Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân tích cơ cấu kinh tế theo các khu vực thể chế của Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.44 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế và
phân theo ngành kinh tế 2006-2010 Error: Reference source not found
Bảng 2. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần
kinh tế và phân theo ngành kinh tế 2006-2010 Error: Reference source not found
Bảng 3. Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực thể chế 2006-2010 Error:
Reference source not found
Bảng 4. Cơ cấu kinh tế theo khu vực thể chế 2006-2010.Error: Reference source not
found
Bảng 5. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 phân theo ngành
công nghiệp 2006-2010 Error: Reference source not found
Bảng 6. Cơ cấu các giá trị doanh nghiệp phi tài chính phân theo thành phần kinh tế
2006-2009 Error: Reference source not found
Bảng 7. Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước 2006-2010 Error: Reference
source not found
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế bao gồm rất nhiều yếu tố và thành phần kinh tế hoạt động theo
những tiêu chí vừa nhất quán vừa đối lập. Các đơn vị kinh tế khi tham gia hoạt động
kinh tế luôn chịu rất nhiều sự ràng buộc của các mối quan hệ kinh tế khác nhau . Do
vậy, để nghiên cứu đánh giá và tính toán được nó trong giá trị của tổng thể nền kinh
tế đặt ra yêu cầu cần phải phân chia chúng vào những nhóm kinh tế lớn có tính chất
và đặc điểm giống nhau. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc tiết kiệm thời
gian, công sức cho công tác quản lý nhà nước, mà còn đem lại cái nhìn tổng quan,
chính xác và logic cho các nhà quản lý ra quyết sách cải thiện nền kinh tế.
Do đó, hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) đã chia các ngành kinh tế, các đơn
vị kinh tế thành những nhóm, những khu vực tạo sự tương đồng và đơn giản hơn
trong khi nghiên cứu nền kinh tế. Và một trong những cách phân chia quan trọng
giúp phát huy được nhiều ưu điểm trong quản lý, xem xét đánh giá và điều chỉnh
trong nền kinh tế quốc dân là phân chia nền kinh tế theo các khu vực thế chế. Đây là
cách phân chia được ứng dụng rất phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay, một


nước vẫn đang trong thời kì quá độ và còn nặng tư tưởng về phân chia kinh tế theo
các thành phần.
Từ những lý do trên, nhóm 4 phân tích đề tài: “phân tích cơ cấu kinh tế theo
các khu vực thể chế của Việt Nam giai đoạn 2006-2010” .
1
I. PHÂN TÍCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO KHU VỰC THỂ CHẾ CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010
1.Cơ sở lý thuyết:
Trong SNA chia nền kinh tế thành 6 khu vực thể chế theo 5 đặc điểm lớn của các
đơn vị tham gia hoạt động kinh tế.
Khu vực thể chế là cách phân chia các đơn vị hoạt động kinh tế, ngành kinh tế
theo các mối quan hệ kinh tế chủ yếu của nền kinh tế
Sự phân loại này xét theo các tiêu chí :
○ Nguồn vốn hoạt động
○ Lĩnh vực hoạt động
○ Tư cách pháp nhân
○ Mục đích hoạt động
○ Đơn vị thương trú
Theo những tiêu chí này , hoạt động kinh tế ở Việt Nam được chia thành 6 khu
vực thể chế :
○ Khu vực nhà nước
○ Khu vực phi tài chính
○ Khu vực tài chính
○ Khu vực hộ gia đình
○ Khu vực vô vị lợi
○ Khu vực nước ngoài
Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ tài khoản sản xuất, khu vực thể chế nước ngoài sẽ
không được tính đến.
Khu vực nhà nước bao gồm những hoạt động có nguồn vốn từ ngân sách
nhà nước. Khu vực này bao gồm các đơn vị quản lí nhà nước, an ninh, quốc phòng,

