Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SKKN Làm tốt công tác kiểm tra phong trào xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực của người Hiệu trưởng tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.31 KB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LÀM TỐT CÔNG TÁC
KIỂM TRA PHONG TRÀO XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH
CỰC CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC


I. Đặt vấn đề:
1. Những căn cứ khoa học:
1.1. Ngày 22/7/2008 Bộ trưởng bộ GD&ĐT đã kí ban hành chỉ thị số 40/2008
CT Bộ GD&ĐT về phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học
sinh tích cực trong các trường học phổ thông gia đoạn 2008-2013. Chỉ thị nêu rõ 5 yêu
cầu đồng thời là 5 nội dung và hướng dẫn tổ chức thực hiện đó là:
- Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp an toàn.
- Dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh ở mỗi địa phương
giúp các em tự tin trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh.
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hố
cách mạng ở địa phương.
Ngày 24/12/2008, UBND Huyện Đô Lương ban hành chỉ thị số 31/2008/CT-UBND
về việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường phổ thông giai
đoạn 2008-2013 về việc thực hiện triển khai phong trào.
Nêu rõ cụ thể hoá 5 nội dung cơ bản trên đây thành những tiêu chí cụ thể.
2. Nhận thức về trường học thân thiện:
Trường học thân thiện là trường học gần gũi, hấp dẫn với học sinh, không để xẩy ra
trộm cắp, đánh cãi, chửi nhau, cháy nổ, hoả hoạn, thương tích, kì thị phân biệt đối
xử…(Nghĩa là phải thực sự an toàn)
Trường phải xanh - sạch - đẹp, học sinh yêu thích trường lớp thầy cơ, bạn bè, thích
được đến trường, thích được đi học.


- Môi trường nhà trường phải thật sự tôn trọng, chân thành, gần gũi, ân cần quan tâm
giúp đỡ lẫn nhau ở mọi lúc mọi nơi, nhất là đối với học sinh. Trường học thân thiện học
sinh tích cực được tạo mọi điều kiện để sống khoẻ mạnh, vui vẻ, tích cực, chủ động tham
gia các hoạt động khác. Giáo viên nhiệt tình giảng dạy u thương tơn trọng thân thiện
với học sinh. Gia đình và cộng đồng chăm sóc tạo điều kiện cho học sinh phát huy mọi
tiềm năng trong mơi trường an tồn lành mạnh và thuận lợi. Học sinh được đặt vào vị trí
trung tâm của quá trình giáo dục. Vai trị tích cực của học sinh được nhấn mạnh và được
thể hiện đậm nét qua học tập và rèn luyện cũng như việc tham gia các hoạt động khác.
- Tuy nhiên hoạt động chủ đạo của lứa tuổi tiểu học là hoạt động học tập, các em ln
tích cực. Nhưng để các em ln tích cực có định hướng theo mục đích chung của cấp học
thì nhà trường phải chủ động tổ chức hướng dẫn giúp đỡ các em.
- Nội dung cụ thể của phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực Bộ GD&ĐT
đưa ra trên tinh thần linh hoạt, do nhà trường tự lựa chọn, phù hợp với thực tế in đậm dấu
ấn của địa phương.


Vậy lựa chọn như thế nào và cách thưc lựa chọn ra sao là một thực trạng đang vướng
mắc trong các nhà trường bậc tiểu học.
Là giáo viên, ai cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được dạy trong một mơi
trường mà học sinh là những nhân tố tích cực hoạt động, khao khát đón nhận những kiến
thức mới. Trái lại, thật là bất hạnh, nếu phải dạy trong môi trường mà hoạt động trung
tâm của học sinh lại không hề để ý hoặc coi là gánh nặng.
Cũng rõ là cách hoạt động tích cực của trị, ảnh hưởng rất lớn tới mức độ vận dụng
cách dạy của giáo viên. Ngược lại cách tổ chức hoạt động tích cực cuả giáo viên chi phối
cách hoạt động tích cực của trị.
Thế nhưng có khi giáo viên áp dụng cách dạy tích cực lại thất bại, vì học sinh chưa
được thích ứng mà quen lối học thụ động xưa nay. Cũng có trường hợp, học sinh thích
cách dạy tích cực nhưng giáo viên chưa đáp ứng được. Trong những trường hợp này, có
chăng chỉ là hình thức chiếu lệ thường là dẫn đến thất bại.
3. Nhận thức về tính tích cực chủ động trong hoạt động của học sinh:

- Lí luận giáo dục đã chỉ rõ: “Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành và
phát triển nhân cách của mình, khơng ai có thể làm thay mình được”…
- GS -PTS Trần Bá Hoành đã chứng minh: “Con người chỉ thực sự nắm cái mà chính
mình đã nắm, cái mà chính mình đã dành được bằng hoạt động của bản thân. Học sinh sẽ
thông hiểu và ghi nhớ những cái gì đã trải qua hoạt động nhận thức tích cực của mình,
trong đó các em đã phải có những cố gắng trí tuệ”.
- Những nghiên cứu về giáo dục học tâm lí học cho phép phân biệt 3 cấp độ:
+) Sao chép, bắt chước: Học sinh được tích luỹ dần thông qua việc bắt chước hoạt
động của giáo viên và bạn bè. Trong hành động bắt chước cũng có sự gắng sức của thần
kinh và cơ bắp.
+) Tìm tịi thực hiện: Học sinh tìm tịi cách độc lập giải quyết bài tập nêu ra, mò mẫm
những cách giải khác nhau và thực hiện để tìm ra cách hợp lý nhất.
+) Sáng tạo: Học sinh nghĩ ra cách giải mới độc đáo, hoặc cố gắng tự lắp đặt, thể
nghiệm để chứng minh bài học. Đương nhiên, mức độ sáng tạo của học sinh có hạn
nhưng đó là mầm mống để phát triển tính sáng tạo về sau.
- IA Cai Rốp viết: “Giảng dạy không phải là nhồi nhét cho học sinh một mớ kiến thức.
Các em không phải là cái bình chứa kiến thức mà kiến thức cũng khơng phải là nước rót
vào bình … Các nhà trứ danh đều chủ trương trong hoạt động dạy học cần phát triển tính
tích cực độc lập của học sinh”
- L.N.Tolstoi đã viết “Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nó là thành quả những cố
gắng của tư duy chứ không phải là của ghi nhớ”.
- Chỉ có thể biến kiến thức thành thái độ niềm tin tưởng, phát triển các giá trị đạo đức
của học sinh khi thực sự các em thơng hiểu tài liệu học tập một cách tồn diện. Khi


những kết luận khái quát hình thành ở các em là kết quả những nỗ lực tư duy tự lực và
của những tình cảm tích cực.
4. Nhận thức về cơng tác kiểm tra:
Q trình quản lí chỉ đạo các hoạt động của nhà trường, người hiệu trưởng Tiểu học có
thể qui tụ thành 3 khâu lớn công tác sau đây:

