Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

báo cáo môn suy thoái và bảo vệ đất đề tài đât cát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.15 KB, 18 trang )

TRƯNG ĐI HC PHƯƠNG ĐÔNG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HC & MÔI TRƯNG

BÁO CÁO
Môn: Suy thoái và bảo vệ đất
Đề tài: Tìm hiểu về đất cát
Nhóm 4:
Người thực hiện: Nguyễn Tiến Thanh – 512303017
Phan Thị Mai – 512303009
Ngọ Viết Thành - 512303014
Hà Nội - 2015
LI MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng trong môi trường sống. Tài nguyên đất được con người khai
thác và sử dụng từ rất sớm, gắn liền với hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và
các hoạt động kinh tế khác. Mỗi loại đất khác nhau sẽ có những định hướng định
hướng phát triển riêng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong quá trình khai thác
và sử dụng.
Ở nước ta có hơn 3200km đường bờ biển, trải dài theo nó là một dải đồng
bằng cát phân cách. Đát cát ở nước ta có khoảng 533.434ha, chiếm khoảng 1,61%
diện tích đất tự nhiên trên cả nước.
Đất cát ven biển là loại đất có thành phân cơ giới nhẹ, năng suất cây trồng
không cao, hiện tượng thoái hóa diễn ra ở nhiều nơi, nhưng nhiều vùng đất cát biển
lại tập trung dân cư đông đúc. Vì vậy đất cát biển có vị trí quan trọng trong đời
sống kinh tế xã hội.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu tìm hiểu về
điều kiện hình thành, đặc tính lý hóa và các biện pháp khắc phục sử dụng đất cát
biển Việt Nam.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và
đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG
Cồn cát vầ đất cát biển kí hiệu là AR, theo FAO- UNESCO loại đất này có
tên là arenosol.
Nhóm đất cát biển có tổng diện tích hơn 533.434 ha, có mặt trên 120 huyện,
28 tỉnh, chiếm khoảng 1,61% diện tích tự nhiên của cả nước
Ðất cát biển phân bố chủ yếu ở ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận Ngoài ra còn một
số diện tích phân bố ở các cửa sông lớn hoặc trên những vùng đất được hình thành
từ nền đá mẹ sa thạch hay granit.
I. Điều kiện hình thành và phát triển
- Ðiều kiện hình thành: do phạm vi phân bố của nhóm đất cát biển trải dài từ
Bắc Trung Bộ cho tới Nam Trung Bộ cho nên các yếu tố hình thành đất ở đây như
các điều kiện khí hậu, thảm thực vật cũng có sự thay đổi nhất định theo từng vùng.
Ở phía Bắc có lượng mưa lớn tập trung vào các tháng 7, 8, 9 và càng đi vào Nam
càng muộn dần. Lượng mưa trung bình trên 2000 mm/năm. Ðặc biệt dải đất từ
Ninh Thuận đến Bình Thuận có điều kiện khí hậu khá đặc thù với nhiệt độ trung
bình/ ngày cả năm cao (26-27
o
C) và lượng mưa thấp hơn nhiều so với lượng bốc
hơi (lượng mưa 600-1200mm; trong khi lượng bốc hơi 1300- 1700mm) điều kiện
khí hậu ở đây đã góp phần tạo ra loại đất cát có màu đỏ.
- Thực vật tự nhiên chủ yếu là các loại thực vật chịu hạn như: cây bắt mồi
(Drosera burmani Vohl), cây nắp ấm (Nepenthes anamensis), sim
(Rhodomyrtustomentosa), mua đất, cỏ gừng, cỏ dầy, dứa gai Trên những vùng có
điều kiện tưới nông dân có thể trồng được lúa và một số cây hoa màu như khoai
lang, lạc, thuốc lào, đậu đỗ, vừng, kê, ớt, năng suất tùy thuộc vào lượng nước mưa
và lượng nước tưới hàng năm.
- Quá trình hình thành: theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học, sự
hình thành đất cát biển Việt Nam liên quan mật thiết đến các hoạt động địa chất
trong khu vực. Phan Liêu (1978) cho rằng đất cát biển rất trẻ (từ kỷ đệ tứ đến hiện

