Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

báo cáo HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VỀ VỚI MIỀN TRUNG ĐÀ NẴNG – HỘI AN – MỸ SƠN – HUẾ - ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.99 KB, 46 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, trên thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt
động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn của nhiều Quốc gia và góp một phần không nhỏ vào sự phát triểm của kinh
tế thế giới. Ngày nay, đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hội
đồng lữ hành và du lịch Quốc tế đã công nhận du lịch là ngành lớn nhất thế giới,
vượt trên cả ngành sản xuất ôtô, thép điện tử và nông nghiệp. Đối với một số
quốc gia du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất ngoại thương. Tại nhiều quốc gia
khác du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch ngày nay là
một đề tài hấp dẫn và đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều
nước đã lấy chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống. Trong những năm
gần đây, cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của du lịch thế giới , nhiều điểm
đến mới đầy hấp dẫn và mới mẽ đã xuất hiện. Ngoài những điểm đến truyền
thống là các Quốc gia Châu Âu hay các Quốc gia có nền kinh tế phát triển thì
một số Quốc gia khác cũng nổi lên với những điểm vô cùng hấp dẫn. Đông Nam
Á là một trong số những điểm dừng chân mới được nhắc đến nhiều nhất, trong
đó Việt Nam là một Quốc gia được đánh giá khá cao bởi những vẻ đẹp tiềm ẩn,
nét hoang sơ và tài nguyên du lịch phong phú. Đà Nẵng là một trong năm thành
phố lớn của Việt Nam. Với địa hình phong phú, đa dạng, vừa có biển, vừa có
núi, với bề đay văn hóa lịch sử cùng nhiều điểm du lịch hấp dẫn, Đà Nẵng là
một Thành phố đầy tiềm năng trong việc khai thác và phát triển du lịch. Trên địa
bàn Thành phố Đà Nẵng, hiện nay có khá nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành, các
đơn vị này hoạt động trên cùng địa bàn, cùng một lĩnh vực đã tạo nên sự cạnh
tranh gay gắt.
Quê Hương là một công ty du lịch khá lớn mạnh tại Đà Nẵng và được đánh
giá cao. Để có thể tồn tại được trong môi trường đầy gay gắt, Công ty du lịch
Quê Hương cần liên tục hoàn thiện mình trong đó việc tung ra những chương
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
trình du lịch mới và hấp dẫn là rất quan trọng nhưng phải đảm bảo về chất


lượng.
Với mong muốn góp phần nâng cao nhiệm vụ của bản thân, mở mang kiến
thức và hiểu biết sâu sắc hơn nữa về văn hóa nước nhà . Qua đó em có thể hoàn
thiện hơn kiến thức của mình để truyền đạt giúp du khách có thể hiể và cảm
nhận được vẻ đẹp con người, thiên nhiên và đất nước Việt Nam nói chung và
khu vực Miền Trung nói riêng. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại Công ty du
lịch và vận tải Quê Hương, em đã tìm hiểu và chọn đề tài cho bài báo cáo của
mình với chủ đề :
HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VỀ VỚI MIỀN TRUNG
“ ĐÀ NẴNG – HỘI AN – MỸ SƠN – HUẾ - ĐÀ NẴNG”

SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
PHẦN I
CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.Cơ sở lí luận về doanh nghiệp lữ hành
1. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành
1.1 Khái niệm về doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định nhằm mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh.
1.2 Khái niệm doanh nghiệp lữ hành
Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh tế, tổ chức và bán cho những dân
cư địa phương hoặc không phải là cư dân địa phương ( nơi doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh) những chuyến đi du lịch tập thể hoặc cá nhân có kèm theo những
dịch vụ lưu trú cũng như các loại dịch vụ bổ sung khác có liên quan đến chuyến
đi du lịch . Làm môi giới bán các hành trình du lịch hoặc các dịch vụ , hàng hóa
được sản xuất bởi các doanh nghiệp khác.
Phân loại doanh nghiệp lữ hành
• Phân loại theo hình thái kinh tế và hình thức sở hữu tài sản:

- Doanh nghiệp lữ hành thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư
- Doanh nghiệp lữ hành tư nhân
+ Công ty cổ phần
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Công ty liên doanh
+ Công ty có vốn 100% nước ngoài
• Phân loại theo phạm vi hoạt động của doanh nghiệp :
- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
- Doanh nghiệp lữ hành nội địa.
• Phân loại theo tính chất hoạt động của doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp lữ hành gửi khách.
- Doanh nghiệp lữ hành nhận khách.
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
- Doanh nghiệp lữ hành tổng hợp.
• Phân loại theo sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành:
- Các đại lý du lịch.
- Các công ty lữ hành.
- Các công ty lữ hành tổng hợp.
• Phân loại dựa vào các kênh phân phối sản phẩm:
- Doanh nghiệp lữ hành bán buôn.
- Doanh nghiệp lữ hành bán lẻ.
- Doang nghiệp lữ hành tổng hợp.
2. Chức năng của doanh nghiệp lữ hành
Chức năng quan trọng của doanh nghiệp lữ hành là tổ chức, xây dựng, thực
hiện các chương trình du lịch, phục vụ nhu cầu của khách du lịch và các chuyến
du lịch. Ngoài ra , các doanh nghiệp lữ hành còn cung cấp cho du khách một số
dịch vụ khác như : cho thuê các phương tiện vận chuyển, làm thủ tục xuất nhập
cảnh, bán vé,…
- Chưc năng sản xuất : sản xuất chương trình du lịch là giai đoạn đầu tiên,