4.1. Tiếp thu và nắm vững các yêu, cầu nhiệm vụ của cấp trên giao cho.
4.2. Vận dụng những yêu cầu nhiệm vụ ấy, vào đặc điểm, hồn cảnh trường mình để
xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.
4.3. Kiểm tra để đôn đốc, thúc đẩy và đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm để
chỉ đạo ngày càng tốt hơn.
Mỗi khâu cơng tác này, đều có vị trí và ý nghĩa quan trọng không thể xem nhẹ khâu nào.
Nhưng quan trọng nhất là khâu kiểm tra. Vì, Kiểm tra chẳng những là khâu đánh giá kết
quả mà còn tìm ra nguyên nhân của những điểm mạnh, điểm yếu nữa. Việc phát hiện và
nhận thấy những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện kế hoạch“Xây dựng
trường học thân thiện- Học sinh tích cực" lại càng có ý nghĩa thiết thực, nếu như các
điểm mạnh được phát huy cao hơn, các điểm yếu được điều chỉnh khắc phục kịp thời.
5. Tình hình thực trạng:
- Trên thực tế hiện nay, cơng tác quản lí, chỉ đạo của hiệu trưởng thường chỉ chú trọng
đến việc tiếp thu và nắm vững các yêu cầu, nhiệm vụ, rồi vận dụng những yêu cầu nhiệm
vụ ấy. Cịn cơng tác kiểm tra ít được coi trọng.
- Quan niệm cũng như trong thực hiện kế hoạch của giáo viên thường tập trung chủ
yếu các hoạt động trong giờ học trên lớp, mà chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động
ngoại khố ngồi giờ lên lớp. Mặc dầu đó là một hoạt động mà được phần lớn học sinh
tích cực tham gia, phát huy mọi khả năng tiềm tàng. Thời lượng dạy học của các môn
học năng khiếu, hoạt động ngoài giờ lên lớp thường bị lấn. Các mơn học văn hóa dành
nhiều thời lượng hơn. Tạo nên sức ép quá tải trong việc tiếp thu bài của học sinh.
- Đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều vướng mắc về việc phát huy tinh tích cực chủ động
của học sinh. Một bộ phận giáo viên có thói quen theo cách dạy cũ truyền đạt là chủ yếu.
Đó là hoạt động dạy học mà tập trung chủ yếu các hoạt động của giáo viên. Khi soạn bài
chỉ tập trung phân tích kĩ nội dung bài học. Từ đó xác định cách thức hoạt dộng của giáo
viên mà thơi. Vì vậy, khi chuyển sang thiết kế hoạt động của học sinh trở nên lúng túng
mang tính hình thức. Bài soạn chỉ thiết kế ở chỗ dễ thực hiện, chứ không phải những
phần then chốt của bài dạy. Thiết kế giáo án chưa tạo được cơ hội tự nhiên cho học sinh
chiếm lĩnh kiến thức. Trong trường hợp này, học sinh không tự lực khám phá được kiến
thức mới.

- Việc rèn luyện kĩ năng học sinh thường bị lấn thời gian. Ngược lại, có khi lại cực đoan
thả cho học sinh mị mẫm khơng biết dựa trên kiến thức cũ để khám phá kiến thức mới.


- Đó là chưa nói đến việc giảm sút tinh thần trách nhiệm, tinh thần tâm huyết của một
bộ phận giáo viên do mặt trái của cơ chế thị trường tác động.
- Mặt khác, hiện nay, môi trường hoạt động của học sinh (sân chơi, bãi tập, lớp học,
dụng cụ sinh hoạt, học tập…) thường chủ yếu thiên về mặt hình thức sinh động (màu sắc,
hình ảnh). Từ trang trí trong lớp học đến việc bố trí cảnh quan vườn trường, chưa đảm
bảo theo yêu cầu sư phạm.
Từ những cơ sở khoa học và tình hình thực tiễn vừa nêu trên, khiến tơi ln trăn trở.
Tơi hồn tồn khơng có tham vọng đề cập hết tồn bộ bình diện cả 3 khâu của q trình
quản lí. Mà ở đây, tơi muốn được đi sâu vào cách kiểm tra hoạt động của nhân vật
trung tâm (học sinh) trong nhà trường tiểu học, về việc thực hiện kế hoạch “Xây dựng
trường học thân thiện- Học sinh tích cực". Đó cũng chính là việc thực hiện mục đích
nâng cao chất lượng tồn diện thông qua phong trào xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực”.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra:
Trong quản lí, việc kiểm tra không chỉ duy nhất những nội dung thuộc qui chế
chuyên môn. Mà việc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch các phong trào cũng hết sức
quan trọng. Bởi thế, kiểm tra thực hiện kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiệnHọc sinh tích cực"cũng một trong những nội dung đó.
1.1. Căn cứ vào chương trình, đặc điểm tâm lí học sinh từng khối lớp, để xác định yêu
cầu mức độ cần đạt 5 nội dung “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích
cực"phù hợp với đối tượng học sinh. Giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng khối lớp.
*) Tránh tình trạng triển khai tinh thần chung của văn bản, đồng loạt cho tất cả các lớp
mọi đối tượng học sinh.
1.2. Trên cơ sở đó, xây dựng thiết kế lồng ghép nội dung vào chương trình bài dạy trên
lớp và các hoạt động NGLL .
*) Tránh tình trạng, tổ chức hoạt động mang tính hình thức, chiếu lệ. Chỉ ghi nhận
những mặt nổi bề ngoài như: cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường, phong trào TDTTVN mà không chú trọng đến hạt nhân trung tâm của nhà trường là hoạt động dạy - học.

1.3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đối chiếu yêu cầu của từng lớp.
*) Tránh tình trạng chạy theo bệnh thành tích, chỉ thực hiện một thời điểm, theo kiểu
thời vụ, mà khơng thường xun.
1.4. Kiểm tra bằng nhiều hình thức lồng ghép thơng qua các hoạt động tồn diện.
*) Nhằm hình thành cho học sinh nhân cách toàn diện. Trên cơ sở đó, tìm ra điểm
mạnh để động viên ghi nhận, biểu dương. Phát hiện điểm yếu để rút kinh nghiệm, điều
chỉnh kịp thời .
1.5. Đánh giá kết quả , xây dựng kế hoạch mới tiếp theo.


