng đó là những người
lao động và giới chủ (những người thuê lao động). Những người lao động bán
sức lao động và nhận được tiền công từ giới chủ. Ban đầu những người lao
động chỉ nhận được tiền công và tự đối phó với những rủi ro trong cuộc sống

cũng như trong lao động của họ. Về sau do sự đoàn kết đấu tranh của những
người lao động mà giới chủ buộc phải chịu một phần trách nhiệm về những rủi
ro trong lao động và cuộc sống của người lao động. Mâu thuẫn giữa chủ và thợ
phát sinh do khoản tiền chi trả cho việc này ngày càng lớn và do sự không chi
trả của giới chủ, điều này đã ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của xã hội.
Vì vậy nhà nước đã phải đứng ra can thiệp giải quyết điều hoà mâu thuẫn này.
Nhà nước bắt buộc cả giới chủ và thợ phải nộp một khoản tiền nhất định để chi
trả cho các rủi ro trong cuộc sống của người lao động. Vì vậy một nguồn quỹ đã
được thành lập từ giới chủ và thợ để chi trả cho việc này. Theo thời gian cùng
với sự tiến bộ của xã hội lực lượng lao động ngày càng đông, sản xuất càng
phát triển thì nguồn quỹ ngày càng lớn mạnh đảm bảo ổn định cuộc sống cho
người lao động và gia đình họ, người lao động từ đó yên tâm hăng hái sản xuất
ra nhiều của cải cho xã hội và giới chủ cũng có lợi từ việc này. Mặt khác cùng
với sự phát triển của xã hội, cùng với sự lớn mạnh của ngân quỹ, phạm vi bảo
đảm cho người lao động ngày càng rộng hơn và chất lượng của việc bảo đảm
cho người lao động cũng ngày càng được tốt hơn.
Như vậy Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả
năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập
trung nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần bảo
đảm an toàn xã hội.
4
2. Chức năng của BHXH.
Chức năng cơ bản nhất của BHXH là thay thế, bù đắp phần thu nhập của
người lao động khi họ gặp những rủi ro làm mất thu nhập do mất khả năng lao
động hay mất việc làm. Rủi ro này có thể làm mất khả năng lao động tam thời
hay dài hạn thì mức trợ cấp sẽ được quy định cho từng trường hợp. Chức năng
này quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
BHXH thực hiện cả phân phối lại thu nhập theo chiều dọc và chiều ngang,
giữa người lao động khoẻ mạnh với người lao động ốm đau, già yếu , giữa

những người có thu nhập cao phải đóng nhiều với người có thu nhập thấp phải
đóng ít. Như vậy thực hiện chức năng này BHXH còn có ý nghĩa góp phần thực
hiện công bằng xã hội, một mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế -xã hội
của mỗi quốc gia.
Trong thực tế giữa người lao động và người sử dụng lao động có những mâu
thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động BHXH đã
gắn bó lợi ích giữa họ, đã điều hoà được những mâu thuẫn giữa họ, làm cho họ
hiểu nhau hơn. Đây cũng là mối quan hệ biện chứng hai bên đều có lợi, người lao
động thì được đảm bảo cuộc sống, người sử dụng thì sẽ có một đội ngũ công
nhân hăng hái, tích cực trong sản xuất. Đối với Nhà nước thì BHXH là cách chi ít
nhất song hiệu quả nhất vì đã giải quyết những khó khăn về đời sống của người
lao động và góp phần ổn định sản suất, ổn định kinh tế - xã hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của BHXH
Nhìn chung hệ thống BHXH được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
Thứ nhất là nguyên tắc đóng hưởng chia sẻ rủi ro; lấy số đông bù số ít, lấy
của người đang làm việc bù đắp cho người nghỉ hưởng chế độ BHXH. Đây là
nguyên tắc hoạt động chung của ngành bảo hiểm là quỹ góp chung của số đông
bù cho số ít là những người thiếu may mắn gặp phải những rủi ro trong cuộc
sống, trong lao động sản xuất. Phần thể hiện tính chính sách của Nhà nước là
việc rủi ro trong BHXH không chỉ là những rủi ro thuần tuý như trong bảo hiểm
5
thương mại mà còn có cả những rủi ro không mang tính ngẫu nhiên như: tuổi già,
thai sản,
Thứ hai là mức hưởng phải thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH,
nhưng phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người hưởng khoản trợ cấp đó.
Việc quy định trên là hoàn toàn hợp lí và cũng là quy định chung cho tất cả các
nước, song thấp bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
của mỗi nước trong mỗi thời kì khác nhau.
Thứ ba là phải tự chủ về tài chính, đây là nguyên tắc quan trọng trong chính
sách BHXH của các nước. Nếu chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước

(NSNN) giống như giai đoạn trước cải cách năm 1995 của nước ta thì đây thực
sự là một gánh nặng lớn của đất nước. Việc thành lập quỹ BHXH do các bên
tham gia BHXH đóng góp và có sự hỗ trợ của Nhà nước là hoàn toàn phù hợp.
Quỹ này có thể quản lí theo các cách thức khác nhau song độc lập với NSNN ,
NSNN chỉ bù thiếu hoặc tài trợ một phần tuỳ thuộc vào quy định của mỗi nước
khác nhau.
4. Các chế độ BHXH
Đối với mỗi nước có những hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau
nên BHXH được tổ chức thực hiện theo những quy định riêng khác nhau. BHXH
được xây dựng dựa vào các nguyên tắc trên một cách thống nhất trên toàn thế
giới và phải tuân thủ các quy định sau của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về hệ
thống chính sách BHXH. Trong Công ước 102 được ILO thông qua ngày
4/6/1952 có quy định những quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội đã đưa ra 9
chế độ sau: Chăm sóc y tế; Trợ cấp ốm đau; Trợ cấp thất nghiệp; Trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp tuổi già; Trợ cấp thai sản; Trợ cấp tàn tật;
Trợ cấp vì mất người trụ cột gia đình.
Các thành viên tham gia Công ước phải thực hiện ít nhất là 3 trong 9 chế độ
nói trên, trong đó phải có nhất thiết 1 trong năm chế độ sau đây: Trợ cấp tuổi già;
Trợ cấp thất nghiệp; Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp tàn tật;
Trợ cấp vì mất người trụ cột gia đình.
6
Mỗi chế độ trong hệ thống BHXH khi xây dựng phải dựa trên các cơ sở điều
kiện kinh tế, thu nhập, tiền lương, Đồng thời, tuỳ từng chế độ mà còn phải tính
đến các yếu tố sinh học, tuổi thọ bình quân, nhu cầu dinh dưỡng, để quy định
các mức đóng, mức hưởng, thời gian hưởng và đối tượng hưởng cho hợp lí.
II/ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Nguồn hình thành quỹ
Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của từng quốc gia vào điều kiện lịch sử trong thời kỳ nhất định
của đất nước. Trình độ kinh tế - xã hội càng phát triển thì các chế độ BHXH

dược áp dụng càng mở rộng, nhu cầu thoả mãn về BHXH đối với người lao động
càng được nâng cao và khi kinh tế phát triển,người lao động có thu nhập cao,
càng có điều kiện tham gia BHXH.
Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung giữ vị trí là khâu tài chính trung gian
trong hệ thống tài chính quốc gia. Nó ra đời tồn tại và gắn với mục đích bảo đảm
ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro làm giảm
hoặc mất thu nhập từ lao động, mà không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời.
Như vậy, Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài Ngân sách
Nhà nước.
Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:
- Người sử dụng lao động đóng góp,
- Người lao động đóng góp,
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm,
- Các nguồn khác ( như các cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi đầu
tư phần quỹ nhàn dỗi ).
2. Nội dung hoạt động quản lý quỹ
Nhìn chung, quản lí tài chính BHXH bao gồm bốn nội dung cơ bản sau:
7
a) Quản lí thu BHXH.
Quản lí thu giữ vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công của quá
trình thu BHXH, từ đó quyết định đến sức mạnh quỹ BHXH để đảm bảo cho việc
chi trả cho các chế độ trợ cấp. Trước tiên chúng ta phải nắm được nội dung thu
gồm hai khoản thu từ người lao động và người sử dụng lao động. Đây là khoản
thu lớn nhất và đóng vai trò quan trọng, quyết định. Các khoản thu khác như: thu
từ các quỹ của các tổ chức, cá nhân từ thiện hay sự hỗ trợ của NSNN là nhỏ,
NSNN chỉ bù đắp cho những trường hợp cần thiết. Hơn nữa đây là khoản thu mà
tổ chức BHXH cũng không thể tự điều chỉnh được vì nó mang tính thụ động. Do
vậy mà công tác quản lí thu chỉ tập chung vào nguồn thu từ hai đối tượng chính
người lao động và người sử dụng lao động
b) Quản lí chi BHXH.

Các khoản chi BHXH bao gồm các khoản chi cho các chế độ, chi quản lí và chi đầu
tư xây dựng cơ bản. Trong đó có thể nói hai khoản chi đầu là rất lớn đặc biệt là chi cho
các chế độ, hơn nữa khoản chi này chính là thể hiện sự bảo đảm cuộc sống của chính
sách BHXH. Vì vậy nhắc đến quản lí chi là nhắc đến hai nội dung chính sau:
Quản lí hoạt động chi trả cho các chế độ: Mục tiêu của hoạt động quản lí
chi không với mục đích giảm khoản chi này một cách lớn nhất có thể mà quản lí
để tránh tình trạng chi sai chế độ hoặc chi không đúng đối tượng vừa tránh lãng
phí lại đảm bảo công bằng cho các đối tượng tham gia BHXH. Do vậy, để đảm
bảo chi trả trợ cấp đúng chế độ, đúng đối tượng, kịp thời cần có phương thức chi
hợp lí, tổ chức thực hiện chi trả cho các chế độ thuận lợi, dễ dàng. Cũng như
quản lí hoạt động thu trước tiên chúng ta phải quản lí những đối tượng được
hưởng các chế độ BHXH. Đối tượng có thể hưởng các chế độ chính là bản thân
người lao động hoặc người thân trong gia đình họ. Đối tượng được hưởng các
chế độ trợ cấp là những người lao động tham gia đóng phí BHXH và gặp phải
những rủi ro làm mất hoặc giảm khả năng lao động dẫn đến mất hoặc giảm thu
nhập của họ. Các điều kiện hưởng được quy định cụ thể trong các văn bản,
thường thì mức trợ cấp, loại trợ cấp và thời gian trợ cấp thì phụ thuộc vào mức
đóng góp, thời gian đóng góp, mức độ hay tỉ lệ thương tật, và chính biến cố mà
người lao động gặp phải
8
Quản lí chi hoạt động bộ máy: Sau chi cho các chế độ thì đây là khoản chi
lớn thứ hai cần được quản lí. Chi quản lí có thể hiểu đơn giản là khoản chi cho bộ
máy tức là trả lương cho cán bộ, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm
thiết bị và những tài sản cố định nhằm duy trì hoạt động của tổ chức BHXH.
Mức chi này có thể được quy định trong điều lệ BHXH hoặc cũng có thể được
lập trong NSNN. Khoản chi này cần được quản lí tránh những lãng phí không
cần thiết. Một số nước khoản chi này được NSNN chi trả, một số nước lại do quỹ
BHXH đảm bảo. Song nhìn chung thì chi phí quản lí là phải phù hợp tránh những
lãng phí không cần thiết, song chi phí quản lí cũng phải đủ lớn để đảm bảo cơ sở
cho hoạt động quản lí của BHXH được thực hiện dễ dạng. Hơn nữa lương cho