đòi hỏi thời gian khá lâu, hoạt động có nội dung tổ chức sản xuất đó là tổ chức
các chương trình du lịch trọn gói.
- Chức năng trung gian : chủ yếu phỉ giúp tổ chức bán các sản phẩm do các
doanh nghiệp lữ hành, đơn vị khác và cung cấp.
- Chức năng thông tin : là chức năng rất quan trọng, bởi thiếu nó các hoạt
động khác của doang nghiệp lữ hành không có đủ điều kiện tồn tại và phát triển.
Các doanh nghiệp lữ hành cần phỉa cung cấp thông tin cho khách du lịch những
vấn đề liên quan đến lĩnh vực du lịch.
3. Vai trò của doang nghiệp lữ hành
- Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm du lịch như
vận chuyển , tham quan,…
- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói nhằm liên kết các sản phẩm du
lịch như vận chuyển, lưu trú , vui chơi giải trí,…
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
- Các công ty lữ hành lớn với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phong phú
tới các chuỗi khách sạn, nhà hàng, đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của
khách một cách tốt nhất.
4. Các sản phẩm chính của công ty lữ hành
- Dịch vụ trung gian : Đóng vai trò làm cầu nối giữa du khách và doanh
nghiệp cung ứng các dịch vụ du lịch nhằm mục đích giúp khách dễ dàng thỏa
mãn nhu cầu về du lịch.
+ Các dịch vụ trung gian bao gồm:
• Bán sản phẩm cho một hãng lữ hành khác
• Đăng kí đặt chỗ và bán các chương trình du lịch.
• Làm đại lý bán các dịch vụ lưu trú, đăng ký đặt chỗ trong khách sạn.
• Môi giới cho thuê xe ô tô.
• Tư vấn du lịch.
• Đại lý bảo hiểm và thu đổi ngoại tệ.
- Chương trình du lịch trọn gói : Xuât phát từ hoạt động tổ chức sản xuất,

một sane phẩm mang tính đặc trưng của các doanh nghiệp lữ hành. Liên kêt các
sản phẩm riêng lẻ của các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ du lịch thành một
sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp.
Các chương trình du lịch bao gồm 3 yếu tố cấu thành:
+ Yếu tố tổ chức kỹ thuật: việc thiết kế tour, độ dài chương trình du lịch,
các dịch vụ trong chương trình, phương tiện vận chuyển, lịch trình và thời gian.
+ Yếu tố có nội dung kinh tế : giá thành, giá bán, tổng chi phí, hoa hồng.
+ Yếu tố có nội dung pháp luật: được thể hiện trong nôi dung hợp đồng của
các doanh nghiệp du lịch với nhà cung cấp và khách du lịch.
- Các sản phẩm tổng hợp : bán những dịch vụ riêng lẻ mà người ta tự tạo ra
như : khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, dịch vụ vui chơi giải trí,…
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
II. Cơ sở lí luận về xây dựng chương trình du lịch
1. Khái niệm
Chương trình du lịch là lịch trình được định trước của chuyến đi do các
doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định được thời gian, chuyến đi nơi
đến du lịch, các điểm dừng chân, các dịch vụ lưu trú, vận chuyển các dịch vụ
khác và có giá bán của chương trình.
2. Phân loại
• Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh :
- Chương trình du lịch chủ động : doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu thị
trường để xây dựng chương trình, ấn định ngày thực hiện, tổ chức quảng cáo,
bán và thực hiện. Khách gặp chương trình qua quảng cáo và mua chương trình.
- Chương trình du lịch bị động : doanh nghiệp lữ hành tiếp nhận yêu cầu
của khách xây dựng chương trình du lịch. Khách thỏa thuận lại và chương trình
được thực hiện.
- Chương trình du lịch kết hợp : doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu thị
trường, xây dựng chương trình nhưng không ấn định ngày thực hiện. Khách đến
thỏa thuận và chương trình du lịch được thực hiện.

• Căn cứ vào mức giá :
- Chương trình du lịch trọn gói : được chào bán với mức giá gộp, tổng hợp
toàn bộ dịch vụ và hàng hóa phát sinh trong chuyến đi là loại chương trình chủ
yếu của doanh nghiệp lữ hành.
- Chương trình du lịch với mức giá cơ bản : có giá của một số dịch vụ cơ
bản : lưu trú, vận chuyển,…
- Chương trình du lịch với mức giá tự chọn : dành cho khách lựa chọn các
dịch vụ với các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau ở các mức giá khác nhau.
• Căn cứ vào phạm vi không gian lãnh thổ :
- Chương trình du lịch nội địa
- Chương trình du lịch quốc tế
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
-
• Căn cứ vào nội dung và mục đích chuyến đi :
- Chương trình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí.
- Chương trình du lịch theo chuyên đề, văn hóa, lịch sử.
- Chương trình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng.
- Chương trình du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm,…
3. Đặc điểm của chương trình du lịch :
- Tính vô hình của sản phẩm.
- Tính không đồng nhất.
- Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp.
- Tính dễ bị sao chép và bắt chước.
- Tính thời vụ cao.
- Tính khó bán do kết quả của những đặc tính trên.
4. Quy trình xây dựng chương trình du lịch :
4.1 Quy trình chung :
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường.
- Nghiên cứu khả năng đáp ứng.