đại). Ðất cát biển được hình thành từ hai quá trình chính đó là quá trình hoạt động
địa chất của biển, vận động nâng lên của thềm biển cũ (bằng chứng là các bãi vỏ
sò, ốc ở Diễn Châu, Nghệ An) và quá trình bồi tụ tạo lập đồng bằng của hệ thống
các con sông ngắn ở miền Trung. Do hệ thống sông miền Trung thường ngắn do
phần lớn được bắt nguồn từ phía Ðông của dãy Trường Sơn chảy thẳng ra biển nên
có độ dốc lớn, dòng chảy ở các con sông này rất mạnh do đó các sản phẩm lắng
đọng lại thường là những hạt vật liệu thô chủ yếu là các hạt cát có kích thước khác
nhau. Ngoài ra, về cấu tạo địa chất ở khu vực đầu nguồn phần lớn có cấu tạo đá mẹ
khó phong hóa như các loại đá granit, riolit, cát kết nên chất liệu của các sản
phẩm phong hóa cũng thường rất thô.
II. Đặc điểm vật lý, hóa học của nhóm đất cát.
Đất cát thường có những đặc điểm, tính chất chủ yếu như mất nhiệt nhiều
hơn những nhóm đất khác, cường độ bốc hơi mạnh nhất vào những tháng khô, có
gió Tây Nam hoạt động mạnh. Lượng nước ngầm phong phú và ở gần bề mặt cao
từ 50-180 cm dao động phụ thuộc vao lượng mưa càng xa biển thì mực nước ngầm
càng sâu hơn.
1. Thành phần cơ giới.
Nhẹ từ trên bề mặt xuống tầng dưới phẫu diện, về cơ bản là cát
trong đó cát mịn là thành phần chiếm ưu thế nhất (71-94%), limon và sét chiếm
dưới 30% phân lớp rõ, có nơi còn lẫn vỏ sò,hến…
Đối với đất cồn cát thường thô và nghèo dinh dưỡng hơn so với các
loại đất cát khác, tỷ lệ cát thô từ 33-34%, sét vật lý từ 4-5%. Sự thay đổi các cấp
hạt trong đất cát phụ thuộc vào vị trí của chúng so với biển. Tỷ trọng của đất cát là
2,6 – 2,7. Độ xốp khoảng 35 -40%. Đất thường phản ứng chua đến ít chua
pH
kcl
<5.0 ở tất cả các tầng đất.
2. Tính chất hóa học.
Tính chất hóa học của đất cát biển phụ thuộc vào thành phần cơ
giới của đất, phụ thuộc vào quá trình phong hóa, vào thảm thực vật tự nhiên ngoài

ra còn phụ thuộc vào sự tác động của con người.
Hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đất nghèo (0,59 – 1,25 %) càng
xuống tầng dưới càng giảm, đạm tổng số ở lớp đất mặn trugn bình càng xuống sâu
càng giảm. Lượng cation kiềm trao đổi thấp, tỷ số Ca
2+
/Mg
2+
>1.0 chứng tỏ canxi
trao đổi chất kém hơn so với magie. Dung tích hấp thu (CEC) thấp: 3,05 meq/100g
đất mặt, chất hữu cơ phân giải mạnh (C/N<5). Một số chất huwuc cơ khác: nitơ
0,04-0,08; P
2
O
5
: 0,01-0,03; mùn 0,5-2,6%.
III. Phân loại và mô tả đặc tính và tính chất của các đơn vị đất
Nhóm đất cát biển ở Việt Nam có thể phân chia ra các đơn vị sau đây:
- Ðất cồn cát trắng và vàng (Cc) Luvic Arenosols (ARl).
- Ðất cồn cát đỏ (Cđ) Rhodic Arenosol (ARr).
- Ðất cát biển điển hình (C) Haplic Arenosols (ARh).
- Ðất cát mới biến đổi (Cb) Cambic Arenosols (Arb).
- Ðất cát Glây (Cg) Gleyic Arenosols (Arg)
Sau đây là mô tả một số đặc tính của 3 đơn vị đất chủ yếu
1 Ðất cồn cát trắng và vàng (Cc): tên theo FAO-UNESCO: Luvic
Arenosols (ARl).
- Diện tích: 149.754 ha (NIAPP, 2003), phân bố từ Quảng Bình tới Bình
Thuận.
Phân bố ở sát biển, những cồn cát có màu trắng hoặc vàng có hai sườn dốc,
sườn dốc đứng hướng về phía đất liền còn sườn thoải hướng về phía biển. Các cồn
cát này có thể di chuyển khi có gió mạnh từ phía biển thổi vào làm lấp dần ruộng