các tổ chức giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Thu nhập chủ yếu của các đơn
vị trong khu vực này là được chi qua ngân sách nhà nước.
Khu vực phi tài chính bao gồm các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất hàng hóa và dịch vụ phi tài chính Thu nhập chủ yếu dựa vào kết quả kinh
2
doanh hàng hóa dịch vụ. Đây là bộ phận đóng góp tỉ trọng lớn nhất vào thu từ thuế
của nhà nước và chiểm tỉ trọng cao nhất trong đóng góp vào tổng sản phẩm xã hội
so với các khu vực thể chế khác Các doanh nghiệp,công ty phi tài chính lại được
chia làm 3 loại:
○ Các doanh nghiệp phi tài chính công cộng là các doanh nghiệp do chính phủ
kiểm soát, Chính phủ chi phối trên 50% cổ phần .
○ Các doanh nghiệp phi tài chính tư nhân .
○ Các doanh nghiệp phi tài chính do nước ngoài kiểm soát .
Khu vực tài chính gồm các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền
tệ như các ngân hàng , các công ty xổ sổ kiến thiết , công ty bảo hiểm v.v….
Khu vực thể chế hộ gia đình bao gồm các đơn vị sản xuất, kinh doanh
nhỏ, thường dưới hình thức hộ gia đình. Quy mô sản xuất của những đơn vị kinh tế
này tương đối nhỏ và không có tư cách pháp nhân.
Khu vực thể chế vô vị lợi gồm các đơn vị sản xuất hàng hoá, dịch vụ mang
tính nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận v.v. như các tổ chức tôn giáo, các hội
nhân đạo, từ thiện… Nguồn kinh phí cho hoạt động của các đơn vị là từ sự đóng
góp tự nguyện của mọi thành viên trong xã hội.
5 khu vực thể chế trên khu vực thể chế trên được phân bổ ở nhiều nhóm ngành
kinh tế khác nhau.
- Trong các nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp có 2 khu
vực thể chế chính là khu vực phi tài chính và khu vực thể chế hộ gia đình. Khu vực
thể chế hộ gia đình ở đây chính là thành phần cá thể tiểu chủ.
- Đối với nhóm dịch vụ, các ngành lại thuộc 3 khu vực thể chế chủ yếu là tài
chính, phi tài chính và nhà nước. Thông qua mối quan hệ này, chúng ta sẽ có các
thông số về khu vực kinh tế như dưới đây.

2. Tổng sản phẩm trong nước và cơ cấu kinh tế theo khu vực thể chế 2006-2010
Trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Dù gặp khủng hoảng tài chính, bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm kinh tế toàn cầu nhưng
tốc độ tăng trưởng GDP trung bình vẫn đạt 6,9%/năm. Dù khó đạt được mục tiêu kế
hoạch 5 năm đề ra (7,5-8%/năm), nhưng so với nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới, đây vẫn là một con số đáng khen ngợi.
3
Bảng 1. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh
tế và phân theo ngành kinh tế 2006-2010
Tỷ đồng
2006 2007 2008 2009
Ước tính
2010


TỔNG SỐ 974266 1143715 1485038 1658389
1766184,3
(tăng 6,5%
so với
năm 2009)
Phân theo thành phần kinh tế
Kinh tế Nhà nước 364250 410883 527732 582674
Kinh tế ngoài Nhà nước 444560 527432 683654 771688
Kinh tế tập thể 63622 71059 84025 90410
Kinh tế tư nhân 91710 116505 155905 182684
Kinh tế cá thể 289227 339868 443724 498594
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 165456 205400 273652 304027
Phân theo ngành kinh tế
Nông nghiệp và lâm nghiệp 160462 186462 271477 285030
Thuỷ sản 38335 46124 58409 61756

