Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

PHÁT THANH MĂNG NON CÁC THÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.33 KB, 31 trang )

PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 9
CHỦ ĐIỂM : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Đây là chương trình phát thanh thanh niên - Tiếng nói của Chi đoàn, Liên Đội Trường
THCS Trần Hưng Đạo chào mừng năm học mới 2010 – 2011
( Nhạc nền bài : Em yêu trường em )
Kính thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến ! Trong chương trình phát
thanh hôm nay xin trân trọng kính mời quý thầy cô giáo và các bạn lắng nghe thư của
Bác Hồ gởi cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường năm học đầu tiên sau khi
khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1945.
Các em học sinh yêu quý !
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước VIỆT NAM DÂN CHỦ
CỘNG HOÀ. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của
ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời
(trời) nghỉ học, sau bao cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp
bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở (trở) đi các em bắt đầu nhận một
nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả
các em đi nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là chỉ có đào tạo nên
những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em
được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc
lập, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẳn có của các em.
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng
báo các em. Vậy các em nghĩ sao ? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao
của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà.
Trong năm học tới đây, các em háy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn,
nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời (trời) nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày
nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao
cho chúng ta theo kịp các nước trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước
nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp
hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em.


Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các
em luôn luôn ghi nhớ.
Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một
năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu
Hồ Chí Minh
Thực hiện theo lời Bác dạy, chúng ta hãy cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện
để trở thành con ngoan trò giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ các bạn nhé,
Nhân dịp bước vào năm học mới, xin được thay mặt cho Chi đoàn và Liên Đội xin
kính chúc quý thầy cô giaó sức khoẻ, hạnh phúc.
Chúc các bạn bước vào một năm học mới gặt hái được niều kết quả tốt đẹp các bạn
nhé !
Chương trình phát thanh hôm nay của chúng ta đến đây là hết rồi. Xin hẹn gặp lại quý
thầy cô và các bạn trong những chương trình sau.
Thân ái chào tạm biệt !
PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 10
CHỦ ĐIỂM : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Đây là chương trình phát thanh Thanh niên - Tiếng nói của Chi đoàn, Liên Đội
Trường THCS Trần Hưng Đạo.
( Nhạc nền bài : Thầy cô mến yêu )
Kính thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến ! Trong chương trình phát
thanh hôm nay xin trân trọng kính mời quý thầy cô giáo và các bạn lắng nghe thư của
Bác Hồ gởi cho Ngành giáo dục trước lúc Bác đi xa và Đề cương tuyên truyền kỷ
niệm 54 năm ngày thành lập Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam.
THƯ GỬI CÁN BỘ, CÔ GIÁO, CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN, HỌC SINH CÁC CẤP
MẪU GIÁO, PHỔ THÔNG, BỔ TÚC VĂN HOÁ, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
VÀ ĐẠI HỌC NHÂN DỊP KHAI GIẢNG NĂM HỌC 1968 - 1969
Các cô, các chú và các cháu thân mến !
Nhân dịp đầu năm học thứ tư chống Mỹ cứu nước, Bác thân ái gửi lời thăm hỏi
tất cả các cô, các chú và các cháu.

Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn
phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết.
Bác vui lòng biết rằng mặc dù hoàn cảnh khó khăn, hiện nay miền Bắc nước ta đã
có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp 1, nhiều xã đã có
trường cấp 2, các huyện đều có ít nhất một trường cấp 3. Số người đi học hơn 6 triệu,
trong đó có hơn 1 triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc văn hoá. Số người vào
học Đại học và Trung học chuyên nghiệp tăng gần gấp 3 so với trước chiến tranh
chống Mỹ. Hơn 30 trường Đại học và 200 trường Trung học chuyên nghiệp đã phối
hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ tập
trung cũng như tại chức.
Các trường đã có nhiều cố gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt, đảm bảo an
toàn cho thầy và trò, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ.
Mặc dù giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng không những đã
thất bại thảm hại trên mặt trận chính trị, quân sự mà ta đã thắng chúng cả trên mặt trận
giáo dục và đào tạo cán bộ.
Làm được như vậy là nhờ Đảng ta có đường lối đúng đắn, quân đội và nhân dân
ta rất anh hùng và cũng do các cán bộ, các chú trong các trường học đã cùng nhau
vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nhân dịp này Bác khen ngợi những cố gắng và thành tích mà các cô, các chú và
các cháu đã đạt được.
Nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố. Cách mạng nước ta còn phải khắc phục nhiều
khó khăn gian khổ để đạt được thắng lợi hoàn toàn. Hiện nay Đảng và nhân dân giao
cho các cô, các chú, các cháu nhiệm vụ lớn hơn trước. Vì vậy Bác nhắc các ô, các
chú, các cháu mấy điều sau đây :
- Thầy và trò phải luôn nêu cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu Chủ nghĩa xã hội,
tăng cường tình nghĩa cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự
nghiệp Cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất cứ
nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với
đồng bào miền Nam anh hùng.
- Dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên

nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất
lượng văn hoá chuyên môn, nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do Cách mạng
nước ta đề ra và trong một thời gian không xa đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ
thuật.
- Các cô, các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất
và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tăng cường bảo đảm sức khoẻ và an
toàn.
- Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang.
- Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ Xã
hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy và trò, giữa học
trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân để hoàn thành thắng
lợi nhiệm vụ đó.
- Giáo dục nhằm đào tạo ngững người kế tục sự nghiệp Cách mạng to lớn của
Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải
thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt,
đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới.
Bác mong chờ những thành tích mới của các cô, các chú và các cháu.
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 15 tháng 10 năm 1968
Bác Hồ
Sau đây, xin trân trọng kính mời quý thầy cô cùng các bạn đón nghe Đề cương
tuyên truyền kỷ niệm 54 năm ngày thành lập Hội LHTN Việt Nam.
( Có bài tuyên truyền riêng )
Kính thưa quý thầy cô kính mến !
Thực hiện theo lòng mong mỏi của Bác Hồ trước lúc đi xa, chúng em hôm nay
xin nguyện noi gương những người đi trước, những gương sáng trong học tập để vươn
lên, khỏi phụ lòng mong mỏi của Thầy cô, cha mẹ
Chương trình phát thanh hôm nay của chúng ta đến đây là hết rồi. Xin hẹn gặp lại quý
thầy cô và các bạn trong những chương trình sau.
Thân ái chào tạm biệt !

PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 11
CHỦ ĐIỂM : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Đây là chương trình phát thanh Thanh niên - Tiếng nói của Chi đoàn, Liên Đội
Trường THCS Trần Hưng Đạo.
( Nhạc nền bài : Thầy cô mến yêu )
Kính thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến ! Trong chương trình
phát thanh hôm nay xin trân trọng kính mời quý thầy cô giáo và các bạn lắng nghe
lịch sử ra đời của Quốc tế hiến chương nhà giáo và ngày Nhà giáo Việt nam 20/11.
I. NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11
Tháng 8-1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-sa-va (Ba Lan) đã
thông qua BẢN HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO và quyết định lấy ngày 20/11
hằng năm làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20/11/1958, ngày QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO được tổ
chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta. Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng,
ngày 20/11 được tiến hành trong cả nước.
Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định lấy ngày
20/11 hằng năm làm NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM. Quyết định này có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với vị trí, vai trò
của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ngày 20/11 ở nước ta là ngày động viên, cổ vũ các thầy, cô giáo thực hiện tốt
đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước; là ngày biểu dương, khen
thưởng các thầy, cô giáo. Học sinh đã hưởng ứng NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
bằng những hoạt động cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, vâng lời thầy cô giáo. Các
bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền địa phương cũng nhân ngày này tổ chức
thăm hỏi, động viên các thầy cô giáo hoặc tổ chức trao đổi với các thầy cô giáo về sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Ngày 20/11, xuất phát từ một nhiệm vụ Quốc tế, đã chuyển thành ngày hội truyền
thống NHÀ GIÁO VIỆT NAM, động viên giáo giới cả nước ta nêu cao ý thức trách
nhiệm làm tròn sứ mệnh trồng người vẻ vang của mình.
II. THẦY CHU VĂN AN

Chu An (1292 - 1370) quê ở huyện Thanh Trì, nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
Sự nghiệp giáo dục của Chu An có thể được hình dung qua ba thời kỳ rõ rệt : thời
kỳ dạy học ở quê nhà, thời kỳ làm quan Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám (Thăng
Long) và thời kỳ ẩn sĩ dạy học ở Chí Linh (tỉnh Hải Dương).
Chu An là người học giỏi nhưng không đi thi, ở quê mở trường dạy học cho con
em nhân dân. Đại Việt sử ký toàn thư viết : “Chu An ít giao du, sửa mình trong sạch,
bền giữ tiết tháo, không cầu danh lợi hiển đạt, ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông,
tiếng đồn gần xa ”. Thật vậy, thời kỳ dạy học ở quê nhà, học trò đến học trường
Huỳnh Cung của ông khá đông (có đến ba nghìn người). Nhiều học trò của ông đỗ
đạt cao như : Phạm Sư Mạnh, Lê Quát Đặc biệt sau khoa thi Giáp Dần (1314), uy
tín của thầy giáo Chu An vang dậy khắp nơi. Mấy năm sau, vua Trần Minh Tông mời
ông ra làm Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, trông coi việc học cho cả nước. Sự việc
này đã khiến nhiều sĩ phu hoan nghênh. Tể tướng Trần Nguyên Đán vui mừng viết bài
thơ Tặng Chu An, trong đó có câu :
Được ông Nghiêu Thuấn buông rèm trị nước
Còn hơn được Sào Phủ, Hứa Doi làm cận thần
Tuy nhiên, bản thân Chu An không thích đua chen danh lợi, mà lại dốc hết tâm
trí vào sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy, ông ra làm quan Tư nghiệp, “bể học xoay chiều
sóng, phong tục trở về thuần hậu, trường học lớn trong nước có vị thầy như sao Bắc
Đẩu, như núi Thái Sơn” (Trần Nguyên Đán). Thế nhưng chế độ phong kiến đương
thời - triều Trần Dụ Tông - ngày càng thối nát. Vua đam mê tửu sắc, hiểu biết nông
cạn, tính tình nóng nảy. Thượng bất chính, hạ bất loạn. Vua “hôn quân”, bề tôi lộng
hành, đạo đức kỉ cương sụt lở, chính sự bê bối. Là bề tôi tiết tháo, ông đã mạnh dạn
viết Thất trảm sớ đòi chém bảy tên gian thần, gửi vào triều - một tờ sớ nghĩa khí động
trời đất (Lê Tung). Thất trảm sớ không được Dụ Tông thi hành, ông bèn cáo quan về
ẩn cư ở núi Chí Linh, tiếp tục công việc dạy học.
Công lao của Chu An đối với sự nghiệp giáo dục của nước ta vô cùng to lơn.
Nhưng điều đáng nói hơn cả là nhân cách một người thầy. Giữa lúc nhà Trần đang
suy vi, “vua thì chơi bời nhăng nhít, quan thì nịnh bợ tham ôn, dân thì nghèo nàn khổ
sở, những người liêm khiết như ông đốt đèn mà soi ít thấy” (Hoàng Trung Thông).