nương, làng mạc, đường xá giao thông.
Sự hình thành đất cồn cát trắng và vàng chủ yếu liên quan đến hoạt động của
biển và thủy triều, đặc điểm địa hình của các cồn cát có sự thay đổi khác nhau theo
từng khu vực, có nơi tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, nhưng cũng có nơi lại
tạo thành những cồn cát có độ cao khác nhau (có cồn cao tới 50m). Những cồn cát
này thường chạy song song với bờ biển có xu hướng lấn sâu vào đất liền khi có gió
mạnh từ biển thổi vào. Khi có mưa, bão lớn do ảnh hưởng của tác động của nước
chảy bề mặt ở các cồn cát có thể tạo ra các rãnh xói sâu tới 8- 9m và rộng tới 2- 3m
như ở một số xã ở Vĩnh Linh, Quảng Trị.
- Tính chất của cồn cát trắng vàng
Nhìn chung đất cồn cát trắng và vàng chủ yếu là những hạt thạch anh (SiO
2
>
95%), do đó có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng được, tơi xốp, rời rạc, không có
kết cấu, thấm thoát nước nhanh. Ðất ít chua, có độ phì nhiêu rất thấp, khả năng giữ
nước và giữ các chất dinh dưỡng kém toàn bộ các chất dinh dưỡng N, P, K và các
cation trao đổi đều rất nghèo; giá trị CEC của đất rất thấp (thấp nhất trong các loại
đất ở Việt Nam) do tỷ lệ sét trong đất gần như không có, nhìn chung CEC chỉ đạt ở
mức xấp xỉ 1 lđl/100g đất. Hàm lượng OC% ở trong đất rất thấp (thường <1%,
thậm chí thấp hơn cả đất bạc màu), do điều kiện thoáng khí đất có quá trình khoáng
hóa mạnh. Có thể tham khảo đặc tính, tính chất của đơn vị đất này qua phẫu diện
sau:
Ðặc điểm hình thái phẫu diện VN 41 lấy từ xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình. Ðịa hình bằng phẳng, độ dốc 0- 3
o
. Thảm thực vật phi lao được
trồng rải rác.

Hình thái PD Ðặc điểm phân tầng



Ap (0- 30CM): màu vàng sáng (ẩm: 2,5Y 7/3;
khô:10YR 3/3); cát; hơi ẩm; có nhiều rễ cây phi lao;
chuyển lớp từ từ.
C (30- 150CM): vàng cam xỉn (ẩm: 10YR 7/3,5;
khô:10YR 7/4); cát; ẩm; đôi khi bắt gặp những đốm
đen của rễ cây; có những ánh cát lấp lánh.

Tính chất lý, hóa học cơ bản của phẫu diện
Ðộ ẩm Tỷ lệ % các cấp hạt
Ðộ
sâu
(cm)
Dung
trọng
(g/cm
3
)
Tỷ
trọng
Ðộ
xốp
(%)
(%)
2,0-
0,2
mm
0,2-
0,02
mm

0,02-
0,002
mm
<
0,002
mm
0- 30
30-
150
1,31
1,35
2,62
2,61
50,0
48,3
3,1
3,2
3,8
2,2
96,2
97,8
0,0
0,0
0,0
0,0

Ðộ sâu
(cm)
Hàm lượng tổng số (%)
Hàm

lượng dễ
tiêu
(mg/100g)
Ðộ chua
(lđl/ 100 g
đất)
pH
OC N P
2
O
5
K
2
O
P
2
O
5
K
2
O
Trao
đổi
Thủy
phân
H
2
O KCl
0-30
30-150

0,08
0,02
vệt
vệt
vệt
vệt
0,02
0,01
0,27
0,32
3,01
3,01
0,04
0,02
0,48
0,16
6,3
6,3
5,4
5,3

Tầng đất
(cm)
Cation trao đổi (lđl/100g đất)
CEC
(lđl/ 100g
đất)
BS
(%)
Ca

2+
Mg
2+
K
+
Na
+
Tổng Ðất Sét
0-30
30-150
0,16
0,08
vệt
vệt
0,06
0,06
0,03
0,02
0,25
0,16
0,80
0,48
0,0
0,0
31,2
33,3

- Hướng sử dụng và cải tạo
Ðất cồn cát trắng hiện nay phần lớn được trồng phi lao làm rừng để chắn gió
và cố định cát, chống cát bay và di động, giữ nguồn nước ngọt cho dân cư canh tác.