Công nghiệp khai thác mỏ 99702 111700 146607 165310
Công nghiệp chế biến 207027 243142 302136 333166
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và
nước 33464 39869 47169 58592
Xây dựng 64503 79712 95696 110255
Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ,
mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia
đình 132794 156442 212139 244933
Khách sạn và nhà hàng 35861 44992 57067 67394
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 43825 51118 66359 72412
Tài chính, tín dụng 17607 20756 27215 31617
Hoạt động khoa học và công nghệ 6059 7065 9296 10581
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh
tài sản và dịch vụ tư vấn 36814 43509 53743 60234
Quản lý Nhà nước và ANQP, đảm bảo
xã hội bắt buộc 26737 31310 41279 47042
Giáo dục và đào tạo 30718 34843 38261 42780
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 14093 16160 19178 21537
Hoạt động văn hoá và thể thao 4617 5200 5842 6964
Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 1217 1425 1909 2046
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng
đồng 18789 21959 28704 33843
Hoạt động làm thuê công việc gia đình
trong các hộ 1642 1927 2551 2898
4
Bảng 2. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành
phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế 2006-2010
%
2006 2007 2008 2009
TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00

Phân theo thành phần kinh tế
Kinh tế Nhà nước 37.39 35.93 35.54 35.13
Kinh tế ngoài Nhà nước 45.63 46.11 46.03 46.54
Kinh tế tập thể 6.53 6.21 5.66 5.45
Kinh tế tư nhân 9.41 10.18 10.50 11.02
Kinh tế cá thể 29.69 29.72 29.87 30.07
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 16.98 17.96 18.43 18.33
Phân theo ngành kinh tế
Nông nghiệp và lâm nghiệp 16.47 16.30 18.28 17.19
Thuỷ sản 3.93 4.03 3.93 3.72
Công nghiệp khai thác mỏ 10.23 9.77 9.87 9.97
Công nghiệp chế biến 21.25 21.26 20.35 20.09
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 3.43 3.49 3.18 3.53
Xây dựng 6.62 6.97 6.44 6.65
Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ,
mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 13.63 13.68 14.29 14.77
Khách sạn và nhà hàng 3.68 3.93 3.84 4.06
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 4.50 4.47 4.47 4.37
Tài chính, tín dụng 1.81 1.81 1.83 1.91
Hoạt động khoa học và công nghệ 0.62 0.62 0.63 0.64
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài
sản và dịch vụ tư vấn 3.78 3.80 3.62 3.63
Quản lý Nhà nước và ANQP, đảm bảo xã
hội bắt buộc 2.74 2.74 2.78 2.84
Giáo dục và đào tạo 3.15 3.05 2.58 2.58
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 1.45 1.41 1.29 1.30
Hoạt động văn hoá và thể thao 0.47 0.45 0.39 0.42
Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 0.12 0.12 0.13 0.12
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 1.93 1.92 1.93 2.04
Hoạt động làm thuê công việc gia đình

trong các hộ 0.17 0.17 0.17 0.17
5
Dựa vào mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế, ngành kinh tế và khu vực
thể chế như đã phân tích ở trên, nhóm đã tổng hợp được số liệu về kinh tế của các
khu vực thể chế như sau.
Bảng 3. Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực thể chế 2006-2010
Tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010

GDP( theo giá thực tế) 974266 1143715 1485038 1658389 1951200

Khu vực thể chế nhà
nước 76165 87513 104560 118323 129445.362
Khu vực thể chế phi tài
chính 590050 694153 907630 1007809 1253836.42
Khu vực thể chế tài
chính 17607 20756 27215 31617 33735.339
Khu vực thể chế hộ gia
đình 289227 339868 443724 498594 531999.798
Khu vực thể chế vô vị lợi 1217 1425 1909 2046 2183.082
6
Bảng 4. Cơ cấu kinh tế theo khu vực thể chế 2006-2010
%
Năm 2006 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010