*) Nhằm rút ra bài học, xây dựng kế hoạch kế tiếp, thúc đẩy điểm mạnh phong trào,
khắc phục điểm yếu.
Nội dung của kế hoạch“Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực" khơng
chỉ đi từ những yếu tố bên ngoài, mà ngược lại, với yêu cầu sư phạm cần chú trọng đến
những yếu tố bên trong. Đó là hoạt động trọng tâm dạy- học.
Vì vậy, để xây dựng thành cơng “trường học thân thiện- Học sinh tích cực” trong
thực trạng trường tôi, con đường riêng đã lựa chọn là: Đi từ việc phát huy tính tích
cực chủ động của học sinh trong giờ học đến việc tự chủ tổ chức HĐNGLL, rèn luyện kỷ
năng sống, xây dựng môi trường sư phạm, bằng chính chất lượng đội ngũ giáo viên và
nhân cách học sinh của mình.
Từ nhận thức trên đây, tôi mạnh dạn đưa vào bài viết này, những biện pháp trong công
tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch xây dựng “trường học thân thiện- Học sinh tích
cực”
2. Các biện pháp thực hiện:
Từ chỗ xác định rõ “con đường đi riêng đã lựa chọn”, tôi xây dựng kế hoạch, triển khai
thực hiện kế hoạch..... đến khâu cuối cùng là kiểm tra đánh giá, khâu nào tôi cũng coi
trọng. Nhưng trong đó, tơi đặc biệt chú trọng cơng tác kiểm tra. Nghĩa là, bắt đầu từ việc
kiểm tra giáo viên, việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học.
Muốn vậy, giờ học phải được giáo viên chuẩn bị triệt để nội dung kiến thức trọng tâm,
đảm bảo khoa học sư phạm trước giờ lên lớp. Đó là kiểm tra bước nghiên cứu - soạn

bài của giáo viên.
2.1. Kiểm tra nghiên cứu nội dung bài dạy, thiết kế hệ thống câu hỏi bài soạn:
a. Hệ thống câu hỏi dựa trên kiến thức cũ:
- Trong thực tế dự giờ giáo viên, tôi rất cảm động trước sự tận tuỵ của giáo viên đối với
học sinh, giảng giải cặn kẽ từng bài một, tranh thủ truyền đạt vốn hiểu biêt và kinh
nghiệm của mình một cách say sưa. Học sinh cũng cố gắng hiểu và nhớ những bài giáo
viên vừa giảng, trả lời những câu hỏi giáo viên đưa ra. Thế nhưng, lớp học vẫn không lấy
được khơng khí tích cực chủ động của học sinh.
- Lại có những giờ dạy, giáo viên chuẩn bị TBDH rất cơng phu, tâm thế học sinh vẫn
sẵn sàng đón nhận, nhưng trong khoảng khoắc thời gian ngắn học sinh đã mệt mỏi .
- Những mặt hạn chế này chủ yếu là do: Việc nghiên cứu soạn bài của giáo viên chưa
xác định đúng trọng tâm bài học nên khi dẫn dắt học sinh đi tìm kiến thức mới khơng
dựa trên cơ sở kiến thức cũ đã học, đã hiểu. Vì vậy, học sinh khơng tiếp nhận được mục
đích đưa ra theo yêu cầu bài học và trở nên lúng túng, mị mẫm. Đây là hai qn trình
diễn ra hai giai đoạn tại hai thời điểm khác nhau nhưng lại có cùng mục đích.
- Nghiên cứu, soạn bài tốt sẽ là điều kiện, phương tiện, đồng thời là nội dung cơ bản
đầy đủ, tạo cơ hội cho quá trình diễn ra hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn của
giáo viên và ngược lại. Bởi vậy, đây là hai quá trình biện chứng, có mối quan hệ mật


thiết với nhau, ln hỗ trợ lẫn nhau. Vì thế, công tác kiểm tra của người hiệu trưởng phải
đi sâu vào nội dung hệ thống câu hỏi, bám vào hoạt động tích cực chủ động của học sinh
trong giờ học trên lớp.
- Điều quan trọng là, phát huy tối đa tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt
động học tập. Nhất là khi giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi, cần hướng tới các tình
huống có vấn đề, địi hỏi học sinh tranh luận, dự đốn giữa những ý kiến trái ngược, để
tự lực khám phá, hình thành, chiếm lĩnh kiến thức mới, cảm thấy mình mỗi ngày một biết
hơn, tích cực chủ động.
Ví dụ: Khi dạy bài lịch sử lớp 5: “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Để học sinh dễ tiếp nhận dấu ấn lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ- Mốc son chói lọi

trong lịch sử chống ngoại xâm (thực dân Pháp). Giáo viên, đưa HS sống lại các chiến
dịch đã học trước đó( Bài cũ):
*)Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947.
*) Chiến dịch Biên Giới - Thu Đông 1950.
Bằng hệ thống câu hỏi bài cũ mà những kiến thức làm nền tạo tâm thế tin tưởng, hy
vọng thắng lợi tiếp theo. Mở ra cơ hội cho HS tư duy tưởng tượng khí thế hào hùng trận
chiến:
+) Chiến dịch Thu Đông 1947,1950, quân và dân ta đã tạo được cơ hội gì thuận lợi
cho chiến dịch Điện Biên Phủ?( Quân và dân ta đã mở rộng được địa bàn Biên gới-Là
điều kiện thuận lợi để tiến công vào trung tâm sở chỉ huycủa địch)
+) Sau chiến thắng Thu Đông 1947,1950, tinh thần của nhân dân ta như thế nào? (tinh
thần của nhân dân ta càng lạc quan, tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng, càng hăng hái tiếp
viện cho tuyền tuyến)
Vậy, chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ như thế nào?
Để khẳng định sức mạnh tinh thần, lòng yêu nước quyết tâm đánh giặc của nhân dân,
giáo viên tạo ra tình huống mới bắc cầu đến bài mới “chiến dịch ĐBP”. (Trích đoạn tiếp)
+)Lúc này, lực lượng giữa quân ta và địch như thế nào? (Một dân tộc nhỏ với một đế
quốc to)
Một bên ta là: ý chí nghị lực, vũ khí thơ

Chỉ hơn nửa triệu chiến sĩ, gần 3 vạn
người
Phương tiện vận chuyển thô sơ(xe đạp,
xe ngựa, gánh, mang, thuyền bè……
Vũ khí : Hầm cơng sự, kéo pháo

Một bên địch là: sức mạnh, vũ khí tối tân
hiện đại
Tập trung tướng tá, tài gỏi, hàng vạn
binh lính

Phương tiện : Máy bay, xậy dựng 49 cứ
điểm vững chắc( Lơ cốt, pháo, sân
bay….
Vũ khí hiện đại tối tân( Bom, đạn,……..


