Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

SKKN Phương pháp học và làm bài thi tốt nghiệp môn Sinh học đạt kết quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.54 KB, 14 trang )










SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP HỌC ÔN VÀ
LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP
MÔN SINH HỌC ĐẠT KẾT
QUẢ CAO


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu
Môn Sinh học vừa có đặc thù của một môn khoa học tự nhiên với những hệ
thống lý thuyết tổng quát, với những công thức và hệ thống bài tập tương đối phức
tạp vừa mang đặc thù của một môn khoa học thực nghiệm, có sự kết hợp chặt chẽ
giữa lý thuyết và thực nghiệm. Ở cấp độ phổ thông, đó là sự kết hợp giữa hệ thống
lý thuyết và hệ thống bài tập vận dụng tương ứng.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, đặc biệt là ở cấp Phổ thông việc gắn giữa lý thuyết
và thực nghiệm ít được chú trọng, rất nhiều bài thực hành bị bỏ qua do vậy đối với
rất nhiều học sinh, việc học môn Sinh chỉ đơn thuần là học thuộc lòng một “mớ” lý
thuyết nên dễ gây nhàm chán và khô khan .
Mặt khác ,đa số các em học sinh còn xem đó là “môn phụ” và cho rằng thi trắc
nghiệm bộ môn này nên không đầu tư thời gian và công sức học tập nhiều như các
môn học khác ;không cần phải học bài kỹ, chỉ cần thuộc đáp án có sẵn trong đề


cương ôn tập trắc nghiệm là đủ .Một số không ít học sinh còn bỏ hẳn bộ môn này
từ đầu năm nên việc ôn tập bây giờ trở nên rất khó khăn. Tuy nhiên học sinh rất
mong muốn được điểm cao trong kỳ thi, như vậy nếu giáo viên bồi dưỡng cho học
sinh phương pháp tự học tốt chấc chắn sẽ tạo hứng thú cho học sinh.
Ngoài ra hình thức thi trắc nghiệm là một hình thức tuy đơn giản nhưng đòi hỏi
phải có một số kĩ năng cơ bản trong làm bài , vì ta biết rằng nhiều em học sinh học
tốt nhưng khi làm thi trắc nghiệm vẩn mắc những sai sót không đáng có, đến cuối
cùng điểm không được như mong muốn. Vậy làm thế nào để ôn tập nhanh nhất và
tốt nhất môn sinh trong thời gian chỉ còn hai tháng?
Vì những lí do trên, cùng với sự trăn trở với nghề, lòng nhiệt tình mong muốn
các em học sinh luôn hứng thú và say mê bộ môn Sinh học nhiều hơn, cũng như
giúp các em học và làm bài tốt môn Sinh trong kì thi tốt nghiệp sắp tới, tôi xin
trình bày" Phương pháp học và làm bài thi tốt nghiệp môn Sinh học đạt kết quả
cao"
1. Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu bài củng như rèn luyện
kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp sắp
tới.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối 12 trường THPT Nguyễn Đình Liễn
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đưa đề tài vào áp dụng với các lớp đang giảng dạy và tổng hợp để đối chứng
với các lớp không được sử dụng đề tài. Từ đó so sánh bằng thực nghiệm giữa hai
nhóm đối tượng để rút ra kết luận.
4 .Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện từ năm học 2008 - 2009, và hằng năm có thu thập thêm
thông tin để củng cố thêm.
Với phương thức chia các lớp đã dạy ra các nhóm khác nhau để thực hiện theo
các phương án khác nhau, tổng hợp kết quả rút ra nhận xét và đi đến kết luận.



