Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Noi niem tam sự của cô giao trẻ..

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.69 KB, 3 trang )

Cô LTKL sinh ra và lớn lên tại một làng quê nghèo của tỉnh
Quảng Nam. Là một người chị cả trong gia đình có bốn anh em. Nhìn
bề ngoài ai cũng nghĩ cô có một cuộc sống hết sức bình lặng và thuận
lợi. Nhưng thực tế thì không như thế! Để có được cuộc sống như vậy
là cô phải có một ý chí hết sức kiên cường, không chịu khuất phục
trước số phận.
Năm 1999 khi rời ghế phổ thông xa mái trường Huỳnh Ngọc Huệ
thân yêu thì cô trúng tuyển vào trường cao đẳng sư phạm Quảng
Nam. Những tưởng cuộc đời của cô như thế là suôn sẻ. Nào ngờ đâu
có một tai hoạ ập đến. Lúc đưa cô đi thi Đại học là lúc mẹ cô phát
hiện mình mang trong người một khối u ác tính. Bệnh viện Trung
Ương Huế khẳng định mẹ cô bị ung thư vú. Bầu trời đang sáng bỗng
tối sầm trước mắt cô - một cô nữ sinh 18 tuổi tương lai đang mở rộng
chào đón nhưng đứng trước một tin dữ như vậy những tưởng tinh
thần cô sụp đổ.Cầm giấy báo trúng tuyển trên tay cô vui mừng khôn
xiếc và hỏi mẹ: Mẹ có cho con đi học không? Nhìn mẹ lưỡng lự cô
thấy xấu hổ là vì sao mình lại quá ngây thơ như vậy. Lấy tiền đâu mà
học bây giờ? Ba thì đau ốm luôn, mẹ thì lại mắc bệnh nan y, 3 đứa em
thơ dại thì làm sao, làm sao có thể!
Thế rồi có một cuộc họp đại gia đình: chú , bác, cô, dì, cậu, mợ, quyết
định cho cô nghỉ học để đi theo nuôi mẹ còn các em cô mỗi bác sẽ
nuôi một đứa. Nhưng mẹ cô là người quyết định cuối cùng: kiên
quyết không cho cô nghỉ.
Thời gian thấm thoắc thoi đưa , một tháng sau khi cô lên đường nhập
học, mẹ cô vào viện ung bứu Đà Nẵng điều trị thì một tai hoạ nữa lại
giáng xuống đầu cô. Vì lần đầu tiên xa gia đình, sống một cuộc sống
tự lập, phần lo nghĩ về cuộc sống hiện tại của gia đình mình cô bị suy
nhược thần kinh trầm trọng phải điều trị hết một tháng. Lúc đó quang
cảnh nhà cô hết sức u ám. Nhưng nhờ sự động viên của gia đình đặc
biệt là mẹ cô, dì cô và cả bạn bè, chính quyền địa phương giúp cô có
nghị lực tiếp tục học tiếp. Nhờ sự quan tâm tận tình của thầy cô, bạn


bè cô theo kịp các bạn trong lớp sau một tháng điều trị.Cuối năm học
bao giờ cô cũng được khen và được sự trợ giúp của nhà nước ưu tiên
cho hộ nghèo mỗi tháng cô có tiền để tiếp tục ăn học. Ba năm học trôi
qua thật nhanh, ra trường cô tốt nghiệp với bằng cử nhân cao đẳng
loại giỏi. Mọi người trong gia đình cô hết sức vui mừng và vui mừng
càng nhân đôi khi nghe tin mẹ cô cũng đã điều trị xong hoá trị, xạ trị
và cơ thể bắt đầu dần hồi phục. Gia đình cô bắt đầu vui trở lại. Đúng
là : “Sau cơn mưa, trời lại sáng.”Cô ra trường, mẹ cô khoẻ, các em cô
trưởng thành hơn.
Sau khi ra trường cô được đưa về công tác ở một xã miền núi của
huyện Đại Lộc. Cô tâm sự: “ Lúc nhận quyết định đi dạy cô vui lắm,
nhưng lên đến trường nhìn cảnh núi rừng trùng điệp đúng là “ Sơn
nước hữu tình” nhưng quang cảnh đìu hiu quá. Dân cư thưa thớt nhất
là khu II của trường Lê Phong - xã Đại Sơn - huyện Đại Lộc nếu ai
lên một lần nhìn quang cảnh nơi đây cũng phải chạnh lòng. Không
điện, dùng nước giếng làng, nước sông, nhà công vụ dành cho giáo
viên thì không có nhà vệ sinh, còn về đường đi chỉ với 5 km đường
sông nhưng phải mất cả tiếng đồng hồ mới tới nơi. Trước cảnh đó
suýt nữa cô chùn bước.Cuối cùng cô Quyết định: Vì đàn em thân yêu
từ biệt gia đình khăn gói lên đường.
Đến năm 2008 cô đã công tác ở trường tiểu học Lê Phong được
sáu năm. Nhờ các thầy cô đi trước tận tình giúp đỡ, chia sẽ kinh
nghiệm và nhờ tinh thần cầu tiến của cô. Cô đã thành công. Giờ đây
cô được bằng khen “ Chiến sĩ thi đua cấp huyện, phụ nữ hai giỏi và
được nâng lương trước thời hạn sáu tháng.”Và điều đặc biệt nữa là cô
luôn được mọi người tin yêu và tín nhiệm mặc dù cô rất thẳng thắn
nhưng rất gương mẫu. Tính kỷ luật ở cô rất cao: Cô không bao giờ sai
hẹn mà không có lý do chính đáng.
Hiện nay cô được chuyển về công tác ở trường tiểu học Lê Thị Xuyến
đã gần hai năm.Ban đầu cô còn bỡ ngỡ nhiều thứ lắm. hay bị thầy

hiệu phó và cô hiệu trưởng la lắm. Nhưng chính nhờ vậy mà cô tiến
bộ và nhanh hoà nhập với ngôi trường mới. Giờ đây cô đã có sự tín
nhiệm của nhà trường và đồng nghiệp. Mặc dù cô có con nhỏ mới 16
tháng tuổi nhưng không vì thế mà ảnh hươỉng đến chất lượng công
việc của cô. Cô tâm sự: “ Cô có thể vừa trông con vừa hướng dẫn học
sinh giải toán qua mạng”, cô thương các em học sinh lắm, 28 học sinh
lớp 1A là 28 đứa con ruột của cô. Tính tình mỗi đứa một khác mà đứa
nào cũng hiếu động, nhiều lúc chúng làm cô phát mệt. Mỗi lần nhận
đơn xin phép của học sinh vì bị đau cô đều xót xa, lo lắng, động viên
thăm hỏi, và cô có kế hoạch phụ đạo ngay kiến thức đã mất khi học
sinh đó đi học lại.
Với tinh thần như vậy tôi tin chắc rồi đây lớp 1A của cô sẽ tiến bộ
nhiều hơn.
Nhìn cô hôm 20/11 tay trong tay hạnh phúc bên người chồng và đứa
con trai nhỏ mọi người ai cũng ngưỡng mộ.Cô quả đúng là một tấm
gương sáng để mọi người noi theo.Với nghị lực và tinh thần ham học
hỏi, tìm tòi những cái mới, cái hay, cái đẹp, hiện với chức vụ tổ
trưởng công đoàn, tổ phó chuyên môn tổ 1 cô luôn hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ được giao. Tôi tin chắc rồi đây cô còn tiến xa hơn nữa trong
sự nghiệp trồng người của mình.

×