cán bộ nhân viên của ngành BHXH phải cân bằng với các ngành khác.
c) Quản lí hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ.
Quỹ BHXH tại một thời điểm thường có số tiền kết dư rất lớn, đây là cơ sở
của những yêu cầu cần bảo toàn và phát triển quỹ. Như chúng ta đã biết thì quỹ
thu trước, chi sau, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường với những cơ
hội cũng như những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên việc bảo toàn và phát
triển quỹ lại trở thành nhu cầu bức thiết. Nếu quỹ không chú trọng đến vấn đề
đầu tư có thể sẽ đứng trước tình trạng bội chi hay nói cách khác là chi vượt quá
thu. Nếu đầu tư tăng trưởng quỹ có hiệu quả thì đây là một nguồn thu bổ sung rất
lớn cho quỹ để đảm bảo cân đối thu chi từ đó giảm gánh nặng cho NSNN. Để
hoạt động đầu tư thực hiện đúng vai trò của nó thì phải đảm bảo những nguyên
tắc như an toàn, tránh rủi ro, có lãi và trên hết là thực hiện được lợi ích xã hội.
d) Quản lí hoạt động cân đối quỹ.
BHXH là chính sách xã hội nên khác với các loại hình bảo hiểm thýõng mại,
BHXH hoạt ðộng không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục đích lớn nhất là ổn định
cuộc sống của người lao động. Do vậy cân bằng thu chi là trạng thái mong muốn
của mỗi nước khi triển khai thực hiện BHXH. Để cân đối thu chi trên thực tế
thường phải có sự hỗ trợ của NSNN, đồng thời thì quỹ phải tìm cho mình những
nguồn thu khác để đảm bảo cân bằng quỹ. Trong đó các khoản chi và nguồn thu
đã được trình bày ở trên. Quản lí cân đối quỹ là việc làm hết sức quan trọng
nhằm phát hiện ra những thay đổi dẫn đến mất cân đối để có những biện pháp
khắc phục kịp thời.
9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
THU-CHI QUỸ BHXH TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2010
I/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
1. Tình hình thu trong thời gian qua
Trên cơ sở nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng các chế độ BXH đã
đặt ra yêu cầu rất quyết định đói với công tác thu nộp BHXH vì nếu không thu
được BHXH thì quỹ BHXH không có quỹ BHXH hạch toán độc lập để giảm bớt

gánh nặng bao cấp của Nhà nước. Thấm nhuần nguyen tắc ngay từ khi mới thành
lập, BHXH Việt Nam đã rất coi trọng công tác thu ở vị trí hàng đầu.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp BHXH cho cơ quan BHXH địa
phương. Tiền lương làm căn cứ đóng góp là lương theo ngạch bậc, chức vụ thâm
niên, hệ số chênh lệch. Trong những năm qua mặc dù ngành BHXh còn gặp
nhiều khó khăn như điều kiện vật chất, điều kiện làm việc, công việc còn mới mẻ
… song công tác thu BHXH đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Nếu so
sánh kết quả thu được BHXH với thời điểm trước khi BHXH Việt Nam được
thành lập thì kết quả thu BHXH trong những năm qua cho chúng ta thấy: việc
hoàn thiện hệ thông các văn bản quy định làm tiên đề cho công tác thu BXH rất
được quan tâm, chú trọng. Kết quả đạt được trong những năm vừa qua đã khẳng
định phần nào sự trưởng thành của hoạt động thu BHXH cụ thể:
TÌNH HÌNH THU QUỸ BHXH 2008 - 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009
Ước năm
2010
1
Thu đóng góp của người
lao động và người SDLĐ
30,821.013 40,935.096
53,418.20
0
1.1 Thu quỹ ốm đau và thai sản 4,390.500 5,416.487 6,541.873
10
1.2 Thu quỹ TNLĐ - BNN 1,540.513 1,867.754 2,255.818
1.3 Thu quỹ hưu trí, tử tuất 24,879.200 30,070.842 40,830.309
1.4 Thu quỹ BHXH tự nguyện 10.800 69.362 149.700
1.5
Thu quỹ bảo hiểm xã hội

thất nghiệp (cả hỗ trợ
NSNN)
3,510.651
3,640.
500
2
Thu lãi từ hoạt động đầu
tư quỹ BHXH
8,987.390 8,408.000 9,600.000
3
Thu từ NSNN chuyển sang
chi trả trợ cấp
23,719.398 26,461.487
29,133.33
5
4
Thu khác (lãi phạt chậm
đóng BHXH)
129.139 133.000 150,000
Tổng 63,656.940 75,937.582
92,306.53
5