B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Kiến thức sinh học , đặc biệt là sinh học 12 rất nhiều cả về lí thuyết và bài
tập. Vậy phải học như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong các kỳ thi sắp
tới. Phương pháp học ngày nay được quan niệm là phương pháp lĩnh hội, "cách
học" tìm ra tri thức. Phương pháp học có tính chất lập trường tương đối, nhưng
chịu sự chi phối của phương pháp dạy. Với loại kiến thức ôn thi tốt nghiệp, học
như thế nào để nhớ, hiểu và vận dụng được kiến thức đó. Trước hết phải hiểu ôn:
nghĩa là học lại kiến thức nhằm khắc sâu nắm vững được cấu trúc, thành phần của
kiến thức . Kiến thức Sinh học 12 tương đối nhiều. Vì thế ôn phải có hệ thống,
phân loại kiến thức thành từng dạng. Kiến thức sinh học 12 với ba chủ đề chính:
Chủ đề 1: Di truyền học
Chủ đề 2: Tiến hóa
Chủ đề 3: Sinh thái học
Như vậy ôn lại những kiến thức trền nhằm hoàn thiện những kiến thức đã học
giúp học sinh tự nghiên cứu để lĩnh hội tri thức mới mở rộng tri thức. Rèn luyện có
hiệu quả các kĩ năng nghiên cứu thực hành bộ môn.
Khi đã học tốt thì làm bài như thế nào cho hiệu quả là một nhiệm vụ cực kỳ
quan trọng. Kỳ thi tốt nghiệp đang đến gần kết quả của thi quyết định đến nhiều
vấn đề của bản thân mỗi học sinh. Làm bài thi là việc thực hiện các thao tác trên
phiếu trả lời và đây là kết quả của quá trình ôn và học của học sinh. Vậy thực tế
của hai vấn đề trên như thế nào.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Ở trường chúng tôi, chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp. Trong trường
hợp này học sinh yếu cả về năng lực và phương pháp tự học cũng như các kĩ năng
làm bài. Trong nhiều năm qua bản thân cá nhân và cả đội ngũ đã tìm tòi, học hỏi
mong tìm ra cách thức để học sinh nêu cao ý thức tự học từng bước nâng cao kiến
thức cơ bản.
Với phương pháp học cũ, chúng tôi dạy lí thuyết bằng cách truyền thụ kiến

thức cơ bản trong sách giáo khoa. Chỉ dành thời gain ôn tập ở những tiết có trong
phân phối chương trình. Đến cuối tháng 03 hằng năm, khi công bố môn thi tốt
nghiệp, chúng tôi mới bắt đầu tổ chức ôn thi cho học sinh. Chủ yếu với phương
pháp nhắc lại các kiến thức cơ bản( vì thời gian có hạn). Với phương pháp này thì
trong khoảng thời gian ngắn cũng đã phần nào giúp học sinh cũng cố lại kiến thức,
tuy nhiên phương pháp này chưa rèn luyện được kĩ năng cho học sinh làm bài và
trong một khoảng thời gian ngắn vì thế học sinh nhồi nhét , chưa có thời gian vận
dụng các kiến thức, đặc biệt là các bài tập sinh học. Và kết quả chúng tôi thu được
từ các phương pháp trên rất khiêm tốn, năm học 2008 -2009 tỉ lệ tốt nghiệp môn
Sinh khoảng 80% thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ chung của cả Sở về bộ môn, ngoài
ra năm học 2009 - 2010 chúng tôi đã thăm dò kết quả của phương pháp này trên
toàn học sinh khối 12 kết quả chúng tôi chỉ có khoảng 73% học sinh đạt từ điểm 5
trở lên và học sinh phạm các lỗi trong làm bài trắc nghiệm cũng rất cao. Chúng tôi
nhận định ngoài chất lượng đầu vào của học sinh thì một phần phương pháp ôn và
học bài cũ chưa phù hợp, kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm một phần chưa được bồi
dưỡng đúng mức và có thời gian.
Vậy học sinh thường khó khăn và mắc những lỗi nào trong làm bài thi trắc
nghiệm môn Sinh. Cụ thể: khi tô đáp án chưa tô kín cả vòng tròn, đầu chì nhọn quá
làm rách giấy, làm quăn góc phiếu trả lời, để sót câu Ngoài ra trong quá trình
làm bài còn chưa biết cách phân bố thời gian hợp lí . Cứ sau mỗi đợt thi trong năm
học này thì biểu hiện của một số vấn đề về kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp rất lớn.
Chúng tôi đã thống kê trong hai đợt thi thử tốt nghiệp vừa rồi: có trên 40 học sinh
chưa viết tên thí sinh bằng chữ in hoa có dấu, 30% thí sinh còn bỏ sót một số câu
không làm, tô số báo danh và mã đề chưa chính xác. Điều nay chứng tỏ kĩ năng
làm bài thi tốt nghiệp của học sinh cần phải được bồi dưỡng một cách hiệu quả đến
từng đối tượng.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết.
1. Phương pháp học ôn thi tốt nghiệp.
Đầu tiên học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong học tập: Phải xác định việc
học là của bản thân mình, kết quả cuối cùng do mình chịu trách nhiệm. Có thái độ