+) Liệu diễn biến các cuộc tiến công của ta sẽ như thế nào?(Lược đồ diễn biến trận
đánh).
Đến đây tính tích cực chủ động của HS mới được khơi dậy. Sự chờ đợi trở nên hồi hộp
pha chút lo lắng. Và như thế, việc khai thác diễn biến trên lược đồ mới trở thành sự tích
cực tìm tịi , khám phá, chờ đợi tập trung cao của học sinh, các em sống lại giây phút lịch
sử oanh liệt đó. Để rồi niềm tin, niềm tự hào được nhân lên gấp bội, khi trận chiến kết
thúc thắng lợi.
Mặc dầu để đạt được kết quả cao của một tiết lịch sử, có nhiều yếu tố. Nhưng hệ thống
câu hỏi bám sát trọng tâm, dựa trên kiến thức cũ đã học làm nền sẽ giúp HS chiếm lĩnh
được dấu ấn lịch sử, bằng hoạt động tích cực chủ động của chính mình. Khác với cách
dạy, thực hiện tuần tự từng phần theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. HS chỉ ghi
nhớ rời rạc, có khi bị tản mản, nhàm chán.
- Từ đó, tạo cơ hội thuận lợi trong việc giao tiếp thân thiện giữa thầy - với trò, giữa trò với trị, làm cho từng đối tượng học sinh thích thú mong đợi đến giờ học.
Vậy hệ thống câu hỏi bài soạn như thế nào để mọi đối tượng học sinh đều phát huy được
tính tích cực chủ động?
b. Hệ thống câu hỏi bài soạn theo phân hoá đối tượng học sinh:
- Trong thực tế, quá trình tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên chủ yếu thiết kế theo
kiểu đồng loạt. Một kiến thức, cả lớp cùng thực hiện một thao tác. Bài dạy chủ yếu
quan tâm đến việc hoàn thành hết số bài trong sách giáo khoa mà ít chú trọng đến việc
điều khiển hoạt động của học sinh, khám phá- Chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Với mỗi lớp có nhiều học sinh cùng lứa tuổi, nhiều mức độ nhận thức khác nhau thì
giáo viên khó có thể giảng giải cặn kẽ để từng học sinh hiểu bài, Tình huống đó phải
được tiến hành ở những mức độ khác nhau phù hợp với từng đối tượng học sinh. Một
nội dung q dễ, q khó đều khơng phát huy được tính tích cực của học sinh. Tình

trạng này xẩy ra hai tình huống :
+) Đối tượng học sinh trung bình - yếu kém khơng theo được, hoặc có cũng rất khó
khăn. Tiếp thu thụ động.
+) Đối tượng học sinh khá giỏi phải tiếp thu thụ động nên chỉ thiên về ghi nhớ, ít chịu
khó suy nghĩ dẫn đến dễ qn bài.
Để giúp học sinh thích ứng với phương pháp dạy phân hoá theo đối tượng học sinh, cần
quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân học sinh trong từng tập thể lớp trên cơ
sở tơn trọng tính cách của mỗi cá nhân.
Ví dụ : Khi dạy bài: Lịch sử lớp 5 “ Chiến dịch Điện Biên Phủ”(Trích đoạn tiếp)
Khi giáo viên treo lược đồ “Chiến dịch Điện Biên Phủ” lên bảng. Đối với HS Khá-giỏi,
nhìn vào các kí hiệu đã nhận thấy được khí thế tấn cơng và kết quả từng trận đánh.
Nhưng với học sinhTB,YK cần phải gợi mở, chẻ nhỏ diễn biến từng cứ điểm. Chính vì
vậy, giáo viên cần thiết kế hệ thống câu hỏi phù hợp đối tượng HS:


*) Diễn biến các đợt tấn công:
Tổ chức học sinh thảo luận nhóm: Việc tổ chức hoạt động nhóm có thể phân theo
nhóm ngẫu nhiên nhưng giao nhiệm vụ nội dung câu hỏi theo phân hoá đối tượng HS. Và
ngược lại.
Học sinh KG
Mở màn trận đánh, quân
ta đã dành được các cứ
điểm nào ở vịng ngồi?
Vì sao?
Nhờ đâu mà bộ đội ta thu
được nhiều chiến lợi
phẩm? Em ấn tượng nhất
là diễn biến nào?
Điều gì đã xẩy ra, báo
hiệu bộ đội ta đã thắng

trận?

Học sinh TB
Học sinh YK
Kể tên những cứ điểm Hãy nêu kết quả đợt 1
quân ta dành được trong quân ta dành được?
đợt1?
Trận chiến nào oanh liệt Ngày30-3-1954
cuộc
nhất?
chiến diễn ra như thế nào?

Bộ đội ta tiến công như vũ Ngày6-5-1954 trái bộc phá
bão vào đâu?
đã phát nổ ở đâu?

Cùng một kiến thức nhưng mỗi cách diễn đạt câu hỏi sẽ đạt được từng mức độ yêu cầu
khác nhau. Giúp học sinh tiếp nhận nhẹ nhàng, tự nhiên, phù hợp.
- Dù kiến thức ở môn học nào, hay hoạt động của học sinh như thế nào thì giáo viên
cũng phải hướng dẫn học sinh đi trên con đường cụ thể. Những yêu cầu cụ thể đó, được
mở ra nhiều hiểu biết khác nhau trong từng mức độ khác nhau để từ đó các em tự lựa
chọn, độc lập suy nghĩ, khẳng định được kiến thức mới. Mỗi hiểu biết mới, đều là nhân
tố kích thích tính tích cực chủ động học tập của học sinh.
- Thế nhưng, nếu học sinh chỉ dừng lại ở việc tiếp thu hiểu bài học thì chưa đủ. Mà mục
đích giáo dục là làm thế nào để biến kiến thức đó thành tài sản riêng của các em và góp
phần rèn luyện kĩ năng sống trong từng hoạt động. Nghĩa là, tổ chức cho các em hoạt
động tự phát hiện chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo giao tiếp ngay
trong giờ học. Làm cách nào để rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong giờ học?
2.2. Kiểm tra rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong giờ lên lớp:
a. Kiểm tra rèn luyện học sinh giao tiếp trong lời thoại:

Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cơ bản để hình thành kĩ năng sống của học sinh. Từ những kĩ
năng giao tiếp trong quá trình hoạt động học tập của học sinh, sẽ giúp các em tiếp cận
với với thầy cô, bạn bè và nhiều mối quan hệ xung quanh hàng ngày một cách thân thiện.
Vì vậy, kiểm tra việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp của HS phải đi từ những hoạt động của
chính các em trong nhà trường. Ngơn ngữ của học sinh trong giờ học chỉ là những lời
đáp các câu hỏi của giáo viên để chứng tỏ sự hiểu bài, thuộc bài. Nhưng từ đây, cũng thể