Công lao, nhân cách của ông khiến người đời sau vô cùng ngưỡng mộ. Phan Huy Chú
có lẽ có lí khi nói rằng : “Làng nho nước Việt, trước sau chỉ có một ông, các người
khác không ai sánh được”.
(Trích trong Truyền thống tôn sư trọng đạo của Hứa Văn Ân, NXB trẻ, 1998)
Tiếp theo là thư của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Thiện nhân gửi các thầy cô
giáo, các bậc cha mẹ và học sinh cả nước nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
THƯ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GD&ĐT NGUYỄN THIỆN NHÂN GỬI CÁC THẦY CÔ GIÁO,
CÁC BẬC CHA MẸ VÀ CÁC EM HỌC SINH, SINH VIÊN NHÂN NGÀY
“NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11”
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2008
Các Thầy giáo, cô giáo thân mến,
Thưa các bậc cha mẹ,
Các em học sinh, sinh viên thân mến,
Đất nước chúng ta đang đón chào ngày “NHÀ GIÁO VIỆT NAM” năm nay trong một
bối cảnh thật đặt biệt: vào tháng 4, diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10, ngày 7 tháng
11 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và
ngày 17 tháng 11 khai mạc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
lần thứ 14 tại Hà Nội. Việt nam đã tự tin , đĩnh đạc bước vào kỷ nguyên mới của lịch sử
4000 năm: Kỷ nguyên hội nhập quốc tế, hợp tác và cạnh tranh toàn cầu.
Trong vòng chưa đầy 100 năm từ ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, dân tộc Việt
Nam đã tạo nên một bước nhảy vọt lớn nhất trong lịch sử ngàn năm của mình: Từ một đất
nước không có tên trên bản đò thế giới phương Tây, một thuộc địa của Pháp, với hơn 95% sẽ
không biết chữ và đa số người dân đi chân đất, dân tộc Việt Nam đã đánh thắng những ngoại
xâm lớn, giành lại độc lập, tìm ra và thực hiện đường lối phát triển quốc gia đúng đắn, 20
năm liên tục từ 1986 đạt mức tăng trưởng kinh tế với tốc độ vào loại cao nhất thế giới, có
một vị trí vững chắc trong tâm trí của nhân loại đầu thế kỷ 21.
Trong 100 năm phát triển vượt bậc ấy, không ai cho chúng ta tiền để phát triển kinh tế.
Suy cho cùng, nguyên nhân sâu xa của bước nhảy vọt này là khả năng và sức mạnh của con
người Việt Nam: Một dân tộc có truyền thống văn hoá, dũng cảm, cần cù, sáng tạo, đã liên
tục nâng cao dân trí ngày càng rộng, càng sâu, suốt một thế kỷ. Vì thế mà tầm nhìn mỗi

người Việt Nam ngày càng được nâng cao, năng lực trí tuệ ngày càng được phát triển, hiệu
quả hành động và năng suất lao động ngày càng được gia tăng.
Thưa các Thầy giáo và cô giáo.
Hệ thống giáo dục Việt Nam từ sau năm 1945đã đóng góp hết sức to lớn vào sự nghiệp
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, làm cho kháng chiến thành công và
nước nhà ngày càng phát triển. Trong sự nghiệp cao cả ấy đội ngũ thầy cô giáo và cán bộ
quản lý giáo dục có vai trò quyết định. Trước đòi hỏi của đất nước hiện nay, ngành giáo dục
và đào tạo sẽ:
- Thành lập Cục Nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo để
thiết thực chăm lo cho sự nghiệp và cuộc sống của hơn một triệu thầy cô giáo và nhân viên
của ngành;
- Xây dựng chương trình và hệ thống tài liệu, đĩa hình để mỗi thầy cô và các tổ bộ môn,
tập thể sư phạm ở các trường phổ thông tự học tập, đổi mới phươnp pháp dạy và học, không
ngừng nâng cao tri thức và kỷ năng nghề nghiệp;
- Triển khai một chương trình đồng bộ để từ nay đến năm 2015 đào tạo 20.000 tiến sĩ,
bổ sung làm giảng viên nòng cốt cho 400 trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước;
- Tổ chức một cuộc vận động toàn xá hội góp phần chăm lo đời sống, làm nhà công vụ
cho các thầy, cô giáo ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Xây dựng đề án lương và phụ cấp cho giáo viên theo lộ trình từ năm 2007 đến năm
2010 để trình chính phủ, sao cho từ năm 2010 trở đi, các thầy cô giáo ssống được bằng
lương của nhà giáo;
Thưa các bậc cha mẹ học sinh và sinh viên.
Năm học 2006 - 2007 toàn ngành giáo dục và đào tạo cùng cấp uỷ Đảng và chính quyền
ác địa phương triển khai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục”. Đó chính là vì tương lai của các em học sinh, sinh viên, vì
tương lai của cả dân tộc.
Nếu các em học hết tiểu học mà không đọc thông viết thạo, hết trung học mà chưa đủ
năng lực vào đời
Kính thưa quý thầy cô !
Để đáp lại những tình cảm, những công lao của quý thầy cô đã dành cho chúng em,

chúng em xin hứa sẽ không ngừng ra sức học tập, vươn lên bằng chính khả năng của mình
để học tập thật tốt, không phụ công ơn dạy dỗ của quý thầy cô.
Cuối cùng, nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng em xin được cầu chúc
quý thầy cô thật nhiều sức khoẻ, thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Chương trình phát thanh hôm nay của chúng ta đến đây là hết rồi. Xin hẹn gặp lại quý
thầy cô và các bạn trong những chương trình sau.
Thân ái chào tạm biệt !
THÁNG 12
CHỦ ĐIỂM : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I. MỘT SỐ NGÀY KỶ NIỆM TRONG THÁNG 12 :
- 01/12/1988 : Ngày Quốc tế phòng chống AIDS.
- 02/12/1999 : Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật Giáo dục.
- 10/12/1948 : Ngày quyền con người.
- 18/12/1980 : Ngày Quốc hội thông qua Hiến pháp nước CHXHXN Việt Nam.
- 19/12/1946 : Ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- 20/12/1960 : Ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
- 22/12/1944 : Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam - Ngày Quốc phòng
toàn dân.
II. NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22 - 12 - 1944)
Trong sự chuyển biến của Cách mạng, Bác Hồ đã chỉ thị thành lập ĐỘI VIỆT
NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN.
Ngày 22/12/1944, tại một khu rừng ở Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội VNTTGPQ
đã được thành lập. Lúc đầu đội chỉ có 34 người với 34 khẩu súng các loại, dưới sự chỉ
huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Thành lập được hai ngày, đội đã lập chiến công
vang dội: diệt hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần, mở đầu truyền thống đánh thắng trận
đầu, mưu trí, dũng cảm của quân đội ta. Ngày 15/5/1945, Đội VNTTGPQ và các
trung đội Cứu quốc quân ở Bắc Sơn hợp nhất thành ĐỘI VIỆT NAM GIẢI PHÓNG
QUÂN.
Ngày 16/8/1945, từ cây đa Tân Trào, đơn vị chủ lực của Việt Nam giải phóng
quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho

cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Tổng khởi nghĩa thắng lợi, nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ ra đời,
quân đội ta mang tên VỆ QUỐC ĐOÀN.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân đội ta mang tên QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM.
Với chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, quân đội ta đã bước vào thời kỳ trưởng
thành.
Từ đó đến nay, trên chặng đường dài giải phóng và bảo vệ đất nước, quân đội ta
đã lập nên những chiến công hiển hách, được Tổ quốc và nhân dân tin yêu, trìu mến
gọi bằng cái tên Bộ dội Cụ Hồ.

PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 1& 2
Đây là chương trình phát thanh măng non - Tiếng nói của Chi đoàn, Liên Đội Trường
THCS Trần Hưng Đạo
( Nhạc nền bài : Bài ca sinh viên )
Kính thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến ! Trong chương trình
phát thanh măng non hôm nay xin trân trọng kính mời quý thầy cô giáo và các bạn
lắng nghe truyền thống của ngày Học sinh sinh viên 9/1 và ý nghĩa ngày thaànhlập
Đảng cộng sản Việt nam 3/2.
I. NGÀY HỌC SINH - SINH VIÊN VIỆT NAM
II. NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Trong khoảng thời gian nửa năm (từ tháng 6/1929 đến tháng 1/1930) đã có 3 tổ
chức Cộng sản ra đời, đó là Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản
Đảng (10/1929) và Đông Dương cộng sản Liên đoàn (1/1930). Sự kiện đó chứng tỏ
việc thành lập Đảng Công sản là kết quả tất yếu của sự phát triển phong trào công
nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam năm 1929. Nhưng lợi ích của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động và nguyên tắc tổ chức của một chính đảng mác-xít lênin-
nít không cho phép tồn tại trong một nước 3 tổ chức cộng sản, vì như thế chỉ làm yếu
đi về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động của giai cấp vô sản, làm giảm sức
mạnh của phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Nhận được tin có 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam, Quốc tế Cộng sản đã gửi thư
kêu gọi các nhóm Cộng sản này thống nhất lại. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Ủy viên
Bộ Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam đã thay mặt Quốc tế Cộng sản triệu tập
cuộc họp để hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam
Ngày 3/2/1930, Hội nghị hợp nhất đã họp ở Cửu Long gần Hương Cảng (Trung
Quốc) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Sau 5 ngày (từ ngày 3 đến ngày
7/2/1930), Hội nghị đã nhất trí tán thành thống nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập
Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt nam lấy tên là Đảng Cộng sản Việt nam, thông qua
chính cương, sách lược, điều lệ tóm tắt của Đảng.
Hội nghị hợp nhất có giá trị lịch sử như Đại hội thành lập Đảng và từ ngày
3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự trở thành người lãnh đạo và tổ chức
mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.
III. NHỮNG MỐC LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG
* Hội nghị lần thứ nhất của Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) tháng
10/1930 đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đưông
Dương. Đồng chí Trần Phú được cử làm Tổng Bí thư của Đảng.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng tổ chức tại Ma Cao (Trung Quốc)
tháng 3/1935 đã bầu Ban chấp hành Trung ương (BCHTƯ)gồm 13 đồng chí, trong đó
có các đồng chí Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên BCHTƯ Đảng nhất trí cử đồng
chí Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.
Tại Hội nghị Trung ương tháng 3/1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm
Tổng Bí thư của Đảng.
Tại Hội nghị Trung ương tháng 5/1941, đồng chí Trường Chinh được cử làm
Tổng Bí thư của Đảng.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tổ chức tại Tuyên Quang tháng
2/1951 đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt
Nam. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng. Đồng chí Trường Chinh
làm Tổng Bí thư.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội
tháng 9/1960. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng. Đồng chí Lê

Duẩn là Bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội
tháng 12/1976. Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng
Cộng sản Việt nam. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội
tháng 3/1982. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội
tháng 12/1986. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội
tháng 6/1991. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội
tháng 6/1996. Đồng chí Đỗ Mười được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng. Hội nghị
Trung ương giữa nhiệm kỳ, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư của
Đảng.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội
tháng 4/2001. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Chương trình phát thanh hôm nay của chúng ta đến đây là hết rồi. Xin hẹn gặp lại quý
thầy cô và các bạn trong những chương trình sau.
Thân ái chào tạm biệt !
PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 3
Đây là chương trình phát thanh măng non - Tiếng nói của Liên Đội Trường THCS
Trần Hưng Đạo
( Nhạc nền bài : Tiến lên Đoàn viên )
Kính thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến ! Trong chương trình
phát thanh măng non hôm nay xin trân trọng kính mời quý thầy cô giáo và các bạn
lắng nghe truyền thống ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và ý nghĩa ngày thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh 26/3.
Lời đầu tiên xin được trân trọng gởi đến quý bà, quý mẹ, quý chị và các cô giáo
lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và một ngày quốc tế phụ nữ thật nhiều niềm vui.
I. NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ (8/3)

Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Mỹ. Nền kỹ nghệ phát
triển đã thu hút đông đảo phụ nữ, kể cả trẻ em vào làm việc trong các nhà máy.
Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạc, đời sống phụ nữ và trẻ em vô cùng khốn
khổ, điêu đứng. Căm phẫn trước sự bóc lột cùng cực đó, ngày 8/3/1899, nữ công nhân
ngành dệt, ngành may tại thành phố Chi-ca-gô và Niu-oóc (nước Mỹ) đã đứng lên đấu
tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Cuộc đấu tranh của nữ cong nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh
của phụ nữ lao động thế giới. Ở Đức lúc đó xuất hiện hai nữ chiến sĩ cách mạng lỗi
lạc là bà Cla-ra-zet-kin (người Đức) và bà Rô-za Lúc-xăm-bua (người Ba Lan). Hai
bà đã phối hợp cùng với bà Cơ-rúp-xcai-a (vợ lãnh tụ Lê-nin) vận động để thành lập
Ban lãnh đạo phong trào phụ nữ quốc tế.
Năm 1910, Hội nghị quốc tế phụ nữ họp tại Cô-phen-ha-ghen (Thủ đô Đan
Mạch) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày QUỐC TẾ PHỤ NỮ, ngày đoàn kết đấu
tranh của phụ nữ trên toàn thế giới với những khẩu hiệu :
- Ngày làm 8 giờ.
- Việc làm ngang nhau, hưởng lương ngang nhau.
- Bảo vệ người mẹ và trẻ em.
Từ đó, ngày 8/3 trở thành ngày hội đấu tranh của chị em phụ nữ lao động trên
toàn thế giới vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng nam nữ.
II. NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
(26/3/1931)
Trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc, Đoàn
thanh niên đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc, xây dựng nên
một truyền thống lịch sử rất vẻ vang.
Đảng Cộng sản Việt nam ra Nghị quyết thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản
ngày 26/3/1931. Từ đó đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ
cách mạng, Đoàn TNCS đã đổi tên gọi nhiều lần.
- Từ năm 1931 đến năm 1937 là Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam rồi Đoàn
Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
- Từ năm 1937 đến năm 1939 là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.

- Từ tháng 11/1939 đến năm 1941 là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
- Từ tháng 5/1941 đến năm 1956 là Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
- Từ 25/10/1956 đến năm 1970 là Đoàn Thanh niên Lao dộng Việt nam.
- Từ 3/2/1970 đến năm 1976 là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
- Từ tháng 12/1976 đến nay là Đoàn Thnanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Nhiều thế hệ thanh niên Việt nam đã kế tục nhau chiến đấu anh dũng vì độc lập
tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Đó là lớp thanh niên của phong trào cách
mạng và tiền khởi nghĩa như Lý Tự Trọng, Nguyễn Hoàng Tôn Đó là lớp thanh
niên cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh mà tiêu biểu là Võ Thị sáu, Lê Văn tám, Trần
Văn Ơn, Cù Chính Lan, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót Đó là thế hệ thanh niên anh
hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước như Nguyễn Văn Trỗi, Thái Văn A và
hàng trăm anh hùng tuổi trẻ khác. Với các phong trào “Thanh niên xung phong tình
nguyện”, “Ba sẳn sàng”, “Năm xung kích”, “Thanh niên quyết thắng” thế hệ thứ ba
này có mặt đông đủ trong cuộc tấn công thần tốc mùa xuân năm 1975, giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong công cuộc xây dựng CHỦ NGHĨA XÃ HỘI hàng chục triệu Đoàn viên đã
hăng hái dấy lên phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”, “Thanh niên lao động
sáng tạo” đẩy mạnh thi đua sản xuất, thể hiện ý chí tiến công của tuổi trẻ, vững bước
tiến lên dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Hiện nay chương trình hành động của tuổi trẻ là thực hiện hai phong trào lớn
“Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”, chú trọng công tác hậu phương quân
đội, vận động thanh nỉên lên đường nhập ngũ, triển khai các công trình, chương trinh,
dự án kinh tế - xã hội của thanh niên.
Với truyền thống vẻ vang đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà
nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao vàng.
Chương trình phát thanh hôm nay của chúng ta đến đây là hết rồi. Xin hẹn gặp lại quý
thầy cô và các bạn trong những chương trình sau.
Thân ái chào tạm biệt !
ĐẶNG THUỲ TRÂM - MỘT CHÂN LÝ SỐNG
Chiến tranh đã đi qua từ rất lâu và lịch sử cũng đã khép lại rồi, những trang đau thương

và cũng rất hùng hồn của một dân tộc bé nhỏ. Thế nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu hết được
những con người của cuộc chiến tranh thần thánh ấy đã sống như thế nào trong những giây
phút yếu lòng hay kề cận với cái chết. Để bảo vệ cái lý tưởng cao đệp của dân tộc đã có
không ít nếu không muốn nói là quá nhiều những thế hệ đã ngã xuống. Sáng ngời lên tất cả
là những Thanh niên, Đoàn viên những con người cùng trang lứa chúng ta giờ đây, họ là
những chàng trai, cô gái :
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy yêu thương”.
Họ-Những con người gạt bỏ tương lai chốn học đường tìm tương lai ở chốn đạn bom,
rừng thiêng, nước độc. Và có lẽ trong năm vừa qua , trong tất cả chúng ta không ai không
biết đến một Nguyễn Văn Thạc với cuốn nhật ký bất diệt “Mãi mãi tuổi hai mươi”. Một
chàng thanh niên tài hoa nhưng đầy nghị lực sống ấy đã ra đi khi mới tròn 20 tuổi, cái tuổi
đẹp nhất của cuộc đời mà chưa từng biết đến cái hạnh phúc của tình yêu.
Nhưng có lẽ đau lòng hơn là những trang nhật ký đầy sức sống của một người con gái
mang tên Đặng Thuỳ Trâm, một nữ bác sĩ, một linh hồn, một trái tim mang đầy nhựa sống.
Bởi khi đọc cuốn nhật ký ấy ta không gặp một lời hô hào về lý tưởng sống mà nó là cả một
chân lý sống của một con người trong chiến tranh.
Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26/11/1942 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Tốt
nghiệp trường Đại học y khoa Hà Nội năm 1966 Thuỳ Trâm xung phong vào công tác tại
chiến trường B. Trong 3 tháng hành quân từ miền Bắc (tháng 3/1967) chị vào đến Quảng
Ngãi và được phân công vào phụ trách bệnh viện Đức Phổ. Ngày 22/6/1970 trong một
chuyến công tác tại vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị phục kích và hy sinh anh dũng lúc
mới chưa đầy 28 tuổi, 2 năm tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.
Mở đầu cuốn nhật ký của mình, Đặng Thuỳ Trâm đã mượn câu nói của một nhà văn
nước ngoài “Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời người ta chỉ sống có một lần,
phải sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí để
khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng : Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự
nghiệp cao đẹp nhất ở đời; sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Và phải chăng đó
chính là lý tưởng sống của chị. Nói đến nhật ký có lẽ không ai còn xa lạ nữa, nó là nơi con
người dù có giấu kín tâm tư bao nhiêu đi nữa cũng phải thổ lộ, là nơi để ta có thể trút cạn