học nghiêm túc khi đó mới có được phương pháp học đúng đắn.
Cần có kế hoạch học sớm ngay từ đầu và học thường xuyên, vì môn sinh chỉ là
một môn trong các môn thi tốt nghiệp vì thế không có kế hoạch thì sẽ phân bố thời
gian không hợp lí và từ dó ảnh hưởng đến chất lượng bài thi.
a. Phương pháp học trên lớp.
Khi trên lớp phải chú ý tập trung cao độ nghe giáo viên dạy, ghi chép bài đầy
đủ, tuyệt đối không không bỏ bất kỳ bài học nào. Ở trên lớp yêu cầu phải ghi bài
thật nhanh theo cách hiểu của mình, phải thật tập trung. Khi học môn Sinh thì chỉ
tập trung vào bài mình đang học , những vấn đề chưa hiểu, còn thắc mắc cần hỏi
giáo viên hoặc các bạn ngay tại lớp và trong buổi đó. Tuyệt đối tránh tình trạng
chưa hiểu không hỏi mà bỏ qua luôn. Bộ môn Sinh học kiến thức luôn lôgic và
trình tự, vì thế học sinh phải luôn trong tâm trạng chủ động. Nếu bỏ qua bất kỳ bài
nào thì bài giảng sau sẽ rất khó tiếp thu. Khi hiểu bài thì học sinh mới có cách ghi
đúng, đủ và nhanh.
Cách ghi bài: Chỉ cần ghi những gì mà bản thân thấy thật cần thiết. Ghi theo
cách hiểu của mình. Ghi để có thể tự học được, có thể ghi theo kí hiệu riêng của
bản thân. Với những phần giáo viên nhắc lại nhiều lần và chốt lại học sinh cần
gạch chân hoặ ghi băng mực khác màu. Cần lưu ý trong quá trình ghi bài luôn có
hai bút khác nhau(thường một bút mực màu đỏ) và tận dụng triệt để hiệu quả.
Dùng bút đỏ, để ghi lại những gì mình còn chưa hiểu hoặc những kiến thức mình
phân tích hoặc suy luận ra. Với mức độ các đề tốt nghiệp học sinh cần chú ý nhiều
tới các khái niệm. Đây là phần kiến thức thường được đề cập. Ghi khái niệm không
phải ghi một mạch liền mà tách ra các ý nhỏ như vậy khi học nhớ mấy ý và từ đó
suy ra.
Ví dụ: Khi ghi khái niệm quần thể nhớ 3 ý
- Là tập hợp các cá thể cùng loài
- Sống trong khoảng thời gian xác định
- Giữa các cá thể có thể giao phối với nhau sinh ra thế hệ mới
Như vậy để dễ nhớ dễ học thường phải ghi theo cách định lượng bằng cách mở
ngoặc phía sau nội dung đó. Nội dung gồm mấy ý, ghi như vậy rất dễ tái hiện. Mỗi

lần ghi theo phương pháp riêng như vậy bản thân người ghi đã sáng tạo một lần và
cứ như vậy thì cách ghi mang tính chất cá nhân này sẽ đem lại cho học sinh
phương pháp mới.
Lưu ý trong phương pháp đánh giá của giáo viên lấy hiệu quả và sự sáng tạo của
học sinh làm tiêu chí cơ bản. Không thể bắt học sinh ghi bài theo cách rập khuôn
mà để học sinh ghi theo cách hiểu của riêng mình. Khi kiểm tra kiến thức cũ, giáo
viên hãy để học sinh trình bày lên bảng với mục đích: rèn luyện chữ viết, cách
trình bày một văn bản, phát hiện ra nhưng sai sót của học sinh để điều chỉnh kịp
thời Với cách ghi bài như trên sẽ tạo ra một tâm lí muốn tự hoàn thiện tác phẩm
của mình chắc chắn học sinh sẽ hứng thú hơn trong việc ôn bài ở nhà.
b. Phương pháp học ôn ở nhà
Ôn thi tốt nghiệp yêu cầu thật hiệu quả, trong thời gian ngắn phải nắm rõ và đầy
đủ các nội dung cần đạt được. Để ôn tập hiệu quả, tránh tập trung nhiều vào các
phần mà bản thân ưa thích.
Đầu tiên phải nghiên cứu cấu trúc đề th tốt nghiệp của năm đó, sau đó lấy mục lục
của sách giáo khoa ghi rõ số câu sau mỗi chương, mỗi phần. Với động tác này sẽ
giúp học sinh phân bố thời gian hợp lí cho mỗi phần kiến thức.
Đây là thời gian mà hầu hết các trường đã tổ chức ôn tập cho học sinh. Vì thế học
sinh nhất thiết phải tham gia đầy đủ các buổi ôn tập và ghi chép thật cẩn thận
những lưu ý của giáo viên. Để học lí thuyết nhanh học sinh phải hội tụ đủ 3 yếu tố
cần:
Hiểu bài.
Lập dàn ý chi tiết cho mỗi bài bằng cách vạch ra các ý chính và nắm chắc kiến
thức cốt lõi đó, trong mỗi ý chính tìm ra các ý phụ
Xây dựng mối liên hệ giữa các bài, các chương thành hệ thống phân loại kiến thức
bằng cách lập sơ đồ, qua đó cũng cố được kiến thức cơ bản vừa tránh được sự
nhầm lẫn kiến thức. Vậy để hiểu được bài cách tốt nhất là tái hiện lại kiến thức:
Sau khi nghe giáo viên giảng, ghi chép đầy đủ. Về nhà sau một thời gian nghỉ ngơi
ăn nuống học sinh ngồi vào bàn tái hiện lại kiến thức ngay (nghe buổi sáng, tái
hiện lại buổi chiều, nghe buổi chiều tái hiện ngay buổi tối), với bài tập che bài giải