- Xác định khả năng và vị trí của doang nghiệp.
- Xác định mục đích, ý tưởng của chương trình.
- Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa.
- Xây dựng tính hành trình cơ bản.
- Xây dựng phương pháp vận chuyển, lưu trú, ăn uống.
- Điều chỉnh và bổ sung tuyến hành trình và chi tiết hóa chương trình du
lịch.
- Xác định giá bán.
- Xây dựng những quy định của chương trình.
4.2 Nghiên cứu nhu cầu thị trường
• Nghiên cứu mối quan hệ giữa nội dung của chương trình du lịch và nhu
cầu của khách :
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
- Doanh nghiệp tiến hành thiết lập mối quan hệ nội dung của chương trình
du lịch và nhu cầu của khách.
- Lấy thông tin từ sách, báo, đài và của các chuyên gia.
- Lấy thông tin từ thị trường gửi khách và thông qua việc tổ chức famtrip
để tiếp xúc trực tiếp với khách, trao dổi với đoàn chuyên gia để tìm hiểu thông
tin, xác định khả năng hợp tác triển vọng trong tương lai.
- Quảng bá hình ảnh cho du lịch Việt Nam.
• Xây dựng chương trình du lịch :
- Mục đích chuyến đi và tuyến điểm.
- Qũy thời gian rỗi và độ dài của chương trình.
- Thời gian thực hiện chương trình và thời điểm đi du lịch của khách .
- Mức giá và khả năng thanh toán.
- Các dịch vụ và yêu cầu chất lượng, thói quen tiêu dùng của khách.
• Nghiên cứu khả năng đáp ứng :
- Nghiên cứu nguồn tài nguyên.
- Khả năng sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách.

4.3 Xác định giá thành và giá bán :
• Các yếu tố ảnh hưởng :
+ Yếu tố bên trong :
- Mục tiêu của doanh nghiệp.
- Nguồn lực của doanh nghiệp.
- Các yếu tố về chi phí.
+ Yếu tố bên ngoài :
- Cấu trúc thị trường.
- Cung – cầu trên thị trường.
- Tính thời vụ trong du lịch.
- Các quy định của Nhà nước về giá cả.
- Gía của đối thủ và sự cạnh tranh trên thị trường.
- Đối tượng khách.
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
- Các đối tượng trong môi trương vĩ mô.
• Phương pháp xác định giá :
- Gía thành của một chương trình du lịch là tất cả những chi phí trực tiếp
mà doanh nghiệp lữ hành phải chi trả để thực hiện chương trình. Chi phí cho
một khách gọi là giá thành, chi phí cho một đoàn khách gọi là tổng chi phí.
- Chi phí cố định FC : là chi phí không thay đổi khi khối lượng sản xuất
thay đổi nhưng xét trên đơn vị sản phẩm thì nó thay đổi.
- Chi phí biển VC : là loại chi phí thay đổi khi khối lượng sản xuất thay đổi
nhưng xét trên đơn vị sản phẩm thì nó ổn định.
- Công thức tính giá thành :
+ Tính giá thành cho 1 khách : F= VC + FC/Q
+ Tính chi phí một đoàn khách : Z= VC. Q + FC
Trong đó : F : giá thành cho 1 khách du lịch
Z : tổng chi phí cho cả đoàn khách
Q : số thành viên trong đoàn

FC : tổng chi phí cố định cho cả đoàn khách
VC : chi phí biến đổi tính cho 1 khách.
5. Tổ chức xúc tiến , bán và thực hiện chương trình du lịch :
• Tổ chức các hoạt động quảng cáo :
- Các giai đoạn :
+ Xác định mục tiêu.
+ Xác định chi phí.
+ Lựa chọn nội dung và phương tiện quảng cáo.
+ Gía thành và điều chỉnh.
- Các hình thức quảng cáo :
+ Truyền thanh.
+ Truyền hình.
+ Báo
+ Tạp chí, sách.
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
+ Áp phích, tờ rơi,…
• Tổ chức bán chương trình du lịch :
- Bán qua hãng du lịch.
- Bán qua đại lý du lịch.
- Bán qua hệ thống điểm bán của công ty.
- Bán trực tiếp với khách.
• Tổ chức thực hiện chương trình du lịch :
- Chuẩn bị thực hiện :
+ Xây dựng các chương trình chi tiết với những điểm du lịch mà khách sẽ
đến tham quan.
+ Những dịch vụ mà khách sẽ được hưởng.
+ Xây dựng danh sách các nhà cung cấp.
+ Tìm hiểu thông tin về sản phẩm của các nhà cung cấp.
+ Lựa chon nhà cung cấp thích hợp.

+ Ký hợp đồng với các nhà cung cấp.
- Thực hiện các chương trình du lịch :
+ Đón tiếp khách và phục vụ tại khách sạn.
+ Hướng dẫn tham quan.
+ Tiễn khách.
- Những công việc sau khi kết thúc chương trình du lịch :
+ Lập báo cáo của hướng dẫn viên.
+ Thanh toán giữa hướng dẫn viên với phòng tài chính, kế toán.
+ Thanh quyết toán hợp đồng.
+ Nhận phiếu ý kiến từ khách.
+ Xử lý các công việc còn lại sau khi kết thúc chương trình du lịch như :
khách bị đau ốm, hành lý thất lạc, hỏng xe.
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
PHẦN II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI CÔNG TY TNHH VÀ DỊCH VỤ VẬN
TẢI QUÊ HƯƠNG
I. Qúa trình hình thành và hoạt động kinh doanh của Công ty
1. Sơ lược quá trình hình thành của công ty.
Ông : Huỳnh Đức Thi CV : Giám đốc
Địa chỉ : 56 Nguyễn Thị Minh Khai – ĐN
Email :
Điện thoại : 05113.888089
Fax : 05113.888189
Tài khoản : 15031000000105 Ngân hàng Thương Mại CP Việt Á – ĐN
Đây là một công ty tư nhân có tư cách pháp nhân được mở tài khoản tại
ngân hàng. Sau một thời gian chuẩn bị Công ty đã chính thức đi vào hoạt động
từ tháng 1/2004 cho đến nay. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là kinh
doanh lữ hành và vận tải. Công ty đã thu hút được một số khách hàng trung