tâm tình mà không phải dối lừa. Vậy mà cái riêng tư ấy đã trở thành cái chung, cái chân lý
sống của một thế hệ chúng ta ngày nay.
Cũng như bao cuốn nhật ký khác, Đặng Thuỳ Trâm viết về tất cả những riêng tư của
mình, nhưng đàng sau cái riêng tư ấy là cả một con người, cả một lẽ sống. Đọc Nhật ký
Đặng Thuỳ Trâm ta như gặp lại một con người quen thuộc, một cô gái không may mắn
trong tình yêu, người mà cô luôn yêu mến, vẫn nhắc đến trong từng trang viết của mình với
cái tên là M đã không ít lần làm cô phải khóc. Nhưng điều đáng nói ở đây là chị biết kìm
lòng mình, biết nghĩ về thực tại và biết vượt lên chính mình : “Thuỳ ơi ! Bi quan đấy ư ?
Hãy nhìn lại đi, bên cạnh Thuỳ có bao nhiêu đồng chí, bao nhiêu thanh niên đã cống
hiến tuổi trẻ của họ cho cách mạng, họ ngã xuống mà chưa hề được hưởng hạnh phúc.
Sao Thuỳ lại nghĩ đến riêng tư ?”.
Những trang Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm có tất cả khía cạnh của một con người, có niềm
vui, có hy vọng, có nước mắt và có cả những lời tự thú của lương tâm. Trải dài trên những
trang nhật ký ấy là những câu chuyện về những người bạn, người chiến sĩ đã hy sinh như
Khiêm, Đường, Nghĩa Đặc biệt ta đọc được một con người sống đúng nghĩa như chính
tâm trạng của một người trong chiến tranh vì họ biết mình chiến đấu là vì cái gì và cũng biết
hoàn cảnh thực tại không cho phép mình tin rằng mình vào ngày mai sẽ an toàn. Chính vì lẽ
đó mà trong cuốn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Thuỳ Trâm luôn luôn chuẩn bị cho cái chết có
thể đến bất cứ lúc nào. Nhưng Thuỳ Trâm vẫn tin rằng ngày mai sẽ thay đổi hơn hôm nay,
và Thuỳ Trâm cũng đoán trước cái giá mình phải trả là gì. Trong cuốn nhật ký của mình
Thuỳ Trâm đã viết “Đất nước ơi, bao giờ cho nhớ thương nguôi bớt, bao giờ cho đất
nước thanh bình ? Mình biết ngày thắng lợi không xa, nhưng sao thấy hạnh phúc xa vời
quá. Liệu có thấy hạnh phúc ấy nữa không ? Người cộng sản rất yêu cuộc sống nhưng
khi cần họ vẫn có thể chết được ”. Thuỳ Trâm không đòi hỏi sự trả ơn, cô chỉ mong sống
tốt và phải trả thù cho những người bạn của cô, những Khiêm, Đường, Nghĩa đã hy sinh
trước chi, đi trước chị.
Đọc những trang nhật ký ấy có khi ta bắt gặp một tâm hồn, có khi cô đơn đến bé nhỏ,
trở nên nhút nhát trước sự bao la của cuộc đời và của cả những qui luật được-mất. Nhưng đó
chỉ là những khoảng tối trong tâm hồn của một cô gái chưa từng được hưởng trọn hạnh phúc
của tình yêu dù cô vấn từng ngày được nuôi dưỡng nó. Thế nhưng vượt lên tất cả là một con

người với cuộc sống rất thực, một anh hùng chăng ? Nó chưa phải là đủ. Thuỳ Trâm có nghị
lực sống, có trăn trở, có đau đớn, có tức giận và có cả một niềm tin khao khát cháy bỏng một
cuộc sống tự do.
Rõ ràng cuốn nhật ký đã có một sức sống mãnh liệt, bởi nó đủ sức lay chuyển những
con người của bên kia chuyến tuyến, những con người không cùng chung lý tưởng nếu
không muốn nói là kẻ thù, vì chính họ đã bị cuốn nhật ký này thuyết phục và họ còn phải
suy nghĩ về con người Việt Nam, về những gì mà những người như Thuỳ Trâm đã gánh
chịu. Và thực tế là Pred đã giữ gần suốt mấy mươi năm và mong muốn trao lại cho gia đình
Thuỳ Trâm. Và không ngẫu nhiên 2 người lính Mỹ hôm qua trong bức thư gửi mẹ của Liệt
sĩ đã khẳng định một cách chắc chắn như đinh đóng cột “Trên bất cứ đất nước nào trên thế
giới, điều đó được gọi là anh hùng”.
Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm cùng Mãi mãi tuổi hai mươi đã làm sáng lên thế hệ Thanh
niên Việt Nam trong cuộc chiến tranh xưa. Nó không phải ngôi sao băng vụt qua bầu trời để
rồi tắt lịm mà nó là ngọn đuốc thắp lên trong lòng thế hệ Thanh niên Việt Nam chúng ta một
lý tưởng về cuộc sống, về sự hy sinh. Cũng như tôi và tất cả những ai đã từng đọc Nhật ký
Đặng Thuỳ Trâm sẽ không thể ngồi yên một chỗ mà suy nghĩ về cuộc đời của một cô gái
mà còn thúc giục chúng ta phải lật lại tất cả mọi ngõ ngách của cuộc đời xem thử mình đã
làm được những gì trong cái lứa tuổi bây giờ. Thuỳ Trâm đã ra đi thanh thản khi chi chưa
đày 28 tuổi, cái lứa tuuoỉ không phải là quá trẻ để không biết đến cuộc đời, nhưng cũng
không phải già dặn để trải nghiệm cuộc sống. Nhưng có lẽ chị đã làm tròn trách nhiệm của
một người con đất nước. Vì tất cả chúng ta đều biết chị đã sống thật đẹp, thật sáng và đã làm
xong viẹc gì cần làm. Người đời vẫn nói hạnh phúc là kiếm tìm, hạnh phúc là đánh đổi cả
một sự mất mát. Thuỳ Trâm đã làm hết mình khi chị ra đi. Đó cũng là lời khuyên cho tất cả
chúng ta. Thế hệ Thanh niên chúng ta phải biết nên làm những gì và những gì chưa làm
được để cái tên như Đặng Thuỳ Trâm sẽ mãi mãi nhân đôi làm cho cuộc đời thêm một mùa
xuân trong một mùa xuân của đất nước.
THÁNG 4
CHỦ ĐIỂM : HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VIỆT NAM :
Cách đây khoảng bốn ngàn năm lịch sử, ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ, thủ lĩnh bộ

lạc Văn Lang đã dựng nước Văn Lang ông tự xưng vua, sử gọi là Hùng Vương kinh
đô đóng ở phong châu (Vĩnh Phú). Nước Văn Lang tồn tại 2621 năm và truyền được
18 đời vua.
Vào thế kỉ thứ III trước công nguyên, thủ lĩnh bộ lạc Âu Việt ( sinh sống chủ yếu
ở Việt Bắc) đats nhập với Văn Lang lập ra nước Âu Việt. Ông xưng vua lập hiệu là
An Dương Vương và dời đô từ Phong Châu về Phong Khê ( Cổ loa đông anh Hà nội).
Nước Âu Lạc tồn tại được 50 năm thì bị bọn phong kiến phương Bắc ( Triệu đà và
sau đó là nhà Tần) xâm lược và cai trị suốt246 năm (207 TCN-39), sử gọi là thời kì
Bắc thuộc lần thứ nhất.
Tháng 3 năm 40, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã phát động khởi nghĩa ở
Mê Linh nhân dân theo hai Bà rất đông chỉ trong thời gian ngắn đã đánh đuổi được
bọn cai trị đứng đầu là Tô Định. Đất nước được độc lập. Trưng Trắc được suy tôn làm
vua (Trưng Vương). Sau nhà Hán cử Mã viện sang xâm lược, hai Bà bị thất bại phải
nhảy xuống sông Hát tự vẫn (5-43). Đất nước ta lại bị bọn phong kiến phương Bắc cai
trị suốt 501 năm (43 - 544). Sử gọi là thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai. Trong thời kỳ này
năm 248, Bà Triệu quê ở Triệu Sơn (Thanh Hoá) đã nổi dậy khởi nghĩa, làm cho bọn
đô hộ hoảng sợ phải tập trung lực lượng để đối phó, sau bà chết ở Núi Tùng (Hậu Lộc
- Thanh Hoá). Khởi nghĩa thất bại.
Mùa xuân năm 542, Lý Bí quê ở Long Hưng (Thái Bình) đã phát động khởi
nghĩa, quét sạch được bọn phong kiến phương Bắc đô hộ, giành lại độc lập cho Tổ
Quốc. Năm 544 ông tuyên bố dựng nước Vạn Xuân, lên ngôi Hoàng đế và tự xưng là
Nam Đế, lập ra triều đại Tiền Lý, đóng đô ở Long Biên. Sau đó, Triệu Quang Phục
(Triệu Việt Vương) tiếp tục xây dựng nước Vạn Xuân.
Năm 603, phong kiến phương Bắc (Nhà Tuỳ) lại sang xâm lược và cai trị nước ta
suốt 336 năm (603 - 639). Sử gọi là thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba.
Năm 938, Ngô Quyền ở Đường Lâm (Hà Tây) đã lãnh đạo nhân dân đánh tan
quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng,. Với chiến thắng này, đã kết thúc thời kỳ mất
nước kéo dài hơn một nghìn năm. Một thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc bắt đầu.
Năm 944 sau khi Ngô Quyền mất thì xảy ra loạn mười hai sứ quân. Đến năm 968,
Đinh Bộ Lĩnh quê ở Hoa Lư (Thái Bình) dẹp được loạn mười hai sứ quân, thống nhất