GDP 100 100 100 100 100

Khu vực thể chế nhà
nước 7.82 7.65 7.04 7.13 6.63
Khu vực thể chế phi tài

chính 60.56 60.69 61.12 60.77 64.26
Khu vực thể chế tài
chính 1.81 1.81 1.83 1.91 1.73
Khu vực thể chế hộ gia
đình 29.69 29.72 29.88 30.06 27.27
Khu vực thể chế vô vị lợi 0.12 0.12 0.13 0.12 0.11
3. Các khu vực thể chế chủ yếu trong nền kinh tế:
Trong hệ thống tài khoản quốc gia việc phân chia hoạt động của nền kinh tế
theo khu vực thể chế là nội dung rất được quan tâm. Đứng dưới góc độ tài khoản
sản xuất có thể chia nền chủ thể của kinh tế thành bốn khu vực thể chế gồm có: khu
vực thể chế tài chính, khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế Nhà nước, khu
vực thể chế hộ gia đình. (Ở Việt Nam hiện nay hoạt động của khu vực vô vị lợi còn
rất nhỏ bé, do đó, số liệu của khu vực này trường được gộp chung vào khu vực hộ
gia đình)
3.1. Khu vực thể chế phi tài chính
Trong nền kinh tế, khu vực thể chế phi tài chính bao gồm các đơn vị hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, dịch vụ phi tài chính là khu vực chiếm tỷ
trọng lớn nhất. Hiện nay theo thống kê của Việt Nam con số tương đối vào khoảng
6000 doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2006-2009, đóng góp GDP theo giá hiện hành
tăng 17-21%/năm cao nhất.
7
Trong thực tế năm 2006 thì 60,56% tương đương với 590.050 tỷ đồng là con
số mà khu vực phi tài chính đóng góp cho GDP. Và đó là nhờ vào sự phát triển của
các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp khai thác mỏ và công
nghiệp chế biến … Những năm tiếp theo 2007, 2008, 2009 thì con số đó lần lượt là
60,69% , 61,12% và 60,67%. Đặc biệt trong năm 2010 khu vực này có sự phát triển
vượt trội hơn hẳn với 64,26% tương đương với 1 253 836,419 tỷ đồng. Tổng cục
thống kê nhận định: mặc dù chịu khó khăn từ việc một số cân đối vĩ mô và thiên tai
trong nước nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời của Đảng, Quốc hội và Chính
phủ, sự chủ động vượt khó của các doanh nghiệp và cả cộng đồng nên sản xuất kinh

doanh của các ngành, lĩnh vực cho tới nay năm 2010 vẫn tiếp tục phát triển theo
hướng tích cực như sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì tăng trưởng khá.
Về nông nghiệp, cùng với việc gieo cấy và thu hoạch lúa mùa, cả nước đã
thu hoạch xong lúa hè thu chính vụ với diện tích đạt 2104,5 nghìn ha, bằng 98,5%
so với cùng kỳ năm trước. Về lâm nghiệp, nhìn chung, cây lâm nghiệp trồng mới tại
các địa phương hiện đang sinh trưởng và phát triển tốt. Về thủy sản, tính chung 10
tháng năm 2010, sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 4240,5 nghìn tấn, tăng 4,7% so với
cùng kỳ năm 2009.
Ngoài ra, tính chung 10 tháng đầu năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp
theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 645,7 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ
năm 2009. Trong đó, công nghiệp chế biến với các ngành điển hình như ngành sản
xuất chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm dệt vẫn giữ vai trò chủ chốt! Đây là
xu hướng chung của bất kì quốc gia nào trên thế giới: công nghiệp khai thác sẽ
giảm dần và thay thế vào đó là các ngành công nghiệp chế biến.

8
Bảng 5. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 phân theo
ngành công nghiệp 2006-2010
tỷ đồng
Các ngành công nghiệp 2006 2007 2008 2009
Ước tính
2010
Tổng 486637,1 568140,6 647244,3 696647,7 780245,4
Công nghiệp khai thác 37803,5 37086,1 35841,4 39119,1 43813,4
Công nghiệp chế biến 420943,6 500157,0 577059,4 618959,1 693234,2
Sản xuất và phân phối
điện, khí đốt và nước
27890,0 30897,5 34343,5 38569,5 43197,8
Xét trên một khía cạnh khác, các doanh nghiệp, công ty phi tài chính được
chia ra làm ba loại: phi tài chính công cộng, phi tài chính tư nhân và phi tài chính do