Những cồn cát vàng thấp trong đồng do có ẩm độ khá hơn nên có thể trồng
một số loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, khoai lang, đỗ, vừng,
kê tuy nhiên năng suất đạt được cũng rất thấp.
Hướng sử dụng đất chính ở đây là phát triển các giải rừng ven biển như phi
lao, keo lá tràm, kết hợp với trồng cỏ chăn nuôi, phát triển một phần cây hoa màu,
cây họ đậu và cây lương thực ở những nơi có điều kiện canh tác.
2. Ðất cồn cát đỏ (Cđ): tên theo FAO-UNESCO: Rhodic Arenosol (ARr).
- Diện tích: khoảng 80.000 ha phân bố chủ yếu ở vùng ven biển của các tỉnh
Ninh Thuận và Bình Thuận. Cồn cát đỏ thường cố định, tập trung thành dải cao,
đất cồn cát đỏ có thể trồng rừng phi lao, keo và loại cây màu.
- Ðặc điểm thực vật ở đây nhìn chung là nghèo nàn, chủ yếu là các loại cây
lùm bụi, rừng thưa xen cây bụi cỏ. Ðôi khi ta cũng gặp các khu rừng với các cây gỗ
hiếm như nhãn, quýt rừng, dáng hương, gụ mật, bằng lăng, sao đen
- Quá trình hình thành đất: đất cồn cát đỏ có điều kiện hình thành tương tự
như đất cồn cát trắng vàng nhưng được hình thành ở giai đoạn sớm hơn. Tùy thuộc
vào các yếu tố địa hình, địa mạo ở từng nơi khác nhau ở đây đã thể hiện rõ những
tác động xâm thực bào mòn. Cồn cát đỏ thường hình thành ở độ cao lớn hơn so với
cồn cát trắng vàng do hoạt động nâng lên của địa đới Ðà Lạt vào kỷ đệ tứ và đây
cũng là lý do tại sao cồn cát đỏ bị gió và nước xói mòn mạnh và có sự phân bố di
chuyển lớn ở một số đụn cát.
Quá trình tích lũy Fe
2
O
3
(làm cho đất có màu đỏ) liên quan đến hoạt động địa
chất ở thời kỳ cuối Plioxen đến Pleitoxen do có hoạt động núi lửa rất mạnh ở khu
vực Ðông Nam châu Á (từ Malaixia đến Hải Nam), các vùng bazan được hình
thành đủ để trong nước biển có hàm lượng muối tan cao, thêm vào đó nhờ lượng
oxit tan trong nước biển nhiều lên kết hợp với sự hoạt động mạnh của vi sinh vật
trong nước kết quả tạo ra muối của oxit sắt Fe

2
O
3
. Mặt khác ở đây lại nằm trong
vùng khô hạn lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi khá nhiều nên muối oxyt sắt cũng
được di chuyển trong mao quản theo con đường bốc hơi và dần dần tích lũy trên
mặt đất. Cũng có giả thiết cho rằng do các cồn cát này nằm tiếp giáp với dải
Trường Sơn nên do đó một lượng hợp chất sắt từ dãy núi này được chuyển dịch
xuống và tích lũy lại ở đây.
- Ðặc điểm, tính chất của cồn cát đỏ
Cồn cát đỏ thường cố định hơn so với các cồn cát trắng và vàng, chúng tập
trung thành dải cao (có khi tới 200m). Cồn cát đỏ có tỷ lệ sét và limon cao hơn ở
các cồn cát trắng vàng (sét vật lý khoảng trên 10%). Ðất thường ít chua đến chua.
Các chất dinh dưỡng tổng số N, P, K đều ở mức nghèo đến rất nghèo. Hàm lượng
các chất dễ tiêu đạt ở mức rất nghèo; nghèo cation trao đổi (Ca
2+
, Mg
2+
); CEC của
đất thấp, tuy nhiên đất có BS% vào loại khá. Ðất nhiều cát nên dễ bị xói mòn, khả
năng giữ phân và nước kém. Có thể tham khảo các đặt tính, tính chất của đất theo
phẫu diện VN 46 đào tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận làm ví
dụ: so với đất cồn cát trắng và vàng sự phân tầng ở cồn cát đỏ đã có sự ổn định và
rõ nét hơn

Hình thái
PD
Ðặc điểm phân tầng
Ap (0- 20cm): Nâu đỏ tươi (ẩm: 5YR 5/7; khô:
7,5YR 4/6); cát; ẩm; tơi; bở; nhiều ổ cát màu vàng, có ít

vệt than đen chuyển lớp từ từ.
Ac (20-35cm): Nâu đỏ (ẩm: 5YR 4/8; khô: 7,5YR
4/6); cát; hơi ẩm; hơi cứng; có nhiều rễ cỏ nhỏ, ít ổ cát, ít
vệt than đen; chuyển lớp từ từ.
C1 (35- 90cm): Nâu (ẩm: 10YR 4/8; khô: 10R 4/8);
cát; ẩm; hơi dính; hơi chặt; ít rễ cỏ; có các hang động vật;
chuyển lớp từ từ.
C2 (90- 120cm): Nâu (ẩm: 10YR 4/8; khô: 10R 4/8);
cát; hơi ẩm; có các vệt than đen; ít rễ cỏ nhỏ, có ít ổ cát và
hang mối; chuyển lớp từ từ.
C3 (120- 160cm): Nâu đỏ (ẩm: 10R 4/8; khô: 10R
5/8); cát; ẩm; hơi chặt; có ít rễ cỏ nhỏ; bở hơn tầng trên.