của giáo viên, để giải lại.
Ở đây cần đề cao phương pháp tự học ở nhà nghĩa là không phải học thuộc lòng
mà phải tự mình trả lời câu hỏi, giải bài tập trong phiếu in sẵn trên cơ sở kiến thức
đã tiếp từ sách "biến đổi" thành vốn liếng của mình.
Nhìn chung đề thi tốt nghiệp thi theo hình thức trắc nghiệm những năm gần đây
bám rất sát chương trình sách giáo khoa, vì thế để hiểu và nhớ sách giáo khoa, học
sinh phải khái quát, tổng kết về chương trình sinh 12, nắm vững ý chính của từng
bài. Điều này sẻ giúp hệ thống hóa kiến thức của mình và không mông lung, rối lên
vì nhiều kiến thức. Để hệ thống hóa kiến thức, thí sinh có thể làm các bước sau:
- Nắm vững 10 chương của chương trình sinh học 12
- Nắm vững số bài trong một chương(Ví dụ: Chương I - Cơ chế di truyền và
biến dị có 7 bài).
- Nắm vững ý chính trong 1 bài(Ví dụ: Bài 3 - Điều hòa hoạt động gen có 2 ý).
- Nắm vững số ý phụ trong 1 ý chính(Ví dụ: Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật
nhân sơ có 2 ý)
- Nắm vững các ví dụ trong sách giáo khoa.
Sau khi lập dàn ý chi tiết cho chương trình. Tiếp theo phải phân loại kiến thức để
tìm cách học cho phù hợp. Với bộ môn sinh học nói chung và Sinh học 12 nói
riêng kiến thức chia làm 3 nhóm:
- Kiến thức về các khái niệm sinh học
- Kiến thức về các quá trình sinh học
- Kiến thức về các quy luật sinh học
Kiến thức khái niệm yêu cầu học sinh phải nhớ chính xác, vì thế phương pháp
học kiến thức về các khái niệm sinh học là dùng phương pháp tái hiện là chủ yếu.
Ghi ra giấy nhiều lần sau đó phân tích xem có mấy ý cần nhớ.
Ví dụ: Khái niệm quần thể(có 3 ý cần nhớ rõ)
Là tập hợp cá thể: + cùng loài
+ sống trong khoảng không gian và thời gian nhất định
+ giao phối với nhau sinh ra thế hệ mới.
Trong chương trình sinh học 12 và đề thi tốt nghiệp, kiến thức về khái niệm chiếm

một tỉ lệ tương đối lớn. Vì thế việc hệ thống ra kiến thức khái niệm và học để hiểu
và nhớ kiến thức về khái niệm là cực kỳ cần thiết, ngoài ra phải biết liên hệ giữa
các khái niệm với nhau để xâu chuổi thành một hệ thống có các quá trình khác
nhau.
Ví dụ: Khái niệm quần thể Quần xã Hệ sinh thái
Kiến thức về các quá trình sinh học là loại kiến thức không phản ánh một sụ
kiện, hiện tượng riêng lẽ mà nó phản ánh một chuỗi các sự kiện liên tiếp xảy ra
theo một trình tự chặt chẽ, có tính định hướng rõ rệt. Khi học loại kiến thức này
học sinh phải lập được dàn ý.
- Diễn ra ở đâu, tại cơ quan nào?
- Các thành phần tham gia ?
- Diễn biến(mấy giai đoạn)?
- Kết quả
Ví dụ: Qúa trình nhân đôi ADN
- Diễn ra trong nhân tế bào.
- Các thành phần tham gia: ADN gốc, các loại enzim, nucleotit của môi trường
- Diễn biến(3 giai đoạn )
+ Duỗi, tháo xoắn phân tử ADN
+ Tổng hợp: mạch liên tục diễn ra như thế nào
Mạch gián đoạn diễn ra như thế nào.
+ Kết thúc quá trình nhân đôi
- Kết quả: Tạo 2 ADN mới giống nhau và giống ADN ban đầu
Kiến thức qúa trình không khó nhưng không thể nhớ thuộc lòng và máy móc như
khái niệm. Mà phải nhớ có hệ thống và liên hệ mật thiết với nhau.
Ví dụ: muốn có quá trình dịch mã trước đó phải có quá trình phiên mã.
Loại kiến thức thứ 3 là kiến thức về các quy luật sinh học là kiến thức phản ánh
xu thế vận động tất yếu của các sự vật, hiện tượng và mối liên hệ bản chất giữa
các mặt khác nhau của một sự vật hiện tượng hoăc giữa các sự vật hiện tượng khác
nhau, trong đó đặc biệt quan trọng là mối quan hệ nhân quả. Khi học loại kiến thức
về quy luật học sinh phải nắm được các ý chính sau:

- Thí nghiệm tiến hành để tìm ra quy luật
- Nội dung quy luật
- Bản chất quy luật
- Ứ ng dụng công thức.
Ví dụ: Quy luật phân ly.
- Thí nghiệm(Đối tượng: Đậu hà lan, Cách tiến hành)
- Nội dung: Sự phân li đồng đều của hai alen trong cặp NST tương đồng
- Bản chất: Do các NST phân li đồng đều.
Ứng dụng: Để chứng minh các quy luật sau, cách viết giao tử cho các kiểu gen
khác nhau.
Như vậy kiến thức quy luật học sinh phải luyện tập trực tiếp, rèn luyện bài tập
vận dụng ngay sau khi học lí thuyết một cách nhuần nhuyễn.
Vậy bài tập sinh học 12 có thể chia ra 2 loại sau:
Với bài tập cơ sở vật chất di truyền và biến dị, bài tập về cấu trúc di truyền quần
thể: là những dạng bài tập thuộc khoa học chính xác. Do đó, các em phải nắm vững
công thức mới giải được. Tuy nhiên không nên năm công thức một cách máy móc
sẽ rất nhanh quên, điều cơ bản là các em phải nắm được bản chất và hình thành ra
công thức đó. Trên cơ sở đó phải biết vận dụng các công thức một cách linh hoạt
trong khi giải bài tập trên lớp và ở nhà.
Riêng bài tập quy luật di truyền(bài tập lai) thuộc khoa học thực nghiệm, phải sử
dụng lí thuyết đã học để giải thích kết quả thí nghiệm theo đề bài(biện luận và viết
sơ đồ lai). Vì vậy để biện luận một bài tập lai(dạng toán nghịch) ta tiến hành các
bước sau:
- Xác định tính chất di truyền của tính trạng(tính trội, lặn)
- Quy ước gen
- Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai
- Xác định kiểu gen của bố mẹ
- Viết sơ đồ lai( nếu có hoán vị gen thì phải tính tần số hoán vị gen trước khi viết
sơ đồ lai)
Sau khi làm xong các em nên kiểm tra với tỉ lệ kiểu hình qua sơ đồ lai, nếu đúng

với đề bài cho thì ta đã biện luận chính xác.
Trong đề thi tốt nghiệp các bài tập cho tương đối đơn giản, có thể làm ngay
không cần các bước trên nhưng để hiểu được bản chất và tìm ra kết quả nhanh thì
phải giải trình tự các bước trên. Nhưng lưu ý không đầu tư quá nhiều thời gian vào
các tiết bài tập vì bài tập trong đề thi chỉ chiếm khoảng 20% tổng số câu mà có rất
nhiều dạng khác nhau.
Sau khi tiến hành các công việc trên, học sinh cần kiểm tra kiến thức của mình.
Đó là dùng các đề thi năm trước, các đề thi của giáo viên cung cấp và các câu trắc
nghiệm trong sách bài tập sinh học 12, tự làm bằng cách không xem đáp án, sau đó
đối chiếu với kết quả của từng câu, những câu làm sai phải xem xét tại sao mình
chọn đáp án sai, từ đó củng cố lại phần kiến thức chưa chắc chắn. Với những đề thi
của các năm trước học sinh cần phô tô phiếu trả lời thành nhiều bản để tự làm, khi
làm cần phải tính thời gian và sau đó đối chiếu với kết quả để tự chấm điểm cho
bản thân. Đây là bước tập duyệt và củng cố kiến thức để bước vào mùa thi có
nhiều kết quả tốt đẹp. Trong trường hợp này yêu cầu học sinh nêu cao tinh thần tự
học, tự làm các đề thi trắc nghiệm. Vậy thi trắc nghiệm đòi hỏi phải có những kĩ
năng gì?
2. Kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm sinh học
Đề thi trắc nghiệm được áp dụng cho việc kiểm tra đánh giá với một số bộ môn,
trong đó có bộ môn sinh học. Đây là hình thức thi ngày càng chiếm ưu thế và phổ
biến. Vậy khi thi trắc nghiệm phải có một số kĩ năng cơ bản.
Đầu tiên khi nhận phiếu trả lời trắc nghiệm cần phải giữ cho phiếu luôn phẳng,
không bị rách bị gập các góc, bị quăn mép giấy vì đây là bài làm của thí sinh được
chấm bằng máy. Sau đó điền các thông tin từ mục số 1 đến mục số 9, luôn nhớ"
viết bằng bút mực, tô bằng bút chì". Ghi tên của thí sinh bằng chử in hoa có dấu.
Tô số báo danh thật chính xác.
Một số lưu ý khi làm bài .
- Đừng gọt đầu chì quá nhọn: Đầu bút chỉ gọt bằng dao, để có đầu bút dẹt, rộng và
phẳng sẻ nhanh chóng bôi đen vòng tròn bằng một vài gạch. Chú ý luôn có 2 bút
chì cùng loại đã gọt sẵn.