11
TỔNG HỢP SỐ LIỆU BÁO CÁO VỀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH
(2008-2010)
Đơn vị: Người
TT PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
Tổng số 8,529,468 8,814,931 9,342,768
Trong đó:

1
HCSN, đảng đoàn thể và Lực
lượng vũ trang
3,118,209 3,273,260 3,354,875
2 Ngoài công lập 119,033 124,043 137,464
3 Cán bộ xã phường 212,800 122,207 130,504
4 Doanh nghiệp nhà nước 1,315,102 1,282,490 1,319,558
5
DN có vốn ĐTNN và tổ chức
nước ngoài
1,753,800 1.752.504 1,911,481
6
Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh
1,951,153 2,166,009 2,393,058
7 Hợp tác xã 46,506 49,725 49,101
8
Hộ sản xuất kinh doanh cá thể,
tổ hợp tác
10,090 14,845 15,853
9 Tổ chức cá nhân khác 95 26,534 27,335
10 Khác 2,680 3,314 3,539
Qua số liệu về thực trạng thu quỹ BHXH và đối tượng tham gia BHXH, đề
tài có những nhận xét như sau:
- Công tác thu BHXH từ người lao động và người sử dụng lao động đều gia
tăng, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2009 số thu là 40,935.096 tỷ đồng,
tăng 32.8% so với năm 2008; năm 2010 số thu ước thực hiện là 53,418.200 tỷ
12
đồng, tăng 30.5% so với năm 2009. Đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân
sau:

+ Tổng số người tham gia BHXH tăng liên tục qua các năm từ 8,529,468 người
năm 2008 lên 8,814,931 người năm 2009 và đến năm 2010 đạt được co số
9,342,768 người.
+ Công tác quản lý thu BHXH từng bước đi vào nề nếp, người lao động và người
sử dụng lao động đã ý thứ được trách nhiệm quyền lợi của họ khi tham gia
BHXH.
+ Công tác thu BHXh của các tỉnh, thành phố ngày một hoàn thiện, tuyên truyền
vận động phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc thực hiện công tác
BHXH được đảm bảo. Một mặt tích cực rà soát, tuyên truyền vận động để tăng
thêm đối tượng tham gia đóng BHXH. Đồng thời đôn đốc, kiểm tra, đối chiếu
thường xuyên để thu đúng, thu kịp thời số tiền BHXH phát sinh theo quỹ lương
hàng tháng, hàng năm. Bên cạnh đó, là công tác truy thu nợ đọng để ngăn chặn
không để có công nợ phát sinh.
+ Trình độ cán bộ không ngừng được nâng cao, BHXH các tỉnh thành phố từng
bước áp dụng công nghệ tin học vào quản lý hoạt động BHXH nói chung và quản
lý thu BHXH nói riêng.
- Tỷ lệ thu BHXH từ người lao động và người sử dụng lao động so với tổng thu
ngày càng tăng từ 48.42% năm 2008 lên 57.87% năm 2010. Điều đó nói lên rằng,
công tác thu nộp BHXH đã góp phần quan trọng vào việc hình thành được quỹ
BHXH hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước, làm giảm gánh nặng cho
Ngân sách NHà nước trong việc chi trả các chế độ BHXH.
- Số người tham gia BHXH ngày càng tăng, đây cũng là một kết quả tốt của
BHXH Việt Nam. Năm 2010 số người tham gia là 9,342,768 người (tăng 9.54%
so với năm 2008). Tốc độ tăng số người tham gia BHXH cũng tăng qua các năm
(năm 2009 tăng 3.35% so với năm 2008, năm 2010 tăng 5.99% so với năm
2009). Như vậy là việc quản lí đối tượng tham gia có hiệu quả, sau đổi mới người
lao động ý thức được tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà họ nhận được.
13
Tuy số người tham gia tăng nhanh song nhìn chung tại các địa phương thì công
tác mở rộng đối tượng tham gia là còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các đối tượng

lao động trong hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể thuộc đối tượng tham
gia BHXH bắt buộc.
Mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng công tác quản lý thu
BHXH vẫn còn có những nhược điểm cần khắc phục nhằm ổn định tăng trưởng
quỹ. Các nhược điểm đó là:
+ Tuy tỷ lệ lực lượng lao động tham gia BHXH tăng qua các năm (năm 2008 là
17.69%, năm 2009 là 17.87%, năm 2010 là 28.54%) nhưng mức tăng còn chậm,
so với các nước khác vẫn ở mức rất thấp, ví dụ: Malaysia: 90%, Mỹ: 95%
+ Tình trạng nộp thiếu, nợ đọng quỹ BHXH của số lao động tham gia BHXH
trong các đơn vị đã đăng ký nộp BHXH, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu
vực ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số tiền nợ đọng.