Tính chất lý, hóa học cơ bản của phẫu diện
Ðộ
(cm)
Dung
trọng
(g/cm
3
)
Tỷ
trọng
Ðộ
xốp
(%)
Ðộ ẩm
(%)
Tỷ lệ (%) các cấp hạt
2,0-

0,2
mm
0,2-
0,02
mm
0,02-
0,002
mm
<
0,002
mm
0- 20
20- 35
35- 90
90-
120
1,48
1,51
1,52
1,43
2,63
2,65
2,64
2,64
44,0
43,0
42,0
46,0
3,65
3,90

5,05
6,08
29,4
24,8
22,6
21,4
67,2
69,1
67,7
67,1
1,7
1,6
0,2
1,0
1,7
4,5
9,5
10,5

Ðộ sâu
(cm)
Hàm lượng tổng số (%)
Hàm lượng
dễ tiêu
(mg/100g)
Ðộ chua
lđl/ 100g
đất
pH
OC N

P
2
O
5
K
2
O P
2
O
5
K
2
O
Trao
đổi
Thủ
y
phân
H
2
O KCl
0- 20
20- 35
35- 90
90- 120
1,43
1,12
0,09
0,29
0,08

0,07
0,05
0,03
0,03
0,03
0,03
0,03
0,15
0,15
0,17
0,15
2,78
3,55
3,23
1,40
3,76
3,76
3,76
2,35
0,04
0,06
0,08
0,36
0,87
0,91
0,87
1,39
5,1
5,2
5,0

5,0
4,2
4,1
4,0
4,0

Cation trao đổi (lđl/100g đất)
CEC
(lđl/100g đất)
BS
(%)
Ðộ
sâu
(cm)
Ca
2+
Mg
2+
K
+
Na
+
Tổng Ðất Sét
0- 20
20- 35
35- 90
90-
120
0,53
0,80

0,62
0,23
0,14
0,16
0,16
0,07
0,08
0,08
0,08
0,05
0,01
0,00
0,00
0,02
0,76
1,04
0,86
0,37
1,04
1,20
1,12
1,12
3,35
3,87
3,12
3,12
73,0
86,6
76,7
33,0

- Hướng sử dụng và cải tạo
Hiện nay mới chỉ có một phần diện tích đất cồn cát đỏ đang được trồng các
loại hoa màu, hạt điều, cây rừng còn lại phần lớn diện tích đất này đang bị bỏ
hoang. Một số diện tích đất ở Hòa Thắng- Bắc Bình (Bình Thuận) đã được trồng
bông với năng suất đạt được khoảng 10-12 tạ/ha. Những nơi có điều kiện tưới
người ta có thể trồng đậu xanh, khoai lang, dưa lấy hạt và lạc. Ðối với những cồn
cát đỏ di động phải trồng phi lao ngăn sự di chuyển của cát, còn ở vùng đồi cao,
dốc phải trồng và bảo vệ rừng phòng hộ.
3. Ðất cát biển điển hình (C): tên theo FAO-UNESCO: Haplic Arenosols
(ARh).
- Diện tích: 197.802 ha (NIAPP, 2003), phân bố chủ yếu dọc ven bờ biển Bắc
Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, rải rác ở dọc ven biển Trung và Nam Trung
Bộ và một số diện tích ở ven biển Nam Bộ có những giồng cát là dấu vết của quá
trình biển lùi. Ðất cát biển có độ phì nhiêu khá hơn hai loại trên, tùy theo địa hình
và khả năng tưới có thể trồng lúa, các loại hoa màu như ngô, khoai, đậu, lạc, mía
và một số cây lâu năm khác
- Ðiều kiện và quá trình hình thành: đất cát biển được hình thành do sự bồi
lắng phù sa biển kết hợp với những cồn cát thấp, thoải nằm ở ven biển tạo thành
những dải đất khá bằng phẳng nằm ở ven biển. Thực vật tự nhiên thường gặp là
những loại cây có khả năng chịu hạn tốt như dứa dại, xương rồng Các loại cây
trồng chính được trồng ở đây là các loại cây màu và các cây công nghiệp ngắn
ngày và cả lúa.
- Tính chất của đất cát ven biển
Ðất cát biển có thành phần cơ giới từ cát pha đến cát pha sét, rời rạc, kết cấu
kém gặp mưa thường bị lắng rẽ như đất bạc màu.
Ðất nghèo mùn (OC% < 1%), chất hữu cơ phân giải mạnh (C/N < 5). Nghèo
N%: 0,03 - 0,08%, P
2
O
5