- Giữ đầu bút chì thẳng đứng khi bôi đen vòng tròng: Với bút chì như trên và cách
cầm bút thẳng đứng sẻ nhanh chóng bôi đen ô tròng.
- Hãy sử dụng cả hai tay trong quá trình làm bài:
Để phiếu trả lời ở phía tay thuận và câu hỏi ở phía tay còn lại. Để hạn chế việc tìm
câu hỏi tay trái sẽ ghi nhận câu mình đang trả lời, tay phải giữ bút chì ở vị trí tương
ứng trên phiếu trả lời và động tác này củng hạn chế tình trạng trả lời nhầm trên
phiếu trả lời.
- Hãy trả lời tất cả các câu hỏi: Do tại thời điểm này, việc trả lời sai đáp án chưa bị
trừ điểm, do đó phải trả lời tất cả các câu hỏi để tối đa hóa cơ may giành điểm, trả
lời tất cả 40 câu hỏi, tuyệt đối không để trống đáp án của câu nào.
Các bước giải quyết các câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm.
Ngay sau khi nhận đề cần tuân thủ một số lưu ý: Ghi ngay mã đề thi và tô mã đề
thi vì nếu để quên điều này có thể dẫn đến quên mã đề và toàn bộ bài làm sẽ không
được chấm. Làm câu nào tô ngay câu đó tránh tình trạng ghi đáp án ra giấy nháp
dẫn đến tô nhầm đáp án của câu này sang câu khác.
Ngoài ra trong đề thi tốt nghiệp các câu hỏi với các mức độ khó dễ khác nhau,
nên việc làm bài phải có sự tính toán để tạn dụng một cách hiệu quả thơi gian.
Thông thường trong đề thi có 4 loại câu hỏi:
Câu hỏi nhớ: là dạng câu hỏi khá dễ chỉ dòi hỏi nắm kiến thức cơ bản và khi đọc
câu hỏi có thể ghi ngay ra câu trả lời. Trong để thi tốt nghiệp thì loại câu hỏi này
chiếm số lượng tương đối nhiều, vì thế cần phải tận dụng triệt để tuy nhiên cần chú
ý vì càng dễ càng làm cho bạn mất cảnh giác.
Dạng câu hỏi suy luận hoặc tính toán. Dạng này khó hơn dạng trên. Mặc dầu nắm
được bài, làm chủ được công thức nhưng câu trả lời không thể có ngay mà đòi hỏi
phải có một thời gian ngắn để suy nghĩ và tính toán trước khi lựa chọn. Với dạng
câu hỏi này các em phải có khả năng tính toán nhanh chóng, chính xác và biết cách
suy diễn hợp lí trên nền kiến thức cơ bản. Trong đề thi lượng câu hỏi này cũng
thường xuyên gặp, đặc biệt các bài tập.
Dạng câu hỏi mơ hồ: Đây là dạng câu hỏi cảm thấy phân vân nữa như đã học ,
nữa như chưa học. Thực tế câu hỏi này không phải khó đối với tất cả học sinh vì có