14
TÌNH HÌNH CHẬM ĐÓNG, NỢ ĐÓNG BHXH 2008 - 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Stt Đối tượng
Năm
2008
Tỷ lệ
(%)
Năm
2009
Tỷ lệ
(%)
Năm
2010
Tỷ lệ
(%)
1
Hành chính sự nghiệp,

Đảng, ĐT, LLVT 125.3 5.48 257.4 11.2 119.6 6.9
2 Ngoài công lập 12.6 0.55 17.9 0.8
16.8 1.0
3 Xã, phường, thị trấn 20.7 0.91 28.4 1.2
23 6 1.4
4 Doanh nghiệp Nhà nước 465.7 20.37 457.0 19.7
325.7 18.9
5
Doanh nghiệp có vốn n-
ước ngoài 724.7 31.70 505.1 21.9 385.2 22.3
6
Doanh nghiệp Ngoài quốc
doanh 926.3 40.52 1022.6 44.3 842.4 48.8
7 Hợp tác xã 8.2 0.36 10.8 0.5
9.0 0.5
8
Lao động có thời hạn ở n-
ước ngoài 1.0 0.04 0.5 0.0 0.7 0.0
9 Đối tượng khác 1.7 0.07 8.6 0.4
2.4 0.1
Tổng cộng
2,286.
2
2,308.
3
1,725.
4
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Điều này là do các nguyên nhân sau:
• Do những khó khăn của đơn vị sử dụng lao động và người lao động thu

nhập thấp, đời sống quá khó khăn dẫn tới việc không thực hiện BHXH
đúng kỳ đúng sổ.
• Việc trượt giá và điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động khiến
mức đóng BHXH tăng lên khá nhiều, nhiều doanh nghiệp không xoay xở
kịp. Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thích nghi kịp với
cơ chế thị trường, tính cạnh tranh của các mặt hàng còn kém (giá thành
cao, tiêu thụ chậm), làm ăn kém hiệu quả, thu nhập của người lao động
thấp, doanh nghiệp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ BHXH.
• Trong quản lý thu con có một số công việc chưa thực hiện kịp thời đầy đủ
theo quy định như việc kiểm tra, đối chiếu, đôn đốc tiến độ nộp BHXH.
15
• Do quy định về cơ chế, chính sách xử phạt chưa đủ sức răn đe doanh
nghiệp. Thực tế, chế tài đối với những doanh nghiệp không hoặc chậm
đóng BHXH quá nhẹ.
+ Doanh nghiệp vi phạm chỉ bị phạt tối đa 30 triệu đồng đối với hành vi
chậm hoặc không đóng BHXH nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp
phạt để chiếm dụng, trốn đóng hàng tỷ đồng tiền BHXH.
+ Mức lãi do chậm đóng BHXH hiện nay chỉ là 10,5%, chưa bằng 50% lãi
suất của ngân hàng. Làm bài toán đơn giản sẽ thấy chiếm dụng BHXH lợi
hơn đi vay rất nhiều.( Bảo hiểm xã hôi Việt Nam thông báo mức xử lý vi
phạm đóng bảo hiểm xã hội với các TH người sử dụng lao động chưa
đóng, chậm đóng BHXH là 14.2%/năm (tương đương với mức
1,183%/tháng) Mức phạt này áp dụng từ ngày 01/01/2012.)
• Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là DN cố tình không thực hiện quy định
của Luật BHXH. Nhiều DN chây ỳ trốn đóng BHXH dưới mọi hình thức,
viện đủ mọi lý do để không phải tham gia BHXH cho người lao động của
DN mình do chỉ quan tâm đến lợi nhuận tối đa mà không quan tâm đến lợi
ích của người lao động.
Với những ưu nhược điểm vừa nêu trên trong công tác thu BHXH của nước
ta trong thì gian qua đòi hỏi chúng ta cần phải có những giải pháp thích hợp

nhằm tăng cường hiệu quả của công tác thu BHXH trong thời gian tới đảm bảo
sự tăng trưởng ổn định của quỹ BHXH nói riêng và ổn định hoạt động BHXH
nói chung.
2. Tình hình chi trong thời gian qua
Công tác quản lý và chi trả các chế độ BHXh cho đối tượng là một trong
những nhiệm vụ chủ yếu của ngành BHXH.Mục đích chính của công tác chi trả
các chế độ BHXH là quản lý đối tượng hưởng BHXH, chi đúng, chi đủ, kịp thời
để ngày càng thực hiện tốt hơn công tác quản lý đối tượng, chi trả BHXH, đáp
ứng yêu cầu quản lý, từng bước hoàn thiện quy trình, thủ tục chi trả BHXH.
a) Chi thực hiện chế độ BHXH cho người lao động
Quỹ BHXH được dùng chủ yếu để chi trả cho các chế độ BHXH. Hiện nay
BHXH Việt Nam bao gồm các chế độ: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp
16
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Cùng với sự tiến bộ
trong hoạt động BHXH nói chung, công tác quản lý thu BHXH nói riêng thì công
tác quản lý chi BHXH trong thời gian qua cũng có nhiều biến đổi.
Việc chi trả cho các chế độ và các đối tượng được giải quyết thể hiện ở 2 bảng
dưới đây:
TÌNH HÌNH CHI QUỸ BHXH 2008-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009
Ước năm
2010
I
Chi trả các chế độ 44,870.742 54,880.846
66,427.216
1
Chi nguồn NSNN đảm bảo
23,510.793 26,461.486 29,133.335
2