%: 0,02 - 0,04%, K
2
O%: 0,3 - 0,5%. Các chất dễ tiêu trong
đất cũng đều ở mức nghèo đến rất nghèo, CEC trong đất thấp (< 9 lđl/ 100g đất).
Phản ứng của đất biến động trong phạm vi trung tính đến hơi kiềm (pH: 7,5- 8);
khả năng giữ phân và nước của đất yếu.
Ví dụ: cấu tạo, đặc điểm, tính chất phẫu diện VN 25 được lấy tại xã Diễn Kỷ,
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ðịa hình bằng phẳng độ dốc 0- 3
0
, trồng ngô và
sắn.

Hình thái PD Ðặc điểm phân tầng
Ap (0- 20cm): Nâu (ẩm: 10YR 4/4; khô: 10YR 6/4);
cát pha thịt; ẩm; độ mịn cao; có rễ cây nhỏ; chuyển lớp rõ
về màu sắc.
AB (20- 40 cm): Nâu vàng (ẩm: 10YR 5/8; khô:
10YR 6/6); cát pha thịt; ẩm; độ mịn cao; có hang mối;
chuyển lớp rõ về mức độ kết von.
Bc1 (40- 90 cm): Nâu vàng (ẩm: 10YR 5/6; khô:
10YR 5/8); cát pha thịt; ẩm; nhiều kết von màu tím khá
cứn, tỷ lệ khoảng 30%; chuyển lớp từ từ.
Bc2 (90-150cm): Nâu (ẩm: 10YR 4/6; khô: 10YR
5/6); cát; ẩm; có nhiều kết von màu nâu tím mềm hơn
tầng trên, tỷ lệ khoảng 30%; xuất hiện mạch nước ngầm;
chuyển lớp từ từ.
C (150- 170cm): Ðen hơi nâu vàng (ẩm: 10Y 3/2;
khô: 7,5Y 5/1); cát.

Tính chất lý, hóa học cơ bản của phẫu diện

Ðộ sâu
(cm)
Dung
trọng
(g/cm
3
)
Tỷ
trọng
Ðộ
xốp
(%)
Ðộ
ẩm
(%)
Tỷ lệ (%) các cấp hạt
2,0-
0,2
mm
0,2-
0,02
mm
0,02-
0,002
mm
<
0,002
mm
0- 20
20- 40

40- 90
90- 150
1,51
1,40
1,43
1,44
2,65
2,64
2,73
2,68
43,0
47,0
47,6
46,3
24,3
22,3
28,6
31,2
0,4
0,2
1,5
0,1
76,4
71,1
80,3
96,2
11,6
8,7
5,7
1,5

11,6
20,0
12,5
2,2

Ðộ sâu
(cm)
Hàm lượng tổng số (%)
Hàm lượng
dễ tiêu
(mg/100g)
Ðộ chua
(lđl/100g
đất)
pH
OC N
P
2
O
5
K
2
O
P
2
O
5
K
2
O

Trao
đổi
Thủ
y
phân
H
2
O KCl
0- 20
20- 40
40- 90
90- 150
0,52
0,17
0,09
0,04
0,06
0,02
0,01
0,01
0,10
0,04
0,05
0,06
0,2
2
0,4
0
0,5
1

0,5
5,50
4,25
2,00
3,70
3,76
2,35
2,35
2,35
0,03
0,03
0,04
0,03
2,00
3,00
2,00
2,00
7,5
7,0
7,9
8,2
6,3
6,2
6,4
6,9
0

Ðộ
sâu
(cm)

Cation trao đổi (lđl/100g đất)
CEC
(lđl/100g đất)
BS
(%)
Ca
2+
Mg
2+
K
+
Na
+
Tổng Ðất Sét
0- 20
20- 40
40- 90
90-
150
2,24
2,33
2,44
2,52
0,31
0,23
0,26
0,62
0,08
0,05
0,05

0,05
0,08
0,08
0,08
0,26
2,71
2,69
2,83
3,45
9,00
7,76
5,68
7,04
25,11
19,94
15,85
22,74
30,1
34,6
49,8
49,0