nước ngoài kiểm soát. Theo xu hướng chung của thế giới, ở nước chúng ta hiện nay,
các doanh nghiệp phi tài chính tư nhân và phi tài chính do nước ngoài vẫn chiếm
phần lớn. Các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát chỉ chiếm khoảng 18-20 %, tuy
nhiên, nó vẫn giữ một vai trò rất lớn, là công cụ mạnh giúp nhà nước định hướng thị
trường trong những giai đoạn khó khăn.
Bảng 6. Cơ cấu các giá trị doanh nghiệp phi tài chính phân theo thành phần
kinh tế 2006-2009
Các loại doanh nghiệp phi tài
chính
2006 2007 2008 2009
100,0% 100,0% 100,0% 100,0%
Kinh tế Nhà nước 25,1 22,4 20,0 18,5
Kinh tế ngoài Nhà nước 31,2 33,4 35,4 37,1
Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài 43,7 44,2 44,6 44,4
3.2. Khu vực thể chế tài chính:
9
Trong khu vực thể chế tài chính gồm có các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực
tài chính. Đây là các đơn vị, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ với
những chức năng cơ bản là kinh doanh tiền tệ, hoạt động tín dụng, xổ số kiến thiết,
bảo hiểm, mua bán tài sản tài chính và mua bán ngoại tệ. Đây là khu vực đóng vai
trò rất quan trọng trong việc đáp ứng sự vận động của nền kinh tế về mặt giá trị đặc
biệt là trong điều kiện Việt Nam khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển.
Chức năng này được xem xét thông qua sự đóng góp của khu vực thể chế tài chính
trong GDP. Thực tế trong năm 2006, khu vực tài chính chiếm 1,81% tương đương
với 17 607 tỷ đồng. Trong các năm tiếp theo sự đóng góp này có tăng lên cùng với
sự bùng nổ của các hệ thống ngân hàng đặc biệt do theo các cam kết trong WTO, kể
từ 1/4/2007, Việt Nam cho phép các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài được
hoạt động, được đối xử bình đẳng và thực hiện phần lớn nghiệp vụ như ngân hàng
nội.Cùng với đó là sự phát triển của thị trường chứng khoán,… dẫn tới sự phát triển

chung của khu vực tài chính. Trong các năm 2007,2008 và 2009, mức đóng góp vào
GDP của khu vực này tăng dần và lên tới 1,91% tương ứng với 31.617 tỷ đồng mặc
dù năm 2009 là năm có những biến động với thị trường tài chính Việt Nam khi các
lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đến
năm 2010, con số đóng góp này giảm xuống chỉ còn 1,73% tương đương với 33
735,339 tỷ đồng.
Nhìn chung, trong thực tế hiện nay tỷ trọng của khu vực tài chính đóng góp
vào GDP của Việt Nam vẫn còn nhỏ bé trong khi con số này phải đạt được ít nhất
3% trong GDP thì mới được coi là đảm bảo được hoạt động kinh tế về mặt giá trị.
Sự phát triển khu vực tài chính Việt Nam chưa tương xứng với khu vực phi tài
chính, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong cơ chế thị trường.

10
3.3. Khu vực thể chế nhà nước:
Bảng 7. Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước 2006-2010.
ST
T
Chỉ tiêu
Dự toán
2006 2007 2008 2009 2010
A Tổng thu NSNN 237,900
(350,842)
281,900 323,000
(548,529)
389,900 461,500
1 Thu nội địa (không kể dầu
thô)
132,000 151,800 189,300 233,500 294,700
2 Thu dầu thô 63,400 71,700 65,600 63,700 66,300
3 Thu cân đối 40,000 55,400 64,500 88,200 95,500

4 Viện trợ không hoàn lại 2,500 3,000 3,600 5,000 5,000
B Kết chuyển năm trước sang 8,000 19,000 9,080 14,100 1000
C Tổng chi cân đối NSNN 294,400
(385,666)
357,400 398,980
(590,714)
491,300 582,200
1 Chi đầu tư phát triển 81,580 99,450 99,730 112,800 125,500
2 Chi trả nợ, viện trợ 40,800 49,610 51,200 58,800 70,250
3 Chi phát triển sự nghiệp kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý hành chính nhà
nước, đảng, đoàn thể
131,473 174,500 208,850 269,300 335,560
4 Chi cải cách tiền lương 29,197 25,100 28,400 36,600 35,490
5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài
chính
100 100 100 100 100
6 Dự phòng 11,250 9,040 10,700 13,700 15,300
D Bội chi ngân sách nhà nước 48,500
(48,613)
56,500 66,900
(67,677)
87,300 119,700
Tỉ lệ bội chi so GDP 5% 5% 5%
(4,58%)
4,82% 6,20%
Nguồn bù đắp bội chi
1 Vay trong nước 36,000 43,000 51,900 71,300 98,700
2 Vay ngoài nước 12,500 15,000 16,000 21,000