thành lớn và nhanh chóng chiếm lĩnh một số thị trường mục tiêu, kể từ ngà
thành lập cho đến nay CCông ty đã hoạt động được 6 năm, lượng khách hàng
dến với Công ty tương đối ổn định.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
2.1 Chức năng.
- Nghiên cứu thị trường và mở rộng việc khai thác thị trường là công việc
chính của công ty.
- Tìm kiếm khách hàng mục tiêu và tiềm năng.
- Thị trường chủ yếu của công ty hiện nay là địa bàn Thành phố Đà Nẵng –
Quảng Nam.
- Đối tượng mà công ty hướng tới là các công ty trực thuộc Nhà Nước,
Trường học, Uỷ ban nhân dân.
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
- Công ty bán cho khách hàng những tour du lịch trọn gói do công ty thiết
kế mà không phỉa thông qua kênh phân phối nào.
- Ký kết hợp đồng, thanh lí hợp đồng sẽ do Giám đốc hay nhân viên của
công ty đảm nhận.
- Việc vận chuyển khách du lịch sẽ do xe công ty và các đơn vị khác thuê
xe du lịch của công ty thực hiện.
2.2 Nhiệm vụ :
- Nghiên cứu tìm hiểu thị trường du lịch nhằm đưa ra một chương trình du
lịch phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng, đặc biệt phải phù hợp với
nhu cầu của khách.
- Xây dựng chương trình du lịch phỉa dựa trên tổng quỹ thời gian rỗi và khả
năng thanh toán của khách.
- Xây dựng chương trình du lịch phải dựa trên yếu tố chủ động hay thụ
động.
- Tiếp nhận yêu cầu của khách nhưng phải tư vấn để khách có một sự lựa
chọn tuyến điểm phù hợp nhất cho mình.

- Công ty sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với những gì đã được kí
kết trong hợp đồng.
- Xây dựng bộ máy quản lý của công ty phải đồng đều, đặc biệt phải luôn
luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
- Nhân viên phải luôn tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn, thường
xuyên khuyến khích đội ngũ nhân viên trong công ty, bồi dưỡng đào tạo nhân
viên thành những nhân viên có trách nhiệm, trình độ để giúp công ty phát triển
tốt hơn.
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH DL và dịch vụ Vận tải Quê
Hương.
( Nguồn : phòng tài chính – kế toán)
Quan hệ chức năng :
Quan hệ trực tuyến :
3.1 Cách tổ chức bộ máy của công ty
Ban lãnh đạo Công ty đã kết hợp lựa chọn cơ cấu tổ chức “ trực tuyến –
chức năng” là cơ cấu tổ chức kết hợp, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất từ trên
xuống dưới và phát huy năng lực chuyên môn của các phòng ban chức năng và
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty. Thể hiện mối quan hệ chặt chẽ
trong bộ máy điều hành hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Bộ máy của
công ty có cấu tạo đơn giản nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Tuy là công ty một thành viên nhưng bộ mấy tổ chức rõ ràng .Công ty chủ
yếu kinh doanh lữ hành nội địa và dịch vụ vận tải .
Việc liên kết các bộ phận trong công ty lại với nhau sẽ tạo nên sự mật thiết
và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Bộ phận hướng dẫn là những người trực tiếp
tiếp xúc với khách hàng ,vì vậy việc nắm bắt nhu cầu và mong muốn của khách
hàng là rất cần thiết. Và như vậy, hướng dẫn viên sẽ thông tin lại cho người điều
hành biết và nắm bắt, và chính yếu tố này sẽ giúp cho công tác thiết kế được
nhanh chóng và chặt chẽ hơn.

SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 13
GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN
NGHIỆP VỤ
BỘ PHẬN HỖ
TRỢ
BỘ PHẬN VẬN
CHUYỂN
Thị
trường
Hướng
dẫn
Điều
hành
Hành
chính
Kế
toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
3.2 Thông qua sơ đồ và tổ chức bộ máy công ty thì bộ máy lãnh đạo bao
gồm :
* Đứng đầu là giám đốc :
- Giám đốc là người đại diện va chịu trách nhiệm hoàn toàn trước cơ quan
pháp luật nhà nước .
- Giám đốc là người chỉ đạo trực tiếp của công ty .
- Giám đốc là người có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt đông kinh doanh
lữ hành , vì vậy các chương trình du lịch đều được thông qua ý kiến và quyết
định của giám đốc.
- Giám đốc là người bảo toàn và phát triển vốn theo phương án kinh doanh
đã vạch ra.

- Giám đốc là người tổ chức hoạt động kinh doanh và các phương án đầu
tư, ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Giám đốc là người quyết định các hoạt động bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật đối với cán bộ nhân viên dưới quyền
* Bộ phận nghiệp vụ
+ Phòng thị trường :
- Thực hiện việc xây dựng và làm việc với khách hàng có nhu cầu đi du
lịch.
- Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch của
công ty, tiến hành xúc tiến, thu hút các nguồn khách du lịch đến với công ty
- Ký kết hợp đồng giữa công ty với khách hàng, các công ty du lịch, các tổ
chức cá nhân để khai thác nguồn khách.
- Đảm bảo hoạt động thông tin thông suốt giữa công ty với các nguồn
khách.
- Có trách nhiệm nghiên cứu và phát hiện thị trường mới, sản phẩm mới, là
bộ phận chủ yếu xây dựng các chiến lược, sách lược hoạt động chiếm lĩnh thị
trường và phát triển thị trường của công ty.
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
+ Phòng điều hành :
Đóng vai trò tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên có các nhiệm vụ sau:
- Là nơi triển khai công việc, điều hành các chương trình, cung cấp các dịch
vụ du lịch, thông báo về khách do phòng thị trường gửi tới.
- Lập kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện
chương trình du lịch như đăng ký chỗ trong khách sạn, làm visa,… đảm bảo về
thời gian và chất lượng.
- Thiết lập và duy trì các mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan,
ký hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch. Lựa chọn những
nhà cung cấp có sản phẩm đảm bảo uy tín chất lượng và giá cả hợp lý.
- Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, phối hợp với bộ