- Hướng sử dụng và cải tạo
Ðất cát biển có độ phì nhiêu thấp, tuy một phần diện tích đã được đưa vào
sản xuất song vẫn còn rất nhiều diện tích đang bị bỏ hoang đặc biệt là ở các tỉnh
phía Nam. Những vấn đề cần được quan tâm trong cải tạo, sử dụng đất cát biển:
+ Ðể canh tác được trên đất cát biển trước hết phải quan tâm đến vấn đề thủy
lợi để giải quyết yêu cầu nước tưới cho cây trồng. Những khu vực có địa hình thấp
trũng sau khi cải tạo có thể trồng lúa nước đáp ứng nhu cầu về lương thực tại chỗ.
+ Sử dụng phân bón cần chú ý tăng cường lượng phân hữu cơ cho đất để tăng

cường lượng mùn và tạo kết cấu của đất. Khi sử dụng phân hữu cơ chú ý bón vùi
sâu để hạn chế quá trình "đốt cháy" do hiện tượng khoáng hóa diễn ra mạnh ở đây.
Phân hóa học không nên bón tập trung một lúc vì khả năng hấp phụ của đất thấp
cây trồng không hút kịp dễ bị rửa trôi gây lãng phí.
+ Ðối với cây trồng cần lựa chọn những giống cây trồng phù hợp với điều
kiện đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn, chịu được nhiệt độ cao và ít bị đổ do tác hại
của gió. Nên ưu tiên các cây họ đậu (lạc và các loại đậu xanh, đậu địa phương)
trong hệ thống luân canh để tăng hiệu quả sử dụng đất đồng thời từng bước cải
thiện các tính chất của đất.
IV. Khai thác sử dụng và một số vấn đề môi trường.
1. Khai thác sử dụng.
- Trồng cây nông nghiệp và lâm nghiệp:
+ Bằng kinh nghiệm nhiều đời nhân dân vùng đất cát đã chon một số cây
trồng thích hợp trên cát như phi lao, tràm hoa vàng, bạch đàn,dừa…Phi lao là loại
cây chịu được điều kiện khô hạn và chịu mặn ở mức độ cao; phát triển tốt trên các
đụn cát. Phi lao là cây gô cứng, chịu được bão tố với bộ rễ ăn sâu bám chặt vào cát
kết thành một khối để bảo vệ các bờ đê và chống cát bay.
+ Ngoài ra, các cây lương thực, thực phẩm, rau và cây công nghiệp ngắn
ngày còn được trồng như: dưa hấu, lạc, ngô, vừng… Các loại cây nỳ đều có thể
trồng trên cát, nhưng nếu có đủ phân bón độ ẩm thích hợp thì năng suất cao hơn.
- Khai thác titan: sa khoáng titan được phát hiện chủ yếu từ dọc ven biển từ
Thanh Hóa đến Bắc Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó chiếm đến 83% là ở những
vùng có tầng đất cát đỏ của Ninh Thuận và Bắc Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại các tỉnh
miền Trung, đã có trên 40 đơn vị tổ chức khai thác ở 38 khu mỏ, 18 xưởng tuyển
tinh quặng ra đời với hơn 2 triệu tấn quặng được khai thác. Tuy nhiên phần lớn
titan bán ra thị trường chủ yếu là quặng chưa qua chế biến.
- Nuôi tôm trên cát: Tại các tỉnh ven biển miền Trung, năm 2013 có 9 tỉnh
nuôi tôm trên cát với tổng diện tích là 1.457 ha, sản lượng thu hoạch là 24.035 tấn.
Những tỉnh có diện tích nuôi tôm trên cát lớn điển hình như QuảngTrị (450 ha),
Quảng Nam (340 ha), Thừa Thiên Huế (385 ha). Năng suất bình quân của mô hình