Chi từ nguồn quỹ đảm bảo
21,359.949 28,419.762 37,293.881
2.1
Chi quỹ ốm đau và thai sản
2,979.111 3,716.100 4,762.718
2.2
Chi quỹ TNLĐ - BNN
144.948 180.517 246.711
2.3
Chi quỹ hưu trí, tử tuất
18,235.887 24,522.145 31,701.227
2.4
Chi quỹ BHXH tự nguyện
0.003 0.598 36.755
2.5
Chi quỹ bảo hiểm xã hội
thất nghiệp
546.470
II
Chi quản lý bộ máy
1,076.032 1,346.201 1,909.274
1
Chi thường xuyên
1,012.216 1,288.975 1,757.068
2
Chi không thường xuyên
63.816 57.226 152.206
III
Chi đầu tư XDCB
175.833 85.769 265.000

Tổng
46,122.607 56,312.816
68,601.490
TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ BHXH
NĂM 2008 - 2010
17
Số
TT
Loại đối tượng
Đơn vị
tính
Năm 2008 Năm 2009
Ước năm
2010
1 Hàng tháng: Người 120,806 124,361 140,200

- Hưu trí Người 99,078 102,286 114,500
- Tuất Đ.xuất 19,416 19,644 23,310
- TNLĐ - BNN Người 2,312 2,431 2,390
2 Một lần Người 385,584 526,509 666,227







- BHXH một lần Người 288,309 425,903 559,492
- Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu Người 68,639 70,646
76,208

- TNLĐ một lần Người 3,021 3,050 3,132
- Chết do TNLĐ Người 664 549 546
- Bệnh NN một lần Người 371 378 458
- Tuất một lần Người 24,580 25,984 26,392
3 Ốm đau
Lượt
người
2,512,
145 3,250,000 3,750,000
4 Thai sản
Lượt
người
575,
811
71
3,000 719,500
5 DS PHSK
Lượt
người 316,420 235,542 28,000
Tổng 3,910,766 4,849,412 5,303,927
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Qua phân tích số liệu 2 bảng trên, đề tài có nhận xét:
+ Số chi quỹ BHXH trả cho các chế độ qua các năm đều tăng: năm 2009 tăng
22.31% so với năm 2008, năm 2010 tăng 21.04% so với năm 2009. So sánh với
tốc độ tăng của số đối tượng được giải quyết chế độ có thể thấy công tác chi trả
cho các chế độ đã tương đối theo sát các đối tượng ( tổng số đối tượng được giải
quyết năm 2009 tăng 24.00% so với năm 2008, năm 2010 tăng 9.37% so với năm
2009).
18
+ Quỹ hưu trí và tử tuất có số chi ngày càng tăng nhanh: năm 2010 sốm chi

ước thực hiện là 31,701.227 tỷ đồng, tăng 73.84% so với năm 2008 trong khi số
thu chỉ tăng 64.11% từ năm 2008 đến năm 2010. Nếu vẫn duy trì tình trạng này
có thể dẫn tới việc khó đảm bảo chi trả trong dài hạn.
Công tác chi trả về cơ bản đã đảm bảo đúng chế độ chính sách, đúng thời
gian quy định. Đồng thời với việc tăng cường đảm bảo an toàn trong chi trả tiền
mặt, cơ quan BHXH đã tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích hình thức chi trả
qua tài khoản thẻ ATM cho những người hưởng có nguyện vọng (được tự lựa
chọn các ngân hàng thuận lợi và an toàn nhất để mở tài khoản). Công tác quản lý
đối tượng thụ hưởng, cắt giảm khi hết hạn hưởng hoặc bị chết được kiểm soát
chặt chẽ.
b) Chi quản lý bộ máy
Chi phí quản lí của hệ thống BHXH Việt Nam do Hội đồng quản lí quyết
định trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước Việt Nam và hoạt
động đặc thu của ngàn, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm có hiệu quả. BHXH Việt
Nam có trách nhiệm phân bổ chi phí quản lí cho BHXH các cấp phù hợp với
nhiệm vụ được giao, đảm bảo kinh phí phân bổ cho BHXH các cấp không được
vượt quá so với tổng mức.
Nội dung quản lí chi hoạt động thường xuyên tập chung vào các nội dung cụ
thể sau:
+ Quản lí lao động và quỹ lương đối với các đơn vị, cơ quan BHXH.
+ Quản lí chi cho công tác tuyên truyền về chính sách BHXH.
+ Quản lí chi hoạt động nghiệp vụ: chi cho công tác thu, chi BHXH; chi tiếp
khách.
+ Quản lí kinh phí cấp cho đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên.
+ Quản lí chi cho các chuyến công tác.
+ Ngoài ra BHXH Việt Nam còn thực hiện quản lí chi hỗ trợ đời sống cho
cán bộ, chi hỏi thăm các đối tượng được hưởng các chế độ.
Qua phân tích số liệu ta có thể thấy tổng chi cho quản lý tăng qua các năm
với mức tăng nhanh: năm 2010 là 1,909.274 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2008,
19