phận kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán với các doanh nghiệp gửi khách
và nhà cung cấp ,xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực
hiện các chương trình du lịch .
+ Phòng hướng dẫn:
Đóng vai trò sản xuất trực tiếp làm gia tăng giá trị tài nguyên du lịch và các
dịch vụ du lịch :
- Căn cứ vào kế hoạch tổ chức điều động bố trí hướng dẫn viên cho các
chương trình du lịch
- Xây dựng duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và công tác viên
chuyên nghiệp .
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm tiến hành
công việc có hiệu quả nhất . Hướng dẫn viên phải thực hiện đầy đủ chức năng
nhiệm vụ theo đúng quy định của công ty .
- Là đại diện trực tiếp cho doanh nghiệp trong quá trình tiếp xúc với khách
du lịch .Ngoài ra hướng dẫn viên còn quảng cáo hình ảnh của đất nước , của
doanh nghiệp đến với du khách .
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
Hiện nay phòng hướng dẫn có 6 nhân viên chính thức của công ty . Khi tour
nhiều công ty hướng dẫn viên bên ngoài , những người này có mối quan hệ với
công ty và đã có thời gian làm việc với công ty
• Bộ phận hỗ trợ
+ Phòng kế toán
- Có vai trò quản trị tài chính và kế toán doanh nghiệp .
- Tổ chức thực hiện các công việc tài chính kế toán của công ty .
- Thực hiện các chế đọ báo cáo định kỳ
- Theo dõi thị trường , thu thập thông tin báo cáo đề xuất kịp thời với lãnh
đạo của công ty .
+ Bộ phận hành chính tổng hợp .
- Bộ phận này đảm nhận các công việc văn phòng như: Trực điện thoại

,quảng cáo , tiếp khách
+ Phòng vận chuyển .
- Chịu trách nhiệm bảo quản xe của công ty .
- Nhận lệnh điều xe .
- Báo cáo với lãnh đạo về ký hợp đồng cho thuê xe với khách hàng .
- Tài xế điều xe theo lệnh của giám đốc , đi vào ngày giờ nào ,…….
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty .
- Công ty nằm ở trung tâm thành phố đó là điểm thuận lợi cho công ty .
Công ty với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi phục vu như máy tính , máy fax, máy
in, điên thoại … Bên cạnh đó công ty có một đội ngũ xe vững chắc 3 xe 45 chỗ .
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một nền tản không thể thiếu trong kinh doanh . Đó là
điều kiện cần và đủ để hỗ trợ cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển . Cơ sở kỹ
thuật càng tốt thì hiệu quả kinh doanh càng cao .
- Đây chính là môi trường thuận lợi cho nhân viên làm việc
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
Tên thiết bị Đơn vị 2007 2008 2009
Vi tính Bộ 4 4 6
Điện thoại Chiếc 6 8 8
Photo Chiếc 1 1 1
Fax Chiếc 3 2 3
Phương tiện Chiếc 3 4 4
Vận chuyển Chiếc 2 2 2
5. Hệ thống sản phẩm chính của công ty
5.1 Các tours du lịch trong nước
-Tours đi Miền Bắc :
Đà Nẵng – Nghệ An – Hạ Long – Hà Nôi – Vinh – Đà Nẵng (5N/4Đ)
- Tours đi Miền Trung :
Đà Nẵng – Ngũ Hành Sơn – Hội An – Mỹ Sơn – Huế - Đà Nẵng (4N/3Đ)
- Tours đi Miền Nam :

Đà Nẵng – Nha Trang – Đà Lạt – Hồ Chí Minh – Củ Chi – Tây Ninh – Đà
Nẵng (7N/6Đ)
- Tours đi Tây Nguyên :
Đà Nẵng – Kon Tum – Plieku – Quy Nhơn – Đà Nẵng (4N/3Đ)
5.2 Tours du lịch hội thảo và sự kiện
- Tours miền Bắc :
Đà Nẵng – Nghệ An – Hạ Long – Lạng Sơn – Hà Nội – Vinh – Đà Nẵng
(6N/5Đ)
-Tours miền Trung :
Đà Nẵng – Huế - Quảng Trị - Phong Nha – Đà Nẵng (4N/3Đ)
- Tours Tây Nguyên :
Đà Nẵng – Kon Tum – Plieku – Quy Nhơn – Đà Nẵng (4N/3Đ)
- Tours miền Nam :
Côn Đảo – Vùng Đất Linh Thiên (4N/3Đ)
5.3 Hành trình di sản Miền Trung
- Khởi hành từ Đà Nẵng :
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
Đà Nẵng – Ngũ Hành Sơn – Huế - Phong Nha (5N/4Đ)
-Khởi hành từ Huế :
Cố Đô Huế - Động Phong Nha (3N/2Đ)
Tham quan Động Phong Nha (1N/0Đ)
II.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
1. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty.
1.1 Phân tích tình hình kinh doanh lữ hành của công ty.
- Tính từ khi thành lập đến nay, Công ty đã hoạt động được 6 năm. Công ty
đã nhanh chóng thâm nhập vào thị trường và tìm kiếm cho mình những khách
hàng trung thành và luôn khai thác thị trường để tìm kiếm thị trường tiềm năng.
- Uy tín và thương hiệu Công ty được định vị trong thị trường, mặc dù có
nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng nhưng công ty có một đội ngũ