thể kiến thức không được củng cố hoặc vì một lí do nào đó mà học sinh cảm giác
không chắc chắn khi đi tìm câu trả lời. Với những câu hỏi này học sinh nên sử
dụng phương pháp loại suy.
Dạng câu hỏi không trả lời được. Là dạng câu hỏi vượt mọi khả năng, cố gắng
của học sinh, mọi phương pháp suy luận đều vô ích. Đây là dạng câu mà trả lời
một cách may rủi. Tuy nhiên trong đề thi tốt nghiệp dạng câu hỏi này hầu như
không có. Vì nếu học sinh chỉ cần học lực trung bình khá là đã có thể làm được
hầu hết các câu hỏi.
Sau khi phân loại các câu hỏi như trên, học sinh bước vào làm bài thi với quy
trình 4 vòng như sau:
Vòng 1: Đọc đề câu hỏi một lượt, những câu có thể trả lời ngay, tô liền vào phiếu
trả lời, khi gặp câu hỏi lúng túng không thể trả lời được ngay mà cần phải có thời
gian suy luận hoặc tính toán hãy đánh dấu câu đó trên tập câu hỏi, chuyển ngay
sang câu khác và cứ như thế cho đến câu cuối cùng.
Vòng 2: Quay lại từ đầu để giải quyết câu hỏi mà trong vòng 1 chưa làm. Vòng
này sẽ giải quyết câu hỏi trong khả năng của mình, dù có mất một chút thời gian để
suy luận hay tính toán. Nhũng câu hỏi mà cảm giác khó quá hay hoàn toàn xa lạ
thì chuyển ngay sang vòng sau.
Vong 3: Với câu hỏi quá khó thi ta áp dụng kỉ thuật loại suy để chọn may rủi 1
trong 4 đáp án, chỉ có 25% cơ may để trúng, thông thường trong 4 đáp án sẽ có 1
đáp án nhìn vào thấy sai ngay nếu để ý kĩ lúc này cơ may tăng lên 33% và cứ như
vậy dùng phương pháp loại suy tiếp theo thi cơ hội 50% để có điểm cho câu hỏi
này. Vì đề thi tốt nghiệp không có câu hỏi quá khó.
Vòng 4: Là những câu hỏi mà không thể dùng phương pháp loại suy hay phương
pháp khác, lúc này em chỉ chọn cách may rủi. Cần lưu ý: Với câu hỏi khẳng định
thì đáp án thường nằm ở câu trả lời dài nhất, hoặc đáp án cả A, B, C hoặc tất cả
đều đúng. Với câu phủ định, đáp án thường nằm ở những câu trả lời ngắn nhất.
Tuy nhiên khi đánh các câu trống còn lại nên đánh cùng một đáp án, hoặc A hết
hoặc B hết như vậy xác suất cao hơn rất nhiều khi đánh ngẫu nhiên.
Lưu ý khi trống đánh hết giờ thì bài thi phải tô đủ đáp án 40 câu. Lúc này hãy ra

soát các thông tin như số báo danh, họ tên, mã đề trước khi nộp bài cho giám thị.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở 4
lớp 12 năm học 2008 - 2009. Năm học 2010 - 2011, chúng tôi tiếp tục mạnh dạn
áp dụng với các lớp 12A, 12B, 12G, 12H trong các bài thi tại trường. Sau đó tổng
hợp kết quả so sánh với các lớp không áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm này, nhận
ra:

Kết quả thi tốt
nghiệp
Mức điểm Các lớp áp dụng SKKN Các lớp không áp dụng SKKN
Thi tốt nghiệp
2008 - 2009
dưới 5 51/ 200
25.5%
97/203
47.8%
5 - 7 123/200
61.5%
87/203
42.8%
trên 7 42/200
21%
19/203
9.4%
Thi thử TN
2010 - 2011
dưới 5 35/197
17.8%
54/101

53.5%
5 - 7 112/197
57.9%
42/101
41.6%
trên 7 50/197
25.3%
5/101
4.9%

Như vậy chất lượng đầu vào của các lớp của trường chúng tôi đa số như nhau, rõ
ràng kết quả với những lớp bản thân dạy mà không áp dụng đề tài này đều cho kết
qủa kém hơn với các lớp mà bản thân dạy và có áp dụng đề tài này, điều này thể
hiện rằng hướng nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi có
một số tác dụng cụ thể. Ngoài ra khi kiểm tra các lỗi thi trắc nghiệm của các năm
theo con số thống kê của Sở thì kết quả ngày càng giảm, cụ thể.
Năm học Số học sinh áp SKKN bị lỗi so với
tổng số học sinh mắc lổi của toàn
trường
tỉ lệ %
2008 - 2009 22/67 32.8%
2009 -2010 6/42 14.3%
Qua đợt thi thử vừa rồi số học sinh mắc các lỗi trong thi tốt nghiệp có giảm đáng
kể, khi chúng tôi đã tập duyệt kĩ năng thi trắc nghiệm trước học sinh toàn trường.