Nguồn vốn đầu tư của khu vực thể chế này lấy chủ yếu từ ngân từ ngân sách
nhà nước , và các khoản vay trong và ngoài nước của chính phủ.
11
Các số liệu trong bảng cân đối dự toán NSNN và bảng cơ cấu kinh tế theo khu
vực thể chế cho thấy: mặc dù chi thường xuyên và chi phát triển kinh tế xã hội tăng
dần qua các năm và chiếm đến hơn 3/4 tổng chi NSNN, nhưng tỉ trọng của khu vực
thể chế nhà nước trong cơ cấu kinh tế lại có xu hướng giảm dần, bất chấp việc nó
vẫn tăng lên về giá trị tuyệt đối. Cụ thể, từ năm 2006 đến 2010, mức độ đóng góp
vào GDP của khu vực thể chế nhà nước giảm từ 7,82% xuống 6.63% ; trong khi đó,
giá trị tuyệt đối lại tăng từ 76.165 tỷ đồng(2006) lên 129.445tỷ đồng(2010). Có thể
thấy xu hướng giảm này bắt nguồn từ việc giảm hiệu quả của một số hoạt động
cung cấp hàng hóa công cộng, đó là hoạt động giáo dục giảm từ 3,15% còn 2,58%;
văn hóa- thể thao giảm từ 0.47% còn 0.42%; y tế và hoạt động cứu trợ từ 1,45% còn
1,30%; các hoạt động khác như Quản lý Nhà nước , ANQP, đảm bảo xã hội bắt
buộc, các hoạt động đoàn thể, hiệp hội vẫn tương đối ổn định về % đóng góp vào
GDP qua các năm từ 2006-2010. Xu hướng giảm sự đóng góp của khu vực thể chế
nhà nước vào nền kinh tế là tất yếu do quy luật hiệu quả cận biên giảm dần, khi các
hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng không còn mang lại giá trị kinh tế- xã hội
cao như trước nữa.
Mặt khác, bộ máy hành chính nhà nước cho tới nay còn quá cồng kềnh, phức
tạp, tiêu tốn một nguồn ngân sách hằng năm quá lớn cũng là một nguyên nhân dẫn
tới sự kém hiệu quả trong khu vực này.
Nếu tiếp cận theo góc độ tài khoản sản xuất, việc cung cấp hàng hóa công
cộng chỉ mang lại hiệu quả về mặt xã hội, còn hiệu quả về mặt kinh tế còn rất nhiều
hạn chế. So sánh giữa lợi ích kinh tế ( giá trị gia tăng do hoạt động công cộng tạo
ra) với tỷ lệ ngân sách nhà nước đầu tư vào các hoạt động này thì kết quả đạt được
là không tương xứng. Do vậy, bên cạnh việc thu hẹp tỷ trọng của khu vực thể chế
nhà nước, cần đưa ra những đối sách như cải cách hành chính,và quản lý nguồn vốn
một cách hiệu quả để nhằm tối ưu hóa lợi ích hoạt động của khu vực thể chế này.