hiện sự tiếp nhận kiến thức thông qua suy nghĩ, phán đoán, liên hệ của các em trong giao
tiếp. Nhờ có những câu hỏi mà hoạt động dạy học được tiến trình từ đầu đến cuối.
Ví dụ: Khi dạy bài: Lịch sử lớp 5 “ Chiến dịch Điện Biên Phủ”(Trích đoạn tiếp)
+) Kết quả chiến dịch Điện Biên Phủ như thế nào?
HS1: Thưa cô: Kết quả chiến dịch Điện Biên Phủ: Quân ta đã dành thắng lợi, quân
địch bị thua.
Giáo viên: Đúng rồi . Ai bổ sung thêm. Quân ta thắng như thế nào?
Để học sinh chủ động độc lập suy nghĩ, giáo viên cần đưa ra những yếu tố có liên quan,
giúp học sinh liên tưởng nói lên suy nghĩ riêng của mình. Mỗi ý kiến của học sinh đã thể
hiện được những suy nghĩ độc lập và sẽ bổ sung cho nhau.
Giáo viên gợi mở: Điều gì giúp em biết điều đó?
HS2:Thưa cơ: Kết quả chiến dịch Điện Biên Phủ: Quân ta bắt sống tướng Đờ Cát,
giặc Pháp đầu hàng, bị thua.
Giáo viên: Rất giỏi. Để giúp HS diễn đạt đầy đủ giáo viên gợi mở:
Giáo viên: Chi tiết nào trong bài cho em biết điều đó?
HS3:Thưa cơ: Kết quả chiến dịch Điện Biên Phủ: Quân ta đánh đập pháo đài khổng
lồ của thực dân Pháp xâm lược. Giặc Pháp nhục nhã đầu hàng cùng binh lính dưới cờ
thất trận.
Giáo viên: ý kiến của các em đều đúng, nhiều ý kiến đã bổ sung cho nhau, càng về
sau càng hồn chỉnh. Rất giỏi.
Tương tự như trên, tiến trình giao tiếp của học sinh sẽ được nâng dần mức độ, tính độc
lập chủ động tích cực được phát huy. Và cứ thế, giáo viên nêu tiếp câu hỏi:

+) Chiến dịch Điện Biên Phủ để lại trong em dấu ấn lịch sử gì?
HS1: Thưa cơ: Chiến dịch Điện Biên Phủ để lại trong em dấu ấn lịch sử là: “ 17h 30
phút ngày 7-5-1954, bộ đội ta đã bắt sống tướng Đờ Cát.
Giáo viên: Có gì nữa khơng nào?
HS2: Thưa cô: Chiến dịch Điện Biên Phủ để lại trong em dấu ấn lịch sử là: Bộ đội ta
xung phong như vũ bão, trái bộc phá nổ tung trên sở chỉ huy của địch.
Giáo viên: Sau đó điều gì đã xẩy ra?
HS3: Thưa cô: Chiến dịch Điện Biên Phủ để lại trong em dấu ấn lịch sử là: Lá cờ
quyết thắng của quân ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát.
Giáo viên: Các em giỏi lắm.
Bằng hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó theo trình tự hợp lý tự nhiên, giáo viên sẽ huy
động được khả năng suy nghĩ xây dựng nội dung tiết học. Vai trò của giáo viên lúc này
chỉ là hướng dẫn, gợi mở để học sinh tham gia ý kiến đến tự tiếp nhận kiến thức bài học.
Những khía cạnh khác nhau của các em học sinh trong từng lời đáp là sẽ bổ sung cho
nhau để đạt tới nội dung hoàn chỉnh.


- Việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong giờ học đã thể hiện rõ các hoạt động của học
sinh tìm tịi kiến thức trong từng bài hợp lý. Nhưng vấn đề là những cố gắng của giáo
viên sẽ làm cho học sinh không thất vọng ngay cả khi các em nói lên những ý kiến của
mình mà lại sai. Trong tình huống này giáo viên cần thấu hiểu tâm lý của học sinh để
giúp các em tự tin làm cho giờ học thêm nhiều chi tiết phong phú gây ấn tượng sâu sắc.
Giúp học sinh vượt qua tình huống lúng túng chuyến sang tâm thế tự tin và như thế đã
nâng kĩ năng giao tiếp lên ở một mức độ mới.
Ví dụ: Khi dạy bài: Lịch sử lớp 5 “ Chiến dịch Điện Biên Phủ”(Trích đoạn tiếp)
Giáo viên hỏi: - Em sẽ làm gì để tỏ lịng biết ơn các anh hùng liệt sĩ và bộ đội đã chiến
đấu kiên cường, không sợ hi sinh đánh đuổi bọn giặc Pháp?
HS1: Thưa cô: Em xin bố mẹ đi bộ đội để bắn giặc Pháp.
Cả lớp phá lên cười……….
Giáo viên: Giặc Pháp khơng cịn nữa, đất nước ta đang hồ bình, mà bạn xin đi bộ đội

là rất tốt. Đúng không nào?
Giáo viên: Nhưng là để làm gì? Ai trả lời giúp bạn?
HS2: Thưa cô: Để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân được yên vui ạ.
Giáo viên: Lúc này, các em chưa làm được việc đó, thay vào em làm gì nhỉ? Vậy em
nào nêu được ý kiến nào?
HS3: Em chăm học, chăm làm, để làm được nhiều việc tốt giúp gia đình, bạn bè và
mọi người được nhiều ạ.
Giáo viên: Tốt lắm.
Như vậy là tình huống sư phạm đã tác động tích cực đến việc rèn luyện kĩ năng giao
tiếp của học sinh. Học sinh không chỉ trả lời những hiểu biết của mình với cơ giáo mà
cịn được lơi cuốn vào q trình khám phá chủ động tích cực. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp
trong giờ học khơng chỉ bằng lời thoại, mà hoạt động nhóm là cơ hội để phát huy tính
tích cực chủ động trong giao tiếp của học sinh.
Vậy thảo luận nhóm tác động tích cực như thế nào?
b. Kiểm tra rèn luyện học sinh giao tiếp trong thảo luận nhóm:
- Sự hợp tác của các em chia sẻ những băn khoăn suy nghĩ của mình với bạn, rồi cùng
trao đổi, tranh luận, phán đốn. Bằng cách nói ra những điều suy nghĩ, mỗi học sinh có
thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về vấn đề nêu ra. Thấy mình cần phải học hỏi
thêm những gì, bài học trở thành quá trình học hỏi lần nhau. Đây cũng chính là qúa trình
giao tiếp đa dạng hơn, phong phú hơn, linh hoạt hơn. Thảo luận nhóm giúp học sinh kĩ
năng hợp tác với bạn, kĩ năng độc lập sáng tạo. Vì vậy, khi thảo luận nhóm giáo viên cần
tạo cơ hội cho mỗi học sinh đều được trình bày ý kiến riêng của mình.
- Cao hơn nữa là khi cùng một câu hỏi giáo viên cần tạo tình huống để học sinh tìm tịi,
tập phán đốn những ý kiến khác hẳn với suy nghĩ của cả lớp.
Ví dụ: Khi dạy bài: Lịch sử lớp 5 “ Chiến dịch Điện Biên Phủ”(Trích đoạn tiếp)


+) Có dịp về Điện Biên Phủ các em sẽ được tham quan chiến trường xưa. Lúc này, em
có ước mơ gì?
HS1: Em có ước mơ là: Điện Biên Phủ Sẽ trở thành khu du lịch lớn nhất thế giới ạ.