lại đất nước, lập ra triều đại nhà Đinh, ông lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ
Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
Năm 979 Đinh Tiên Hoàng chết. Triều đình đã suy tôn thập đạo tướng quân Lê
Hoàn lên làm vua, lập ra triều đại Tiền Lê, Lê Hoàn đã tổ chức kháng chiến chống
quân phong kiến phương Bắc xâm lược (Nhà Tống) thắng lợi, bảo vệ được độc lập
cho dân tộc. Đến đời vua Lê Long Đỉnh, là ông vua hung tàn, bạo ngược, nên khi vua
chết (1009) triều đình đã suy tôn một võ tướng cao cấp là Lý Công Uẩn, người làng
Cổ Tháp (Từ Sơn - Hà Bắc) lên làm vua, lập ra triều đại nhà Lý. Năm 1010 Lý Thái
Tổ đã dời đo từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt.
Nhà Lý tồn tại 215 năm (1010 - 1225), truyền được 9 đời vua.
Năm 1075, khi biết nhà Tống đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. Nhà Lý đã
cử Lý Thường Kiệt, bất ngờ dẫn 10 vạn quân vượt biên giới đánh tới Khâm Châu,
Liêm Châu và Ung Châu rồi nhanh chóng rút quân về nước. Cuối năm 1076, quân
Tống ồ ạt kéo sang xâm lược nước ta, nhưng chúng đã bị chặn đứng ở phòng tuyến
Sông Cầu, đến tháng 3/1077 chúng phải rút chạy hỗn loạn về nước. Nền độc lập của
nước ta được giữ vững.
Vua cuối cùng của triều đại nhà Lý là Lý Huệ Tông không có con trai, phải
nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh (Lý Chiêu Hoàng) mới 7 tuổi, Năm 1226,
do sự bố trí của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng đã nhường ngôi cho chồng là Trần
Cảnh. Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều đại nhà Trần. Nhà Trần tồn tại 175
năm (1225 - 1400), truyền được 13 đời vua, vẫn lấy tên nước là Đại Việt, kinh đô là
Thăng Long.
Thời Trần, nhân dân ta đã 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm
lược.
+ Lần thứ nhất : năm 1258.
+ Lần thứ hai : tháng 1 năm 1285.
+ Lần thứ ba : tháng 12 năm 1287.
Từ giữa thế kỷ XIV, triều Trần bắt đầu suy vong, phong trào nông dân khởi nghĩa
bùng nổ khắp nơi. Trước tình hình đó Hồ Quý Ly một quí tộc trong triều đã ép vua
Trần nhường ngôi cho mình để lập ra triều Hồ. Hồ Quý Ly lên ngôi Hoàng đế, đặt tên

nước là Đại Ngu đóng đo ở Tây Đô (Thanh Hoá). Ông thực hiện một số cải cách
mong cứu vãn nguy cơ sụp đổ của nhà nước phong kiến. Cuộc cải cách đang tiến
hành thì bọn phong kiến phương bắc (nhà Minh) lại kéo hai mươi vạn quân xâm lược
nước ta, HỒ Quý Ly bị bắt và bị giải về Trung Quốc. Nhà Minh đã thiết lập trở lại chế
độ cai trị nước ta như hồi Bắc thuộc, nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục, năm
1416 đã theo Lê Lợi làm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nhà Minh cử Liễu Thăng dẫn 10
van quân sang tiếp viện, bị quân ta mai phục ở ải Chi Lăng tiêu diệt một vạn tên, Liễu
Thăng bị chém chết. Tàn quân còn lại rút về Xương Giang, quân ta truy kích tiêu diệt
ggần hết cả đội quân tiếp viện, khiến cho Vương Thông phải xin đầu hàng và rút về
nước.
Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lập ra triều đại nhà Lê. Nhà Lê tồn tại 99
năm (1428 - 1527), truyền được 11 đời vua, đặt tên nước là Đại Việt, kinh đô là
Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Đô.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung - một võ quan triều Lê đã cướp ngôi, lập ra triều đại
nhà Mạc, nhưng nhiều cựu thần nhà Lê không chịu thần phục và nổi dậy khắp nơi.
Năm 1533, Nguyễn Kim đã tìm người dòng dõi nhà Lê tôn làm vua, lập ra nhà hậu
Lê. Nhà hâu Lê tồn tại 255 năm (1533 - 1789), truyền được 17 đời vua. Nhưng vua
chỉ là bù nhìn, quỳen hành nằm trong tay Nguyễn Kim, khi Nguyễn Kim chết, quyền
hành rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm. Con trai Nguyễn Kin là Nguyễn Hoàng đã vào
phía Nam tập hợp lực lượng, đến 1627 thì không thần phục họ Trịnh nữa, vì vậy xảy
ra cuộc chiến tranh kéo dài gần 50 năm, sử gọi là chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Kết quả
không tiêu diệt được nhau, họ Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước thành 2 miền, lấy
sông Gianh làm giới tuyến. Tình trạng này kéo dài hàng trăm năm.
Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đã phát động
cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Năm 1783 tiêu diệt được tập đoàn họ Nguyễn ở đàng trong,
1788 lật đổ được tập đoàn họ Trịnh nhà hậu lê ở đàng ngoài. Đất nước trở lại thống
nhất. Khi triều đại Tây Sơn mới thành lập, tháng 11/1789 nhà Mãn Thanh đã sai Tôn
Sĩ Nghị dẫn hai mươi vạn quân sang xâm lược nước ta. Được tin, ngày 22/12/1788
Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế , lấy hiệu là Quang Trung lập tức kéo quân thần
tốc ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. Ngày 30/01/1789 (tức mùng 5 tết Kỷ Dậu) Quang

Trung đã tiêu diệt quân địch ở Ngọc Hồi, Khương Thượng (Đống Đa - Hà Nội) rồi
tiến và thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt kéo quân qua sông Hồng, tháo chạy
thục mạng về nước. Cuộc xâm lược của nhà Mãn Thanh bị đạp tan. Triều đại Tây Sơn
tồn tại 14 năm, truyền được ba đời vua, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
Trong khi Quang Trung tiến hành xây dựng lại đất nước thì con cháu nhà Nguyễn
là Nguyễn Ánh đã cầu viện nước Pháp, chống lại nhà Tây Sơn. Đến 1802 thì lật đỗ
nhà Tây Sơn lập ra triều đại nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn tồn tại được 143 năm (1802 -
1945) truyền được 13 đời vua, đóng đô ở Phú Xuân nhưng đổi tên là Huế. Đặt tên
nước là Việt Nam. Triều Nguyễn là một chế độ phong kiến cực đoan, khiến cho mọi
tầng lớp nhân dân đều khổ cực, xã hội bị đình đốn. Lợi dụng tình hình đó, ngày
31/8/1858 thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, đến 1884 chúng chiếm xong Việt
Nam. Đến năm 1940 Phát xít Nhật cũng nhảy vào chiếm Việt Nam. Dưới ách thống
trị Nhật - Pháp nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đẫ nổi
dậy đấu tranh, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945 kết thúc
hơn 80 năm nô lệ cho thực dân Pháp. Ngày 2/9/1945Bác hồ đã đọc bản TUYÊN
NGÔN ĐỘC LẬP tại quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà. Nhưng thực dân Pháp đã quay lại xâm lược nước ta lần nữa. Nhân dân
Việt Nam nghe theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ kiên trì đấu tranh tring cuộc kháng
chiến 9 năm (1946 - 1954), từ 18/3 đến 07/5/1954 quân và dân ta đã giành thắng lợi
to lớn ở Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắt sống tướng Đờ Cát -
xtơ ri. Buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Hoà bình
được lập lại, nhưng nước ta còn tạm thời chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm
giới tuyến. Nhân dân miền Bắc ra sức thi đua xây dựng CHỦ NGHĨA XÃ HỘI và chi
viện cho miền Nam. Nhân dân miền Nam kiên trì đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống đế
quốc Mỹ và tay sai. Nhân dân miền Bắc đã đánh tan chiến tranh phá hoại bằng không
quân của đế quốc Mỹ. Tháng 3/1975, từ chiến thắng Ban Mê Thuột ở Tây Nguyên
đến các chiến thắng ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ, ngày 30/4/1975, quân đội nhân
dân Việt Nam anh hùng đã chiếm dinh Độc Lập giải phóng Sài Gòn. Kết thúc chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giành được thắng lợi cuối cùng, quét sạch lũ cướp nước và
bán nước khỏi bờ cõi, đất nước trở lại thóng nhất.

II. CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ :
Cuối năm 1974 đầu 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi
mau lẹ có lợi cho cách mạng. Hội nghị Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch giải phóng
hoàn toàn miền Nam. Hội nghi Bộ Chính trị đang họp thì nhận được tin quân dân ta
giải phóng đường số 14 và toàn tỉnh Phước Long (06/01/1975).
Chiến thắng Phước Long và tình hình chiến sự sau chiến thắng Phước Long giúp
Bộ Chính trị củng cố thêm quyết tâm chiến lược, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch 2
năm (1975 - 1976), hoàn thành giải phóng miền Nam. Cụ thể là năm 1975 tranh thủ
thời cơ tiến công địch trên qui mô lớn, rộng khắp, tạo điều kiện đến năm 1976 hoàn
thành Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Bộ Chính trị đề ra kế hoach 2 năm, nhưng lại nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời
cơ” và chỉ rõ “Nếu thời cơ vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền
Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh sự cần thiết tranh thủ thời cơ
thực hiện “Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa, phải đánh thắng nhanh để đỡ thiệt
hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá
giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh”.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam diễn ra gần 2
tháng với 3 chiến dịch lớn :
- Chiến dịch Tây Nguyên.
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
- Chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn.
Theo kế hoạch ta chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu. Quân uỷ Trung
ương quyết định dùng lực lượng chủ lực mạnh với binh khí kỹ thuật hiện đại mở
chiến dịch qui mô lớn ở Tây Nguyên với trận then chốt mở màn tiến công Ban Mê
Thuột, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọnh sinh lực địch, chiếm thị xã Ban Mê
Thuột, giải phóng hoàn toàn Tây nguyên, phát triển cuộc tiến công các tỉnh miền
Trung, thực hiện chia cắt chiến lược.
Từ ngày 01 đến ngày 09/3/1975, bộ đội Tây Nguyên bí mật triển khai chiến dịch,
tạo thế bao vây, cô lập, thực hiện tiến công nghi binh qui mô vừa và nhỏ ở Plây ku,
Kon Tum nhằm thu hút sự chú ý và lực lượng của địch ở đó, đồng thời mở những

cuộc tiến công cắt đứt đường 19, đường 21 nối Tây Nguyên với đồng bằng Khu V.
Ngày 10/3/1975, quân ta từ 4 cánh tiến công Ban Mê Thuột, bằng cơ giới, nhằm
vào sở chỉ huy địch là sư đoàn bộ sư đoàn 23. Sau 2 ngày chiến đấu, quân ta đã tiêu
diệt quân địch ở đây, làm chủ hoàn toàn thị xã.
Mất Ban Mê Thuột, địch vội vàng điều 2 trung đoàn chủ lực còn lại của sư đoàn
23 và 1 tiểu đoàn quân biệt động phản kích chiếm lại Ban Mê Thuột. Nhưng lực
lượng phản kích của địch chưa kịp triển khai đội hình đã bị quân ta bao vây, tiến công
tiêu diệt.
Năm được ý đồ của địch , ngày 13/3/1975, Quân uỷ Trung ương được Bộ chỉ huy
chiến dịch, nêu rõ có khả năng địch rút lui chiến lược, cần chuẩn bị tốt tiêu diệt quân
địch trên đường rút chạy
Đúng như phán đoán của ta, từ chỗ chủ quan lúc đầu, sau bị những đòn tiến công
bất ngờ, địch hoảng loạn, từ đó sai lầm về chiến lược. sáng ngày 14/3/1975, Nguyễn
Văn Thiệu đến Cam Ranh, ra lệnh cho Phạm Văn Phú, Tư lệnh quân đoàn II nuỵ, rút
khỏi Plây-cu, Kon Tum và toàn bộ Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền trung.
Ngày 16/3/1975, bộ đội chủ lực của ta được lệnh truy kích địch rút chạy trên
đường số 7, chặn đánh và tiêu diệt chúng. Đến ngày 24/3/1975, toàn bộ quân địch rút
khỏi Tây Nguyên. Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân được hoàn toàn giải phóng.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước sang giai đoạn mới : Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành
Tổng tiến công chiến lược trên toàn miên Nam.
Ngày 18/3/1975 khi quân ta trên đà thắng lợi hoàn toàn ở Tây Nguyên, Bộ Chính
trị Trung ương Đảng họp, bổ sung quyết tâm chiến lược : Giải phóng miền Nam ngay
trong năm 1975. Đổng thời với việc chuẩn bị khẩn trương toàn diện cho công cuộc
giải phóng Sài Gòn và ngay khi chiến dịch Tây Nguyên chưa kết thúc, quân dân ta đã
triển khai chiến dịch Huế - Đà Nẵng, trận quyết chiến chiến lược thứ 2 của cuộc tổng
tiến công và nổi dậy xuân 1975. Vào những ngày cuối chiến dịch Tây Nguyên, phát
hiện địch rút bỏ tuyến phòng thủ Quảng Trị và có khả năng rút bỏ cả Huế, co lực
lượng về giữ Đà Nẵng, Quân uỷ Trung ương chỉ thị cho Quân khu Trị - Thiên và
Quân đoàn II nhanh chóng giải phóng Trị - Thiên - Huế sớm hơn dự kiến.

Ngày 21/3/1975, ta được lệnh tiến công thọc sâu vào căn cứ địch, chặn các đường
rút chạy của chúng, như đường số 1 đi Đà Nẵng, các cửa biển Thuân An, Tư Hiền
hình thành thế bao vây Huế.
Ngày 25/3/1975, các cánh quân của ta từ các hướng tiến công tiêu diệt và làm tan
rã lực lượng địch rút chạy ở cửa biển Thuân An và Tư Hiền. Ngày 26/3/1975, sư đoàn
1 nguỵ bị tiêu diệt, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng.
Thắng lợi ở Trị - Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Chi Lai tiêu diệt các sư
đoàn I, II của ngụy, phá vỡ một bộ phận quan trọng trong kế hoạch co cụm để giữ Đà
Nẵng của chúng, đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho quân ta tiến lên tiêu diệt địch ở
Đà Nẵng.
Địch phán đoán rằng ta muốn tiến công Đà Nẵng phải chuẩn bị ít nhất 1 tháng.
Nhưng thật tài tình, ngày 25/3/1975 ta tiến công vào Huế thì ngày 29/3/1975 ta giải
phóng Đà Nẵng. Ngoài đánh và, trong nổi dậy, thế như vũ bão nên chỉ 32 tiếng đồng
hồ ta đã làm chủ thành phố Đà Nẵng.
Sau khi mất hoàn toàn Quân khu I và Quân khu II trong vòng không đầy 1 tháng,
địch cho rằng phải 2 tháng nữa quân ta mới có thể tiếp tục tiến công, nên chúng có
thời gian và khả năng bảo vệ Quân khu III, Quân khu IV. Địch tập hợp tàn quân, củng
cố lực lượng còn lại, tổ chức tuyến phòng thủ từ xa hòng giữ phần đất còn lại từ Phan
Rang trở vào, ngăn chặn, làm chậm lại cuộc tiến công của quân ta cho đến mùa mưa,
sau đó phản kích chiếm một số vùng để mặc cả với ta trên bàn đàm phán
Về phía Mỹ, để giúp bọn tay sai kéo dài cơn hấp hối, chính quyên Pho lập cầu
hàng không chuyên chở vũ khí trang bị cho ngụy.
Trên cơ sở đánh giá thời cơ chiến lược để tiến hành “Tổng công kích, Tổng khởi
nghĩa” vào sào huyệt của địch đã chín muồi. Bộ Chính trị hạ quyết tâm “Nắm vững
thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo : thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc
thắng” thực hiện “Tổng công kích, tổng khởi nghĩa” trong thời gian sớm nhất, tốt
nhất là trong tháng 4/1975, không thể chậm trễ.
Ngày 09/4/1975, ta tổ chức tiến công trên hướng Đông, đánh vào Xuân Lộc -
Đồng Nai, một căn cứ phòng thủ trọng yếu bảo vệ Sài Gòn của Địch. Ngày 21/4/1975
trước sự tiến công của ta, quân địch ở Xuân Lộc buộc phải tháo chạy, thị xã Xuân Lộc

và tỉnh Long Khánh hoàn toàn giải phóng, cánh cửa phía Đông Sài Gòn đã mở sẵn
đón đại quân ta vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.
Mất Xuân Lộc, nội bộ của Mỹ và quân dội Sài Gòn càng thêm hoảng loạn. Ngày
18/4/1975, Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Sài Gòn và ngày 22/4 thì
tuyên bố “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chấm dứt đối với Mỹ”.
Ngày 21/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố Từ chức Tổng thống của Chính
phủ Việt nam cộng hoà. Ngày 26/4 Trần Văn Hương lên thay mấy hôm đã phải tuyên
bố nhường cho Dương Văn Minh.
Ngày 26/4/1975, sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ từ xa của địch, 5 cánh quân
của ta tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm 5 mục tiêu đầu não của địch : Phủ
Tổng thống ngụy, Bộ quốc phòng ngụy, Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ tổng tham mưu
ngụy, Biệt khu thủ đô,
10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975 xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt
sống toàn bộ ngụy quyền trung ương, buộc Tổng thống Dương Vănm Minh phải
tuyên bô đầu hàng không điều kiện. 11g30ph ngày 30/4, lá cờ cách mạng tung bay
trên nóc toà nhà Phủ Tổng thống ngụy, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, đầy mưu trí, sáng tạo, cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy xuân 1975 đã giành được thắng lợi hoàn toàn.Kết thúc chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giành được thắng lợi cuối cùng, quét sạch lũ cướp nước và
bán nước khỏi bờ cõi, đất nước trở lại thống nhất.
Năm 1976 Quốc hội đã đổi tên nước ta thành nước CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
THÁNG 5
CHỦ ĐIỂM : BÁC HỒ KÍNH U
I. BẠC HÄƯ KÊNH U
Häư Ch tëch l lnh tủ thiãn ti, ngỉåìi tháưy vé âải ca giai cáúp cäng nhán v dán
täüc Viãût Nam, mäüt chiãún sé läùi lảc ca phong tro cäüng sn qúc tãú, ca phong tro
gii phọng dán täüc v c loi ngỉåìi tiãún bäü. “Hån 60 nàm qua, tỉì bøi thiãúu niãn cho
âãún phụt cúi cng, Häư Ch tëch â cäúng hiãún trn âåìi mçnh cho sỉû nghiãûp cạch