C. KẾT LUẬN
1.Ý nghĩa của đề tài.
Rõ ràng kết quả giảng dạy và học tập của học sinh được thể hiện qua tỉ lệ học

sinh đậu ở các kỳ thi. Chúng tôi chỉ cần bỏ ra một ít thời gian trong mỗi tiết day để
hướng dẫn cho học sinh cách ghi chép, cách học mỗi bài mỗi dạng thì kết quả ta
thu được sẽ rất khả quan. Học sinh biết cách ghi chép, biết cách tự học, tự ôn ở nhà
và quan trong hơn chúng ta tập duyệt cách làm một bài thi trắc nghiệm cho thât
hiệu quả. Nhằm hạn chế những sai sót không đáng có, để tỉ lệ học sinh tốt nghiệp
bộ môn ngày càng cao.
Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ là những kinh nghiệm của bản thân trong thực tiễn
giảng dạy trên lớp. Đối tượng áp dụng của đề tài, chủ yếu là những học sinh có lực
học trung bình hoặc dưới trung bình. Vì thế những kinh nghiệm này chỉ có thể áp
dụng ở một số lớp mà năng lực và khả năng tự học của học sinh chưa cao, với
những học sinh đã có phương pháp học hiệu quả thi không nhất thiết cần áp dụng
đề tài này. Trên đây chỉ là những nhận định chủ quan của bản thân chắc chắn còn
nhiều thiếu sót, hy vọng bản thân ngày càng tích lũy nhiều kinh nghiệm để đề tài
hiệu quả và áp dụng rộng rãi hơn.
2. Ý kiến đề xuất.
Đề tài của tôi chỉ là kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tích luỹ trong thời gian
và kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế nên còn một số nội dung chưa thực sự phổ
biến, một số phần chưa thật hiệu quả, rất mong các đồng chí góp ý để tôi hoàn
thành đề tài tốt hơn. Đối với đề tài của tôi xin kiến nghị và đề xuất một số vấn đề
như sau:
- Đề tài này tuy đã cố gắng hoàn thiện nhưng do điều kiện khách quan
và chủ quan nên chỉ áp dụng trong phạm vi trường chúng tôi. Nên rất
mong BGH tạo điều kiện phổ biến rộng rãi trong toan trường.
- Với những học sinh khá thì cần những trao đổi để có phương pháp
phù hợp hơn, đề tài này chỉ áp dụng với học sinh ôn thi tốt nghiệp
- Khi sử dụng cần có thêm các ví dụ cụ thể sát với thực tế hơn để kích
thích hứng thú cho học sinh.
Xuất phát từ tâm nguyện và nhu cầu của người giáo viên đang từng ngày đứng trên
bục giảng tôi xin kiến nghị với cấp trên về vấn đề đánh giá và ứng dụng sáng kiến
kinh nghiệm như sau:

- Cần có những động viên kịp thời với những người có những sáng kiến
kinh nghiệm hay thiết thực và hiệu quả công tác giảng dạy và thi cử
- Sở giáo dục cần công bố và đưa các sáng kiến kinh nghiệm tốt lên
mạng internet để giáo viên tham khảo và ứng dụng vào giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn




TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT Tài liệu tham khảo Tác giả Năm Nhà xuất bản
1

2

3


4


5


6
Lí luận phương pháp dạy học Sinh
học
Trắc nghiệm Sinh học

Ôn luyện Sinh học



Phương pháp giải các bài tập sinh học
trọng tâm

Cấu trúc đề thi các môn Toán, Lí,
Hoá, Sinh

Đề thi các môn Toán, Lí, Hoá, Sinh
Nguyễn Quang Vinh

Nguyễn Viết Nhân

Huỳnh Quốc Thành


Trần Dũng Hà
Nguyễn Hải Tiến

Cục khảo thí


Sở giáo dục & đào tạo Hà Tĩnh
2001

2010

2011



2010


2009


2010
Giáo dục

Y học

Đại học Sư phạm


Đại học quốc gia Hà Nội

Giáo dục




Mục lục

Mục Nội dung Trang
A.
I.
1.
2.
3
4

B
I.
II.
III.
IV.
C.
1.
2.
Đặt vấn đề
Lời mở đầu
Mục đích nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Giải quyết vấn đề
Cơ sở lí luận và giải pháp thực hiện
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Các biện pháp đã tiến hành thực hiện
Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm
Kết luận
Ý nghĩa của đề tài
Kiến nghị và đề xuất
Tài liệu tham khảo

1
1
1
1
1
1

2
2
2
3
8
9
9
9
10


×