HS2: Em có ước mơ là: Điện Biên Phủ Sẽ trở thành khu luyện tập lớn nhất của bộ đội
ạ.
HS3: Em có ước mơ là: Điện Biên Phủ Sẽ là thành phố lớn nhất thế giới ạ.
HS4: Em có ước mơ là: Điện Biên Phủ Sẽ trở thành khu công nghiệp sản xuất vũ khí
đánh giặc ngoại xâm ạ.
Giáo viên: Ước mơ của các em đều có ý nghĩa rất đẹp, cô vui mừng và chúc các em
là những người chủ tương lai của những ước mơ đó.
Dù chỉ là những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ. Nhưng khi được mạnh dạn nói ra giáo
viên khen ngợi và khẳng định là đúng thì sẽ trở thành những nét khám phá bất ngờ ngoài
dự kiến. Lúc này kĩ năng giao tiếp của học sinh sẽ cao hơn nhiều.
2.3. Kiểm tra rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong hoạt động ngoài giờ lên lớp:
a. Kiểm tra học sinh giao tiếp trong giờ sinh hoạt lớp:
- Đây là hoạt động tập thể lớp được tích hợp với nhiều kỉ năng hoạt động trong học
tập, lao động, rèn luyện hạnh kiểm, sức khoẻ, vận dụng các kĩ năng hợp tác, chia sẻ, kĩ
năng ứng xử, kĩ năng bày tỏ,….v…v…trong cuộc sống. Bởi thế, kiểm tra giờ sinh hoạt
tập thể các lớp cuối tuần sẽ cùng một lúc thực hiện được hai mặt của một vấn đề.
*) Một là, đánh giá được chất lượng kĩ năng giao tiếp thuộc kiến thức các mơn học văn
hố trong tuần và tìm nguyên nhân các điểm yếu để kịp thời khắc phục.
*) Hai là, phát triển thêm các kĩ năng khác thông qua sinh hoạt tự quản mà khả năng
điều hành của chính các em(cán sự lớp) được bộc lộ rất rõ. Thơng qua đó, xây dựng kế
hoạch nhỏ của các lớp và động viên các em thi đua thực hiện.
Giữa triển khai thực hiện đến việc làm đang là khoảng cách. Để phong trào trở thành
những việc làm cụ thể của học sinh, cần đưa ra các u cầu có mục đích. Làm thế nào
những việc vừa sức, ngày nào các em cũng làm được. Không nên quan niệm việc tốt là
việc cao xa quá tầm, khó làm được. Những việc thường ngày dù rất nhỏ nhưng có ý
nghĩa góp phần xây dựng “Trường học thân thiện- học sinh tích cực”đều là việc tốt.
Khiến các em ngày nào cũng làm được. Nhiều lần làm được sẽ trở thành thói quen.
Ví dụ: Triển khai kế hoạch “làm nghìn việc tốt”
*) Giáo viên đưa ra yêu cầu, mục đích:
+) Làm đủ bài tập, rửa tay trước khi ăn, trả của rơi, nhổ cỏ bồn hoa, sắp xếp bàn ghế

ngay ngắn, giúpmẹ nấu cơm, quét nhà..vv….
+) Biết sửa chữa khuyết điểm: Trước hay chửi bậy, nay không chửi bậy, trước áo
quần bẩn, nay không bẩn nữa, đều là việc tốt đáng ghi nhận.
+) Những việc đặc biệt thì cộng thêm điểm, biểu dương, tính gấp đơi, gấp ba.
Cứ tìm mọi cách mà ghi hết những hành động tốt, những tiến bộ của các em để mà
khuyến khích các em chóng có thói quen làm việc tốt. “Lúa non mọc khoẻ thì lấn át cỏ


dại”, hàng ngàn việc tốt rất nhỏ, hàng vạn tiến bộ tí xíu cộng lại thành một tổng lực sẽ
đẩy con người cao mãi lên và nhấn chìm việc xấu xuống đáy.
Từ những mục đích yêu cầu trên, các em làm điểm tựa để thảo luận, tranh luận, phân rõ
phải trái, tốt xấu, cuối cùng là các em tự đánh giá mình,và đánh giá bạn. Giờ sinh hoạt
lớp trở thành cơ hội rèn luyện tinh thần thân thiện và tính tích cực chủ động. Sau mỗi lần
sinh hoạt lớp các em lại hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn, giúp nhau cùng tiến bộ.
b. Kiểm trarèn luyện học sinh giao tiếp giờ HĐNGLL:
- Phối hợp tổ chức Đội TNTPHCM, phát huy tốt kĩ năng cán sự các lớp học. Tổ chức
các hoạt động : Kể chuyện, hát dân ca, thể dục thể thao, trò chơi dân gian. Một mặt củng
cố nội dung bài học, mặt khác để các em có thể thực hành giao tiếp, làm quen với các
kiểu đối thoại trong đời sống. Tạo cho các em một khơng khí thoải mái thực sự làm chủ.
Giúp các em tự tin khơng chút e ngại, hình thành những suy nghĩ mới. Môi trường hoạt
động trở nên hấp dẫn bằng tiếng cười tiếng nói của chính các em học sinh. Vậy, Kiểm tra
hoạt động này như thế nào?
Giờ chào cờ đầu tuần, hay giờ sinh hoạt tập thể được thiết kế tiến trình hợp lí, sắp xếp
nội dung chương trình như các môn học khác. Chỉ khác các môn học văn hố là: Hình
thức tổ chức hoạt động tập thể là chủ yếu, các hoạt động phát huy năng khiếu nhiều hơn.
Chính nhờ đó mà kĩ năng giao tiếp cũng phong phú hơn. Mỗi học sinh được tham gia
nhiều hoạt động hơn. Tuy nhiên, cần sắp xếp đủ thời lượng cho HS hoạt động.
Hàng ngày, mỗi buổi học sáng dành 15 phút trước giờ học cho các hoạt động Đội
TNTPHCM trong suốt cả tuần. Mỗi buổi học tăng cộng thêm 10 phút dành cho
HĐNGLL kết hợp với giờ ra chơi = 30 phút. Cuối tuần cán sự các lớp sẽ đăng kí mơn

tham gia biểu diễn của hoạt động tuần sau đó. Đến giờ chào cờ, các em HS được hoạt
động NGLL (15 phút đầu giờ + 15 phút giờ chào cờ = 30 phút/1tiết). Các em được tổ
chức thực hiện các hoạt động NGLL dưới sự điều hành của cơ giáo trực tuần và cơ
TPTĐội , trình tự thực hiện theo thứ tự số “thẻ đăng kí thơng minh” của các lớp.
*) Cấu tạo “thẻ đăng kí thơng minh” là tấm bìa cứng hình chữ nhật làm bằng phế liệu
tận dụng. Dài khoảng: 7cm
.
Rộng khoảng: 6 cm
Gắn nắp thẻ khoảng giữa, dùng để nắp kín số thẻ khi đã đăng kí tiết mục.
*) Chiều thứ 6 hội ý cuối tuần, các lớp trưởng ghi tên tiết mục đăng kí vào thẻ, nắp thẻ
lại, đặt vào hòm thẻ tại phòng Đội TNTPHCM. Cô giáo trực tuần và cô tổng phụ trách
Đội chịu trách nhiệm sắp xếp chương trình sinh hoạt NGLL vào giờ chào cờ tuần sau.
Ví dụ: Thứ 6 tuần trước, cán sự lớp đăng kí các nội dung tham gia HĐNGLL . Giờ chào
cờ đầu tuần sau, học sinh tự chuẩn bị các môn tham gia và được biểu diễn một trong các
môn:
a. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua kể chuyện
b. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua hát dân ca


c. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua thể dục thể thao
d. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua trò chơi dân gian
e. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua đọc thơ.
h. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua hỏi - đáp bằng Tiếng Anh.
g. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua hỏi – đáp các mơn học văn hố, dưới hình thức
“Rung chng vàng”.
n. Rèn luyện kĩ năng hội hoạ, dưới hình thức vẽ nhanh.
Sau mỗi học sinh hoặc tập thể học sinh thể hiện năng khiếu trước toàn trường,việc
đánh giá kết quả được tập thể học sinh tồn trường bình chọn và cơng khai. Mỗi kết quả
dành được, là cơ sở để thúc đẩy hoạt động kĩ năng giao tiếp ở mức cao hơn. Để tăng tốc
độ lưu chuyền giao tiếp. Học sinh rất cần những đánh giá đích thực của bạn bè, thầy cơ,

trong các hoạt động ngồi giờ lên lớp. Nếu giáo viên biết sử dụng một cách phù hợp thì
sẽ có động lực ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả rèn luyện của học sinh. Coi đó như là một
phần thưởng tinh thần lơi kéo các em tham gia tích cực hơn. Mỗi lời khen là xác định
một đánh giá. Từ đó, học sinh tự khám phá ra lỗi của mình, của bạn để tham gia tích cực
vào q trình sửa lỗi. Sự bù đắp này càng khích lệ hoạt động tích cực của học sinh. Q
trình này diễn ra sẽ rèn luyện kĩ năng giao tiếp theo hướng tích cực hoá đối tượng học
sinh.
2.4. Kiểm tra rèn luyện học sinh xây dựng mơi trường Xanh-Sạch-Đẹp:
Nói dến mơi trường xanh-sạch-đẹp thì điều kiện quan trọng là cơ sở vật chất. Đòi hỏi sự
tham gia của nhiều tổ chức XH. Ơ đây tôi muốn tường minh các hoạt động của nhân vật
trung tâm trong nhà trường tiểu học, khi đã có được cơ sở vật chất. Vì trong đó, mơi
trường thân thiện hẳn phải được con người thân thiện xây dựng nên. Nghĩa là, chất lượng
hoạt động của học sinh tích cực, thân thiện, là nhân tố quyết định thành công việc giáo
dục ý thức giữ gìn, bảo vệ và xây dựng mơi trường an tồn, xanh-sạch-đẹp. Mơi trường
mà các em hồ nhập lại chính là nơi chính các làm nên, bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn. Cao
hơn nữa là mơi trường giúp các em cảm nhận những nét thẩm mĩ sinh động.
Dù chỉ là những thao tác sơ giản nhưng đối với các em lại là cả một quá trình rèn luyện.
Giáo viên coi đó là việc làm thường xuyên nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Việc kiểm tra mặt hoạt động này chính là những gì đạt được cụ thể trên kết quả từng
việc làm của các em.
Ví dụ:
Kĩ năng lao động: Tự phục vụ mình, vệ sinh trường lớp, trồng, chăm sóc câyvà hoa,
trang trí lớp học, sắp xếp đồ dùng học tập.
Kĩ năng hợp tác: Bảo vệ của cơng, đồn kết xây dựng trường lớp, đồn thương
u giúp đỡ nhau, tổ chức các trị chơi lành mạnh……..
- Kĩ năng bảo quản: sử dụng tài sản tiết kiệm, giữ gìn an ninh trật tự…….


2.5. Kiểm tra rèn luyện học sinh kỉ năng tìm hiểu, phát huy giá trị các di tích lịch
sử:

a. Phối hợp phụ huynh:
Học sinh gắn bó với truyền thống văn hố q hương, nơi ghi cơng của các anh hùng
liệt sĩ, danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước. Để việc làm trở thành thường
xuyên, nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm. Theo định kì 3 lần
họp phụ huynh/năm. Mỗi lần họp, phụ huynh được giáo viên chủ nhiệm bàn bạc, trao
đổi, phối hợp việc tìm hiểu truyền thống văn hố của địa phương, các di tích lịch sử. Từ
đó đưa ra các giải pháp cùng thực hiện:
- Cụ thể hố các tiêu chí, dễ hiểu, tạo được việc làm cụ thể hàng ngày của học sinh ở
gia đình.
- Thơng qua kiểm tra sổ liên lạc gia đình, u cầu phụ huynh thơng tin theo mẫu của
nhà trường.
Kết quả tìm hiểu truyền thống văn hố, di tích lịch sử q hương
Xã ………………..-Huyện Đơ Lương -Tỉnh Nghệ an.
Họ và tên học sinh:……………………………………
Lớp: ……………
Trường:………..
Di tích lịch Di sản
sử
hoá

văn

Hát dân ca Thắng cảnh

Làng nghề

Danh hiệu
đã đạt

Ghi chú: Trong q trình tìm hiểu, phụ huynh có thể hướng dẫn học sinh ghi rõ họ và

tên: Gia đình hiện nay đang làm nghề truyền thống địa phương.
Gia đình hay cá nhân là nghệ nhân dân ca địa phương.
Những tấm gương điển hình cá nhân ở địa phương.
- Mỗi lần kiểm tra sổ liên lạc đều được kiểm định kết quả tìm hiểu vào giờ chào cờ đầu
tuần. Khẳng định kết quả bằng kĩ năng giao tiếp học sinh.
Trên cơ sở này, hiệu trưởng tạo ra sự thay đổi ngày càngcao hơn, hoạt động của học
sinh ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Giúp học sinh được hiểu ngày càng nhiều
những gì tinh hoa của ơng cha trước đây để lại. Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước,
niềm tự hào truyền thống quê hương. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
b. Phối hợp Đội TNTPHCM:
- Thực hiện kế hoạch HĐNGLL, chỉ đạo TPTĐội TNTPHCM, giáo viên chủ nhiệm tổ
chức học sinh chăm sóc nhà bia tưởng niệm mỗi tuần/1 lần. Nơi đây, đưa các em sống lại
với cuộc kháng chiến oanh liệt đầy oai hùng, anh dũng không sợ hy sinh của các anh