mảng ca nhán dán ta v nhán dán thãú giåïi. Ngỉåìi â tri qua mäüt cüc âåìi oanh liãût,
âáưy gian khäø hy sinh, vä cng cao thỉåüng v phong phụ, vä cung trong sạng v âẻp
â C cüc âåìi vé âải ca Häư Ch tëch l táúm gỉång mi mi sạng ngåìi chê khê cạch
mảng kiãn cỉåìng, tinh tháưn tỉû ch âäüc láûp, lng u nhán dán thàõm thiãút, âảo âỉïc chê
cäng vä tỉ, tạc phong khiãm täún gin dë Ngỉåìi l tỉåüng trỉng cho tinh hoa dán täüc
Viãût Nam, cho chê kiãn cỉåìng báút khút ca nhán dán Viãût Nam sút bäún nghçn
nàm lëch sỉí ”.
Tçnh cm ca Bạc våïi âäưng bo, âäưng chê, våïi nhán loải tháût bao la mãnh mäng.
Nhỉng riãng våïi thiãúu nhi chụng ta, Bạc cn thỉång u thàõm thiãút hån ai hãút. Trong
cüc âåìi cạch mảng, Bạc hãút lng chàm sọc v dảy däù låïp máưm non ca Täø qúc, v
cho âãún khi sàõp qua âåìi, Bạc cn âãø lải cho cạc chạu “mn vn tçnh u thỉång ”.
Chụng ta vä cng kênh u Bạc. Chụng ta â tỉìng hạt: “Ai u Bạc Häư Chê Minh hån
chụng em nhi âäưng ”.
Cng våïi ton thãø nhán dán, thiãúu niãn nhi âäưng nỉåïc ta âåìi âåìi ghi nhåï cäng ån
tråìi biãøn ca Bạc Häư.
Cng ghi nhåï cäng ån v kênh u Bạc Häư bao nhiãu, chụng ta cáưn phi hc táûp
noi gỉång Bạc, rn luûn âãø tråí thnh nhỉỵng chiãún sé trung thnh v xút sàõc, kãú tủc
sỉû nghiãûp vé âải ca Bạc.
II. BẠC HÄƯ KÊNH U CA CHỤNG TA
* Bạc Häư sinh ngy 19/5/1890, lục nh tãn l Nguùn Sinh Cung, khi âi hc láúy
tãn l Nguùn Táút Thnh. Sinh ra trong mäüt gia âçnh nh giạo näng thän åí lng Hong
Tr (nay l x Kim Liãn, huûn Nam Ân, tènh Nghãû An).
* 1905 - 1910 , Ngỉåìi hc åí trỉåìng Qúc hc Hú - Th âä ca triãưu âçnh nh
Nguùn.
* 1911 - 1917, Ngỉåìi kiãúm säúng, lm phủ bãúp trãn tu chåí khạch viãùn dỉång ca
Phạp, lm cäng nhán thåìi vủ åí Hạc-lem (Niu-Oọc, M): lm nghãư co tuút, âäút l v
phủ bãúp åí Ln Âän, lm thåü åí Pari.
* 1918 Ngỉåìi gia nháûp Âng x häüi Phạp.
*Thạng 6/1924, Bạc tham dỉû Âải häüi 5 Qúc tãú Cäüng sn åí Mạc-Xcå-va våïi tỉ
cạch l âải biãøu Âäng Dỉång.

* Thạng 6/1925, Bạc âãư xỉåïng thnh láûp “Viãût Nam Thanh niãn Cạch mảng
Âäưng chê Häüi”. Tiãưn thán ca Âng Cäüng sn Âäng Dỉång.
* Ngy 3/2/1930 Bạc ch trç Häüi nghë håüp nháút nhỉỵng ngỉåìi Cäüng sn Viãût Nam
åí thnh phäú Cỉíu Long (Häưng Käng). Tải Häüi nghë ny, Âng Cäüng sn Viãût Nam
âỉåüc thnh láûp (sau âọ êt láu âäøi thnh Âng Cäng sn Âäng Dỉång, sau ny l Âng
Lao däüng Viãût Nam, ngy nay l Âng Cäüng sn Viãût Nam).
* Ngy 2/3/1941, sau 30 nàm bän ba Bạc â bê máût vỉåüt biãn giåïi Trung - Viãût
(vng Pàõc Pọ - Cao Bàòng) vãư nỉåïc.
* 1944 - 1945 Bạc trỉûc tiãúp lạnh âảo viãûc chøn bë täøng khåíi nghéa. Ngy
22/12/1944 Bạc k lãûnh thnh láûp “Âäüi Viãût Nam tun truưn gii phọng qn”.
* Ngy 2/9/1945 Bạc thay màût Chênh ph lám thåìi nỉåïc Viãût Nam Dán ch
Cäüng ho âc TUN NGÄN ÂÄÜC LÁÛP tải qung trỉåìng Ba Âçnh (H Näüi), khia
sinh Nh nỉåïc cäng näng âáưu tiãn åí Âäng Nam Ạ.
* Ngy 2/9/1969 sau mäüt cån âau tim nàûng, Ch tëch Ban cháúp hnh trung ỉång
Âng Lao âäüng Viãût Nam, Ch tëch nỉåïc Viãût Nam Dán ch Cäüng ho, âäưng chç Häư
Chê Minh qua âåìi trong ngäi nh ca ch tëch åí H Näüi.
* Ngy 29/11/1969 Bäü chênh trë BCHTỈ Âng Lao âäüng Viãût Nam thäng qua
quút âënh gçn giỉỵ thi hi Ch tëch Häư Chê Minh v xáy dỉûng Làng Häư Ch tëch.
Ngy 23/9/1975, làng â âỉåüc xáy dỉûng xong åí qung trỉåìng Ba Âçnh lëch sỉí v Ch
tëch Häư Chê Minh âåìi âåìi n nghè tải âáy.
CH TËCH HÄƯ CHÊ MINH VÉ ÂẢI SÄÚNG MI
TRONG SỈÛ NGHIÃÛP CA CHỤNG TA.
SẠNG NGÅÌI TRANG SỈÍ ÂÄÜI TA.
1. Trỉåïc cạch mảng thạng 8/1945
Ngy 3/2/1930, Âng Cäüng sn Âäng Dỉång thnh láûp (nay l Âng Cäüng sn
Viãût Nam). Tỉì âọ dỉåïi sỉû lnh âảo ca Âng phong tro âáúu tranh chäúng thỉûc dán Phạp
ca nhán dán ta ngy cng phạt triãøn mảnh m.
Bạc Häư, vë lnh tủ ca Âng v Trung ỉång Âng ln quan tám âãún viãûc táûp håüp tøi
tr vo täø chỉïc âãø km cạch mảng cỉïu nỉåïc. Tỉì 20 âãún 26/3/1931 tải Häüi nghë Trung ỉång
Âng láưn thỉï 2, Âng cọ nhỉỵng quyết âënh vãư cäng tạc Thanh niãn, v Âon âỉåüc Âng

giao phủ trạch Thiãúu nhi.
Ngay tỉì sau ngy Âng Cäüng sn Âäng Dỉång v Âon TNCS Âäng Dỉång
ra âåìi, vo nhỉỵng nàm 1930 åí cạc âëa phỉång â cọ cạc Âäüi Thiãúu niãn ra âåìi âãø hoảt âäüng
theo cạc täø chỉïc cạch mảng ca Âng chäúng thỉûc dán Phạp mang tãn Âäüi Thiãúu nhi
Âäưng Tỉí Qn, Âäüi Thiãúu nhi cnh âãú, Âäüi Thiãúu nhi Xêch vãû (åí Nghãû ténh),
Âäüi Thiãúu nhi Âäøng Tỉí Qn (åí Thại Bçnh), Âäüi Xêch vãû Thiãúu nhi (åí Tỉï Trỉng,
Thỉåüng Trỉng, Vénh Tỉåìng)í, hồûc cạc nåi khạc cọ Häưng Nhi Âäüi Cạc âäüi Thiãúu nhi â
táûp håüp âỉåüc nhỉỵng em gan dả, thạo vạt âãø lm nhiãûm vủ giao thäng, liãn lảc, canh gạc bo
vãû cạc cüc hp ca Âng.
Nàm 1941, Bạc Häư tỉì nỉåïc ngoi tråí vãư sau hån 30 nàm xa Täø qúc. Häüi nghë láưn thỉï 8
ca Trung ỉång Âng vo thạng 5/1941 â måí ra giai âoản måïi ca cạch mảng Viãût Nam.
Màût tráûn Viãûût Minh ra âåìi âãø âon kãút nhán dán âạnh Táy, âøi Nháût, ginh âäüc láûp tỉû
do cho dán täüc Viãt Nam.
Âäüi Nhi âäưng Cỉïu qúc âáưu âåìi ra âåìi vo ngy 15/5/1941 tải thän N Mả, x
Trỉåìng H, huûn H Qung, tènh Cao Bàòng â âỉåüc Màût tráûn Viãût Minh coi l mäüt
thnh viãn v Âäüi hoảt âäüng theo Âiãưu lãû ca Màût tráûn Viãût Minh våïi näüi dung : “ dỉû
bë giụp âạnh Táy, âạnh Nháût lm cho Viãût Nam hon ton âäüc láûp”.
Ngy 15/5/1941 mi mi sạng chọi trang lëch sỉí Âäüi TNTP Häư Chê Minh. Ngy áúy
åí gáưn hang Pàõc Pọ, xi dng súi Lã-nin, dỉåïi chán nụi Thoong Mả, åí thän N Mả cọ 5
Thiãúu niãn l Näng Vàn Dãưn, Näng Vàn Thn, L Vàn Tënh, L Thë Nç, L Thë Xáûu âỉåüc
cạc anh Âỉïc Thanh v cạc anh cạn bäü cạch mảng giạc ngäü, thỉí thạch táûp håüp âãø thnh láûp
Âäüi Nhi âäưng Cỉïu qúc theo quút âënh ca Âng, Âäüi cọ mủc âêch l: “Âạnh Táy,
âøi Nháût, ginh âäüc láûp cho nỉåïc nh” våïi nhiãûm vủ: Lm giao thäng liãn lảc, âỉa
âọn, bo vãû cạn bäü, canh gạc cạc cüc hp ca Âng âãø âm bo bê máût, täø chỉïc â âàût bê
danh cho cạc Âäüi viãn Dãưn mang bê danh Kim Âäưng, Thn l Cao Sån, Tënh l Thanh Minh,
Xáûu l Thanh Thu, Nç l Thu Tiãn v cüc hp â báưu Kim Âäưng lm âäüi trỉåíng. Cúi
bøi lãù c 5 Âäüi viãn âỉåüc kãút nảp â lm lãù tun thãû trung thnh våïi Âng, tuût âäúi giỉỵ bê
máût, d cọ phi hy sinh âãún tênh mảng cng khäng phn bäüi lải nhán dán v cạch mảng. Thãú
l Âäüi Nhi âäưng Cỉïu qúc chênh thỉïc âỉåüc thnh láûp (sau ny gi l Âäüi Thiãúu niãn
Cỉïu qúc).