nhân viên nhiệt tình và có trách nhiệm cao.
- Thị trường chủ yếu của Công ty là Đà Nẵng và Quảng Nam. Khách hàng
chủ yếu tìm Công ty là giáo viên, các công ty xí nghiệp, ủy ban, hội cựu chiến
binh,…
-Trong thời gian qua, Công ty Quê Hương đã không ngừng phấn đấu để
vươn lên và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
* Để thấy rõ tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua (2007
-2009). Điều đó được thể hiện ở bảng hoạt động kinh doanh.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu ĐVT
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
ST
TT
%
ST
TT
%
ST
TT
%
SL
TĐTT
%
SL
TĐTT
%
Doanh
thu

Triệu
đồng
4300 6340 5810 2040 47.44 -530 -8.36
Chi phí Triệu
đồng
4178 97.16 6162 97.19 5655 97.33 1984 47.49 -507 -8.23
Lợi
nhuận
Triệu
đồng
122 2.83 187 2.94 155 266 56 45.9 -23 -12.92
( Nguồn : Phòng tài chính – kế toán của công ty)
Nhận xét :
Doanh thu là một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào,
nó quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp nào cũng luôn quan
tâm đến doanh thu, nó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Đặc biệt đối với ngành kinh doanh lữ hành, vấn đề doanh thu rất quan
trọng, bên cạnh đó chất lượng chương trình cũng không kém phần quan trọng,
bởi một lẽ : kinh doanh lữ hành là cảm nhận của khách qua chất lượng sản phẩm
( chất lượng của tour du lịch) . Sự thay đôỉ về vật chất, phương tiện vận chuyển,
đội ngũ nhân viên được thay đổi theo hướng tốt hơn thì sẽ thu được doanh thu
lớn hơn, còn nếu đổi chiều hướng xấu đi thì kết quả thu được là ngược lại.
Từ năm 2007 đến năm 2008 hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển
khá mạnh. Doanh thu từ 4300tr tăng lên 6340tr, đạt tốc độ tăng trưởng 47.44%.
Trong đó, doanh thu trong công ty năm 2008 chiếm so với năm 2007. Trong 2
năm nay, lợi nhuận công ty và hoạt động kinh doanh lữ hành là rất mạnh. Năm
2008 lợi nhuận đạt được 187tr, tăng 45.9% so với năm 2007, đây là bươc đột
phá của công ty. Bước sang năm 2009, do ảnh hưởng của quá trình lạm phát và
những biến động trong ngành du lịch, đặc biệt là sự ra đời của nhiều công ty lữ
hành đã làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận năm

2009 chỉ còn 155tr đồng, giảm 12.92% so với năm 2008.
1.2 Tình hình khai thác khách tại Công ty.
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
- Khai thác khách là một trong những hoạt động kinh doanh chính của công
ty. Khai thác khách đến đâu? Như thế nào ? Nói lên vấn đề nhu cầu của khách
mà công ty đã nắm bắt và đáp ứng được. Nguồn khách của công ty góp phần
quyết định đến sự thành công của công ty. Việc khai thác khách đến đâu là vấn
đề của chiến lược kinh doanh lữ hành, chính sách marketing của công ty đã hợp
lý và triệt để chưa, điều đó nói lên hoạt động của công ty đã đi đúng hướng hay
chưa. Việc khai thác khách tốt thể hiện qua số tour mà công ty đã thực hiện
trong thời gian 3 năm qua. Chất lượng qua từng tour để thể hiện qua lượt khách
và ngày khách, hay chỉ tour này cao thì tour thực hiện đó đem lại cho công ty lợi
nhuận đáng kể.
- Công ty từ khi thành lập đến nay tập trung chủ yếu là khách đoàn và đã bỏ
qua khách lẻ nên chính điều này đã làm hạn chế nguồn khách đến với công ty,
số tour không đạt đến tuyệt đối tuy nhiên lượt khách và ngày khách thì cao vì do
khách đi theo đoàn và đi với số lượng nhiều. Thị trường khách đi theo đoàn này
khi công ty đã có uy tín thì rất dễ trở thành đối tác quen thuộc của họ. Khách đi
theo đoàn, hằng năm vào các dịp lễ , nghỉ thường có xu hướng đi du lịch cao, do
công đoàn thanh niên tổ chức đi du lịch cho cán bộ công nhân của họ đi tham
quan, nghỉ ngơi sau giờ làm việc mệt nhọc.
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
2008/2007 2009/2008
CL
TT
%
CL
TT
%