nuôi tôm thẻ trên cát đạt 10-15 tấn/ha/vụ, cá biệt có mô hình nuôi đạt năng suất 50-
60 tấn/ha/vụ như ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.
- Ngoài ra, nhiều bãi cát đẹp có thể khai thác để phát triển các ngành du
lịch.
2. Một số vấn đề môi trường.
- Nạn cát bay, cát chảy là một thảm họa, cho đến nay còn nhiều vùng cát là
hoang mạc, nạn cát bay, chảy còn làm hạn chế phù sa cho đồng ruộng, gây bạc
màu cho hàng vạn ha đất nông nghiệp.
- Bên cạnh những lợi ích kinh tế xã hôi trước mắt, việc nuôi tôm trên cát,
đặc biệt là ở quy mô lớn, vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề môi trường như:
+ Cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm: Sự khác biệt lớn giữa nuôi tôm
trên cát và nuôi tôm thông thường là ở chỗ nuôi tôm trên cát cần nhiêu nước cả
nước biển lẫn nước ngọt. Các khu vực nuôi tôm trên cát đều nằm sát biển, có thể
bơm trực tiếp từ biển vào.Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất lại là nguồn nước ngọt.
Nếu việc khai thác nước ngầm phục vụ nuôi tôm trên cát vượt quá giới hạn cho
phéo có thể dẫn tới sụt lở địa tầng, cạn kiệt nguồn nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp
tới nguồn nước sinh hoạt của nhân dân địa phương.
+ Ô nhiễm biển và nước ngầm do chất thải từ nuôi trồng: Vấn đề chất thải rừ
nuôi tôm, dù ở bất kỳ đâu, đều là một vấn đề lớn cần quan tâm. Trong các mô hình
nuôi tôm trên cát hiện nay, việc xả nước thải chưa qua xử lý còn tương đối tùy tiện,
đa số được thải trực tiếp ra biển. Nếu ở quy mô nhỏ thì trong một vài nă đầu có thể
chưa gây ảnh hưởng đáng kể. Nhưng ở diện tích nuôi lớn và việc phát thải diễn ra
trong thời gian dài thì có thể gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ, gây phù
dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải sản tự
nhiên. Ngoài việc xả nước thải ra biển, nhiều hộ nuôi còn thả trực tiếp nước thải và
bùn ao ngay trên khu vực đất cát cạnh bờ đầm nuôi, gây ô nhiễm và mặn hóa
nguồn nước ngầm. Dich bệnh có thể lây lan qua các đầm nuôi khác do sử dụng
nước ngầm đã bị ảnh hưởng bởi nước thải xuống từ các đầm nuôi bị nhiễm bệnh.
+ Mặn hóa đất và nước ngầm: Vùng cát thuộc loại có kết cấu địa tần yếu, nên
việc lạm dụng quá mức nước ngầm cho nuôi tôm trên cát như hiên nay sẽ dẫn đến

tình trạng sụt lún địa tàng khu vực, nước ngầm bị cạn kiệt gây mất cân bằng áp lực
tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập từ biển vào, gây mặn hóa nước ngầm. Thiếu
nước ngầm, độ ẩm của đất giảm, nước bị nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
việc phát triển cây nông nghiệp ở khu vực lân cận. Mặt khác đất cát dễ thẩm thấu,
nếu nuôi tôm ở quy mô lớn, việc thất thoát, thẩm thấu nước trong quá trình bơm
nước từ biển vào, thải nước ra cũng như trong quá trình nuôi sẽ làm một lượng lớn
lớn nước mặn ngấm vào trong lòng đất, gây mặn hóa đất và nguồn nước ngầm.
+ Thu hẹp rừng phòng hộ, làm tăng hoạt động cát bay và bão cát: Rừng
phòng hộ ( phi lao) đối với vùng bờ cát có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là giải pháp
hữu hiệu chống cát bay, cát chảy và bão cát, tạo cảnh quan đẹp cho vùng bờ cát.
Những cánh rừng như vậy đang bị ảnh hưởng và chết do nguồn nước ngầm nuôi
cây đã bị hút cạn kiệt phục vụ cho nuôi tôm. Quá trình làm ao, đắp bờ và mở
đường đi lại làm cho lớp đất cát đã được ổn định tương đối bị đào xới khiến mức
độ gắn kết của kết yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng cát bay và bão cát.
- Ngoài ra, việc khai thác titan cũng đã và đang để lại những tác động bất
lợi đối với môi trường như:
+Sự thay đổi địa hình cồn cát
+ Thảm thực vật và rừng phòng hộ bị tàn phá
+ Hoang mạc hóa có điều kiện phát triển:
+ Nguy cơ xói lở bờ biển
+ Suy giảm nguồn nước ngầm.
+Phát tán các chất phóng xạ.
V. Một số giải pháp.
- Phục hồi và phát triển rừng phòng hộ
- Cần ưu tiên công tác quy hoach và thiết kế mô hình ngư trại trên cát hợp lý
- Xúc tiến việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án xây dựng
vùng nuôi tôm trên cát.

KẾT LUẬN
Đất cát biển là nhóm đất chiếm diện tích khá lớn, tính chất đa dạng phức tạp

với nhiều loại đất khác nhau, nhưng lại có giá trị phát triển đối với một số ngành
kinh tế nhất định như : nông nghiệp- lâm nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên vấn đề khai thác và sử dụng nhóm đất này vẫn chưa mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất.
Từ những hệ quả của việc khai thác vào sử dụng đất đã gây ảnh hưởng nhiều
đến môi trường và cuộc sống của người dân địa phương. Đất cát là một loại tài
nguyên quý gia chúng ta cần phải sử dụng một cách hợp lý đi đôi với bảo vệ để
việc khai thác và sử dụng đạt hiệu quả hơn.

×