tốc độ tăng lớn hơn nhiều so với mức tăng tổng số đối tượng được giải quyết chế
độ cho thấy sự cần thiết phải tinh gọn bộ máy, giảm nhẹ tổ chức, biên chế.
Ngoài ra, chi phí quản lý của BHXH chưa tách bạch theo các quỹ thành phần,
chi phí quản lý vẫn được lấy từ lãi đầu tư của quỹ BHXH dẫn tới những khó
khăn trong việc đảm bảo nguyên tắc hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần
như quy định của Luật BHXH.
c) Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư XDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật
cho xã hội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi nước,
thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Như vậy, muốn có
nên kinh tế phát triển thì điều kiện trước tiên và cần thiết là phải tiến hành các
hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, trong thời gian, quỹ BHXH có dành
một phần ngân sách thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản,cụ thể: năm 2008 chi đầu
tư XDCB là 175.833 tỷ đồng, năm 2009 là 85.769 tỷ đồng và năm 2010 ước thực
hiện 265 tỷ đồng.
3. Tình hình đầu tư quỹ BHXH
Đối với cơ quan BHXH Việt Nam, hoạt động đầu tư không những đảm bảo
sự tồn tại, sự phát triển của quỹ BHXH mà c̣n đảm bảo cho cơ quan BHXH Việt
Nam thực hiện đầy đủ, kịp thời trách nhiệm của ḿnh với những người tham gia
đóng góp BHXH, cũng như trách nhiệm đối với xă hội, v́ mục tiêu an sinh xă hội.
Nhận thức được vai trí và vị trí quan trọng của sự tồn tại quỹ BHXH đối với nền
kinh tế, ta càng thấy rõsự quan trọng của hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng
trưởng quỹ BHXH. Hầu hết mọi quỹ BHXH trên thế giới đều h́nh thành chủ yếu
từ đóng góp cuả người lao động và người sử dụng lao động và nhận được sự hỗ
trợ từ phía chính phủ (có nghĩa là vẫn phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước)
nhưng mức độ tuỳ thuộc lại phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia.
Giá trị của quỹ BHXH càng lớn th́ càng giảm bớt gánh nặng thu, chi cho Ngân
sách Nhà nước.
20
Hiện nay BHXH Việt Nam có quản lí quỹ dựa trên các tài khoản mở tại ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và tại Kho bạc Nhà nước.
Theo quy định hiện nay thì số dư trong quỹ BHXH được dùng để đầu tư tăng
trưởng nhằm mục đích bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Đây cũng là một hoạt động
hữu hiệu để đảm bảo chi mà không phải tăng thu, hơn nữa đây cũng là một
nguồn thu rất lớn của BHXH Việt Nam. Đối với hoạt động đầu tư tăng trưởng
quỹ phải đảm bảo được yêu cầu an toàn, bảo tồn được giá trị và có hiệu quả về
kinh tế- xã hội. Các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ đã được mở rộng,
hiện nay hoạt động này gồm có:
+ Mua trái phiếu, tín phiếu, kì phiếu, công trái của Kho bạc Nhà nước và các
ngân hàng thương mại của Nhà nước.
+ Cho NSNN, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, các ngân hàng thương mại của Nhà
nước, ngân hàng chính sách vay.
+ Đầu tư vào một số dự án có nhu cầu về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết
định.
Nhìn chung công tác đầu tư tăng trưởng quỹ đã được triển khai thực hiện ở
BHXH Việt Nam, đây cũng là mảng hoạt động quan trọng và bước đầu đã đem
lại những hiệu quả nhất định. Tại BHXH Việt Nam hoạt động này do Ban kế
hoạch- tài chính thưc hiện, theo những đánh giá chung thì số tiền lãi đã có những
đóng góp đáng kể vào chi tiêu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, tríc lập Quỹ khen
thưởng, phúc lợi . Hoạt động đầu tư được tiến hành quản lí để đảm bảo được
hoạt động theo đúng danh mục, quản lí quá trình xây dựng và thẩm định để đưa
ra những phương án khả thi và có hệu quả nhất. Kết quả hoạt động đầu tư quỹ
BHXH Việt Nam qua những năm vừa qua được thể hiện ở bảng dưới đây:
21
TỔNG HỢP SỐ LIỆU BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ BẢO TOÀN
VÀ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI (2008-2010)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT DANH MỤC ĐẦU TƯ NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
1 Cho NSNN vay 8,500 20,000 50,000
2 Cho các NHTM vay 52,773 46,463 34,588

3 Công trái xây dựng Tổ quốc 200 200 0
4 Mua trái phiểu, tín phiếu 22,500 28,500 34,500
Tổng cộng: 83,973 95,163 119,088
Tỷ lệ lãi đầu tư 11.76% 9.39% 8.96%
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
So với tình hình các năm trước, tình hình đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ
BHXH chưa có dấu hiệu tích cực và xu hướng mất an toàn cân đối quỹ ngày một
rõ hơn. Tổng quỹ kết dư BHXH tính đến hết năm 2010 gần 139.000 tỷ đồng,
trong đó có khoảng 123.000 tỷ đồng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất kết dư (kể cả
BHXH tự nguyện).
- Cho đến nay, việc đầu tư vẫn chỉ thực hiện chủ yếu thông qua 3 hình thức: cho
ngân sách nhà nước vay, mua trái phiếu Chính phủ và cho các ngân hàng thương
mại nhà nước vay.
Tuy nhiên, về cơ cấu đầu tư có xu hướng số cho ngân sách nhà nước vay, mua
trái phiếu Chính phủ ngày càng tăng, phần cho các ngân hàng thương mại nhà nước
vay với tỷ lệ lãi suất cao hơn ngày một giảm dẫn đến tỷ lệ lãi đầu tư giảm dần trong
3 năm gần đây (từ 11.76% năm 2008 xuống còn 8.96% năm 2010).
- Chính phủ tiếp tục chuyển cho quỹ BHXH giải quyết một số chính sách, như: giảm
tuổi nghỉ hưu do tinh giản biên chế; chính sách BHXH với người không tái cử và thí
điểm bỏ HĐND cấp huyện, cấp xã; quy định tính thời gian công tác đối với cán bộ xã
nhưng không bố trí kinh phí bảo đảm theo quy định của Luật BHXH.
- Số đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí, tử tuất hiện nay (kể cả hưu trí tự
nguyện) là 9,405 triệu người, mức tiền lương đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất là 2,2
triệu đồng/người/tháng; tổng quỹ kết dư là 123 nghìn tỷ đồng. Số người hưởng
22
lương hưu là 880 nghìn người (chiếm khoảng 9,4% trong tổng số đối tượng tham
gia bảo hiểm hưu trí, tử tuất) với mức lương hưu bình quân khoảng 2,4 triệu
đồng/người/tháng. Số liệu đóng – hưởng năm 2010 cho thấy vấn đề cân đối, an
toàn quỹ bảo hiểm hưu trí cần được sớm quan tâm, xem xét.
4. Cân đối Thu – Chi