Số tour thực hiện Tour 158 173 169 15 109.49 (4) 97.69
Lượt khách Lượt 7125 8453 7800 1328 118.64 (653) 92.27
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
Ngày khách Ngày 16182 19314 17895 3132 119.35 (1419) 92.65
Lượng khách/ tour Khách 45 49 46 4 108.89 (3) 93.88
Độ dài bình quân tour Ngày 2.27 2.28 2.29 0.01 100.44 1 100.44
Nhận xét : Qua bảng số liệu ta thấy rằng tình hình khai thác khách của công
ty có sự chênh lệch đáng kể các năm
- Số tour thực hiện năm 2008/2007 tăng 109.49% tương ứng tăng 15 tour,
nhưng việc tăng giảm số tour chưa thể hiện hết tình hình kinh doanh của công ty
mà còn phụ thuộc vào chỉ tiêu khách, ngày khách.
- Trong 3 năm qua, thì năm 2008 là năm công ty có số lượng khách cũng
như ngày khách cao nhất. Lượt khách 2008/2007 tăng 118.64% tương ứng với
tăng 1328 lượt. Ngày khách tăng 19.35% tương ứng với tăng 3132 ngày. Lượt
khách năm 2009/2008 giảm 7.73% tương ứng với giảm 653 lượt, ngay khách
giảm 7.35% tương ứng với giảm 1419 ngày.
- Lượng khách bình quân 1 tour, năm 2008 cao nhất 49 khách/ tour. Năm
2008/2007 tăng 08.89% tương ứng với tăng 4 khách/tour. Năm 2009/2008 giảm
6.12% tương ứng với giảm 3 khách / tour.
- Độ dài bình quân 1 tour, năm 2008/2007 tăng 0.44% tương ứng với tăng 1
ngày/tour. Năm 2009/2008 cũng tăng 0.44% tương ứng với tăng 1 ngày/tour.
Năm 2009 có số tour, lượt khách, ngày khách đều thấp hơn năm 2008. Tuy
nhiên, do có số ngày thực hiện của một tour cao hơn năm 2008, có độ dài bình
quân của một tour cao hơn 2 năm 2007,2008.
2. Phân tích cơ cấu nguồn khách.
2.1 Cơ cấu nguồn khách theo đoàn.
- Như đã nói từ đầu, công ty du lịch Quê Hương là công ty du lịch nội địa
chủ yếu tập trung vào khách đi theo đoàn. Mức chênh lệch giữa khách đoàn và
khách lẻ là rất lớn.

SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
- Công tác thị trường đối với khách lẻ là khó tiếp cận, đôi lúc gặp nhiều khó
khăn về nhu cầu của khách, việc Mar cho đối tượng khách này cũng gặp nhiều
khó khăn
- Quá trình ghép tour cho khách lẻ là phải ghép tour. Như vậy sẽ gây khó
khăn cho khách vì nhu cầu không trùng khớp và khó khăn cho khâu tổ chức.
Để phân tích nguồn khách đoàn, lẻ công ty trong thời gian 07-09 thì thông
qua 2 chỉ tiêu sau: khách lẻ, khách theo đoàn.
Chỉ
2007 2008 2009 08/07 09/08
Số
tồn
Tỉ
trọng
(%)
Số
tồn
Tỉ trọng
(%)
Số
tồn
Tỉ trọng
(%)
CL % CL %
Tổng số khách 7125 100 8453 100 7800 100 1328 118.64 -653 92.27
Khách đoàn 6247 87.68 7694 91.02 6982 89.513 1447 123.16 -712 90.75
Khách lẻ 878 12.32 759 8.98 818 10.49 -119 56.45 59 107.78
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy sự chênh lệch khá lớn giữa lượng khách

đoàn và khách lẻ. Do khách mà công ty chú ý đến là khách đoàn, bởi khách
đoàn thì đi theo tập thể có tổ chức, có người quản lý và quyết định nhu cầu của
đoàn mình, còn khách lẻ thì rải rác không tập trung ở 1 điểm nên khó khăn trong
việc sắp xếp và tổ chức.
- Qua bảng số liệu cơ cấu nguồn khách theo đoàn và khách lẻ tại công ty ta
thấy lượng khách đoàn tìm đến công ty rất đông và nhiều hơn khách lẻ. Năm
2007 khách đoàn chiếm 87.68%, còn khách lẻ chiếm 12.32% trong tổng lượt
khách. Năm 08/07 khách theo đoàn tăng 23.16% tương ứng tăng 1447 lượt,
trong khi đó khách lẻ giảm 13.55% tương ứng giảm 119 lượt. Đến năm 2008 tỉ
trọgn khách đoàn tăng 91.02% vượt năm 07 là 4.34%, khách lẻ giảm xuống còn
8.98% so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 thì lượng khách đoàn lại giảm
còn 89.51% ngược lại khách lẻ so với năm 2008 lại tăng lên 10.49% tương
đương tăng 1.51%.
- Ta thấy năm 2008 là năm có doanh thu cao nhất. Sỡ dĩ du khách chiếm tỷ
trọng khá cao là do công ty nằm gần trung tâm thành phố, mặc khác do lượng
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
khách tiềm năng của công ty khá lớn. Do chính sách năm này phủ hợp với khách
du lịch, công ty đã định vị trong thị trường khá mạnh. Điều này chứng tỏ công
tác thi trường, công tác Mar của công ty phần nào đã có triển vọng và đúng
hướng hơn, phải duy trì hơn nữa hoạt động này.
- Tuy nhiên khách lẻ của năm lại giảm và có xu hướng không ổn định.
Nguyên nhân là do công ty tập trung vào việc khai thác đối tượng là khách đoàn,
giá cả cho khách lẻ không ổn định
Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty du lịch với nhau nên dẫn đến sự
biến động giữa khách đoàn với khách lẻ.
2.2: Cơ cấu khách theo địa bàn cư trú địa phương
- Phần lớn khách đến với công ty trong thời gian qua là ở thành phố Đà
Nẵng và Quảng Nam như: Duy Xuyên, Điện Bàn, Tam Kỳ ….
- Khách hàng tìm đến công ty ngày 1 đông. Công ty đã mở rộng thị trường

kinh doanh ở các tỉnh miền Trung, công ty có thể làm đơn vị nhận khách, nhằm
mở rộng thị trường, khẳng định vị thế trong thị trường, nâng cao uy tín công ty.
- Cơ cấu nguồn khách theo địa bàn cư trú được phân tích qua: số khách tại
thị trường Đà Nẵng, Quảng Nam và các thị truờng khác.
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 08/07 09/08
ST
Tỷ
trọng
%
ST
Tỷ
trọng
%
ST
Tỷ
trọng
%
CL
Tỷ
trọng
%
CL
Tỷ
trọng
%
Tổng số khách 7125 100 8453 100 7800 100 1328 188.64 -653 92.27
Khách Đà Nẵng 5416 76.01 6037 71.49 5304 68 621 111.47 -733 87.86
Khách Quảng Nam 1374 19.28 1789 21.16 1597 20.47 415 130.2 -192 89.27
Khách khác 335 4.7 627 7.42 902 11.53 292 187.16 275 143.86