Tỉì sau thạng 5/1941, cạc Âäüi Thiãúu nhi Cỉïu qúc åí mi nåi âỉåüc thnh láûp âãø
tham gia cạch mảng v gọp pháưn vo thàõng låüi ca cạch mảng Thạng Tạm nàm 1945.
Lục ny cạc täø chỉïc Thiãúu nhi c nỉåïc âỉåüc gi chung l Âäüi Thiãúu nhi Cỉïu qúc,
mäúi âån vë gi l mäüt âäüi. ÅÍ khàõp nåi cạc Âäüi Thiãúu nhi âãưu têch cỉûc tham gia cạc hoảt
âäüng cạch mảng cng våïi cha anh v tham gia cạc hoảt âäüng x häüi nhỉ: dảy Bçnh dán hc
vủ, cäø âäüng, tham gia sn xút, tiãút kiãûm hồûc bo vãû mi tráût tỉû trë an, giụp âåỵ bäü âäüi, tỉû vãû.
2, Giai âoản tỉì 1945 âãún 1954:
Ngy 2/9/1945, Bạc Häư âc bn TUN NGÄN ÂÄÜC LÁÛP tải qung trỉåìng Ba
Âçnh lëch sỉí, khai sinh nỉåïc Viãût Nam Dán ch Cäüng ho, måí ra mäüt k ngun måïi
cho dán täüc Viãût nam.
Thạng 9/1945, Bạc Häư viãút thỉ cho Thiãúu nhi c nỉåïc nhán ngy khai trỉåìng âáưu tiãn
ca nỉåïc Viãût Nam Dán ch Cäüng ho. Trong thỉ Bạc dàûn: “ Non säng Viãût nam
cọ tråí nãn v vang hay khäng, dán täüc Viãût Nam cọ bỉåïc tåïi âi vinh quang
âãø sạnh vai cng cạc cỉåìng qúc nàm cháu âỉåüc hay khäng chênh l nhåì mäüt
pháưn låïn åí cäng hc táûp ca cạc chạu”.
Nhỉng ho bçnh chỉa âỉåüc bao láu, giàûc Phạp lải xám lỉåüc nỉåïc ta mäüt láưn nỉỵa. Bạc
Häư â kãu gi ton dán khạng chiãún chäng thỉûc dán Phạp.
Cạc Âäüi Thiãúu nhi Cỉïu qúc â lm theo låìi Bạc tham gia khạng chiãún. Nhiãưu Âäüi
Thiãúu nhi â láûp cäng xút sàõc lm sạng ngåìi trang sỉí v vang ca Âäüi nhỉ : Âäüi Thiãúu
nhi Hong Vàn Thủ, Âäüi Thiãúu nhi Bạt Sàõt (H Näüi), Âäüi tçnh bạo Thiãúu nhi
thnh Hú, Âäüi Thiãúu niãn du kêch Âçnh Bng (H Bàõc), Âäüi Thiãúu niãn du
kêch Kiãún An (Hi phng), Âäi Thiãúu nhi Âäưng Thạp Mỉåìi, Âäüi Thiãúu nhi phn
âãú, cạc Âäüi Thiãúu nhi åí Si Gn v nhiãưu Âäüi viãn Thiãúu niãn liãût sé anh hng xút hiãûn
nhỉ Kim Âäưng, Vỉì A Dênh, Lã Vàn Tạm, Dỉång Vàn Näüi, Phảm Ngc Âa,
Nguùn Vàn Thu xút hiãûn tråí thnh gỉång sạng cho cạc thãú hãû Thiãúu nhi Viãût Nam
noi theo.
Vo thạng 2/1948, Bạc Häư gỉíi thỉ càn dàûn Thiãúu nhi c nỉåïc tham gia lm cäng tạc
Tráưn Qúc Ton. Tỉì âọ mäüt phong tro låïn ca Âäüi ra âåìi âãø giụp âåỵ cạc gia âçnh thỉång
binh, liãût sé, neo âån. Âãún nay cäng tạc Tráưn Qúc Ton â tråí thnh phong tro truưn
thäúng ca Âäüi ngy cng phạt triãøn v cọ nghéa x häüi räüng låïn. Nàm 1978, cüc hp màût

ton qúc cạc chiãún sé Tráưn Qúc Ton xút sàõc ca Âäüi â âỉåüc täø chỉïc åí H näüi. Âáy l
mäüt trong nhỉỵng hoảt âäüng låïn, sau ngy thäúng nháút Täø qúc ca Âäüi.
Trong nhỉỵng nàm khạng chiãún cho âãún ngy ho bçnh láûp lải täø chỉïc Âäüi åí cạc âëa
phỉång ngy cng phạt triãøn, phong tro ca Âäüi måí räüng ginh âỉåüc nhỉỵng kãút qu måïi. ÅÍ
cạc tènh thüc chiãún khu Viãût Bàõc, Qn khu Ba måí cạc Âải häüi “Thiãúu nhi gỉång
máùu”. Nàm 1950 trong âon âải biãøu Thanh niãn Viãût Nam âi dỉû Liãn hoan Thanh niãn thãú
giåïi åí Bẹc Lin (Cäüng ho dán ch Âỉïc) cọ âải biãøu ca Âäüi Thiãúu niãn Viãût Nam âãún gàûp
gåỵ Thiãúu nhi qúc tãú.
Thạng 3/1951, Âäüi Thiãúu nhi Cỉïu qúc âỉåüc âäøi tãn thnh Âäüi Thiãúu nhi
Thạnh Tạm.
Nàm 1954, ho bçnh láûp lải nhỉng nỉåïc ta tảm thåìi bë chia càõt lm hai miãưn. Âãú qúc
M ám mỉu chia càõt âáút nỉåïc ta v phạ hoải hiãûp âënh Giå-ne-vå. Tỉì âọ nhán dán ta dỉåïi sỉû
lnh âảo ca Âng vỉìa âáúu tranh thäúng nháút Täø qúc, vỉìa xáy dỉûng Ch nghéa x häüi åí
miãưn Bàõc.
Miãưn Bàõc ho bçnh, tr em âỉåüc càõp sạch âãún trỉåìng. Täø chỉïc Âäüi âỉåüc phạt triãøn
mảnh âãún cạc thän xọm, bn lng v cạc trỉåìng hc. Cạc phong tro ca Âäüi cng phạt triãøn
mảnh m bàòng cạc phong tro “Vç miãưn Nam rüt thët”, “Âi thàm miãưn Nam”, âãø
vỉìa thục âáøy phong tro thi âua hc táûp, xáy dỉûng Âäüi, vỉìa gọp pháưn ng häü âäưng bo miãưn
Nam âáúu tranh thỉûc hiãûn thäúng nháút nỉåïc nh. ÅÍ miãưn Nam nhán dán tiãúp tủc cüc chiãún
âáúu âãø büc k th phi thi hnh hiãûp Giå-ne-vå. K th â d man ân ạp cạc cüc âáúu
tranh , kçm kẻp nhán dán trong cạc trải táûp trung. Thiãúu nhi miãưn Nam, phạt huy truưn
thäúng u nỉåïc ca cạc anh chë âi trỉåïc trong cüc âáúu tranh chäúng giàûc Phạp v b nhçn,
sạt cạnh cng âäưng bo trong cüc âáúu tranh måïi: bê máût giụp cạn bäü, lm giao thäng liãn
lảc, dáùn âỉåìng cho cạn bäü, âo háưm cáút dáúu v bo vãû cạn bäü, tiãúp tãú ni cạn bäü. ÅÍ nhỉỵng
vng â ginh lải âỉåüc tỉû do, cạc em cng âỉåüc täø chỉïc hc chỉỵ v tham gia cạc hoảt âäüng
khạng chiãún.
3. Giai âoản tỉì 1954 âãún 1975:
Ngy 1/6/1954, tải chiãún khu Viãût Bàõc, tåì bạo âáưu tiãn ca Âäüi ra âåìi våïi tãn gi
“Tiãưn phong Thiãúu niãn”, tiãưn thán ca bạo “Thiãúu niãn Tiãưn phong” ngy nay.
Ngy 4/11/1956, Âải häüi Âon ton qúc láưn thỉï 2 â âãư nghë v âỉåüc BCH Trung

ỉång Âng âäưng trao kháøu hiãûu cho Âäüi l: “Vç sỉû nghiãûp x häüi ch nghéa v
thäúng nháút Täø qúc: Sàón sng!”.
Ngy 4/11/1956 Âäüi âỉåüc âäøi tãn thnh Âäüi Thiãúu niãn Tiãưn phong. Âãún nàm
1961, cạc em åí lỉïa tøi Nhi âäưng âỉåüc täø chỉïc v Âäüi Nhi âäưng thạng Tạm.
Nàm 1958 HTX Màng non Thảch Khäúi (Hi Hỉng) âỉåüc thnh láûp måí âáưu cho phong
tro xáy dỉûng HTX Màng non åí Miãưn Bàõc. HTX Màng non Phụ Máùn (H Bàõc) â tråí thnh
âiãøn hçnh ca phong tro, âỉåüc Bạc Häư gỉíi thỉ khen vo nàm 1969.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×