Trên cơ sở số liệu thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao
động và chi thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, ta có số liệu cân đối thu- chi
các quỹ BHXH như sau:
Đơn vị: tỷ đồng
STT Các quỹ thành phần Năm 2008 Năm 2009
Năm 2010
(ước)
I Quỹ BHXH bắt buộc
1 Quỹ ốm đau và thai sản
+ Thu 4,390.500 5,416.487
6,541.873
+ Chi 2,979.111 3,716.100 4,762.718
Tỷ lệ (%) chi so với thu 67.9% 68.6% 72.8%
2 Quỹ TNLĐ – BNN
+ Thu 1,540.513 1,867.754 2,255.818
+ Chi 144.948 180.517 246.711
Tỷ lệ (%) chi so với thu 9.4% 9.7% 10.9%
3 Quỹ hưu trí và tử tuất
+ Thu 24,879.200 30,070.842 40,830.309
+ Chi 18,235.887 24,522.145 31,701.227
Tỷ lệ (%) chi so với thu 73.3% 81.5% 77.6%
II Quỹ BHXH tự nguyện
+ Thu 10.800 69.362 149.700
+ Chi 0.003 0.598 36.755
Tỷ lệ (%) chi so với thu 0.03% 0.9% 24.6%
III Quỹ BH thất nghiệp
+ Thu 0 3,510.651 3,640.500
+ Chi 0 0 546.470
Tỷ lệ (%) chi so với thu - 15.0%
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Tỷ lệ thu- chi các quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp đều theo chiều hướng tăng. Riêng quỹ hưu trí và tử tuất mặc dù số chi
tăng 29,3% nhưng do năm 2010 tỷ lệ đóng BHXH tăng thêm 2% nên số thu tăng
23
35,8% nhiều hơn số chi, tuy nhiên tỷ lệ số chi trên số thu vẫn chiếm tỷ trọng rất
lớn 77,6%.
Tỷ lệ thu- chi của các quỹ BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp chưa
phản ánh đúng thực trạng chính sách do đây là loại hình BHXH mới, thời gian
triển khai ngắn nên đối tượng hưởng không nhiều.
Theo tính toán trên cơ sở các quy định của chính sách BHXH hiện hành, thực
trạng thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất qua các năm cùng với dự báo về các nhân
tố liên quan (trong đó đã tính cả khoản tiền từ năm 2011 Ngân sách Nhà nước
chuyển sang cho quỹ BHXH tiền đóng BHXH của đối tượng tham gia BHXH
trước 01/10/1995) thì kết quả dự báo cho thấy:
- Năm 2023 số thu bằng số chi, từ năm 2024 trở đi để đảm bảo chi chế độ
hưu trí, tử tuất, ngoài số thu trong năm phải trích thêm từ số dư của quỹ.
- Năm 2037, nếu không có chính sách hoặc biện pháp tăng thu hoặc giảm chi
thì số thu BHXH trong năm và số tồn tích bắt đầu không đảm bảo khả năng chi
trả, các năm sau đó số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu trong năm.
II/ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
1. Hoạt động quản lý thu-chi quỹ BHXH
Đối với ngành quản trị nói chung và công tác quản lí tài chính BHXH nói
riêng thì việc xem xét các yếu tố tác động của môi trường tới hoạt động của đối
tượng quản lí là rất cần thiết. Các tác động của môi trường có thể mang đến
những thách thức cũng như những cơ hội cho chính bản thân các hoạt động tài
chính của BHXH. Muốn quản lí tốt, nhà quản trị cần nắm rõ những yếu tố này để
đưa ra những quyết định hợp lí và có lợi nhất cho đối tượng quản lí. Các tác động
của môi trường thường được chia làm hai loại là tác động của môi trường ngoài
hệ thống và tác động từ môi trường trong hệ thống.
Tác động từ môi trường ngoài hệ thống bao gồm các ảnh hưởng từ môi

trường kinh tế- chính trị- xã hội của mỗi quốc gia. Nhìn rộng ra thì có thể là cả
những ảnh hưởng của môi trường thế giới. Khi chúng ta xem xét các yếu tố của
BHXH dưới giác độ của các công ước quốc tế mà Tổ chức Lao động Quốc tế
( ILO) đã quy định. Nhưng các nhân tố môi trường trong nước là quan trọng hơn.
BHXH không chỉ là thể hiện tính ưu việt của mỗi Nhà nước mà chính Nhà nước
24

×