3.4. Khu vực thể chế hộ gia đình:
12
Quy mô của khu vực thể chế này là một trong những căn cứ để xác định tính
chất, quy mô và mức độ tập trung của nền kinh tế.
- Ở Việt Nam từ năm 2006- 2010, tỉ trọng chiếm trên GDP của khu vực kinh
tế này giao động ở mức trên dưới 30% và không có nhiều sự biến đổi lớn. Điều này
cho thấy nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ lẻ, mức độ tập trung chưa cao.
- Nguyên nhân là các hình thức kinh doanh của hộ gia đình chủ yếu là lấy
nguồn vốn của chính các hộ với quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ và không có giấy phép
kinh doanh. Đa số người lao động trong khu vực này không tham gia bảo hiểm xã
hội và không có tổ chức công đoàn. Các đơn vị hoạt động thường gặp khó khăn khi
vay vốn ngân hàng. Người lao động trong khu vực này không được hưởng mọi chế
độ như khu vực chính quy của Nhà nước như không có chế độ nghỉ phép năm,
không có lương hưu, không có quy định mức lương tối thiểu, dễ bị chủ bóc lột sức
lao động, nhất là họ thường phải làm việc bất kể thời gian v.v , do vậy, nhà nước
gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý kinh tế trong khu vực này.
- Tuy nhiên, bên cạnh những hạn chế tác động nên nền kinh tế mà khu vực này
mang lai, còn có những ưu điểm nhất định.
+ Thứ nhất: khu vực kinh tế hộ gia đình góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp
cho xã hội.
+ Thứ hai : khu vực này mang lại giá trị về mặt kinh tế khá lớn: thể hiên
trước tiên ở việc làm tăng mức tiêu dùng cuối cùng cho toàn xã hội, sau đó là nguồn
huy động tiết kiệm cho toàn nền kinh tế.
Nói tóm lại, khu vực thể chế hộ gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010
vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nhưng trong tương lai…việc giảm tỷ trọng của
khu vực kinh tế này là 1 xu hướng tất yếu khi nền kinh tế ngày càng phát triển.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1.Khu vực thể chế phi tài chính:
Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp
hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp. Tách chức năng quản lý

13
hành chính của Nhà nước khỏi chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp,
xóa bỏ “chế độ chủ quản”;
Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ. Thu hẹp những lĩnh vực Nhà nước
độc quyền kinh doanh, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới cơ chế
kiểm soát giá cả. Phát triển mạnh thương mại trong nước ở tất cả các vùng và tăng
nhanh xuất khẩu, nhập khẩu.
Đẩy mạnh tự do hóa thương mại phù hợp các cam kết hội nhập kinh tế quốc
tế. Tạo bước phát triển mới, nhanh và toàn diện thị trường dịch vụ, nhất là những
dịch vụ cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng lớn. Phấn đấu đưa tốc độ
tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Phát triển mạnh
và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch. Phát
triển nhanh hơn các dịch vụ vận tải, viễn thông…
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để
Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy
các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân
có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.
Tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung
chủ yếu vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ
quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích. Đẩy mạnh và mở rộng
diện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước; đề
phòng và khắc phục.
Phát triển doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến,
thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu.
2. Khu vực thể chế tài chính
Từng bước phát triển vững chắc thị trường tài chính, hoàn thiện thị trường tiền
tệ; lành mạnh hóa các hoạt động giao dịch vốn ngắn hạn và mua bán các giấy tờ có
giá trên thị trường. Phát triển mạnh thị trường vốn, thúc đẩy mạnh hơn hoạt động