( Nguồn : phòng tài chính – kế toán)
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: lượng khách Đà Nẵng chiếm
tỉ lệ cao nhất. Do vị trí nằm ở trung tâm Đà nẵng, kết hợp với việc Marketing
tốt, công ty đã có hoạt động quảng cáo giúp cho khách du lịch tại thành phố biết
đến và tìm đến công ty một cách dễ dàng, với sự nhiệt tình công ty đã mang cả
chương trình du lịch đến tận tay khách hàng để giới thiệu và trao đổi. Trong giai
đoạn này, chất lượng cuộc sống của người dân Đà Nẵng tăng cao hơn nhiều nên
nhu cầu đi du lịch không thể thiếu .
- Năm 2008 là năm mà khách Đà Nẵng tăng cao nhất 71.42% so với tỷ
trọng của tổng khách.
- Năm 2009 thì khách Đà Nẵng có chiều hướng giảm cụ thể là 12.14%
tương ứng với giảm 733 lượt , sự suốt giảm này nguyên nhân là do công ty đã
chủ quan vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thị trường, công tác ngoại giao để
nghiên cứu kỹ nguồn khách đến với công ty. Một phần do ảnh hưởng của dịch
cúm H5N1 kéo dài đã làm trì hoãn lại những nhu cầu đi du lịch của các du
khách.
- Ngoài 2 thị trường tiềm năng và chủ chốt của công ty , thì công ty nên
quan tâm đến thị trường khách khác hơn nữa để có thể mở rộng mối quan hệ
với các tỉnh khác nhằm tang lên về kết quả kinh doanh cũng như thị phần. kết
quả cho thấy là trong 3 năm lượng khách khác đã có xu hướng tăng lên cụ thể,
năm 2008/2007 tăng 87.16% tương ứng với tăng 292 lượt, năm 2009/2008 tăng
43.86% tương ứng với tăng 275 lượt. Điều này chứng tỏ công ty đã biết cách thu
hút thị trường khách khu vực khác.
- Tóm lại tỷ trọng nguồn khách Đà Nẵng mà công ty khai thác là ổn định và
có xu hường tăng. Điều này cho thấy công ty đã có những chiến lược thu hút
khách tốt với những mức giá vừa phải.
2.3 Tính thời vụ vủa doanh nghiệp :
Tháng

Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2007 0 15 133 138 284 218 139 130 138 95 45 0
2008 0 0 606 75 325 58 247 180 183 349 148 95
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Hòa
2009 0 0 318 178 413.5 94 97 162 119 75 57 35
Yj 0 5 117.4 130.3 217.3 156.5 118.5 132.4 142.6 132.2 113.5 112.4
Ij 0 0.035 0.821 0.911 1.732 1.026 1.213 0.679 0.785 0.867 0.324 0.147
Nhận xét :
- Tính thời vụ và hiện tượng phổ biến trong hoạt động du lịch và kinh
doanh lữ hành chịu ảnh hưởng nhiều của tính thời vụ.
- Mùa chính vụ từ thang 3 đến thang 10, muà trái vụ từ thang 11 đén 2 năm
sau.
- Trong bảng số liệu trên ta thấy : tháng 5 có hệ số thời vụ cao nhất ,tiếp
đến là các tháng 7 và 8 vì đây là thời gian nghĩ hè, công ty đã có chính sách
maketing cụ thể và thị trường khách là công đoàn , trường học ,thời gian này các
công ty thường có các kế hoạch cho nhân viên của mình đi tham quan ,nghĩ ngơi
,đặc biệt đây là thời gian giáo viên của các trường học đi tham quan mua sắm và
nghỉ hè
- Tháng 3,4 là tháng có nhiều ngày lễ ,kỷ niệm bằng các mối quan hệ mật
thiết với công đoàn các công ty , công ty du lịch Quê Hương đã tổ chức các
chương trình du lịch cho các đơn vị trong diệp lễ lớn như : 8/3 , 29/3, 30/4 ,
1/5
- Nguyên nhân của sự chênh lệch lượt khách trong năm của công ty : tháng
10,11 là mùa mưa bão , hơn nữa tháng 12 là thời gian sắp hết năm ,người dân
chuẩn bị đón tết ít chú tâm đến việc đi du lịch .
- Đễ hạn chế tính thời vụ ,công ty đã đưa ra một chính sách linh hoạt làm
giảm thiểu tính thời vụ như : chính sách giá cả , phân phối chương trình tham
quan , tập trung khai thác đối tượng khách lớn tuổi

III.Thực trạng về công tác xây dựng chương trình du lịch về miền Di Sản “
Đà Nẵng – Hội An – Mỹ Sơn – Huế - Đà Nẵng” tại Công ty du lịch Quê
Hương.
1. Chương trình du lịch về miền di sản “ Đà Nẵng – Hội An – Mỹ Sơn –
Huế - Đà Nẵng”
( 3 ngày 2 đêm, khởi hành vào thứ 7 hàng tuần)
SVTH: Hồ Thị Thu Trang Trang 25

×