hùng, Liệt sĩ. Chính từ đây, các em nâng niu, trân trọng, nỗ lực làm mọi việc tốt nhất,
đẹp nhất, vinh quang nhất để dâng lên báo công đáp nghĩa. Tuỳ theo sức của mình mà
các em có thể làm được.Dù chỉ là những việc nhỏ nhưng nghĩa lớn.
Ví dụ: Phong trào: “Nói lời hay- Làm việc tốt”:
*) Yêu cầu lời nói: Khơng văng tục, khơng chửi bậy, khơng hỗn láo xấc xược, khơng
xưng hơ tuỳ tiện, khơng nói dối, khơng nói to trong giờ học, khơng trêu chọc chế diễu
bạn bè, khơng nói xun tạc sự thật ..v...v...
*) u cầu việc làm: Không gây bè kéo cánh, không nghịch phá của cơng, Khơng
chơi các trị chơi bạo lực, Khơng đi học la cà, quá sớm hoặc quá muộn, Không trộm cắp,
không gian lẫn, không mua hay ăn quà vặt, không sử dụng chất cháy nổ, ma tuý, Không
gây mất vệ sinh môi trường...v...v....
Lịch phân công được ban Liên Đội bố trí cụ thể. Mỗi lớp được giao chăm sóc bồn hoa,
cây cảnh, khuôn viên nhà bia mỗi tuần/lần. Sau mỗi tuần, lớp sau đánh giá kết quả lớp
trước kết hợp với cô TPTĐội. kết quả công khai lên bảng toàn trường, biểu dương khen
ngợi vào giờ chào cờ. Mỗi thành công dù chỉ là rất nhỏ nhưng sẽ là sáng tạo về sau, là

niềm khích lệ lớn đối với các em. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn
diện.Nghĩa cử cao đẹp của các em khơng chỉ tỏ lòng biết ơn mà còn là bài học sâu sắc tác
động trực tiếp, lôi cuốn mạnh mẽ các em hướng thiện. Bồi dưỡng nhân cách học sinh.
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
III. Kết quả đạt được:
- Với cách làm này, phong trào xây dưng “Trường học thân thiện - Học sinh tích
cực” của trường tơi đã tháo gỡ được những vướng mắc trong chun mơn, thốt ra khỏi
sự nặng nề, phát huy được tính tích cực chủ động của giáo viên và học sinh.
Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên đây đội ngũ giáo viên lên lớp nhẹ nhàng
hơn tự nhiên hơn, thân thiện với học sinh hơn. Học sinh có kĩ năng sống hồn nhiên tự
nhiên, trong sáng và hấp dẫn hơn nhiều. Vì vậy chất lượng giáo dục tồn diện tăng
nhanh. Cụ thể năm học 2010-2011 đạt được là:
1. Chất lượng giáo viên: Trên cơ sở 91,6% giáo viên nâng cao trình độ trên
chuẩn, phong trào tự học, đổi mới phương pháp thích ứng với yêu cầu mới,
đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao tay nghề:
Năm học
2009-2010
2010-2011

Giáo viên dạy giỏi Giáo viên dạy giỏi Giáo viên dạy giỏi
cấp trường
cấp huyện
cấp tỉnh
12 đ/c đạt 33,3% 8đ/c đạt 22,2%
Không
22đ/c đạt 61%
10 Đ/C đạt 27,7%.
1 Đ/C đạt 2,8%.

2. Chất lượng học sinh:

a. Tham gia các cuộc thi đạt kết quả cao:


- Giao lưu HSG T.Anh:
+) Cá nhân: G. Nhất cấp huyện.
+) Đồng đội: G. Giải ba cấp huyện.
- Giao lưu HSG Tốn OlimPíc:
+) Cấp trường: 20 em.
+) Cấp huyện: 10em.
+) Cấp tỉnh: 1 em.
- Thi kể chuyện theo sách:
+) Cá nhân: Gnhất: 1, G.nhì: 2,G.ba: 2, G. KK: 2.
+) Đồng đội: Nằm trong tốp 10/ huyện.
b. Chất lượng đại trà:
Toán
Tiếng Việt
Khoa học
Lịch sử- Địa lí
Giỏi
Khá
Giỏi
Khá
Giỏi
Khá
Giỏi
Khá
56,6% 24,8%
46,5%
32,9%
35,4%

37,8%
32,7%
38.9%
c. Chất lượng hạnh kiểm: Đạt yêu cầu: 100%
Chưa đạt yêu cầu: Không.
d. Đặc biệt là kĩ năng sống của học sinh:
- Học sinh hoạt động trong giờ học thành thạo các thao tác kĩ thuật cụ thể, mọi
đối tượng tự chủ, linh hoạt, sáng tạo: Khơng cịn giờ học mệt mỏi, uể oải như
trước.
- Học sinh tự quản, điều hành, hoạt động lớp tự nhiên, tích cực, trong sáng : Tất
cả các đối tượng học sinh đều được tham gia tích cực. Các em yêu thích hoạt
động, chờ đợi thích đến trường.
- Giờ HĐNGLL trở thành nhu cầu không thể thiếu được của học sinh và giáo
viên.
- Kết quả học sinh được đánh giá chính xác, khích lệ đúng mức, tạo được động
lực ngày càng tích cực hơn.
- Các điểm mạnh, điểm yếu được phân định rõ ràng, phâm minh phải trái, tinh
thần làm chủ được nâng cao trong giáo viên và học sinh.
IV. Bài học kinh nghiệm:
1. Kiểm tra các hoạt động dạy học trong nhà trường theo tinh thần xây dựng “trường
học thân thiện học sinh tích cực” phải bám sát vào kế hoạch nâng cao chất lượng toàn
diện, từng hoạt động của giáo viên và đối tượng học sinh.
2. Kiểm tra đến tận từng hoạt động cụ thể, hệ thống câu hỏi, đi tìm cách học phù hợp
với từng đối tượng học sinh sẽ là giảm nhẹ áp lực và bồi dưỡng hứng thú tích cực hoạt
động tạo niềm tin cho học sinh .
3. Kiểm tra hoạt động dạy học cần coi trọng từng khâu từ hoạt động trong giờ học đến
hoạt động ngoài giờ lên lớp.


4. Phải thật sự tìm thấy những sáng tạo của học sinh để khích lệ hợp thành sức lan toả

trong các hoạt động toàn diện.
5. Bằng việc đánh giá kết quả trong hoạt động của học sinh sẽ xây dựng thành từng thao
tác cụ thể để rèn luyện trở thành kĩ năng sống.
V. kết luận: Trong tình hình mới hiện nay nội dung “xây dựng trường học thân thiện
học sinh tích cực” có rất nhiều hoạt động dễ bị chi phối. Hơn bao giờ hết tôi luôn đặt
hoạt động của học sinh theo mục đích giáo dục chuẩn kiến thức kĩ năng là trung tâm của
mọi hoạt động. Đặc biệt là hoạt động học tập và rèn luyện kĩ năng sống.
Linh hoạt sáng tạo, tìm tịi cầu thị, là khẩu hiệu và hành trang giúp tôi thực hiện thành
công trên bước đường xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực”.
Nhân đây tơi xin được trao đổi bài viết kinh nghiệm rút ra từ những việc làm thiết thực.
Hi vọng sẽ nhận được những góp ý xây dựng của hội đồng khoa học các cấp để được đúc
rút SKKN đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đô lương, ngày 2 tháng 4 năm 2011



×