14
của thị trường chứng khoán gắn với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phát triển hình thức cổ phần và huy động
các nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển. Củng cố ngân hàng nhà nước,
lành mạnh hóa, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, các công ty tài chính,
công ty mua bán nợ, công ty đầu tư chứng khoán
3. Khu vực thể chế nhà nước
Do đặt tính căn bản của khu vực này là thu nhập chủ yếu của các đơn vị được
nhà nước cung cấp thông qua ngân sách nên ở đây cũng dễ nảy sinh rất nhiều sự
quan liêu, thiếu minh bạch. Hơn nữa, khu vực này lại cung cấp những dịch vụ hàng
hoá công cộng, vì thế mà nếu ý thức người hưởng hàng hoá đó chưa cao, họ sẽ sử
dụng dịch vụ của mình một cách rất phung phí với tâm lí “của chùa”. Để giảm thiểu
tối đa tình trạng này, Nhà nước nên tập trung vào 3 nhóm công cụ chính là:
- Có những hình thức thanh tra, giám sát thường xuyên quá trình hoạt dộng, sử
dụng ngân sách nhà nước. Quản lí chặt chẽ theo kết quả đầu ra
- Cải cách bộ máy hành chính nhà nước, rà soát, điều chỉnh lại quy trình làm việc
trong nội bộ cơ quan. Chính sự cồng kềnh trong bộ máy hành chính, trong quá tình làm
việc của cơ quan Nhà nước cũng làm tăng đáng kể chi phí cho khu vực này.
4. Khu vực thể chế hộ gia đình
Tham gia WTO, Việt Nam đang chính thức bước vào một nền sản xuất lớn,
nơi mà khu vực thể chế hộ gia đình sẽ bị thu hẹp dần. Tuy nhiên ở một nước mà có
tới 70% dân số sinh sống ở nông thôn như VIệt Nam, cần có những biện pháp thích
hợp để giúp cho khu vực này không bị thu hẹp đột ngột, ảnh hưởng đến đới sống
nhân dân:
- Trước tiên, ở một nước đông dân số như nước ta, nên tân dụng khu vực này
để sử dụng tối đa nguồn lao động: có các hính sách hỗ trợ kinh doanh cho khu vực
nay như vay vốn, hỗ trợ kĩ thuật,
- Nâng cao hoạt động về chiều sâu của khu vực này, tránh phát triển tràn lan.
Nâng cao hiệu quả kinh tế trong mỗi mô hình hộ gia đình nhỏ.
15

KẾT LUẬN
Mặc dù mới được tiếp nhận và ứng dụng ở Việt Nam chưa được bao lâu,
nhưng hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) đã thực sự phát huy được nhiều ưu điểm
vượt trội. Nó không chỉ đưa ra các nguyên tắc tính toán, quản lý nền kinh tế một
cách thống nhất và linh hoạt mà còn bổ sung thêm nhiều tiêu thức, giúp cho việc
phân chia nền kinh tế hợp lí và hiệu quả hơn. Những cách phân chia khác nhau này
mang đến cái nhìn tổng thể nhưng lại rất sâu sắc và rõ nét về nhiều khía cạnh của
nền kinh tế . Nếu xem xét theo các mối quan hệ chủ yếu của nền kinh tế, kinh tế
Việt Nam được phân tích, đánh giá dựa vào hiệu quả của các khu vực thể chế nhà
nước, tài chính, phi tài chính và hộ gia đình. Từ năm 2006-2010, Việt Nam không
có quá nhiều thay đổi về sự tương quan tỉ trọng giữa các khu vực thể chế này. Nhìn
chung, nền kinh tế vẫn chưa đạt được trình độ phát triển cao, thể hiện được ở sự nhỏ
bé của khu vực thể chế tài chính, sự đóng góp quá lớn ở khu vực kinh tế nhỏ lẻ hộ
gia đình, sự thiếu hiệu quả của doanh nghiệp kinh tế nhà nước trong khu vực thể
chế phi tài chính, và hiệu quả chưa cao trong trình độ quản lý bộ máy hành chính
nhà nước trong khu vực nhà nước. Tuy nhiên, những thành tựu to lớn mà các khu
vực thể chế mang lại trong các năm vẫn là đáng khích lệ, nó góp phần làm thay đổi
bộ mặt kinh tế nước ta một cách khá nhanh chóng về số lượng.
Trước những thay đổi mới của thời đại với rất nhiều những cơ hội và thách thức
lớn, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách đúng đắn và kịp thời, phát huy tối
đa tiềm lực của quốc gia, nâng cao hiệu quả của bộ máy công quyền, thu hút đầu tư
trong và ngoài nước đến với nước ta. Có như vậy Việt Nam mới có thể nhanh chóng
vươn lên thành một quốc gia phát triển và có vị thế trên trường quốc tế!
16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gi¸o tr×nh HÖ thèng tµi kho¶n quèc gia (SNA)
2. Tæng côc thèng kª
3. Thêi b¸o kinh tÕ ViÖt Nam
4. Cæng th«ng tin ®iÖn tö chÝnh phñ
5. B¸o ®iÖn tö VnExpress

17

×